ảnh hưởng tới chứng khoán là Luật Chứng khoán năm 1933 và Luật Giao dịch Chứng khoán năm 1934. Luật Chứng khoán năm 1933 yêu cầu các công ty đang hoạch định chào bán chứng khoán cho các nhà đầu tư thông qua thư từ hoặc thông qua những phương thức thương mại giữa các bang hay nước ngoài phải đăng ký việc phát hành chứng khoán với Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán và phải cung cấp cho mỗi người mua một cái gọi là bản cáo bạch trong đó công bố một cách thích đáng những dữ liệu thông tin theo qui định về công ty đó. Những dữ liệu thông tin như vậy, và cả những thông tin khác nữa, liên quan tới hoạt động kinh doanh, quản lý và giám sát, chi dùng vốn, và tình trạng tài chính của công ty cùng với những thông tin có liên quan tới kế hoạch sử dụng vốn thu được từ việc phát hàng chứng khoán và cả những chi phí của việc phát hành chứng khoán sẽ phải được công bố trong bản đăng ký với Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán. Một số loại hình phát hành chứng khoán tư nhân thì không chịu sự điều tiết của bộ Luật Chứng khoán năm 1933 này. Bộ luật này còn nghiêm cấm những sự công bố gian lận và sai lạc nhất định có liên quan tới chứng khoán , qui định những điều khoản phạt cả về mặt hình sự lẫn dân sự đối với những sự vi phạm bộ luật này, và trao quyền đòi bồi thường thiệt hại cho người mua chứng khoán khi họ bị tổn hại bởi sự công bố gian lận và sai lạc của người phát hành chứng khoán hay đại lý phát hành chứng khoán.
Trong khi bộ Luật Chứng khoán năm 1933 chủ yếu điều tiết việc phát hành chứng khoán thì bộ Luật Giao dịch Chứng khoán năm 1934 lại giải quyết về những giao dịch chứng khoán tiếp sau. Nó đòi hỏi phải định kỳ công bố những bản báo cáo về thông tin tài chính và những thông tin khác liên quan tới chứng khoán đã được đăng ký , định ra những qui tắc về việc thu hút sự uỷ quyền của các cổ đông, nghiêm cấm những hình thức thao túng và lừa dối trong việc mua bán chứng khoán, đòi hỏi các quan chức quản lý, các uỷ viên quản trị, và những cổ đông chính đang có sự giao dịch về chứng khoán của công ty, phải định kỳ công bố báo cáo, và cho phép công ty có quyền thu lại những khoản lợi nhuận từ việc “ bán non ” chứng khoán được thực hiện bởi những người nội bộ trong công ty.
Luật chứng khoán tiểu bang – hay còn được gọi là Luật trời xanh “blue-sky laws” cũng nhằm bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những thủ đoạn gian lận và những tổn hại khác có thể gây thiệt hại cho họ bởi các nhà sáng lập viên công ty và những nhà buôn bán chứng khoán. Bộ luật này có sự khác biệt đáng kể ở những tiểu bang khác nhau về những điều khoản cụ thể , tuy nhiên đa số chúng đòi hỏi phải có sự đăng ký trước khi phát hành chứng khoán và đa số chúng được ban hành nhằm kết hợp chặt chẽ với những qui tắc và qui định của SEC .
CHƯƠNG 14: QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CỔ ĐÔNG