... đời Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Mang Thít xu tất yếu Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn huyện Mang thít Chi nhánh cấp Ngân hàng Nông nghiệp phát triển. .. hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Mang Thít chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện. .. CHƯƠNG PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MANG THÍT 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn Ngân hàng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ QUẾ TRANG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MANG THÍT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 Tháng 12– Năm 2014 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ QUẾ TRANG MSSV: C1200204 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MANG THÍT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN BÙI LÊ THÁI HẠNH Tháng 12– Năm 2014 2 LỜI CẢM ƠN -----Sau 4 năm học tập tại Trường Đại học Cần Thơ các thầy cô đã truyền dạy, bồi dưỡng cho em những kiến thứ quý báu cũng như chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của những người đi trước. Điều đó không những làm nền tảng giúp em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này mà còn giúp em tự tin hơn trong công việc và trong cuộc sống tương lai. Em xin gởi lời cam ơn sâu sắc đến quý thầy cô. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Mang Thít em đã có cơ hội học hỏi, tiếp xúc với công việc thực tế để hoàn thiện kiến thức vốn có của bản thân đã được học tại ghế nhà trường. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo phòng ban của Ngân hàng, cùng các anh chị đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập. Em kính chúc Quý Thầy Cô và các anh chị dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày….tháng 12 năm 2014 Sinh viên thực hiện Trần Thị Quế Trang i LỜI CAM ĐOAN ---------Tôi cam đoan rằng khóa luận này là sản phẩm của chính mình sau thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, và được quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ tận tình truyền đạt kiến thức, đặc biệt là sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Bùi Lê Thái Hạnh, và thời gian thực tập được sự chỉ dẫn nhiệt tình của Ban Giám Đốc, các anh chị trong NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít . Những số liệu được sử dụng phân tích trong chuyên đề là được NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít cung cấp. Đề tài không trùng với đề tài thực tập tại Chi nhánh. Tôi xin chân thành cảm ơn.! Cần Thơ, ngày..….tháng 12 năm 2014 Sinh viên thực hiện Trần Thị Quế Trang ii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.3.1 Phạm vi không gian ............................................................................................ 2 1.3.2 Phạm vi thời gian ................................................................................................ 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 3 2.1 Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 3 2.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng ........................................................................... 3 2.1.2 Phân loại tín dụng ............................................................................................... 4 2.1.3 Chỉ tiêu phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng ................... 4 2.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 7 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 7 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu............................................................................ 7 Chương 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MANG THÍT ............................................................................................................ 10 3.1 Giới thiệu khái quát về NHNo & PTNT chi nhánh huyện Mang Thít ............... 10 iii 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................................... 10 3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ......................................................................... 11 3.1.3 Một số quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam.................................................................................................................... 13 3.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Mang Thít ...................................................................................... 17 3.2.1 Thu nhập .......................................................................................................... 18 3.2.2 Chi phí .............................................................................................................. 19 3.2.3 Lợi nhuận .......................................................................................................... 19 Chương 4: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MANG THÍT ............................................................................. 21 4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn ........................................................................... 21 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng .................................................................... 21 4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng .................................................... 23 4.2 Tình hình hoạt động cho vay tại Ngân hàng........................................................ 26 4.2.1 Doanh số cho vay ............................................................................................. 26 4.2.2 Doanh số thu nợ ................................................................................................ 32 4.2.3 Tình hình dư nợ ................................................................................................ 37 4.2.4 Tình hình nợ xấu ............................................................................................... 42 4.3 Đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng các năm thông qua các chỉ số tài chính ................................................................................................................... 48 4.3.1 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động ...................................................... 49 4.3.2 Nợ xấu trên tổng dư nợ ..................................................................................... 49 iv 4.3.3 Dư nợ ngắn( trung và dài hạn) trên tổng dư nợ ................................................ 50 4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng ................................................................................... 50 4.3.5 Hệ số thu nợ ...................................................................................................... 51 Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG .......................... 52 5.1 Những vấn đề còn tồn tại của Agribank chi nhánh huyện Mang thít .................. 52 5.1.1 Về những kết quả đạt được ............................................................................... 52 5.1.2 Những vấn đề còn tồn tại .................................................................................. 52 5.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng ................................................... 54 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 55 6.1 Kết luận ................................................................................................................ 55 6.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 55 6.2.1 Đối với Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Mang thít ............................... 55 6.2.2 Đối với địa phương ........................................................................................... 57 v DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ---------TRANG Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2011-6T 2014 .. 17 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng từ 2011-6T 2014 ....................... 22 Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng từ 2011-6T 2014 .................. 25 Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời gian của NH từ 2011-6T 2014 ................ 28 Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo ngành nghề của NH từ 2011-6T 2014 ............ 31 Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời gian của NH từ 2011-6T 2014................... 33 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo ngành nghề của NH từ 2011-6T 2014 .............. 36 Bảng 4.7: Tình hình dư nợ theo thời gian của NH từ 2011-6T 2014 ................... 38 Bảng 4.8: Tình hình dư nợ theo ngành nghề của NH từ 2011-6T 2014 ............... 41 Bảng 4.9: Tình hình nợ xấu theo thời gian của NH từ 2011-6T 2014 ................. 44 Bảng 4.10: Tình hình nợ xấu theo ngành nghề của NH từ 2011-6T 2014 ........... 46 Bảng 4.11: Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích ......................................................... 48 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thể hiện quan hệ tín dụng ................................................... 3 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức .................................................................. 11 Sơ đồ 3.2: Qui trình cho vay ........................................................................ 14 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ---------CN: Cá nhân; CBCNV: Cán bộ công nhân viên; DN: Doanh nghiệp; DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước; DNTN: Doanh nghiệp tư nhân; DSCV: Doanh số cho vay; DSTN: Doanh số thu nợ; NHNN: Ngân hàng Nhà Nước; NHTM: Ngân hàng thương mại; NHNo&PTNT: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn; TNHH: Trách nhiệm hữu hạn; TCTD: Tổ chức tín dụng; TMCP: Thương mại cổ phần; TN-DV: Thương nghiệp dịch vụ; TSCĐ: Tài sản cố định; VHĐ: Vốn huy động; vii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng được xem là mạch máu của nền kinh tế. Sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống NH có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và nhu cầu càng cao về chất lượng thì hệ thống NH nói chung và NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Mang Thít nói riêng đã không ngừng nâng cao chất lượng cũng như vai trò của mình đối với nền kinh tế. Để làm được điều đó thì NH cần phải có hoạt động kinh doanh tốt, đặc biệt là nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, từ đó có thể đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế. Điều này càng thiết thực hơn khi hiện nay nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn. Ngoài ra, việc phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đóng vai trò rất quan trọng giúp NH tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn là một trong những ngân hàng có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển đất nước trong đó có NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít. Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít đã luôn sát cánh cùng người dân và luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguồn vốn của người dân trên địa bàn. Ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng và hoàn thiện mình. Để làm được điều đó thì các cấp quản lí đã luôn theo sát và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Bởi lẽ, bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình cung cấp vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế là bộ phận tín dụng. Phân tích hoạt động tín dụng giúp cho các nhà quản trị của NH nhận định đúng, kịp thời những khó khăn có thể xảy ra. Từ đó có những hoạch định phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Không riêng NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít mà tất cả các NH thì hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cốt lõi. Do đó, phân tích hoạt động tín dụng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Và nó càng cần thiết hơn trong giai đoạn hiện nay, khi tất cả các doanh nghiệp nói chung và các NH nói riêng đang cạnh tranh với nhau và hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Chính vì vậy, em chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít” để làm luận văn tốt nghiệp trong quá trình thực tập tại Ngân hàng. Từ đó, có thể hiểu nhiều hơn về tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng và những khó khăn mà ngân hàng cũng như bộ phận tín dụng của ngân hàng gặp phải trong thời gian qua. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong ba năm 2011-2013 và 6T 2014. Qua đó, đề xuất giải pháp phát triển hoạt động tín dụng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NH thông qua các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tình hình nợ xấu của NH qua các năm. - Đánh giá hoạt động tín dụng của NH thông qua các tỷ số tài chính. