1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ nghĩa dân tộc và phụ nữ trong tiểu thuyết mujeong của yi kwang su và the home and the world của rabindranath tagore

8 520 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 227,08 KB

Nội dung

... to Yi Kwangsu's Fiction. Korean Studies, s 6/1982 11 Radice William (2005) Preface The Home and the World by R Tagore Penguin Book, Hammondsworth, vii-xx 12 Reed, Susan (2010), Dance and the. .. 14 Tagore, Rabindranath (1997) Selected Letters of Rabindranath Tagore Ed Krishna Dutta and Andrew Robinson Cambridge University Press, Cambridge 15 Tagore, Rabindranath (2005), The Home and The. .. tham khảo Anderson, Benedict (1991) Imagined Communities: Reflection on the Origins and Spread of Nationalism, Second Edition, Verso, London Ann Lee, Yi Kwangsu and Korean Literature: The Novel

Trang 1

Chñ nghÜa d©n téc vµ phô n÷ trong tiÓu thuyÕt mujeong

cña YI kwang – su vµ the home and the world

cña rabindranath tagore

ph¹m ph-¬ng chi*

Tóm tắt: Phân tích cách thức xây dựng diễn ngôn giới tính trong Mujeong (MJ – Vô

tình) của Kwang-su và The Home and The World (HW-Ngôi nhà và thế giới) của Rabindranath Tagore, bài viết bàn về luận điểm mối liên hệ giữa tiểu thuyết và chủ nghĩa dân tộc và chỉ ra chủ thể người phụ nữ trong các dự án dân tộc Hai tác phẩm đưa ra một hình thức dân tộc đa dạng (polyphonous) và bao gộp (inclusive) về mặt văn hóa, trong

đó, sự logic và trí tuệ là hai phẩm chất phương Tây mà hai tác phẩm này đặt ra như là một điều kiện cho sự thành công của các dự án dân tộc của Ấn Độ và Hàn Quốc

Từ khóa: Chủ nghĩa dân tộc, Tiểu thuyết và ẩn dụ về dân tộc, Mujeong

gười phụ nữ, trong diễn ngôn của

chủ nghĩa hậu thực dân, bị chuyển

hóa, từ một cá thể đầy phức hợp và năng

động thành một tín hiệu thuần nhất,*khớp

với các luận điểm về sự thành công của dân

tộc hay là những tội ác của thực dân trong

các dự án về dân tộc chính thống Một bộ

phận văn học của các nước thuộc địa, vốn

độc đáo và đa dạng, được đồng phục hóa

thành những phạm trù chung chung, đơn

giản và cứng nhắc: tất cả tác phẩm văn học

đều được đọc như là một phê bình đối với

các dự án dân tộc như là những kẻ phá hủy

chủ thể người phụ nữ Xu hướng này cần

phải đặt câu hỏi lại vì nó đang hợp xướng

với xu thế toàn cầu, cái xu hướng, ở phần

nào đó, và ở góc cạnh nào đó, là một hình

thức mới của chủ nghĩa đế quốc Phân tích

cách thức xây dựng diễn ngôn giới tính trong

Mujeong (MJ – Vô tình) của Kwang-su và

The Home and The World (HW-Ngôi nhà và

thế giới) của Rabindranath Tagore, bài viết

*

TS, Viện Văn học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt

Nam

bàn về luận điểm mối liên hệ giữa tiểu thuyết và chủ nghĩa dân tộc và chỉ ra chủ thể người phụ nữ trong các dự án dân tộc1 Hai tác phẩm đưa ra một hình thức dân tộc đa dạng (polyphonous) và bao gộp (inclusive)

về mặt văn hóa, trong đó, sự logic và trí tuệ

là hai phẩm chất phương Tây mà hai tác phẩm này đặt ra như là một điều kiện cho sự thành công của các dự án dân tộc của Ấn Độ

và Hàn Quốc

1 Bối cảnh lịch sử của tiểu thuyết MJ

và HW

Tiểu thuyết Vô tình (MJ)2, cuốn tiểu thuyết kinh điển của nền văn học hiện đại Hàn Quốc, là tiểu thuyết đầu tiên của Yi Kwangsu (1892-1950), một nhà văn và một

1 Anderson, Benedict trong chương bàn về Sự cần thiết và

Cái tốt của chủ nghĩa dân tộc (Imagined Communities:

reflections on the origin and spread of nationalism

London: Verso, 1991.) chỉ ra chủ nghĩa dân tộc là khả thể

và cần thiết Nó tạo ra nỗi xấu hổ mang tính chính trị về đất nước; nó thúc đẩy sự hiến dâng của bản sắc cá nhân cho một bản sắc dân tộc thuần nhất; từ đó, việc phê bình như là việc đưa ra những cơ hội để dân tộc đó sửa sai

