... Khảo sát tình hình chăn nuôi heo rừng trại chăn nuôi tập trung Thành đội – Tp Cần Thơ Khảo sát tiến hành từ tháng năm 2013 đến tháng 10 năm 2013 Trại Chăn nuôi tập trung Thành đội Cần Thơ, thuộc... HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG o0o KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO RỪNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI TẬP TRUNG THÀNH ĐỘI TP CẦN THƠ Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Cần Thơ, ... CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN ĐÌNH ĐỆ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO RỪNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI TẬP TRUNG THÀNH ĐỘI TP CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
o0o
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO RỪNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI TẬP TRUNG
THÀNH ĐỘI TP CẦN THƠ
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN DUYỆT BỘ MÔN
PGS.TS LÊ THỊ MẾN ………
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 4LỜI CAM Đ OAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Đồng thời tất cả các số liệu, kết quả thu được trong thí nghiệm hoàn toàn có thật và chưa được ai công bố trong bất kỳ tạp chí khoa học hay luận văn khác
Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và Bộ Môn
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Đình Đệ
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã gặp không ít những khó khăn và thách thức nhưng tôi cũng vượt qua được Đó là nhờ tình thương từ gia đình và sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của Thầy cô và bạn bè Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Xin chân thành cảm ơn cha và anh chị em đã luôn ở bên cạnh động viên
và giúp đỡ tôi học tập và hoàn thành luận văn
Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường ĐHCT và Khoa Nông nghiệp Và SHƯD đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Thú Y đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Xin gửi lời cảm ơn tới anh Nguyễn Văn Thưởng quản lý trại, các anh công nhân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thơi gian thực tập giúp tôi hoàn thành thí nghiệm
Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp Chăn Nuôi Thú Y khóa 36 đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập
Xin gửi lời cảm ơn tới PGs.Ts Lê Thị Mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và dạy bảo tận tình của Cô cố vấn học tập Nguyễn Thị Kim Đông đã giúp đỡ, động viên cho tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Huỳnh Thị Thu Loan và các bạn làm việc trên phòng thí nghiệm E104 đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi phân tích các chỉ tiêu thí nghiệm
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để tôi hoàn chỉnh luận văn này
Xin chân thành cảm ơn và cảm ơn!
Nguyễn Đình Đệ
Trang 6MỤC LỤC
Tóm lược ……….……….….x
Chương 1: Đặt vấn đề 1
Chương 2: Lược khảo tài liệu 2
2.1 Phân loại và nguồn gốc giống heo rừng 2
2.1.1 Phân loại……… 2
2.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố của heo rừng……….2
2.2 Các giống heo rừng trên thế giới………….………. 3
2.2.1 Heo rừng đại…… ……….……… 3
2.2.2 Heo rừng ria trắng……….………4
2.2.3 Giống heo rừng tai dài……….…… 5
2.2.4 Heo rừng nhím……… 5
2.2.5 Heo rừng ngựa……… ….6
2.2.6 Giống heo rừng râu dài……… 7
2.2.7 Heo rừng Indonesia……… ….7
2.2.8 Heo rừng không lông……….…7
2.2.9 Heo rừng sông………8
2.2.10 Heo rừng Ấn Độ……… 9
2.2.11 Heo rừng Philippines……… 9
2.3 Các giống heo rừng đang nuôi ở Việt Nam……… ….9
2.3.1 Heo rừng Thái Lan……… ….10
2.3.1.1 Dòng heo rừng mặt dài……….11
2.3.1.2 Dòng heo rừng mặt ngắn……… 12
2.3.2 Heo rừng Việt Nam……… ……….12
2.3.3 Heo rừng lai ……… .13
2.4 Một số đặc điểm sinh học của heo rừng……… …14
2.4.1 Ngoại hình……… 14
2.4.1.1 Hình dáng……….14
2.4.1.2 Khuôn mặt……… 14
2.4.1.3 Lông và da……… 15
Trang 72.4.1.4 Chân………16
2.4.2 Một số tập tính của heo rừng……….16
2.4.2.1 Sống bầy đàn………16
2.4.2.2 Đối phó kẻ thù……… 17
2.4.2.3 Tập tính kiếm ăn……….17
2.4.3 Khả năng sinh trưởng……….18
2.4.3.1 Một số đặc điểm sinh trưởng cơ bản………18
2.4.3.2 Khả năng sinh sản………19
2.5 Chuồng trại trong chăn nuôi heo rừng.………19
2.5.1 Nguyên tắc chung………19
2.5.2 Nguyên vật liệu………20
2.5.3 Vị trí……… ……….20
2.5.4 Các kiểu chuồng nuôi heo rừng……… 22
2.5.4.1 Kiểu chuồng tự nhiên………22
2.5.4.2 Kiểu chuồng thâm canh………23
2.5.4.3 Kiểu chuồng kết hợp……… 25
2.5.5 Máng ăn, máng uống……… 26
2.6 Thức ăn trong chăn nuôi heo rừng 27
2.6 Công tác thú y và biện pháp phòng bệnh cho heo rừng ……… 28
2.6.1 Công tác thú y……… ……… 28
2.6.1.1 Nguyên tắc chung về vệ sinh phòng bệnh………28
2.6.1.2 Một số điều lưu ý khi heo mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh……… 28
2.6.2 Trị bệnh cho heo rừng……… 28
2.6.2.1 Bệnh chấn thương……….28
2.6.2.2 Bệnh ở đường tiêu hóa……….28
2.6.3 Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo rừng………29
Chương 3: Phương tiện và phương pháp thí nghiệm……… 30
3.1 Phương tiện khảo sát……….30
3.1.1 Địa điểm và thời gian khảo sát……… 30
3.1.2 Đối tượng khảo sát……… 31
Trang 83.2 Các phương tiện và dụng cụ khảo sát……… 31
3.2.1 Dụng cụ tại trại……… ……… 31
3.2.2 Phương tiện dụng cụ và hóa chất tại phòng thí nghiệm……….31
3.2.2.1 Phương tiện……… 31
3.2.2.2 Dụng cụ………31
3.2.2.3 Hóa chất………32
3.3 Phương pháp tiến hành……… 32
3.3.1 Khảo sát về năng suất dây lá rau lang………32
3.3.2 Cơm thừa………32
3.3.3 Cám gạo……….32
3.3.4 Cách lấy mẫu thức ăn……… 32
3.3.5 Phương pháp phân tích mẫu………33
3.3.5.1 Phương pháp xác định hàm lượng vật chất khô (%DM) (Undersander et al., 1993)………33