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại NH. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài này được thực hiện tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít – Vĩnh Long. 1.3.2 Phạm vi thời gian - Số liệu sử dụng để nghiên cứu là số liệu trong ba năm: 2011–2013 và 6 tháng 2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong ba năm: 2011, 2012, 2013, 6T 2014. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay sau một thời gian nhất định. Quan hệ tín dụng được biểu hiện qua sơ đồ 2.1. Cho vay vốn Chủ thể đi vay Chủ thể cho vay Hoàn trả gốc và lãi Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện quan hệ tín dụng Dựa vào chủ thể của tín dụng, trong nền kinh tế - xã hội tồn tại các hình thức tín dụng sau: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng quốc tế. Ở chuyên đề này chúng ta sẽ tìm hiểu về tín dụng ngân hàng. Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng. - Sự chuyển nhượng này có tính thời hạn. - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. - Thời hạn cho vay: Là khoản thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với khách hàng. 3 2.1.2 Phân loại tín dụng 2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để cho vay vốn mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. 2.1.2.2 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng - Tín dụng có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm một nguồn thứ 2, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. - Tín dụng không bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. 2.1.2.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng - Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cung cấp cho các nhà doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất và kinh doanh. 2.1.3 CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 2.1.3.1 Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không kể đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. 4 2.1.3.2 Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. 2.1.3.3 Tình hình dư nợ Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu là doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Dư nợ cuối kì = Dư nợ đầu kì + Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ (2.1) trong kì trong kì Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung và dài hạn phụ thuộc vào mức độ huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ. Nó đã phản ánh thực trạng hoạt động của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. 2.1.3.4 Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. 2.1.3.5 Nợ xấu "Nợ xấu" là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định 493/2005/QĐ-NHNN. Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu bao gồm cả lãi và gốc hoặc gốc hoặc lãi không được thu khi đến hạn. Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy chất lượng đầu tư tín dụng của Ngân hàng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với các khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu, đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạt động cho ngân hàng cũng như hoạt động tín dụng. 5 2.1.3.6 Tình hình tổng dư nợ trên vốn huy động Tổng dư nợ trên vốn huy động(%) = (Tổng dư nợ/Vốn huy động)*100% (2.2) Chỉ tiêu này cho biết khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào mục đích cho vay. Thông thường khi nguồn vốn của ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với nguồn vốn sử dụng thì dư nợ sẽ càng cao hơn vốn huy động rất nhiều. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động. 2.1.3.7 Nợ xấu trên tổng dư nợ Nợ xấu trên tổng dư nợ(%) = (Nợ xấu / Tổng dư nợ)* 100% (2.3) Đây là chỉ số quan trọng đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. 2.1.3.8 Dư nợ ngắn( trung và dài hạn) trên tổng dư nợ Chỉ số này cho biết cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Chỉ số này giúp nhà phân tích đánh giá được đầu tư như vậy có hợp lí hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời. Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ(%)=(Dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ)*100% (2.4) Dư nợ trung hạn trên tổng dư nợ Dư nợ trung hạn trên tổng dư nợ(%)=(Dư nợ trung hạn/Tổng dư nợ)*100% (2.5) Dư nợ dài hạn trên tổng dư nợ Dư nợ dài hạn trên tổng dư nợ(%)=(Dư nợ dài hạn/Tổng dư nợ) (2.6) 2.1.3.9 Vòng quay vốn tín dụng (VQVTD) Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, nó đo lường tốc độ luân chuyển VTD, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. 6 Công thức tính: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = (2.7) Dư nợ bình quân Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = (2.8) 2 2.1.3.10 Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ(%) = (Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay)*100 (2.9) Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi cho khách hàng vay, trong một thời kì nào đó với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu được bao nhiều vốn, thu được bao nhiêu phần trăm từ chính số tiền cho vay của mình. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính do NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít cung cấp về tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong ba năm(2011, 2012, 2013 và 6T 2014). 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp tính số tương đối và tuyệt đối, phương pháp này dùng để tính tỷ trọng về các khoản mục nguồn vốn so với tổng nguồn vốn của ngân hàng, đồng thời so sánh sự biến động các khoản mục nguồn vốn qua các năm. yi %y = *100 Y 7 (2.10) Trong đó: %y: Tỷ trọng từng loại nguồn vốn yi: Giá trị từng loại nguồn vốn Y: Tổng nguồn vốn -Mục tiêu 2: Sử dụng các phương pháp so sánh về số tương đối, số tuyệt đối và đồ thị để đánh giá hoạt động tín dụng tại NH. + Phương pháp tương đối: So sánh giữa sự chênh lệch của năm sau và kì trước so với kì trước. Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm phân tích so với năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không, từ đó có thể biết được sự biến động của hoạt động tín dụng và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu, từ đó giải pháp khắc phục. y1 - yo ∆y = *100 (2.11) yo Trong đó: yo: Số liệu năm trước y1: Số liệu năm sau ∆y: Kết quả của sự chênh lệch +Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số giữa kì sau so với kì trước. Phương pháp này để so sánh thu nhập, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu có liên quan của kỳ sau (năm, quý) với kỳ trước đó (năm, quý) để tính toán tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu ảnh hưởng đến tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của NH. Được tính bằng công thức: ∆y = y1 - yo Trong đó: y1: Số liệu kì sau y2: Số liệu kì trước 8 (2.12) ∆y: Kết quả biến động giữa 2 kì - Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp số tương đối để tính toán các chỉ số tài chính của ngân hàng, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng tại NH. - Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp tổng hợp, nhận xét và lập luận để biết những mặt đạt được và chưa đạt được của NH. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại NH. . 9 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MANG THÍT 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MANG THÍT 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mang Thít là chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Mang Thít- Vĩnh Long. Trụ sở giao dịch: Khóm 1, Thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Điện thoại: (84-70) 3840226, Fax: (84-70) 3840325 Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn được thành lập theo Quyết định số 400/CP ngày 14/11/1990 của Chủ Tịch Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ Tướng Chính Phủ) có trụ sở đặt tại Hà Nội, hoạt động theo mô hình tổng công ty, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng, vốn điều lệ là 2.200 tỷ đồng (1998) 100% vốn do ngân sách cấp và có tên giao dịch quốc tế là: VietNam Bank for Ariculture and Rural Development, viết tắt là VBA&RD. Do nhu cầu vốn của người dân trong địa bàn nên sự ra đời của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Mang Thít là xu thế tất yếu. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Mang thít là Chi nhánh cấp 3 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long, Ngân hàng ra đời có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân tại địa phương. NH Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Mang thít ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, thiếu thốn và lạc hậu về cơ sở vật chất. Vì thế hoạt động của Ngân hàng gặp không ít trở ngại và khó khăn, nhưng chi nhánh vẫn luôn bám sát định hướng phát triển của địa phương. Trãi qua hơn 13 năm xây dựng và đổi mới Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam huyện Mang thít đã không ngừng phấn đấu vươn lên và từng bước khẳng định mình trong ngành, chứng tỏ mình là chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy cho khách hàng. Hơn nữa, Ngân hàng luôn chú ý lấy chữ “tín” làm phương châm cho mọi hoạt động nên được đông đảo khách hàng ủng hộ. Kết quả đó cũng chính là sự nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng. Nhưng Ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng khác trên 10 địa bàn, cùng với sự biến động không ngừng đổi mới các hoạt động kinh doanh dịch vụ để thích ứng với nền kinh tế thị trường. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng 3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Phòng Phòng Phòng KHKD KT-NQ HCNS Giao dịch Ban huy động vốn Tổ ngân quỹ Tổ bảo vệ Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức NHNN&PTNT huyện Mang Thít 3.1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc Trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc phân công, uỷ quyền cho phó giám đốc hoặc các trưởng phòng nghiệp vụ để thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn theo quy định. Đồng thời triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Phó giám đốc Thay mặt cho giám đốc khi được Giám đốc ủy quyền điều hành và quyết định các hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, trực tiếp quản lý và theo dõi mọi 11 hoạt động của phòng tín dụng thông qua các hồ sơ cho vay và các hợp đồng tín dụng. Phòng KHKD Bao gồm hai phó phòng và các cán bộ tín dụng. - Phó phòng tín dụng: + Thực hiện kiểm tra tình hình công tác của các CBTD. + Tiến hành thực hiện các công việc như: nghiên cứu xây dựng các đề án chiến lược, tổng hợp, phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh tại đơn vị, và thực hiện các công việc khác do cấp trên phân công. - Cán bộ tín dụng: + Tiến hành chủ động tìm kiếm và hướng dẫn khách hàng về thủ tục vay vốn thông qua hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định trước, trong và sau khi thực hiện các hợp đồng tín dụng. + Lập báo cáo thẩm định và thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay không cho vay sau khi có quyết định của giám đốc. Đồng thời đôn đốc khách hàng trả nợ vay theo đúng thời hạn và xử lý những vi phạm tín dụng theo quyết định của giám đốc hoặc người được uỷ quyền. Lưu trữ hồ sơ theo quy định. Phòng HCNS Trực tiếp quản lí về mặt nhân sự của NH. Các giấy tờ, quy định và các thủ thục có liên quan. Phòng giao dịch Thực hiện chức năng như một chi nhánh ngân hàng nông nghiệp cấp 2. Phòng kế toán - ngân quỹ - Lập kế hoạch thu chi và quyết toán hàng năm. Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày như: Rút, gửi tiền tiết kiệm, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện công tác chuyển tiền theo quy định. - Kiểm tra hồ sơ vay và đối chiếu với số dư tiền gửi theo quy định. 12 - Thực hiện thu chi, thống kê báo cáo, lưu trữ hồ sơ và thực hiện các vấn đề khác về nghiệp vụ kho quỹ theo quy định. 3.1.3 Một số quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam 3.1.3.1 Đối tượng được vay - Khách hàng Việt Nam bao gồm: DNNN, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, và các tổ chức khác có đủ điều kiện tại điều 94 của bộ luật dân sự. - Khách hàng nước ngoài bao gồm các pháp nhân nước ngoài. 