2 Tôi dùng văn bản tiếng Anh do Ann Sung – Hi Lee dịch

trong cuốn Modern Korean Literature Mujeong (New

York: East Asia Program, Cornell University, 2005)

N

Trang 2

nhà hoạt động chính trị của Hàn Quốc hiện

đại, người được coi là tiên phong trong việc

giới thiệu và phổ cập hóa tiểu thuyết hiện đại

đến Hàn Quốc Tác phẩm trước tiên được

công bố qua 127 số của tờ báo Maeil sinbo,

từ ngày mùng 1 tháng 1 cho đến ngày 14

tháng 6 năm 1917 Bài viết này, dựa trên lí

thuyết của Jameson về việc đọc tiểu thuyết

của các nước thứ ba như là một ẩn dụ về dân

tộc (“national allegory”), nhấn mạnh sự cần

thiết của việc xem xét tiểu thuyết MJ như là

một dự án dân tộc đề cao lí trí và tri thức

như là những tiền đề cho việc phá bỏ ảnh

hưởng của chủ nghĩa thực dân Nhật và xây

dựng những chủ thể tri thức và lí luận cho

một dân tộc Hàn Quốc mới3

Tiểu thuyết Ngôi nhà và Thế giới 4 (HW)

của Rabindranath Tagore cũng là một ẩn dụ

về dân tộc vượt lên trên sự phân chia Đông

Tây, tập trung vào tinh hoa văn hóa và nghệ

thuật của thế giới để xây dựng một dân tộc

Ấn Độ mới Khi M Gandhi giành quyền

lãnh đạo Đảng Quốc đại vào đầu những năm

1920, phong trào bất hợp tác lan tỏa mạnh

mẽ ra toàn Ấn Độ; các luận điểm của phong

trào Swadeshi được hồi sinh, hệ thống kinh

tế được tổ chức lại, và các trường trung học

và đại học thuộc chính phủ thực dân bị phá

bỏ Vào tháng 1 năm 1912, khi tất cả các

trường cao đẳng ở Calcutta, các trung tâm trí

thức và hành chính, đóng cửa, Tagore viết

3 Đọc Fredric Jameson, “Third-World Literature in the Era

of Multinational Capitalism” đăng trên Social Text số 15

(1986) Thuật ngữ “thế giới thứ ba” chỉ đến các dân tộc

giành độc lập từ thực dân phương Tây sau Chiến tranh

Thế giới thứ hai Sự phân loại địa lý và chính trị hồi cuối

thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX coi Nhật Bản là một nước

phương Tây

4 Tiểu thuyết này được viết vào năm 1915 Tagore tự dịch

và xuất bản tác phẩm này bằng tiếng Anh vào năm 1919

Ở đây, tác giả bài viết phân tích văn bản tiếng Anh, có tên

The Home and the World

thư cho Charles Freer Andrew, một giáo sư tại Santiniketa phê bình rằng, phong trào bất hợp tác đối lập với ý niệm của ông về dân tộc, đó là ý niệm về sự hợp tác5 Trong bối

cảnh lịch sử này, tiểu thuyết HW nên đọc

như là ẩn dụ về một phương cách thay thế đối với tinh thần bất hợp tác trong dự án dân tộc bất hợp tác do Gandhi đứng đầu

2 Sự bại trận của những người đàn ông

Cả hai tiểu thuyết đều xây dựng hình tượng những người đàn ông bại trận trong việc thực hiện các dự án dân tộc của mình

Nếu như tiểu thuyết MJ xây dựng một cách

hài hước các bức biếm họa về những người đàn ông nhược tiểu về đạo đức, trí tuệ và

tinh thần thì tiểu thuyêt HW xây dựng những

người đàn ông thất bại ngay cả khi họ được mặc định là có vị trí cao hơn

Với bút pháp hài hước, Yi miêu tả tất cả

những người đàn ông trong MJ đều là những

kẻ bé nhỏ về nhân cách và tri thức mặc dù

họ đều có điều kiện tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp cái gọi là văn minh, văn hóa phương Tây (Nhật Bản) Tâm trí của những người đàn ông văn minh này không chứa đựng gì nhiều ngoài những ám ảnh về thân thể người phụ nữ - cái khách thể để qua đó người đàn ông thể hiện sự chiếm hữu, sự độc đoán và vị trí độc tôn của mình Vị học giả Pak, giống như hầu hết các nhân vật đàn ông khác (Hyong sik và Già Kim), bị ám ảnh bởi thân thể người phụ nữ Dù cho con gái đi học văn hóa phương Tây, ở nhà, ông vẫn dạy

