...Nghiên cứu khoa học yu c thc hin nc v Hn Quc hc thuc Khu vc hc bao gm cỏc nghiờn cu v Hn Quc c thc hin bi cỏc trng i hc hay cỏc c quan, cỏ nhõn nghiờn cu nc ngoi Trong s ny, nghiờn cu... cng c bt u sụi ni nhng nc ny .Trong ú, trng hp M v Chõu u, xut phỏt t quan im nghiờn cu ca cỏc nc bỏ quyn, ó chuyn sang quan im nghiờn cu Phng ụng Nghiên cứu khoa học (Orientalism)bao gm tt c... ngoi Nghiờn cu hc Hn Quc nc ngoi t trng tõm gii thiu, biờn dch v ph cp tỏc phm hc Hn Quc nc ngoi Trong lch s, tỏc phm c biờn dch, gii thiu u tiờn k t sau thi k cn i phi k n Tp truyn c dõn gian
Trang 1Gi¶ng d¹y tiÕng hµn vµ v¨n häc hµn quèc
Trong hµn quèc häc
Yoon yeo tak*
Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu mối quan hệ giữa giảng dạy tiếng Hàn và văn học Hàn Quốc –
hai lĩnh vực quan trọng trong giảng dạy và nghiên cứu Hàn Quốc học Tác giả xem xét phạm trù khái niệm của Hàn Quốc học với tư cách là bộ phận của nghiên cứu Quốc học và nghiên cứu khu vực học Trong đó, Hàn Quốc học thuộc nghiên cứu Quốc học là lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy các mặt như xã hội, văn hóa, văn học… của Hàn Quốc từ quan điểm của người Hàn Quốc tại Hàn Quốc Mặt khác, Hàn Quốc học thuộc Khu vực học là các lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu xã hội, văn hóa, văn học Hàn Quốc ở nước ngoài, bao gồm cả lĩnh vực giảng dạy tiếng Hàn ở nước ngoài Bài viết tập trung nghiên cứu khía cạnh thứ hai
Từ khóa: Hàn Quốc, Việt Nam, Giảng dạy tiếng Hàn, Văn học Hàn Quốc
1 Hàn Quốc học là gì ? *
Khái niệm Hàn Quốc học bao gồm
“Koreanology”- nghiên cứu lịch sử văn hóa
Hàn Quốc và “Korean Studies”- một khái
niệm rộng hơn, bao hàm cả nghiên cứu lịch
sử văn hóa, khoa học nhân văn và khoa học
xã hội Tuy nhiên, trong giới nghiên cứu và
giảng dạy thường dùng khái niệm Hàn Quốc
học “Korean Studies” để chỉ lĩnh vực học
thuật nghiên cứu toàn diện về các mặt của xã
hội Hàn Quốc như ngôn ngữ, văn học, lịch
sử, địa lý, chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hóa…
Nhìn chung, sự phát triển của lĩnh vực
học thuật nghiên cứu về một quốc gia nào đó
thường đi cùng với sự phát triển của xã hội
công nghiệp cận đại Điều này có nghĩa các
quốc gia thời cận đại sau cuộc cách mạng
công nghiệp đi theo chủ nghĩa dân tộc về
mặt đối nội hình thành một quốc gia dân tộc
đơn nhất, về mặt đối ngoại hướng tới chủ nghĩa đế quốc nhằm mục tiêu kinh tế thuộc địa Các nước này bên trong sẽ đi theo hướng khai phá tinh hoa của sự thống nhất dân tộc, văn hóa dân tộc, phát triển thành hai lĩnh vực học thuật dân tộc học “ehnology”
và dân gian học “folklore” Mặt khác, bên ngoài khai thác lĩnh vực “nhân học”(anthropology) nghiên cứu phong tục và văn hóa của các quốc gia thuộc địa
Như vậy, Hàn Quốc học là lĩnh vực nghiên cứu toàn diện về cuộc sống, văn hóa, lịch sử của dân tộc Hàn, thuộc lĩnh vực dân tộc học trong số các lĩnh vực học thuật cận đại Phương Tây Đồng thời, tùy thuộc vào chủ thể và góc độ nghiên cứu, Hàn Quốc học nghiên cứu chung về xã hội Hàn Quốc lại được chia thành Hàn Quốc học với tư cách
là một bộ phận của Quốc học “National studies” và Hàn Quốc học với tư cách là một
bộ phận của Khu vực học (Area Studies) Trong đó, Hàn Quốc học thuộc Quốc học bao gồm các nghiên cứu về Hàn Quốc chủ
Trang 2yếu được thực hiện trong nước và Hàn Quốc
học thuộc Khu vực học bao gồm các nghiên
cứu về Hàn Quốc được thực hiện bởi các
trường đại học hay các cơ quan, cá nhân
nghiên cứu ở nước ngoài
Trong số này, nghiên cứu Quốc học – tức
nghiên cứu về Hàn Quốc học được thực hiện
trong nước chủ yếu được các học giả người
Hàn Quốc thực hiện trên quan điểm dân tộc
học, mang đậm nét đặc trưng của chủ nghĩa
dân tộc Thời kỳ Choseon (Triều Tiên), để
phân biệt Hàn Quốc với Trung Quốc và các
