Nghiên cứu so sánh tôn giáo việt nam và hàn quốc những nhận xét bước đầu

6 2.8K 16
Nghiên cứu so sánh tôn giáo việt nam và hàn quốc  những nhận xét bước đầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

... Grayson, Korea A Religion History, Routledge Curzon Press, 2002, tr.13 Trng Hu Quýnh (Ch biờn), i cng lch s Vit Nam, Nxb Giỏo dc, H Ni 2005, tr 20 Nghiên cứu đông bắc á, số 12(142) 12-2012 Nghiên. .. V truyn giỏo phng Tõy u tiờn cú mt ti Vit Nam vo nm 1533 Ti Hn Quc, Kitụ giỏo c coi l cú mt t nm 1603 Nghiên cứu đông bắc á, số 12(142) 12-2012 Nghiên cứu khoa học phng Tõy v thc t, ớt nhiu ó... Tớn ngng dõn gian Vit Nam cng mang m tớnh a Nghiên cứu đông bắc á, số 12(142) 12-2012 thn v cú khụng ớt sc thỏi riờng o Mu, mt tớn ngng c ỏo ca nhng c dõn canh tỏc nụng nghip Nam cng nh tớn ngng

Nghiªn cøu khoa häc V¨n hãa Nghiªn cøu so s¸nh t«n gi¸o viÖt nam vµ hµn quèc: Nh÷ng nhËn xÐt b-íc ®Çu Ph¹m hång th¸i* Tóm tắt: Bài viết nêu những nhận xét bước đầu từ những nghiên cứu so sánh tôn giáo Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian vừa qua. Diện mạo các tôn giáo chính, đặc điểm giao lưu và tiếp thu văn hóa truyền thống, hoàn cảnh sinh tồn và nguồn gốc chủng tộc của cư dân mỗi nước là những khía cạnh được chú ý trong việc phân tích lí giải những điểm tương đồng và khác biệt trong tôn giáo ở mỗi nước. Bài viết cũng nêu những vấn đề trước mắt trong nghiên cứu thuộc mảng đề tài này nhằm góp phần tăng cường sự hiểu biết văn hóa lẫn nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Từ khóa: Tôn giáo Việt Nam, Tôn giáo Hàn Quốc, Tương đồng, Dị biệt rong nghiên cứu so sánh văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay, nghiên cứu tôn giáo là một lĩnh vực có ý nghĩa rất quan trọng. Từ xa xưa, tôn giáo đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của hai dân tộc. Tôn giáo là lĩnh vực của niềm tin, tâm linh nhưng cũng là nơi thể hiện khát vọng nhận thức thế giới, khát vọng về sự hoàn thiện đời sống cá nhân và xã hội, là nơi kết tụ những giá trị đạo đức và nhân sinh trong lịch sử lao động và đấu tranh của mỗi cộng đồng.* Ngày nay, tôn giáo cũng là lĩnh vực đang đặt nhiều vấn đề phức tạp và nhạy cảm không chỉ giới hạn trong phạm vi văn hóa mà còn liên quan mật thiết đời sống chính trị, an ninh của mỗi quốc gia. Cũng do vậy, việc nghiên cứu so sánh tôn giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc là một trong những chủ đề cuốn hút chúng tôi trong quá trình tìm hiểu Hàn Quốc. T * Từ năm 2006, được sự tài trợ của Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (The Korea Foundation), một nhóm các nhà nghiên cứu mà chủ chốt là từ Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu đề tài về so sánh tôn giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc. Cho đến nay, mảng đề tài này vẫn tiếp tục được khảo sát sâu hơn, nhất là những nghiên cứu so sánh về tín ngưỡng dân gian, về sự phát triển của đạo Tin Lành ở mỗi quốc gia trong thời kỳ cận - hiện đại. Mặc dù đây là một công việc không dễ dàng, còn đòi hỏi nhiều thời gian và sự nỗ lực, song sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã có được những nhận xét bước đầu. Trong bài viết này, xin giới thiệu vắn tắt một số kết quả nghiên cứu chính về chủ đề trên, hy vọng góp phần nào trong việc nâng cao nhận thức lẫn nhau về văn hóa của hai nước. TS, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(142) 12-2012 53 Nghiªn cøu khoa häc Trong quá trình nghiên cứu, cùng với việc tuân thủ những nguyên tắc tiếp cận truyền thống, chúng tôi đặc biệt chú ý tới bốn khía cạnh được cho là quan trọng trong phân tích so sánh văn hóa nói chung và so sánh tôn giáo của