... ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH CÀ MAU 37 3.2.1 .Phân tích tình hình cho vay ngân hàng Công Thương Cà Mau 37 3.3.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN QUA NĂM... vốn ngân hàng 3.2.PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH CÀ MAU 3.2.1 .Phân tích tình hình cho vay ngân hàng Công Thương Cà Mau Trong hoạt động kinh doanh Ngân. .. Phi Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn NH TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU
Gíao viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện:
Ths.Bùi Nguyên Khá Phạm Phi Lượng
Lớp:Tài chính tín dụng
Mssv:3323120052
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Qua 3 năm học tập, nghiên cứu, rèn luyện ở trường nhờ có sự chỉ dạy tận tình củaquý thầy(cô) trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM đã giúp em có đượcngày càng nhiều kiến thức và những hiểu biết sâu sắc trong học tập cũng như trong thựctiễn hàng ngày Và hôm nay khi hoàn thành được báo cáo thực tập này em xin chânthành cảm ơn đến: Trước hết em xin chân thành cảm ơn đến quí thầy(cô) Khoa TàiChính – Kế Toán đã truyền đạt những kiến thức quý báu để từ đó em có thể vận dụngnhững kiến thức ấy vào bài báo cáo của mình
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy(cô) Bùi Nguyên Khá đã tận tình hướngdẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc giúp em hoàn thành bài báo cáo một cách tốtnhất
Bên cạnh, đó em cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc Ban Giám Đốc Ngân hàngCông Thương Chi nhánh Chi Nhánh Cà Mau đã tạo điều kiện cho em được thực tập tạiNH
Xin cảm ơn đến các anh(chị) tại phòng giao dịch Thành Phố đã tận tình giúp đỡ,chỉ dẫn những kiến thức sơ khai trong thực tế về nghiệp vụ tín dụng tại NH
Kính chúc quý thầy(cô) trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM cùngquý thầy(cô) Khoa Tài Chính-Kế Toán lời chúc sức khoẻ và thành công trong công tácgiảng dạy của mình
Kính chúc Ban Giám Đốc cùng tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh NHCT
Cà Mau dồi dào sức khoẻ và công tác tốt
Cà Mau, ngày… tháng năm 2015
Sinh viên thực hiện
PHẠM PHI LƯỢNG
Trang 3NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày Tháng Năm 2015
Giám đốc (ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Cà Mau, Ngày Tháng Năm 2015 Giáo viên hướng dẫn
BÙI NGUYÊN KHÁ
Trang 5MỤC LỤC
Trang
DOANH MỤC CÁC HÌNH 9
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 10
1.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 10
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 11
1.2.1.Mục tiêu chung: 11
1.4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 12
1.4.1.Không gian: 12
1.4.2Thời gian: 12
1.4.3.Đối tượng nghiên cứu: 12
1.5.KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 13
1.1.KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG 13
1.1.1Khái niệm tín dụng: 13
1.2.CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ TÍN DỤNG 13
1.2.1.Chức năng tín dụng: 13
1.2.2.Vai trò tín dụng 14
1.3.PHÂN LOẠI TÍN DỤNG 14
1.3.1.Căn cứ theo thời hạn: 14
1.3.2.Căn cứ theo mục đích: 14
1.3.3.Theo phương thức cho vay: 14
1.4.KHÁI NIỆM, ĐẶT ĐIỂM VÀ VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN 15
1.4.1.Khái niệm: 15
1.5.MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 17
1.5.1.DƯ NỢ TÍN DỤNG TRÊN VỐN HUY ĐỘNG 17
1.5.2.Doanh số cho vay 17
1.5.3.Hệ số thu nợ 17
Trang 61.5.5.Dư nợ 18
1.5.6.Tỷ lệ nợ xấu 19
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CÀ MAU 21
3.1.GIỚI THỆU NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 21
3.1.1.Lịch Sử Phát Triển Và Hình Thành Của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam21 3.1.2.GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CÀ MAU 25
3.1.2.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 NĂM (2012-2014) 29
3.2.PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH CÀ MAU 30
3.2.1.Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng Công Thương Cà Mau 30
3.3.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN QUA 3 NĂM (2012 - 2014) 35 3.3.1.Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 35
3.3.2.Phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế 37
3.4.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NỢ NGẮN HẠN QUA 3 NĂM (2012 - 2014)38 3.4.1.Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 38
3.4.2.Phân tích doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế 40
3.5.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN QUA 3 NĂM (2012 - 2014) 41 3.5.1.Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế 41
3.5.2.Phân tích tình hình dư nợ theo ngành nghề kinh tế 43
3.6.PHÂN TÍCH DƯ NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN QUA 3 NĂM (2012 - 2014) .44
3.7.PHÂN TÍCH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN 3 NĂM (2012 - 2014) 44
3.8.ĐÁNH GIÁ HỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU 45
3.8.1.Chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn 46
3.8.2.Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động 46
3.8.3.Hệ số thu nợ 47