nước thuộc “nền văn hóa đồng văn” cùng sử
dụng chữ Hán, Hàn Quốc đã sử dụng từ
“Đông Quốc” – một khái niệm thể hiện đặc
trưng riêng của Hàn Quốc Cuối thời kỳ
Triều Tiên, nổi lên khuynh hướng nghiên
cứu học thuật kế thừa các lĩnh vực học thuật
thời kỳ hậu Triều Tiên, đã dùng đến khái
niệm “Bản quốc học” để phân biệt với các
nước khác Tóm lại, ngay trong các lĩnh vực
nghiên cứu và học thuật thời đại trước cận
đại đã thể hiện khuynh hướng mang tính chủ
thể, có liên quan mật thiết với quan điểm chủ
nghĩa dân tộc
Thời kỳ Nhật trị, Hàn Quốc học bao gồm
các khuynh hướng: khuynh hướng chủ nghĩa
thực chứng (positivism) với các học giả như
Jo Yoon Jae theo trục của trường đại học
Kyung Seong Jae Guk (Trường Đại học
Kinh thành Đế quốc) và Hội nghiên cứu Jin
Dan (Hội nghiên cứu Chấn Đàn); khuynh
hướng chủ nghĩa Mác dựa trên nền tảng của
quan điểm duy vật lịch sử với các học giả
tiêu biểu như Kim Tae Joon, Baek Nam
Oon; khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc như
Choi Nam Seon, Jeong In Bo kế thừa
khuynh hướng “Hiện thực” thời hậu kỳ
Triều Tiên hay khuynh hướng học thuật mang tính chủ thể thời kỳ sau đó.Ngoài trường phái chủ nghĩa dân tộc, tuy không sử dụng thuật ngữ “Triều Tiên học”, nhưng ta hoàn thoàn có thể sử dụng thuật ngữ này để gọi khuynh hướng nghiên cứu học thuật thời
kỳ này Kể từ sau giải phóng, chủ yếu khái niệm Quốc học được sử dụng và sau những năm 1960, khi bắt đầu có sự tiếp xúc trở lại giữa chủ nghĩa dân tộc và duy vật lịch sử, khái niệm “Hàn Quốc học đã được sử dụng
để bao quát lĩnh vực học thuật này Đặc biệt, khái niệm Hàn Quốc học tiếp nhận khái niệm “Khu vực học” được du nhập từ bên ngoài mà tiêu biểu là Mỹ, đã nhanh chóng trở thành khái niệm đại diện
Về lịch sử Hàn Quốc học với tư cách là lĩnh vực nghiên cứu của khu vực học, có thể nói được bắt nguồn từ các quốc gia Đông Á khác cùng sử dụng hệ thống chữ viết chung của Đông Á Đặc biệt Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam đã có các cơ quan đào tạo đảm trách công tác dịch, nghiên cứu ngôn ngữ, lịch sử của các nước lân cận, ghi chép lại sử sách của mình Bên cạnh đó, đồng thời duy trì giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị dựa trên quan điểm học thuật phổ biến thời trung đại mà tiêu biểu là
Nho học.Ví dụ như Kiến văn lục hay Hành
ký sự, Tuyên Hòa Phụng Sứ Cao Ly Đồ Kinh
của Từ Căng vốn là sứ thần nhà Tống qua Koryeo, hay “Hamel phiêu lưu ký” của Hendrik Hamel – một thủy thủ người Netherland vào thế kỷ 17
Thời kỳ sau đó, nghiên cứu về Hàn Quốc với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu thuộc khu vực học chủ yếu được thực thiện bởi Nhật Sau hai trận chiến chống ngoại xâm,
Trang 3Nhật tiếp tục với các nghiên cứu hậu thuẫn
cho chính sách xâm lược đại lục của mình và
tiêu biểu là Chinh Hàn Luận giữa thế kỷ
19.Khoảng thời kỳ khai hóa, ngoài các
nghiên cứu về Hàn Quốc của các học giả
người Nhật, còn có các ghi chép của các
nhân viên ngoại giao hay nhà truyền giáo
đến Hàn Quốc hoặc sinh sống tại Hàn Quốc
Tiêu biểu có Kiến văn lục ghi chép những
điều mắt thấy tai nghe về Hàn Quốc: Triều
Tiên và nước lân cận của Isabella Bird
Bishop Những ghi chép này cũng đồng thời
là các nghiên cứu của người Phương Tây
xuất phát từ moosi quan tâm đến quan điểm
về Hàn Quốc - một vương quốc ẩn dật
Kể từ sau giải phóng, các nhà nghiên cứu
Hàn Quốc học của Mỹ chủ đạo trong việc
nghiên cứu Hàn Quốc học với tư cách là một
lĩnh vực nghiên cứu thuộc khu vực học Họ
là những người đã từng phục vụ quân đội
Mỹ (Edward W Wagner, Gari K Ledyard,
James B Palais…) hay thuộc các đội tình
nguyện vì hòa bình (Bruce Cumings, Carter
J Eckert…) Từ cuối những năm 1960, quan
điểm nghiên cứu được đổi sang góc độ Hàn
Quốc học mang tính phê phán Sau chiến
tranh Việt Nam, xuất hiện các tạp chí của