3.1.3.2 Điều kiện cho vay - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 3.1.3.3 Nguyên tắc vay vốn - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 3.1.3.4 Các phương thức cho vay Các phương thức cho vay gồm nhiều phương thức, trong đó có bốn phương thức chủ yếu thường được áp dụng là: - Cho vay từng lần. - Cho vay theo hạn mức tín dụng. - Cho vay theo dự án đầu tư. - Cho vay trả góp. 13 3.1.3.5 Thời hạn cho vay Ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và ngân hàng cho vay của ngân hàng cho vay. Đối với những pháp nhân Việt Nam và người nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam. 3.1.3.6 Lãi suất cho vay Ngân hàng cho vay công bố biểu lãi suất cho vay của mình cho khách hàng biết, hoặc ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn. - Mức lãi suất cho vay trong hạn được thoả thuận phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước và quy định của ngân hàng cho vay về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. - Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc ngân hàng cho vay quyết định theo nguyên tắc cao hơn mức lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc được điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. 3.1.3.7 Quy trình cho vay (2) Khách hàng Phòng tín dụng Tổ thẩm định (3a) (1) (7) (6) Phòng kế toán (4) (5) (3) Ban giám đốc (3b) Nguồn: Phòng tín dụng Hình 3.2: Sơ đồ quy trình cho vay Bước 1: Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Sau đó thẩm định dự án vay vốn. 14 Bước 2: Nếu không đủ điều kiện hoặc sai sót thì cán bộ tín dụng trả lại hồ sơ cho khách hàng để họ bổ sung hoặc điều chỉnh cho phù hợp. Sau khi sơ thẩm hồ sơ nếu thấy đủ điều kiện thì cán bộ tín dụng gởi phiếu hẹn đến khách hàng để xuống thẩm định. Sau khi thẩm định dự án xong kiểm soát các yếu tố hợp pháp của hồ sơ vay vốn, đề nghị cho vay với số tiền, mức lãi suất, thời hạn cho vay và sau đó trình cho trưởng phòng tín dụng. Bước 3: Trưởng phòng tín dụng nhận hồ sơ kiểm soát các yếu tố hồ sơ và căn cứ vào các yếu tố của cán bộ tín dụng phê duyệt làm căn cứ để đồng ý cho vay hay không đồng ý, sau đó trình lên giám đốc. a/ Đối với những món vay trên 50 triệu đồng thì trưởng phòng tín dụng sau khi kiểm tra xong phải thông qua tổ thẩm định để tổ thẩm định kết hợp với phòng tín dụng thẩm định lại tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh. b/ Sau khi thẩm định dự án thì tổ trưởng tổ thẩm định trình hồ sơ cho giám đốc xem xét đồng ý cho vay hay không. Bước 4: Giám đốc nhận hồ sơ và xem xét các yếu tố pháp lý của hồ sơ và căn cứ vào khả năng nguồn vốn của ngân hàng mà quyết định cho vay. Sau đó trả hồ sơ lại cho phòng tín dụng, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và yêu cầu bổ sung thêm. Bước 5: Nếu hồ sơ hợp lý thì Giám đốc chuyển toàn bộ hồ sơ cho phòng kế toán. Phòng kế toán sau khi nhận hồ sơ đã duyệt của giám đốc thì có trách nhiệm lưu hồ sơ vay vốn, mở hồ sơ cho vay nạp vào máy tính. Sau đó thì giải ngân và chuyển sang cho thủ quỹ. Bước 6: Thủ quỹ sau khi nhận được phiếu của kế toán chuyển sang thì có nhiệm vụ chi tiền mặt cho khách hàng. Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày giải ngân, cán bộ tín dụng xuống kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm giám sát khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết hay không. Bước 7: Kết thúc quy trình cho vay là khi khách hàng đến thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về việc vay vốn theo đúng hợp đồng đã ký kết, ngân hàng sẽ thu đủ cả gốc và lãi sau khi cho vay. Trường hợp khách hàng vi phạm những thoả thuận với ngân hàng, ngân hàng sẽ áp dụng những biện pháp tín dụng thích hợp tương ứng để xử lý, mức độ nặng có thể thu hồi vốn, lãi trước hạn, phong toả tài sản thế chấp hoặc khởi tố trước pháp luật. 15 3.1.3.8 Định mức cho vay - Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. - Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất. Cụ thể như sau: + Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 10% trong tổng nhu cầu vốn. + Đối với cho vay trung hạn: khách hàng phải có tự có tối thiểu là 20% trong tổng nhu cầu vốn. - Trường hợp khách hàng có tín nhiệm, khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản; Nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho Giám Đốc ngân hàng nơi cho vay quyết định. - Đối với khách hàng được NHNO nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy định hiện hành của chính phủ, Thống Đốc NHNN Việt Nam. - Giới hạn cho vay: + Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NHN0 Việt Nam, trừ trường hợp đối với những khoảng cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay thực hiện cho vay hợp vốn. + Trong trường hợp đặc biệt khách hàng có nhu cầu vay vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng Việt Nam, giám đốc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 phải trình tổng giám đốc để báo cáo NHNN Việt Nam và Thủ tướng chính phủ cho phép mới được thực hiện. 16 3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG BA NĂM CỦA NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MANG THÍT Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2011-6T 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh chênh lệch Chỉ tiêu 2012/2011 2011 2012 2013 6T 2013 82.893 79.392 3.501 73.185 53.794 19.391 9.708 83.591 80.167 3.424 73.017 54.816 18.201 10.574 81.758 78.743 3.015 68.988 53.679 15.309 12.770 36.520 34.778 1.742 29.483 20.204 9.279 7.037 6T 2014/6T 2013 6T 2014 Số tiền 1. Doanh thu Thu từ lãi Thu ngoài lãi 2. Chi phí Chi từ lãi Chi ngoài lãi 3. Lợi nhuận 2013/2012 38.228 35.991 2.237 30.970 19.940 11.030 7.258 698 775 -77 -168 1.022 -1.190 866 % 0,8 1,0 (2,2) (0,2) 1,9 (6,1) 8,9 Số tiền -1.833 -1.424 -409 -4.029 -1.137 -2.892 2.196 Nguồn: Phòng tín dụng, báo cáo KQHĐKD của NH từ 2011 đến 6T 2014 17 % (2,2) (1,8) (11,9) (5,5) (2,1) (15,9) 20,8 Số tiền 1.708 1.213 495 1.487 -264 1.751 221 % 4,7 3,5 28,4 5,0 (1,3) 18,9 3,1 Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, ngân hàng luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Bất kỳ sự biến động nào của tổng thu nhập và tổng chi phí đều dẫn đến sự thay đổi của lợi nhuận. Qua bảng số liệu về kết quả kinh doanh của Agribank Mang Thít từ năm 2011-6/2014 sự biến động của tổng thu nhập, tổng chi phí đến lợi nhuận. 3.2.1 Thu nhập Qua bảng số liệu ta thấy rằng tình hình thu nhập của NH trong ba năm có sự biến động. Trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng ta thấy được nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng qua các năm là thu nhập từ lãi. Với mức tỷ trọng chiếm trên 94% trong tổng thu nhập có thể nói đây là nguồn thu quan trọng nhất góp phần làm cho thu nhập tăng lên hay giảm xuống trong năm. Ta thấy thu nhập của Ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2012 cơ cấu thu nhập của Ngân hàng biến động ở cả hai khoản mục thu từ lãi tăng mặc dù thu nhập ngoài lãi có giảm so với 2011 nhưng mức giảm nhỏ hơn so với mức tăng nên thu nhập năm 2012 tăng. Thu nhập năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là do Ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ tín dụng nông nghiệp cho vay cải tạo, nâng cấp đối với nông dân, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng,…Nhưng sang năm 2013 thu nhập đã giảm xuống là do sự sụt giảm của hai khoản mục thu từ lãi và thu ngoài lãi. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự bất ổn định của nền kinh tế. Không riêng Agribank mà hầu hết các NH đều chịu sự ảnh hưởng không tốt từ nền kinh tế. Trong ba năm, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống NH nói riêng có nhiều biến động: Các doanh nghiệp phá sản hàng loạt, thị trường bất động sản đóng băng, xuất nhập khẩu bị trì trệ,…Nền kinh tế trong nước còn chịu ảnh hưởng từ các nước trên thế giới. Trước những biến động tiêu cực đó của nền kinh tế thì NHNN đã có những chính sách tiền tệ kịp thời đối với ngành NH. Với những nguyên nhân đó đã ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng chi trả lãi của các đối tượng trong nền kinh tế cũng như các khoản thu nhập khác của NH. Sang 6 tháng năm 2014 nhờ các chính sách hỗ trợ của nhà nước nền kinh tế dần được phục hồi. Nên thu nhập đã tăng trở lại ở cả hai khoản mục. 18 3.2.2 Chi Phí Cùng với sự biến động của thu nhập thì tổng chi phí của NH từ 2011 đến 6/2014 cũng có những sự biến động không ổn định. Trong ba năm, tổng chi phí của NH cao nhất vào năm 2011, một phần do NH đã có những chính sách can thiệp vào lãi suất huy động làm cho chí phí trả lãi tăng lên, một lí do khác là do tác động từ nền kinh tế làm cho khả năng chi trả các khoản vay của các đối tượng không thể thực hiện, do đó NH đã phải có những khoản chi phí để tất toán các khoản vay của khách hàng. Ngoài ra, NH đã tiếp tục mở rộng quy mô, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, đồng bộ và đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại. Đến năm 2013, tổng chi phí thấp nhất trong ba năm, đây là kết quả của quá trình thực thi các chính sách của NHNN: kiềm chế lạm phát, chính sách điều chỉnh về lãi suất,…Đặc biệt là chính sách về lãi suất. Cụ thể là trong năm 2013, các mức lãi suất điều hành của NHNN được điều chỉnh giảm hai lần. Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm từ mức 9%/năm xuống còn 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 7%/năm xuống còn 5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 10%/năm xuống còn 8%/năm, lãi suất huy động giảm liên tục khoảng từ 2 - 4%, lãi suất cho vay giảm từ 3 - 5% so với mức lãi suất cuối năm 2012. So với 6 tháng năm 2013 thì chi phí của 6 tháng năm 2014 tăng do là chi ngoài lãi tăng tuy khoản mục chi ngoài lãi chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng làm tăng tổng chi phí. Là do những quý đầu năm Ngân hàng tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho cán bộ tín dụng, nhân viên phục vụ cho nghiệp vụ của mình. 3.2.3 Lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả mong muốn cuối cùng mà các Ngân hàng nhận được. Lợi nhuận là chênh lệch của thu nhập và chi phí tuy thu nhập và chi phí có sự biến động không ổn định nhưng lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua các năm. Nguyên nhân do chi phí giảm qua các năm do công tác quản lý chi phí của Ngân hàng ngày càng chặt chẽ, chi những khoản chi phí hợp lý và kết hợp với những chính sách của ban lãnh đạo cũng như quá trình tiến hành thu lãi từ hoạt động tín dụng của các CBTD được thực hiện tốt. Vì khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các hộ nông dân nên Ngân hàng cần có những biện pháp hạ thấp 19 các khoản chi phí không cần thiết để nhằm giảm lãi suất cho vay để tăng thế mạnh cạnh tranh và tạo điều kiện cho các hộ dân tiếp cận vốn. 20 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MANG THÍT 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Với nền kinh tế nông nghiệp là chính, khách hàng chủ yếu là nông dân và dân cư nông thôn. Với điều kiện hoạt động địa bàn rộng, cho vay nhỏ lẻ cho nên chi phí trong công tác cho vay, thu nợ cao, lại dễ gặp thiên tai và rủi ro tín dụng, vì vậy vấn đề đặt ra là “Ngân hàng phải làm gì, hoạt động như thế nào để tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn để góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngay trên địa bàn huyện nhà”. Trong hoạt động ngân hàng, vốn được xem là yếu tố đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành và phát triển. Từ những vấn đề trên, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Mang thít đã đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức đa dạng như: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm bậc thang có tặng khuyến mãi, tiền gửi tiết kiệm dự thưởng để thu hút vốn nhàn rỗi trên địa bàn, ở đây chủ yếu là tiền nhàn rỗi trong dân cư. Qua ba năm, nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng. Trong đó, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao, nguyên nhân là do ngân hàng có những chính sách phù hợp với điều kiện và đặc điểm của người dân nơi đây, đồng thời, hiện nay ý thức tiết kiệm của người dân ngày càng được phát huy hơn. Về vốn điều chuyển đây là nguồn vốn hỗ trợ từ cấp trên khi hoạt động của Ngân hàng thiếu vốn việc sử dụng nguồn vốn này phải trả chi phí rất cao nên Ngân hàng hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn vốn này. Vì vậy, nguồn vốn điều chuyển đến ngân hàng chiếm tỷ trọng không lớn đến tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng là tương đối hiệu quả. Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Đây là nguồn vốn huy động bên ngoài từ các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, mà ngân hàng có nghĩa vụ chi trả khi người gửi có nhu cầu rút tiền (trả gốc và lãi). Để đáp ứng nhu cầu đi vay ngày càng nhiều của người dân. Ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn nên ta thấy nguồn vốn huy động tăng qua các năm và đạt cao nhất vào năm 2013 với 648.297 triệu đồng. 21 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng của Ngân hàng từ 2011-6T 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh chênh lệch Chỉ tiêu 2012/2011 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Vốn huy động 350.225 408.363 470.148 340.765 Vốn điều chuyển 205.329 202.377 178.149 80.514 Tổng nguồn vốn 555.554 610.740 648.297 421.279 2013/2012 Số tiền % 58.138 16,60% 61.785 15,13 20.482 6,01 124.625 (2.952) (1,44) (24.228) (11,97) 44.111 54,79 485.872 9,93% 37.557 6,15 64.593 15,33 361.247 55.186 Số tiền 6T 2014/6T 2013 % Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu về nguồn vốn của ngân hàng của Ngân hàng từ 2011-6T 2014 22 Số tiền % 4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng Tình hình VHĐ của ngân hàng trong 3 năm có sự chuyển biến tốt. Trong năm 2011, tổng nguồn vốn huy động là 350.225 triệu đồng, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là tiền có kì hạn, chiếm tỷ trọng 88% (tương đương với 315.386 triệu đồng) so với tổng nguồn vốn năm 2011. Sang năm 2012, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là 408.363 triệu đồng, tăng 58.138 triệu đồng, tương ứng tăng 16,60% so với tổng nguồn vốn 2011. Nguồn vốn huy động năm 2012 tăng ở hầu hết các loại kì hạn: tiền gửi không hạn tăng 42,09% so với năm 2011; Tiền gửi có kì hạn tăng 13,78% so với năm 2011. Sự tăng lên của các nguồn vốn huy động cũng như các loại tiền gửi là do trong năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị trì trệ, các thị trường chứng khoán và bất động sản gần như đóng băng do đó làm cho người dân không có nhu cầu đầu tư, vốn nhàn rỗi trong nên kinh tế nhiều, từ đó người dân sẽ có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất. Ngoài ra, nguồn vốn của ngân hàng tăng trong năm 2012 còn do sự nỗ lực của các nhân viên cũng như lực lượng trong ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để huy động vốn như: tiện ích thu hút được nhiều khách hàng với nhiều hình thức trả lãi như: trả hàng tháng, trả lãi giữa kỳ, trả lãi cuối kỳ, tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu trúng thưởng với mức lãi suất linh hoạt, hợp lý tạo sự an tâm cho khách hàng khi gửi tiền. Đến năm 2013, tổng nguồn VHĐ của ngân hàng là 470.148 triệu đồng tăng 61.785 tức tăng 15,13% so với tổng nguồn VHĐ năm 2012. Và tiếp tục tăng đến 6/2014 VHĐ là 361.247 tăng 20.482 triệu đồng so với 6/2013 tức tăng 6,01% trong đó tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Nhìn chung nguồn VHĐ của ngân hàng tăng nhanh qua các năm, có được thành tựu khả quan như vậy là do NHNo& PTNT chi nhánh huyện Mang Thít có được những yếu tố tương đối tốt hơn các đối thủ cạnh tranh như: gửi tiền có dự thưởng lãnh lãi khi đến hạn, tặng quà khuyến mãi khách hàng, áp dụng linh hoạt nhiều mức lãi suất hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng không chỉ vì ngân hàng có mức lãi suất linh động, hấp dẫn, hay vì những chương trình khuyến mãi, nếu vì những yếu tố đó thì có lẽ các đối thủ cạnh tranh cũng đã áp dụng, thậm chí áp dụng khá hiệu quả. Điều mà họ quan tâm ở đây chính là thái độ và phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên, những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng tại phòng tiết kiệm, cùng toàn thể cán bộ ngân hàng đã tích cực nghiên cứu và khai thác tối đa mọi nguồn vốn còn nhàn rỗi trong dân cư, cũng như trong các tổ chức kinh tế khác, chỉ cho họ thấy 23 được những lợi ích của họ khi đến với ngân hàng. Như vậy ngân hàng hiện đang huy động vốn với các hình thức như tiền gửi tiết kiệm có và không có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang tặng quà khuyến mãi bằng tiền và tiền gửi tiết kiệm dự thưởng lãnh lãi khi đến hạn, trong mỗi hình thức huy động có các điều kiện được ngân hàng quy định phù hợp với lợi ích của ngân hàng và của cả phía khách hàng đến gửi tiền, đây chính là những ưu điểm cơ bản của ngân hàng mà các đối thủ khác chưa áp dụng, điều này sẽ là cơ sở để ngân hàng huy động vốn tốt hơn đối thủ cạnh tranh, tránh tình trạng ngân hàng sử dụng vốn của cấp trên điều chuyển, vì như vậy sẽ làm cho tính tự chủ của ngân hàng trong việc sử dụng vốn sẽ giảm xuống, do ngân hàng phải chịu khoản phí cao hơn mức lãi suất huy động thông thường. 24 Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng từ 2011-6T 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Đối tượng 2011 2012 2013 TG không kỳ hạn 34.839 49.503 TG có kỳ hạn 315.386 So sánh chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % 14.664 42,09 6.915 13,97 6T 2014/6T 2013 Số tiền % 4.264 10,43 6T 2013 6T 2014 56.418 40.892 45.156 358.860 413.730 299.873 316.091 43.474 13,78 54.870 15,29 16.218 5,41 x x x x x x x x x x x - Dưới 12 tháng 225.520 250.377 329.495 248.879 233.907 24.857 11,02 79.118 31,60 -14.972 (6,02) -Từ 12-24 tháng 89.455 108.168 83.980 50.812 81.503 18.713 20,92 (24.188) (22,36) 30.691 60,40 -Từ 24 tháng trở lên 411 315 255 182 220 (96) (23,35) (60) (19,05) 38 20,88 350.225 408.363 470.148 340.765 361.247 58.138 16,60 61.785 15,13 20.482 6,01 Trong đó: Tổng cộng Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu huy động vốn của ngân hàng từ 2011-6T 2014 25 4.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG 4.2.1 Doanh số cho vay 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời gian Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ lệ trên 90%, chính vì vậy mà chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hoá các hình thức cho vay phù hợp với điều kiện địa phương và nguồn vốn của chi nhánh. Trong những năm gần đây theo sự chỉ đạo của UBND huyện và các cấp chính quyền địa phương đã tăng cường xây dựng phát triển mô hình kinh tế ở địa phương. Với mục tiêu này thì nhu cầu vốn đáp ứng cho sản xuất ngày càng trở nên cấp thiết. Doanh số cho vay của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay là 581.694 triệu đồng, sang năm 2012 là 650.211 triệu đồng tăng 68.517 triệu đồng tương đương tăng 11,78% so với năm 2012. Nhưng đến năm 2013 doanh số đã giảm đi còn 584.311 triệu đồng tức giảm 65.900 triệu đồng tương đương giảm 10,14% so với năm 2012. Do Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có rủi ro cao, kém hiệu quả. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn và doanh số đã tăng trở lại khi bước sang 6/2014 doanh số đạt 277.240 triệu đồng tăng 43.727 triệu đồng tức tăng 18,73% so với 6/2013. Trong đó cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và dao động từ 94-97% tăng trong năm 2012 và giảm trong năm 2013 còn doanh số cho vay trung-dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ khoảng 3-6% nhưng tăng qua các năm cho thấy Ngân hàng đã có bước chuyển từ cho vay ngắn hạn sang trung-dài hạn. Doanh số cho vay tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá hơn trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do khách hàng vay vốn tại chi nhánh chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân và đối tượng vay chủ yếu là chăn nuôi, kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, đầu tư vào các đối tượng chi phí như: giống cây, lao động, thuốc bảo vệ thực vật,…hơn nữa tâm lý người dân họ không muốn các khoản vay của hoc kéo dài khá lâu vì phải tốn thêm chi phí, họ muốn vay trong ngắn hạn vì sẽ chịu mức lãi suất thấp hơn và trong một thời gian ngắn họ sẽ có số tiền để trả. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay đã phản ánh thực tế là Ngân hàng đã định hướng đầu tư vốn ngắn hạn càng nhiều để giảm thiểu rủi ro của việc cho vay vốn trung và dài hạn. Qua 3 năm đạt kết quả như sau năm 2012 là 623.554 triệu đồng tăng 63.352 triệu đồng tương đương 26 tăng 11,31% so với năm 2011 là do trong năm kinh tế xã hội địa phương phát triển khá ổn định, hầu hết các ngành kinh tế đều phát triển. Nhưng đến năm 2013 doanh số giảm còn 554.645 triệu đồng giảm 68.909 triệu đồng tức giảm 11,05% so với năm 2012. Do năm 2013 kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng sau đó đã được khắc phục và doanh số đã tăng trở lại ở 6/2014 là 242.129 triệu đồng tăng 9,10% so với 6/2013. Doanh số cho vay trung-dài hạn mục đích là mở rộng trang trại chăn nuôi, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị cho các phân xưởng hay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên,…Các khoản cho vay trung dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có độ rủi ro lớn nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Năm 2011 doanh số cho vay là 21.492 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,69%, Năm 2012 là 26.657 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,10% tăng 5.165 triệu đồng, tăng 24,03%. Đến năm 2013 là 29.666 triệu đồng tăng 3.009 triệu đồng tương đương tăng 11,29% so với năm 2012. Và tiếp tục tăng đến 6/2014 là 35.111 tức tăng 203,02% so với 6/2013. Tăng cao như vậy là do tình hình kinh tế đã dần đươc cải thiện, các trang tại chăn nuôi được mùa được giá thu lợi nhuận trả nợ sớm cho Ngân hàng nên Ngân hàng đã mở rộng nhu cầu vay vốn đối với các ngành này. 27 Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời gian của NH từ 2011-6T 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh chênh lệch Chỉ tiêu 2012/2011 2011 2012 2013 6T 2013 Trung- dài hạn Tổng 6T 2014/6T 2013 6T 2014 Số tiền Ngắn hạn 2013/2012 % 560.202 623.554 554.645 221.926 242.129 63.352 11,31 21.492 26.657 29.666 11.587 35.111 5.165 24,03 581.694 650.211 584.311 233.513 277.240 68.517 11,78 Số tiền % (68.909) (11,05) % 20.203 9,10 11,29 23.524 203,02 (65.900) (10,14) 43.727 18,73 3.009 Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu doanh số cho vay theo thời gian của NH từ 2011-6T 2014 28 Số tiền 4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành nghề Nhìn chung thì ngân hàng tăng cường mở rộng cho vay với tất cả các ngành như: Nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp và thương mại – dịch vụ. Trong đó ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay, với các ngành này tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể: Ngành Nông nghiêp Hoạt động trên địa bàn rộng lớn với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, từ đó Ngân hàng đã tham gia cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn với tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Qua bảng phân tích ta thấy DSCV ngắn hạn lĩnh vực nông nghiêp đều tăng qua 3 năm và 6/2014. Cụ thể năm 2011 là 267.256 triệu đồng, năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên là 322.999 triệu đồng tăng 55.743 triệu đồng hay tăng 20,86% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng là 343.479 triệu đồng tăng 20.480 triệu đồng so với 2012 và đến 6/2014 doanh số cho vay tiếp tục tăng 159.105 triệu đồng so với 6/2013 tăng 24.459 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng đó là do: Nông dân cần thêm vốn cải tạo ruộng đất, mua thêm đất canh tác và máy móc thiết bị…để mở rộng quy mô đáp ứng nhu cầu sản xuất. Ngành Thủy sản Từ năm 2011 đến 6/2014, nhìn chung DSCV trong ngành này tại ngân hàng tăng giảm không đều. Cụ thể năm 2011 là 80.109 triệu đồng, năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên là 88.420 triệu đồng tăng 8.311 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 giảm nhẹ là 73.252 triệu đồng giảm 15.168 triệu đồng hay giảm 17,15% so với 2012 và đến 6/2014 doanh số cho vay tiếp tục tăng 39.085 triệu đồng so với 6/2013 tăng 83,35%. Nguyên nhân là do nông dân đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nuôi cá tra, việc nuôi cá tra xuất khẩu còn gặp trở ngại về giá cả, thị trường tiêu thụ và vệ sinh môi trường. Dẫn đến DSCV của ngành tăng giảm không đều qua các năm. Ngành Công nghiệp Đối với ngành này trong ba năm từ 2011 đến 2013 và 6/2014 tại Ngân hàng giảm mạnh. Cụ thể, năm 2011 DSCV đạt 92.763 triệu đồng, năm 2012 DSCV là 88.715 triệu đồng hay giảm 4.048 triệu đồng. Đến năm 2013 con số này giảm đáng kể khi DSCV chỉ còn 46.272 triệu đồng so với năm 2012 là 88.715 (tương đương 47,84%). Và 6/2013 DSCV là 19.934 triệu đồng tiếp tục giảm 4.966 triệu đồng so với năm 6/2013. Ta nhận thấy trong 3 năm và 6/2014 DSCV ở ngành này giảm mạnh và liên tục. Nguyên nhân chủ yếu do tác động từ nền 29 kinh tế. Nền kinh tế trong thời gian này gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến tính khả thi của các dự án trung – dài hạn. Cả DN và NH đều e ngại trong vấn đề đầu tư vốn vào các dự án trong tình hình nền kinh tế bất ổn định như vậy. Từ đó đã kéo theo sự sụt giảm đáng kể của DSCV ở ngành này. Ngành TN-DV Tương tự như ngành công nghiệp thì DSCV đối với ngành TN-DV cũng giảm qua các năm. Năm 2011 DSCV đạt 84.924 triệu đồng, năm 2012 DSCV là 72.541 triệu đồng hay giảm 12.383 triệu đồng (tương đương 14,58%). Đến năm 2013 là 48.408 triệu đồng giảm so với năm 2012 là 33,27%. Và 6/2014 DSCV là 19.240 triệu đồng tiếp tục giảm 722 triệu đồng so với năm 6/2013 là 19.962 triệu đồng. Nguyên nhân DSCV đối với ngành giảm qua các năm do chất lượng tín dụng chậm được khắc phục làm cho năng lực tài chính suy giảm mạnh. Song song đó việc giảm lãi suất cho vay càng làm cho kết quả tài chính yếu