3.3.5.2 Phương pháp xác định hàm lượng VCK ban đầu (Pre DM)………33
3.3.5.3 Phương pháp xác định hàm lượng VCK còn lại……… 34
3.3.5.4 Xác định hàm lượng Protein thô (%CP) (Phương pháp Kjeldahl)………… 34
3.3.5.5 Xác định hàm lượng xơ thô (%CF) 35
3.3.5.6 Xác định hàm lượng chất khoáng (%Ash) (Undersander et al., 1993)……… 36
3.3.5.7 Xác định hàm lượng béo thô (%EE) bằng phương pháp gián tiếp (Soxhlet)……… 37
3.3.2.8 Xử lý số liệu……….38
Chương 4: Kết quả thảo luận……… 39
4.1 Ghi nhận tổng quát………39
4.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng………41
4.2.1 Heo rừng đực giống ……….……….41
4.2.1.1 Giống heo 41
4.2.1.2 Chuồng trại, máng ăn và máng uống……… 42
4.2.1.3 Thức ăn……… 44
4.2.1.4 Lịch làm việc 45
4.2.2 Heo cái hậu bị………45
4.2.2.1 Giống heo………45
Trang 94.2.2.2 Chuồng trại, máng ăn và máng uống của heo cái hậu bị………46
4.2.2.3 Thức ăn……… 47
4.2.2.4 Quá trình động dục……….48
4.2.2.5 Thú y phòng trị………48
4.2.3 Heo nái sinh sản và heo con theo mẹ……….49
4.2.1 Giống heo……… 49
4.2.1.1 Heo nái sinh sản……… 49
4.2.1.2 Heo rừng con theo mẹ………49
4.2.1.3 Chuồng trại, máng ăn và máng uống của heo nái sinh sản……….50
4.2.1.4 Thức ăn……… 51
4.2.1.5 Quá trình chuẩn bị cho heo nái đẻ 52
4.2.1.6 Thú y phòng trị………53
4.2.4 Heo con cai sữa……… 53
4.2.4.1 Chuồng trại, máng ăn và máng uống……… 54
4.2.4.2 Thức ăn 55
4.2.4.3 Thú y phòng trị………55
4.2.4 Heo thịt……… 55
4.2.4.1 Giống heo………55
4.2.4.2 Chuồng trại, máng ăn và máng uống……… 55
4.2.4.3 Thức ăn……… 56
4.2.4.4 Thời gian vỗ béo 57
Chương 5: Kết luận đề nghị 58
5.1 Kết luận…….………58
5.2 Đề nghị 58
Tài liệu tham khảo………59
Phụ chương……… 61
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Heo rừng đại……… 4
Hình 2.2 Heo rừng ria trắng……… 5
Hình 2.3 Heo rừng nhím……… 6
Hình 2.4 Heo rừng ngựa 6
Hình 2.5 Heo rừng râu dài 7
Hình 2.6 Heo rừng không lông 8
Hình 2.7 Heo rừng sông 8
Hình 2.8 Heo rừng Ấn Độ 9
Hình 2.9 Heo rừng Thái Lan 11
Hình 2.10 Heo rừng mặt dài được nuôi ở Việt Nam 11
Hình 2.10 Heo rừng mặt ngắn được nuôi ở Việt Nam 12
Hình 2.11 Heo rừng Việt Nam 13
Hình 2.12 Heo rừng lai được nuôi ở Việt Nam 14
Hình 2.13 Heo rừng con với bộ lông sọc dọc thân 16
Hình 2.14 Heo rừng sống theo đàn 17
Hình 2.15 Nuôi heo rừng thả rong 21
Hinh 2.17 Nuôi heo rừng nhốt chuồng 22
Hình 2.18 Kiểu chuồng nuôi tự nhiên 23
Hình 2.19 Kiểu chuồng nuôi thâm canh 1……… 24
Hình 2.20 Kiểu chuồng nuôi thâm canh 2 24
Hình 2.21 Kiểu chuồng thâm canh 3 25
Hình 2.22 Kiểu chuồng kết hợp……… 26
Hình 3.1: Vị trí huyện Phong Điền – TP Cần Thơ……… 31
Hình 3.2 Sơ đồ tiến hành phân tích VCK, CP, EE, CF và khoáng của các loại thực liệu… .33
Hình 4.1 Thức ăn dùng cho heo rừng ở trại 40
Hình 4.2 Heo rừng đực giống ở trại……… 42
Hình 4.3 Bóng cây cho heo rừng nghĩ mát ở trại……… 43
Hình 4.4 Chuồng che nắng, che mưa cho heo đực ở trại…… 43
Trang 11Hình 4.5 Máng ăn dành cho heo rừng đực và nái ở trại……… 44
Hình 4.6 Bãi tắm cho heo rừng đực ở trại……… 45
Hình 4.7 Chuồng heo hậu bị ở trại……… 46
Hình 4.8 Máng ăn cho heo rừng hậu bị ở trại……… 49
Hình 4.9 Heo rừng nái sinh sản ở trại……… 49
Hình 4.10 Heo rừng con sơ sinh bú mẹ ở trại……… 50
Hình 4.11 Chuồng cho heo nái đẻ ở trại……… 50
Hình 4.12 Heo rừng nái tắm mát bùn ở trại……… 51
Hình 4.13 Bộ lông sọc dưa của heo rừng ở trại……… 54
Hình 4.14 Máng uống dành cho heo cai sữa ở trại 54
Hình 4.15 Chuồng heo rừng thịt ở trại……… 56
Hình 4.16 Bãi cỏ cho heo rừng vận động……… 56
DANH SÁCH BẢNG
Trang 12Bảng 2.1 Phân loại và tên khoa học của heo rừng……… 2
Bảng 2.2 Các phân loài heo rừng có ở Việt Nam, Thái Lan và các nước lân cận 3
Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng của heo rừng Thái Lan nuôi ở Việt Nam……… 18
Bảng 2.4 Một số đặc điểm về khả năng sinh sản của heo rừng 19
Bảng 2.5 Vaccine dùng cho heo……… 29
Bảng 3.1 Bảng cơ cấu đàn heo rừng ở trại 31
Bảng 3.2 Thành phần hóa học của các loại thức ăn dùng cho heo rừng ở trại 33
Bảng 4.1 Khẩu phần ăn hàng ngày của heo rừng đực giống nuôi ở trại ………… 44
Bảng 4.2 Mức dưỡng chất cung cấp hàng ngày cho heo đực giống ở trại 44
Bảng 4.3: Khẩu phần ăn hàng ngày của heo rừng cái hâu bị nuôi ở trại 47
Bảng 4.4: Mức dưỡng chất cung cấp hàng ngày cho heo cái hậu bị ở trại 47
Bảng 4.5 Khẩu phần ăn hàng ngày của heo rừng nái sinh sản nuôi ở trại 51
Bảng 4.6: Mức dưỡng chất cung cấp hàng ngày cho heo nái sinh sản 52
Bảng 4.7: Khẩu phần ăn hàng ngày của heo rừng nuôi thịt nuôi ở trại 66
Bảng 4.8: Mức dưỡng chất cung cấp hàng ngày cho heo thịt 57
Bảng 4.9: Tốc độ tăng trưởng của heo rừng nuôi sau khi cai sữa ở trại 57
Trang 13TÓM LƯỢC
ĐBSCL có điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi, có nhiều phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp rất thuận lợi cho việc chăn nuôi Rau xanh là nguồn thức ăn cung cấp chủ yếu cho heo rừng và có nhiều ở ĐBSCL Heo rừng là loài vật dễ nuôi, sinh sản tốt, thịt heo rừng giàu chất dinh dưỡng… Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình chăn nuôi heo rừng tại trại chăn nuôi tập trung Thành đội –
Tp Cần Thơ”
Khảo sát được tiến hành từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013 tại Trại Chăn nuôi tập trung Thành đội Cần Thơ, thuộc ấp Trường Thọ, xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ Mục tiêu sản xuất của trại là tạo heo rừng giống lai
và heo rừng thương phẩm
Khảo sát được tiến hành trên đàn heo rừng trong đó có 2 heo rừng đực giống thuần, 2 heo nái giống thuần, 9 heo nái lai, 30 heo con theo mẹ và 24 heo thịt Heo rừng được chăm sóc và nuôi dưỡng theo quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng của trại