các cơ quan như Hội Nghiên cứu châu Á học
(Committee ò Concerned Asian Scholars)
thể hiện quan điểm đi ngược lại thuyết cận
đại hóa với quan điểm luận tiến hóa lấy kinh
nghiệm làm trung tâm của phương
Tây.Những khuynh hướng nghiên cứu Hàn
Quốc như trên trước sự xuất hiện của chủ
nghĩa hậu hiện đại những năm 1980 và sau
đó là chủ nghĩa hậu thực dân đã chuyển sang
quan điểm của chủ nghĩa đa nguyên
2 Nghiên cứu văn học Hàn Quốc ở nước ngoài
Nghiên cứu văn học Hàn Quốc ở nước ngoài đặt trọng tâm giới thiệu, biên dịch và phổ cập tác phẩm văn học Hàn Quốc ở nước ngoài Trong lịch sử, tác phẩm được biên dịch, giới thiệu đầu tiên kể từ sau thời kỳ cận
đại phải kể đến Tập truyện cổ dân gian Hàn
Quốc (Korean tales) do Horace N Allen ở
Mỹ dịch năm 1889 Sau đó, nhiều tập truyện
cổ dân gian, tiểu thuyết cổ, thơ ca cổ được dịch ở nhiều nước khác nhau, nhưng tính đến những năm 1970, có thể nói, vẫn còn ở mức không đáng kể Phải đến sau những năm 1970, việc dịch và giới thiệu văn học Hàn Quốc mới chính thức bắt đầu và trước những năm 2000, bắt đầu được đẩy mạnh dưới sự tài trợ của Bộ văn hóa, thể thao và
du lịch, Viện xúc tiến văn học nghệ thuật (1973), Tổ chức giao lưu quốc tế Hàn Quốc (1991), Quỹ văn học Hàn Quốc(1996), Tổ chức văn hóa Dae San(1992) Năm 2001, Viện biên dịch văn học Hàn Quốc được thành lập.Dưới sự tài trợ của các tổ chức này, hoạt động dịch và giới thiệu văn học Hàn Quốc ra nước ngoài được tiến hành sôi động hơn.Nhiều buổi gặp mặt các tác giả trong và ngoài nước được tổ chức, tạo cơ hội nâng cao nhận thức về văn học Hàn Quốc
Có thể nói, công tác nghiên cứu văn học Hàn Quốc ở nước ngoài được bắt đầu chủ yếu ở Mỹ, Châu Âu, Nhật, (Đài Loan) Trung Quốc Giảng dạy văn học Hàn Quốc như một ngoại ngữ cũng được bắt đầu sôi nổi ở những nước này.Trong đó, trường hợp Mỹ
và Châu Âu, xuất phát từ quan điểm nghiên cứu của các nước bá quyền, đã chuyển sang quan điểm nghiên cứu Phương Đông
Trang 4(Orientalism)–bao gồm tất cả những mối
quan tâm của người phương Tây đối với
Phương Đông về Phật giáo, nghệ thuật, văn
hóa…Mặt khác, nghiên cứu và giáo dục Hàn
Quốchọc ở Nhật Bản và Trung Quốc, từ
khuynh hướng nghiên cứu mức gia tăng ảnh
hưởng của Hàn Quốc trong mối liên hệ với
chủ nghĩa Đế Quốc Châu Á đã chuyển sang
khuynh hướng tìm kiếm bản sắc chung của
cộng đồng các nước Đông Á - những nước
cùng sử dụng một ngôn ngữ viết
Giảng dạy văn học Hàn Quốc thuộc lĩnh
vực Hàn Quốc học với những bối cảnh lịch
sử như trên, có thể nói, phát triển mạnhmẽ
cùng sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc
cũng như sự gia tăng trong vai trò của Hàn
Quốc ở cộng đồng quốc tế Đặc biệt, giảng
dạy văn học Hàn Quốc thuộc lĩnh vực Hàn
Quốc đi đôi với sự phát triển của giáo dục
tiếng Hàn đã trở thành mục đích và phương
pháp được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế
giới Phương hướng nghiên cứu này hướng
đến nghiên cứu và giảng dạy văn học Hàn
Quốc từ quan điểm ứng dụng cho giảng dạy
tiếng Hàn.So với quan điểm này, quan điểm
giảng dạy và nghiên cứu văn học Hàn Quốc
từ góc độ học thuật phát triển khá trì trệ và
chậm chạp Hiện thực cho thấy, cần phải tìm
được sự cân bằng giữa hai quan điểm nghiên
cứu trên nhưng trên, thực tế, ta chưa đạt
được điều này
Mặt khác, việc giảng dạy và nghiên cứu
văn học trong lĩnh vực Hàn Quốc học kém
phát triển còn có liên hệ mật thiết với thực
tiễn các giờ dạy liên quan đến văn học của
các khoa có liên quan đến Hàn Quốc ở
trường đại học thường giới hạn ở việc giới
thiệu, đọc nguyên văn hay dịch tác phẩm văn
học Trên thực tế, do thiếu các giảng viên chuyên dạy văn học, Châu Âu và Mỹ, thậm chí không mở các các lớp dạy văn học Hàn Quốc Trên các tạp chí chuyên ngành xuất bản ở nước người cũng rất ít các nghiên cứu giới thiệu và phân tích văn học Hàn Quốc cho thấy việc nghiên cứu văn học Hàn Quốc
