1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (radio frequency identification ) trong bưu chính

103 465 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (radio frequency identification ) trong bưu chính

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID (RADIO FREQUENCY IDENTIFICATION ) TRONG BƯU CHÍNH Hà nội, tháng 11 năm 2012 MỤC LỤC Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 2 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. BẢNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT............................................................................................5 DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................................6 DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................................7 MỞ ĐẦU....................................................................................................................................8 I. Tổng quan về công nghệ nhận dạng RFID........................................................................10 1.1 Các thành phần chính của hệ thống RFID....................................................................10 1.1.1. Thẻ.................................................................................................................................11 1.1.2. Đầu đọc..........................................................................................................................14 1.1.3 Các phần mềm trung gian...............................................................................................16 1.2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống...............................................................................21 1.3. Một số chuẩn về RFID....................................................................................................22 1.4. Ưu và nhược điểm của hệ thống RFID.........................................................................25 1.4.1. Ưu điểm..........................................................................................................................26 1.4.2. Nhược điểm....................................................................................................................27 II. CÁC ỨNG DỤNG CỦA RFID ĐỐI VỚI NGÀNH BƯU CHÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA..............................................................................................................................28 2.1 Một số giải pháp RFID cho dịch vụ bưu chính và vận chuyển....................................28 2.2 Ứng dụng đối với thùng thư............................................................................................29 2.3 Ứng dụng cho từng mức bưu gửi....................................................................................30 2.4 Một số ứng dụng khác.....................................................................................................32 2.5 Đề xuất hướng ứng dụng RFID trong một số hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh dịch vụ Bưu chính Việt nam.......................................................................................34 III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG RFID CHO VIỆC QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU PHẨM, BƯU KIỆN..............................................36 3.1 Hệ thống lưu vết, tìm dấu bưu phẩm, bưu kiện............................................................36 3.1.1 Mô tả chức năng cơ bản của hệ thống.............................................................................36 3.1.2 Tổ chức hệ thống.............................................................................................................37 3.1.3 Các thành phần của hệ thống..........................................................................................38 3.1.4 Ưu điểm của hệ thống.....................................................................................................39 3.1.5 Tính khả thi của hệ thống................................................................................................40 3.2 Hệ thống thư kiểm tra (Hệ thống Test Mail).................................................................41 3.2.1 Mô tả chức năng cơ bản của hệ thống.............................................................................41 3.2.2 Ưu điểm và tính khả thi của hệ thống.............................................................................42 3.3 Hệ thống kiểm soát thùng thư.........................................................................................43 3.3.1 Mô tả chức năng cơ bản của hệ thống.............................................................................43 3.3.2 Ưu điểm và tính khả thi của hệ thống.............................................................................43 IV. THỰC TẾ CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU PHẨM-BƯU KIỆN TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA...................................................................44 4.1. Các công nghệ được sử dụng.........................................................................................46 4.2. Hiệu quả đạt được...........................................................................................................48 4.3. Xu hướng công nghệ ứng dụng trong việc giám sát chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện...................................................................................................................................48 4.4 Kết luận về phương án khả thi.......................................................................................51 V. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG ỨNG DỤNG RFID TRONG QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU PHẨM BƯU KIỆN..................................52 5.1 Phân tích, thiết kế hệ thống kỹ thuật.............................................................................52 5.1.1 Mô hình chung của hệ thống...........................................................................................52 5.1.2 Mô tả chức năng hệ thống...............................................................................................53 5.2 Kiến trúc chung của hệ thống Test Mail.......................................................................55 5.2.1 Hệ thống Test Mail II.....................................................................................................56 5.2.2 Hệ thống Test Mail I......................................................................................................57 Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 3 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. 5.2.3 Hệ thống quản lý tập trung (Hệ thống Test Mail CMS)................................................58 5.3 Các yêu cầu khi phát triển hệ thống RFID...................................................................59 5.3.1 Môi trường và yêu cầu của hệ thống...............................................................................60 5.3.2 Điều kiện về bảo mật......................................................................................................63 5.3.3 Đảm bảo tính liên thông tương thích với hệ thống Continuous Testing của liên minh bưu chính thế giới.....................................................................................................................68 5.3.4 Yêu cầu đảm bảo tuân theo quy định của nhà nước về tần số sử dụng công nghệ RFID ...................................................................................................................................................71 5.4 Cấu trúc thông tin và hình dáng, trọng lượng của thẻ RFID gắn trong thư test.....74 5.4.1 Cấu trúc thông tin và tổ chức bộ nhớ..............................................................................74 5.4.2 Thông tin lưu trên thẻ.....................................................................................................79 5.4.3 Thiết kế hình dáng, trọng lượng của thiết bị gắn trong BPBK, thư Test........................80 VI. ĐỀ XUẤT PHẠM VI, QUY MÔ VÀ NỘI DUNG ĐẦU TƯ........................................83 6.1 Phạm vi, quy mô ứng dụng.............................................................................................83 6.1.1 Phạm vi...........................................................................................................................83 6.1.2 Quy mô ứng dụng............................................................................................................84 6.2 Nội dung đầu tư................................................................................................................85 6.2.1 Đề xuất nội dung cần đầu tư...........................................................................................85 6.2.2. Ưu điểm đạt được với những phần cứng và phần mềm đề xuất....................................88 VII ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ĐÀO TẠO, TRIỂN KHAI VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ...................................................................................................................................................89 7.1 Đào tạo..............................................................................................................................89 7.1.1 Đối tượng sử dụng hệ thống RFID..................................................................................89 7.1.2 Nội dung và quy mô trong việc đào tạo..........................................................................89 7.2 Triển khai.........................................................................................................................92 7.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị tham gia hệ thống...............................................92 7.2.2. Quy trình thực hiện quản lý và đánh giá chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện ứng dụng công nghệ RFID...............................................................................................................93 7.2.3 So sánh quy trình gửi thư kiểm tra khi chưa áp dụng RFID và khi đã áp dụng RFID....95 7.2.4 Kế hoạch triển khai qua các giai đoạn............................................................................97 7.3. Quy định vận hành và khai thác hệ thống.........................................................................99 KẾT LUẬN............................................................................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................103 Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 4 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. BẢNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Miêu tả BC-PHBC Bưu chính – phát hành báo chí BCVT Bưu chính Viễn thông BPBK Bưu phẩm bưu kiện CNTT Công nghệ thông tin CMS Center Management System CSDL Cơ sở dữ liệu HF High Frequency IPC International Post Corporation ISO International Organization for Standardization LDCS Local Data Collection System LF Low frequency RFID Radio Frequency Identification UHF Ultra high frequency UPU Universal Postal Union VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 5 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Các thành phần của hệ thống RFID.....................................................................11 Hình 1.2: Hai thẻ RFID..........................................................................................................13 