Kết quả khảo sát thực tế thu được như sau:
Heo giống ở trại được mua về lúc 5 6 tháng tuổi hoặc chọn lọc từ đàn cái hậu
Thức ăn chỉ cung cấp một phần cho heo rừng, phần còn lại heo tự tìm kiếm thức ăn tự nhiên bên trong khu vực nuôi
Heo rừng nuôi ở trại ít dịch bệnh, khi thời tiết thay đổi đột ngột thì có một vài con heo theo mẹ bị ho, viêm phổi nhưng được phát hiện và điều trị kịp thời
Với quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng của trại thì đàn heo rừng phát triển bình thường, tỷ lệ heo nuôi sống là 100%
Trang 14Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta nói chung và chăn nuôi heo nói riêng đã có bước phá ttriển mạnh mẽ và toàn diện góp phần quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho khối lượnglớn hộ nông dân, nâng cao chất lượng cuộc sống và thể chất con người Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, định hướng phát triển nhanh đàn heo ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, khả năng kiểm soát được dịch bệnh, đưa đàn heo từ 26,8 triệu con năm 2006 lên 29,9 triệu con năm
2010 là 32,9 triệu con năm 2015 và 34,7 triệu con năm 2020 Muốn ngành chăn nuôi heo phát triển đạt năng suất cao, ngoài yếu tố giống, kỹ thuật thì thức ăn là một yếu tố rất quan trọng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Nếu các chất dinh dưỡng trong khẩu phần có đủ chất dinh dưỡng phù hợpvới nhu cầu cơ thể của chúng, đảm bảo đầy đủ số lượng, chất lựơng và tỷ
lệ hợp lý thì hiệu quả sử dụng các nguồn thức ăn sẽ lớn và năng suất chăn nuôi
sẽ cao, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của của thị trường trong nước cũng như thế giới
Nhà nước có nhiều chính sách, chủ trương phát triển các giống heo nạc
để đáp ứng nhu cấu tiêu thụ và thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài nước, chúng
ta cũng đã có khá đầy đủ các tập đoàn giống heo nạc cao sản nhất thế giới như Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain Nhưng những bất cập khi tiếp cận và triển khai các công nghệ chăn nuôi heo công nghiệp ở nhiều vùng miền và đa
số hộ nông dân trong cả nước và cả vấn đề chất lương chưa cao của thịt heo công nghiệp thì sở thích ăn thịt heo rừng đã và đang tạo nên một nghề chăn nuôi heo mới và khác biệt, đó là chăn nuôi heo rừng Chăn nuôi heo rừng không những thể hiện được hết các ưu thế của nghề chăn nuôi heo mà còn hấp dẫn người tiêu dùng nhờ chất lượng thịt ngon, tỷ lệ nạc cao và ít Cholesterol
do phương pháp chăn nuôi hữu cơ bằng các nguồn thức ăn tự nhiên (Đỗ Kim Tuyên, 2007)
Nhưng để chăn nuôi đạt hiệu quả ngoài việc giống là tiền đề, thì người chăn nuôi còn phải chú trọng đến thức ăn, chuồng trại, công tác thú y cũng như quy trình kĩ thuật chăm sóc heo rừng để đạt hiểu quả cao nhất Xuất phát
từ những hiện trạng trên tôi tiến hành đề tài: “ Khảo sát tình hình chăn nuôi heo rừng tại trại chăn nuôi tập trung Thành đội – Tp Cần Thơ”
Mục tiêu đề tài: Nhằm tìm hiểu về giống heo rừng, tập tính của heo
rừng, cũng như quy trình nuôi dưỡng heo rừng trong điều kiện bán tự nhiên như thế nào nhằm mang lại hiểu quả kinh tế cho người chăn nuôi
Trang 15Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Phân loại và nguồn gốc giống heo rừng
2.1.1 Phân loại
Heo rừng có tên khoa học là Common wild Pig (Suscrofa), tên La tinh là
Linnaeus và tên địa phương là heo lòi, kun bíu Heo rừng có mặt khắp mọi nơi
trên thế giới Heo rừng chính là tổ tiên của các giống heo nhà, có 21 loại phụ sống trên phạm vi rất rộng bao gồm nhiều khu vực ở châu Âu, phía Bắc châu
Á, cũng như miền Nam và miền Bắc châu Phi (Tăng Xuân Lưu, 2010)
Phân loại và tên khoa học của heo rừng được trình bày qua bảng 2.1 Bảng 2.1: Phân loại và tên khoa học của heo rừng
Theo Trung tâm hợp tác nghiên cứu quốc tế phát triển nông nghiệp Pháp thì cho heo rừng có tới 36 giống phân bố hầu khắp các lục địa trên thế giới Nhưng chủ yếu phân bố vùng Bắc Phi; châu Âu, phía nam Nga, Trung Quốc, vùng Trung Đông, Ấn Độ, SriLanka, Indonesia (Sumatin, Java, Sumbawa), đảo Corse, sardiaigue, những vùng sâu, xa của Ai Cập và Sudan Ngoài ra thì heo rừng cũng được tìm thấy rất nhiều ở miền Tây Ấn Độ, Hoa Kỳ (California, Texas, Florida, Virginia, Hawai, ), Australia, New Zealand và các đảo thuộc vùng biển Nam Thái Bình Dương
Trang 16Các phân loài heo rừng được nuôi phổ biến ở Việt Nam, Thái Lan và một
số nước lân cận được trình bày qua bảng 4.2
Bảng 2.2: Các phân loài heo rừng có ở Việt Nam, Thái Lan và các nước lân cận
Nam
Trung Quốc
Thái Lan
Indo
nesia
Malay
sia
1 Sus Scrofa Chirodontus x
5 Sus Scrofa Leucomystax x
6 Sus Scrofa Mandehuricus x
7 Sus Scrofa Moupinensis x x
(Wikipedia, 2010)
Theo đó vùng duyên hải nam Trung Quốc và Việt Nam có giống Sus
Serofa Moupinensis và Thái Lan có Sus Scrofa Cristatus
Phân loài Sus Scrofa Moupinensis là loại heo rừng nhỏ và bờm ngắn có
từ Việt Nam và Trung quốc Có nhiều dạng trong phân loài này và có thể có
một vài phân loài liên quan Phân loài Sus Scrofa Vittatus được gọi là heo
vạch (banded): đây là loại heo có mặt ngắn, lông thưa thớt với vạch trắng trên
mõm Có mặt tại Peninsular Malaysia và Indonesia từ Sumatra và Đông Java
đến Komodo Các loài phụ này có thể là các loài tách biệt nhưng có một số
đặc điểm giống các phân loài lợn rừng ở Đông Nam Á (Wikipedia, 2010)
2.2 Các giống heo rừng trên thế giới
2.2.1 Heo rừng đại
Heo rừng đại (Hình 2.1) hay còn gọi là heo rừng rậm lông là giống heo có
tầm vóc lớn, sống chủ yếu ở các vùng rừng rậm, ẩm thấp thuộc châu Phi và