ở nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức
Ví dụ như trên tạp chí chuyên ngành của Hiệp hội Châu Á học “The Asociation for Asian Studies, 1941) hầu như không có các bài nghiên cứu về văn học Hàn Quốc Ở Nhật Bản, các nhà nghiên cứu văn học Hàn Quốc thường tập trung đến mảng xuất bản sách hơn hoạt động nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành Tương tự ở Trung Quốc, mảng xuất bản sách hoạt động khá tích cực nhưng trên các tạp chí chuyên ngành như
Nghiên cứu Văn học Dân tộc (Viện Nghiên
cứu Văn hóa Dân tộc thuộc Viện Khoa học
Xã hội ,1983) hay Nghiên cứu Văn học
Trung Quốc (Viện Nghiên cứu Văn học
Trường Đại học Sư phạm Ho Nam, 1985), hầu như không thấy bóng dáng của các nghiên cứu về văn học Hàn Quốc Duy chỉ
có tạp chí Văn học so sánh Trung Quốc (Hội
Nghiên cứu Văn học so sánh Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải, 1984) có đăng một số bài
Bên cạnh đó, trên một số tạp chí chuyên ngành do một số cơ quan nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn học Hàn Quốc tại Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc phát hành, có thể tìm thấy khá nhiều bài nghiên cứu về văn học Hàn Quốc Điển hình là tạp chí chuyên ngành của Hiệp hội Hàn Quốc Châu Âu (Association of Korean Studies in Europe, 1976), Hiệp hội Hàn Quốc học Quốc tế và
Trang 5So sánh (Association Internationale d'Etudes
Coréenes Comparées, 1992), Hội Nghiên
cứu Văn học Triều Tiên Trung Quốc (1979),
Hội Nghiên cứu Triều Tiên Nhật Bản (1950),
Trường Đại Học Yeon Byeon Trung Quốc,
Trường Đại học Dân tộc Trung ương… hay
“Giới thiệu và Nghiên cứu văn học Triều
Tiên (1970)” của Nhật Bản Kết quả đó còn
thể hiện ở một số tên tuổi các nhà nghiên
cứu Hàn Quốc học như Vi Húc Thăng của
Trung Quốc hay Oumura Masuo của Nhật
Bản
3 Giảng dạy văn học tiếng Hàn ở nước
ngoài
Phương hướng và mục tiêu giảng dạy văn
học tiếng Hàn Quốc cũng có liên quan đến
mục tiêu giảng dạy văn học tiếng mẹ đẻ,
nhưng đồng thời mang những đặc tính liên
quan đến mục tiêu giảng dạy tiếng nước
ngoài Đặc biệt, đối tượng học văn học tiếng
mẹ đẻ chủ yếu là thanh thiếu niên trong khi
đối tượng học tiếng Hàn lại chủ yếu là
những người đã trường thành, tương đương
học sinh đại học trở lên.Họ là những người
đã có ít nhiều năng lực về văn học thông qua
các kiến thức về văn học nước mình.Cũng
chính vì đặc điểm này, sử dụng tác phẩm văn
học trong giảng dạy sẽ hiệu quả hơn sử dụng
các văn bản thông thường
Trong giáo dục tiếng Hàn, nội dung và
phương pháp giảng dạy văn học có thể triển
khai theo 3 hướng Thứ nhất là trường hợp
giảng dạy tiếng Hàn thông qua văn học
Trường hợp này lại có thể chia nhỏ thành
trường hợp sử dụng các tác phẩm văn học để
dạy giao tiếp và trường hợp sử dụng văn học
để dạy các yếu tố văn hóa – xã hội Hàn
Quốc Điều này cũng có nghĩa sử dụng các
tác phẩm văn học Hàn Quốc để phát triển năng lực ngôn ngữ - tức năng lực giao tiếp, hoặc thông qua các yếu tố văn hóa – xã hội hàm chứa trong các tác phẩm văn học, giúp người học hiểu và nâng cao năng lực văn
hóa của mình Cuối cùng là trường hợp tiếp
cận từ góc độ Hàn Quốc học hoặc văn học Hàn Quốc, lấy chính văn học Hàn Quốc làm mục tiêu giảng dạy và học tập
Trên thực tế, ở các cơ quan giáo dục tiếng Hàn thuộc nhiều trường đại học trên thế giới như các khoa Hàn Quốc học, tiếng Hàn, Châu Á học, tiếng Châu Á, Đông Á học, tiếng Đông Á, Châu Á và Châu Phi học, tiếng Châu Á và tiếng Châu Phi…, đã xây dựng môn văn học Hàn Quốc trong chương trình đào tạo của mình nhằm mục đích giảng dạy văn học tiếng Cụ thể là các môn học như “Tìm hiểu Văn học Hàn Quốc” (Introduction of Korean Literature), “Lịch sử Văn học Hàn Quốc” (History of Korean Literature), “Đọc Văn học Hàn Quốc” (Reading of Korean Literature), “Dịch Văn học Hàn Quốc” (Translation of Korean Literature), “Văn học Hàn Quốc và Văn học
