1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu, đánh giá thơ văn xướng họa của các sứ thần hai nước việt nam hàn quốc

221 299 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 221
Dung lượng 7,45 MB

Nội dung

Lịch sử vấn đề nghiên cứu Từ 1992 đến nay, quan hệ Việt - Hàn ngày một phát triển tốt đẹp và đã có một số nhà nghiên cứu để tâm đến vấn đề thơ văn xướng hoạ giữa các sứ thần hai nước tr

Trang 4

Mở đầu

Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc chính thức được bắt đầu vào ngày 22 - 12 - 1992 và phát triển nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục… Tuy sự phát triển giao lưu văn hoá giữa hai nước đi chậm hơn so với hợp tác kinh tế nhưng lại vững chắc và tác động không nhỏ đến hợp tác kinh tế Sự phát triển vững chắc trong giao lưu văn hoá

đó có nhiều nguyên nhân, song, nguyên nhân sâu xa là cơ sở văn hoá của hai nước có nhiều nét tương đồng Nét tương đồng bao trùm là hai nước đều chịu

ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá Hán nên sự hiểu biết văn hoá lẫn nhau đã

được gây dựng từ rất lâu trong lịch sử Một trong những đóng góp cho sự hiểu biết lẫn nhau đó là thơ văn xướng hoạ giữa các sứ thần hai nước từ thời trung

đại được sáng tác bằng chữ Hán Luận án này sẽ nghiên cứu, đánh giá văn bản

và thơ văn xướng hoạ của sứ thần hai nước còn lưu lại đến ngày nay Trước khi đi vào phần chính của luận án, xin giới thiệu một số vấn đề của phần mở

đầu

1 Mục đích và ý nghĩa của đề tài

Ngày nay, các nhà nghiên cứu và ngoại giao hai nước Việt - Hàn thường

đề cập đến sự kiện Lý Dương Côn sang Hàn Quốc vào thế kỷ XII, Lý Long Tường cùng gia quyến và tuỳ tùng vượt biển sang Hàn Quốc vào thế kỷ XIII, chung sống hoà thuận với nhân dân bán đảo Hàn, góp sức cùng nhân dân Hàn chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước và coi đây là mốc son trong quan hệ hữu hảo giữa hai nước Cũng từ đây, sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai dân tộc đã

được bắt đầu và sự khởi đầu đó đã tạo cơ sở cho những đợt giao lưu văn hoá tiếp theo, trong đó, các cuộc gặp gỡ của sứ thần hai nước ở Bắc Kinh Trung Quốc được coi là đặc biệt

Trang 5

Tới nay, các nhà nghiên cứu của hai nước vẫn chưa phát hiện ra thư tịch nào đề cập tới vấn đề ngoại giao quan phương trực tiếp giữa hai bên mà mới chỉ tìm thấy những văn bản thơ văn xướng hoạ giữa sứ thần hai nước ở Trung Quốc Bởi thế, chúng có vị thế quan trọng trong việc nghiên cứu mối quan hệ bang giao, tình hữu hảo giữa hai nước Việt - Hàn

Số lượng các bài thơ văn xướng hoạ giữa các sứ thần hai nước hiện còn lưu lại phần nào ở cả hai nước và đều do các tác gia nổi tiếng sáng tác Do vậy, các bài thơ xướng hoạ đó cần được khảo sát, đánh giá, khai thác nhằm khẳng định giá trị văn chương, giá trị lịch sử và phát huy những yếu tố tích cực đối với thực tiễn hiện tại, nhất là trong quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc

Các bài thơ văn xướng hoạ giữa sứ thần hai nước không phải tập trung trong một tập sách cố định mà nằm rải rác trong các tác phẩm của các tác gia, nên công việc thu thập lại thành một tập có hệ thống ở cả hai nước đã là một công việc khó khăn, vất vả và đáng khích lệ Song, điều quan trọng hơn là trong những tư liệu ấy, chúng tôi bước đầu sử dụng phương pháp và thao tác văn bản học để nghiên cứu, điều tra, tiến tới giám định, khôi phục, chỉnh lý rồi xác lập một văn bản có giá trị qui phạm, đó là thiện bản

Sau khi xác lập được thiện bản, chúng tôi sẽ chọn dịch một số bài thơ văn xướng hoạ tiêu biểu, đặc biệt là những bài hiện đang có ở cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc nhằm làm nổi bật giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản

Sau cùng, luận án phân tích và đánh giá thơ văn xướng hoạ của sứ thần hai nước cả về nội dung lẫn nghệ thuật, tiến tới khẳng định giá trị về các mặt văn chương, lịch sử, bang giao của những vần thơ ấy cũng như khẳng định công lao vun đắp tình hữu hảo cho hai nước Việt - Hàn của các tác gia

Tìm hiểu và lý giải đúng đắn một cách khoa học giá trị của thơ văn xướng hoạ của sứ thần hai nước vẫn đang là công việc vừa có ý nghĩa khoa

Trang 6

học cơ bản vừa có ý nghĩa thực tiễn, cập nhật trong đời sống văn hoá, ngoại giao của hai nước Việt Nam - Hàn Quốc

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Từ 1992 đến nay, quan hệ Việt - Hàn ngày một phát triển tốt đẹp và đã

có một số nhà nghiên cứu để tâm đến vấn đề thơ văn xướng hoạ giữa các sứ thần hai nước trong lịch sử Tới nay, chưa có một công trình nghiên cứu quy mô như một cuốn sách nào viết về vấn đề này, mà chỉ là những bài viết rải rác trên các sách và tạp chí nghiên cứu

Đáng lưu ý nhất là hai bài viết của Bùi Duy Tân tham dự Hội thảo giao lưu văn hoá Hàn - Việt năm 1996:

1 Lý Tuý Quang - Phùng Khắc Khoan: quan hệ sư giả - nhà thơ - mở

đầu tình hữu nghị Hàn - Việt

2 Tứ hải giai huynh đệ: Những cuộc tao ngộ sứ giả - nhà thơ Việt - Triều Tiên trên đất Trung Hoa thời trung đại

Bài viết thứ nhất, Bùi Duy Tân có cho in lại trong cuốn Khảo và luận một số tác gia - tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (tập I), NXB giáo dục -

1999; tr 358 - 371 Bài viết này thông qua tư liệu 18 bài thơ xướng hoạ giữa

Lý Chi Phong - Phùng Khắc Khoan và 4 bài văn xuôi còn lưu giữ ở cả hai nước để làm sáng tỏ vấn đề: "Cuộc gặp gỡ giữa hai sứ giả - nhà thơ thực sự là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự khai sáng quan hệ giao lưu Hàn - Việt."

Bài viết thứ hai, Bùi Duy Tân cũng cho in lại trong tập sách nêu trên ở tập II, tr.285-303

ở bài viết này, tác giả không dừng lại ở hai tác gia - sứ giả gặp nhau và trao tặng thơ xướng hoạ mà đã đề cập tới hàng chục cuộc gặp gỡ giữa mấy mươi sứ giả - nhà thơ để minh chứng cho mối quan hệ hoà hiếu khá đặc biệt giữa hai dân tộc Hơn nữa, họ Bùi khẳng định trong nhiều lần gặp gỡ đó, có hai cuộc tao ngộ đáng được xem là có ý nghĩa nhất Một là cuộc gặp gỡ giữa

Lý Tuý Quang với Phùng Khắc Khoan, được xem là có ý nghĩa mở đầu trong

Trang 7

lịch sử bang giao giữa hai nước Hai là cuộc gặp gỡ giữa Lê Quý Đôn, Trần Huy Mật, Trịnh Xuân Thụ với sứ bộ Hồng Khải Hy, Triệu Vinh Tiến, Lý Huy

Trung, được xem là cuộc giao tiếp có ý nghĩa học thuật - hữu hảo cao đẹp trong lịch sử bang giao Việt - Triều

Một bài viết tham dự Hội thảo trên của Cho Jae Hyun (Hàn Quốc) cũng

cần được đề cập tới Đó là bài Quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam: quá khứ, hiện tại và tương lai Bài viết gồm năm phần lớn, trong đó, ở phần hai, tức phần

Quan hệ Hàn - Việt trong thời kỳ lịch sử cổ trung đại, đã thống kê 10 đợt gặp

gỡ giữa các sứ thần hai nước vào thời trung đại Tác giả nêu một số tên sứ thần hai nước từng gặp gỡ nhau và làm thơ xướng hoạ để chứng minh một phần rằng từ thời trung đại, quan hệ Hàn - Việt đã xuất hiện một cách gián tiếp thông qua sự giao lưu giữa các sứ thần Đây không phải là bài chuyên khảo về thơ văn xướng hoạ giữa các sứ thần hai nước mà viết khá tỉ mỉ, sâu sắc về quan hệ ngoại giao hai nước Hàn - Việt, nhưng trong thời điểm năm 1996, việc thống kê ra được tên một số sứ thần có thơ văn xướng hoạ đã là một cố

gắng rất lớn và đáng ghi nhận Bài viết này được đăng trên Tương đồng văn hoá Việt Nam - Hàn Quốc; Nxb Văn hoá; Hà Nội 1996 và cuốn Người Việt Nam ở Triều Tiên và mối giao lưu văn hoá Việt - Triều trong lịch sử do Hội

khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1997

Cuối năm 1999, tạp chí Hán Nôm số 4 có xuất hiện bài Thêm bốn bài thơ xướng hoạ giữa Lê Quý Đôn với sứ thần Triều Tiên của Nguyễn Minh

Tuân

Đây là bài viết giới thiệu khá đầy đủ những tư liệu thơ văn xướng hoạ giữa Lê Quý Đôn với sứ thần Triều Tiên hiện có ở thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm và phiên âm, dịch nghĩa cẩn thận bốn bài thơ chưa được công bố

Năm 2001, tạp chí Hán Nôm số 3 có đăng bài Cuộc gặp gỡ của sứ thần Việt Nam và Triều Tiên ở Trung Quốc trọng tâm là chuyện xảy ra trong thế kỷ XVIII của SHIMIZUTARO ở phần Tư liệu tham khảo Bài này do Lương Thị

Trang 8

Thu dịch, Nguyễn Thị Oanh hiệu đính Tuy có lược bỏ đôi chỗ như phần chú thích đã nêu nhưng đã chỉ ra tên một số tác gia và tư liệu ở Việt Nam, Triều Tiên ghi chép lại việc sứ thần hai nước giao lưu, trao đổi thơ văn ở thế kỷ XVIII

Một bài viết nữa của Nguyễn Tuấn Thịnh - Nguyễn Kim Sơn với nhan

đề Về cuộc gặp gỡ giữa Lê Quý Đôn - sứ thần Việt Nam với các sứ thần Triều Tiên năm 1761 cũng rất đáng chú ý Bài này được đăng tải trong cuốn Người

Việt Nam ở Triều Tiên và mối giao lưu văn hoá Việt - Triều trong lịch sử (tr.195 - 202) Hai tác giả đã giới thiệu khái quát về tình hình tư liệu thư tịch

có liên quan đến cuộc gặp gỡ đó (chủ yếu là văn xuôi) rồi lập luận chứng

minh một luận đề rằng hai bên sứ thần đối đãi với nhau bằng lòng chân thành thẳng thắn, biết nhau bằng văn chương Thực bốn bể đều là anh em

Tháng 8 - 2007, nhân kỷ niệm 15 năm quan hệ Việt - Hàn, tại Hội thảo quốc tế quan hệ hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, Nguyễn Minh Tường có bài

Một số cuộc tiếp xúc giữa sứ thần Việt Nam và sứ thần Hàn Quốc trong thời trung đại (Tạp chí Hán Nôm số 6 (85) 2007 đăng lại nguyên văn), trên cơ sở cuốn sách Người Việt Nam ở Triều Tiên và mối giao lưu văn hóa Việt Triều trong lịch sử mà chúng tôi đã nêu, Nguyễn Minh Tường đã phân rõ mốc thời

gian theo triều đại Việt Nam có sứ thần sang Yên Kinh gặp sứ thần Hàn Quốc, nêu khái quát nội dung gặp gỡ giao hảo