đi. Do đó DN, tổ chức hay cá nhân họ ngại sử dụng vốn của ngân hàng đầu tư vào dịch vụ cũng như kinh doanh. Ngành khác Mặc dù tỷ trọng doanh số cho vay của ngành khác trong tổng doanh số cho vay không ổn định, nhưng với các số liệu trên cho thấy doanh số cho vay đã có sự tăng trưởng khá tốt. Cụ thể năm 2011 là 56.642 triệu đồng, năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên là 77.536 triệu đồng tăng 20.894 triệu đồng (tương đương 36,89%) so với năm 2011, năm 2013 DSCV là 72.900 triệu đồng giảm 5,98% so với 2012 và đến 6/2014 doanh số cho vay tiếp tục tăng 39.876 triệu đồng so với 6/2013 tăng 7.188 triệu đồng... Tuy nhiên, doanh số cho vay của các ngành khác chỉ là một phần nhỏ trong doanh số cho vay ngắn hạn, tỷ trọng mà nó chiếm là rất nhỏ, điều này cũng phần nào phản ánh được đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là ngành nông nghiệp. Nhưng cũng không thể phủ nhận những hiệu quả mà các ngành khác mang lại cho ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng. 30 Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo ngành nghề của NH từ 2011-6T 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh chênh lệch Đối tượng 2012/2011 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014/6T 2013 6T 2014 Số tiền Nông nghiệp 2013/2012 % Số tiền % Số tiền % 267.256 322.999 343.479 134.646 159.105 55.743 20,86 20.480 6,34 24.459 18,17 Thủy sản 80.109 88.420 73.252 21.317 39.085 8.311 10,37 (15.168) (17,15) 17.768 83,35 Công nghiệp 92.763 88.715 46.272 24.900 19.934 (4.048) (4,36) (42.443) (47,84) (4966) (19,94) TN – DV 84.924 72.541 48.408 19.962 19.240 (12.383) (14,58) (24.133) (33,27) (722) (3,62) Ngành khác 56.642 77.536 72.900 32.688 39.876 20.894 36,89 (4.636) (5,98) 7.188 21,99 Tổng cộng 581.694 650.211 584.311 233.513 277.240 68.517 11,78 (65.900) (10,14) 43.727 18,73 Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu DSCV theo ngành nghề của NH từ 2011-6T 2014 31 4.2.2 Doanh số thu nợ 4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời gian từ 2011-6/2014 Sau khi đã cho vay tín dụng thì thu nợ là qua trình tiếp theo đây là một nghiệp vụ không kém phần quan trọng sau khi cho vay, lúc này các cán bộ tín dụng sẽ theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không để đảm bảo khả năng trả nợ, giống như doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng chia theo thời gian và ngành nghề. Qua bảng ta thấy doanh số thu nợ tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ là 553.594 triệu đồng sang năm 2012 là 572.167 triệu đồng tăng 18.573 triệu đồng tức tăng 3,35% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số đạt 541.150 triệu đồng giảm 31.017 triệu đồng giảm 5,42% so với năm 2012. Nhưng sau đó doanh số thu nợ đã tăng trở lại thể hiện qua doanh số 6/2014 là 259.591 triệu đồng tăng 39.900 triệu đồng tương đương giảm 18,16% so với 6/2013. Doanh số thu nợ giảm là do doanh số cho vay 2013 giảm. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng giảm không ổn định tăng trong năm 2012 và giảm trong năm 2013 chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ 91,86% vì doanh số cho vay ngắn hạn tại chi nhánh chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể năm 2011 là 508.545 triệu đồng, năm 2012 là 572.167 triệu đồng chiếm 95,93% tăng 40.354 triệu đồng tức tăng 7,94% so với năm 2011, là do doanh số cho vay tăng mạnh trong năm 2012 và khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Đến năm 2013 doanh số thu nợ là 517.514 triệu đồng chiếm tỷ trọng 95,63% giảm 31.385 triệu đồng tức giảm 5,72% so với năm 2012 do doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2013 giảm so với năm 2012. Nhưng đến 6/2014 doanh số này đã tăng trở lại đạt 246.279 triệu đồng tức tăng 35.846 triệu đồng tăng 17,03% so với 6/2013. 32 Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời gian của NH từ 2011-6T 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh chênh lệch Chỉ tiêu 2012/2011 2011 2012 2013 6T 2013 Trungdài hạn Tổng 6T 2014/6T 2013 6T 2014 Số tiền Ngắn hạn 2013/2012 % Số tiền 508.545 548.899 517.514 210.433 246.279 40.354 7,94 (31.385) 45.049 23.268 23.636 9.258 13.312 (21.781) (48,35) 368 553.594 572.167 541.150 219.691 259.591 18.573 3,35 (31.017) % (5,72) 35.846 1,58 % 17,03 4.054 43,79 (5,42) 39.900 18,16 Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu doanh số thu nợ theo thời gian của NH từ 2011-6T 2014 33 Số tiền 4.2.2.2 Doanh số thu nợ đối với các ngành nghề Nhìn chung trong ba năm 2011-2013 và 6/2014, doanh số thu nợ của ngân hàng tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể là trong năm 2012, thì doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên đạt 572.167 triệu đồng, tăng 18.573% so với doanh số thu nợ trong năm 2011. Năm 2013, doanh số thu nợ của ngân hàng đạt 541.150 triệu đồng, giảm 5,42% so với năm 2012. Nhưng đến năm 6/2014 là 259.591 triệu đồng tăng trở lại so với 6/2013 là (219.691 triệu đồng tương đương 18,16%). Xét về từng ngành trong doanh số thu nợ thì ta có: Ngành Nông nghiệp Qua bảng số liệu ta thấy rằng, doanh số thu nợ đối với ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. DSTN ngắn hạn trong cho vay nông nghiệp có chiều hướng tăng. Cụ thể năm 2011 là 241.959 triêu đồng, năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên là 263.976 triệu đồng tăng 22.017 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 tiếp tục tăng là 284.824 triệu đồng tăng 20.848 triệu đồng hay tăng 9,10% so với 2012. Và đến 6/2014 doanh số cho vay tiếp tục tăng 137.531 triệu đồng so với 6/2013 là 112.934 triệu đồng (tương đương 21,78%). Nguyên nhân, trong những năm này nền nông nghiệp được sự quan tâm với nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ và ngân hàng, đặc biệt là chính sách trợ giá, nên ngành này cũng biết tận dụng lợi thế đó sản xuất và phát triển, bên cạnh đó nhờ vào việc trúng mùa cùng với giá cả các mặt hàng nông nghiệp bán ra trong nước và xuất khẩu với giá cao và thu được lợi nhuận. Vì vậy công tác thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng cũng được tốt hơn. Ngành Thủy sản Qua bảng số liệu ta thấy rằng, doanh số thu nợ đối với ngành thủy sản trong ba năm từ năm 2011 đến năm 2013 và 6/2014 có sự bất ổn định khi DSTN tăng vào năm 2012, giảm vào năm 2013 và đến 6/2014 tăng trở lại. Năm 2012, DSTN ngắn hạn của ngành đạt 74.795 triệu đồng, tăng 1,57% so với DSTN trong năm 2011. Và đến 6/2014 đạt 37.900 triệu đồng tiếp tục tăng trở lại so với 6/2013 là 22.209 triệu đồng. Việc DSTN ở ngành này tăng trong năm 2012 và 6/2014 một phần do sự hiệu quả của việc đầu tư ngắn hạn có hiệu quả, việc có chính sách, kế hoạch và hỗ trợ của địa phương. Một lí do khác là do một trong những nghành nghề truyền thống đối với NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Mang thít, do đó CBTD có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề thẩm định trong việc đầu tư vốn cho khách hàng. Từ đó làm cho DSTN tăng lên. 34 Riêng DSTN của ngành thủy sản giảm nhẹ so với năm 2013. Cụ thể, năm 2013 DSCV là 68.354 triệu đồng giảm 6.441 triệu đồng (tương đương 8,61%) so với 2012. Doanh số thu nợ của NH đối với lĩnh vực này giảm nhẹ trong năm 2013 không ảnh hưởng nhiều đến NH. Sự sụt giảm này chủ yếu do một số dự án đầu tư vào một số loại thủy sản không mang lại hiệu quả cao. Mặt khác, năm 2013 thủy sản mắc một số bệnh lạ kéo theo thu nhập của những hộ dân nuôi thủy sản không cao làm ảnh hưởng đến việc thu nợ của NH. Ngoài ra, do việc đầu tư vào các dự án thủy sản gặp nhiều khó khăn về giá, đầu ra nhưng chi phí lại cao gây tổn thất cho hộ dân. Ngành Công nghiệp Tương tự như ngành thủy sản thì DSTN đối với ngành công nghiệp giảm qua các năm. Cụ thể, Năm 2012 ngành thương nghiệp DSTN đạt 85.200 triệu đồng, tăng 5,71% so với DSTN của ngành trong năm 2011. Việc thu nợ đối với ngành này lại giảm trong năm 2013 khi DSTN đạt 58.732 triệu đồng, giảm 31,07% so với DSTN năm 2012, tương ứng giảm 26.468 triệu đồng. Và đến 6/2014 là 24.256 triệu đồng giảm so với 6/2013 là 27.213 triệu đồng. Nguyên nhân DSTN ngành công nghiệp giảm là do ngành tiểu thủ công nghiệp chủ yếu ở địa phương là nghề sản xuất gốm mỹ nghệ, ngành gặp khó khăn về đầu ra nên sản xuất không phát triển phải chuyển hướng sản xuất khác. Cụ thể, sản xuất gạch ngói trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, kinh doanh thua lỗ, có các quyết định chuyển đổi ngành nghề gạch gốm của Chính phủ nhưng chưa có chính sách tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời. Ngành TN – DV Thông qua bảng số liệu ta thấy DSTN của ngành giảm qua các năm nguyên nhân chủ yếu là do thực hiện quy trình tín dụng, thẩm định chưa chặt chẽ, trong quá trình xử lý nợ không thường xuyên, liên tục, xử lý chưa đến nơi, đến chốn. Bên cạnh đó do các DN, tổ chức và cá nhân đầu tư tràng lan, thiếu hiệu quả dẫn đến không hồi được vốn. Cụ thể, năm 2011 là 87.023 triệu đồng, năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn giảm là 75.725 triệu đồng giảm 11.298 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 tiếp tục giảm là 61.450 triệu đồng giảm 14.275 triệu đồng hay tăng 18,85% so với 2012. Và đến 6/2014 doanh số cho vay tiếp tục giảm 8.619 triệu đồng so với 6/2013 là 21.326 triệu đồng (tương đương giảm 28,78%) 35 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo ngành nghề của NH từ 2011-6T 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh chênh lệch Đối tượng 2012/2011 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014/6T 2013 6T 2014 Số tiền Nông nghiệp 2013/2012 % Số tiền % Số tiền % 241.959 263.976 284.824 112.934 137.531 22.017 9,10 20.848 7,90 24.597 21,78 Thủy sản 73.639 74.795 68.354 22.209 37.900 1.156 1,57 (6.441) (8,61) 15.691 70,65 Công nghiệp 90.363 85.200 58.732 27.213 24.256 (5.163) (5,71) (26.468) (31,07) (2.957) (10,87) TN – DV 87.023 75.725 61.450 29.945 21.326 (11.298) (12,98) (14.275) (18,85) (8.619) (28,78) Ngành khác 60.610 72.471 67.791 27.390 38.578 11.861 19,57 (4.680) (6,46) 11.188 40,85 Tổng cộng 553.594 572.167 541.150 219.691 259.591 18.573 3,35 (31.017) (5,42) 39.900 18,16 Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu DSTN theo ngành nghề 2011- 6T 2014 36 Ngành khác Khác với lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ thì việc thu nợ đối với lĩnh vực khác như lao động đi làm có thời hạn, đời sống có nhiều khả quan hơn khi DSTN đối với ngành nghề này tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 ngành khác DSTN đạt 72.471 triệu đồng, tăng 19,57% so với doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành của năm 2011. Đến năm 2013, DSTN đối với ngành đạt 67.791 triệu đồng, giảm nhẹ 6,46% so với DSTN ngắn hạn theo ngành của năm 2012 và đến 6/2014 đạt là 38.578 triệu đồng tăng trở lại so với 6/2014 là 27.390 triệu đồng tương đương tăng 11.188 triệu đồng. Sự gia tăng của lĩnh vực này chủ yếu do Vĩnh Long nằm ở trung tâm Đồng Bằng sông Cửu Long. Do đó Ngân hàng ưu tiên cho vay ở lĩnh vực này. Ngoài ra do khách hàng của lĩnh vực này chủ yếu ở các đối tượng có mức thu nhập ổn định. Do đó khả năng thu hồi nợ của NH cũng ổn định và tăng qua các năm. 4.2.3 Tình hình dư nợ 4.2.3.1 Dư nợ theo thời gian từ năm 2011 đến 6T 2014 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số dư nợ tăng đều qua các năm cụ thể năm 2011 doanh số dư nợ là 357.242 triệu đồng sang năm 2012 là 435.286 triệu đồng tăng 78.044 triệu đồng tăng 21,85% so với năm 2011 và đạt 478.447 ở năm 2013 tăng 43.161 triệu đồng tức tăng 9,92% so với năm 2012. Đến 6/2014 doanh số này vẫn tăng đạt 469.096 triệu đồng tăng 46.988 triệu đồng tức tăng 10,46% so với 6/2013. Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ hằng năm khoảng 86-89% và liên tục tăng qua các năm. Điều này cũng là tất yếu vì doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay. Cụ thể ngắn hạn năm 2011 là 310.256 triệu đồng chiếm tỷ trọng 86,85%, năm 2012 chiếm 88,43% tăng 74.655 triệu đồng tức tăng 24,06% so với năm 2011, năm 2013 dư nợ ngắn hạn là 422.042 triệu đồng chiếm 88,21% tăng 37.131 triệu đồng tăng 9,65% so với năm 2012. Tiếp đến 6/2014 tiếp tục tăng đat 59.375 triệu đồng tức tăng thêm 4.150 triệu đồng tương đương tăng 12,23% so với 6/2013. Nguyên nhân là trong các năm qua tình hình kinh tế địa phương phát triển khá ổn định, khách hàng vay vốn ngắn hạn tại Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao và có đủ điều kiện để Ngân hàng cho vay nên đã được Ngân hàng đáp ứng và một phần do khách hàng xin Ngân hàng cho gia hạn nợ khi đến hạn trả. 37 Bảng 4.7: Tình hình dư nợ theo thời gian của NH từ 2011- 6T 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh chênh lệch Chỉ tiêu 2012/2011 2011 2012 2013 6T 2013 Trung- dài hạn Tổng 310.256 384.911 42.2042 6T 2014/6T 2013 6T 2014 Số tiền Ngắn hạn 2013/2012 % Số tiền % Số tiền % 370.119 415.375 74.655 24,06 37.131 9,65 45.256 12,23 56.405 78.989 80.721 3.389 7,21 6.03 11,97 1.732 2,19 357.242 435.286 478.447 449.108 496.096 78.044 21,85 43.161 9,92 46.988 10,46 46.986 50.375 Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu doanh số dư nợ theo thời gian 2011- 6T 2014 38 Dư nợ trung-dài hạn qua các năm như sau: năm 2011 doanh số dư nợ là 46.986 triệu đồng chiếm 13,15%, năm 2012 là 50.375 triệu đồng tăng 3.389 triệu đồng tăng 7,21% so với năm 2011. Vào cuối năm 2013 dư nợ tiếp tục tăng là 56.405 triệu đồng tăng 6.030 triệu đồng tương đương tăng 11,97% so với năm 2012. Và tiếp tục đến 6/2014 doanh số là 80.721 triệu đồng tăng 1.732 triệu đồng tăng 2,19% so với 6/2013. Do khách hàng vay vốn tại Ngân hàng chủ yếu là hộ nông dân và những người kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ nên dư nợ trung-dài hạn tại Ngân hàng chiếm tỷ trọng không cao. Nhìn chung dư nợ ngắn hạn Ngân hàng tăng qua các năm tuy tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đó là nguồn vốn quan trọng đối với người dân. Ta thấy dư nợ trung-dài hạn tăng qua các năm cho thấy khả năng về nhu cầu vốn trung-dài hạn đối với người dân rất lớn. 4.2.3.2 Dư nợ theo ngành nghề Ngành Nông nghiệp Năm 2012 thì dư nợ ngành nông nghiệp của ngân hàng đạt 293.063 triệu đồng, tăng 18,60% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng là 67,33% trong tổng dư nợ của năm. Đến năm 2013, tình hình dư nợ ngành nông nghiệp của ngân hàng đạt 324.410 triệu đồng, tăng 10,70% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 67,81% tổng dư nợ năm 2013, tăng 6,38% so với trong năm 2012. Như vậy, số dư nợ ngành nông nghiệp của ngân hàng trong ngành nông nghiệp tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Và tiếp tục tăng ở 6/2014 dư nợ là 335.326 triệu đồng tăng 23.572 triệu đồng so với 6/2013 tức tăng 7.56%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay của ngành này tăng lên, thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đối với khách hàng, sẵn sàng cung cấp vốn để sản xuất kinh doanh, góp phần đưa kinh tế huyện nhà đi lên và chứng tỏ thị phần tín dụng của chi nhánh ngày càng lớn mạnh. Một phần nữa do trong các năm qua chi nhánh đã mở rộng đầu tư theo hạn mức tín dụng đối với kinh tế hộ phù hợp với tình hình phát triển mô hình kinh tế tổng hợp của hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ dân tiếp cận vốn vay nhiều hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng quản lý vốn đầu tư của từng hộ cũng như cấp tín dụng cho họ để sản xuất có hiệu quả. Bên cạnh đó ngân hàng còn chủ động khai thác tìm đối tượng đầu tư, luôn chú trọng đến việc mở rộng nhiều loại hình, phương thức cho vay, đối tượng cho vay và không ngừng cải tiến các thủ tục cho vay đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý và theo quy định của pháp 39 luật, có nhiều chính sách khuyến khích các hộ nông dân sản xuất kinh doanh và mở rộng ngành nghề nên nhu cầu vay vốn của họ ngày càng cao, dẫn đến dư nợ ngày càng tăng. Ngành Thủy sản Tình hình dư nợ tăng đều qua các năm. Năm 2012 dư nợ là 59.677 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,83% tổng dư nợ của ngành nghề tăng 10.255 triệu đồng so với 2011 tức tăng 20,75%. Sang năm 2013 dư nợ là 67.575 triệu đồng tăng 7.898 triệu đồng tăng 13,23% năm 2012. Là do ở ngành này đươc hỗ trợ giá của chính phủ, và các đối tác nhập khẩu có uy tín hợp tác lâu năm nên công tác thu nợ thuận lợi làm tăng dư nợ. Dư nợ vẫn tiếp tục tăng ở 6/2014 là 75.605 triệu đồng tăng 11.723 triệu đồng tức tăng 18.35% so với 6/2013. Ngành Công nghiệp Trong năm 2012 thì dư nợ của các ngành nghề công nghiệp đạt được là 67.244 triệu đồng, tăng 41,57% so với dư nợ năm 2011, chiếm tỷ trọng là 15,45% trong tổng dư nợ ngắn hạn theo ngành, tăng 2,15% so với tỷ trọng năm 2011. Đối với các ngành công nghiệp trong năm 2013 thì dư nợ 65.911 triệu đồng, giảm 1,98% so với dư nợ của ngành này trong năm 2012 và chiếm 13,78% trong cơ cấu dư nợ ngành nghề, giảm 1,67% so với tỷ trọng dư nợ ngành công nghiệp của năm 2012. Tuy có sự giảm nhẹ ở năm 2013 nhưng sau đó dư nợ ở ngành này đã tăng trở lại cụ thể 6/2014 dư nợ là 64.614 triệu đồng tăng 8.436 triệu đồng tức tăng 15,02% so với 6/2013. Nhìn chung, dư nợ trong các ngành công nghiệp cũng tăng khá cao, nguyên nhân là do trong thời gian gần đây, xu hướng kinh doanh của các ngành nghề trong cơ cấu nguồn vốn là không nên sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu cao, mà thay vào đó là nên sử dụng các nguồn vốn khác như vốn cổ phần, vốn vay ngân hàng chẳng hạn. Vì vậy mà trong ba năm qua, dư nợ của ngành này có phần tăng nhanh. 40 Bảng 4.8: Tình hình dư nợ theo ngành nghề của NH từ 2011- 6T 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh chênh lệch Đối tượng 2012/2011 2011 2012 2013 6T 2013 2013/2012 6T 2014/6T 2013 6T 2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 247.108 293.063 324.410 311.754 335.326 45.955 18,60 31.347 10,70 23.572 7,56 Thủy sản 49.422 59.677 67.575 63.881 75.605 10.255 20,75 7.898 13,23 11.723 18,35 Công nghiệp 47.498 67.244 65.911 56.178 64.614 19.746 41,57 (1.333) (1,98) 8.436 15,02 7.584 6.808 6.167 7.504 6.645 (776) (10,23) (641) (9,42) (859) (11,45) 563 8.494 14.384 9.791 13.906 2.864 50,87 5.890 69,34 4.116 42,04 357242 435.286 478447 449.108 496.096 78.044 21,85 43.161 9,92 46.988 10,46 Nông nghiệp TN – DV Ngành khác Tổng cộng Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu dư nợ theo ngành nghề 2011- 6T 2014 41 Ngành TN – DV Dư nợ qua các năm giảm đều do DSCV và DSTN đều giảm. Năm 2012 ngành thương nghiệp dư nợ 6.808 triệu đồng, giảm 776 triệu đồng tương đương giảm 10,23% so với dư nợ của ngành trong năm 2011 và chiếm 17,21%. Năm 2013 tiếp tục giảm chỉ còn 6.167 triệu đồng giảm 9,42% so với năm 2012. Đến 6/2014 dư nợ là 6.645 triệu đồng giảm 11,45% so với 6/2013 dư nợ luôn giảm là do đây không phải là lĩnh vực chuyên sâu và những khách hàng vay đều là những khách hàng mới với nhu cầu sử dụng vốn mới, do đó các CBTD thẩm định kĩ trước khi cho vay thực hiện tốt việc thu hồi nợ đúng hạn. Ngành khác Nhìn chung dư nợ trung dài hạn của ngành nghề khác tăng qua các năm. Sự thay đổi của dư nợ trong lĩnh vực này chủ yếu do dư nợ khi cho vay ở các đối tượng vay để phục vụ đời sống và một số ngành nghề sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn khác. Đó là lí do làm cho dư nợ năm 2012 tăng 50,87% so với năm 2011 tương ứng tăng 2.864 triệu đồng. Trong năm 2013 thì dư nợ đối tượng này tiếp tục tăng, đạt được là 14.384 triệu đồng, tăng 69,34% so với dư nợ năm 2012. Đến 6/2014 vẫn tăng 42,04 % so với 6/2013 đạt 13.906 triệu đồng. Dư nợ trong lĩnh vực này tăng do sự gia tăng trong các đối tượng cho vay thấu chi, cầm cố,… Nhu cầu của người dân tăng cao từ đó kéo theo dư nợ ở lĩnh vực này cũng tăng cao. 4.2.4 Tình hình nợ xấu 4.2.4.1 Nợ xấu theo thời gian từ năm 2011 đến 6T 2014 Từ năm 2011 đến 6/2014, tình hình nợ xấu của NH có xu hướng giảm. Tổng nợ xấu của NH vào năm 2012 là 6.661 triệu đồng, tăng 1.338 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 25,14%. Đến năm 2013, con số này giảm xuống còn 4.609 triệu đồng, giảm 2.052 triệu đồng so với tổng nợ xấu năm 2012. Nhưng đến 6/2014 chỉ còn 2.853 triệu đồng giảm 706 triệu đồng so với 6/2013 tức giảm 19,84%. Sự sụt giảm về nợ xấu của NH được thể hiện cụ thể. Nợ xấu trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 6-13% tổng nợ xấu. Nợ xấu dài hạn năm 2012 là 498 triệu đồng giảm 173 triệu đồng so với năm 2011 tức giảm 25,78%. Nhưng đến năm 2013 nợ xấu tăng lên thêm 90 triệu đồng là do những yếu tố khách quan làm cho cây trồng bị thiệt hai. Người dân phải đầu tư ở những phương án mới. Như vậy sẽ tốn nhiều chi phí và lợi nhuận chưa thể thu hồi ngay được từ đó vẫn tồn tại nợ xấu ở đối tượng này. Nợ xấu 42 ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu chiếm 64-87% là do khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, giá cả nguyên vật liêu, vật tư biến động và tăng cao ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh kéo theo sự trễ nãi trong viêc trả nợ Ngân hàng. Tuy nhiên do những năm qua Ngân hàng cũng đã thận trọng xem xét, thẩm định và thường xuyên kiểm tra theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng nên nợ xấu đã giảm dần qua các năm. 43 Bảng 4.9: Tình hình nợ xấu theo thời gian của NH từ 2011-6T 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T 2013 Trung- dài hạn Tổng 6T 2014/6T 2013 6T 2014 Số tiền Ngắn hạn 2013/2012 % Số tiền % Số tiền % 4.652 6.163 4.021 3.250 2.658 1.511 32,48 (2.142) (34,76) (592) (18,22) 671 498 588 309 195 (173) (25,78) 90 18,07 (114) (36,89) 5.323 6.661 4.609 3.559 2.853 1.338 25,14 (2.052) (30,81) (706) (19,84) Nguồn: Phòng tín dụng, nợ xấu theo thời gian từ 2011- 6T 2014 44 4.2.4.2 Nợ xấu theo ngành nghề từ năm 2011 đến 6T 2014 Ngành Nông nghiệp Đây là ngành chiếm nợ xấu cao nhất trong các ngành. Năm 2012 thì nợ xấu ngành nông nghiệp là 3.577 triệu đồng tăng 596 triệu đồng tương đương tăng 19,99% so với tỷ trọng nợ xấu của ngành này năm 2011. Nợ xấu ở lĩnh vực này năm 2012 tăng chủ yếu ngành trồng trọt và chăn nuôi. Người dân gặp phải những rủi ro về giá lúa, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, trong khi chi phí sản xuất nông nghiệp không mấy giảm, từ đó làm giảm khả năng trả nợ của những hộ dân, tăng nợ xấu cho NH. Mặt khác, do trình độ dân trí còn thấp, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế nên rủi ro trong sản xuất nông nghiệp cũng cao hơn so với các ngành khác. Bước sang năm 2013 thì nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giảm triệu 120 triệu đồng, giảm 3,35% so với nợ xấu của ngành nông nghiệp trong năm 2012. Sau đó NH đã tích cực thực hiện các giải pháp có hiệu quả trong việc thu hồi giảm tỷ lệ nợ xấu. Sự nổ lực của CBTD trong khâu thẩm định và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Hơn nữa, đa số khách hàng ở lĩnh vực này là nông dân nên ít thời gian chú ý đến thời hạn của các khoản nợ, do đó, NH cung cấp các dịch vụ SMS Banking nhằm hạn chế nợ quá hạn. Nên cho đến 6/2014 còn 2.358 triệu đồng giảm 280 triệu đồng tức giảm 10,61% so với 6/2013. Ngành Thủy sản Nợ xấu đối với ngành này có vẻ khả quan hơn tuy ở năm 2011 nợ xấu là 410 triệu đồng chiếm 7,70% trong tổng nợ xấu của ngành nhưng sang năm 2012 nợ xấu đã giảm chỉ còn 293 triệu đồng giảm 117 triệu đồng tương đương giảm 28,54% so với năm 2011. Và tiếp tục giảm ở năm 2013 còn 206 triệu đồng đến 6/2014 thì nợ xấu ở ngành này không còn nữa. Ngành TN - DV Năm 2012 là 590 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11,08% tổng nợ xấu giảm 70 triệu đồng so với năm 2011 tức giảm 10,61%. Nhưng đến năm 2013 nợ xấu giảm xuống còn 390 triệu đồng giảm 200 triệu đồng tương đương giảm 33,90% so với năm 2012. Và nợ xấu tiếp tục giảm ở 6/2014 chỉ còn 204 triệu đồng giảm 132 triệu đồng giảm 39,29% so với 6/2013. Nợ xấu giảm ở ngành này là do người dân sử dụng vốn vay đúng mục đích. Ngoài ra một số bộ phận dư nợ tín dụng khâu thẩm định tốt, quá trình xử lý nợ kiên quyết, ý thức vay trả của hộ vay cao. 45 Bảng 4.10: Tình hình nợ xấu theo ngành nghề của NH từ 2011- 6T 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh chênh lệch Đối tượng 2012/2011 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014/6T 2013 6T 2014 Số tiền Nông nghiệp 2013/2012 % Số tiền % Số tiền % 2.981 3.577 3.457 2.638 2.358 596 19,99 (120) (3,35) (280) (10,61) Thủy sản 410 293 206 157 0 (117) (28,54) (87) (29,69) (157) (100) Công nghiệp 750 1.750 0 0 0 1.000 133,33 (1.750) (100) 0 0,00 TN – DV 660 590 390 336 204 (70) (10,61) (200) (33,90) (132) (39,29) Ngành khác 522 451 556 428 291 (71) (13,60) 105 23,28 (137) (32,01) 5.323 6.661 4.609 3.559 2.853 1.338 25,14 (2.052) (30,81) (706) (19,84) Tổng cộng Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu nợ xấu theo ngành nghề từ 2011- 6T 2014 46 Ngành Công nghiệp Nợ xấu của ngành công nghiệp trong năm 2012 là 1.750 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 26,27% trong tổng nợ xấu của NH trong năm 2012. Công tác thu nợ của khối ngành này năm 2012 chưa tốt, cụ thể là đã tăng nhiều so với năm 2011 là 1.000 triệu đồng là do các khoản nợ từ năm trước chuyển sang, thêm vào đó các khoản nợ xấu này chủ yếu phát sinh ở các DN nhỏ, có vốn cũng như qui mô nhỏ, họ sẽ thường đầu tư vào những dự án có lợi nhuận nhiều trong thời gian ngắn nhưng rủi ro lại cao. Do đó trước những điễn biến không tốt từ thị trường nhất thời cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ. Ngoài ra, CBTD có ít kinh nghiệm trong việc thẩm định các dự án đầu tư, chưa chuyên sâu nên việc dẫn đến rủi ro là không thể tránh khỏi. Sang năm 2013, nợ xấu đối với lĩnh vực này không còn nữa. Điều