so sánh” (Comparative Literature)
Tuy nhiên, tùy theo từng quốc gia, khu vực, cơ quan đào tạo khác nhau, tình hình giảng dạy và học tập văn học Hàn Quốc hoàn toàn khác nhau Trên thực tế, nhiều trường hợp dù trong chương trình đào tạo có môn văn học Hàn Quốc nhưng do không có người dạy nên không mở môn học, hoặc cũng có trường hợp giáo viên thuộc chuyên ngành khác không phải văn học Hàn Quốc phụ trách giảng dạy Thêm vào đó, do không
có giáo trình phù hợp hoặc nhiều lý do khác, giảng viên phụ trách phải tự soạn tài liệu,
Trang 6phân phát cho học sinh khi tiến hành giờ học
Thực tế giảng dạy và học tập trong các giờ
văn học tuy có sử dụng nhiều phương pháp
giảng dạy học tập mới như thảo luận, đối
thoại, hoạt động nhóm… coi trọng các hoạt
động lấy người học làm trung tâm nhưng có
thể nói vẫn chưa thoát khỏi được hiện trạng
đọc nguyên văn, giải thích hoặc truyền đạt
một chiều thiếu toàn diện và đầy đủ
Tóm lại, giảng dạy văn học bằng tiếng
Hàn hoàn toàn khác với giảng dạy văn học
bằng tiếng mẹ đẻ cả về đối tượng người học,
mục đích học, môi trường học… do đó,
phương pháp và nội dung cũng phải được
thiết kế khác Ví dụ, khi giảng dạy văn học
hoặc tiếng quốc ngữ trong môi trường giảng
dạy tiếng mẹ đẻ, giáo viên thông qua các tác
phẩm văn học để giúp người học có các kiến
thức về lịch sử văn học, hiểu các đặc tính
ngôn ngữ mang tính văn học, các yếu tố của
một tác phẩm văn học, từ đó ứng dụng vào
hoạt động ngôn ngữ Tuy nhiên, trong môi
trường giảng dạy tiếng Hàn Quốc như một
ngoại ngữ, tuy nội dung học tập vẫn xoay
quanh các tác phẩm trong tuyển tập văn học
Hàn Quốc hay lịch sử văn học Hàn Quốc,
nhưng mục đích cuối cùng của việc học phải
là giúp người học nâng cao năng lực tiếng
Hàn
Tuy nhiên, ở một mặt khác, nhờ có sự góp
mặt của các chuyên gia về văn học và văn
hóa Hàn Quốc, công tác giảng dạy văn học
Hàn Quốc tại các trường học, các cơ sở đào
tạo cho thấy tiến bộ lớn cả về mặt phương
pháp và nội dung Gần đây, nhiều giáo viên
khi giảng dạy văn học đã sử dụng các tác
phẩm văn học làm tài liệu học ngoại ngữ,
tích cực tìm hiểu các hoạt động nâng cao
năng lực ngoại ngữ cho sinh viên, đồng thời đóng vai trò người hướng dẫn trong những giờ học dưới hình thức thảo luận, đối thoại Kết quả này còn thể hiện quan điểm giáo dục coi trọng quá trình học, lấy người học làm trung tâm
Cũng có thể gọi đây là thời kỳ quá độ của giảng dạy văn học bằng tiếng Hàn tại các cơ
sở đào tạo, cùng tồn tại cả hai hình thức giảng dạy: Hình thức giảng dạy trong quá khứ, coi trọng nội dung bao gồm các kiến thức liên quan đến tác giả và tác phẩm, các kiến thức mang tính lý luận và hình thức giảng dạy hiện tại, coi trọng vai trò của người học cùng các hoạt động trong giờ học
Có các giáo viên nhấn mạnh phần cảm thụ nghệ thuật của các tác phẩm văn học và các giáo viên chỉ coi trọng vai trò công cụ để giảng dạy ngôn ngữ và giao tiếp đời thường,
bỏ qua phần cảm thụ tác phẩm, có các giáo viên linh hoạt trong vai trò vừa giảng dạy văn học, vừa giảng dạy ngôn ngữ, ứng dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học vào hoạt động ngôn ngữ Trong bối cảnh của thời
kỳ quá độ này, người học cũng không phải là một ngoại lệ
Tuy nhiên, trước tình hình giảng dạy văn học tiếng Hàn như hiện nay, chúng ta có thể thấy một tương lai không quá ảm đạm của giảng dạy văn học Hàn Quốc Các phương pháp giảng dạy và học tập đa dạng đang được các nhà nghiên cứu trẻ, các giáo sư xây dựng, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng Hướng đi của giảng dạy ngoại ngữ không chỉ dừng lại ở phát triển triển năng lực giao tiếp thực tế mà đang dần chuyển hướng sang phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa khiến vai trò của các tác phẩm văn học cũng