Trang 73.8.4.Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn 47
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH CÀ MAU 48
4.1.THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 48
4.1.1.Những thuận lợi cho ngân hàng 48
4.1.2.Những tồn tại và khó khăn 48
4.1.3.Những nguyên nhân tồn tại 49
4.2.BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY 49
4.3.BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 50 4.3.1.Đối với công tác tín dụng 50
4.3.2.Đối với công tác tổ chức quản lý 51
5.1.KẾT LUẬN 53
5.2.KIẾN NGHỊ 53
Trang 8
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm: Huy động vốn 29
Bảng 2: Tình hình hoạt động của Ngân hàng 30
Bảng 3: Tình hình cho vay của Ngân hàng 31
Bảng 4: Tình hình thu nợ của Ngân hàng 32
Bảng 5: Tình hình dư nợ của Ngân hàng 33
Bảng 6: Tình hình nợ xấu qua 3 năm 2012 - 2014 34
Bảng 7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 35
Bảng 8: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế 37
Bảng 9: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 38
Bảng 10: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế 40
Bảng 11: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 41
Bảng 12: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế 43
Bảng 13: Tình hình dư nợ quá hạn ngắn hạn qua 3 năm 44
Bảng 14: Nợ quá hạn theo thời gian 45
Bảng 15: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn 46
Trang 9DOANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1:Trụ sở chính 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàng Kiếm, Hà Nội 21
Hình 2:NHCT-Cà Mau 25
Hình 3:Biểu đồ thể hiện nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 29
Hình 4:Doanh số cho vay qua 3 năm 31
Hình 5:Doanh số thu nợ qua 3 năm 32
Hình 6:Tình hình dư nợ ngắn hạn qua 3 năm 33
Hình 7:Tình hình nợ xấu qua 3 năm 2012 - 2014 34
Hình 8:Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 36
Hình 9:Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế 37
Hình 10:Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 39
Hình 11:Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế 40
Hình 12:biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 41
Hình 13:Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế 43
Trang 10CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU1.1.Lý do chọn đề tài
Trong quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay Cà Mau là tỉnh đã
và đang đi trên con đường phát triển kinh tế Tích cực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế
xã hội bằng cách tập trung vào cơ sở hạ tầng phát triển chiều sâu, xây dựng và ban hànhchính sách kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước Bên cạnh đó Ban lãnh đạo thành phố,tỉnh đã và đang tạo mọi điều kiện thông thoáng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinhdoanh có hiệu quả Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo, nền kinh tếTỉnh sẽ cần một lượng vốn rất lớn, là cơ sở và điều kiện cho hoạt động tín dụng của cácngân hàng ngày càng phát triển Với nhu cầu bổ sung vốn lưu động ngày một gia tăngcủa các tổ chức kinh tế Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cà Mau đã và đang từngbước mở rộng quy mô hoạt động, khắc phục khó khăn, và từng bước vươn lên, đồng thờithường xuyên đa dạng hoá các loại hình tín dụng nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn chonhu cầu kinh tế địa phương của Tỉnh và các khu vực lân cận
Mặt khác nền kinh tế phát triển thì các doanh nghiệp càng muốn trang bị cho mìnhmột nguồn tài chính mạnh để tạo cho mình một sức mạnh cạnh tranh củng như bổ sungnguồn vốn để hoạt động kinh doanh của mình Vậy làm thế nào để có thể bổ sung nguồnvốn cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung? Làm thế nào sử dụng hiệuquả nguồn vốn huy động? Đó là vấn đề mà các ngân hàng luôn quan tâm, ngân hàngCông Thương Cà Mau củng không ngoại lệ Trong những năm gần đây, hoạt động tíndụng, đặc biệt là hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHCT – Cà Mau chiếm tỷ trọng cao,góp phần quan trọng vào việc tạo thu nhập cho ngân hàng cũng như hỗ trợ tích cực
nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế địa phương Chính vì vậy em đã chọn đề tài "Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh
Cà Mau" để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Trang 111.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu chung:
Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Công
Thương - chi nhánh Cà Mau từ 2012 đến 2014, từ đó đề ra biện pháp khắc phục các hạnchế và nâng cao hất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn tạiNgân hàng
1.3.Phương pháp nghiên cứu
1.3.1.Pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu từ Ngân hàng TMCP Công Thương - chi nhánh CàMau qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động tín dụng
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp tuyệt đối: phân tích dựa trên kết quả so sánh của phép
trừ giữa trị số năm sau so với năm trước
0
1 y y
Trong đó: y: chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu
y1 : chỉ tiêu năn sau
Trang 12Phương pháp tương đối: là kết quả phép chia giữa trị số kì phân tích
so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế Để đánh giá sự biến động tăng giảmcác chỉ tiêu từ đó tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục
100
* 0
%
y
y
y
Trong đó: y: là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu
y0 : là chỉ tiêu năm trước
%y: là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 26/08/2015 đến 26/09/2015
1.4.3.Đối tượng nghiên cứu:
Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP CôngThương chi nhánh Cà Mau
1.5.Kết cấu chuyên đề
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Giới thiệu và đánh giá về hoạt động king doanh của ngân hàng TMCPcông thương Việt Nam- chi nhánh Cà Mau
Trang 13Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đông tín dụng ngắn hạn tại ngân hàngcông thương tỉnh Cà Mau
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 14CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1.Khái quát về tín dụng
1.1.1Khái niệm tín dụng:
tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hayhiện vật, một bên (bên cho vay) sẽ cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đivay) Trong đó bên đi vay có đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thờihạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất Quan hệ này được thể hiện qua nội dungsau:
− Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trịnhất đinh, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hóa, máy móc,trang thiết bị
− Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyễn giaotrong một thời gian nhất định Sau khi hết hạn sử dụng người đi vay phải có nghĩa vụhoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu
1.2.Chức năng và vai trò tín dụng
1.2.1.Chức năng tín dụng:
− Phân phối lại vốn điều lệ theo nguyên tắc hoàn trả đây là chứcnăng quan trọng nhất của tín dụng Hoạt động của tín dụng trong nền kinh tế cho phép nóhuy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi và biến nó thành nguồnvốn và phân phối lại với hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế
− Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông:
Nhờ hoạt động tín dụng đã tạo điều kiện cho sự ra đời các công cụ
Trang 15lưu thông không dùng tiền mặt như: kỳ phiếu, trái phiếu, các loại sec, các thẻ thanhtoán… cho phép thay thế một lượng tiền mặt lưu hành nhờ đó giảm bớt các chi phí cóliên quan đế việc in ấn, đúc tiền, vận chuyển…
+ Khi hoạt động tín dụng mở rộng thì nền kinh tế - xã hội có nhiều công cụ lưuthông
+ khuyến khích nhiều người mở tài khoản và giao dịch qua ngân hàng
+ Mở rộng thanh toán bằng chuyển khoản
- Chức năng tạo tiền: quá trình tạo ra tiền của Ngân hàng thươngmại được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệthống Ngân hàng
1.2.2.Vai trò tín dụng
Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng góp phầnquan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế Vì vậy tín dụng có các vai trò chủyếu sau:
− đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì sản xuất được liên tục và gópphát triển kinh tế
− thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tạp trung sản xuất
− góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả
− tạo điều kiện mở rộng kinh tế đối ngoại
1.3.Phân loại tín dụng
1.3.1.Căn cứ theo thời hạn:
− tín dụng ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn cho vay đếnthời hạn 12 tháng, mục đích này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động củacác doanh nghiệp, các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân
Trang 16tháng Loại này được dùng để cho vay phục vụ yêu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến
và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốnnhanh
− Tín dụng dài hạn: là các khoản cho vay trên 60 tháng Dùng đểcấp vốn cho xây dựng cơ bản, mở rộng và cải tiến kỹ thuật với quy mô lớn, như đầu tưxây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng
1.3.2.Căn cứ theo mục đích:
− Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp
− Cho vay tiêu dùng cá nhân
− Cho vay bất động sản
− Cho vay nông nghiệp
− Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
1.3.3.Theo phương thức cho vay:
- Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần kháchàng và ngân hàng phải thực hiện đầy dủ tất cả các thủ tục cần thiết của quy trình chovay
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương thức cho vay màngân hàng xác định và thỏa thuận với khách hàng một hạn mức tín dụng duy trì trongmột khoản thời gian nhất định (thường là 12 tháng)
- cho vay theo hạn mức thấu chi: là hình thức cho vay ngắn màngân hàng cho phép khách hàng chi vượt số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh toán/ tàikhoản ATM đến một hạn mức xác định trong một khoản thời gian nhất định
- Chiết khấu giấy tờ có giá: chiết khấu giấy tờ có giá là một hìnhthức cho vay ngắn hạn của NHTM, theo đó ngân hàng sẽ nhận mua và tiến hành trả tiềntrươc cho những chứng từ chưa đến hạn thanh toán cho người hưởng thụ theo số tiền
Trang 17bằng trị giá của chứng từ sau khi đã khấu trừ tiền lãi chiết khấu, hoa hồng và các chi phíkhác.
- Cho vay qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: làviệc ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng trên cơ sở chokhách hàng vay một hạn mức tín dụng nhất định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, thanh toánhóa đơn hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ, rút tiền mặt tại ATM,
- cho vay theo dự án đầu tư: phương thức này, doanh số cho vaykhông vượt quá số tiền đã thỏa thuận trong HĐTD Số tiền cho vay, thời hạn cho vayđược xác định trên cơ sở dự án, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa sovới giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, nguồn trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng vay
1.4.Khái niệm, đặt điểm và vai trò hoạt động cho vay ngắn hạn
1.4.1.Khái niệm:
Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay
nhỏ hơn 12 tháng
1.4.2.Đặt điểm của hoạt động cho vay ngắn hạn:
Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thờivốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc cho vay và bắtđầu và thu hồi nợ luôn diển ra lúc bắt đầu và kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh
Thời hạn thu vốn nhanh nên rủi ro của khoản cho vay ngăn hạn thấp
hơn các khoản cho vay trung và dài hạn, mức lãi xuất củng thấp hơn
Hình thức cho vay phong phú: ngân hàng cung cấp đa dạng cácphương thức cho vay như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay thấy chi,cho vay luân chuyển, Điều này đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời giúpngân hàng phân tán được rủi ro, tránh rủi ro phi hệ thống
Trang 181.4.3.Vai trò hoạt động cho vay ngắn hạn:
Tín dụng ngắn hạn bổ sung vốn, tạo điều kiện cho doanh
Nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh:
Ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính thực hiện mộttrong những chức năng chủ yếu của mình là tiến hành huy động các nguồn vốn tạm thờinhàn rỗi sau đó cho ra đối với nền kinh tế Thông qua các hoạt động cho vay của mìnhngân hàng đã đảm bảo cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhà nước nóiriêng không chỉ duy trì sản xuất kinh doanh mà còn tái sản xuất mở rộng
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, vốn vẫn luôn là vấn đề gây khó
khăn nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, tình trạng thiếu vốn của cácdoanh nghiệp là phổ biến và nghiêm trọng Tín dụng ngắn hạn là hình thức tốt nhất đểđáp ứng nhu cầu vốn lưu động hoặc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của doanhnghiệp bởi tính linh hoạt của nó Tín dụng ngắn hạn không chỉ còn là nguồn vốn bổ sungnữa mà đã dần trở thành một nguồn vốn chủ yếu, quan trọng trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp Tín dụng ngắn hạn giúp cho các doanh nghiệp không
bỏ lỡ thời vụ làm ăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, quá trình lưu thôngđược thông suốt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội Mở rộng sảnxuất kinh doanh, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khảnăng cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường…để thực hiện được các khoản đầu tư đódoanh nghiệp không chỉ cần có vốn lưu động tạm thời mà còn phải có một lượng vốn cốđịnh và ổn định lâu dài Qui mô vốn đầu tư cho các yêu cầu trên đôi khi vượt quá khảnăng vốn của doanh nghiệp Tín dụng ngắn hạn có thể giúp cho các doanh nghiệp thoảmãn nhu cầu vốn phục vụ cho các hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đó
Tín dụng ngắn hạn giúp các doanh nghiệp tăng cường quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả.
Bản chất của tín dụng ngắn hạn không phải là hình thức cung ứngvốn mà là hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời hạn qui định Do đó, các doanh nghiệp saukhi sử dụng vốn vay trong sản xuất kinh doanh không chỉ cần thu hồi vốn là đủ mà còn
Trang 19phải tìm ra nhiều biện pháp để sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, tăng nhanh vòng quaycủa vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi suất ngân hàng thì doanh nghiệp mới cóthể trả được nợ và thu lãi.
Về phía ngân hàng, khả năng thu hồi khoản cho vay phụ thuộc rấtlớn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn Vì vậy, trướckhi cho vay ngân hàng thường xem xét đánh giá rất kỹ lưỡng phương án sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp có phương ánkhả thi, lợi nhuận đủ cao để có thể trả nợ ngân hàng Ngoài ra, doanh nghiệp cần có đượcvốn vay của ngân hàng thì doanh hoàn thiện năng lực tổ chức quản lý sản xuất kinhdoanh để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả
Tín dụng ngắn hạn tác động tích cực đến nhịp độ phát
triển, thúc đẩy cạnh tranh
Để có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường, doanhnghiệp không những cần nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ chếquản lý kinh tế, chế độ hạch toán kế toán, mà còn phải không ngừng cải tiến máy mócthiết bị, dây chuyền công nghệ, tìm tòi sử dụng vật liệu mới, mở rộng qui mô sản xuấtmột cách thích hợp Những hoạt động này đòi hỏi một khối lượng lớn vốn đầu tư nhiềukhi vượt quá khả năng vốn
tự có của doanh nghiệp Giải quyết khó khăn này, doanh nghiệp có thể tìm đến ngânhàng xin vay vốn thoả mãn nhu cầu đầu tư của mình Thông qua hoạt động tín dụng,ngân hàng là chiếc cầu nối doanh nghiệp với thị trường, nguồn vốn tín dụng ngắn hạncấp cho các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọimặt của quá trình sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường,theo kịp với nhịp độ phát triển chung, từ đó tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng vữngchắc trong cạnh tranh
1.5.Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
1.5.1.Dư nợ tín dụng trên vốn huy động
Trang 201.5.2.Doanh số cho vay
là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay trong năm tài chính,không kể món vay đó được thu hồi hay chưa Doanh số cho vay thường được xác địnhtheo tháng, quý, năm
1.5.3.Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
Đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng Trong một thời kỳ nhấtđịnh, mỗi 100 đồng vốn cho vay ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn
1.5.4.Doanh số thu nợ
Là số nợ mà khách hàng đã hoàn lại cho ngân hàng khi hết hoặc
chưa hết hạn cho vay theo hợp đồng tín dụng
Doanh số thu nợ
Trang 21Dư nợ bình quân: nó phản ánh số dư có trong năm được tính bằngphương pháp trung bình cộng, bình quân gia quyền
1.5.6.Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ
Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ =
x 100%
Dư nợ năm trước
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ dùng để so sánh dư nợ tín dụng qua các năm
để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và thực hiện kế hoạch tín dụng củangân hàng.Tỷ lệ này càng cao càng tốt
1.5.7.Vòng quay vốn tín dụng
đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh
Trang 22số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càngcao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.Vòng quay vốn càng nhanh đầu tư càng an toàn.
Doanh số thu nợVòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quânTrong đó:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng củng như rủi
ro tín dụng tại ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàngcàng kém và ngươc lại
Theo quyết định 439/QĐ-NHNN ngày 25/4/2005 của thống đốc
Trang 23ngân hàng nhà nước và quyết định sửa đổi bỏ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, việc phânloại nợ và nợ xấu được xác đinh như sau:
Các khoản nơ quá hạn từ 10 đến 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh
kỳ hạn lần đầu, các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định
c) Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn)
Các khoản nợ quas hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, các khoản nợ giahạn thời hạn trả nợ lần đầu, các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không
đủ khả năng thanh toán lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng, các khoản nợ khác được phânvào nhóm 3 theo quy định
d) Nhóm 4 ( nợ nghi ngờ)
Các khoản nợ quá han tù 181 đến 360 ngày, cấc khoản nợ cơ cấuthời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầucác khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai, các khoản nợ khác được phân vàonhóm 4 theo quy định
e) Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thờigian trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ ơợc cơ cấu lại lần đầu,các khoản nợ cơ cấu lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần thứ hai, cáckhoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, các khoản nợ khác được phân vàonhóm 4 theo quy định
Trang 24CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM - CHI NHÁNH CÀ MAU3.1.GIỚI THỆU NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.1.1.Lịch Sử Phát Triển Và Hình Thành Của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
3.1.1.1.Quá trình hình thành.
Công Thương Việt Nam
Tên đầy đủ (Tiếng Anh): Vietnam Joint StockCommercial Bank for Industry and Trade
Tên giao dịch quốc tế: VietinBank.
Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Quận HoàngKiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04.39421029
Fax: 04.39421029
Website: http://www.vietinbank.vn
Hình 1: Trụ sở chính 108 Trần Hưng Đạo,
Quận Hoàng Kiếm, Hà Nội
Ngân hàng TMCP Công Thương VIệt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở Vụ tín dụng Côngnghiệp và Vụ tín dụng Thương nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Từ ngày3/7/2009, Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức chuyển đổi hoạt động theo môhình ngân hàng thương mại cổ phần với tên pháp lý là Ngân hàng Thương mại Cổ phầnCông thương Việt Nam (VietinBank)
Hiện VietinBank là một trong những ngân hàng thương mại chiếm thị phần lớn nhất
và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính, tín dụng của Việt Nam Trải qua trên 20
Trang 25năm xây dựng và trưởng thành, VietinBank đã không ngừng phát triển cả về quy môkinh doanh và mạng lưới hoạt động trên phạm vi cả nước.
Từ khi thành lập năm 1988 với trên 40 chi nhánh, đến 31/12/2010, VietinBank đã có
1 Sở giao dịch, 149 chi nhánh, trên 900 phòng giao dịch trên toàn quốc với quy mô huyđộng vốn đạt trên 340 ngàn tỉ đồng, cho vay nền kinh tế đạt trên 230 ngàn tỉ đồng, đónggóp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước
NH VietinBank là chủ sở hữu của các công ty hạch toán độc lập: Công ty Cho thuêTài chính, Công ty Cổ phần Chứng khoán,Công ty TNHH Bảo hiểm, Công ty TNHHMTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý,Công tyTNHH Quản lý quỹ, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là trung tâmCông nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
NH VietinBank hiện có quan hệ đại lý với hơn 850 ngân hàng trên khắp thế giới, làthành viên chính thức của Hiệp hội Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Hiệphội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàng Đông Nam Á, Hiệp hội thẻ VISA,MASTER và là thành viên của Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam
NH VietinBank là một ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO9001:2000 Là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thươngmại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh
Kể từ ngày thành lập đến nay, NH VietinBank luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụđược giao, thực hiện chủ trương đổi mới và phục vụ có hiệu quả đầu tư phát triển, gópphần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước VietinBank cùng cácNHTM Nhà nước luôn là công cụ sắc bén, là lực lượng chủ lực trong việc thực thi chínhsách tiền tệ quốc gia
Sứ mệnh: là tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa
năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao giá trị cuộcsống
Triết lý kinh doanh:
Trang 26 Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội.
Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank
Slogan: "Nâng cao giá trị cuộc sống."
Phương châm hoạt động: “Tin cậy, Hiệu quả, Hiện đại.”
3.1.1.2.Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng VietinBank
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chánh ngân hàng VietinBank)
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính
Văn phòng Đại diện
Đơn vị
sự nghiệp
Công ty Trực thuộc
Phòng
giao dịch
Quỹ tiết kiệm
Phòng KHDN
Phòng KHCN
Phòng KTTC
Phòng tổ chức cán bộ
Hội đồng quản trị
Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ Các Chi nhánh
Tổng giám đốc
Các Phó TGĐ
Trang 27(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chánh ngân hàng VietinBank)
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp
1, Chi nhánh cấp 2
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chánh ngân hàng VietinBank)
Các phòng Ban chuyên môn
Nghiệp vụ
Giám đốc
Các phòng khách hàng
Tổ kiểm tra nội bộ
Trưởng
phòng kết
toán
Phòng giao dịch
Phòng tổ chức hành chính Phó Giám đốc
Trang 283.1.1.3.Những lợi thế, cơ hội và thách thức
3.1.1.3.1.Lợi thế
- NH VietinBank là ngân hàng lớn thứ 2 Việt Nam xét về qui mô tổng tài sản, 56%tài sản bắt nguồn từ các nguồn tiền gửi với chi phí thấp của khách hàng Lớn nhất ViệtNam về qui mô tiền gửi trong khối các Ngân hàng thương mại cổ phần
- Danh mục sản phẩm và dịch vụ đa dạng cho phép NH VietinBank đáp ứng đượcđầy đủ các nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng Các sản phẩm dịch vụ đadạng và được cải tiến thường xuyên
- Là ngân hàng lớn thứ hai Việt Nam về mạng lưới, mạng lưới phân phối các sảnphẩm dịch vụ rộng khắp với các điểm giao dịch đặt tại các vị trí trung tâm và thuận lợi;duy trì trên 1.500 máy ATM và là thành viên của 3 mạng lưới thẻ cho phép khách hàng
dễ dàng tiếp cận với hệ thống máy ATM của NH VietinBank trên khắp Việt Nam
- Tập trung hiện đại hóa ngân hàng, sử dụng phần mềm trong quản lý ngân hàng
Hệ thống quản lý phù hợp với tiêu chuẩn quản lý ngân hàng hiện đại Mô hình vận hành
và quản lý hiện đại, an toàn và chuyên nghiệp
- Đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm với hơn 24 năm kinh nghiệm trung bình tronglĩnh vực ngân hàng Kinh nghiệm đa dạng và lâu năm của đội ngũ quản lý cho phépNgân hàng có được những quan điểm bao quát, rộng mở trong quá trình hoạch địnhchiến lược và ra quyết định hoạt động Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, cónăng lực và được đào tạo bài bản
- Hiểu biết sâu về khách hàng và có cơ sở khách hàng lớn, nguồn huy động lớn vàngày càng tăng, cơ sở khách hàng cho vay lớn
3.1.1.3.2.Thách thức
Cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần khác, Ngân hàng VietinBank khôngthể tránh khỏi những khó khăn, thách thức chung của ngành, đều chịu ảnh hưởng từnhững biến động của kinh tế thế giới và trong nước Lạm phát gia tăng, lãi suất, tỷ giádiễn biến hết sức phức tạp, theo chiều hướng bất lợi đã gây nhiều khó khăn đến hoạtđộng kinh doanh Ngoài ra, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các của các Ngân hàng
Trang 29thương mại khác, nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Ngân hàngthương mại cổ phần khác đã áp dụng nhiều biện pháp nới lỏng để lôi kéo khách hàngcũng gây không ít khó khăn cho Ngân hàng.
3.1.1.3.3Cơ hội
Trước tình hình biến động nền kinh tế hiện nay, NH VietinBank đã xây dựng chiếnlược phát triển, tích cực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: phân tích và phân khúckhách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, phân tích môi trường kinh doanh… Khi đã
“biết người, biết ta”, nắm được các mấu chốt tạo lợi thế cạnh tranh, tập trung khai thácnhiều kênh huy động vốn, mở rộng thị trường bán lẻ, phát triển khối khách hàng cá nhân;tăng trưởng dư nợ nhưng chú trọng vào chất lượng tín dụng và xử lý nợ tồn đọng; mởrộng đầu tư cho vay nhưng không hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện quy định;
Trang 303.1.2.GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH CÀ MAU
3.1.2.1.Quá trình hình thành.
Cùng với sụ phát triển của tỉnh Minh Hải và cùng
nhánh Minh Hải được
Hình 2: NHCT-Cà Mau
thành lập 1/10/1988 Sau gần 10 năm hoạt động dến năm 1996 do điều kiện chia táchtỉnh Minh Hải, Ngân hàng Công Thương ra theo quyết định số 15/NHCT tách Ngân hàngCông Thương Minh Hải thành hai chi nhánh Cà Mau và Bạc Liêu NH VietinBank Chinhánh Cà Mau là Một trong 76 chi nhánh Cấp 1 của Ngân hàng Công Thương Việt Nam(VietinBank), có trụ sở đặt tại số 94 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Thành phố Cà Mau Sauhơn 10 năm đổi mới, NH VietinBank Chi nhánh Cà Mau đã khẳng định được vị thế củamình, ngân hàng đã không ngừng phát triển Hoạt động có hiệu quả cao đồng thời đổimới về công nghệ về phát triển toàn diện về con người, cũng như các nghiệp vụ tại Ngânhàng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh nhà
3.1.1.4.Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
2 Phòng Khách hàng
5 Phòng Giao dịch
Tổng hợp, tiếp thị
Trang 31(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chánh ngân hàng VietinBank)
3.1.1.3.4.Chức năng của các phòng ban.