Việt Nam và Hàn Quốc nói riêng. Thứ nhất là phân tích đối tượng từ góc độ địa văn hóa. Cụ thể, chúng tôi lưu ý tới sự giống và khác nhau về điều kiện địa lý, khí hậu và điều kiện sống truyền thống mà quan trọng nhất là nền tảng sản suất vật chất của người Hàn và người Việt trong tiến trình lịch sử phát triển. Thứ hai là phân tích nguồn gốc chủng tộc. Đây là một yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu, vì thực tế tại khu vực Đông Bắc Á và nhất là tại Hàn Quốc, cộng đồng dân cư ở đây là kết quả di cư của những cộng đồng có nguồn gốc khác nhau trong lịch sử tạo nên. Điều mà chúng tôi quan tâm chính là cội nguồn chủng tộc đó sẽ mang theo những ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành hệ giá trị văn hóa nói chung và các giá trị tín ngưỡng truyền thống nói riêng. Đây cũng là một căn cứ để lí giải sự tương đồng và khác biệt trong các tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam và Hàn Quốc. Thứ ba là phân tích những nét đặc thù của quá trình giao lưu văn hóa. Sự tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của văn hóa bản địa và chi phối quá trình hình thành những nét đặc trưng của văn hóa dân tộc. Những tác động của văn hóa truyền thống Trung Hoa từ thời cổ đại, của văn hóa phương Tây từ thời cận đại là những yếu tố được chú trọng. Cũng từ quá trình tiếp biến văn hóa này có thể thấy được tính dị biệt và tương đồng của đời sống tín ngưỡng của cư dân hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. Thứ tư là nghiên cứu văn hóa tôn giáo trong giai đoạn hiện đại, chúng tôi rất quan 54 tâm những đặc trưng về đời sống chính trị xã hội đặc thù của mỗi dân tộc. Trong thực tiễn lịch sử, tôn giáo là lĩnh vực không chỉ có liên quan đến sinh hoạt văn hóa tâm linh của các cộng đồng mà còn có những liên hệ đến đời sống chính trị và tác động nhiều mặt đến đời sống sinh hoạt xã hội ở mỗi một giai đoạn lịch sử với những mức độ khác nhau. Hơn nữa, sự phát triển hay lụi tàn của một tôn giáo nào đó, đôi khi có liên quan ít nhiều đến một hoàn cảnh chính trị - xã hội đặc thù nhất định. Về kết quả nghiên cứu, chúng tôi có được một số nhận xét sơ bộ về sự tương đồng và dị biệt của tôn giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc cũng như những cơ sở văn hóa, xã hội của chúng như sau: 1) Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về cơ sở kinh tế xã hội truyền thống với tư cách là nền tảng văn hóa nói chung và đời sống tín ngưỡng nói riêng. Tuy không gần kề về địa lý, nhưng các giá trị văn hóa truyền thống của hai nước, trong đó có văn hóa tín ngưỡng, đều có quá trình hình thành lâu dài trong trong những điều kiện kinh tế, xã hội có nhiều đặc điểm tương đối giống nhau. Đó là văn hóa của những xã hội trải qua hàng nghìn năm với cơ sở kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp canh tác lúa nước. Nghề nông nghiệp xuất hiện đầu tiên ở Bán đảo Choson vào khoảng 3000 năm trước công nguyên ở phần phía bắc, phần phía nam xuất hiện muộn hơn1. Tại Việt Nam, cách đây khoảng 6000 năm đến 5000 năm, các bộ lạc đã bắt đầu đi vào giai đoạn nông nghiệp trồng lúa nước2. Ngày nay, Hàn Quốc là một nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển, nhưng cho đến đầu những năm 1970, nơi đây vẫn là một nước 1 James Huntley Grayson, Korea – A Religion History, Routledge Curzon Press, 2002, tr.13. 2 Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội – 2005, tr. 20. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(142) 12-2012 Nghiªn cøu khoa häc nông nghiệp lạc hậu. Còn Việt Nam hiện nay đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, song vẫn là một nước nông nghiệp với lượng lao động chiếm khoảng 60% tổng số lao động cả nước. Về địa hình, cả hai nước đều có bờ biển dài là môi trường sinh tồn của một bộ phận cư dân. Cũng vì thế, trong hệ giá trị văn hóa của hai dân tộc còn bao gồm những giá trị văn hóa tâm linh của những cư dân sống bằng nghề biển. Đây là cơ sở hình thành những tín ngưỡng truyền thống, nhất là cơ sở của những tín ngưỡng đa thần vốn là hằng số chung của những cư dân nông nghiệp, ngư nghiệp. 2) Mặc dù thực tiễn lịch sử của mỗi nước có những khác biệt đặc thù, nhưng điểm chung của hai dân tộc Việt và Hàn là đều được hình thành trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước rất gian khổ, lâu dài; luôn phải đương đầu với nạn ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đặc điểm này ghi dấu ấn và hình thành những đặc trưng trong các tín ngưỡng, điển hình là sự tôn thờ tổ tiên, sùng bái các vị anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước. 3) Trong đời sống tín ngưỡng dân gian, cả người Việt và người Hàn đều có những tín ngưỡng bản địa mang tính đa thần, phản ánh khát vọng và tư duy của những cư dân trồng lúa nước và đánh cá. Shaman giáo Hàn Quốc, có nhiều nét độc đáo, phản ánh sự tích hợp nhuần nhuyễn của văn hóa tín ngưỡng các dân tộc Bắc Á với tín ngưỡng của những cư dân nông nghiệp Nam Á. Shaman giáo Hàn Quốc ngày nay là một ví điển hình về loại hình tín ngưỡng Shaman còn tồn tại trên thế giới, song điểm độc đáo là Shaman giáo đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của Hàn Quốc và được các nhà nghiên cứu lưu ý, bảo tồn để làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người Hàn Quốc. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam cũng mang đậm tính đa Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(142) 12-2012 thần và có không ít sắc thái riêng. Đạo Mẫu, một tín ngưỡng độc đáo của những cư dân canh tác nông nghiệp Nam Á cũng như tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên tuy mang nhiều ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo nhưng chứa đựng những nét rất riêng của người Việt. Tuy có những nét đặc thù so với Shaman giáo ở Hàn Quốc, nhưng tín ngưỡng dân gian Việt Nam như Đạo Mẫu, Đạo thờ tổ tiên... đã trở thành một trong những cơ sở văn hóa quan trọng của người Việt trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Mặc dù có những nét riêng, song tín ngưỡng dân gian, bản địa ở hai nước cũng có nhiều điểm tương đồng. Nghiên cứu Shaman giáo Hàn Quốc với những niềm tin về vô số quỷ thần trên trời và dưới đất, những nghi lễ tế thần, thờ cúng tổ tiên và những thuật chiêm tinh, bói toán,.. chúng ta thấy phảng phất đâu đó những nét trong tín ngưỡng dân gian vẫn còn tồn tại đến ngày nay trong đời sống tín ngưỡng ở Việt Nam. Nghiên cứu thái độ của người Hàn Quốc đối với tín ngưỡng dân gian của mình, chúng ta càng thấy cần trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống và bản địa của Việt Nam. Phải chăng, coi đó như một trong những giá trị cấu thành nên văn hóa mới của dân tộc trong điều kiện giao lưu văn hóa hiện nay. 4) Việt Nam và Hàn Quốc đều có hoặc từng có những tôn giáo mang tính thế giới hoặc khu vực giống nhau, đó là Phật giáo, Đạo giáo, Khổng giáo, Kitô giáo. Đây là kết quả của quá trình tiếp thu và cải biến một cách sáng tạo văn hóa tín ngưỡng từ Ấn Độ, Trung Hoa và phương Tây. Cũng giống như ở Hàn Quốc, Phật giáo đã và đang tồn tại ở Việt Nam chủ yếu là Phật giáo Bắc tông hay Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna). Điều này phản ánh sức lan tỏa mạnh mẽ của Phật giáo Trung Quốc, song cũng cần thấy rằng, Phật giáo ảnh hưởng vào Việt Nam và Hàn Quốc không chỉ có một 55 Nghiªn cøu khoa häc con đường duy nhất