Trang 7như của giảng dạy văn học ngày càng được
coi trọng
4 Danh mục các tác phẩm văn học Hàn
Quốc tiêu biểu dùng cho giảng dạy tiếng
Hàn
Nói đến giảng dạy văn học bằng tiếng
Hàn, trước hết phải bàn đến một hợp tuyển
văn học Hàn Quốc (Canon).Đồng thời muốn
lên được một danh mục các tác phẩm đưa
vào hợp tuyển, cần điều tra phân tích giáo
trình hiện hành Nghiên cứu của chúng tôi đã
tiến hành điều tra về lượng, thống kê các tác
phẩm văn học Hàn Quốc được đưa vào các
giáo trình tiếng Hàn hiện hành tại 3 nước:
Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ.Thể loại giáo
trình dùng cho mục đích nghiên cứu của
chúng tôi bao gồm: các giáo trình lịch sử văn
học hay các giáo trình đọc văn học được
biên soạn cho mục đích đọc văn học, các
giáo trình trình độ cao cấp hay các giáo trình
đọc được biên soạn cho đối tượng học tiếng
Hàn vì mục đích học cao hơn, các giáo trình
trung cao cấp có sử dụng nhiều tác phẩm văn
học Hàn Quốc Ngoài ra, để phục vụ cho
việc xây dựng danh mục các tác phẩm văn
học Hàn Quốc sử dụng cho giảng dạy văn
học tiếng Hàn ở Hàn Quốc, chúng tôi cũng
đã tìm hiểu bộ sách giáo khoa “Quốc ngữ”
(11 loại, 22 quyển), sách “văn học” (11 loại,
11 quyển) dành cho phổ thông trung học
theo chương trình cải cách năm 2009 - bộ
sách đang được sử dụng trong chương trình
phổ thông, giáo dục tiếng mẹ đẻ tại Hàn
Quốc
Cụ thể, các giáo trình được thu thập cho
quá trình nghiên cứu bao gồm: giáo trình
lịch sử văn học và đọc văn học gồm 18 loại,
36 quyển, giáo trình tiếng Hàn của 6 trường đại học có số học sinh đông nhất (ĐH Seoul, Yeon Sei, Koryeo, I Hwa, Kyung Hui, Seo Gang) Ở Trung Quốc, chúng tôi thu tập các giáo trình tiếng Hàn, các giáo trình lịch sử văn học và đọc văn học đang được sử dụng ở các trường đại học lớn như đại học Bắc Kinh với 14 loại, 19 quyển Riêng ở Mỹ, phần lớn các trường đại học đều sử dụng giáo trình chung cho khu vực châu Mỹ là giáo trình KLEAR (Korean Language Education and Research Center), chúng tôi đã bổ sung vào đối tượng nghiên cứu chương trình đào tạo giảng dạy đọc văn học đang được tiến hành tại các trường đại học lớn thuộc Châu Mỹ, với 8 quyển và 8 buổi học Mục lục giáo trình chi tiết sử dụng cho nghiên cứu được tổng hợp trong phần phụ lục
Các tác phẩm văn học được in trong giáo trình tiếng Hàn, giáo trình đọc văn học và lịch sử văn học được phân thành văn học cổ
và văn học hiện đại, theo thứ tự Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ Cụ thể bao gồm thi ca
cổ, văn học cổ, truyện cổ, dân ca, thơ hiện đại, tiểu thuyết hiện đại, kịch, tùy bút Các tác phẩm văn học Bắc Hàn được đăng trong giáo trình của Trung Quốc (Ở Mỹ cũng có một số phần được đưa vào giờ đọc văn học Hàn Quốc) cũng được bổ sung vào đối tượng nghiên cứu Mục lục được xếp theo tác giả hoặc nhà thơ, theo thứ tự xuất hiện từ nhiều đến ít Tuy nhiên, chúng tôi bỏ qua các vấn
đề khác như độ dài của tác phẩm, cải tác, rút gọn, trích dẫn
Trang 8Bảng: Danh mục các tác phẩm văn học tiêu biểu sử dụng trong giảng dạy tiếng Hàn
Thơ ca cổ (5) + 1
Tế vong muội ca (Wol Meong Sa), Tán Kỳ bà lang ca (Chung Dan Sa), Kashiri, Đêm đông chí (Hwang Jin I), Ngũ hữu ca (Yoon Seon Do), Tư mỹ nhân khúc (Jeong Cheol)
- Quỷ cắn ruồi
14 Văn xuôi cổ
(4)
Lý sinh khuy tường truyện (Kim Shi Seup) Xuân Hương ca (Truyện)
Heung Bu ca (Truyện) Yang ban ca (Park Ji Won) Truyển cổ tích
và cách thể loại khác (4)
Truyện thần thoại Tan Gun Người tiều phu và nàng tiên Airang
Múa mặt nạ Bong San
Hoa đỗ quyên/Nhiều ngày sau (Kim So Wol), Sự im lặng của Người/Không thể biết (Han Yong Oon), Đến khi mẫu đơn nở (Kim Yeong Nang), Vọng cố hương (Jeong Ji Yong), Gương (Lee Sang), Thơ tự (Yoon Dong Joo), Bên cạnh đóa cúc (Seo Jeong Joo), Hoa (Kim Chun Soo), Cỏ/tuyết (Kim Soo Yeong), Trút bỏ