Hình 1.3: Các thành phần của đầu đọc RFID.....................................................................15 Hình 1.4: Các thành phần của phần mềm trung gian RFID...............................................16 Hình 1.5: Đặt ứng dụng trực tiếp với đầu đọc RFID...........................................................17 Hình 1.6: Sử dụng phần mềm trung gian RFID.................................................................17 Hình 1.7: Các bộ lọc sự kiện...................................................................................................20 Hình 1.8: Trao đổi thông tin giữ thẻ và đầu đọc..................................................................22 Hình 2.1: Quy trình phát triển hệ thống RFID của DHL..................................................31 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống...........................................................................................38 Hình 5.1: Mô hình chung của hệ thống Test Mail................................................................52 Hình 5.2: Sơ đồ chức năng của hệ thống Test Mail.............................................................54 Hình 5.3: Kiến trúc chung của hệ thống TestMail...............................................................55 Hình 5.4: Mô hình dữ liệu tại bưu cục..................................................................................57 Hình 5.5: Mô hình dữ liệu tại VPS I, II, III..........................................................................58 Hình 5.6: Mô hình dữ liệu tại Ban Post * Net.......................................................................59 Hình 5.7: Các miền bảo mật của hệ thống RFID.................................................................66 Hình 5.8: Quy trình hoạt động của hệ thống RFID track and trace của IPC...................70 Hình 5.9:Kiến trúc bộ nhớ theo chuẩn ISO/IEC..................................................................75 Hình 5.10: Sơ đồ tổ chức bộ nhớ của thẻ RFID 1024 bit.....................................................76 Hình 5.12: Phương thức giao tiếp giữa thẻ Mifare và đầu đọc...........................................78 Hình 5.13: Thẻ hình tròn- dạng đồng xu..............................................................................80 Hình 5.14: Thẻ RFID gắn với hàng hóa trong siêu thị........................................................81 Hình 5.15: RFID dạng nhãn..................................................................................................81 Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 6 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng kê trung bình ( đồ điện)...............................................................................19 Bảng 1.2. Tổng dữ liệu theo dõi của hệ thống RFID............................................................19 Bảng 1.3. Một số chuẩn RFID................................................................................................24 Bảng 1.4: So sánh các công nghệ nhận dạng theo các tham số hệ thống...........................26 Bảng 5.1. Tính chất chung của thẻ RFID..............................................................................62 Bảng 5.2. Đặc điểm hệ thống RFID của IPC........................................................................69 Bảng 7.1: Nội dung đào tạo....................................................................................................91 Bảng 7.2: So sánh quy trình trước và sau khi ứng dụng RFID .........................................96 Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 7 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. MỞ ĐẦU RFID là công nghệ nhận dạng không tiếp xúc, sử dụng tần số radio. Đặc điểm của thẻ RFID (IC Tags) là có thể thu tín hiệu ở khoảng cách xa và người kiểm soát nhận ra số lượng lớn các thẻ một lần. Nó có tính bền vững cao, chịu được môi trường khắc nghiệt, không phát quang, không nhìn thấy, đồng thời có thể đọc và ghi được. Hiện nay RFID đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, Đề tài này đề giới thiệu đặc điểm công nghệ này, xu hướng phát triển và đặc biệt là khả năng ứng dụng trong lĩnh vực bưu chính. Khái niệm RFID đã được nhắc đến rất nhiều trong một số năm gần đây và RFID đang là mục tiêu hướng tới của rất nhiều nhà sản xuất. Tại Việt Nam việc sử dụng công nghệ RFID đã và đang áp dụng thử nghiệm vào việc quản lý thời gian, hành trình của các tuyến xe buýt; trên thế giới đặc biệt là tại các nước có nền công nghệ phát triển thì việc sử dụng RFID trong cuộc sống dường như đã trở thành một điều tất yếu. Đề tài này giới thiệu các đặc điểm, xu hướng phát triển của công nghệ RFID trên thế giới và tại Việt Nam. Đặc biệt đề xuất một số mô hình triển khai công nghệ RFID vào lĩnh vực Bưu chính của Việt Nam. Hiện nay, công tác giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Việc đảm bảo chất lượng của các dịch vụ bưu chính hiện đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáng kể. Khi khách hàng yêu cầu thông tin về bưu phẩm bưu kiện mà mình đã gửi đang ở đâu vẫn chưa đáp ứng được hoặc trong trường hợp bị mất mát hay chậm trễ, rất khó để có thể nhận biết bưu phẩm, bưu kiện đang ở nơi nào và có thể kiểm tra từ vị trí nào. Điều này đã gây ra không ít khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ của ngành Bưu chính và việc mất mát các gói hàng, dù ở tỷ lệ thấp, vẫn là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nói chung và Công nghệ thông tin nói riêng, nhiều nước trên thế giới hiện nay đã áp dụng công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến RFID để quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện cũng như mở ra một số dịch vụ gia tăng mới cho khách hàng. Trước