châu Âu Giống heo này có thể đạt trọng lượng từ 100 300 kg, chiều dài thân
1,4 1,5 m Một số con có chiều dài thân lên đến 1,8 m, nặng từ 400 500 kg
Loài heo rừng đại chỉ sống nơi hoang dã, trên thế giới chưa có nơi nào nuôi
dưỡng, thuần hóa được loài heo khổng lồ này
Trang 17Heo rừng đại có lông màu nâu vàng sậm, lông dày và cứng, tuy nhiên lông bờm không dài và dựng như một số giống heo rừng khác Giống heo này đầu to, chân dài, miệng to, mũi rộng Heo rừng đực thường có khối lượng lớn hơn heo rừng cái và kết đôi với nhau suốt đời tuy vẫn sống chung trong bầy đàn nhỏ khoảng 10 12 con Con cái mang thai 4 5 tháng, đẻ từ 1 8 con Các nhà khoa học cho rằng đặc điểm rậm lông, lông dài và che phủ kín thân, tăng trưởng tột bậc cũng là những đặc điểm được chọn lọc tự nhiên giữ lại cho
chúng nhằm thích nghi với những vùng lạnh giá và băng tuyết (Đỗ Kim Tuyên
heo ria trắng cũng chưa được thuần hóa và nuôi dưỡng (Đỗ Kim Tuyên và ctv,
2007)
Trang 18http://business.vnmic.com
Hình 2.2: Heo rừng ria trắng
2.2.3 Giống heo rừng tai dài
Giống heo rừng tai dài có ngoại hình lạ mắt, đẹp và độc đáo này chỉ thường gặp ở Nhật Bản, Hàn Quốc…Chúng có bộ lông khá mềm, dài màu vàng, phần mi dưới, má và sườn có lông rất dài màu trắng tinh, không có lông bờm Đầu nhỏ, mắt nhỏ, tai đặc biệt dài, mõm tai có lông dài rủ xuống, không
có răng nanh, lông mày trắng, mõm trắng Thân hình heo rừng tai dài hơi tròn bởi chiều dài từ 1 1,3 m, nặng 40 60 kg, chúng cũng sống theo bầy đàn nhỏ
10 20 con, vùng phân bố không rộng Hiện nay được nuôi bảo tồn ở một số
vườn quốc gia (Đỗ Kim Tuyên và ctv, 2007)
2.2.4 Heo rừng nhím
Heo rừng nhím (Hình 2.3) thường gặp ở Trung Đông, Anh, Nga, Hà
Lan, Đức, Đan Mạch, Thụy Sỹ… Chúng có bộ lông rậm, dài, cứng mọc tua tủa như lông nhím, lông màu đen hoa râm Phần dưới má có vệt lông dài lù xù viền trắng Vệt lông trắng còn kéo dài từ cổ đến bờm Mặt ngắn, răng nhỏ nhưng nhanh nhẹn, đuôi ngắng, tai nhỏ, mắt nhỏ nhưng khá tinh nhanh Trọng lượng con trưởng thành khoảng 35 50 kg Hiện chúng được nuôi khá phổ
biến kiểu bán hoang dã ở bang Texax của Mỹ (Đỗ Kim Tuyên và ctv, 2007)
Trang 19khoahoc.com.vn
Hình 2.3: Heo rừng nhím
2.2.5 Heo rừng ngựa
Heo rừng ngựa (Hình 2.4) chủ yếu xuất hiện ở châu Phi và vùng Nam
Mỹ Chúng thích nghi sinh sống ở vùng ẩm thấp, vùng rừng cây và đồng cỏ Savana thuộc vùng Sahara của châu Phi Heo rừng ngựa dài 1,3 – 1,35 m, nặng 100 110 kg, da màu xám nâu và đen, thân thon mỏng, chân dài, chạy rất nhanh, heo rừng ngựa sử dụng mũi thành thạo trong việc đào bới thức ăn Con cái mang thai khá dài 170 175 ngày, đẻ từ 2 8 con Giống heo rừng ngựa này có tuổi thọ khá cao 12 15 năm Hiện được nuôi phổ biến ở nhiều vườn
quốc gia ở châu Âu (Đỗ Kim Tuyên và Đào Lệ Hằng, 2007)
jackboulware.com
Hình 2.4: Heo rừng ngựa
Trang 202.2.6 Giống heo rừng râu dài
Heo rừng râu dài (Hình 2.5) có tầm vóc tương đối lớn, chiều dài thân khoảng 1,4 1,7 m Thân Hình hẹp, thon, phần đầu dài, da màu đen nhạt, cuối đuôi có túm lông Giống heo này có chân cao, thon và nhanh nhẹn Mắt nhỏ, tai nhỏ và dựng đứng Đặc biệt heo rừng râu dài có phần lông quanh mõm rất
dài và rộng sum suê mặt dù các phần còn lại của cơ thể lông lại ngắn và cứng
Heo rừng râu dài sống thành bầy đàn, thường di chuyển theo đàn khỉ để thu lượm trái cây rơi làm thức ăn, ngoài ra chúng còn tìm ăn các loại công trùng,
rể cây và các ngọn cây non (Đỗ Kim Tuyên và ctv, 2007)
Heo rừng cai mang thai 4 tháng, đẻ ít khoảng 2 4 con Thời gian nuôi con kéo dài một năm đủ để heo con tự tách mẹ, sống theo bầy Giống heo đặc
biệt này được tìm thấy ở Australia, Đan Mạch, Thụy Điển, Ba Lan (Đỗ Kim
Tuyên và ctv, 2007)
jackboulware.com
Hình 2.5: Heo rừng râu dài
2.2.7 Heo rừng Indonesia
Theo Đỗ Kim Tuyên và Đào Lệ Hằng (2007) giống heo rừng Indonesia
chỉ có độ dài thân 90 – 110 cm, nặng khoảng 30 – 40 kg, vì có khả năng bơi rất giỏi nên chúng thường thích sông ở vùng quen biển, hồ và đầm lầy Heo rừng Indonesia sinh sống thành từng bầy đàn nhỏ, con đực có nhiệm vụ bảo vệ đàn và đào bới đất để tìm kiếm thức ăn là các củ thực vật và ấu trùng dưới đất cho con cái và heo con Heo rừng cái mang thai 125 150 ngày, mỗi lứa chỉ đẻ
2 con
2.2.8 Heo rừng không lông
Heo rừng không lông (Hình 2.6) phân bố chủ yếu ở Vanderbur (Hà Lan), Pháp và các đảo thuộc vùng biển Thái Bình Dương Thực ra, trên lớp da của chúng cũng có lông nhưng lông rất mềm, rất ngắn và thưa nên trông chúng
Trang 21như không có lông Giống heo này bơi giỏi và chạy rất nhanh Heo rừng
không lông có độ dài thân 1,3 1,6 m, cao 50 cm, nặng 70 130 kg, da đen xám hoặc nâu, da dày và có nhiều nếp gấp sâu Con đực có răng nanh rất dài
và cong, mặt ngắn, đuôi ngắn, đầu nhỏ, mắt nhỏ, tai nhỏ và không có túm lông
ở cuối đuôi (Đỗ Kim Tuyên và ctv, 2007)
Trang 222.2.10 Heo rừng Ấn Độ
Heo rừng Ấn Độ (Hình 2.8) sinh sống ở vùng Bắc Ấn Độ, khu vực bang
Assam và Nepan Heo rừng Ấn Độ có thân hình rất nhỏ bé, trọng lượng chỉ đạt
từ 6 10 kg, độ dài thân khoảng 60 65 cm, cao 25 cm, da màu đen, lông màu vàng sậm hoặc đen tuyền, đầu nhỏ, chân nhỏ, cao và nhanh nhẹn
Thời gian mang thai của heo rừng Ấn Độ là 100 ngày, mỗi lứa đẻ từ 2 6 con Tuổi thọ của giống heo rừng Ấn Độ thấp hơn các giống khác và khoảng
từ 10 12 năm (Đỗ Kim Tuyên, và ctv, 2007)
cm Con đực có trọng lượng từ 80 – 100 kg, con cái nhỏ hơn và bằng nửa con
đực, con cái đẻ từ 2 8 con mỗi lứa (Đỗ Kim Tuyên và ctv, 2007)
2.3 Các giống heo rừng đang nuôi ở Việt Nam