Nếu ngược thời gian lên trước năm 1992 thì cũng cần nói rõ thêm một

điều về vấn đề ngoại giao Trước năm 1992, nước ta chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, gọi tắt là Triều Tiên Bởi vậy, giới nghiên cứu nước ta đều quen sử dụng tên gọi này Tuy chưa có một tập chuyên khảo nào về thơ văn xướng hoạ giữa hai nước Việt - Triều nhưng khi nghiên cứu về các tác gia và thơ văn, các nhà nghiên cứu cũng đề cập tới những bài thơ văn xướng hoạ tiêu biểu để minh chứng cho luận điểm

mình nêu ra Xin nêu tên mấy cuốn sách tiêu biểu như Trạng Bùng Phùng

Trang 9

Khắc Khoan; Bùi Duy Tân - Ngọc Liễn, Ty văn hoá Hà Sơn Bình 1979, Phùng Khắc Khoan - Tác gia - Tác phẩm; Bùi Duy Tân chủ biên; Ty văn hóa Hà Tây

2000, Phùng Khắc Khoan - cuộc đời và thơ văn; Trần Lê Sáng; Nxb Văn hoá Thông tin; Lê Quý Đôn - nhà bác học Việt Nam thế kỷ XVIII; Bùi Duy Tân (viết chung) Ty văn hóa Thái Bình 1979, Chân dung văn hoá Việt Nam; Tạ

Ngọc Liễn, Nxb Thanh niên, Hà Nội 1999…

Đặc biệt, các tác giả cho biết rằng, vào đầu những năm 1960, nhà Hán Nôm lão thành Trần Văn Giáp đã sang công tác Triều Tiên và mang về bản chép tay một số bài thơ văn xướng hoạ giữa các sứ thần hai nước Việt - Triều nhưng không rõ văn bản hiện ở đâu Mãi tới năm 1997, Hội khoa học lịch sử

Việt Nam mới cho công bố trong cuốn Người Việt Nam ở Triều Tiên và mối giao lưu văn hoá Việt - Triều trong lịch sử của các tác gia sau:

1 Phùng Khắc Khoan - Lý Chi Phong

2 Nguyễn Công Hãng - Du Tập Nhất, Lý Thế Cẩn

3 Nguyễn Tông Quai - Sứ bộ Triều Tiên

4 Lê Quý Đôn - Hồng Khải Hy, Triệu Vinh Tiến, Lý Huy Trung

5 Hồ Sĩ Đống - Sứ bộ Triều Tiên

6 Phan Huy ích - Sứ bộ Triều Tiên

7 Nguyễn Đề - Sứ bộ Triều Tiên

8 Nguyễn Tư Giản - Nam Đình Thuận, Triệu Bỉnh Cảo

9 Nguyễn Thượng Hiền - Kim bí thư

Đây là tài liệu rất quan trọng, Trần Văn Giáp đã phiên âm và dịch thơ những bài thơ xướng hoạ, đã dịch những bài văn xuôi sang tiếng Việt Công lao của Trần Văn Giáp rất đáng trân trọng, nhưng có điều là không có bản chữ Hán1, nhất là ở phần phiên âm, lỗi của người đánh máy đời sau rất nhiều, hầu như bài nào cũng có Bởi vậy, tiếc cho người đi sau không thể coi như một bản

để đối chiếu so sánh mà chỉ có ý nghĩa khai sáng và tham khảo

Trang 10

Như vậy, vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống các vần thơ xướng hoạ giữa các sứ thần hai nước Việt - Hàn trong lịch sử ít được đề cập tới Đặc biệt

là thơ văn xướng hoạ giữa sứ thần hai nước, càng chưa được nghiên cứu văn bản và đánh giá giá trị về nội dung, nghệ thuật

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

vi này hay không? Cho Jae Hyun (Hàn Quốc) và Trần Văn Giáp, Nguyễn Minh Tường có đề cập tới cuộc gặp gỡ này và coi là một cuộc gặp gỡ của các

sứ thần có để lại thơ tặng đáp Nhưng có lẽ điều này nên đặt ở góc cạnh ngoại giao thì hợp lý hơn là coi đây là cuộc gặp giữa sứ thần hai nước ở Bắc Kinh Trung Quốc Xin hãy cùng xem những nét chính về Nguyễn Thượng Hiền, đặc biệt là thời gian ông ở nước ngoài

Nguyễn Thượng Hiền (1866 - 1925), tự Đỉnh Nam và Đình Thần, hiệu Mai Sơn, người làng Liên Bạt, huyện Sơn Lãng (sau đổi là ứng Hoà), tỉnh Hà

Đông (nay thuộc tỉnh Hà Tây) Năm 1885, đỗ Cử nhân; 1886, đỗ đầu thi Hội;

1892, đậu Hoàng giáp; Làm quan với các chức: Toản tu quốc sử (1895), Đốc học các tỉnh Ninh Bình (1901), Hà Nam (1905), Nam Định (1906) Khi làm việc ở Huế, tiếp xúc với tư tưởng khai sáng, giao thiệp với các chí sĩ yêu nước như Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… Sau khi cha mất (1907) sang Trung Quốc rồi Nhật Bản, ủng hộ phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng Khi Phan Bội Châu bị bắt giam, ông đảm đương nhiều việc hệ

Trang 11

trọng của tổ chức "Việt Nam Quang phục hội" Sau thất bại cuộc chính biến ở Huế năm 1916, ông phẫn chí đi tu ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc rồi mất ở đó [34, tr:345]

Qua vài nét chính về tiểu sử Nguyễn Thượng Hiền, ta thấy rõ trong thời gian làm quan triều Nguyễn, ông chưa từng được cử đi sứ sang nhà Thanh Trung Quốc Ông chỉ sang Trung Quốc, Nhật Bản với một tư cách khác và gặp

gỡ các chí sĩ yêu nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản với mục đích khác Bởi vậy, bài thơ của ông gửi tặng Kim bí thư không xếp vào đối tượng nghiên cứu của luận án và cuộc gặp gỡ giữa ông với Kim bí thư có lẽ cũng không nên xếp vào những cuộc gặp gỡ giữa sứ thần hai nước Việt - Hàn

Như vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài bắt đầu từ lần gặp gỡ giữa sứ thần hai nước vào cuối thế kỷ XVI (năm 1597) giữa Phùng Khắc Khoan – Lý Túy Quang2 và kết thúc là lần gặp gỡ vào cuối thế kỷ XIX (năm 1868) giữa Nguyễn Tử Giản với Nam Đình Thuận, Triệu Bỉnh Cảo

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các vần thơ xướng hoạ cũng như các bài văn xuôi đề Tựa tặng đáp giữa

sứ thần hai nước hiện vẫn còn lưu lại trong tác phẩm của các tác gia hai nước Tư liệu thu thập được cho thấy, trong thơ văn của Phùng Khắc Khoan, Lê Quý

Đôn, Nguyễn Công Hãng có nhiều bài thơ xướng hoạ cũng như văn xuôi của

sứ thần hai nước so với tác phẩm của các tác gia khác như Phan Huy ích,

Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Tông Quai, Phạm Chi Hương, Hồ

Sĩ Đống, Nguyễn Đề, Bùi Ngọc Quỹ, Nguyễn Tư Giản… Đây là đối tượng nghiên cứu chính của luận án Dù các bài thơ văn xướng hoạ giữa sứ thần hai nước còn lưu lại trong tác phẩm của các tác gia nhiều hay ít thì vẫn được trân trọng và nghiên cứu tỉ mỉ Nếu cùng một tác gia mà có nhiều dị bản thì sẽ

được nghiên cứu so sánh đối chiếu để tìm ra một thiện bản rồi coi là đối tượng nghiên cứu chính

Trang 12

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực đi sứ của các sứ thần Việt Nam có thơ văn xướng hoạ như:

Mai lĩnh sứ hoa thi tập

Sứ hoa tùng vịnh của Nguyễn Tông Quai

Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn

Bắc sứ thông lục của Lê Quý Đôn

Quế Đường thi tập của Lê Quý Đôn

Hoa trình thi tập của Vũ Huy Đĩnh

Hoa trình khiển hứng của Hồ Sĩ Đống

Hoa trình tiêu khiển tập của Nguyễn Đề

Tinh sà kỷ hành của Phan Huy ích

Hải Yên thi tập của Đoàn Nguyễn Tuấn

Hải Ông thi tập của Đoàn Nguyễn Tuấn

Hoa trình ngẫu bút lục của Lê Quang Viện

Mi Xuyên sứ trình thi tập của Phạm Chi Hương

Yên thiều thi thảo của Nguyễn Tư Giản…

là những tài liệu tham khảo chính của luận án Đồng thời, trong thời gian gần hai năm từ tháng 10 - 2003 đến tháng 9 - 2005 sang Hàn Quốc thực tập và nghiên cứu, tôi đã có dịp đọc sách ở các thư viện lớn như Thư viện Quốc gia; Thư Viện Trường Đại học Quốc gia Seoul, Thư viện Trường Đại học Koryo,

Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc… với mục đích tìm tòi tư liệu và tìm hiểu về vấn đề đang nghiên cứu Những vần thơ xướng hoạ giữa các sứ thần Hàn Quốc với Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Công Hãng, Phan Huy ích, Vũ Huy Tấn…

mà tôi thu thập được mang về cũng là những tài liệu tham khảo chính

Trang 13

4 Các phương pháp thực hiện

4.1 Phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh

Thông thường, mỗi văn bản Hán Nôm có nhiều dị bản, mỗi dị bản lại có thể hình thành từ các niên đại khác nhau hoặc ở hai nước khác nhau Do đó, luận án sẽ sử dụng phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh giữa các dị bản

để rồi xác lập một văn bản tốt nhất, hợp lý nhất

Các văn bản thơ văn xướng hoạ giữa sứ thần hai nước Việt - Hàn được người xưa chép tay, khắc in Cho dù công việc chép tay nhân bản hoặc khắc in

được tiến hành rất cẩn thận, chu đáo, nhưng cũng khó tránh khỏi sai sót

Dựa vào đặc trưng của phương pháp văn bản học Hán Nôm, luận án sẽ phân tích văn bản qua diện mạo, chất giấy, lối chữ… rồi từ đó phát hiện những chỗ nhầm lẫn, những điều cần đính chính, đưa ra một văn bản cần chọn lựa

4.3 Phương pháp lịch sử

Thơ văn xướng hoạ giữa sứ thần hai nước Việt - Hàn do các sứ thần sáng tác trong các lần đi sứ Trung Quốc Mỗi chuyến đi sứ thường gắn liền với một thời điểm lịch sử cụ thể và giá trị thơ văn của các sứ thần cũng sẽ được nghiên cứu, đánh giá theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể Thơ văn xướng hoạ của các sứ thần hai nước Việt - Hàn cũng không ngoại lệ

Để tìm hiểu giá trị các vần thơ xướng hoạ giữa các sứ thần hai nước Việt - Hàn, luận án vận dụng quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác, thể hiện chủ yếu ở tinh thần kế thừa di sản văn hoá dân tộc, phát huy tinh thần ngoại giao rộng mở, đa phương hoá và thân thiện hữu nghị theo đường lối của

Đảng để đánh giá tác phẩm Luận án cũng sử dụng phương pháp thể loại, phong cách ngôn từ, vần điệu để phân tích, lý giải thơ văn xướng hoạ của các tác gia

5 Những đóng góp mới của luận án

Trang 14

Trong thời gian công tác ở Hàn Quốc, chúng tôi đã sưu tầm được Chi Phong tập, tuyển tập ghi chép toàn bộ thơ xướng hoạ và các bài văn xuôi của

