CHƯƠNG 14: QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CỔ ĐÔNG

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH (Trang 30 - 31)

chế của các hãng sẽ xác định liệu một cổ đông có quyền biểu quyết tại đại hội cổ đông hay không. Trong khi Luật tổ chức công ty ( Model Act ) cho phép phát hành cổ phiếu được gọi là không có quyền biểu quyết, nó cũng qui định rằng những cổ đông như vậy có quyền biểu quyết về những hoạt động giao dịch kinh doanh bất thường của công ty ví như là hoạt động sát nhập. Những cổ đông sở hữu cổ phiếu có quyền biểu quyết và là những người có tên trong danh mục của công ty vào ngày đăng ký sở hữu cổ phiếu thì đều có quyền biểu quyết. Công ty không có quyền biểu quyết về những cổ phiếu chưa được phát hành hay đã được mua lại ( gọi là cổ phiếu tồn quỹ ). Trong khi hầu hết những cuộc bầu chọn uỷ viên quản trị công ty được thực hiện với mỗi cổ phiếu có quyền biểu quyết được quyền bỏ một phiếu bầu cho một vị trí còn bỏ trống trong hội đồng quản trị, thì một số các công ty cho phép các cổ đông của họ có quyền dồn phiếu bầu của họ cho một ứng cử viên một số lượng phiếu tương ứng với số uỷ viên quản trị được bầu chọn nhân với số cổ phần của anh ta hay chị ta. Chế độ dồn phiếu được định ra nhằm làm cho các cổ đông thiểu số có cơ hội được đại diện trong hội đồng quản trị. Một số tiểu bang yêu cầu rằng các công ty được thành lập trong tiểu bang của họ phải cho phép các cổ đông được dồn phiếu bầu của họ, trong khi một số tiểu bang khác lại đơn thuần dành quyền lựa chọn đó cho công ty .

Tất cả các bang cho phép các cổ đông được quyền chỉ định người đại diện để biểu quyết thay cho họ tại đại hội cổ đông ; người đại diện này được gọi là “ người được uỷ nhiệm.” Trong khi một số bang cho phép những người được uỷ nhiệm được công nhận bằng miệng, Luật Tổ chức công ty ( Model Act ) đòi hỏi rằng điều đó phải được công nhận bằng văn bản. Thông thường những sự uỷ nhiệm có thể bị cổ đông huỷ ngang vào bất cứ lúc nào , và hầu hết các bang đều ấn định thời hạn cho sự uỷ nhiệm . Như đã nêu ra tại Chương 13, Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán đã ban hành một số những qui định bắt buộc những người muốn lôi kéo sự uỷ nhiệm của các cổ đông của các công ty có cổ phiếu đăng ký tại SEC phải tuân theo. Hầu hết các bang cho phép các cổ đông được thành lập ra những công ty tín thác quyền biểu quyết trong đó các cổ đông sẽ tập hợp quyền biểu quyết của họ lại với nhau nhằm tập trung quyền kiểm soát của họ. Luật pháp các bang giới hạn thời hạn của những thoả thuận tín thác như vậy ( thông thường là 10 năm ) và đưa ra những qui định phải tuân thủ nhằm làm cho công ty tín thác có hiệu lực và có thể được thực thi; một trong những qui định đó là yêu cầu rằng công ty tín thác phải có mục đích hợp pháp để tồn tại .

CHƯƠNG 15: TÀI SẢN RIÊNG

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w