Hiện ở Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Philipphines, Việt Nam… Đều
đang phát triển nuôi loài heo rừng có tên khoa học là Sus Scrofa Moupinensis
(Đỗ Kim Tuyên và ctv, 2007)
Các giống heo rừng đang nuôi ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực khá phong phú về chủng loại Về heo rừng thuần chủ yếu là giống heo rừng Thái Lan, gồm cả hai giống heo rừng bao gồm heo rừng mặt dài và heo rừng mặt ngắn và heo rừng lai giữa heo rừng mặt ngắn với heo rừng mặt dài, hoặc heo rừng lai giữa giống thuần mặt dài và giống thuần mặt ngắn
Trang 232.3.1 Heo rừng Thái Lan
Heo rừng Thái Lan (Hình 2.9) là giống heo rừng thường gặp nhất, được phân bố rộng khắp thế giới gồm nhiều nước châu Âu, châu Phi và nhiều nước châu Á Giống heo rừng này là nguồn gốc của heo nhà được thuần hóa từ nhiều đời nay và chúng cũng là giống heo rừng thuần được nuôi phổ biến ở
nhiều quốc gia, kể cả Thái Lan và Việt Nam (Đỗ Kim Tuyên và ctv, 2007)
Heo rừng Thái Lan được thuần dưỡng tại nhiều cơ sở chăn nuôi và sử dụng các sản phẩm theo ý muốn của con người Heo rừng Thái Lan có thân Hình thon, mình mỏng, dáng cao, mặt nhọn Hình tam giác, mõm dài, tai dựng đứng, nhỏ, mắt lòi trong dữ tợn, ở má có bộ long màu trắng chạy dài vắt qua mũi Mũi của chúng rất thính, linh hoạt, mềm nhưng rất khỏe Con cái trưởng thành nặng 90 100 kg, con đực nặng khoảng 100 120 kg Con đực có 4 nanh chĩa ra ngoài là phương tiện để kiếm ăn và cũng là vũ khí lợi hại thể hiện sức mạnh Lông heo rừng dài, cứng, màu lông hung nâu hoặc đen, lông bờm màu đen đậm, dài, mọc từ cổ gáy đến phần mông, lông mọc thành từng búi, mỗi búi lông có 3 chân lông Heo rừng Thái Lan có đuôi nhỏ, ngắn, chỉ dài đến khuỷu chân, chân heo rừng nhỏ thon, móng nhọn, da dày Heo rừng cái có
2 dãy vú, mỗi dày có 5 núm vú (Đặng Hoàng Biện, 2009)
Heo rừng Thái Lan có tỷ lệ sinh sản cao đẻ 2 2,5 lứa/năm, mỗi lứa đẻ từ
5 10 con/ lứa, lứa đầu (con so) đẻ 3 5 con, lứa rạ đẻ nhiều hơn (7 12 con) Heo rừng sơ sinh có tầm vóc nhỏ, khối lượng bình quân 0,5 0,9 kg/con Heo
1 2 tháng tuổi nặng khoảng 5 10 kg, heo rừng 3 4 tháng tuổi có trong lượng 15 kg 20 kg, 8 12 tháng khoảng 60 70 kg, khi trưởng thành đạt trọng lượng trên 100 kg Thời gian mang thai của heo rừng Thái Lan giống heo nhà khoảng 114 ngày, số heo con sơ sinh từ 6 10 con/ổ Heo rừng Thái Lan 7 8 tháng tuổi có thể trọng từ 40 60 kg với heo rừng cái có thể cho phối giống Quá trình đẻ diễn ra theo tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người, thời gian đẻ từ con đầu đến con cuối thì mất khoảng 2 4 giờ
(Wikipedia, 2010) Căn cứ vào ngoại hình thì giống này có 2 dòng phổ biến là
dòng heo rừng mặt dài và dòng heo rừng mặt ngắn
Trang 24agriviet.com
Hình 2.9: Heo rừng Thái Lan
2.3.1.1 Dòng heo rừng mặt dài
Theo Đỗ Kim Tuyên và ctv (2007) cho rằng dòng heo rừng mặt dài
(Hình 2.10) có mặt dài, trán hẹp, tai nhỏ, phần vuốt mõm nhọn hẳn ra Dáng cao, chân dài, thân mỏng hơn nhưng da dày so với dòng heo mặt ngắn Thân phần lưng hơi cong Dong heo rừng mặt dài có bộ lông dài và nhám, màu đen nhạt ngả trắng giống như màu tóc hoa râm (ở châu Á) hoặc màu đen hung nâu (ở châu Âu)
Heo rừng mặt dài có sức sản xuất thịt, da kém hơn nhưng sức đề kháng chịu đựng kham khổ tốt hơn dòng heo mặt ngắn Dòng heo này thường bắt gặp trong các khu rừng thưa nên dễ bị săn bắt và cũng chính là lý do tại sao giống heo rừng thuần chủ yếu trên thị trường lại là giống heo mặt dài
agriviet.com
Hình 2.10: Heo rừng mặt dài được nuôi ở Việt Nam
Trang 25
2.3.1.2 Dòng heo rừng mặt ngắn
Heo rừng mặt ngắn (Hình 2.11) có mặt ngắn, lông ngắn, mượt hơn và có
màu đen sầm Lông bờm đậm màu hơn nhưng chỉ cao hơn các phần lông khác chứ không dựng cao lên hẳn như ở dòng heo mặt dài Heo rừng mặt ngắn có dáng thấp, da mỏng hơn heo mặt dài Thân hình heo rừng mặt ngắn béo, tròn, phần lưng thẳng, tai to, trán rộng, khả năng sinh trưởng mạnh hơn nhưng sức
đề kháng kém hơn dòng heo mặt dài Heo rừng mặt ngắn có vẻ giống heo nhà nhiều hơn heo mặt dài và thường gặp trong các khu rừng rậm sâu
www.5giay.vn
Hình 2.11: Heo rừng mặt ngắn được nuôi ở Việt Nam 2.3.2 Heo rừng Việt Nam
Heo rừng Việt Nam (Hình 2.12) có ngoại hình mình dài, cổ dài, đầu cổ
và mình kết hợp thành hình thoi đặc trưng, má không sệ (không có mỡ), lông rậm và 3 lông chụm thành khóm hình tam giác, má phải có lông bạc má Bốn chân cao, móng đen và chụm, không bè, nanh dài, mắt nhanh nhẹn và sáng Heo rừng Việt Nam sống rất nhiều ở các vùng sinh thái khác nhau Đến nay theo xuất xứ có 4 loại được nuôi heo rừng Việt miền Bắc (được nuôi tại Ba Vì,
Hà Nội), heo rừng Phú Yên (nuôi tại trang trại động vật quý hiếm Khánh Hòa – Khánh Hòa), heo rừng Cát Tiên (nuôi tại trại ông Chín – Cần Giuộc, Long An), ông Kỳ (Đồng Nai), heo rừng Bình Phước nuôi tại trại ông Bảy Dũng – Bình Phước, ông này được xem là người khởi đầu nghề nuôi heo rừng tại Việt
Trang 26đen, phần lông mộc theo sống lưng và cổ rất dày, dài và cứng hơn chỗ khác, đuôi nhỏ, có chùm lông hình quạt, ở cuối đuôi như heo nhà và đuôi kém phát triển hơn heo nhà
Con đực có răng nanh phát triển, con cái có 8 12 vú, tuổi phối giống từ
7 8 tháng tuổi Heo rừng Việt Nam đẻ 2 2.1 lứa/năm, lứa đầu số con đẻ từ 1
9 con/lứa, lứa thứ 2 và thứ 3 đẻ từ 3 13 con, số con bình quân 7,5 con/ổ Khối lượng heo sơ sinh dao động từ 0.34 0.54 kg/con Heo con có bộ lông sọc dưa, mỗi bên có 6 sọc gồm 3 sọc vàng và 3 sọc nâu đen, phần dưới bụng màu trắng bạc Các sọc này đậm nét từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 60, từ ngày thứ 61 trở đi bắt đầu chuyển màu nhạt dần cho đến khi 4 tháng và trở thành màu hung bạc hoặc nâu đen từ tháng thứ 6 – 7 Khối lượng bình quân trưởng thành của con đực từ 80 100 kg, con cái từ 50 70 kg