này cho thấy được sự nỗ lực cũng như hiệu quả của các biện pháp khắc phục nhằm hạn chế tối đa những khoản nợ xấu có thể phát sinh. Công tác giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay trong suốt quá trình vay đem lại hiệu quả cao. Ngành khác Nợ xấu đối với ngành nghề khác từ năm 2011 đến năm 6/2014 tăng giảm không ổn định. Năm 2011, nợ xấu ở lĩnh vực này là 522 triệu đồng, sang năm 2012 nợ xấu giảm xuống còn 451 triệu đồng, giảm 71 triệu đồng so với năm 2011, tương đương giảm 13,60%. Đến năm 2013, nợ xấu ở lĩnh vực này lại tăng lên đạt 556 triệu đồng tăng 105 triệu đồng tức tăng 23,8% so với năm 2012. Nhưng đến 6/2014 đã giảm chỉ còn 291 triệu đồng giảm 137 triệu đồng giảm 32,01% so với 6/2013. Điều này cho thấy ý thức sử dụng vốn của người dân tốt hơn. Trong điều kiện nền kinh tế ổn định những khách hàng hoạt động ở lĩnh vực thương nghiệp sẽ tăng cường nhu cầu đi vay. Khi nền kinh tế chuyển biến xấu họ sẽ có xu hướng trả nợ đúng hạn để có thể giữ uy tín với ngân hàng, mặt khác sẽ giảm được chi phí trả lãi cho NH. Từ đó làm cho nợ xấu ở lĩnh vực này giảm liên tục qua các năm. 47 4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA CÁC NĂM THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Bảng 4.11: Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 2012 2013 6T 2014 Vốn huy động Triệu đồng 350.225 408.363 470.148 361.247 Doanh số cho vay Triệu đồng 581.694 650.211 584.311 277.240 Doanh số thu nợ Triệu đồng 553.594 572.167 541.150 259.591 Dư nợ bình quân Triệu đồng 321.518 396.264 456.867 487.272 Tổng dư nợ Triệu đồng 357.242 435.286 478.447 496.096 Dư nợ NH Triệu đồng 310.256 384.911 422.042 415.375 Dư nợ trung(dài hạn) Triệu đồng 46.986 50.375 56.405 80.721 Nợ xấu Triệu đồng 5.323 6.661 4.609 2.853 Tổng dư nợ/VHĐ % 102 106,59 101,77 137,33 Dư nợ NH/Tổng dư nợ % 86,85 88,43 88,21 83,73 Dư nợ Trung (dài) hạn/ Tổng dư nợ % 13,15 11,57 11,79 16,27 Nợ xấu/tổng dư nợ % 1,49 1,53 0,96 0,58 Vòng 1.72 1.44 1.18 0,53 % 95,17 88 91,61 93,63 VQVTD Hệ số thu nợ 48 4.3.1 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động Đây là chỉ số tính toán khả năng sử dụng vốn vay trên tổng nguồn VHĐ của NH. Năm 2011, tỷ số tổng dư nợ trên nguồn VHĐ là 102%, tức là trong 100 đồng vốn huy động thì NH cho vay 102 đồng. Sang năm 2012, tỷ lệ này tăng lên 106,59%, tức trong 100 đồng vốn mà NH huy động được thì có 106,59 đồng đem đi cho vay. Tỷ lệ này trong năm 2012 tăng 4,59% so với năm 2011. Là do tổng dư nợ và nguồn vốn huy động đều tăng trong năm 2012. Đến năm 2013 thì tỷ lệ này giảm so với năm 2012. Tỷ lệ dư nợ trên VHĐ trong năm này đạt 101,77%, tức là trong 101,77 đồng dư nợ thì có 100 đồng vốn huy động. Điều này cho thấy NH đã sử dụng triệt để nguồn vốn huy động để cho vay, tuy nhiên nguồn vốn huy động được vẫn khổng đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Do đó, trong các năm NH đã phải sử dụng đến vốn điều chuyển từ NH cấp trên để cho vay. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH vì chi phí sử dụng vốn điều chuyển cao hơn. Nhìn chung trong ba năm thì việc sử dụng nguồn VHĐ vào công tác cho vay của NH được thực hiện tốt, trên 100%. Cho thấy NH đã rất tích cực trong việc huy động và tiềm kiếm khách hàng. 4.3.2 Dư nợ ngắn( trung và dài hạn) trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này cho thấy cơ cấu tín dụng của Ngân hàng theo thời gian. Dựa vào chỉ số này để Ngân hàng điều chỉnh lại cơ cấu cho vay theo từng thời hạn cho hợp lý hơn trong từng giai đoạn và từng điều kiện hiện có của mình. Trong năm 2011, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ là 86,85%, có nghĩa là trong 100 đồng dư nợ thì có 86,85 đồng dư nợ ngắn hạn. Trong khi đó, với 100 đồng dư nợ thì chỉ có 13,15 đồng dư nợ trung–dài hạn. Tỷ trọng này rất nhỏ so với cho vay ngắn hạn. Trong năm 2012, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ lại tăng lên khi trong 100 đồng dư nợ thì có 88,43 đồng dư nợ ngắn hạn, còn lại 11,57 đồng là trung – dài hạn. Dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn DSCV của NH và dư nợ trung – dài hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ. 49 Và trong năm 2012, khoảng cách này tăng lên, cho thấy NH đã không thành công trong chuyển đổi cơ cấu cho vay. Sang năm 2013, có chút thay đổi trong cơ cấu cho vay giữa ngắn hạn và trung – dài hạn. Trong năm 2013, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn giảm so với năm 2012, còn 88,21%, tức là trong 100 đồng dư nợ chỉ còn 88,21 đồng dư nợ ngắn hạn, trong khi dư nợ trung – dài hạn tăng lên và chiếm 11,79 đồng trong 100 đồng dư nợ của NH. Tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn đã tăng lên nhưng chỉ tăng nhẹ. Ngân hàng đã có những thay đổi trong cơ cấu thời hạn cho vay, chú trọng hơn đối với các khoản vay trung – dài hạn. (Huyện khuyến khích phát triển các ngành xay xát lương thực, chế biến thực phẩm, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu tải trọng từ 500 - 1.000 tấn/ chiếc, tổ chức mô hình hợp tác sản xuất để củng cố các làng nghề truyền thống như làng nghề chằm lá ở xã Long Mỹ, làng nghề đan đát ở xã Hòa Tịnh, làng nghề dệt chiếu thảm ở xã Tân Long Hội, làng nghề đan thảm lục bình ở xã Chánh Tịnh, An Phước... ) Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và trung – dài hạn của NH có những thay đổi qua ba năm. Do những yếu tố khách quan, những rủi ro tự nhiên mang lại đối với các ngành nghề làm cho cơ cấu này thay đổi. Tuy nhiên, nhìn chung NH vẫn còn chú trọng rất nhiều vào cho vay với thời hạn ngắn, đây là một trong hạn chế của NH trong thời gian qua. Do đó, NH cần cơ cấu lại thời hạn một cách hợp lí để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn. 4.3.3 Nợ xấu trên tổng dư nợ Đây là chỉ số quan trọng đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Mang Thít giảm liên tục qua các năm. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của NH là 1,49%, tức là trong 100 đồng dư nợ của NH thì có 1,49 đồng nợ xấu. Sang năm 2012, tỷ lệ này tăng lên 1,53% trong 100 đồng dư nợ tồn tại 1,53 đồng nợ xấu. Và đến năm 2013, khi tỷ lệ này giảm xuống còn 0,96%(dưới 1%). Đến 6/2014 là 0,58% trong 100 đồng dư nợ tồn tại 0,58 đồng nợ xấu. Tỷ lệ này giảm thể hiện rủi ro của NH trong hoạt động tín dụng đang giảm và chất lượng tín dụng được nâng cao. Nguyên nhân của việc giảm tỷ lệ này do NH đã thực hiện công tác quản trị nợ tốt hơn. Bên cạnh đó, NH mở rộng cho vay đối với những ngành nghề có khả năng thu hồi nợ tốt và hạn chế đối với những ngành nghề gặp nhiểu khó khăn trong công tác thu hồi nợ. Do đó, những khoản nợ xấu sẽ giảm đi qua các năm. 50 4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ quay của đồng vốn tín dụng, từ đó thấy được thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm. Trong ba năm, vòng quay VTD của NH luôn nhỏ hơn 2 vòng/năm. Cụ thể trong năm 2011, VTD của NH quay 1,72 vòng/năm. Sang năm sau, vòng quay VTD của NH gảm xuống 1,44 vòng/ năm. Đến năm 2103, vòng quay VTD của NH giảm xuống chỉ còn 1,18 vòng/năm. Việc vòng quay vốn của NH giảm do trong năm 2013 các khoản nợ chưa đến hạn của NH nhiều do đó dư nợ trong năm tăng cao. Do đó làm cho số vòng quay giảm xuống. Đồng thời trong 6/2014 chỉ đạt 0,73 vòng là do trong kì các khoản dư nợ chưa đến hạn thu hồi nên dư nợ giảm làm cho vong quay cũng giảm Vòng quay vốn của Ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013 luôn lớn hơn 1 nhưng vẫn còn rất nhỏ cho thấy NH cần thưc hiện tốt hơn nữa viêc sử dụng nguồn vốn, tránh bị ứ động. 4.3.5 Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng. Hệ số này càng lớn thì công tác thu nợ của Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. Chỉ số này phần nào sẽ phản ánh được khả năng thu hồi nợ của NH đối với việc cho vay. Chỉ số này trong ba năm cũng có những thay đổi. Trong năm 2011, hệ số thu nợ của NH là 95,17%, tức là trong 100 đồng NH đem đi cho vay thì NH sẽ thu về 95,17 đồng. Tuy nhiên đến năm 2012, hệ số thu nợ của NH giảm xuống còn 88%, tức là sự sụt giảm trong năm này NH cho vay 100 đồng thì chỉ thu về 88 đồng. Điều này không phản ánh doanh số thu nợ giảm mà sự sụt giảm của hệ số thu nợ là do tốc độ tăng của dư nợ cao hơn tốc độ tăng của DSTN. Đến năm 2013, hệ số thu nợ tăng lên so với năm 2012. Hệ số thu nợ của năm này đạt 92,61%, tương ứng với việc cho vay 100 đồng sẽ thu về được 92,61 đồng. Và hệ số thu nợ ở 6 tháng 2014 là 93,63% tương ứng với việc cho vay 100 đồng thu về được 93,63 đồng. Hệ số thu nợ tăng nhiều như vậy chủ yếu do các khoản nợ còn thời hạn từ năm trước chuyển sang và đến hạn. Đồng thời công tác thúc đẩy việc trả nợ của NH đối với khách hàng tốt hơn, do đó hệ số này sẽ cao hơn. Hệ số thu nợ chỉ phản ánh phần nào về công tác thu hồi nợ của NH. Trong ba năm, hệ số thu nợ của NH luôn chiếm trên 92%. Đây là dấu hiệu tốt cho việc hoạt động kinh doanh của NH. 51 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN MANG THÍT 5.1.1 Về những kết quả đạt được - Nguồn vốn huy động của NH trong 3 năm và 6 tháng đầu năm 2014 điều tăng và tỷ trọng vốn huy động tại chỗ cao hơn vốn điều chuyển từ NH cấp trên chuyển về. - Nguồn vốn NH huy động được phần lớn là các loại tiền gửi có kì hạn, do đó NH sẽ chủ động được trong vấn đề sử dụng các loại nguồn vốn này phục vụ cho hoạt động cho vay. - Doanh số cho vay của NH đối với các lĩnh vực tăng qua các năm. Đặc biệt là ở một số lĩnh vực mới như các đối tượng vay thấu chi, thẻ, các ngành tiểu thương,… - Công tác thu nợ của NH trong ba năm qua cũng có những chuyển biến tốt. Công tác thu nợ ở các đối tượng nhìn chung đều tăng qua các năm. - Nợ xấu của NH giảm qua các năm, điều này cho thấy kết quả từ công tác thu hồi nợ của NH, đồng thời cũng thể hiện sự linh hoạt và tiến bộ của các nhà quản trị NH. - Ngoài ra, để giảm thiểu những rủi ro mà NH cũng như khách hàng có thể gặp phải trong quá trình cho vay và đi vay thì NH đã cung cấp dịch vụ “Bảo hiểm tiền vay” cho khách hàng, dịch vụ này nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro cho những khoản vay khi khách hàng vay mất khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, NH còn hạn chế các khoản nợ quá hạn bằng các dịch vụ như SMS Banking,… 5.1.2 Những vấn đề còn tồn tại - Mặc dù nguồn vốn huy động của NH có tăng qua các năm, tuy nhiên hằng năm NH đều phải nhận vốn điều chuyển từ NH cấp trên gửi về và tăng liên tục trong ba năm. Chi phí sử dụng vốn điều chuyển cao hơn nhiều so với VHĐ, nên mặc dù hoạt động có hiệu quả nhưng lợi nhuận đem lại cho NH vẫn chưa được cao lắm. Do đó NH cần có chính sách để tăng nguồn VHĐ. 52 - Trong HĐV nguồn vốn chủ yếu NH huy động được là các loại tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng, điều này sẽ gây khó khăn cho NH khi NH muốn đầu tư vào các dự án trung – dài hạn. - Mặc dù đã có những biện pháp chuyển đổi cơ cấu cho vay nhưng tỷ lệ cho vay ngắn hạn vẫn còn khá cao, cho thấy NH đã không sử dụng có hiệu quả VHĐ trung – dài hạn. - Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh, tuy nhiên nợ xấu vẫn tồn tại và có xu hướng tăng đối với những ngành nghề truyền thống trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH nếu như NH không có giải pháp phòng ngừa hợp lí. - Do chưa đủ về nhân lực để mở rộng thẩm định hồ sơ vay vốn cho các doanh nghiệp của cán bộ thẩm định nên Ngân hàng vẫn chưa mở rộng cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp mà đây là loại hình cho vay mang lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng. - Doanh số cho vay của NH đa số tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp. Đây là lĩnh vực thế mạnh của NH, tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực chịu tác động trực tiếp từ các vụ thiên tai, dịch bệnh,… Những yếu tố này sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho người sản xuất từ đó tăng mức độ rủi ro đối với các khoản cho vay của NH ở lĩnh vực này. Vì vậy để phân tán rủi ro Ngân hàng cần tăng nhiều hơn nữa doanh số cho vay đối với những ngành đang dần dần phát triển ở địa phương như ngành tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp hoặc các ngành nghề khác. - Ngoài ra, NH còn gặp nhiều khó khăn do nguồn nhân lực còn hạn chế. Mỗi CBTD thường phụ trách từ 2-3 xã trên địa bàn huyện với rất nhiều món vay do đó CBTD khó có thể theo dõi, giám sát và thẩm định các món vay chặt chẽ và chính xác. Đa số các CBTD thẩm định dựa vào kinh nghiệm và mối quan hệ tín dụng của khách hàng với NH trong những năm qua. Điều này sẽ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn mà NH có thể gặp phải đối với các món vay. - Trình độ chuyên môn của các CBTD đối với một số lĩnh vực mới còn hạn chế. Các CBTD chưa có khả năng dự đoán các phản ứng của thị trường cũng như khả năng lường trước những rủi ro có thể xảy ra với khách hàng làm ảnh hưởng đến các khoản