từ Trung Quốc. Việc Phật giáo Đại thừa tồn tại và phát triển phổ biến tại hai quốc gia này còn thể hiện một nét văn hóa chung là thế giới quan hiện thế nghiêng về những mối quan tâm có tính thế tục của các cư dân nông nghiệp Á Đông. Đạo giáo vốn khởi nguồn từ Trung Quốc, mặc dù là cả về tín ngưỡng và tư tưởng đều có ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa của Việt Nam và Hàn Quốc. Nhưng cũng giống như ở Hàn Quốc, tín ngưỡng Đạo giáo ở Việt Nam đã không phát triển thành một tôn giáo thống nhất trong sự phân biệt với các tôn giáo khác như Phật giáo hay Kitô giáo mà lan tỏa, hòa tan vào các tôn giáo khác đến mức không dễ gì nhận ra những biểu hiện của nó. Trong đời sống tín ngưỡng của Việt Nam cũng như của Hàn Quốc hiện nay, tín ngưỡng Đạo giáo đã thực sự hòa vào các tín ngưỡng tôn giáo khác, kể cả trong Đạo Mẫu, Đạo thờ cúng tổ tiên, Shaman giáo, Thiên đạo giáo, Phật giáo và cả trong Kitô giáo. Người Việt và người Hàn tiếp nhận Nho giáo Trung Quốc từ rất sớm (Nho giáo được truyền bá vào Bán đảo Choson trước thời Tam Quốc3, và vào Việt Nam thời kỳ đầu công nguyên (khoảng năm 110 TCN đến năm 30 SCN)4). Nho giáo từng tồn tại với tư cách là hệ tư tưởng nhà nước chính thống và ở một chừng mực nhất định, là tín ngưỡng truyền thống ở cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc trong quá khứ lịch sử. Tuy nhiên, với việc xuất hiện của văn hóa văn minh phương Tây, nhất là với nền giáo dục mới phương Tây từ thời cận đại, Nho giáo dần dần mất đi địa vị từng có của mình. Hệ thống giáo dục kiểu Nho giáo bị bãi bỏ, trật tự xã hội mới mang tính dân chủ, dù là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa, đều không còn chỗ dựa vững chắc như trước đây cho những tín điều Nho giáo nữa. Trong điều kiện đó, những nghi lễ Nho giáo với tư cách là tôn giáo gắn liền với hệ tư tưởng phong kiến cũng mất dần cơ sở xã hội của mình. Mặc dù vậy, tại Hàn Quốc, Nho giáo với tư cách là tôn giáo vẫn ít nhiều tồn tại cho đến tận ngày nay5. Còn tại Việt Nam, Nho giáo với ý nghĩa tôn giáo chỉ còn được tìm thấy thấp thoáng trong những nghi lễ thờ cúng Tổ tiên và tục thờ Trời, về thực chất, nó chỉ còn tồn tại chủ yếu trên bình diện tư tưởng. Cả Việt Nam và Hàn Quốc đều tiếp nhận Kitô giáo từ thời kỳ cận đại6. Kitô giáo ảnh hưởng vào Việt Nam và Hàn Quốc có những nét giống nhau vào thời kỳ đầu. Nó đều gặp phải sự đụng độ với hệ tư tưởng và tín ngưỡng truyền thống cố hữu và đều từng bị bài xích rất khốc liệt. Thái độ không chấp nhận Kitô giáo trong lịch sử Việt Nam và Hàn Quốc một phần do sự xung đột về văn hóa có tính chất khu vực, giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, điểm tạo nên sự xung đột trong thời kỳ này còn do Kitô giáo được coi như tín ngưỡng gắn với những âm mưu thôn tính các dân tộc Châu Á của các thế lực ngoại xâm đến từ phương Tây. Mặc dù vậy, Kitô giáo vẫn từng bước tạo ra được sự ảnh hưởng vào văn hóa của hai dân tộc, song trong lịch sử truyền giáo của Kitô giáo ở hai quốc gia này có những đặc điểm không giống nhau. Tại Việt Nam, sự có mặt của Kitô giáo là do các nhà truyền giáo phương Tây mang vào. Trong một thời gian khá dài, Kitô giáo đã phát triển cùng bước tiến của những thế lực ngoại xâm đến từ 3 5 Xem thêm Lý Xuân Chung, Tìm hiểu vấn đề Nho giáo du nhập vào Hàn Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 316-2001, tr 68-70. 4 Đại Việt sử ký toàn thư (Toàn tập), Nxb Văn học, Hà Nội – 2009, tr. 69-70. 56 Theo Niên giám Tôn giáo Hàn Quốc năm 1997, có 1 tổ chức Khổng giáo với tư cách tôn giáo được ghi nhận. 6 Vị truyền giáo phương Tây đầu tiên có mặt tại Việt Nam vào năm 1533. Tại Hàn Quốc, Kitô giáo được coi là có mặt từ năm 1603. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(142) 12-2012 Nghiªn cøu khoa häc phương Tây và thực tế, ít nhiều đã bị các thế lực ngoại xâm lợi dụng. Chính vì vậy khi đó, Kitô giáo, đặc biệt là Công giáo, bị xem như tín ngưỡng của ngoại bang, của những người đi ngược đường đi của cộng đồng dân tộc. Tại Hàn Quốc tình hình có nhiều khác biệt. Kitô giáo, ngay từ đầu, được chính những người Hàn có tư tưởng cấp tiến tiếp thu và truyền bá7. Trong quá trình phát triển, Kitô giáo tại bán đảo này đã từng được người dân sử dụng như chỗ dựa tinh thần để tập hợp lực lượng chống lại thế lực ngoại xâm. Chính vì thế, nhà thờ Thiên chúa giáo và các hội Tin Lành đã trở thành những tổ chức của những người có tư tưởng dân tộc yêu nước. Phải chăng cũng từ cơ sở như vậy mà trong thời kỳ hiện đại, Kitô giáo ở Hàn Quốc đã có điều kiện để tạo ra một sức mạnh phát triển tự thân mạnh mẽ và dần trở thành một tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất. Ngày nay, ở Hàn Quốc, Kitô giáo nói chung và đạo Tin Lành nói riêng đang có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân Hàn Quốc. Cũng cần thấy rằng, do vị trí đặc biệt của nó mà Kitô giáo Hàn Quốc, nhất là các hệ phái Tin Lành đang có xu hướng mở rộng ảnh hưởng ra nước ngoài, trước hết là đáp ứng nhu cầu tâm linh của những công dân Hàn Quốc đang làm ăn ở hải ngoại. Đây cũng là một vấn đề đáng được quan tâm nghiên cứu cụ thể hơn nữa. 5) Trước sức mạnh của quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa hiện đại, đặc biệt 7 Mặc dù Cha Gregorious de Cespedes, một linh mục dòng Tên, đến Hàn Quốc năm 1593 để hoạt động mục vụ trong vòng kiều dân Nhật Bản, nhưng không được phép truyền giáo cho người Hàn. Một thập niên sau, Yi Kwangjong (Lý Quang Chung), một nhà ngoại giao người Hàn trở về từ Bắc Kinh, mang theo mình một tấm bản đồ thế giới và một vài cuốn sách thần học của Matteo Ricci, một giáo sĩ dòng Tên đã từng đến truyền giáo tại Trung Hoa và đây được coi là mốc thời gian ghi nhận sự truyền bá của Kitô giáo tại Hàn Quốc. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(142) 12-2012 là xu thế giao lưu văn hóa toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, đời sống tôn giáo ở cả Việt Nam và Hàn Quốc đang diễn ra nhiều biến đổi rõ rệt. Các tôn giáo truyền thống, kể cả Phật giáo, Kitô giáo đang đứng trước thách thức của quá trình xuất hiện những tôn giáo mới. Mặc dù ở cả hai quốc gia đều thực hiện chính sách tự do tôn giáo, song trong thực tế, mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo vẫn tồn tại không ít những vấn đề nan giải. Vừa phát huy được sức mạnh của tôn giáo trong đời sống văn hóa tinh thần, trong giáo dưỡng đạo đức lành mạnh của cộng đồng, vừa đảm bảo được an ninh xã hội là những vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách ở mỗi nước vẫn tiếp tục quan tâm. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu so sánh tôn giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc cho đến nay vẫn còn là một mảng trống, những nghiên cứu hiện có chỉ là nét chấm phá ban đầu. Trong hàng loạt các vấn đề đang được đặt ra cho nghiên cứu, chúng tôi đang hướng tới một số chủ đề chính sau: Thứ nhất, nghiên cứu so sánh sự phát triển của đạo Tin Lành tại Việt Nam và Hàn Quốc trong thời kỳ hiện đại, nhất là sự ảnh hưởng của các giáo hội Tin Lành Hàn Quốc tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo những kết quả nghiên cứu về sự truyền bá của đạo Tin Lành tại Hàn Quốc gần đây cho thấy, bắt đầu từ những năm 1970, các hội thánh Tin Lành ở Hàn Quốc có sự phát triển rất nhanh chóng, mặc dù có chững lại trong thập niên đầu thế kỷ XXI này. Theo số