vỏ ngoài (Shin Dong Yeop), Quy thiên (Cheon Sang Byeong), Nông vũ/ Hát tình nghèo (Shin Kyung Lim), Người tôi yêu (Jeong Ho Seung), Chim cũng rời bỏ thế gian (Hwang Ji Woo), Một lò than/Tôi hỏi em (An
Do Hyeon)
- Trong phòng nhà Park Shi Bong làng Yu Dong - Nam Shin Ui Ju/Cố hương (Baek Seok), Ta trở thành nước (Kang Eun Kyo), Đêm xanh (Na Hui Deok)
38
Ngày số đỏ/Cố hương (Hyeon Jin Geon), Hoa trà (Kim Yu Jeong), Mưa rào (Hwang Sun Won), Hai thế
hệ bị nạn(Ha Geun Cha), Gáo hạ sinh/Hoa bồ công anh trên tầng thượng (Park Wan Seo), Anh hùng bị bóp méo (Lee Moon Yeol), Quả bóng nhỏ bị chú lùn bắn lên cao (Jo Sae Hui), Giếng nước xưa (O Jeong Hui), Căn phòng đơn lẻ/Hãy chăm sóc mẹ (Shin Gyung Suk), Gió thổi (Kim Yeong Ha)
- Khi hoa kiều mạch nở (Lee Hyo Seok), Dòng chảy (Chae Man Shik), Quảng trường (Choi In Hun)
Tùy bút, kịch (7)
Nhân duyên (Pi Cheon Deuk), Gặp gỡ (An Byung Ook), Vô sở hữu(Beop Jeong), Tại sao em thích cây hơn (Shin Yeong Bok), Lại một khởi đầu khác (Jeong Yeong Hui), Bản nháp (Lee Geun Sam), Người bảo vệ (Lee Kang Baek)
Trang 9Nghiªn cøu khoa häc
Dựa trên danh mục tác phẩm được các
nhà nghiên cứu người Hàn Quốc, Trung
Quốc và Mỹ cùng tham gia trong nghiên cứu
này, chúng tôi đã tập hợp thành „Danh mục
các tác phẩm văn học Hàn Quốc tiêu biểu‟
được sử dụng cho giảng dạy văn học tiếng
Hàn ở mỗi nước Chúng tôi chủ yếu đặt
trọng tâm cân nhắc các vấn đề: mức độ được
trích dẫn nhiều ít của các tác phẩm, tầm
quan trọng trong lịch sử văn học, khả năng
ứng dụng trong giảng dạy tiếng Hàn Đặc
biệt, xuất phát từ quan điểm các tác phẩm
được trích trong các giáo trình lịch sử văn
học hay giáo trình đọc văn học có thể đa
dạng, ở danh mục, chúng tôi chọn nhiều tác
phẩm cho mỗi tác giả hoặc nhà văn Các tác
phẩm văn học sử dụng cho các giờ học lịch
sử văn học hay đọc văn học thường được
chọn trên cơ sở tầm quan trọng của tác phẩm
trong lịch văn học, tuy nhiên, các tác phẩm
được đưa vào các giáo trình học tiếng phải là
các tác phẩm phù hợp với trình độ người học,
ít các câu văn tự do, không đúng ngữ pháp
và phải giàu tính văn hóa Hàn Quốc
Áp dụng tiêu chí này, nghiên cứu của
chúng tôi đã chọn danh mục các tác phẩm
văn học có thể sử dụng ở Hàn Quốc, Trung
Quốc và Mỹ, về cơ bản là các tác phẩm có tỉ
lệ xuất hiện trong các giáo trình ở mỗi nước
cao Chúng tôi cũng đồng thời tham khảo
danh mục các tác phẩm văn học được đưa
vào giáo trình của các nước khác, ở Hàn
Quốc, chúng tôi căn cứ vào tỉ lệ xuất hiện
của các tác phẩm được chọn đưa vào sách
giáo khoa “Quốc ngữ” và “Văn học” dành
cho học sinh phổ thông trung học biên soạn
theo chương trình cải cách năm 2009 Về số
lượng các tác phẩm được đưa vào danh mục,
chúng tôi lấy môn đọc văn học làm chuẩn
với 15 buổi 1 học kỳ Cụ thể mỗi buổi là 2 giờ, tương đương 100 phút, cần một danh mục trên dưới 30 tác phẩm Do đó, nghiên cứu của chúng tôi đưa ra một danh mục tương đương 1.5 lần nhu cầu thực tế là hơn
45 tác phẩm (xem bảng danh mục được tuyển chọn và tổng hợp lần thứ nhất)
Danh mục các tác phẩm văn học được tổng hợp như trên đã được bổ sung điều chỉnh dựa trên kết quả điều tra các nhà chuyên môn trước khi được đưa thành
“Danh mục các tác phẩm văn học tiêu biểu
sử dụng trong giảng dạy tiếng Hàn” ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ Danh mục này không phải danh mục “tĩnh”, cố định mà mang tính “động”, có thể điều chỉnh bởi các giáo viên tùy theo thực tế của từng khu vực, từng nước Nói một cách khác, người biên soạn giáo trình cũng như các giáo viên trực tiếp giảng dạy có thể căn cứ tính chất của giáo trình, mục tiêu của buổi học, hoạt động giảng dạy và học học tập, điều chỉnh danh mục các tác phẩm văn học được đưa vào thực tế giảng dạy