cô học các cuốn kinh điển về phẩm hạnh

5 Tagore, Rabindranath Selected Letters of Rabindranath

Tagore Ed Krishna Dutta and Andrew Robinson

Cambridge: Cambridge University Press, 1997, tr 260 Khi các trường ở Calcutta đóng cửa, trường Santiniketa của Tagore phải chứa nhiều sinh viên, những người muốn tiếp tục sự nghiệp học hành của họ Những sinh viên này ở trong một tòa nhà lớn của Tagore và hầu hết bị nhiễm virus của bệnh ỉa chảy

Trang 3

người phụ nữ truyền thống là Elmentary

learning và Biographies of Virtuous Women

Mục đích của những bài học này suy cho

cùng là để ép buộc phụ nữ suy nghĩ về thân

thể của mình theo cái hướng được định ra

của một xã hội Hệ quả là Hyon Yong-ch’ae,

con gái của Pak, có những dự cảm một cách

thái quá về sự từ chối của xã hội vì cô đã là

một Kisaeng (kỹ sinh) Việc nhồi đắp những

chế định về sự thanh sạch thân thể này khiến

cho Yong-ch’ae, dù chưa “bán thân” (“sell

her body” – từ dùng trong tác phẩm), tự tạo

cho mình tâm thái không xứng đáng với

người yêu và xã hội Hài hước và cay đắng

hơn, những ám ảnh về sự thanh sạch thân thể

đã đánh gục vị học giả này: khi nghe tin con

gái trở thành Kisaeng (mặc dù việc

Yong-ch’ae trở thành Kisaeng có một phần trách

nhiệm của ông; ông cũng chưa tìm hiểu điều

đặc biệt là Yong-ch’ae chưa “bán thân”), vị

học giả này từ giã cõi trần

Không chỉ hàm ẩn, tính chất mỉa mai của

cuốn tiểu thuyết còn được thể hiện một cách

công khai Đó là trường hợp nhân vật Hyong

sik và các học trò của Hyong sik ở trường

Kyongsong Đầu óc của anh chàng Hyong

sik, người muốn văn minh hóa dân tộc mình

bằng cách truyền bá những tri thức nhân loại

vào đất nước Hàn Quốc, lại chứa đầy những

băng khoăn về sự trinh tiết của phụ nữ và âm

mưu chiếm đoạt thân thể đó Ngay mở đầu

tiểu thuyết, trước khi diện kiến gia đình Già

Kim, Hyong sik đã băn khoăn về hơi thở của

mình Cho dù tỏ ra nhã nhặn lịch sự khi Già

Kim giới thiệu con gái với minh, Hyong-sik

ngầm dán mắt vào cơ thể của Son-hyong:

“Anh ta ngẩng đầu như thể là nhìn vào vợ

của già Kim, nhưng kì thực là nhìn vào

Son-Hyong… Mặt của cô màu đen, lông mày tự

nhiên như là đường uốn cong của các khoe

đồi… đôi má đỏ… nước da sáng màu khỏe mạnh… vòng tay như được làm từ ngọc.” Đặc biệt hơn và dày đặc hơn là những ám ảnh về thân thể phụ nữ mà nhân vật thể hiện trong quan hệ với nhân vật nữ chính khác là Hyong Yong-ch’ae Trong cuộc hội ngộ sau bao năm xa cách, khi nhân vật Yong-ch’ae chia sẻ quãng đời đau khổ của mình kể từ khi gia đình khánh kiệt, đầu óc của Hyong-sik quay cuồng với những câu hỏi vừa đầy dâm dục, đầy hằn học và đầy xét đoán:

“Liệu cô ta có bán mình vì tiền để đánh bạc

và uống rượu? Hyong-sik hi vọng là thân thể

của Yong-ch’ae không bị vấy bẩn bởi gã đàn

ông đó Hyong-sik nhìn lại gương mặt và

thân thể Yong-ch’ae cẩn thận một lần nữa để

xem xem khuôn mặt và thân thể của một

người đàn bà thay đổi thế nào sau những lần quan hệ với người đàn ông Có vẻ như cô vẫn còn trinh trắng nhưng có vẻ như là cô đã

dâng thân thể mình cho người đàn ông…

Hyong-sik đột nhiên không thích cô nữa

Liệu cô đã dâng thân thể mình cho vô số đàn ông khác không? Liệu cô có hôn môi của tất

thảy loại đàn ông ghê tởm và phát ra những ngôn từ dâm dật từ đôi môi của mình mà bây

giờ đang nói những lời đau khổ?” (99-100)