vay. 53 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - Ngân hàng cần hạn chế việc cho vay đối với các khoản vay nhỏ lẻ, có giá trị thấp vì địa bàn rộng khi cho vay các món vay nhỏ phải đi thẩm định xa tốn nhiều chi phí trong khi lãi cho vay ít, cần tập trung vào các món vay lớn có giá trị cao. Ngân hàng có thể sử dụng phương thức cho vay theo HMTD để tiết kiệm chi phí. - Giảm các khoản vay ngắn hạn, tăng các khoản cho vay trung dài hạn bằng cách tăng thời hạn cho vay đối với các khoản vay. Ngoài ra, NH nên liên hệ với phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, Uỷ ban nhân dân các xã (thị trấn) khai thác triệt để các chương trình cho vay đối với các dự án mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp; các dự án cải tạo vườn trung dài hạn để có thể đầu tư vốn vay hợp lí, đúng quy định và tăng tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn. - Ngân hàng cần tập trung khai thác và đầu tư vốn vay cho khách hàng là DN và hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn bằng cách mở rộng mối quan hệ với các ngành nghề, lĩnh vực. Tránh tình trạng tập trung vốn vay vào ngành nông nghiệp quá nhiều, như vậy sẽ tránh được những rủi ro mà NH có thể gặp phải. - Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó Ngân hàng mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để có biện pháp tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn đảm bảo có thể trả nợ khi đến hạn. - Ngân hàng nên bổ sung thêm nguồn nhân lực nhất là nguồn lực cán bộ tín dụng. Ngân hàng nên giao một CBTD phụ trách một địa bàn quản lí. Như vậy, CBTD có thể theo dõi, giám sát việc sử dụng các món vay, thực hiện đôn đốc khách hàng trả nợ khi khoản vay đến hạn. Từ đó sẽ nâng cao được chất lượng tín dụng. Nếu như một cán bộ tín dụng phụ trách nhiều địa bàn như ở Ngân hàng hiện nay thì có gặp nhiều phiền hà khi cán bộ này đi thẩm định, khách hàng sẽ mất nhiều thời gian chờ đợi, đi lại nhiều lần. - Bên cạnh đó tăng cường đào tạo về nghiệp vụ cũng như trình độ chuyên môn đối với một số ngành nghề mới cho các CBTD từ đó có thể tăng năng lực thẩm định các dự án và giảm rủi ro cho NH. 54 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua việc phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Mang Thít cho thấy tín dụng là hoạt động chủ yếu và luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động của NH. Ngoài việc huy động vốn từ nền kinh tế bổ sung thêm nguồn vốn cho NH thì hoạt động này cũng góp phần quan trọng vào việc cung cấp vốn cho các tầng lớp dân cư, các ngành nghề và lĩnh vực trong nền kinh tế từ đó giúp cho nền kinh tế được ổn định hơn. Trong ba năm, nguồn vốn NH huy động được luôn tăng, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của NH. Điều này cho thấy được sự nỗ lực của ban lãnh đạo NH và đội ngũ nhân viên trong NH. Ngoài ra, NH còn đa dạng hóa các hình thức huy động và trả lãi từ đó thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn huyện. Ngân hàng cũng đã tận dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được qua việc DSCV tăng qua các năm. Công tác cho vay của NH tăng trưởng ở hầu hết các ngành nghề. Ngân hàng cũng đã phát huy được lĩnh vực cho vay thế mạnh của mình là lĩnh vực nông nghiệp với những khách hàng quen thuộc có mối quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng. Bên cạnh đó thì DSTN ngắn hạn của NH cũng được cải thiện và có những kết quả khả quan trong ba năm. Bên cạnh những mặt mà NH đã thực hiện tốt trong ba năm qua thì vẫn còn một số vấn đề NH cần cải thiện. Mặc dù vốn huy động của NH tăng qua các năm, tuy nhiên vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu vay của người dân, do đó NH còn sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ NH cấp trên, việc sử dụng nguồn vốn này đã làm giảm lợi nhuận của NH do chi phí sử dụng vốn này cao. Việc sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay trung –dài hạn chưa được tốt, doanh số cho vay ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu DSCV. Công tác thu hồi nợ đối với các khoản nợ trung – dài hạn của NH vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thể hiện ở DSTN trung – dài hạn không ổn định và giảm ở năm 2012. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Mang Thít Hiện nay nhu cầu xã hội ngày càng phát triển và người dân càng hạn chế việc sử dụng tiền mặt cho các hoạt động giao dịch. Do đó, NH nên trang bị máy 55 thanh toán tiền tự động có logo “Agribank” của Ngân hàng tại quầy cho những nơi công cộng như siêu thị, khách sạn, sân bay, các cửa hàng bán lẻ lớn... Ngoài ra, NH có thể nên thực hiện nhiều và phổ biến hơn việc trả lương nhân viên thông qua hệ thống thẻ ATM của NH. Từ đó cũng thúc đẩy được việc tăng nhu cầu sử dụng thẻ của NH. Bám sát vào mục tiêu cũng như định hướng phát triển của kinh tế địa phương, từ đó có những chính sách để chuyển đổi cơ cấu đầu tư và phát triển tín dụng phù hợp với năng lực tài chính, năng lực quản lí và vốn đầu tư của từng đơn vị. Tiếp tục duy trì các mối quan hệ tín dụng với những khách hàng hiện tại và tích cự mở rộng các mối quan hệ với các đối tượng mới nhằm tăng số lượng khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng. Khai thác triệt để nguồn tiền gởi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, tiền gởi thanh toán, chuyển tiền, tiền đền bù di dời… Đặc biệt chú trọng tiền gởi trong dân cư, tiền gởi có kỳ hạn trên 12 tháng, chứng chỉ tiền gửi dự thưởng, để tạo nguồn vốn ổn định, quan tâm đúng mức đến việc tăng trưởng tiền gởi ngoại tệ. Tiếp tục các giải pháp thực hiện phù hợp có hiệu quả, giao chỉ tiêu thi đua khen thưởng đến từng CBCNV trong chi nhánh. Từng phòng giao dịch trực thuộc cần có những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu được giao. Công tác thẩm định, giám sát, kiểm tra việc sử dụng các khoản nợ phải được thực hiện chặt chẽ. Tránh tình trạng sử dụng mối quan hệ để tiến hành thẩm định. Bên cạnh đó, NH cũng phải thường xuyên kiểm tra và xem xét các khoản nợ gần đến hạn từ đó có những biện pháp nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ tránh tình trạng nợ quá hạn. Mặt khác thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ, kiên quyết xử lý thu hồi nợ xấu; tăng cường khâu thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay, nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm toán, nhằm khắc phục những sai xót để đảm bảo đầu tư có chất lượng và hiệu quả, để tiến tới mục tiêu lành mạnh tài chính, củng cố năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh . Thường xuyên và tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn cho các CBTD để đảm bảo công tác tín dụng có chất lượng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, các cấp quản lí cũng phải nâng cao khả năng lãnh đạo từ đó có thể chỉ đạo và có những chính sách phù hợp với từng giai đoạn chuyển biến của nền kinh tế. 56 Mở rộng mối quan hệ với khách hàng, lắng nghe, tiếp thu và tư vấn nếu như khách hàng có những thắc mắc, yêu cầu đối với NH. Điều này sẽ làm hạn chế những rủi ro mang tính chủ quan xuất phát từ con người. 6.2.2 Đối với địa phương Địa phương cần thực hiện đôn đốc người dân sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện các dự án luân canh tăng vòng quay sử dụng vốn, tăng cường thu nhập và hoàn trả nợ đúng hạn cho NH. Hạn chế thấp nhất nợ xấu có thể xảy ra cho NH. Hỗ trợ hơn nữa đối với những hộ dân có dự án sản xuất trung – dài hạn, các dự án nuôi trồng thủy hải sản. Hỗ trợ về đầu ra cho người dân, tránh tình trạng người dân không có đầu ra gây thua lỗ. Triển khai các dự án sản xuất mới cho người dân, tạo ý tưởng sản xuất, ngoài việc giúp người dân có những phương án sản xuất mới còn có thể giúp NH tăng doanh số cho vay. Thường xuyên có chính sách hỗ trợ người dân trong sản xuất về con giống, kinh nghiệm kỹ thuật chăn nuôi. Hỗ trợ tích cực với Ngân hàng trong việc xử lý nợ khó đòi, nợ xấu. Đối với những hộ cố tình chay ì không trả nợ mặc dù khả năng tài chính có, UBND Xã, phường cần có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn, cần thiết áp dụng biện pháp chế tài pháp luật giúp Ngân hàng thu hồi lại nợ. Cần công khai những vùng có qui hoạch phát triển kinh tế nhằm giúp Ngân hàng nắm được thông tin chính xác để cho vay đúng đối tượng, tránh rủi ro. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO - ThS.Nguyễn Quốc Anh, PGS.TS.Nguyễn Đăng Dờn, TS.Hoàng Đức, TS.Trần Huy Hoàng, TS.Trần Xuân Hương. Tín dụng ngân hàng. NXB Thống kê, Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM. - Các báo cáo tổng kết của ngân hàng trong những năm gần đây. - Các văn bản về hoạt động tín dụng. - Các trang wed về thông tin kinh tế. - TS.Lại Tiến Dĩnh, TS.Phan Thị Nhi Hiếu, TS.Lê Thị Lanh, TS.Bùi Hữu Phước. Tài chính Doanh Nghiệp. NXB Lao Động Xã Hội, Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM. - Tạp chí công nghệ ngân hàng. Trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM (Tháng 01 - 02/2006). - Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2012. Quản trị ngân hàng. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. - Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản trường Đại Học Cần Thơ. 58 [...]... sự ra đời của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Mang Thít là xu thế tất yếu Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Mang thít là Chi nhánh cấp 3 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long, Ngân hàng ra đời có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân tại địa phương NH Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Mang thít ra đời trong... hình thành và phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mang Thít là chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Mang Thít- Vĩnh Long Trụ sở giao dịch: Khóm 1, Thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long Điện thoại: (84-70) 3840226, Fax: (84-70) 3840325 Ngân hàng Nông. .. tín dụng Dựa vào chủ thể của tín dụng, trong nền kinh tế - xã hội tồn tại các hình thức tín dụng sau: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng quốc tế Ở chuyên đề này chúng ta sẽ tìm hiểu về tín dụng ngân hàng Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định Tín dụng ngân hàng. .. 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong ba năm 2011-2013 và 6T 2014 Qua đó, đề xuất giải pháp phát triển hoạt động tín dụng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NH thông qua các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tình hình nợ xấu của NH qua các năm - Đánh giá hoạt động tín dụng của NH thông qua các tỷ số tài... hộ nông dân nên Ngân hàng cần có những biện pháp hạ thấp 19 các khoản chi phí không cần thiết để nhằm giảm lãi suất cho vay để tăng thế mạnh cạnh tranh và tạo điều kiện cho các hộ dân tiếp cận vốn 20 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MANG THÍT 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. .. Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu huy động vốn của ngân hàng từ 2011-6T 2014 25 4.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG 4.2.1 Doanh số cho vay 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời gian Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, doanh thu từ hoạt động này chi m tỷ lệ trên 90%, chính vì vậy mà chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hoá các hình thức cho... của ngân hàng, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng tại NH - Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp tổng hợp, nhận xét và lập luận để biết những mặt đạt được và chưa đạt được của NH Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại NH 9 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MANG THÍT 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MANG THÍT... thiếu thốn và lạc hậu về cơ sở vật chất Vì thế hoạt động của Ngân hàng gặp không ít trở ngại và khó khăn, nhưng chi nhánh vẫn luôn bám sát định hướng phát triển của địa phương Trãi qua hơn 13 năm xây dựng và đổi mới Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam huyện Mang thít đã không ngừng phấn đấu vươn lên và từng bước khẳng định mình trong ngành, chứng tỏ mình là chỗ dựa vững chắc và đáng... tế nông nghiệp là chính, khách hàng chủ yếu là nông dân và dân cư nông thôn Với điều kiện hoạt động địa bàn rộng, cho vay nhỏ lẻ cho nên chi phí trong công tác cho vay, thu nợ cao, lại dễ gặp thiên tai và rủi ro tín dụng, vì vậy vấn đề đặt ra là Ngân hàng phải làm gì, hoạt động như thế nào để tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn để góp phần công nghiệp. .. - Tín dụng không bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng 2.1.2.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng - Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cung cấp cho các nhà doanh nghiệp,