5 Kết luận
Để bàn về mối quan hệ giữa giảng dạy văn học Hàn Quốc và giảng dạy tiếng Hàn trong bối cảnh Hàn Quốc học, nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra khái niệm về Hàn Quốc học, tình hình nghiên cứu và giảng dạy văn học Hàn Quốc ở nước ngoài, văn học Hàn Quốc trong giảng dạy tiếng Hàn Chúng tôi muốn xem xét lại về mặt lý luận cơ bản mối quan hệ giữa văn học Hàn Quốc và giảng dạy tiếng Hàn Bên cạnh đó, chúng tôi muốn giải thích mối quan hệ này trên cơ sở thực tiễn ở những nơi tiến hành nghiên cứu, giảng dạy song song tiếng Hàn và Hàn Quốc học Dựa trên hai căn cứ trên, có thể tổng kết
Trang 10mối quan hệ giữa giảng dạy tiếng Hàn và
Hàn Quốc học như sau:
Trước tiên, cần khắc phục quan niệm coi
trọng quá mức tính thực tiễn đang thịnh hành
trong giảng dạy tiếng Hàn, thiết lập một vị
trí giáo dục học tiếng Hàn với tầm nhìn rộng
hơn và trình độ cao hơn Muốn vậy, cần xem
xét lại khả năng khắc phục khuynh hướng
giáo dục và học thuật chỉ coi trọng năng lực
giao tiếp cơ bản Thay cho mối quan hệ
mang tính cạnh tranh, cần duy trì mối quan
hệ đón nhận và hợp tác đối với lĩnh vực Hàn
Quốc học thuộc chuyên ngành khu vực học
Tìm phương pháp mới nhằm ứng dụng
những thành quả nghiên cứu của Hàn Quốc
học thuộc chuyên ngành khu vực học vào
giảng dạy tiếng Hàn và văn học Hàn Quốc
Đặc biệt, giáo dục tiếng Hàn luôn phải đóng
vai trò hậu thuẫn cho văn học Hàn Quốc và
Hàn Quốc học – một vai trò mang tính trách
nhiệm nhưng đồng thời cũng là niềm tự hào
của giáo dục tiếng Hàn
Thứ hai, vì tương lai Hàn Quốc học ở
nước ngoài, cần đẩy mạnh vai trò của Hàn
Quốc học và văn học Hàn Quốc làm nền
tảng vững chắc cho giáo dục tiếng Hàn Tuy
nhiên, thực tế các trường đại học có tên tuổi
ở nước ngoài không đầu tư cũng không mấy
quan tâm đến văn học Hàn Quốc hay giảng
dạy tiếng Hàn Lý do có thể thấy, vì các
trường đại học danh tiếng thường quan tâm
đến những ngành nghiên cứu khu vực học
cần thiết cho lợi ích quốc gia hơn công tác
nghiên cứu hoặc giảng dạy tiếng Hàn và văn
học Hàn Quốc thuần túy Điều này có thể dễ
dàng kiểm chứng qua hiện trạng nghiên cứu
của các cơ quan nghiên cứu Hàn Quốc học ở
nước ngoài Vì tương lai, chúng ta cần xây
dựng hệ thống hỗ trợ cho giảng dạy tiếng Hàn, văn học Hàn Quốc và Hàn quốc học
Cuối cùng, không được quên sự thật lĩnh
vực học thuật Hàn Quốc học, văn học hay giảng dạy tiếng Hàn luôn có quan hệ hợp tác qua lại với các lĩnh vực học thuật khác Bất
kể lĩnh vực học thuật nào cũng không thể phát triển độc lập hay tồn tại một mình Do
đó, phải tìm kiếm con đường phát triển cho Hàn Quốc học, văn học Hàn Quốc và kể cả giáo dục tiếng Hàn trong mối liên hệ với các lĩnh vực học thuật khác như giảng dạy quốc ngữ ở mỗi nước, giảng dạy tiếng nước ngoài… Có thể so sánh một cách đơn giản hơn: chúng được đặt trong mối quan hệ có
sự nợ nần qua lại với nhau
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Kwon Yeong Min, “Nghiên cứu về phương
án đưa văn học Hàn Quốc ra thế giới”, Tạp chí
Nghiên cứu văn học so sánh thế giới, Số 4, Hội
văn học so sánh thế giới, 2000
2 Yoon Yeo Tak, Giảng dạy văn học Hàn
Quốc trong giáo dục tiếng nước ngoài, Nxb Văn
hóa Hàn Quốc, 2007
3 Yoon Yeo Tak, “Giảng dạy văn học Hàn Quốc và danh mục các tác phẩm văn học tiêu
biểu: Lịch sử và ý nghĩa”, Giáo dục văn học số
27, Hội giáo dục văn học Hàn Quốc, 2008
4 Yoon Yeo Tak, Giảng dạy văn hóa là gì?
Khung giảng dạy văn hóa trong tiếng Hàn, Nxb
Tae Hak, 2013
5 Collie J and Slater S., Literature in the
Language Classroom: A Resource Book of Ideas and Activities, Cambridge University Press,
1987, page 3-6
6 Lazar Gillian, Literature and Language
Teaching: A guide for teachers and trainers,
Cambridge University Press, 1993, page 48-56