Dễ dàng thấy ở đoạn trích này đầu óc của anh chàng tri thức – người được trông chờ là một đại diện của tiến bộ và được hi vọng là cứu vớt những số phận bất hạnh như Yong-ch’ae, người bị đẩy vào tình hưống phải trở thành một gái làng chơi – gắn chặt lấy ý định chiếm hữu thân thể người phụ nữ đối diện của mình Hàm ẩn trong những dòng tự sự này là nỗi bi quan của người kể về những trí thức Hàn Quốc – những người được coi là tâm trí và lương tâm của dân tộc: nền giáo dục của phương Tây không xóa được dấu vết

là một người đàn ông vốn chăm chăm khẳng

Trang 4

định vị thế quyền lực của mình bằng việc

chiếm hữu thân thể phụ nữ – và dấu vết con

người phương Đông như giả định của một số

các nhà phương Đông học: thiếu lí trí, suy

nghĩ tủn mủn và hay dao động6

Giọng điệu mỉa mai đối với các nhân vật

nam giới trong tiểu thuyết còn được thể hiện

qua những đoạn gây cười một cách sắc sảo

Khi miêu tả nhóm nam sinh được cưng chiều

của Hyong-sik, Yi tập trung giọng điệu

ngọng nghịu, lúng túng để thể hiện sự thui

chột trong nhận thức tri thức phương Tây

Khi báo cáo tình trạng sinh viên đình lớp với

Hyong-sik, ngôn từ của Kim Chong-nyol

kêu leng keng và có giọng điệu giật cục:

“There has been a controversy of the utmost

significance at school” (tr 118) Dễ thấy ở

đây có việc nhân vật cố gắng một cách vật

vã để dùng những từ chính trị và pháp lý của

phương Tây: “đấu tranh”, “ý nghĩa sâu xa”

Tính chất vật vã và nụ cười giễu cợt được

hàm ẩn đằng sau tính chất khấp khểnh trong

âm điệu của lời nói: có một tính chất nhấn

giọng ở cụm từ “ha’s been” Từ

“controversy” được phát âm thành các âm

tiết rời rạc Từ utmost với hai âm sắc của hai

âm tiết “ut-most” khiến cho câu trở nên trắc

trở Từ “significance” vừa đa âm tiết, vừa

có âm sắc ở âm tiết “sig” kết hợp với hai âm

sắc lên cao ở từ trước làm cho câu nói lại

càng trở nên ngọng Lời nói của nhân vật

giống như là của đứa trẻ đang tập nói Nhấn

mạnh vào việc dùng sai từ và sai ngữ, Yi đùa

giỡn với những tri thức nửa mùa và với chủ

trương học tập phương Tây như là phương

thức để văn minh hóa dân tộc Nền văn minh

được tiếp thu một cách què cụt; các trí thức

6 Đọc tiểu thuyết Foster E M A Passage to India New

York: Harcourt, Brace and Co.1952 và Woolf, Leonard A

Tale Told by Moonlight London: Hesperus Press, 2006

bản địa sống ở trạng thái choáng ngợp văn minh phương Tây Sự choáng ngợp này bắt nguồn từ tâm lí nô lệ phụ thuộc phương Tây

và cũng bắt nguồn từ sự ngu dốt Hai đặc điểm về tâm lí và trí tuệ này được có thể thấy rõ trong đoạn viết về già Kim, người cũng rất háo hức với phương Tây nhưng sự

háo hức này chỉ dựa trên lòng tin (ở đây, Yi dùng từ belief) một cách mơ hồ ảo ảnh chứ không phải dựa trên sự thức tỉnh (Kim dùng

từ realization) về mặt tri thức

Nếu như trong MJ, Yi cho rằng việc thiếu

lí tính và quá ủy mị, mơ màng là nguyên nhân khiến cho dự án dân tộc của các trí thức Hàn Quốc thất bại, thì ở HW, tính cách

lí tính tiếp thu từ triết học và khoa học phương Tây này được nhấn mạnh nhưng cũng không đủ để giúp cho dự án dân tộc của người trí thức Ấn Độ thành công Nhân vật Sandip, giống như nhân vật hiệu trưởng