nongnghiep.vn
Hình 2.12: Heo rừng Việt Nam Heo rừng lai (Hình 2.13) là con lai giữa heo rừng Thái Lan hoặc heo rừng Việt Nam với các giống heo đen vùng núi Việt Nam như heo Vân Pa (Quảng Trị), heo sóc Tây Nguyên, heo đen vùng Bù Đăng, Bù Đốp (Bình Phước), heo đen Mường Lai và heo Mường Khương Các con lai loại này thường thấy ở các vùng núi nước ta do người dân thả rông heo nhà vào rừng
và giao phối với heo rừng Hiện nay nhiều người chăn nuôi cũng dùng heo rừng thuần lai với các giống heo miền núi đen nói trên Đặc điểm của các loại này là trong một ổ có con giống heo rừng cũng có vạch sọc dưa đen vàng, tuy nhiên màu sắc các sọc không rõ rệt và có con lại giống heo nhà đen tuyền
(Tăng Xuân Lưu, 2010)
Trang 27agriviet.com
Hình 2.13: Heo rừng lai được nuôi ở Việt Nam
2.4 Một số đặc điểm sinh học của heo rừng
2.4.1 Ngoại hình
2.4.1.1 Hình dáng
Heo rừng có dáng thon, cao khoảng 65 70 cm, chắc khỏe, mình mỏng Phần vai trước của heo cao hơn phần chân sau, làm cho hình dáng heo rừng vai cao mông thấp, mông gọn, đuôi dài và hay vẫy Hai vai và bên trên của hai chân trước có khôi u hoặc tấm mỡ sụn lồi ra thành chai cứng, độ dày và lớn của u chai cứng hoặc tấm mỡ sụn này tăng theo tuổi Khi heo rừng 3 tuổi tấm chai này dày 3 cm, khi heo rừng 5 tuổi thì tấm u chai này dày 5 cm Bụng heo rừng trùng xuống, đuôi nhỏ thon còn bụng heo nhà là bụng treo, đuôi dài, mập, tròn Heo rừng nói chung có hình dạng cao, gầy, những con heo trưởng
thành có thể cao tới eo người (Tăng Xuân Lưu và ctv, 2010)
2.4.1.2 Khuôn mặt
Heo rừng có mặt dài, mõm nhọn, tai nhỏ ép sát đầu; mắt to, lồi, màu đen, híp phần cuối mắt, ánh mắt dữ tợn Mặt heo nhà thì thường ngắn, mõm ngắn
và to, tai to, mắt không lồi và ánh nhìn hiền lành (Tăng Xuân Lưu, 2010)
Mũi heo rừng mềm nhưng khỏe mạnh phù hợp với phương thức kiếm thức ăn trong cuộc sống hoang dã của chúng là đào bới đất tìm củ, côn trùng… Răng nanh là điểm nổi bậc trên khuôn mặt heo rừng, răng nanh có thể mọc dài
ra khỏi mõm khi heo 4 5 tuổi Tuy răng nanh của heo rừng không to, dài khỏe nhưng là vũ khí chiến đấu, tự vệ khá lợi hại của heo rừng trong cuộc sống hoang dã tự nhiên của nó Heo rừng có 4 răng nanh, mỗi bên mọc 2 cái, mỗi cái mọc ở ¼ hàm Mỗi răng nanh dài trung bình khoảng 10 12 cm Răng nanh mọc dài từ mép miệng sang 2 bên, mỗi bên có 1 đôi răng nanh, nanh trên
và nanh dưới khép kín và khớp nhau, hai đầu răng nanh trên và dưới khớp với
Trang 28nhau tạo thành một đầu nhọn Răng nanh heo rừng thường sắc và nhọn (Lê Đình Phùng và ctv, 2011)
Heo rừng là loài động vật ăn tạp nên ngoài đặc điểm răng nanh phát triển đặc biệt trên thì heo rừng cũng giống như các động vật nuôi bằng sữa khác, nó không phát triển lám về hệ thống răng, heo rừng có 44 cái răng Răng cửa phía dưới hàm hẹp và chìa ra phía trước để làm nhiệm vụ đào bới tìm thức ăn, răng hàm trong, răng cấm mọc trong cùng có cở rất lớn bằng với răng hàm cài thứ nhất và thứ hai cộng lại Cấu tạo của xương mặt và xương hộp sọ làm heo
rừng có hàm mõm dài, phần này chiếm tỉ lệ khoảng 75 % đầu và sọ (Võ Văn
Sự và ctv, 2008)
2.4.1.3 Lông và da
Heo rừng có bô lông nhám cứng, màu nâu đậm hoặc màu đen Mỗi sợ long của heo rừng dài và nhám, có lỗ chân lông ở trên lớp da tạo thành búi, mỗi búi có 3 lỗ, mỗi lỗ có 1 sợi lông, ngược lại heo nhà có bộ lông mềm
hơn,thưa hơn và rộng đều toàn thân, không có búi như heo rừng (Lê Thị Len
và ctv, 2004)
Theo Đặng Tịnh (2006) cho rằng trên lưng heo rừng từ trán đến đuôi có
mào lông (bờm), mỗi sợi lông dài từ 6 15 cm Phần lông bờm này thường mọc dựng đứng so với các phần khác, nhưng sẽ dựng đứng đặc biệt khi heo rừng nghe tiếng âm thanh lạ hoặc ngửi thấy mùi của kẻ thù (heo nhà không có lông mào) mào lông hay bườm lông này có màu đen đậm hơn các vùng khác trên cơ thể Bộ lông của heo rừng giúp chúng ngụy trang trong rừng, tránh tối, ánh sáng và đánh lạc hướng kẻ thù đảm bảo sự sống sót trong giai đoạn còn non, yếu ớt
Heo rừng sơ sinh được sở hữu một bộ lông màu nâu đen có những sọc vàng sáng hoặc trắng chạy dài dọc thân chỉ trong khoảng 4 6 tháng tuổi (Hình 2.14) Đây cũng là đặc điểm khác biệt với giống heo nhà Sau thời gian trên, lông của chúng mất dần các vết sọc và dần chuyển sang màu xám nhạt hoặc đen nhạc hoặc nâu vàng khác nhau tùy theo giống, sau một năm thì bộ lông chính thức ổn định, không chuyển màu nữa Heo rừng trưởng thành khá
đa dạng về màu sắc lông Chúng gồm các màu như đen tuyền, đem xám, nâu đen, hung đỏ, nâu vàng, vàng và xám trắng, phổ biến nhất là bốn màu đen, hoa
râm, nâu vàng và xám trắng (Nguyễn Lân Hùng và Nguyễn Khắc Tích, 2006)
Trang 29247az.com
Hình 2.14: Heo rừng con với bộ lông sọc dọc thân
Da heo rừng rất dày, da vai heo rừng dài từ 1 5 cm Da dày bảo vệ heo rừng hạn chế tổn thương khi bị kẻ thù tấn công, cắn nhau với heo rừng khác, vết cào xước khi tìm thức ăn, vết cắn của kẻ thù, vết đốt của côn trùng Heo
rừng ít bệnh ngoài da, kể cả lở mồm lông móng mà heo nhà mắc phải (Trần
Văn Hạnh, 2012)
2.4.1.4 Chân
Chân của heo rừng nhỏ và thon cao, móng chân màu đen, đầu móng dày,
2 móng nhọn, nhỏ nhưng cứng, khỏe Móng được mọc ở vị trí chân cao khỏi mặt đất, đối với heo nhà vị trí móng không cao so với mặt đất là bao, móng chân to, dày và lớn Chân heo rừng nói chung là chắc, khỏe, giúp cho heo thích nghi với cuộc sống hoang dã và tìm kiếm thức ăn dưới đất Chân khỏe giúp cho heo rừng kiếm thức ăn ở phạm vi rộng lớn, mặt khác giúp cho heo nhanh nhẹn tấn công kẻ thù cũng như chạy trốn nhanh khi gặp đối thủ mạnh