tình hình đó, bước đầu nhằm quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu phẩm bưu kiện, tiến tới đưa ra một số dịch vụ gia tăng cho khách hàng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của các dịch vụ Bưu chính truyền thống so với các hình thức gửi thư, thiếp qua mạng Internet (e-mail, e-card), đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính”, đề xuất phương án ứng dụng công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến RFID trong việc quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện do phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính – Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện đề xuất. Mục tiêu đặt ra đối với đề tài là: - Nghiên cứu công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến RFID - Đề xuất phương án xây dựng phần mềm ứng dụng RFID trong việc quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 8 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Sau một thời gian thực hiện đề tài, Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính báo cáo những công việc đã thực hiện được đồng thời xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực này để từ đó có thể chỉnh sửa, và hoàn thiện nội dùn nghiên cứu - Công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến RFID (Radio Frequency Identification) - Các ứng dụng của RFID đối với ngành bưu chính tại một số quốc gia - Đề xuất phương án ứng dụng RFID cho việc quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện Nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Vụ khoa học và công nghệ, Vụ Bưu chính - Bộ thông tin và truyền thông, đồng cám ơn chuyên viên Ban BC-PHBC, Ban Post*Net cũng như những góp ý của đồng nghiệp. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 9 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. I. Tổng quan về công nghệ nhận dạng RFID 1.1 Các thành phần chính của hệ thống RFID Các thành phần chính của hệ thống RFID bao gồm (hình 3.1): - Thẻ: Tại góc trái dưới của hình minh họa, có một bộ các thẻ RFID dùng để ký hiệu cho các hàng hóa đã được gắn thẻ. - Đầu đọc: Gian hàng này cũng có các đầu đọc được đặt trên các giá và lối ra. Những đầu đọc này có thể đọc thẻ với tốc độ hàng trăm thẻ thậm trí là hàng nghìn thẻ trong vòng một phút. Các đầu đọc phải được cấu hình, quản lý và phải biết kết hợp với nhau trong trường hợp có một đầu đọc gặp lỗi. - Phần mềm trung gian:Hình chữ nhật ghi “RFID midleware” (phần mềm trung gian RFID) đại diện cho một hay nhiều module phần mềm điều khiển những nhiệm vụ này. - Ứng dụng biên: Hình chữ nhật ghi “Edge Applications” (ứng dụng biên) ký hiệu bất kỳ ứng dụng nào có thể di chuyển trong gian hàng, lấy ví dụ là các thành phần của hệ thống POS (Pharmcacy’s point of sales). - Các dịch vụ thông tin RFID: (RFID Informaiton Services) là cơ chế lưu các sự kiện RFID và những dữ liệu liên quan ở vùng biên. Hình minh họa cho thấy có một thành phần tương tự là “RFID Information Services” ở trong “Enterprise’s data center”. - Các trung tâm dữ liệu: (Data Center) gồm có trung tâm dữ liệu của bản thân doanh nghiệp (Enterprise’s Data Center) và trung tâm dữ liệu của các đối tác kinh doanh (Bussiness Partner’s data center). Sở dĩ có điều này là bởi thông tin RFID được lưu tại rất nhiều điểm trong hạ tầng kỹ thuật: tại các điểm biên, tại trung tâm dữ liệu và với các đối tác kinh doanh.Hai thành phần khác trong trung tâm dữ liệu là “Enterprise service bus” và “Enterprise applications”. Trong đó, “Enterprise service bus” là bất kỳ cơ chế nào mà công ty bạn đã chọn để tích hợp ứng dụng. “Enterprise Application” là bất kỳ ứng dụng nào trong hoạt động kinh doanh của bạn chịu ảnh hưởng của dữ liệu RFID. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 10 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Hình 1.1: Các thành phần của hệ thống RFID Chúng ta sẽ lần lượt xem xét chi tiết các thành phần này: 1.1.1. Thẻ Thuật ngữ “RFID” dùng để mô tả các hệ thống trong đó sử dụng một loại thiết bị được gọi là đầu đọc (reader) có khả năng nhận ra các thiết bị điện (thẻ) sử dụng một trong số các cơ chế truyền không dây. Các cơ chế này có thể họat động nhờ các sóng ngắn (vi sóng) nhưng không phải là tia hồng ngoại hay hệ thống ánh sáng thấy. Vì đầu đọc có khả năng nhận ra từng thẻ độc lập nên hệ thống có thể yêu cầu các đối tượng được nhận dạng phải gắn thẻ. Các thẻ có thể được gắn vào một nút nhựa nhỏ, một ống thủy tinh, một nhãn giấy hay thậm chí vào các hộp kim loại,…Chúng có thể được dán vào các gói nhỏ, có thể để vào trong người hoặc động vật. Đặc điểm Sau đây là những những đặc điểm quan trọng của thẻ RFID: - Đóng gói Như đã nhắc đến ở phần trên, các thẻ có thể được đặt trong các nút PVC, trong các ống thủy tinh nhỏ, trên các nhãn giấy hoặc trên các tấm thẻ bằng nhựa. Các thẻ này Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 11 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. cũng có thể được gắn vào đồ trang sức, treo vào cùng với chùm chìa khóa hay gắn trực tiếp vào thân chìa khóa. Chuẩn DIN/ISO69873 đã xác định tiêu chuẩn cho các thẻ được gắn vào các khe trên các máy hoặc các công cụ. Một số thể gắn vào dây chuyền lắp ráp tự động được thiết kế và đóng gói sao cho nó vẫn có thể hoạt động được khi phải chịu sức nóng của các máy khoan. Nói một cách ngắn gọn, có thể có nhiều cách đóng gói thẻ khác nhau. Hình 3-13 minh họa hai thẻ: thẻ thanh toán nhanh trong lồng chía khóa để lộ ra cả antenna và chip, và đầu chiếc chìa khóa cũng chứa một con chip. Về khả năng đóng gói, công nghệ RFID hoàn toàn phù hợp để có thể gắn vào các bưu phẩm, bưu kiện dưới hình thức nhãn bằng giấy, có keo dán sẵn. Loại thẻ RFID này không cồng kềnh, có thể gắn cả vào thư, thiếp,…không ảnh hưởng tới trọng lượng, tình trạng của bưu gửi - Kết nối Việc kết nối