Pae trong thiểu thuyết MJ, hoàn toàn dựa

trên lí tính và nguyên tắc Nhưng nếu Pae đề cao lí tính bằng việc lập ra các nguyên tắc thì Sandip tính toán và khôn ngoan tận dụng tính chất suy tình và mơ mộng của người phương Đông nhằm tập hợp lực lượng và vật chất cho dự án bài trừ hàng ngoại của mình Sandip, có lẽ do ảnh hưởng của diễn ngôn phương Đông học của giới học thuật phương Tây, biết cộng đồng mình mải mê với huyền thoại và ưa dùng đại ngôn nên đã vận dụng những chiêu thức này Chính Sandip đã phá

vỡ các huyền thoại Ông tận dụng những ngôn từ ma mị để thể hiện sự hơn biệt của mình và để trung hòa hóa mọi sự nghi ngờ

có thể có đối với những tuyên ngôn của mình Ví dụ, để ngăn chặn không cho Bimala hiểu nhầm nhiệm vụ vinh quang của mình, Sandip đã thuyết phục cô: “Tôi là Đất nước của em Tôi là Sandip của em Tôi

Trang 5

quan trọng với em hơn tất cả những gì em

đang có Ôi, Người mẹ Ấn Độ” (tr.141)

Những từ ngữ to tát kiểu như “đất nước của

em”, “Người mẹ Ấn Độ”, “Ravana… người

anh hùng thực sự của Ramayana”, “Arjuna”,

“Chân lý”, “Vũ trụ”, “sông Hằng” và sông

Brahmaputra thực ra là những chiêu trò ma

mị, được vận dụng để làm câm đi những

tiếng nói có thể thách thức dự án dân tộc của

Sandip Hình ảnh Người mẹ Thiêng liêng

được tận dụng để thuyết phục Bimala ăn

trộm tiền cho mình Bande Mataram! có

chức năng như là một thần chú ma thuật để

khích động bạo lực trong cộng đồng; cùng

với hành động đốt phá hàng hóa nhập khẩu,

điệp khúc ồn ào, Bande Mataram đẩy mọi

người vào cái vận động dân tộc – cái vận

động như là được tưởng tượng và khích lệ

bởi những người đàn ông

Miêu tả của Tagor ở đây giễu nhại diễn

ngôn của dự án dân tộc hồi cuối thế kỉ XIX

tại Ấn Độ và cho rằng Ấn Độ không thể xây

dựng một nền văn hóa thuần khiết chỉ dựa

trên những huyền thoại về “truyền thống Ấn

Độ”

Một điểm giống nhau giữa các nhân vật

nam trong MJ và HW là các nhân vật nam

đều thể hiện vị trí là thầy, là cha trong quan

hệ với người phụ nữ Bimala như là một thí

nghiệm cho dự án dân tộc của Nikki và

Sandip Nikkil khuyến khích Bimala sống ở

thế giới bên ngoài Anh nhìn cuộc sống của

cô ở thế giới bên ngoài như là một thử

nghiệm về tình yêu thật sự của cô đối với

anh, một hình thức cụ thể của Sự thật tối

cao, nền tảng cho những mường tượng của

anh về dân tộc – và hiển nhiên, Sandip trải

nghiệm chiến thắng khi bị thu hút bởi vẻ đẹp

của Bimala, cô là một “nơi trung gian” khiến

cho nhân vật cảm thấy tính đực và sự độc

đoán siêu việt của mình, từ đó dẫn dắt nhân vật đến một dân tộc tưởng tượng có sự chèo lái của người đàn ông: cho dù đó là Ngôi nhà hay Thế giới thì nó luôn được người đàn ông quyết định: “Chúng ta là những người đàn ông, chúng ta là những vị vua, chúng ta phải

có sự đóng góp của chúng ta” (tr.11) Các nhân vật nam của hai tiểu thuyết đều

là những trí thức Tây học háo hức với việc xây dựng một dân tộc độc lập và văn minh nhưng khát vọng này bị thất bại vì các nhân vật này không (thể) từ bỏ vị trí là người đàn ông và không (thể) xóa bỏ những mặc (giả) định về đặc tính con người phương Đông: đó

là những ám ảnh về vị trí nam quyền, những

ám ảnh về sự chiếm hữu thân thể người phụ

nữ và tính độc đoán, ngu dốt và viển vông

3 Chủ thể người phụ nữ

Dưới cái nhìn của nền học thuật theo chủ thuyết hậu thực dân, tiểu thuyết của một số nước thuộc địa Châu Á hồi đầu thế kỉ XX đặt ra vấn đề dân tộc và phụ nữ Theo đó, thân thể và cá nhân người phụ nữ bị/được bị bóc tách khỏi cá thể và đặt trong bối cảnh dân tộc, phụng sự cho việc xây dựng hình ảnh và bản sắc dân tộc Ví dụ ở Sri Lanka, luận điểm dân tộc chỉ ra vị trí nội trợ của phụ nữ như là “một biểu tượng của sự vĩ đại mang tính dân tộc”7