Phùng Khắc Khoan và Lý Tuý Quang Đồng thời, chúng tôi cũng đã sưu tầm

được 8 bài thơ xướng hoạ giữa Nguyễn Công Hãng với Lý Thế Cẩn, 4 bài thơ xướng hoạ giữa Phan Huy ích, Vũ Huy Tấn với Từ Hạo Tu

Trong kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm cũng như Thư viện các trường Đại học, Thư viện Quốc gia , các bài thơ xướng hoạ giữa các sứ thần hai nước Việt - Hàn không được tập trung mà rải rác, tản mạn trong các tập thơ văn của các tác gia Luận án sẽ tập trung lại và dựa vào tính chất đặc thù của phương thức định hình văn bản Hán Nôm để khảo sát diện mạo, tình trạng

cụ thể văn bản, kết hợp với văn bản tìm được ở Hàn Quốc, tiến tới xác lập một thiện bản thơ văn xướng hoạ giữa các sứ thần hai nước Việt Nam - Hàn Quốc trong lịch sử

Ngoài ra, tìm hiểu các giá trị thơ văn, lịch sử, tư tưởng, lòng yêu nước, tình hữu hảo, giá trị thẩm mỹ… trong thơ văn xướng hoạ giữa các sứ thần hai nước Việt - Hàn sẽ là một đóng góp của luận án, đặc biệt là đối với quan hệ giữa hai nước Việt - Hàn hiện nay

Phần phụ lục của luận án tuyển dịch một số tác phẩm tiêu biểu đã được giám định sẽ cung cấp tư liệu cho giới nghiên cứu, giới ngoại giao và bạn đọc quan tâm, đặc biệt là in lại nguyên bản thơ văn xướng hoạ giữa Lý Chi Phong với Phùng Khắc Khoan vào năm Đinh Dậu (1597) cùng một số tư liệu khác mới tìm thấy ở Hàn Quốc

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát sự giao lưu văn hoá và tình hình thơ văn xướng hoạ của sứ thần Việt Nam - Hàn Quốc

Chương 2: Khảo sát văn bản thơ văn xướng hoạ của sứ thần Việt Nam - Hàn Quốc

Chương 3: Giá trị văn bản thơ văn xướng hoạ của sứ thần Việt Nam - Hàn Quốc

Trang 15

CHƯƠNG I

Khái quát sự giao lưu văn hoá vμ tình hình thơ văn

xướng hoạ của sứ thần Việt Nam - Hμn Quốc

Giao lưu văn hoá là nhu cầu của cuộc sống con người, là sự vận động phát triển nội tại của một nền văn hoá trong mối quan hệ với các nền văn hoá khác ở phương Đông, ấn Độ và Trung Quốc là hai trung tâm văn hoá lớn Từ thời cổ đại, sự lan toả và ảnh hưởng của hai trung tâm văn hoá này sang các nước xung quanh là rất lớn Đến thời Trung đại, cùng với sự phát triển của Nho giáo, văn hoá Trung Hoa ảnh hưởng mạnh hơn tới các nước láng giềng Ngược lại, văn hoá các nước khác cũng toả ra và ảnh hưởng sang Trung Quốc

Đó là hiện tượng giao lưu văn hoá thông thường trong lịch sử nhân loại

Bắt đầu từ thời Trung đại, trên cơ sở văn hoá đồng văn, Việt Nam và Hàn Quốc đã có những đợt giao lưu văn hoá, trong đó có cả những cuộc giao lưu văn hoá giữa các sứ thần hai nước ở Bắc Kinh, Trung Quốc

1.1 Văn hoá đồng văn

1.1.1 Sự du nhập chữ Hán và Nho học

ở Việt Nam, đa số ý kiến cho rằng, người đầu tiên truyền bá chữ Hán sang Việt Nam là Tích Quang và Nhâm Diên vào thế kỷ I sau Công nguyên Sau khi nhà Hán xâm lược Việt Nam (năm 111 TCN), chúng chia đất Nam Việt thành chín quận, trong đó, ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay Giao Chỉ là trung tâm chính trị, văn hoá của cả chín quận Tích Quang từng là Thái thú Giao Chỉ và Nhâm Diên là Thái thú Cửu Chân Hai viên Thái thú này gắng sức truyền bá chữ Hán cũng như đưa Nho học vào Việt Nam để phục vụ cho việc cai trị được thuận lợi Nhưng, theo một nghiên cứu mới đây, Trần Nghĩa nêu ý kiến chữ Hán du nhập vào Việt

Trang 16

Nam từ thời Triệu Đà [50, tr.83], tức là còn sớm hơn nhà Đông Hán truyền bá chữ Hán vào đất Việt Tuy nhiên, Trần Nghĩa cũng thừa nhận họ Tích và họ Nhâm là nhân vật tiêu biểu, có công lớn, "là hai người truyền bá chữ Hán và

đạo Nho hăng say nhất" [50, tr.84]

Trong bài viết này [50, tr.82 - 90], trên cơ sở cứ liệu của Việt Nam và

Trung Quốc, đối với vấn đề Vai trò của Nho học Việt Nam thời Bắc thuộc,

Trần Nghĩa đã phân chia thành hai giai đoạn là Bắc thuộc lần thứ nhất (179TCN - 40 SCN) và Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 544SCN) rồi chứng minh luận điểm: "Chỉ từ giai đoạn Bắc thuộc lần thứ hai trở về sau, cách nhìn của người Lĩnh Nam đối với chữ Hán và đạo Nho mới có sự thay đổi Họ dần dần

ý thức được rằng chữ Hán chẳng qua là một thứ công cụ ghi chép, không nên

đánh đồng với kẻ đô hộ Chẳng những vậy, còn có thể lợi dụng chữ Hán, tiếng Hán và đạo Nho để học tập văn hoá, phát triển nhân tài, xây dựng nền văn hoá thành văn của dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước"

Còn đối với việc truyền bá chữ Hán và Nho học ở nước ta trong giai

đoạn Bắc thuộc lần thứ nhất, ông đã nêu rõ là đã vấp phải những trở lực lớn

Trở lực thứ nhất là sức mạnh của nền văn hoá bản địa Ông đã dẫn những tư liệu của Trung Quốc trong Hán thư, Sử ký để chứng minh cho ý kiến

nêu trên Chẳng hạn như câu chuyện Triệu Đà vốn người phương Bắc được Hán Cao Tổ phong cho làm Nam Việt Vương, vậy mà, do ở đất Việt lâu ngày,

khi Lục Giả mang ấn tới phong, Triệu Đà đã búi tó, ngồi xổm mà tiếp khách

Sứ phương Bắc là Lục Giả thấy vậy bèn nói: "Vương vốn là người Hán, thân thích phần mộ đều ở đất Chân Định, nay lại phản tính trời, bỏ mũ đai, muốn chống lại nhà Hán, chả lầm lắm ư?" Triệu Đà vội vàng đứng dậy nói rằng:

"Tôi ở đây lâu ngày, quên mất cả lễ nghĩa." Điều đó cho thấy, hồi bấy giờ, chữ Hán đã du nhập vào đất Việt nhưng đạo Nho vẫn còn mờ nhạt

Trở lực thứ hai là phong trào đấu tranh ngày một lan rộng Điều này

được gián tiếp phản ánh qua một số nhân vật có ảnh hưởng ở xã hội Trung

Trang 17

Quốc đương thời như Hoài Nam Vương Lưu An hay Dương Hùng Trần Nghĩa

đã trích dẫn tư liệu trong Hậu Hán thư, Thuỷ kinh chú, An Nam chí lược, Ngự Giao kỷ để chứng minh rằng, đương thời, sự cai trị của phương Bắc đối với

vùng đất này còn "lỏng lẻo", "dân cậy hiểm xa, thường hay phản loạn", "tuy

đặt làm quận huyện mà phong tục người Di vẫn cứ để như cũ"

Nguyễn Tài Thư, trong cuốn sách của mình [39], tuy ông không phân chia rạch ròi và dẫn chứng cứ cụ thể như Trần Nghĩa nhưng cũng có nhận định tương tự: "Nho học truyền vào Việt Nam trong một hoàn cảnh đặc biệt Người Hán xâm lược Việt Nam và đưa Nho học vào Lúc đầu, Nho học là cái xa lạ với tư tưởng và tập tục truyền thống Việt Nam Về sau, nó được bản địa hoá và trở thành nhu cầu tinh thần của người Việt Nam Dưới thời kỳ Bắc thuộc, Nho học ở Việt Nam mới là hiện tượng có mặt ở các trị sở của người phương Bắc

Về sau, khi giành được độc lập, Nho học dần dần quen thuộc với nhiều vùng của đất nước" [39,tr.233,234]

Dưới góc độ tiếp xúc giao lưu với văn hoá Trung Hoa, Đặng Đức Siêu trong cuốn sách của mình [29] cũng viết: "Với cơ cấu tổ chức làng xã bền chặt, về thực tế là vẫn nằm ngoài những tác động của chính quyền đô hộ, hoặc

đã triệt tiêu, giảm thiểu những tác động đó đến mức tối đa, nhờ vậy mà đời sống văn hoá tinh thần của tổ tiên ta đương thời vẫn tiếp diễn với những phong tục tập quán cổ truyền, với nếp sống, lẽ sống gắn bó với tinh hoa của nền văn hoá bản địa, mang đậm màu sắc Đông Nam á Tuy nhiên, qua một quá trình cộng cư lâu dài đến như vậy (hàng chục thế kỷ) với người Hán, lại ít nhiều không thể không chấp nhận một số hình thức cưỡng chế nào đó của chính sách "áp đặt văn hoá" của chính quyền đô hộ, một số yếu tố văn hoá Hán cũng

đã được đưa vào hệ thống văn hoá Việt Nam như: ngôn ngữ, văn tự, thể chế quản lý, cách trang phục, ăn ở, một số nghi thức lễ tiết, phong tục trong giỗ chạp, cưới xin, ma chay dưới dạng thức đan xen giữa yếu tố bản địa với yếu

tố Hán đã được cải biến ở những chừng mực nhất định" [ tr.62 - 63 ]

Trang 18

Khác với ý kiến của Trần Nghĩa và hai vị nêu trên, có ý kiến cho rằng, chữ Hán và Nho học được du nhập vào Việt Nam từ sau cuộc khởi nghĩa Hai

Bà Trưng (40 - 43) và sự tiếp nhận chữ Hán, Nho học của người Việt là trên tinh thần tự nguyện, tự nhiên, người có công truyền bá chữ Hán và chữ Nho học đầu tiên phải là Sĩ Nhiếp (137 – 226)3 , người được nhà Nho Việt Nam đời

sau tôn xưng là Sĩ Vương, Nam Giao học tổ

Hai ý kiến trên tới nay vẫn còn có tranh luận, xin chỉ nêu ra và coi như cập nhập thông tin, còn ý kiến của chúng tôi là tuân thủ nhận định chính thống

và ghi nhận công lao lớn của Sĩ Nhiếp đối với nền Nho học Việt Nam

Trải theo thời gian 1000 năm Bắc thuộc, tuy Nho học được du nhập gặp nhiều trở ngại trong quá trình truyền bá nhưng có thể nói đã có ảnh hưởng nhất định tới xã hội Việt Nam đương thời và từng bước thay đổi nhận thức của người Việt cổ, họ tiếp nhận chữ Hán như một công cụ ghi chép và Nho học như một thành tố văn hoá

Xuất phát từ nhận thức đó, một số tác phẩm chữ Hán của người Việt đã

ra đời như: "Sáu bức thư tranh luận về đạo Phật, bài văn bia ở đạo tràng Bảo

An, bài thơ của Đại Thừa Đăng, bài phú và bài văn sách của Khương Công Phụ, bài văn sách của Khương Công Phục, bài văn khắc trên chuông Thanh Mai, bài ký và bài thơ của Liêu Hữu Phương, bài thơ tiễn Mã Thực, bảy đoạn văn đối thoại trong giới Thiền học" [50, tr.88]