liên quan tới cách thức đầu đọc và thẻ “giao tiếp với nhau”. Mỗi một cách kết nối khác nhau đều có những ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp kết nối có ảnh hưởng trực tiếp tới phạm vi giao tiếp giữa thẻ và đầu đọc, tới giá thành của thẻ và tới điều kiện gây nhiễu. - Nguồn Nhiều thẻ RFID sử dụng một số hệ thống passive (thụ động), trong đó năng lượng của điện từ trường hoặc của xung tần số do đầu đọc phát ra sẽ cung cấp nguồn hoạt động cho thẻ. Còn trong những thẻ active thì lại có một pin nguồn, microchip hoặc các cảm biến bổ sung. Tuy nhiên, các thẻ active vẫn giao tiếp với đầu đọc sử dụng nguồn năng lượng nhận được từ đầu đọc. Loại thẻ thứ ba được gọi là “thẻ two-way”, loại thẻ này tự cung cấp nguồn để giao tiếp với đầu đọc và thậm chí nó còn có khả năng giao tiếp trực tiếp với các thẻ khác mà không thông qua đầu đọc. Có thể chọn một trong ba loại thẻ nói trên để ứng dụng RFID cho việc quản lý các bưu gửi. Mỗi một loại thẻ đều có ưu nhược điểm riêng, điều này sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần sau. - Khả năng lưu trữ thông tin Lượng thông tin lưu trữ được trong các thẻ thường biến đổi. Những thẻ chỉ đọc được thiết lập để lưu trữ những giá trị cụ thể ngay trong quá trình sản xuất. Người sử dụng có thể ghi một lần các giá trị vào thẻ ghi một lần, trong khi đó giá trị được lưu trong thẻ ghi nhiều lần có thể được thay đổi nhiều lần. Nhiều thẻ cũng có khả năng tự thu nhận thêm thông tin mới như các thông số về nhiệt độ, áp suất. Khả năng lưu trữ của các thẻ nằm trong khoảng từ 1-bit (loại thẻ 1-bit) cho thới hàng nghìn byte (các loại thẻ được sử dung trong dây chuyền tự động). Với khả năng lưu trữ lượng thông tin lớn, có thể ghi thêm thông tin bổ sung khi cần thiết, RFID rất phù hợp với việc quản lý, lưu vết các bưu gửi. Có thể đưa ra một ứng dụng cụ thể là mỗi bưu gửi khi đi qua một bưu cục nào đó có thể được cập nhật thông tin về thời gian, mã bưu cục vừa qua, tình trạng bưu gửi (nguyên vẹn, hỏng hóc, rách, …) một cách tự động. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 12 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Hình 1.2: Hai thẻ RFID. - Tuân theo các chuẩn Có nhiều loại hệ thống RFID, mỗi loại đều tuân theo các chuẩn quốc gia hoặc quốc tế riêng. Một số chuẩn như hệ thống phân lớp do EPCglobal sử dụng lại xác định chính xác tần số, loại kết nối, khả năng lưu trữ thông tin và nhiều đặc điểm khác. Phân loại Có 2 loại thẻ (tag) đang được sử dụng rộng rãi hiện nay: - - Passive tag (tag bị động): đây là loại tag được sử dụng rộng rãi hiện nay, giá thành rẻ. + Phương thức hoạt động: Bộ phận đọc tag sẽ truyền sóng radio đến passive tag và kích hoạt tag. Sau đó tag sẽ tự động truyền thông tin được mã hóa của nó đến bộ phận đọc. + Hạn chế: tầm hoạt động hạn chế, thường chỉ xấp xỉ 3-2m. + Ưu điểm: passive tag không đòi hỏi phải có pin để hoạt động, có vòng đời sử dụng rất lâu, kích thước nhỏ và rẻ, có thể tái sử dụng Active tag: là loại tag có gắn pin (một loại gắn pin cố định, một loại có thể thay thế) + Phương thức hoạt động: active tag sẽ tự động phát ra tín hiệu trong một bán kính khoảng 100m đến các bộ phận đọc và truyền thông tin được mã hóa. + Hạn chế: tag không thể hoạt động nếu không có pin, đắt và có kích thước tương đối lớn + Ưu điểm: tầm phủ sóng lớn (hơn 100m), có thể sử dụng các nguồn điện để hoạt động. Trong tương lai gần, các active tag có thể sẽ mang nhưng chức năng sau: o Khả năng tư kiểm soát và theo dõi sản phẩm nó gắn vào. o Có dung lượng thông tin lớn nhất. o Có thể được gắn với bộ phận tìm kiếm mạng lưới tự động, cho phép nó lựa chọn kênh truyền thông tốt nhất. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 13 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Ngoài ra còn có loại thẻ bán thụ động là sự kết hợp giữa thẻ thụ động và chủ động. Thẻ bán thụ động có sử dụng nguồn pin, khoảng cách đọc thẻ ngắn hơn thẻ chủ động nhưng xa hơn so với thẻ thụ động. Lựa chọn thẻ phụ thuộc vào yêu cầu sau: - Dải đọc yêu cầu Các thẻ active thường cho có dải đọc rộng hơn thẻ passive. Đối với các ứng dụng bán hàng, người ta thường sử dụng thẻ passive vì dải đọc của những thẻ nãy cũng đủ đáp ứng yêu cầu. - Chất liệu và đóng gói Mỗi một chất liệu khác nhau sẽ tạo ra các thẻ RFID có đặc điểm khác nhau. Ví dụ, chất lỏng có thể ngăn cả luồng sóng radio. Các hộp chứa bằng kim loại cũng tạo ra nhiễu tới đầu đọc. - Hệ số kích thước Thẻ RFID có các kích thước khác nhau. Hệ số kích thước cho các loại thẻ RFID dùng cho các mỗi loại sản phẩm sẽ phụ thuộc vào cách đóng gói sản phẩm đó. - Chấp nhận các chuẩn Việc tính toán xem liệu có phải hầu hết các đầu đọc hiện có sẽ hiểu được các thẻ RF bạn đã chọn hay không cũng là một điều quan trọng. EPCglobal và International Standards Organization (ISO) đã cung cấp các chuẩn cho giao tiếp giữa thẻ RFID và đầu đọc - Chi phí Chi phí của một thẻ RFID giữ vai trò quan trọng trong việc có chọn loại thẻ đó hay không bới vì hầu hết các ứng dụng đều sử dụng rất nhiều thẻ RFID. Vì vậy, cần phải chọn loại thẻ RFID đáp ứng vừa đủ nhu cầu và có chi phí chấp nhận được 1.1.2. Đầu đọc Đầu đọc RFID dùng để nhận ra sự có mặt (trong phạm vi nhất định) của các thẻ RFID. Đầu đọc RFID sẽ truyền năng lượng RF (Radio Frequency) qua một hay nhiều antenna. Lúc này, antenne của một thẻ (nằm trong vùng hoạt động của đầu đọc kể trên) sẽ bắt được năng lượng này và sau đó, qua hiện tượng cảm ứng, thẻ này sẽ chuyển chúng thành năng lượng điện. Năng lượng điện này đủ để cấp nguồn cho chip bán dẫn gắn trên antenna của thẻ. Sau đó, thẻ sẽ gửi những tín hiệu nhận dạng về đầu đọc (bằng cách tăng và giảm điện trở của antenna) dưới dạng mã Morse. Đây chỉ là một trường hợp riêng, những loại thẻ khác nhau có thể hoạt động theo những cách tương khác nhau (không đáng kể), nhưng