; bất cứ sự đe dọa nào đối với đạo đức của người phụ nữ thì đó là

sự đe dọa đối với sự tồn vong của dân tộc Cũng như thế, trong suốt đầu thế kỉ XX ở Việt Nam, nhiều phong trào dân tộc nổi dậy trên nền nảng những thảo luận về vai trò của phụ nữ trong dân tộc Hầu hết các nghiên cứu hậu thực dân coi vị trí người phụ nữ như

là những nạn nhân của các dự án dân tộc do

7 Reed, Susan Dance and the Nation; Performance,

Ritual, and Politics in Sri Lanka Madison: University of

Wisconsin Press, 2010, tr 200

Trang 6

đàn ông cầm trịch Tuy nhiên, vị trí nạn nhân

của người phụ nữ, như có thể đọc trong tiểu

thuyết HW, là minh chứng cho sự thất bại

của dự án dân tộc; và người phụ nữ, như

trong tiểu thuyết MJ, là những người lãnh

đạo: người phụ nữ có giáo dục, không ủy mị,

hiểu bản thân và yêu bản thân và sự phụng

sự đất nước quên không vụ lợi

Ở cả hai tiểu thuyết đều có hình ảnh

những người phụ nữ ngờ nghệch và là nạn

nhân của các dự án dân tộc Trong MJ, cả

Son-hyong và Yong-ch’ae đều sinh ra trong

gia đình sính văn hóa Tây và được người cha

dạy dỗ theo phong cách Tây Tuy nhiên, cả

hai đều ngờ nghệch, mong manh và cúc

cung theo những chỉ dẫn của những cuốn

sách giáo khoa về phẩm hạnh của người phụ

nữ Cả hai người phụ nữ đều tự nguyện

chung thủy với người đàn ông mà người cha

lựa chọn Sự bị động của các nhân vật nữ

cho thấy dự án dân tộc theo mô hình phương

Tây của những người anh, người cha của họ

không thành công trong việc tạo ra những

chủ thể cho một dân tộc độc lập Trong HW,

người phụ nữ thất bại trong việc làm cho

tiếng nói của mình được nghe và làm cho

thân thể của mình được nhìn thấy trong quá

trình xây dựng dân tộc Các thuật ngữ được

nhân vật nói như là mớ hỗn độn hổ lốn Có

vẻ Bimala càng nói, thì cô càng trở nên vô

hình, bởi vì cô chỉ nhại lại các từ ngữ và suy

nghĩ của người khác Theo cách đọc hình

ảnh, trạng thái này biểu hiện cho thân thể và

tâm trí người phụ nữ Ấn Độ bị chiếm hữu

bởi luận điệu của chủ nghĩa dân tộc về cái

hiện đại và truyền thống; họ nói và nghĩ trên

những từ ngữ và luận điểm của chủ nghĩa

dân tộc mà không phải như là những cá thể

có chủ quyền Cuối cùng, tất cả các đức

hạnh mà Bimala phát triển để có được bản

sắc riêng của mình như là một phụ nữ đáng kính bị sụp đổ, khi cô lấy trộm tiền của chồng để đưa cho người tình Sự sụp đổ này cho thấy sự thất bại của các dự án dân tộc

Ấn Độ trong việc bảo vệ Ngôi nhà – cái bên trong, cái gốc gác và bản sắc của dân tộc Đồng thời, các dự án đưa người phụ nữ ra Thế giới cũng bị thất bại vì ở phạm vi này, người phụ nữ trở nên phi thực tế, lãng mạn

và xúc động

Nếu như HW xây dựng người phụ nữ bị

động để minh chứng cho sự thất bại của các

dự án dân tộc thì MJ xây dựng một phụ nữ

hiên ngang, người phụ nữ duy nhất thành công trong việc tạo ra hạnh phúc cho người khác và giáo dục người khác Điều này thể hiện rõ nhất qua hình tượng nhân vật Pyönguk, người bạn, người thầy tinh thần và tri thức của Yöngch'ae Pyönguk được miêu

tả là một du học sinh đang trong kì nghỉ của mình Cô là mẫu người phụ nữ mới, mạnh