ở Hàn Quốc, chữ Hán du nhập vào thời điểm cụ thể nào thì vẫn chưa xác định được rõ Nhưng theo các sách sử Hàn Quốc cho biết, từ năm 108 TCN, nhà Hán đem quân xâm lược bán đảo Hàn, cai trị bán đảo này khoảng

100 năm và truyền bá chữ Hán, ra lệnh dùng chữ Hán trong công văn giấy tờ của cơ quan hành chính do nhà Hán lập ra và bắt quan lại nhân viên người bản

địa phải học chữ Hán

Tuy giới nghiên cứu Hàn Quốc tới nay vẫn chưa xác định rõ con người

cụ thể truyền bá chữ Hán và Nho học vào Hàn Quốc nhưng xét về thời gian thì

Trang 19

thấy vào năm thứ 52 đời vua Gô-Y, tức năm 285, một người PecChê tên là

WangIn (Vương Nhân) đã được cử sang Nhật Bản giảng dạy Thiên tự văn và Luận ngữ [21,tr.51] Nhật Bản thư kỷ ghi chép về quá trình Nho học truyền

qua Triều Tiên rồi vào Nhật Bản cũng cho biết rằng, vua PecChê sai Ajikki (A Trực Kỳ) sang Nhật Bản dâng hai con ngựa quý Thiên Hoàng của Nhật Bản nhận thấy Ajikki "tinh thông kinh điển" nên mời làm thày dạy cho thái tử Ajikki lại tiến cử WangIn với Thiên Hoàng bởi lý do WangIn thông tỏ kinh

điển hơn mình Mùa xuân năm 285, WangIn được mời sang Nhật Bản, ông

dâng lên Thiên Hoàng Thiên tự văn 1 quyển và Luận ngữ 10 quyển rồi dạy

Thái tử học Như vậy, có thể suy đoán, từ trước năm 285, việc dạy và học chữ Hán cũng như Nho học đã xuất hiện trên bán đảo này Song, có lẽ công việc

đó chưa được qui củ Bởi thế, bộ sử cổ nhất của Triều Tiên là Tam quốc sử ký,

phần viết về Koguryo ghi chép rằng, vào năm thứ hai đời vua SoSuRim (371 -

384), tức năm 372, một số sách kinh điển Nho gia đã được nhập vào và nhà Thái học được xây dựng để dạy chữ Hán cho học trò

Chúng tôi cho rằng, nhà Thái học mà các tư liệu Hàn Quốc ghi chép có

lẽ là một ngôi trường nhỏ đầu tiên được dựng lên để dạy chữ Hán cho học trò, nhưng bởi nó có ý nghĩa đánh dấu sự khởi đầu cho sự truyền bá Nho học nên

được nho sĩ Hàn đời sau đặt tên như vậy Nhà thái học còn được gọi là Minh luân đường tới thời Koryo năm 958 mới chính thức được xây dựng cùng với

Văn Miếu theo mẫu Trung Hoa và chế độ khoa cử Nho giáo ở Hàn Quốc được bắt đầu Điều này, từ chính sử tới các sách giáo khoa Hàn Quốc đều ghi rõ và khẳng định như vậy

Cũng gần tương tự như Việt Nam, trước thế kỷ X, Nho học, Nho giáo Hàn Quốc chưa có chỗ đứng trong xã hội Phật giáo phát triển mạnh và chiếm

vị trí chính yếu, sư sãi được coi trọng và có tri thức cao Chẳng hạn như Uôn Chức (Viên Trắc: 613 - 696), Uôn Hyo (Nguyên Hiểu: 617 - 686) là những vị cao tăng được đông đảo Phật tử tôn kính, dân chúng ngưỡng mộ, đã cùng một

Trang 20

số nhà sư khác giải nghĩa kinh Phật, diễn ra văn vần để các đệ tử dễ học, dễ nhớ Tác phẩm của nhà sư Uôn Chức được ghi chép tổng cộng là 108 quyển (hiện chỉ còn 17 quyển) Nhưng, học thuyết của nhà Phật không phải là học thuyết chính trị xã hội Khi xã hội phát triển thì nó bộc lộ những điểm yếu và cần có sự kết hợp với tôn giáo khác, học thuyết chính trị khác để quản lý xã hội Nho giáo, Đạo giáo có cơ sở để sinh sôi và hội nhập với Phật giáo Nhà sư không chỉ khuôn lại với kinh Phật mà mở rộng tri thức sang các vấn đề xã hội; nhà nho cũng tìm hiểu Phật giáo và kết bạn với nhà sư; Đạo giáo vốn gần gũi với Saman giáo, tôn giáo bản địa cũng phát triển mạnh trong giai đoạn giao thời này và thời gian ngay trước thế kỷ X được coi là thích hợp nhất cho sự hội nhập tam giáo

Sự kiện WangKon (Vương Kiến) dựng triều đại mới, triều đại Koryo, lập Văn Miếu - Quốc tử giám, thực hiện chế độ khoa cử vào năm 958 đã thực

sự khẳng định chỗ đứng của Nho giáo ở Hàn Quốc

ở Việt Nam, dưới thời Tiền Lê (980-1009), Lý (1009-1225), Nho học không phát triển bằng Phật giáo Sử sách còn lại thường ghi chép việc nhà vua cho xây dựng chùa chiền, đúc các pho tượng lớn, tổ chức rước Phật ở các chùa Một số nhà sư thời Tiền Lê, Lý tham gia hoạt động chính trị, làm cố vấn, là quốc sư cho các vị vua Ngô Chân Lưu, Đỗ Pháp Thuận, Vạn Hạnh là những vị cao tăng được đảm đương các chức vụ của triều đình Song, như vừa nêu trên, hoạt động chính trị vốn không phải là công việc của nhà sư, nên họ phải vận dụng tư tưởng của nhà nho Nho học, Nho giáo ở Việt Nam dần phát triển đi lên và chính thức có chỗ đứng trong xã hội với sự kiện dựng Văn Miếu năm 1070, lập Quốc tử giám năm 1076 dưới triều nhà Lý Xét về thời gian, Văn Miếu ở Việt Nam được lập muộn so với Hàn Quốc hơn 100 năm

Chữ Hán và Nho học, Nho giáo vốn sản sinh từ Trung Quốc Trung Quốc là nước lớn trong khu vực hiểu theo mọi góc độ: đất rộng, người đông, văn hoá văn minh phát triển sớm, lực lượng quân đội hùng mạnh Bởi thế,

Trang 21

việc nô dịch các nước nhỏ xung quanh bằng nhiều biện pháp là việc làm cố hữu từ ngàn xưa Sự truyền bá chữ Hán và Nho học không chỉ mang tính giao lưu mà còn là sự áp đặt, cưỡng bức Song, xét ở mặt khác, giao lưu văn hoá là một hiện tượng bình thường trong xã hội loài người Việt Nam và Hàn Quốc là những quốc gia văn hiến, thuở ban đầu tiếp nhận chữ Hán và Nho học không

được mặn mà, thậm chí chống lại, đánh đồng sự xâm lược, nô dịch văn hoá với giao lưu văn hoá Song, nhận thức đó dần thay đổi và hai dân tộc Việt - Hàn đã biết tiếp thu chữ Hán và Nho học một cách sáng tạo, biến nó trở thành công cụ tăng sức mạnh cho dân tộc

Từ cơ sở nhận thức đó, chữ Hán và Nho học ở Việt Nam - Hàn Quốc sau khi có chỗ đứng thì ngày càng phát triển song hành với Trung Quốc Thế

kỷ XV, Nho học, Nho giáo không chỉ phát triển mạnh riêng chỉ ở Trung Quốc

mà ở cả Việt Nam, Hàn Quốc, cũng phát triển thịnh vượng Nho học, Nho giáo sau khi được du nhập vào hai nước tuy đều được bản địa hoá, mang màu sắc riêng nhưng xét ở tổng thể, đều có dấu ấn đậm của Nho giáo Trung Hoa

Như vậy, du nhập chữ Hán và Nho học có thể được coi là cơ sở quan trọng đầu tiên tạo nên văn hóa đồng văn trong khu vực nói chung, Việt Nam

và Hàn Quốc nói riêng

1.1.2 Văn học chữ Hán Việt và Hán Hàn cùng chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc

Từ khi hai nước Việt - Hàn thực hiện chế độ khoa cử, tuyển chọn nhân tài (khoa thi đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1075, đời Lý Nhân Tông Khoa thi

đầu tiên ở Hàn Quốc vào năm 958, thời Koryo), có thể nói đã mở ra một thời

kỳ mới trong sự phát triển văn học chữ Hán Đã là nho sinh dùi mài đèn sách

đi thi đều phải học Tứ thư, Ngũ kinh, tức là những sách kinh điển của Trung Quốc Nhiều câu, chữ, truyện trong những sách đó đã trở thành điển tích,

điển cố văn học chung của các nước sử dụng chữ Hán Hơn nữa, các thể loại văn học, từ thi ca đến văn xuôi của Trung Quốc cũng được du nhập sang các

Trang 22

nước trong khu vực Nho sĩ hai nước Việt - Hàn tiếp nhận, học tập và sáng tác theo mô hình và thể loại đó trên cơ sở chất liệu thơ văn của đất nước mình

Dưới đây, chúng tôi chỉ xét riêng ở góc độ sáng tác thơ theo thể Đường luật và tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán

1 Thơ Đường luật là thể loại thơ được đặt ra từ đời nhà Đường, (618 - 917) Trung Quốc theo một luật lệ nhất định Theo số câu trong bài, thơ Đường luật chia ra làm hai lối: tứ tuyệt và bát cú Trong hai lối ấy, bát cú là chính và làm thơ phải tuân thủ cách gieo vần, đối, niêm luật [13, tr.29-30]

Thơ Đường lại có hai thể: Thể thơ ngũ ngôn và thể thơ thất ngôn Thực

ra, hai thể thơ này không phải đến đời nhà Đường mới xuất hiện Theo giới nghiên cứu thể thơ ở Trung Quốc cho biết, hai thể thơ này chính thức xuất hiện từ đời nhà Hán, không phải do một nhà thơ tiêu biểu nào sáng tạo ra mà nảy sinh từ dân gian, từng bước phát triển và hướng tới hoàn thiện Sự phát triển hướng tới hoàn thiện của hai thể thơ này đã tạo nên sự chú ý của thi nhân

đương thời và cá biệt một số người đã học theo, mô phỏng và đưa vào thi đàn

Tác gia đầu tiên đưa thể thơ mới này vào thi đàn là Ban Cố Ông có bài Vịnh

sử, làm theo thể ngũ ngôn, nội dung viết về câu chuyện xảy ra vào thời Hán

Văn Đế, có một cô gái hiếu thảo sẵn sàng xin bán thân làm nô tì để chuộc tội cho cha Có điều, về mặt nghệ thuật lại bị coi là vụng về, cứng nhắc, thiếu chất thơ Từ đó trở đi, hai thể thơ này dần được phổ biến rộng rãi, đồng thời, nghệ thuật cũng không ngừng được nâng cao Đến đời Đường, hai thể thơ này thực

sự mới phát triển đến đỉnh cao nhờ có sự sáng tạo tuyệt vời của hàng loạt những nhà thơ nổi tiếng, tiêu biểu như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Sầm Tham, Bạch Cư Dị Sự hoàn thiện, hoàn mỹ của hai thể thơ này đã được thể hiện một cách hoàn chỉnh vào đời Đường đã khiến cho người đời sau ngưỡng vọng và cứ ngỡ

là thể thơ này đến đời Đường mới được các thi nhân sáng tạo ra

Suốt chiều dài lịch sử văn học chữ Hán, thể thơ Đường luật được nho sĩ

- thi nhân hai nước rất trân trọng và sáng tác rất nhiều Việc thống kê đầy đủ

Trang 23

số bài thơ Đường luật của nho sĩ - thi nhân hai nước sáng tác là điều khó có thể thực hiện được Nhưng, chỉ cần xem những tập thơ văn đã được giới thiệu, công bố thì có lẽ, cũng giống như mọi người đều thừa nhận, chúng tôi nghĩ rằng, thơ chữ Hán thể Đường luật chiếm ưu thế Về thể loại thơ này, thế kỷ