đây là sự tương tác đặc trưng giữa đầu đọc và thẻ. Thẻ RFID có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Có thể coi các đầu đọc như điểm kết nối các thẻ với mạng. Hình 3-14 minh họa các thành phần của một đầu đọc, đồng thời cũng cho thấy làm cách nào một đầu đọc có thể hoạt động ăn khớp với các thẻ và với thế giới bên ngoài Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 14 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Hình 1.3: Các thành phần của đầu đọc RFID. Các hệ thống con của đầu đọc Đầu đọc là một hệ thống gồm có bốn hệ thống con sau đây: - API của đầu đọc API của đầu đọc là giao diện chương trình ứng dụng cho phép chương trình có thể bắt được các sự kiện đọc thẻ RFID. Nó cũng cung cấp khả năng cấu hình, điều khiển và khả năng quản lý đầu đọc. - Giao tiếp Các đầu đọc là những thiết bị biên và cũng giống như những thiết bị RFID khác, chúng được nối với toàn bộ biên của mạng. Các thành phần giao tiếp sẽ điều khiển các chức năng mạng. - Quản lý sự kiện Khi đầu đọc “nhìn thấy” một thẻ, chúng ta gọi đó là sự kiện theo dõi. Sự kiện theo dõi được nhắc đến ở đây khác với sự theo dõi thông thường, nên nó được gọi là một sự kiện. Quá trình phân tích sự kiện theo dõi được gọi là lọc sự kiện. Việc quản lý sự kiện sẽ xác định xem loại theo dõi nào được coi như các sự kiện và cũng định rõ những sự kiện nào đủ cần thiết để đưa vào trong báo cáo hoặc được gửi lập tức tới những ứng dụng bên ngoài nằm trong mạng. - Hệ thống antenna Hệ thống antenna bao gồm một hoặc nhiều antenna, các logic và kết nối hỗ trợ cho phép đầu đọc có thể có thể tham vấn các thẻ RFID. Lựa chọn đầu đọc Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 15 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Việc lựa chọn đầu đọc phụ thuộc hoàn toàn vào loại thẻ đã chọn. Nhiều đầu đọc chỉ có thể tương thích với đích xác một số loại thẻ nhất định và không tương thích với các loại khác. Các đầu đọc cũng phải tương thích với các quy tắc cục bộ liên quan tới tần số, mức năng lượng và tần suất (tần suất truyền thực sự của đầu đọc). Khi lựa chọn một loại đầu đọc, cũng cần chú ý tới môi trường vật lý mà đầu đọc sẽ hoạt động trong đó. Đầu đọc phải đủ nhỏ để gắn vào các thiết bị và phải đủ nhạy để chống lại khi bị bám bụi, gặp sốc hay chịu được độ ẩm hoặc nhiệt độ cao (hoặc thấp). Cuối cùng, quan tâm tới việc lựa chọn một đầu đọc sao cho nó có thể kết hợp được tốt với hệ thống và các công cụ quản lý IT của bạn. 1.1.3 Các phần mềm trung gian Chọn đúng loại thẻ, đầu đọc và xác định vị trí đặt antenna mới chỉ là bước đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống RFID, vì việc nhận dạng các đối tượng chỉ là bước đầu trong cả quy trình quản lý chúng. Khả năng đọc hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu thẻ khi chúng di chuyển qua dây chuyền sản xuất và sự cần thiết phải gắn những thông tin có nghĩa vào mã thẻ sẽ tạo ra lượng dữ liệu lớn có quan hệ với nhau khá phức tạp. Một trong những lợi ích của việc sử dụng phần mềm trung gian RFID là nó sẽ chuẩn hóa các phương án giải quyết khi xảy ra hiện tượng “lụt” thông tin do các thẻ này tạo ra. Bên cạch việc lọc sự kiện, cũng cần phải có một cơ chế để gói gọn ứng dụng để bảo vệ, làm cho các chi tiết về cơ sở hạ tầng vật lý không bị lộ ra ngoài (các chi tiết đó có thể là: đầu đọc, các cảm biến và cấu hình của chúng). Hình 3.4 cho thấy các thành phần chính của phần mềm RFID trung gian Hình 1.4: Các thành phần của phần mềm trung gian RFID Mục đích của việc sử dụng phần mềm trung gian RFID Có ba lý do chính thúc đẩy việc đưa các phần mềm trung gian RFID vào sử dụng, đó là: - Cung cấp khả năng kết nối với đầu đọc (thông qua bộ điều hợp thiết bị đọc) - Xử lý các theo dõi thô của RFID (thông qua bộ quản lý sự kiện) Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 16 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. - Cung cấp kết nối mức ứng dụng (application-level interface) để quản lý các đầu đọc và lọc các sự kiện RFID. Hình 1.5: Đặt ứng dụng trực tiếp với đầu đọc RFID. Trong hình 3.6, phần mềm trung gian xử lý sự kiện được đưa vào giữa đầu đọc và ứng dụng. Phương pháp này thích hợp trong việc triển khai ở quy mô nhỏ sử dụng các khả năng do các sản phẩm tích hợp ứng dụng cung cấp. Hình 1.6: Sử dụng phần mềm trung gian RFID Các chính thành phần của phần mềm trung gian RFID: • Bộ điều hợp thiết bị đọc Hiện nay có khá nhiều loại đầu đọc RFID và mỗi một loại trong số đó đều có dạng kết nối riêng. Sẽ là không thực tế nếu yêu cầu những người phát triển các ứng dụng phải học các loại kết nối khác nhau của mỗi loại thẻ khác nhau. Các cách kết nối đầu đọc, cũng như truy cập dữ liệu và khả năng quản lý thiết bị, đều khác xa nhau, vì vậy bạn nên cố gắng sử dụng phần mềm trung gian mà có khả năng giúp bạn tránh khỏi việc phải học đặc tính của từng đầu đọc đơn lẻ. Chính vì vậy, lớp điều hợp thiết bị đọc đóng gói các kết nối đầu đọc riêng lẻ lại để tránh việc người phát triển ứng dụng phải tiếp xúc trực tiếp với các kết nối đầu đọc Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 17 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. • Bộ quản lý sự kiện Một dây chuyền ứng dụng công nghệ RFID có thể có hàng trăm thậm chí hàng nghìn đầu đọc thực hiện quét và đọc hàng trăm lần mỗi giây. Hầu hết những sự theo dõi có thể có ít ý nghĩa đối với hệ thống vì vậy bạn muốn đóng gói các kế nối đầu đọc lại để tránh cho ứng dụng của bạn bị tấn công khi gặp phải những dữ liệu thô. Do đó, cần phải triển khai những phần mềm trung gian RFID có mục đặc biệt trong vùng biên của cơ sở hạ tầng IT. Các đầu đọc có thể bắt được tín hiệu từ các thẻ trong vùng lân cận của nó với độ chính xác nhỏ hơn 100%. Giả sử có 100 đối tượng xuất hiện gần một đầu đọc đã được thiết lập để quét hàng trăm lần trong một phút. Sự may