CHƯƠNG 12: ĐIỀU HÀNH CÔNG TY

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH (Trang 27 - 29)

điều hành quản lý công ty nên họ có quyền đưa ra mọi quyết định về công ty ngoại trừ những quyết định dành riêng cho các cổ đông đã được luật pháp hay điều lệ công ty qui định . Thông thường Hội đồng quản trị định ra những mục tiêu và chính sách cơ bản của công ty và phê duyệt tất cả những giao dịch tài chính chủ yếu. Họ cũng định ra giá trị cho cổ phiếu, tuyên bố cổ tức và ngày đăng ký sở hữu cổ phiếu để được quyền nhận cổ tức, sửa đổi hay huỷ bỏ qui chế công ty, tuyển lựa , miễn nhiệm, và uỷ quyền trách nhiệm cho các quan chức quản lý , và bán, thế chấp, hoặc cho thuê tài sản công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh bình thường của công ty. Ngoại trừ những thành viên trong hội đồng quản trị cũng đồng thời là những quan chức quản lý điều hành công ty, thì các uỷ viên quản trị không thể đưa ra những quyết định quản lý điều hành công ty hàng ngày, những quyết định như vậy sẽ được uỷ quyền cho các quan chức quản lý và nhân viên của công ty .

Theo Luật Tổ chức Công ty ( Model Act ),một công ty phải có ít nhất ba uỷ viên quản trị, và có thể có nhiều hơn như qui định trong điều lệ hay qui chế của công ty . Các uỷ viên quản trị được bầu bởi các cổ đông tại cuộc họp thường niên, và tại vị cho tới cuộc họp tiếp sau hay cho tới khi nhiệm kỳ của họ mãn hạn và người kế nhiệm họ được tuyển chọn. Ngoại trừ có những qui định khác được ấn định bởi luật pháp, điều lệ hay qui chế công ty, vị trí bỏ trống trong hội đồng chỉ có thể được bổ nhiệm bởi những người là cổ đông của công ty. Ngoài những quyền hạn theo luật định cụ thể hoặc những quyền hạn khác, các uỷ viên quản trị có thể sẽ không bị cách chức nếu không có lý do về những hành vi quản lý yếu kém hoặc những hành động đi ngược lại với quyền lợi của công ty. Đồng thời, các cổ đông có quyền miễn nhiệm các uỷ viên quản trị nếu có lý do, mặc dù điều lệ hoặc qui chế công ty , với sự chấp thuận của các cổ đông, đã trao quyền hạn đó cho chính các uỷ viên quản trị. Theo truyền thống, các uỷ viên quan trị phải họp lại với nhau nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh được tiến hành một cách hợp lệ để phát huy tối đa cơ hội thảo luận một cách kỹ càng. Ngày nay, hầu hết các bang cho phép các uỷ viên quản trị tiến hành hoạt động mà không phải tổ chức một cuộc họp chính thức nếu tất cả mọi uỷ viên quản trị đã đồng ý bằng văn bản. Đối với những cuộc họp đặc biệt ( nhưng không phải là những cuộc họp thường kỳ ) thì phải có thông báo hợp lý nêu rõ mục đích của cuộc họp , nhưng thông thường thì việc tham gia cuộc họp đã đủ để khắc phục những sai sót trong bản thông báo. Mỗi uỷ viên quản trị có một lá phiếu tại cuộc họp và cần phải đạt được một số phiếu tối thiểu cần thiết để nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. Ngoại trừ trong điều lệ hay qui chế công ty đã ấn định một số phiếu lớn hơn, thì Luật Tổ chức công ty ( Model Act ) qui định rằng đa số các thành viên uỷ viên quan trị được nêu trong điều lệ hay qui chế công ty sẽ tạo thành số phiếu tối thiểu cần thiết đó.

Qui chế của hầu hết những công ty lớn đều thành lập nên một uỷ ban điều hành bao gồm những thành viên của hội đồng quản trị có quyền hạn thực hiện những vấn đề nào đó khi toàn bộ hội đồng không có mặt tại cuộc họp được. Những thành viên của

ban điều hành thông thường là những uỷ viên quan trị ở ngay hay gần với trụ sở chính của công ty do vậy họ có thể nhanh chóng họp lại với nhau. Trong khi theo truyền thống các uỷ viên quản trị không được nhận thù lao khi phục vụ nhưng hầu hết những công ty ngày nay đều qui định cho phép các uỷ viên quản trị được ấn định số thù lao của họ và hầu hết trong số đó đều nhận những khoản thù lao nhất định cho sự phục vụ của họ .

CHƯƠNG 13: CHỨNG KHOÁN CÔNG TY VÀ CÔNG TY NƯỚC NGOÀI

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH (Trang 27 - 29)