mẽ và có trí tuệ Pyönguk tình cờ gặp Yöngch'ae trên chuyến tàu đi P'yöngyang Nhân vật này vừa có đủ nhạy cảm và thấu hiểu để lắng nghe câu chuyện bị kịch của Yöngch'ae, người đang có ý định lên tàu đi đến một nơi nơi để tự tử Cũng chính Pyönguk đã đem đến niềm vui và sự cứu rỗi cho cộng đồng: chuyến tàu đi Tokyo gặp thiên tai dọc đường, mưa nặng hạt gây ra lụt lội ở các tỉnh phía nam, đoàn tàu phải dừng lại ở gần một con sông Hành khách (bao gồm cả nhân vật nam chính Hyong-sik cùng

vị hôn thê của mình) di tản khỏi con tàu Tất

cả đều hoảng sợ: mùa màng bị tàn phá, các ngôi nhà bị sụp đổ và người dân xung quanh thì bỏ đi đâu hết Trong bối cảnh nháo nhác

này, Pyönguk đã hành động Nàng tổ chức

một buổi nhạc kịch, trong đó, diễn viên là tất

cả các hành khách Các nhân vật đều có cảnh

Trang 7

hạt, chơi violin Với hành động này,

Pyönguk không chỉ giúp đoàn người hoảng

loạn với những con người suy nghĩ nhiều

những hành động ít, được giải thoát khỏi nỗi

sợ hãi về con lũ lụt Hơn thế nữa, việc làm

này còn khiến cho ba nhân vật, Hyong-sik,

Yöngch'ae và Son-hyong, vốn đang vướng

víu vào những buồn thảm của chuyện tình,

quên đi cái riêng của mình, vui vẻ đóng góp

vào sân chơi chung, đem lại sự bình yên cho

đoàn người Yöngch'ae và Son-hyong coi

nhau như chị em

Vai trò chủ đạo của người phụ nữ trong

việc tạo dựng một dự án dân tộc đầy hứa hẹn

còn được thể hiện qua sự thành công của họ

trong việc giáo dục người khác Trong tiểu

thuyết MJ có hai cảnh bàn về định nghĩa tình

yêu, một cảnh là giữa nhân vật Hyong-sik và

Son-hyong và một là giữa Yöngch'ae và

Pyönguk Ở cảnh thứ nhất, Hyong-sik cố

gắng dạy Son-hyong về tình yêu Nhưng kết

quả là câu trả lời của nhân vật nữ này lặp đi

lặp lại những cử chỉ ngạc nhiên và sợ hãi:

“Cô trở nên sợ hãi… Tại sao anh lại hỏi em

câu hỏi này?”, “Tại sao anh lại hỏi vậy?”,

“Tại sao anh lại cần hỏi câu hỏi đó?”, “Tại

sao, anh có ý gì, ổn định một cách lâu dài?”,

“Nhưng, tại sao?”… Trong khi đó, đoạn đối

thoại sau giữa hai người phụ nữ lại biến

chuyển theo chiều tiệm tiến: Yöngch'ae từ

chỗ mù mờ không biết trả lời sao với câu hỏi

là cô có yêu Hyong-sik hay không đã nhận

ra tình cảm của mình: “Mặc dù tôi vui khi

gặp anh ta nhưng có vẻ như anh ta không

phải là người đàn ông mà tôi giữ trong tâm

trí của mình.” Trong khi Hyong-sik chỉ biết

lặp đi lặp lại câu hỏi: “Em có yêu anh

không?” một cách háo hức và đầy trạng thái

thì bằng cách dần dần bóc tách những kí ức

tuổi thơ của Yöngch'ae và tìm ra căn

nguyên sự lụy tình của Yöngch'ae (Yöngch'ae không yêu Hyong-sik; sự lụy tình đến từ thói quen được đào tạo từ những cuốn sách dạy về phẩm hạnh và tính khí của người phụ nữ), Pyönguk, người phụ nữ tỉnh táo và lí tính đã giúp người bạn đồng hành nhận diện tính cách, tâm lí và hoàn cảnh của mình Ở đây, chúng ta bắt gặp một phản đề

về người phụ nữ: người có trí tuệ và biết dùng trí óc khôn ngoan để xoay chuyển tình cảnh và để cứu giúp đỡ người khác

Cả hai tiểu thuyết MJ và HW kết thúc ở

sự thất bại của những người đàn ông Điểm

khác biệt là trong khi HW để cho cả hai phái thất bại thì MJ lại để cho chiến thắng của

người phụ nữ kết thúc tác phẩm của mình

Vì thế, để đi tìm một giả thuyết về một dự án dân tộc mà Tagore và Yi - với tư cách là những trí thức của các nước thuộc địa – muốn xây dựng, cần vừa phải dựa vào chính văn bản và dựa vào yếu tố liên văn bản Có thể tìm thấy ý hướng một dự án dân tộc của

Yi nằm ở cái kết, tất cả các nhân vật quây quần, quên bản thân để đóng góp vào dàn hòa nhạc chung Điều kiện tiên quyết cho sự hình thành của nền hòa nhạc này là các nhân vật cần phải có trí tuệ và sự tỉnh táo; vứt bỏ những sự ủy mị và mơ mộng Trí tuệ sẽ giúp con người có đủ lí luận để kêu gọi, thu hút

và tập hợp người khác cùng tham gia xây dựng một dự án dân tộc Trong khi đó, với Tagore, cần thiết phải tìm đến những văn bản để đưa ra giả thuyết về dự án dân tộc của ông Với sự thất bại của tất cả các nhân

vật, tiểu thuyết HW không tạo ra một hình

thức cụ thể dân tộc nào mà chỉ là một khả năng (posibility)8

Sự thay thế mang tính

8 Culler kết hợp luận điểm của Jameson và Anderson để đi đến kết luận về việc đọc tiểu thuyết trong mối tương quan với chủ nghĩa dân tộc: mỗi tiểu thuyết là một khả năng

Trang 8

tưởng tượng này, như tiểu thuyết ám gợi9

, có thể là một hình thức – hình thức đó khiến

cho nước Ấn Độ thuộc địa tiến gần hơn với

mẫu quốc, để hiểu nó và để “nguyền rủa” nó

(Jose 21), và để kêu gọi sự ủng hộ trong việc

vận dụng các dự án dân tộc10

Tµi liÖu tham kh¶o

1 Anderson, Benedict (1991) Imagined

Communities: Reflection on the Origins and

Spread of Nationalism, Second Edition, Verso,

London

2 Ann Lee, “Yi Kwangsu and Korean

Literature: The Novel Mujong (1917)”, Journal

of Korean Studies, số 8/1992

3 Ann, Sung – Hi Lee (2005) Modern

Korean Literature Mujong, East Asia Program,

Cornell University, New York

4 Chatterjee, Partha (1993), The Nation and

Its Fragments Colonial and Postcolonial

Histories, Princeton University Press, New

Jersey

5 Culler, Jonathan (2007), “The Novel and

the Nation.” The Literary in Theory, Stanford

University Press, Stanford, tr 43-72

6 Fanon, Frantz (2004), The Wretched of the

Earth Trans Richard Philcox, Grove Press,

New York

7 Ho Tam Hue Tai (1992), Radicalism and

the Origins of the Vietnamese Revolution,

Harvard University Press, Cambridge

(posibility) cho sự hình thành một cộng đồng tưởng tượng,

do đó, một dân tộc

9 Thuật ngữ “ám gợi” liên quan đến khái niệm cơ bản

trong mĩ học Ấn Độ dhvani

10 Trong bức thư cho các nhà học giả Mĩ vào những năm

1920, Tagore thể hiện thái độ chống đối với phong trào

bất hợp tác và khao khát có sự hợp tác giữa các nền văn

hóa Điều này thể hiện qua dự án thành lập ngôi trường

quốc tế ở Santiniketan

8 Jameson, Fredric “Third World Literature

in the Era of Multinational Capitalism.” Social

Text, số 15/1986

9 Jose, Francisco Sionil (2007), “The

Literature as We Think It.” From the Inside:

Asian Pacific Literatures in English Ed Edwin

Thumboo and Rex Ian Sayson, Ethos Book,

Singapore, tr 14-22

Introduction to Yi Kwangsu's Fiction.” Korean

Studies, số 6/1982

11 Radice William (2005) Preface The

Home and the World by R Tagore Penguin

Book, Hammondsworth, vii-xx

12 Reed, Susan (2010), Dance and the

Nation; Performance, Ritual, and Politics in Sri Lanka, University of Wisconsin Press, Madison

13 Rege, Josna (2004), “Problems of Action

in the Colonial Novel.” Colonial Karma: Self,

Action, and Nation in the Indian English Novel,

Palgrave Macmillan, New York, tr 38-49

14 Tagore, Rabindranath (1997) Selected

Letters of Rabindranath Tagore Ed Krishna

Dutta and Andrew Robinson Cambridge University Press, Cambridge

15 Tagore, Rabindranath (2005), The Home

Hammondsworth

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w