XV là thế kỷ phát triển rực rỡ Cùng với sự thịnh vượng của hai triều đại phong kiến Việt Nam - Hàn Quốc ở giai đoạn này, thơ văn chữ Hán phát triển mạnh và thơ Đường luật được ưa dùng ở Việt Nam cuối thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông còn tập hợp các văn thần lập ra Hội Tao đàn (?) mà nhà vua là Chánh nguyên suý, thơ của nhà vua và Hội Tao đàn nhị thập bát tú làm ra chủ yếu là thể thơ Đường luật ở Hàn Quốc cũng tương tự như vậy, phong cách thơ Đường hầu như chiếm lĩnh thi đàn và phát triển đến đỉnh cao không chỉ ở thế kỷ XV mà còn kéo dài suốt thời trung đại Sau khi các nho sĩ - thi nhân thời kỳ đầu triều đại ChoSon nhận chân được Tống từ phát triển ở cuối thời kỳ Koryo không thích hợp với ChoSon nên đã lại chuyển sang làm thơ theo thể

Đường luật Từ thời trung kỳ ChoSon (thế kỷ XVII) trở đi, phong trào "văn Tần Hán, thơ Thịnh Đường" đã có sức ảnh hưởng rất mạnh đến văn học Hàn Quốc trung đại

Trong số các bài thơ xướng hoạ giữa sứ thần hai nước Việt - Hàn sáng tác ở Bắc Kinh Trung Quốc, ta thấy hầu hết đều được sáng tác theo thể này, duy chỉ có hai bài được làm theo thể cổ phong là của Phùng Khắc Khoan và

Lý Chi Phong Điều đó cũng cho thấy, thể thơ Đường luật trở thành thể thơ phổ biến của hai nước

2 - Tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán ở hai nước đều xuất hiện hơi muộn

(cuối thế kỷ XV ở Hàn Quốc với Kim Ngao tân thoại và vào đầu thế kỷ XVI ở Việt Nam, với Truyền kỳ mạn lục) Các nhà nghiên cứu so sánh văn học

truyền kỳ của Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc tới nay đều xác nhận rằng,

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Việt Nam) và Kim Ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Hàn Quốc) đều chịu ảnh hưởng của tác phẩm Tiễn đăng tân

Trang 24

thoại của Cù Hựu đời Minh Trung Quốc Tuy nhiên, một số ít truyện trong đó

được Nguyễn Dữ và Kim Thời Tập chỉ vay mượn cốt truyện hoặc mô típ để sáng tác trên cơ sở hiện thực ở đất nước mình, còn đại đa số truyện đều do hai tác giả sáng tạo trên cơ sở truyện dân gian của hai dân tộc Nói như vậy cũng tức là hai tác phẩm có nét giống nhau khá đặc biệt Nổi bật trong các công

trình nghiên cứu so sánh Kim Ngao tân thoại với Truyền kỳ mạn lục là Luận

án tiến sĩ của Jeon Hye Kyung (Hàn Quốc) Công trình này đã được dịch sang

tiếng Việt và xuất bản thành sách, mang tên Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2004 Theo tác giả, Truyền kỳ mạn lục và Kim Ngao tân thoại có nhiều chỗ được coi là chứng cứ chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại Nhưng Truyền kỳ mạn lục có thể được coi là chịu ảnh hưởng toàn diện

về nhiều mặt của Tiễn đăng tân thoại Còn Kim Ngao tân thoại đã mô phỏng nhiều phần các mô típ của các truyện cá biệt trong Tiễn đăng tân thoại"

(tr.189)

So sánh về thời gian chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại ở phần kết luận, tác giả nêu rõ: "Qua xem xét sự ảnh hưởng và du nhập của Tiễn đăng tân thoại vào Hàn Quốc và Việt Nam, ta thấy Tiễn đăng tân thoại gây ảnh hưởng cho sự xuất hiện tác phẩm Kim Ngao tân thoại của Hàn Quốc sớm hơn Truyền

kỳ mạn lục của Việt Nam." (tr.181)

Về mặt phương thức sáng tác, "có thể nói, Truyền kỳ chịu ảnh hưởng nhiều mặt của Tiễn đăng; Kim Ngao thì mang tính cách sáng tạo cao về mặt

phương pháp sáng tác như nêu ngụ ý ý đồ sáng tác của tác giả, đưa tính hiện thực vào yếu tố phi hiện thực" (tr.183)

Sự ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại đối với Kim Ngao tân thoại và Truyền kỳ mạn lục nhiều hay ít, toàn diện về nhiều mặt hay chỉ ở một vài góc

cạnh đã được các nhà nghiên cứu so sánh chuyên sâu phân tích, đánh giá Còn

Trang 25

ý kiến của chúng tôi là Tiễn đăng tân thoại có ảnh hưởng tới Kim Ngao tân thoại của Hàn Quốc và Truyền kỳ mạn lục của Việt Nam, chí ít là về mặt thể

loại Chúng tôi chỉ dừng lại ở đó và cũng đi đến nhận định rằng các thể loại của văn học Trung Quốc đã không ít thì nhiều ảnh hưởng sang hai nước nói riêng, khu vực Hán hoá nói chung

Trước khi đề tài nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ của Trần ích

Nguyên (Đài Loan) với đầu đề "Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục" được dịch sang tiếng Việt, xuất bản năm 2000 và cuốn

sách của Jeon Hye Kyung nêu trên xuất bản năm 2004 thì có lẽ ở Việt Nam, chưa có một công trình nghiên cứu so sánh nào tương tự như vậy Nhưng, một

số nhà nghiên cứu Việt Nam đã tiếp cận vấn đề này và từ nhiều góc độ khác nhau đã nêu ý kiến của mình Chẳng hạn như nhà nghiên cứu lão thành Bùi Duy Tân chỉ rõ: "Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại cực nhiều

Để làm văn, ông cha ta chỉ tiếp nhận một số Số ấy thường được Việt hoá để thích dụng khi thể hiện đất nước Việt, con người Việt, văn hoá Việt." [ 37, tập

vào Việt Nam và tác gia của văn học các thế kỷ này đã sử dụng các loại văn:

tuỳ bút, ký, lục, truyền kỳ, chế, truyện như Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Thượng kinh ký sự, Công dư tiệp ký, Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí để thể hiện phản ánh, ghi chép những vấn đề của

Trang 26

xã hội, của con người ngày càng bề bộn, phức tạp, phong phú hơn xưa [ 37, tập II, tr.137 ]

Cụ thể hơn, tác giả viết: "Nguyễn Dữ với Truyền kỳ mạn lục đã không

những Việt hoá thể truyền kỳ Trung Quốc mà còn chịu ảnh hưởng khá rõ của thể loại tự sự dân gian trong lối kể chuyện, miêu tả diện mạo, hoàn cảnh nhân vật, kết cấu, bố cục và các biện pháp biểu tình đạt lý khác" [37, tập II, tr.105]

Lược bỏ một số ý tứ của tác giả, chúng tôi thấy có điểm chung nhất với nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân và học giả Đài Loan, Hàn Quốc từng nêu thể loại

Truyền kỳ của Trung Quốc có ảnh hưởng tới Truyền kỳ mạn lục của Việt

Nam Điều này sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới cho học giả Việt Nam trong cách tiếp cận nghiên cứu so sánh văn học chữ Hán Việt Nam với các nước trong khu vực thời kỳ hội nhập

Như vậy, thơ Đường luật phát triển rực rỡ vào thời nhà Đường và tiểu thuyết phát triển mạnh vào thời Minh, Thanh đã ảnh hưởng trực tiếp sang các lân bang và là yếu tố quan trọng tạo nên văn hoá đồng văn trong khu vực

1.1.3 Đi sứ Trung Quốc

1 Để tạo nên văn hoá đồng văn trong khu vực, những cuộc di dân của người Hoa, những đội quân xâm lược của Trung Quốc sang xâm chiếm các nước láng giềng, những nhân tài của các nước nhỏ bị bắt sang Trung Quốc, những đoàn sứ thần các nước "sang chầu thiên tử", hàng năm định kỳ định lệ sang "triều cống" Trung Hoa và sứ thần Trung Quốc sang các nước cũng là những yếu tố quan trọng Thực tế lịch sử cho thấy, văn hoá Trung Quốc ảnh hưởng mạnh trong khu vực nhưng không phải là một chiều mà văn hoá các nước láng giềng cũng được truyền sang Trung Quốc Sự giao lưu văn hoá đó thông qua những con người cụ thể, trực tiếp chuyển tải văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong khu vực

2 Thông lệ, các nước nhỏ xung quanh Trung Quốc đều rất coi trọng chính sách ngoại giao đối với Trung Quốc Thời phong kiến, mỗi khi trong

Trang 27

nước có biến động chính trị, vua mới thay vua cũ, triều đại mới kế tiếp triều

đại cũ, triều đình nước nhỏ đều cử sứ đoàn sang Trung Quốc "cầu phong" Trong những chuyến đi đó, sản vật văn hoá bản địa được vận chuyển đi theo với số lượng lớn Một phần do nhu cầu sinh hoạt của đoàn sứ bộ, một phần phải "triều cống", hầu hết là những sản vật quý hiếm của địa phương, rất có giá trị về mặt vật chất và văn hoá được vua quan Trung Quốc đương thời thích thú Tư liệu của Việt Nam ghi chép cụ thể những vật phẩm mang theo còn lưu

lại không nhiều như Hàn Quốc, nhưng chỉ cần xem Bắc sứ thông lục của Lê

Quý Đôn, ta cũng hình dung được sự chuẩn bị kỹ càng cả về mặt công văn giấy tờ, thời gian, vật chất, quà biếu tặng cũng như lựa chọn sản vật "triều cống"

Ngoài những chuyến đi "cầu phong" ra, định kỳ hoặc những khi Trung Quốc có chuyện hiếu hỷ, sứ thần các nước đều sang chúc mừng hoặc chia buồn Đây cũng chính là dịp sứ thần các nước gặp gỡ tiếp xúc và giao lưu văn hoá Những vật phẩm văn hoá mang theo, ngoài chuyện "cống nạp" cho Trung Quốc, sứ thần các nước có dịp tặng biếu lẫn nhau, hơn nữa, họ còn trao đổi sách vở, làm thơ văn tặng đáp Trong số những đoàn sứ thần sang Trung Quốc,

sứ đoàn của vua Quang Trung giả có lẽ được coi là đông đảo nhất trong lịch trình ngoại giao của Việt Nam thời trung đại

Đoàn sứ bộ đông tới hàng trăm người, các trọng thần văn võ hầu như

đều đi theo hộ tống nhà vua sang chúc thọ vua Thanh và thiết lập quan hệ ngoại giao hoà bình với nhà Thanh sau phen binh lửa Đây là chuyến ngoại giao quan trọng nhất thời Tây Sơn, đích thân nhà vua dẫn đầu cùng với số lượng quan lại tuỳ tùng đông như vậy, nên vật phẩm văn hoá mang đi không phải là ít