có thể vì nó hung dữ nên những heo rừng khác nhỏ hơn không địch lại hoặc
Trang 30không muốn sống chung nên kéo nhau đi khỏi đàn Heo rừng cũng giống như các loài động vật khác thường liên lạc với nhau bằng âm thanh và tôn trọng con đầu đàn Heo rừng sống bầy đàn thường có tập tính cọ xát thân mình vào nhau nhầm tạo mối quan hệ thân thiện, tăng sự tự tin, tính đoàn kết, sức mạnh tập thể và cảm giác an toàn trong bầy Mặt khác, sự cọ xát còn để cảm nhận sự giống nhau về mùi, hơi quen của đàn và phân biệt với kẻ lạ xâm nhập vào bầy Cũng giống như động vật sống bầy đàn khác, heo rừng cũng có sự giáo tranh giữa các con đực để bảo vệ lãnh thổ và quyền giao phối với con cái, hình thức đấu tranh cùng loài này có ý nghĩa tích cực cho việc chọn những cặp đôi lai tốt
nhất, khỏe mạnh nhất để đảm bảo sức sống mạnh nhất cho thế hệ sau (Nguyễn
thường đựng long bờm, ngẩng cao đầu, nhe nanh để dọa kẻ thù (Đỗ Kim
Tuyên, 2007)
2.4.2.3 Tập tính kiếm ăn
Theo Việt Chương và Nguyễn Việt Thy (2007) cho rằng heo rừng là loại
động vật ăn tạp, dạ dày đơn, chúng ăn từ các loại rau cỏ, hoa quả rơi rụng xuống đất, củ rễ, thực vật, nấm, khoai, măng, ngô, dứa, lạc, các loại cỏ đến các loại thức ăn động vật như: mối, gắn, chuột, kiến, gián, dế, cuốn chiếu, ếch,
Trang 31nhái, thằng lằn, kỳ nhông, nhím, trứng chim làm tổ trên mặt đất, thậm chí cả xác động vật mới chết…Đối với heo rừng Châu Âu thì món ăn ưa thích của chúng là quả sồi rụng, hạt mai châu và quả hồ đào nên người ta thường săn
được chúng ở những rừng sồ sai quả
Heo rừng có tập tính tham ăn, thích tranh ăn, thích đi kiếm ăn lúc sáng sớm, lúc chạng vạng tối và ban đêm, còn ban ngày thì chúng thường ẩn nấp vàp rừng rậm hoặc những nơi yên tỉnh, kín đáo Song dù sao chúng cũng có chút ít tính hung dữ của động vật ăn thịt, thể hiện bởi các tập tính săn mồi dù mồi của chúng là con vật non hoặc nhỏ bé, ít khả năng tự vệ Heo rừng thường đào rể cây và các côn trùng trong đất để ăn Dũi và đào bới là hành động kiếm
ăn của heo rừng
2.4.3 Khả năng sinh trưởng
2.4.3.1 Một số đặc điểm sinh trưởng cơ bản
Theo Võ Văn Sự (2011) thì heo rừng sinh trưởng nhanh hay chậm và đạt
kích thước tối đa tùy theo từng giống, môi trường và tuổi Heo rừng châu Âu thường có tầm vóc to lớn hơn nhiều so với heo rừng châu Á Trong khi heo rừng châu Á có thể cao 60 70 cm, dài 1,2 1,4 m, nặng 75 150 kg thì heo rừng châu Âu có thể cao 90 100 cm, dài 1,5 m, nặng 200 350 kg Cá biệt có những con heo rừng được săn ở Mỹ nặng tới 500 600 kg Con đực thường to hơn con cái từ 20 30 kg Heo con sơ sinh nặng khoảng 0,2 0,5 kg, dài 15
21 cm Tuổi cai sữa 55 60 ngày, trọng lượng heo con cai sữa là 4 5 kg/con; tuổi giết thịt có thể tính từ 6 tháng tuổi Trọng lượng xuất chuồng thường dao động từ 25 – 30 kg tùy theo nhu cầu thị trường Tốc độ tăng trưởng của heo rừng Thái Lan được trình bày qua bảng 2.3
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng của heo rừng Thái Lan nuôi ở Việt Nam
Tháng tuổi Trọng lượng (kg) Tốc độ sinh trưởng (g/ngày)
Trang 322.4.3.2 Khả năng sinh sản
Heo rừng là loài động vật đa thai và khá mắn đẻ, chúng có thể động dục hàng tháng suốt quanh năm chứ không theo mùa như nhiều loài động vật hoang dã khác Nếu như heo cái nhà có từ 6 8 vú thì heo rừng cái có từ 8 10
vú xếp thành 2 hàng đối xứng Heo rừng cái động dục lần đầu lúc 7 8 tháng tuổi, lần đầu tiên này chỉ có thời gian động dục 2 3 ngày Chu kỳ động dục là
21 ngày/lần, như vậy mỗi năm heo rừng cái có thể đẻ 2 lứa/năm, mỗi lần động dục heo rừng cái có thể chịu đực 3 ngày Nếu có thai thì heo cái không động dục nữa, mang thai 112 117 ngày Sau khi sinh con khoảng 5 6 ngày heo
mẹ đã có biểu hiện động dục nhưng rất mờ nhạt do phải tập trung sinh sản sữa
và chăm sóc heo con Sau khi cho con cai sữa khoảng 1 tuần, heo mẹ động dục
chính thức và sẵn sàng cho lứa phối giống tiếp theo (Đỗ Kim Tuyên, 2006)
Một số đặc điểm về khả năng sinh sản của heo rừng được trình bày qua bảng 2.4
Bảng 2.4: Một số đặc điểm về khả năng sinh sản của heo rừng
2 Trọng lượng động dục lần đầu 18 20 kg
4 Trọng lượng lúc phối giống 30 35 kg
2 3 ngày (nái tơ)
Theo Trương Lăng (2012) cho rằng heo rừng không thích nắng chói và
thời tiết nóng Heo rừng có khá nhiều bản năng tự vệ như móng vuốt, răng nanh sắc nhọn, tập tính sống bầy đàn của heo rừng Heo rừng có mõm thẳng,
Trang 33nhọn, khỏe mạnh cho khả năng đào đất, dũi, ủn tốt nên chuồng trại cho heo rừng dù theo kiểu nào cũng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: kín đáo, chắc chắn, đặc biệt chú ý đến khả năng đào hầm trốn thoát của heo rừng Chuồng thoáng, mát, có nơi cho heo vùi mình để nghỉ ngơi (thường là các đầm lầy nhỏ)
Cần thiết kế chuồng riêng cho heo rừng đực giống, heo rừng mẹ trong giai đoạn đẻ và giai đoạn nuôi con theo quy mô đảm bảo mức tối thiểu như sau: Heo nái, heo hậu bị là 20 30 m2/4 5 con (nhà che 8 15 m2), heo nái
đẻ, nuôi con là 5 10 m2/ổ, heo đực giống là 40 50 m2/con (nhà che 5 10
m2) (Võ Văn Sự và Trường Khanh, 2009)
Theo Lê Thị Mến (2010) cho rằng trong chăn nuôi heo xây dựng chuồng
trại cần chọn vị trí và hướng chuồng như sau:
Chọn nơi khô ráo, bằng phẳng, mát mẻ (không chọn vùng đất cần cỗi, vùng đồi trọc, vùng biển gió lộng, vùng ẩm ước lầy lội…) Đất phải dễ thoát nước, có độ dốc để rửa chuồng và chất thải về nơi xử lý, không làm ô nhiếm nguồn nước và đât nơi sản xuất