- Ban Giám đốc gồm: gồm có 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc
Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh Hướng dẫngiám sát việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cấp trên đã giao
Phó Giám đốc: Hỗ trợ Giám đốc, trong các mặt nghiệp vụ, giúp Giám đốc chỉđạo điều hành một số mặt công tác, do Giám đốc phân công
-Phòng Tổ chức – Hành chính: Săp xếp bố trí, đội ngũ cán bộ phù hợp với mỗigiai đoạn, xác định rõ chức năng nghiệp vụ, quyền hạn quản trị điều hành từng cấp, từng
bộ phận cán bộ
-Phòng Kiểm soát:Thực hiện các chương trình kiểm tra, kiểm soát của NHVietinBank: chứng từ, hợp đồng tín dụng để đảm bảo an toàn cho NH, kiểm tra giám sátviệc chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước về hoạt động của NH, về côngtác tài chính, tín dụng
-Phòng tổng hợp: Phân tích và cảnh báo những rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn có thểảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NH
-Phòng kế toán tài chính: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quy trình thanhtoán như thu, chi, mở tài khoản cho khách hàng, theo dõi thông báo số dư của kháchhàng trên tài khoản, tổng hợp số phát sinh trên bảng cân đối kế toán…
-Phòng Tiền tệ - Ngân quỹ: Chịu trách nhiệm về lượng tiền mặt, ngân phiếu thanhtoán có trong kho hằng ngày và thu chi tiền mặt theo yêu cầu khách hàng
-Phòng Kinh doanh ( KH): Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn Trực tiếpkiểm tra quy trình sử dụng vốn của người vay, kiểm tra tài sản thế chấp, bảo đảm nợ, mở
Phòng Kiểm soát Phòng Tổ chức hành chính
Trang 32-PGD Thành phố Cà Mau, PGD Phường 2, PGD Phường 8, PGD Tắc Vân, PGDSông Đốc: Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, thanh toán…
3.1.1.3.4.Các nghiệp vụ chính của NHCT – Chi nhánh Cà Mau – PGD
Thành phố.
- Nhận tiền gửi:
+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn VNĐ và ngoại tệ
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn VNĐ và ngoại tệ; tiết kiệm dựthưởng; tiết kiệm ngân quỹ,…
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi
- Cho vay và bảo lãnh
+ Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
+ Cho vay tiêu dùng, cho vay du học
+ Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất …
+ Bảo lãnh trong nước và quốc tế: Bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồn,bảo lãnh thanh toán…
-Tài trợ thương mại
+ Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận,thanh toán thu tín dụng xuất khẩu
+ Nhờ thu xuất nhập khẩu (Collection); nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P);nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)
+ Bao thanh toán, biên lai tín thác
-Dịch vụ thanh toán
+ Chuyển tiền trong nước và quốc tế
+ Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc
+ Quản lý vốn tập trung
+ Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM
Trang 33+ Dịch vụ kiều hối.
-Dịch vụ ngân quỹ
+ Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap, Option)
+ Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,thương phiếu…)
+ Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ…
+ Khai thác bảo hiểm nhân thọ phi nhân thọ
+ Tư vấn đầu tư và tài chính
+ Cho thuê két sắt, gửi giữ tài sản
+ Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý
+ Cho thuê tài chính thông qua Công ty Cho thuê tài chính
+ Môi giói, lưu ký, tư vấn, đại lý thanh toán, phát hành… chứng khoánthông qua Công ty TNHH Chứng khoán
+ Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ thông qua Công tyQuản lý nợ và khai thác tài sản
Mặc dù NH có nhiều nghiệp vụ nhưng chủ yếu vẫn là các nghiệp vụ cho vay làchính NH có các sản phẩm cho vay rất tiện lợi đối với khách hàng như: cho vay sản xuấtkinh doanh, cho vay mua nhà, cho vay du học,cho vay cán bộ công nhân viên, cho vaytiêu dùng với lãi suất phù hợp với khách hàng Nhìn chung các sản phẩm cho vay này
NH đều nhắm theo đối tượng khách hàng mà cho ra sản phẩm phù hợp,chẳng hạn nhưđối với cán bộ công nhân viên NH VietinBank cho vay tín chấp không cần phải có tàisản đảm bảo với kỳ hạn hoàn trả từ 5 năm đến 7 năm, cho vay du học có thể cho vay tối
đa 70% chi phí du học và 100% nhu cầu chứng minh tài chính, còn cho vay sản xuấtkinh doanh NH có thủ tục cho vay nhanh chóng và thuận tiện nhất Các sản phẩm cho
Trang 34trường, Khách hàng chủ động, thuận tiện trong việc lựa chọn sử dụng nhiều sản phẩmhoặc trọn bộ các sản phẩm trong gói sản phẩm như thế khách hàng sẽ chon được sảnphẩm mà mình cần.