Theo lẽ thường, vật phẩm mang theo đều được triều đình phê chuẩn, liệt

kê đầy đủ và số "cống nạp", tặng biếu cũng được các quan tuỳ tùng ghi chép

cụ thể Về câu chuyện này, sử liệu Việt Nam lưu giữ không còn nhiều và cụ

Trang 28

thể, tỉ mỉ như Hàn Quốc Trong sứ bộ Hàn Quốc, có một chức quan chuyên

trách biên chép tỉ mỉ những sự việc xảy ra hàng ngày là Thư trạng quan Vị

quan này có trách nhiệm ghi chép tất cả mọi sự việc có liên quan tới đoàn sứ

bộ theo thể nhật ký và khi về nước, đệ trình cuốn sách cho vua xem Sách đó

được lưu giữ cẩn thận trong cung cấm, trong quán các và lưu truyền cho đời

sau Tiêu biểu trong số đó có một quyển trong Chi Phong loại thuyết, Yên hành kỷ, Nhiệt hà nhật ký

ở Việt Nam, thời Lê trung hưng, Phó sứ Lê Quý Đôn cũng làm công việc tương tự như vậy Mọi sự chuẩn bị cũng như sự việc xẩy ra trên đường đi

đều được ông ghi chép trong cuốn Bắc sứ thông lục

3 Thời trung đại, những chuyến đi nước ngoài là cả một câu chuyện vượt ra ngoài suy nghĩ của người dân bình thường Đối với quan lại, việc tuyển chọn đi sứ cũng rất khắt khe và được tuyển chọn đi sứ là vinh dự lớn Trong chuyến đi sứ , ngoài việc ngoại giao ra, sứ thần các nước có dịp quan sát, chiêm ngưỡng quang cảnh đền đài, danh thắng, học tập những nét đẹp của văn hoá Trung Hoa và đều tranh thủ mang về những sản vật quý, những bộ sách

lớn của Nho học cũng như tài liệu quý lạ khác Ngũ kinh đại toàn, Tứ thư đại toàn, Đường thi, Tống từ, các bộ tiểu thuyết lớn Trung Quốc được các sứ

thần mang về đã đóng góp không nhỏ cho sự giao lưu văn hoá

Những người được cử đi sứ thường là những văn quan thông hiểu sử sách, thấu suốt cổ kim, đồng thời cũng là những nhà thơ nổi tiếng, có thể đối

đáp bằng thơ, "làm đẹp" cho đất nước mình ở nước ngoài Khi ở nước ngoài,

họ không còn bị câu thúc bởi những công việc nội trị, tâm hồn thơ thanh thoát, phong cảnh thiên nhiên khác lạ, những di tích nổi tiếng của Trung Quốc được biết đến trong sách vở hiện ra trước mắt đã chắp cánh cho hồn thơ của họ Hầu như các sứ thần Việt Nam sang sứ Trung Quốc đều có thơ, mỗi người mỗi

vẻ và tạo nên sự nối tiếp nhiều đời, có những nét riêng mà loại thơ khác không

Trang 29

Theo sự khảo sát của các bậc tiền bối, tư liệu còn lại cho biết, có tới 60 người đi sứ làm thơ, với hàng trăm thi tập, ngót vạn bài thơ từ thời Trần đến thời Nguyễn [41, tr.9] Tiêu biểu trong số đó là Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh thời Trần; Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Huy Oánh,

Hồ Sĩ Đống, Lê Quý Đôn đời Lê trung hưng; Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích,

Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tuấn thời Tây Sơn; Nguyễn Du, Nguyễn Tư Giản, Lý Văn Phức, Hà Tông Quyền thời Nguyễn

Thơ đi sứ toát lên lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình bang giao hữu hảo, đồng thời, chủ đề vịnh sử, vịnh cảnh, vịnh vật, xướng hoạ thù tạc, bày tỏ tâm tư tình cảm nhớ nước, nhớ nhà của mình cũng rất đậm nét

Những tập thơ đi sứ mang nét riêng đó được tác giả mang về, sao chép lại và lưu truyền trong dân gian đã đóng góp không nhỏ cho sự hiểu biết về đất nước, con người, văn hoá văn minh của nước bạn

ở Hàn Quốc, số lượng bài thơ đi sứ hiện còn giữ lại cũng rất nhiều Có

điều là, sứ thần Hàn Quốc không tách riêng thơ với phần ghi chép hàng ngày,

bởi thế, tác phẩm của họ đều có nhan đề nhật ký, kỷ, lục Chẳng hạn như Nhiệt

Hà nhật ký, Yên hành kỷ Nếu ngày nào có thơ thì họ ghi vào ngày đó theo

thứ tự thời gian, chi tiết đến từng giờ, khắc Sở dĩ chúng tôi nói là thơ đi sứ của Hàn Quốc cũng rất nhiều bởi những lý do sau:

- Từ đời Minh đến đời Thanh, quan hệ giữa triều đại Triều Tiên với Trung Quốc rất thân thiện Sử sách Hàn Quốc đều chép rằng, do quan hệ thân thiện nên mỗi năm đều có sứ bộ Hàn Quốc sang Bắc Kinh, bắt đầu lên đường vào mùa thu, về nước vào mùa xuân Nhiệm vụ của sứ thần được giao là hoàn thành tuế cống, giữ tình hữu hảo với Trung Quốc, ghi chép những điều họ quan tâm như chế độ, điển chế, kinh tế, văn hoá và thu thập các loại sách mới mang về Thư trạng quan có trách nhiệm biên chép cẩn thận những điều trên và công việc của đoàn sứ bộ

Trang 30

- Trường Đại học Quốc gia Seoul là trường Đại học lớn nhất Hàn Quốc Thư viện trường này cũng vào bậc nhất các Trường Đại học; trước cổng thư

viện có ba chữ Hán lớn viết theo lối lệ thư: Khuê chương các Chúng tôi

thường lui tới thư viện để đọc tài liệu, tìm hiểu thơ văn đi sứ của các sứ thần Hàn Quốc Thoạt đầu, chúng tôi phải tìm đọc những tài liệu riêng lẻ, nếu bản nào chữ nhỏ, khó xem thì có thể đọc qua màn hình máy vi tính được phóng to

Đầu năm 2005, Thư viện mang ra phục vụ bạn đọc một bộ sách rất lớn, đặt tên

là Yên hành lục Đây gần như là toàn bộ tư liệu bằng chữ Hán của sứ thần thời

Triều Tiên (ChoSon) ghi chép trên đường đi sứ Bắc Kinh Bộ sách gồm 100 tập, mỗi tập dày khoảng 400 - 500 trang, đóng bìa cứng, được đặt trên giá tự tra cứu

- Ngoài Thư viện trên ra, Thư viện Quốc gia Seoul là thư viện lớn nhất Hàn Quốc cũng lưu giữ nhiều thư tịch cổ, trong đó có thơ văn đi sứ của sứ giả

Hàn Quốc Chúng tôi tìm thấy Chi Phong tập, quyển 8 của Lý Tuý Quang và Tĩnh Hiên tập của Lý Thể Cẩn là ở Thư viện này Đối chiếu bản ở Thư viện

này với Thư viện nêu trên thì thấy giống nhau hoàn toàn Điều đó cho thấy hai bản chỉ là một, được nhân bản và đặt ở hai nơi

Một Thư viện nữa cũng là nơi tàng trữ nhiều thư tịch cổ Hàn Quốc - Thư viện của Viện Nghiên cứu Hàn Quốc học (trước là Viện Nghiên cứu văn hóa tinh thần), ở tỉnh KyongKy, liền sát với Seoul Chúng tôi cũng đã tới đây nhiều lần và một lần cùng đoàn Viện Nghiên cứu Hán Nôm do Viện trưởng Trịnh Khắc Mạnh dẫn đầu vào thăm kho lưu giữ sách chữ Hán, kho lưu giữ tộc phả và phòng bảo quản, phục chế văn bản Đây là nơi được nhà nước Hàn Quốc đầu tư nhiều nhất để xây dựng cơ sở vật chất, sưu tầm, bảo quản, chỉnh

lý thư tịch cổ Hàn Quốc Đây cũng là nơi đào tạo các nhà nghiên cứu Hàn Quốc học cả trong và ngoài nước và số nghiên cứu sinh Việt Nam cũng học tập nghiên cứu ở đây đông nhất Tuy vậy, việc thâu góp, sắp xếp, chỉnh lý và

Trang 31

đóng thành tập như bộ sách Yên hành lục 100 tập thì chỉ mới xuất hiện ở Thư

viện Đại học Quốc gia Seoul

Tựu trung, do thiếu sót là chỉ lưu ý đến thơ văn xướng hoạ của sứ thần hai nước nên chúng tôi không thống kê số sứ thần cũng như số lượng thơ đi sứ, nhưng qua những điểm nêu trên, có thể hình dung được số lượng tác phẩm các

sứ thần Hàn Quốc ghi chép trên đường đi sứ mang về là không ít, cung cấp khá nhiều thông tin về đất nước Trung Hoa cũng như các vấn đề liên quan tới

sứ thần Hàn Quốc thời trung đại

1.2 Sự tiếp xúc giao lưu văn hoá Việt - Hàn

1.2.1 Người Việt Nam đến Hàn Quốc

1.2.1.1 Hoàng tử Lý Dương Côn đến Hàn Quốc

Cuối năm 1994, ông Pyon Hong Kee (Phiến Hoằng Cơ) - một chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu tộc phả Hàn Quốc đã sang Việt Nam và công bố kết quả nghiên cứu của mình về sự kiện Lý Dương Côn sang Hàn Quốc vào thế kỷ XII

Căn cứ vào Tinh Thiện Lý thị tộc phả hiện đang được lưu giữ ở Thư viện

Quốc gia Seoul và một số chi họ Lý ở Hàn Quốc, ông cho biết, Lý Dương Côn

là con trai thứ ba của vua Lý Nhân Tông, dời bỏ nước ra đi để "tránh quốc loạn", đến Hàn Quốc vào thế kỷ XII, sinh cơ lập nghiệp cùng với dân bản địa

Đặc biệt, đến đời thứ 6 có Lý Nghĩa Mẫn, từng có nhiều công lao trong thời

kỳ võ quan nắm quyền, thăng chức cao nhất trong triều, quyền hành gần như

Tể tướng, đứng đầu chính quyền Cao Ly trong 6 năm (1190 - 1196) Công lao,

chức tước của Lý Nghĩa Mẫn ghi trong tộc phả khớp với Cao Ly sử và Lý

Nghĩa Mẫn trở thành nhân vật lịch sử Hàn Quốc

Ông Pyon đã trao lại cho Phan Huy Lê những tư liệu mà ông thu thập

được ở Hàn Quốc để hai bên tiếp tục nghiên cứu so sánh đối chiếu

Trang 32

Cuối năm 2007, nhân kỷ niệm 15 quan hệ Việt - Hàn, tại Hội thảo quốc

tế quan hệ hai nước Việt Nam - Hàn Quốc ở khách sạn Daewoo, Hà Nội,

Phan Huy Lê đã công bố kết quả nghiên cứu của mình Ông cho biết, hoàn toàn không tìm thấy tư liệu trực tiếp trong sử liệu Việt Nam và Lý Dương Côn nếu là con vua Lý Càn Đức thì chỉ có thể là con nuôi [19, tr.26] Ông lập luận rằng, việc chính sử chép thiếu tên hay thậm chí chép sai về một số nhân vật và

sự kiện lịch sử, kể cả các Hoàng tử con vua cũng là việc bình thường, có thể chứng minh bằng nhiều dẫn chứng khi phân tích chính sử và đối chiếu với những tư liệu đáng tin cậy trong văn bia, gia phả Hơn nữa, những bộ sử chép

về vương triều Lý còn lại đến nay đều biên soạn từ đời Trần về sau, việc ghi chép sơ lược và có nhiều thiếu sót [19, tr 26, 27] Từ đó, ông căn cứ vào gia phả dòng họ Lý Tinh Thiện, so sánh đối chiếu với lịch sử Việt Nam giai đoạn

Lý Nhân Tông truyền ngôi cùng những vấn đề liên quan rồi nêu ý kiến xác nhận Lý Dương Côn là một Hoàng tử con nuôi của vua Lý Nhân Tông, thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Lý [19, tr 27] Ông còn khảo cứu hoàn cảnh ra đi của

Lý Dương Côn rồi nêu một suy đoán, một giả thuyết rằng, Lý Dương Côn có can dự vào những mối quan hệ cung đình phức tạp [19, tr 30] trong việc nối ngôi nên sau khi Lý Dương Hoán lên ngôi thì Lý Dương Côn tìm đường ra đi

để "tránh quốc loạn" Kết luận cuối cùng, Phan Huy Lê viết: "Qua tư liệu gia phả, dòng họ Lý gốc Việt ở Tinh Thiện đã hội nhập vào cuộc sống và văn hoá Hàn Quốc, có những cống hiến qua các thời kỳ lịch sử của Hàn Quốc" [19, tr.33]

Trong lịch sử Việt Nam, có một câu chuyện khá rõ nét là triều đại mới

đã xoá bỏ hình ảnh của triều đại cũ, tiêu biểu là triều Trần đối với triều Lý và triều Nguyễn đối với Tây Sơn Triều Trần sau khi thay nhà Lý còn bắt tất cả con cháu dòng họ Lý phải đổi họ sang họ Nguyễn Bởi thế, chúng tôi hoàn toàn tán đồng ý kiến của Phan Huy Lê cho biết "những bộ sử chép về vương triều Lý còn lại đến nay đều biên soạn từ đời Trần về sau, việc ghi chép sơ

Trang 33

lược và có nhiều thiếu sót." Ông nêu ra nhận định trên là xuất phát từ nhiều cơ

sở, khảo cứu nhiều tư liệu, song, vấn đề lịch sử mà chúng tôi nêu trên mang ý

nghĩa chỉ đạo cho triều đại mới Chúng tôi cũng tán đồng ý kiến cho rằng cần

gạn lọc "những tư liệu đáng tin cậy trong văn bia, gia phả " Là người mang

họ Lý Việt, ngay từ đầu năm 1994, tức mới hơn một năm sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, chúng tôi đã có dịp sang Hàn Quốc học tập, nghiên cứu và đã tiếp cận với con cháu dòng họ Lý Tinh Thiện và Lý Hoa Sơn Mỗi lần tiếp xúc, điều khiến tôi xúc động là họ rất tự hào mình là con rồng cháu tiên, là người gốc Việt Bộ gia phả mà họ lưu giữ mấy trăm năm cùng con người thực, tấm lòng người Việt muốn được xác nhận là người gốc Việt thực đáng trân trọng Việc công bố kết quả nghiên cứu của ngài Pyon và

ông Phan không chỉ làm sáng tỏ một vấn đề lịch sử mà còn chứng minh rằng

sự tiếp xúc văn hoá Việt - Hàn được bắt đầu từ thế kỷ XII

1.2.1.2 Hoàng tử Lý Long Tường đến Hàn Quốc

Tuy về cơ bản, việc xác nhận dòng họ Lý Hoa Sơn là dòng họ Lý gốc Việt cũng trên cơ sở gia phả của dòng họ này, nhưng tư liệu lịch sử ở Hàn Quốc viết về Lý Long Tường còn lưu giữ được phong phú hơn nhiều như cuốn

Hoa Sơn Quân bản truyện, Thụ hàng môn, Bia kỷ tích nên việc công bố kết

quả nghiên cứu về Lý Long Tường sớm hơn nhiều so với Lý Dương Côn Bởi thế, cho đến nay, sự kiện Lý Long Tường đến Hàn Quốc thường được nêu ra như sự mở đầu cho quan hệ Việt - Hàn trong lịch sử

Cuốn sách Người Việt Nam ở Triều Tiên và mối giao lưu văn hoá Việt Triều trong lịch sử do Hội khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1997 tại

Hà Nội in một loạt bài nghiên cứu về Lý Long Tường như Họ Lý gốc Việt Nam ở Hàn Quốc của Phan Huy Lê; Cháu 22 đời vua Lý Anh Tông hiện ở Cao Ly của Sở Cuồng; Sự tích về một người Việt Nam có công lớn đánh quân Mông Cổ trên đất Triều Tiên của Nguyễn Quang Ân Ngoài ra, còn có Bài văn bia ghi sự tích Thụ hàng môn do Trần Văn Giáp dịch; Hoa Sơn Quân bản

Trang 34

truyện do Nguyễn Tá Nhí dịch Tư liệu trong đó thống nhất xác định rằng Lý

Long Tường là Hoàng tử con thứ của vua Lý Anh Tông (1138 - 1175), em vua

Lý Cao Tông (1176 - 1210), chú vua Lý Huệ Tông (1211 - 1224) đã đem đồ thờ của tổ tông cùng thuộc hạ vượt biển vào năm 1226 để tránh hiểm hoạ từ phía nhà Trần, do thuyền trôi dạt nên đã đến huyện Ung Tân, Cao Ly Ông

được vua Cao Ly ưu ái, ban cho đất cư trú Từ đó, ông và con cháu họ Lý hoà nhập vào cuộc sống với nhân dân trong vùng, được mọi người quý mến Quân Mông Cổ xâm chiếm Cao Ly, vào năm thứ 40 đời vua Cao Tông, tức năm Quý Sửu (1253), Lý Long Tường đã lập công lớn đánh bại quân xâm lược Vua Cao

Ly rất khen ngợi, sai đổi tên Trấn Sơn làm Hoa Sơn, phong cho ông tước Hoa Sơn Quân, ban thêm đất 30 dặm vuông, nhân khẩu của 20 hộ làm thực ấp, sai

dựng Thụ hàng môn, lập bia kỷ tích Sau đó, Lý Long Tường mở trường dạy

học giáo hoá nhân dân trong vùng, có công xây dựng lại nề nếp học hành

Khác với Lý Dương Côn, lý do ra đi của Lý Long Tường được xác định

rõ ràng Vào cuối thời Lý, thế lực họ Trần lớn mạnh, quyền hành trong triều nằm trong tay Trần Thủ Độ và nhà Trần thay nhà Lý với sự chuyển ngôi "yên

ả" của công chúa Chiêu Thánh (tức Lý Chiêu Hoàng) cho nhà Trần Sau khi phế bỏ triều Lý, lập triều Trần (1226 - 1400), Trần Thủ Độ muốn lòng dân

đoạn tuyệt với nhà Lý nên đã bắt đổi họ Lý, tìm cách giết hại tôn thất nhà Lý Lý Long Tường là đô đốc thuỷ quân, ông hiểu rằng không thể lập lại thế

cờ nên tìm đường lánh nạn, vượt biển ra đi Tuy nhiên, một số vấn đề khác như tại sao ông lại đến Cao Ly? Thuyền của ông bị trôi dạt hay ông có chủ

đích? Ông lập công lớn đánh quân Mông Cổ trên đất Cao Ly vào năm nào? vẫn còn nhiều tranh luận

Trong luận án tiến sĩ của mình, Jeon Hye Kyung cho rằng, Lý Long Tường cùng với gia tộc mang đồ tế khí vượt biển chạy sang Cao Ly vào năm

1226 Qua các thương nhân Việt Nam thường qua lại buôn bán với thương nhân miền Nam Trung Quốc, Hoàng tử Lý Long Tường được nghe các câu

Trang 35

chuyện về đất nước Cao Ly xinh đẹp, con người thuần hậu, văn hoá phát triển nên đã tìm đường đến Cao Ly [20, tr.27]

Như vậy, Lý Long Tường đến Cao Ly là có chủ đích

Các tài liệu khác thường hướng theo ý cho rằng con thuyền của Lý Long Tường gặp sóng to gió lớn nên bị trôi dạt đến Cao Ly Chẳng hạn như

ông Nguyễn Đình Bưu nêu, nhà Lý bị mất ngôi về nhà Trần, năm 1226, Lý Long Tường phải cùng bọn Lý Quân Bật chạy ra biển và trôi dạt đến quận Khang Linh [16, tr.37]

Nhà sử học Yu In Sun cũng xác nhận, rốt cuộc, có thể cho rằng vì họ là tôn thất nhà Lý mà bản thân không thể làm gì được nên sau khi khóc hận, noi gương Bá Di, Thúc Tề trong câu chuyện cổ Trung Quốc thời xưa, nghĩ là không thể ở lại đất Việt Nam được nữa bèn lên thuyền theo hướng Trung Quốc rồi bị gió thổi dạt tới Ung Tân, Cao Ly [19, tr.76]

Dẫu rằng lý do ra đi của Lý Long Tường còn có tranh luận nhưng không có ý kiến nào phủ nhận họ Lý đến Cao Ly vào năm 1226

Câu chuyện về Lý Long Tường sau khi đến Cao Ly, Hoa Sơn Quân bản truyện chép: Trước đây, vua Cao Tông của Cao Ly nằm mơ thấy một con chim lớn bay từ phương Nam đến, liệng vòng quanh bờ biển Tây Hải Nhà vua tỉnh giấc, rất lấy làm lạ, bèn cho người đi tìm kiếm khắp nơi, thế là tìm được vương

tử của An Nam Nhà vua nghe biết bèn than rằng: "Tệ ấp cũng đang gặp giặc Mông hung hãn, sắp sửa vượt biển ồ ạt kéo tới Con cháu của ta sau này giả như sẽ gặp phải tai hoạ như người ấy thì có khác nào như cảnh ngộ của công

tử Hơn nữa, An Nam và nước ta từ tiền Triều đã giao hiếu với nhau."

Thế rồi đem đất Hoa Sơn tặng cho làm thực ấp (vì rằng ở An Nam cũng

có đất tên là Hoa Sơn), phong làm Hoa Sơn Quân Từ đó, Hoa Sơn Quân ở đấy cùng với các ông già áo vải thôn dã chung sống, tiêu dao khắp vùng Đại An ở sông Phú Lương [16, tr.54,55] (Nguyễn Tá Nhí dịch)

Trang 36

Jeon Hye Kyung đã đọc câu chuyện này và có lẽ còn tham khảo tài liệu

khác nên trong phần viết về Hoàng tử Lý Long Tường đến Hàn Quốc [20,

tr.26,27] có đôi chỗ dị đồng:

- Điểm giống nhau là Lý Long Tường đến Hàn Quốc ứng với giấc mộng của nhà vua Cao Ly Vua Cao Ly nghĩ rằng nước An Nam đã có tình thông hiếu với Cao Ly từ đời vua trước nên vua Cao Ly tiếp đãi tử tế, ban cho thực

ấp sinh sống Lý Long Tường cùng những người đi theo sống hoà chung với nhân dân bản địa

- Điểm khác là nhà vua Cao Ly ban thêm thực ấp, tặng biệt hiệu Hoa Sơn Quân, dựng Thụ hàng môn, lập bia kỷ tích sau khi Lý Long Tường có công lớn đánh thắng giặc Mông Cổ Sau khi đánh thắng giặc Mông Cổ, nhân dân Cao Ly đều tôn kính quý mến ông, ông mở trường dạy học và bỏ nhiều công sức giáo hoá nhân dân trong vùng

Đã gọi là Truyện thì có thể hư cấu song cũng có điều cần tham khảo

Đoạn nêu trên là một đoạn ngắn trong câu chuyện có thể cho thấy một điều là: Phải chăng tình hòa hiếu giữa An Nam với tiền triều của Cao Ly là sự kiện Hoàng tử Lý Dương Côn đến Cao Ly trước đó? Lý Dương Côn và con cháu của ông đã được tiếp kiến nhà vua và quan hệ với quan lại trong triều Cao Ly?