rủi là ở chỗ mỗi lần đầu đọc quét, nó có thể bắt được từ 80 đến 90 đối tượng trong số 100 đối tượng kể trên. Nhưng thực tế, đầu đọc lại chỉ “nhìn” thấy được 80% số lần đối tượng thứ 2 (lấy ví dụ) khi nó đi qua đầu đọc nhiều lần. Tuy nhiên, ví dụ này minh họa tại sao việc đọc của đầu đọc RFID được coi là “thô” và vẫn phải có những quy trình xử lý tiếp theo để thu được những sự kiện có ý nghĩa. Giả sử rằng, đầu đọc này được đặt trên một kệ thông minh. Liệu người sử dụng có muốn đặt những bộ theo dõi đọc không lọc vào quy trình ứng dụng của mình không? Đối với tất cả các ứng dụng, trừ những ứng dụng ít quan trọng, hầu như chắc chắn người sử dụng sẽ muốn những theo dõi này được xử lý kỹ hơn trước khi gửi chúng đi tiếp. Một ví dụ là bộ lọc “mịn” có thể lấy kết quả quét của nhiều đầu đọc và tổng hợp lại trong kết quả, cách làm này được coi là ít chính xác hơn so với các công nghệ RFID khác. Nếu bạn nghĩ rằng việc đặt sự quan sát của một đầu đọc trực tiếp vào ứng dụng của là một ý kiến tồi, hãy nghĩ rằng hoạt động của một hệ thống RFID đặc trưng luôn cần có sự kết hợp chặt chẽ nhiều đầu đọc RFID. Hãy tưởng tượng lượng dữ liệu do tất cả những đầu đọc này tạo ra và cần phải có bao nhiêu bộ lọc. Bộ phận quản lý sự kiện RFID sẽ kết hợp các dữ liệu RF thô đọc được từ nhiều nguồn dữ liệu (như từ các đầu đọc), củng cố lại và lọc dữ liệu dựa trên các bộ lọc sự kiện mức ứng dụng đã được cấu hình trước đó. Hầu hết các bộ phận quản lý sự kiện sau đó sẽ gửi tiếp dữ liệu đã lọc tới hệ thống phụ trợ (backend systems). Hãy quan sát kỹ hơn cách đưa vào sử dụng bộ quản lý sự kiện trong trường hợp đối với kệ (giá) thông minh. Hãy tưởng tượng đối với một ứng dụng nào đó, mỗi một đầu đọc sẽ quét xung quanh các kệ 10 lần một phút. Mỗi lượt quét sẽ trả về kết quả là một tập hợp các theo dõi, và mỗi theo dõi sẽ có dạng như sau: Reader Observation Timestamp, reader code, antenna code, RF tag id, Signal strength (Kết quả theo dõi của bộ dọc Nhãn thời gian, mã đầu đọc, mã anntenna, Id của thẻ RF, cường độ tín hiệu) Để có thể nhận biết được các giá trị của dữ liệu do các đầu đọc gắn trên các kệ sinh ra, hãy chú ý tới ví dụ dưới đây. Một đại lý đồ điện, muốn tiến hành sử dụng hệ thống kệ thông minh. Trong một kho, đồ được sắp như sau: 25 đồ điện trên một ngăn, có 4 ngăn trên một giá, như vậy, tính trung bình, một giá có 100 đồ điện. Cứ 10 kho hàng thì có 20 dãy, mỗi dãy có 20 giá (mỗi bên có 10 giá). Vì vậy, kho hàng có 400 giá đồ thì sẽ có khoảng 40.000 đồ điện. Bảng 2-1 tóm tắt những con số trên: Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 18 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Giả sử giá trị dữ liệu được sinh ra khi hệ thống RFID đọc các dữ liệu: - Mỗi lần quét cho ra một bảng theo dõi gồm thông tin trên tất cả các đồ điện (trên ngăn) đã được nhận ra - 25 đồ điện (1giá) x 4 giá x 10 lần quét 1 phút= 1.000 bản theo dõi trong một phút, đối với mỗi giá - 1.000 đồ điện được đọc trong 1 phút x 400 giá= 400.000 bản theo dõi trong một phút - Coi như phải theo dõi các kho 10 tiếng/ ngày: 10 tiếng x 2.400.000 đối tượng một giờ= 24.000.000 bản theo dõi một ngày đối với mỗi kho - 10 kho= 240.000.000 bản theo dõi. Đơn vị dùng để chứa Số lượng đồ điện/đơn vị ngăn chứa Ngăn 25 Giá (4 ngăn) 100 Kho (400 giá) 40.000 Toàn bộ 10 Kho 400.000 Bảng 1.1: Bảng kê trung bình ( đồ điện) Bảng sau tính toán tổng lượng dữ liệu: Vị trí xếp đồ Số lượng bản theo dõi 1 giá trong 1 phút 1.000 1 kho trong 1 phút 400.000 1 kho trong 1 ngày 24.000.000 Tất cả các kho trong 1 ngày 240.000.000 Bảng 1.2. Tổng dữ liệu theo dõi của hệ thống RFID Có thể nói đây là một con số rất lớn, tuy nhiên, vẫn chưa tính đến các bản theo dõi từ các cổng kiểm soát. Việc xử lý tất cả những bản theo dõi này đòi hỏi phải lên kế hoạch một cách có hệ thống. Nhưng trước khi bắt đầu thiết kế hệ thống (với những ô chức năng và các luồng xử lý), cần phải hiểu về đặc điểm và sự liên quan của các thông tin chứa trong các bảng theo dõi. Nếu chỉ đơn giản cho những bảng theo dõi này đi qua trung tâm dữ liệu của ứng dụng thì sẽ không thể áp đảo được những ứng dụng này nhưng cũng có thể làm cho hệ thống mạng và các phần tử hạ tầng kỹ thuật đạt tới giới hạn. Cũng như vậy, những ứng dụng ở tuyến tiếp theo cũng có khả năng tìm thấy những bảng theo dõi thô từ đầu đọc RF. Lấy ví dụ, hãy yêu cầu một khách hàng lấy một đĩa DVD từ giá này và chuyển sang Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 19 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. giá khác. Điều này có thể tạo ra hàng loạt các bảng theo dõi do các đầu đọc tương ứng với các giá đó truyền về. Tuy nhiên, nếu nhìn ví dụ này trong bối cảnh hệ thống quản lý đặt hàng, những thông tin này có thể không thực sự quan trọng vì không có sự thay đổi về hàng trong kho. Trên thực tế, thậm chí nếu khách hàng mua chiếc đĩa DVD này, hệ thống quản lý đặt hàng cũng sẽ không quan tâm tới sự kiện này nếu như như bảng kê của kho lưu trữ về DVD này chưa xuống dưới mức nhất định nào đó (được thiết lập từ trước qua một số quy tắc quản lý kinh doanh). Ví dụ này minh họa sự cần thiết của một cơ chế để tập hợp kết quả của các bảng theo dõi của các đầu đọc trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Ví dụ cũng minh họa cần phải có lọc, hợp nhất và truyền các bảng theo dõi thô. Điều đó giải thích tại sao hệ thống RFID cần phải có các phần mềm trung gian chạy tại các ứng dụng biên của trung tâm dữ liệu. Theo cách này, chỉ những bảng theo dõi thực sự quan trọng mới được gửi tới các ứng dụng. Phần mềm trung gian RFID sẽ lọc phần còn lại của dữ liệu. Như vậy, những loại dữ liệu nào sẽ được lọc? Vì các antenna đặt khá gần nhau (hai antenne mỗi giá) nên vùng quét của chúng sẽ chồng lên nhau. Do đó, những bảng theo dõi từ các đầu đọc phải được lọc để xóa đi những