liệu thống kê điều tra dân số của Hàn Quốc năm 2005, tín đồ Tin Lành chiếm 18,4% tổng dân số và 11,0% dân số Hàn Quốc là tín đồ Thiên Chúa giáo, trong khi đó Phật giáo, một tôn giáo truyền thống lớn nhất trước đây có lượng tín đồ chiếm 22,9%. Như vậy, Kitô giáo (bao gồm Thiên Chúa giáo và Tin Lành) đã trở thành tôn 57 Nghiªn cøu khoa häc giáo có số tín đồ đông đảo nhất ở Hàn Quốc. Việc nghiên cứu đối chiếu, so sánh thực trạng phát triển của Kitô giáo nói chung cũng như của đạo Tin Lành nói riêng ở hai nước và lí giải nó từ phương diện xã hội quả là chủ đề có ý nghĩa cả về nhận thức lí luận và thực tiễn. Thứ hai là nghiên cứu so sánh sự xuất hiện của các tôn giáo mới trong xã hội Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay. Tôn giáo mới là hiện tượng có tính phổ biến thế giới và khu vực. Mặc dù ở mỗi nước, tôn giáo mới xuất hiện với những tác động xã hội vào những thời gian khác nhau, song điểm chung đều gắn với quá trình phát triển nhanh của công nghiệp hóa và đô thị hóa. Nghiên cứu sự xuất hiện của các tổ chức tôn giáo mới trong thời kỳ công nghiệp hóa và bùng nổ phát triển đô thị ở Hàn Quốc, tìm ra những nguyên nhân cũng như tác động xã hội của nó trong tương quan so sánh với những biểu hiện của những tổ chức tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay chắc chắn sẽ giúp chúng ra rút ra những kinh nghiệm quý báu trong quá trình lí giải và thái độ ứng xử đúng đắn. Thứ ba, trong nghiên cứu so sánh tín ngưỡng dân gian Việt Nam và Hàn Quốc, chúng tôi rất quan tâm tới những tương đồng và khác biệt của tín ngưỡng Shaman giáo Hàn Quốc và Đạo Mẫu ở Việt Nam. Mặc dù đã có một số nghiên cứu sơ bộ chỉ ra những biểu hiện giống và khác nhau của các tín ngưỡng mang đậm sắc thái dân tộc đó, song việc lí giải nó từ cơ sở văn hóa, xã hội, nhất là những liên hệ trong lịch sử của chúng vẫn còn là một đề tài có nhiều khoảng trống. Điểm khó khăn trong nghiên cứu hiện nay của chúng tôi là sự hạn chế về điều kiện nghiên cứu thực địa tại Hàn Quốc, những tài liệu, văn bản tiếp cận được cũng không tránh khỏi những bất cập. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn mạnh dạn trình bày những nhận xét bước đầu, hy vọng sẽ được sự góp sức của 58 các nhà nghiên cứu để việc nghiên cứu so sánh tôn giáo Việt Nam và Hàn Quốc có được những kết quả ngày một tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý Xuân Chung, “Tìm hiểu vấn đề Nho giáo du nhập vào Hàn Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 316-2001. 2. Ngô Xuân Bình – Phạm Hồng Thái (Chủ biên), Tôn giáo ở Hàn Quốc và Việt Nam: nghiên cứu so sánh, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc – Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2007. 3. Phạm Hồng Thái (Chủ nhiệm): “Sự truyền bá và phát triển của Đạo Tin Lành tại một số nước Đông Bắc Á”, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á – Đề tài cấp Bộ năm 2010. 4. Bùi Thị Thoa, “Những tương đồng và khác biệt trong “Lên đồng” của người Việt và “Kut” của người Hàn”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6/2010. 5. Cao Thế Trình, “Tìm hiểu tín ngưỡng phồn thực của người Hàn”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1/2009. 6. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Education Pub. Press, Hanoi 1998. 7. Đặng Nghiên Vạn, Về tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. 8. James Huntley Grayson, Korea – A Religion History, Routledge Curzon Press, 2002. 9. Hogarth, Hyun-key Kim, Korean Shamanism and Cultural National, Soul – Jimmoodang, 1999. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(142) 12-2012

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan