CHƯƠNG 15: TÀI SẢN RIÊNG

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH (Trang 31 - 34)

xác định là một số quyền trong đó bao gồm sự độc quyền chiếm hữu, sử dụng, và định đoạt những vật thể hoặc những quyền lợi có giá trị kinh tế . Như vậy “ tài sản” có thể coi là một vật thể có sự tồn tại vật chất ; và bao gồm cả những quyền lợi hợp pháp gắn liền với vật thể đó; hoặc có thể coi là những quyền lợi mà không hề có sự liên quan chút nào với một vật thể vật chất nào cả. Một mảnh đất , bản quyền tác giả về một cuốn sách và bằng sáng chế về một ý tưởng tất cả đều là tài sản và phụ thuộc vào sự sở hữu .

Tài sản thường được phân thành “ bất động sản” và “ động sản riêng” . Bất động sản bao gồm vỏ trái đất và tất cả những thứ gắn chặt với nó; động sản riêng bao gồm tất cả các vật thể và quyền lợi khác có khả năng thuộc quyền sở hữu. Tuy nhiên, cái hôm nay là động sản riêng thì ngày mai có thể trở thành bất động sản bởi sự sát nhập vào bất động sản, và cái hôm nay là bất động sản thì ngày mai có thể chuyển thành động sản riêng bởi bị tách rời khỏi bất động sản . Ví dụ, một cái cây đang trưởng thành được coi là một phần của bất động sản mà trên đó cái cây đang lớn dần lên ; nếu nó được cắt xuống và bị cưa ra thành gỗ xẻ, nó sẽ trở thành động sản riêng; và nếu gỗ xẻ được dùng để làm nhà thì khi đó nó lại trở thành một phần của bất động sản.

Tài sản đôi khi được chia thành những loại khác do sử dụng những cách thức phân loại khác nhau. Nó có thể phân thành loại “ hữu hình” hay “ vô hình.” Nó là tài sản hữu hình nếu nó có sự tồn tại vật chất , như một toà nhà hoặc một chiếc đồng hồ ; nó là tài sản vô hình nếu nó không tồn tại dưới dạng vật chất , như là quyền sáng chế phát minh. Và tài sản còn có thể được phân thành là “ tài sản công” hay “ tài sản riêng ” phụ thuộc vào liệu nó do nhà nước hay do một tổ chức chính trị của nhà nước sở hữu hoặc liệu nó thuộc sở hữu của một cá nhân hay của một doanh nghiệp .

Việc giành được quyền sở hữu động sản riêng

Quyền sở hữu động sản riêng có thể có được bằng những cách thức khác nhau . Những cách thức thông dụng nhất là : (1) chiếm đoạt hoặc chiếm hữu; (2) sản xuất ra hay mua được ; (3) quà tặng; (4) tìm thấy; và ( 5 ) được bổ sung thêm vào

Chiếm đoạt hoặc chiếm hữu. Bằng cách thực hiện sự chiếm đoạt tài sản mà trước

đó không thuộc sở hữu của ai thì sẽ giành được quyền sở hữu tài sản đó . Người nào mà bắt được động vật hoang dã , như cá hay thú, sẽ trở thành chủ sở hữu nó. Và nếu tài sản bị từ bỏ, tức là người chủ sở hữu trước đó đã tình nguyện từ bỏ tài sản với mục đích không thừa nhận quyền sở hữu, thì khi đó người nào đầu tiên chuyển tài sản bị từ bỏ đó thành sự chiếm hữu của anh ta hay chị ta với mục đích tuyên bố quyền sở hữu thì sẽ được coi là chủ sở hữu tài sản đó.

Sản xuất ra hay mua được.Trừ phi một người đã đồng ý sản xuất ra sản phẩm dành cho một người khác, người ta sẽ là chủ sở hữu của sản phẩm do chính người đó làm ra. Do vậy, người nghệ nhân hay người thợ thủ công sẽ trở thành chủ sở hữu của cái sản phẩm do họ làm ra trừ phi người nghệ nhân đã có thoả thuận sản xuất sản phẩm đó cho một ai khác , trong trường hợp này người chủ lao động sẽ trở thành chủ sở hữu của sản phẩm. Nhưng cách thức thông dụng nhất để có được quyền sở hữu trong xã hội của chúng ta hiện nay là thông qua việc mua sản phẩm, và một phần lớn luật pháp hiện hành là điều tiết sự mua và bán động sản riêng.

Quà tặng. Quà tặng là sự tự nguyện chuyển giao động sản riêng từ người này sang

người khác mà người chuyển giao không nhận lại bất kỳ một vật đối lưu nào. Quà tặng để có hiệu lực cần phải : (1) mục đích về phía người trao tặng là người đó từ bỏ quyền sở hữu, (2) việc chuyển giao sự sở hữu dưới hình thức vô điều kiện từ người trao tặng sang người nhận, và (3) sự chập nhận quà tặng của người nhận.

Quà tặng có thể là quà do những người đang sống tặng lẫn nhau hoặc là causa mortis. Quà tặng lúc sinh thời là quà tặng vô điều kiện mà một khi đã được thực hiện thì người trao tặng sẽ không thể thu hồi lại được. Mặt khác, causa mortis là quà tặng được thực hiện với dự tính về cái chết và nó có điều kiện và nó có thể bị huỷ bỏ nếu người trao tặng thoát khỏi bệnh tật hay hoàn cảnh nguy hiểm mà trong hoàn cảnh đó anh ta hay chị ta đã thực hiện việc trao tặng quà , hoặc nếu người trao tặng huỷ bỏ quà tặng trước khi chết, hoặc người nhận lại chết trước người trao tặng. Ví dụ, giả định rằng Bác Harry, là người sẽ phải trải qua một cuộc phẫu thuật nghiêm trọng, đã trao tặng chiếc đồng hồ của bác cho người cháu trai với hàm ý rằng nếu bác Harry sống sót qua cuộc phẫu thuật thì chiếc đồng hồ sẽ lại trở về với bác. Đó là quà tặng causa mortis , là loại quà tặng có thể bị huỷ bỏ nếu bất kỳ một trong ba điều kiện nêu trên xẩy ra.

Tìm thấy. Khi tài sản bị mất được tìm thấy, người tìm thấy sẽ giành được quyền tốt

nhất đối với tài sản đó trước bất kỳ ai ngoại trừ người chủ sở hữu thực sự . Tuy nhiên, một số toà án đã thực hiện sự phân định giữa tài sản bị thất lạc và tài sản bị bỏ quên. Như vậy, nếu tài sản được tìm thấy ở quầy hàng trong một thương vụ mua bán mà tại đó có thể cho rằng người chủ sở hữu thực sự đã chủ tâm đặt nó ở đó thì khi đó tài sản sẽ được coi là tài sản bị bỏ quên và người chủ của thương vụ mua bán đó sẽ có quyền đối với tài sản đó hơn là người tìm thấy tài sản và người tìm thấy tài sản sẽ trở thành người vô tình nhận giữ tài sản với mục đích là trả lại nó cho người chủ thực sự . Tuy nhiên, nếu tài sản được tìm thấy ở một nơi được coi là nó không được chủ tâm đặt ở đó thì tài sản đó là bị thất lạc và người tìm thấy tài sản sẽ có quyền đối với tài sản đó hơn là người chủ của tài sản đó.

Bổ sung thêm vào.Thông thường người chủ sở hữu của tài sản mà đã được cải tiến

thông qua việc bổ sung thêm nhân lực và vật lực sẽ trở thành người chủ sở hữu của tài sản đã được cải tiến. Tuy nhiên, đôi khi một ai đó đã làm tăng đáng kể giá trị của tài sản hoặc làm thay đổi một cách đáng kể hình thức hay tính chất của tài sản mà tài sản đó lại thực sự thuộc về một người khác, cho dù người cải tiến tài sản không nhận thức

rằng tài sản đó là thuộc về người khác. Trong trường hợp đó, người cải tiến tài sản giành được quyền đối với tài sản đã được cải tiến thông qua sự “ bổ sung thêm vào,” cho dù anh ta hay chị ta phải hoàn lại cho người chủ sở hữu ban đầu của tài sản đó giá trị thị trường thực sự của tài sản đó tại thời điểm mà anh ta hay chị ta đã làm biến đổi tài sản đó thông qua việc cải tiến tài sản mà không có sự đồng ý của chủ tài sản .

CHƯƠNG 16: BẤT ĐỘNG SẢN

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w