Điều này là có thể Bởi, con cháu của Lý Dương Côn nhiều đời làm quan to trong triều Cao Ly, đặc biệt còn có Lý Nghĩa Mẫn trải thăng nhiều chức quan, quyền hành gần như tể tướng trong 6 năm trời (1190 - 1196) như đã nêu trên [19, tr.32, 33 ]

Điểm khác biệt mà Jeon Hye Kyung nêu ra khác với Bản truyện, tới năm 2007 đã được Yu In Sun trên cơ sở nghiên cứu so sánh Gia phả họ Lý Hoa Sơn, Bản truyện, Cao Ly sử, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử lược đã

chứng minh Lý Long Tường có công lớn đánh giặc Mông Cổ khi quân Mông

Cổ sang xâm lược Cao Ly lần thứ hai vào năm 1232 và được phong biệt hiệu Hoa Sơn Quân là do có công trạng đó Điều đó tức là Lý Long Tường tham gia

Trang 37

chỉ huy cuộc chiến chống quân xâm lược Mông Cổ sớm hơn rất nhiều so với tư liệu trước đó đã nêu vào năm 1253 (năm thứ 40 đời vua Cao Tông) và việc

ông mở trường dạy học, trung hưng nề nếp học hành của dân chúng trong vùng cũng sớm hơn rất nhiều Dưới góc độ tiếp xúc giao lưu văn hoá để xem xét vấn đề thì diện tiếp xúc giao lưu không chỉ hạn hẹp trong một phạm vi nhất định trong một dòng họ, một vùng hẻo lánh mà mở rộng hơn nhiều, sâu sắc hơn nhiều, bền lâu hơn nhiều

Yu In Sun là Giáo sư sử học nổi tiếng của Hàn Quốc Ông để lại dấu ấn

đậm ở Việt Nam khi cho xuất bản cuốn Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII bằng tiếng Việt, Nxb KHXH năm 1994 - Tại Hội thảo quốc tế quan hệ

Việt Nam - Hàn Quốc lần này (2007), trong bản báo cáo [19, tr.41 - 67 tiếng Việt], [19, tr 68 - 80 tiếng Hàn], một lần nữa, họ Yu khẳng định lại sự kiện

Lý Long Tường và công bố kết quả nghiên cứu nêu trên Kết quả nghiên cứu

đó có cơ sở khoa học, lập luận xác đáng và đáng tin cậy

1.2.1.3 Giai thoại Mạc Đĩnh Chi đến Hàn Quốc

Mạc Đĩnh Chi là danh thần nhà Trần, nổi tiếng học giỏi tài cao từ nhỏ, năm 1304, thi đậu Trạng nguyên, năm 1308 sang sứ nhà Nguyên và để lại nhiều giai thoại về tài năng, khí tiết, ứng đối biện luận sắc sảo khiến vua quan nhà Nguyên vị nể

Trong chuyến đi sứ nhà Nguyên năm 1308, giai thoại ông viết bài Phiến minh thư (Bài minh về chiếc quạt) nhân khi vua nhà Nguyên bắt Mạc Đĩnh

Chi và sứ thần Cao Ly làm thơ đề quạt cho thấy:

- Tài năng biện giải, ứng đối của Mạc Đĩnh Chi

- Sứ thần Việt Nam cùng đến Yên Kinh với sứ thần Cao Ly, cùng vào triều và thi tài làm thơ

Sách sử và văn học Việt Nam chỉ cho biết một giai thoại Mạc Đĩnh Chi cùng làm thơ đề quạt dâng lên vua Nguyên với sứ thần Cao Ly chứ không thấy chép việc ông được sứ thần Cao Ly mời sang thăm Cao Ly

Trang 38

Cuốn sách của Hội khoa học lịch sử Việt Nam [16, tr.75 - 82] có đăng

lại bài của tác giả Sơn Sa Lê Khắc Hoà in trong An Nam tạp chí số 4, năm

1926 viết về tác giả có gặp hậu duệ của Mạc Đĩnh Chi từ Cao Ly về Việt Nam Trong câu chuyện kể của hậu duệ Mạc Đĩnh Chi, có chi tiết về chuyến đi sứ của Mạc Đĩnh Chi năm 1308, Mạc Đĩnh Chi cùng làm thơ với sứ thần Cao Ly dâng lên vua Nguyên, khi Trạng Cao Ly về nước, có mời Trạng Mạc sang chơi

4 tháng Trong thời gian ở Cao Ly, Trạng Cao Ly làm mối cho Trạng Mạc một người cháu gái trong họ làm thiếp Trạng Mạc đem người thiếp ấy về Trung Quốc, sau 5 năm thì bà thiếp ấy về Cao Ly, dắt về hai đứa con, một trai một gái Mười năm sau, Trạng Mạc lại đi sứ Trung Quốc rồi sang Cao Ly 6 tháng

Ông đi du lãm gần khắp Cao Ly, đến đâu cũng được hoan nghênh bởi ai cũng biết ông là bậc thông minh xuất chúng lại vừa là rể của Cao Ly Ông có làm tập thơ truyền thế, được nhiều đời truyền tụng Hết sáu tháng thì ông về nước, khi ấy, bà thiếp vừa có mang ba tháng, sau sinh ra người con trai

Người kể ra câu chuyện này là hậu duệ về ngành trưởng và ông khoe rằng, ông là cử nhân của Cao Ly, thi đỗ khi mới 16 tuổi, làm quan tới chức Quận trưởng, vì không chịu được cảnh áp bức của người Nhật nên từ quan, về

cố quốc, đi buôn sâm cho qua ngày tháng Ông cho biết thêm, theo gia phả dòng họ, ngành trưởng đa đinh hơn ngành thứ, ngành thứ có nhiều người hiển

đạt hơn

Đây là một câu chuyện cảm động về tình người, tình cảm vợ chồng với nhiều tình tiết lạ kỳ về Trạng Mạc Đĩnh Chi hai lần đến Cao Ly Câu chuyện này từng xôn xao ở Hàn Quốc, song vì sử liệu không thấy ghi chép, hơn nữa, gia phả dòng họ này cũng chỉ được nhắc đến trong câu chuyện mà chưa thấy

được xác minh nên có lẽ, sự kiện cũng chỉ dừng lại ở mức giai thoại Dẫu sao, tình cảm đẹp giữa hai dân tộc đã được dân gian truyền tụng và tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau

1.2.2 Người Hàn Quốc đến Việt Nam

1.2.2.1 Triệu Hoàn Bích

Trang 39

Tư liệu Hàn Quốc cho biết, vào thời trung đại, trong số những người Triều Tiên đã đi Việt Nam về có thể chia làm hai nhóm Một là nhóm những người khi xảy loạn năm Nhâm Thìn đã bị Nhật Bản bắt làm tù binh, phải làm việc trên các thuyền đánh cá, trong quá trình làm việc phải đi lại giữa Việt Nam và Nhật Bản rồi sau đó được trả về nước Hai là nhóm những người đi thuyền bị trôi dạt vào Việt Nam rồi quay trở về Triều Tiên

Hai nhà nghiên cứu lịch sử của Hàn Quốc là Yu In Sun và Park Hee Byung đều xác nhận rằng, người đầu tiên đến Việt Nam là Triệu Hoàn Bích, văn nhân tỉnh Chin Chu Ông là người thông thạo chữ Hán nên Nhật Bản đã bắt ông theo thuyền của người Nhật sang Việt Nam nhiều lần trong 3 năm

liền Câu chuyện này được hai nhà nghiên cứu dẫn lại theo Triệu Hoàn Bích truyện của Trịnh Sĩ Tín (1558 - 1619) trong Mai Song tiên sinh tập [20, tr.28]

[19, tr.119]

Theo Triệu Hoàn Bích truyện, khi ông đến Việt Nam, ông đã ghi chép

về phong tục tập quán, văn chương thơ phú, khí hậu, trang phục, cách ăn uống, tục nhuộm răng đen; các loại sản vật như trầu cau, các động vật kỳ lạ như con voi, chim trĩ trắng [20, tr.29] Ông cũng ghi chép rằng người Việt Nam

truyền nhau đọc Chi Phong tập của Lý Tuý Quang và đánh giá cao

Park Hee Byung còn ghi cụ thể Triệu Hoàn Bích sang Việt Nam lần đầu vào năm 1604 và sau đó có đi lại thêm hai lần nữa

Chi Phong loại thuyết (quyển 17) của Lý Tuý Quang cũng ghi chép về

chuyến đi của Triệu Hoàn Bích, ghi rõ về thời gian và khoảng cách đi lại giữa Nhật Bản và Việt Nam: "Việt Nam cách Nhật Bản 3 vạn 7 nghìn hải lý, nếu đi liên tục suốt ngày đêm không nghỉ bằng đường biển thì phải mất 56 ngày mới

đến huyện Hưng Nguyên Việt Nam." [20, tr.29]

Trong cuốn sách Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hóa Nxb Văn

Nghệ TP Hồ Chí Minh, 2001, ông Vĩnh Sính, người Việt Nam, Giáo sư Đại học Alberta, Canada, từng du học ở Nhật Bản nhiều năm, vừa giảng dạy ở

Trang 40

nhiều trường Đại học ở Nhât Bản vừa làm công tác nghiên cứu đã khảo cứu

vấn đề Những người mở đầu nền mậu dịch Nhật – Việt: Suminokura và Yoichi, cho biết: “ Chuyến hành trình đầu tiên sang An Nam của thuyền

Suminokura bắt đầu vào cuối thu 1603 và trở lại Nhật tháng 6 năm 1604.Hoa tiêu trên thuyền là người Hoa; thư ký là Triệu Hoàn Bích (người Triều Tiên bị bắt đem về Nhật trong đợt quân Toyotomi Hideyoshi sang đánh Triều Tiên vào thập niên 1590); thủy thủ trên tàu không chỉ là người Nhật mà còn có cả những người quen đi biển mang nhiều quốc tịch khác.”

Ông cũng cho biết thêm: “ Những thuyền buôn Nhật muốn sang Việt Nam(cũng như các nước Đông Nam á khác) phải chờ gió Bắc vào cuối thu để giăng buồm xuôi về Nam, thương lượng và xuất nhập hàng hóa tại Việt Nam khoảng 6 tháng rồi nương gió nồm mùa hè năm sau để trở về Nhật,” (tr.66)

Triệu Hoàn Bích được coi là nhân vật đại diện cho nhóm người thứ nhất theo thuyền của Nhật Bản sang Việt Nam và ghi chép những điều tai nghe mắt thấy Những tư liệu trên đươc dẫn ra đủ cho thấy, câu chuyện này không chỉ lưu truyền trong tầng lớp quan lại mà còn lưu truyền trong dân gian ở cả Hàn Quốc và Nhật Bản Hơn nữa, tư liệu của Vĩnh Sính trùng hợp với ý kiến của họ Park xác định Triệu Hoàn Bích sang Việt Nam lần đầu vào năm 1604 Trong thời gian ở Việt Nam, có thể ngoài những điều kỳ lạ của vùng đất phương Nam ra, hai yếu tố gây ấn tượng tốt đối với Triệu Hoàn Bích là người Việt Nam đánh giá cao văn chương của Lý Tuý Quang - một đại quan, một nhà tư tưởng lớn đương thời của nước ông và người Việt Nam hậu đãi khi biết ông là người Triều Tiên Qua đây, ta cũng có thể biết rõ thêm về nho sĩ Việt Nam

đương thời thích đọc Chi Phong tập, lưu truyền tập thơ tặng đáp giữa Lý Tuý

Quang và Phùng Khắc Khoan

1.2.2.2 Người dân đi thuyền trôi dạt sang Việt Nam

Jeon Hye Kyung và Park Hee Byung đều dẫn ghi chép trong cuốn Trú Vĩnh Thiên của Trịnh Đông Dũ (1744 - 1808) viết về câu chuyện 21 người dân

Ngày đăng: 30/09/2015, 14:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w