Chọn nơi yên tĩnh giúp heo sinh trưởng tốt, nơi xa khu dân cư để tránh lây lan mầm bệnh cũng như dễ mở rộng sau này
Địa điểm thuận lợi giao thông để dễ dàng vận chuyển vật tư, thức ăn và heo
Đảm bảo nguồn nước sạch, đất đai màu mỡ trồng được rau cỏ, cây trái…để góp phần cung cấp thức ăn tại chổ và kiểm soát môi trường
Hướng chuồng cần phải được xây dựng như thế nào để tránh được các yếu tố bất lợi như mưa tạt, gió lùa, tránh ánh sáng gay gắt chiếu thẳng vào chuồng Chuồng có thể nhận được ánh sáng ban mai (nhiều tia tử ngoại – không nóng, sát trùng chuồng, tạo vitamin D cho heo); đồng thời che được ánh nắng chiều (nhiều tia hồng ngoại, nóng bức làm heo thở mệt, diệt vitamin D)
Trục chuồng: trục đối xứng dọc của chuồng nên xây chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam hoặc Đông – Tây để tránh gió lạnh Đông Bắc, mưa và
Trang 34gió lùa Tây Nam, tránh nắng Đông buổi sáng và nắng Tây buổi chiều chiếu rọi thẳng vào chuồng Mặt tiền của chuồng nên xây theo hướng Đông Nam (chuồng 1 dãy) và nên nhốt các đối tượng ưu tiên heo con, heo lứa, heo nái chữa, heo nái nuôi con…(chuồng 2 dãy)
Nuôi thả heo rừng thả rong (Hình 2.16) ở những nơi có mặt bằng rộng,
có ánh sáng mặt trời và cho heo hoạt động suốt ngày Diện tích từ 20 m² đến
cả ngàn m², xung quanh có hàng rào chắc chắn kiên cố với lưới thép B40 hay xây tường xi măng cao 0,6 0.8 m, trên là lưới B40 cao thêm 1,5 m Đặc biệt,
phía sát mặt đất phải cạp thật chặt để tránh heo đào chui ra (Đặng Tịnh, 2006)
www.khuyennongtphcm.com
Hình 2.16: Nuôi heo rừng thả rong Nuôi heo rừng cần được chiếu sáng đầy đủ, không nên nuôi trong các ô chuông được che đậy kín đáo như nuôi heo nhà Tốt nhất là nơi nào vừa có bóng râm mát lại vừa được chiếu sáng mặt trời Ta cần dự trù diện tích khu nuôi để khi cần mở rộng ta cũng không phải chuyển đi nơi khác Do đó ngay ở khu nuôi phải có đất dự phòng Đàn heo sinh sôi nhanh nên cần phải mở rộng
dần khu nuôi (Nguyễn Lân Hùng và ctv, 2007)
Tùy vào điều kiện đất đai sẵn có mà nuôi heo rừng theo một trong ba
cách: nuôi nhốt, nuôi thả tự do và nuôi nhốt heo trong vòng rào (Việt Chương,
2006)
Trang 35nongnghiep.vn
Hinh 2.17: Nuôi heo rừng nhốt chuồng
2.5.4 Các kiểu chuồng nuôi heo rừng
2.5.4.1 Kiểu chuồng tự nhiên
Heo rừng là loài động vật hoang dã mới thuần dưỡng nên còn khá nhạy cảm, tính cảnh giác cao, dễ giật mình và là loài có linh cảm tốt nên chúng ưa
nhất kiểu sống trong các kiểu chuồng trại càng gần với tự nhiên càng tốt Kiểu
chuồng tự nhiên (Hình 2.18) nên có nhiều chỗ trú mình kín đáo, tối nhưng không ẩm ướt Chuồng phải thiết kế sao cho vừa đảm bảo dễ làm vệ sinh, dễ cho ăn, dễ chăm sóc, thoáng mát, trao đổi không khí thuận lợi Chọn khu đất rộng từ 370 m2 trở lên (quy mô tối thiểu là 27 m2/con x 10 con + 100 m2 dự phòng) Vì heo rừng là loài sinh sản nhanh lại cần đi lại nên diện tích chuồng
phải đủ lớn để thỏa mãn tốc độ tăng đàn và tập tính kiếm ăn của chúng (Trần
Văn Hạnh, 2012)
Theo Nguyễn Ngọc Phục (2010) cho rằng khu đất được xây dựng trang
trại heo rừng cần có nhiều cây bóng mát, cây bụi nhỏ rậm rạp để làm mát cho heo rừng vì heo rừng không chịu được nóng và thích nghi rút trong các lùm cây để ẩn nấp vào ban ngày Nên trồng cây thức ăn thô xanh thâm canh trong trang trại vừa cung cấp thức ăn cho đàn heo vừa đảm bảo trang trại râm mát Trang trại heo rừng cần đào hoặc xây các hố nước nông, gần nguồn nước suối
là tốt nhất vì heo rừng thích đầm mình làm mát và hay uống nước
Chân tường rào quanh trang trại xây cao 30 50 cm, các cột trụ đỡ lưới B40 xung quanh cần cao từ 1,5 2 m Xây 1 2 nhà dài có mái ngắn, 1 mái dài (không cần tường) để vừa đủ ánh sáng vừa tránh nắng, gió tạt, mưa lùa khi heo rừng vào trú Nhà dài này là nơi cả đàn heo rừng trú ẩn và nghỉ ngơi ngoài lúc kiếm ăn và chạy đùa trong trang trại, diện tích nhà cần đám bảo quy mô 3
m2/con vào Nền nhà chung được tôn cao hơn xung quanh 10 20 cm để tránh
bị đọng nước Lót rơm, cỏ khô vào nền chuồng để chống trơn trượt Xung
Trang 36quanh chắn bằng gỗ hoặc các tấm phibro xi măng song để hở lối ra vào Trong khu nuôi heo rừng cần có những nhà lều có mái che nhỏ để heo rừng mẹ trú ngụ Những nhà này được lợp mái tôn hoặc lá, rơm, cỏ hoặc lá cây cho mát, cao từ 1,2 2 m, diện tích khoảng 5 10 m2 Nhà lều được xây dựng trên nền đất tự nhiên, nền đất pha cát là tốt nhất Thiết kế máng ăn và máng uống cố định một nơi có thể trong hoặc ngoài trại và luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
(Nguyễn Lân Hùng và Nguyễn Khắc Tích, 2010)
www.quangninh.gov.vn
Hình 2.18: Kiểu chuồng nuôi tự nhiên
a) Cách 1
Theo Nguyễn Chung (2007) cho rằng nên dùng lưới B40 vây thành các ô
nuôi (Hình 2.19) Trụ đỡ cho bờ rào lưới là các thân cây gỗ có đường kính ít nhất 10 cm, mỗi thân gỗ cách nhau 10 15 cm Chân bờ tường chuồng và chân
bờ rào có móng kiên cố thường xây tường bao cách mặt đất khoảng 50 cm để
vô hiệu hóa khả năng đào hang của heo rừng Mỗi ô chuồng xây 50 cm, quây lưới cao 1,2 1,5 m trở lên, diện tích rộng 4 6 m2 cho mỗi con Nếu nuôi nhốt heo rừng chung thì có thể sử dụng một trong các quy mô sau:
Chuồng rộng 5m x dài 10 m x cao 2 m cho 2 7 con bố mẹ hoặc 8 10 con hậu bị
Chuồng rộng 8m x dài 12 m x cao 2 m cho 2 7 con bố mẹ hoặc 8 10 con hậu bị
Chuồng rộng 10m x dài 10 m x cao 2 m cho 2 7 con bố mẹ hoặc 8
10 con hậu bị
Trang 37Theo Võ Văn Sự (2009) cho rằng ô chuồng được xây dựng bằng gạch
như chuồng heo nhà (Hình 2.21) Bờ rào quanh trại cũng xây bằng gạch nhưng chỉ cao 1m, còn phía trên dùng gỗ tròn hoặc lưới thép ngăn tiếp khoảng 1 m