bảng trùng nhau. Cũng như vậy, vì độ chính xác của quá trình quét luôn nhỏ hơn 100% nên những bảng theo dõi này cần phải được tổng hợp lại sau các vòng đọc. Vì khách hàng sẽ đi dọc theo lối đi giữa các giá để đồ, họ có thể cầm sản phẩm hàng hóa trên tay hoặc để trên xe đẩy hàng của cửa hàng nên những đầu đọc gần đó cũng có thể bắt được sóng từ các sản phẩm hàng hóa này. Chúng ta nên lọc những bảng theo dõi để bỏ đi bất kỳ một bảng nào không chính xác trong hệ thống điều khiển thống kê. Hình 3.7 minh họa việc lọc và làm làm mịn hệ thống. Hình 1.7: Các bộ lọc sự kiện Mỗi thành phần trong hệ thống nói trên được giải thích kỹ hơn ở phần dưới đây: Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 20 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. - Nhận các bảng theo dõi ở dạng dữ liệu thô (EPC) Các đầu đọc bắt tín hiệu, lấy dữ liệu dạng thô (các bảng theo dõi). - Làm mịn các bảng theo dõi Hiện nay, độ chính xác của các đầu đọc khi bắt tín hiệu từ các thẻ RF thường nhỏ hơn 100% nếu quét 1 lần, vì vậy cần phải phân tích dữ liệu thô từ đầu đọc qua vài lần quét và lấy trung bình các giá trị của bảng theo dõi. Lấy ví dụ, nếu 70% số bảng theo dõi đều cho ta thấy hộp cáp RCA đang ở quầy thu tiền, thông tin này sẽ được chấp nhận. - Lọc những bảng theo dõi bị trùng lặp Việc các bảng theo dõi bị trùng lặp xảy ra khi nhiều hơn một antenna nhận dạng cùng một đối tượng, hiện tượng này có thể xử lý bằng các phương pháp lọc dựa trên cường độ tín hiệu liên quan. - Lọc những bảng theo dõi khi đối tượng đi qua lối đi giữa các giá Bảng theo dõi của những đối tượng di chuyển qua lối đi giữa các giá để đồ sẽ có cường độ tín hiệu nhỏ hơn và tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hơn. Vì vậy, các tín hiệu này có thể được lọc đi. - “Công bố” các bảng theo dõi Sau giai đoạn lọc cần thiết, dữ liệu của chúng ta đã sằn sàng để “giao tiếp” với tuyến tiếp theo. • Giao diện mức ứng dụng Giao diện mức ứng dụng là lớp cao nhất của phần mềm trung gian RFID. Mục đích chính của nó là cung cấp một cơ chế đã được chuẩn hóa cho phép các ứng dụng có thể nhận được các sự kiện RFID đã lọc từ nhiều đầu đọc. Thêm vào điều này, giao diện mức ứng dụng cũng cung cấp API chuẩn để cấu hình, điều khiển và quản lý phần mềm trung gian RFID, các đầu đọc, các cảm biến. Nhiều nhà cung cấp phần mềm RFID đưa ra những giao diện độc quyền được thiết kế cho những mục đích trên. Gần đây hơn nữa, EPCglobal đã đưa ra khái niệm sự kiện mức ứng dụng (Application Level Events, ALE) để chuẩn hóa việc quản lý sự kiện của chức năng RFID. Cuối cùng, cần lưu ý rằng phần mềm trung gian RFID có thể khai thác trên nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Những điều trình bày trên đây mới chỉ là sự phân tích thống kê mang tính logic của những gì gọi là phần mềm trung gian và những gì mà phần mềm trung gian làm được. Trong thực tế, có thể tìm ra rất nhiều nhà cung cấp phần mềm trung gian đưa ra các module cho phép bạn triển khai trên các loại đầu đọc riêng của những ứng dụng nhất định. 1.2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống Để hiểu được làm cách nào một thẻ RFID có thể truyền thông tin tới đầu đọc về sự có mặt của nó và các đặc điểm nhận dạng, hãy quan sát minh họa trong hình 3. Trong hình này, đầu đọc truyền tín hiệu Radio với tần số và khoảng thời gian (thường là khoảng vài trăm lần mỗi giây) thiết lập từ trước. Bất kỳ thẻ nào có tần số nằm trong khoảng đọc được của đầu đọc này sẽ bắt được sóng do đầu đọc phát ra vì mỗi một thẻ có gắn sẵn một antenna có khả năng nhận biết được các tín hiệu radio tại tần số nhất Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 21 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. định. Các thẻ này sử dụng năng lượng nhận được từ tín hiệu radio để phản hồi lại tín hiệu này và sau đó có thể sẽ điều chỉnh tín hiệu để gửi thông tin về đầu đọc. Hình 1.8: Trao đổi thông tin giữ thẻ và đầu đọc Những loại thẻ và đầu đọc khác nhau sẽ thích hợp với những ứng dụng cũng như môi trường khác nhau. Quyết định sẽ sử dụng loại thẻ và đầu đọc là công việc bao gồm xác định những gì thích hợp nhất so với nhu cầu. Tuy nhiên, chi phí cho hệ thống sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ quyết định chọn loại thẻ nào. Nguyên tắc chung về hoạt động của hệ thống RFID như sau: các vật phẩm, hàng hóa cần giám sát được gắn với các thẻ RFID (các thẻ này có thể ở dạng nhãn hoặc ở dạng thẻ cứng). Các thẻ này sẽ phát ra tín hiệu, anten của đầu đọc có nhiệm vụ kích thích và bắt tín hiệu để đầu đọc RFID đọc thông tin từ các thẻ khi chúng đi qua những đầu đọc này. Dữ liệu do thẻ đọc được là dữ liệu thô và sẽ được các thành phần trung gian, những thành phần lọc và quản lý sự kiện lọc thông tin và chuyển đến cơ sở dữ liệu máy tính. Qua các thành phần ứng dụng (phần mềm biên, các ứng dụng ERP…) thông tin trên thẻ được truyền tới người dùng và dưới dạng con người có thể hiểu được. Quá trình xử lý dữ liệu mà đầu đọc đọc được cho tới dạng con người có thể hiểu là rất phức tạp và yêu cầu có sự bảo mật, an toàn dữ liệu nhằm đảm bảo thông tin không bị rò rỉ, tránh những thiệt hại cho người dùng. Hiện nay các đầu đọc đã cung cấp các khả năng lọc dữ liệu, và vì các đầu đọc ngày càng trở nên “thông minh” hơn nên chúng sẽ có khả năng tự thực hiện được nhiều bước lọc. Tuy nhiên, phần mềm trung gian và phần mềm biên cung cấp các bộ lọc ở mức sâu hơn, các thư viện hàm lập trình, các đặc tả giao tiếp giữa thẻ và đầu đọc còn các thành phần ứng dụng đóng vai trò hiển thị dữ liệu cho người dùng cuối. 1.3. Một số chuẩn về RFID Quá trình ghi dữ liệu lên thẻ, giao tiếp và trao đổi dữ liệu giữa đầu đọc và thẻ RFID là một quá trình phức tạp. Để thực hiện được một hệ thống RFID hoàn chỉnh, phục vụ cho việc đọc và ghi dữ liệu lên thẻ cũng như lên cơ sở dữ liệu, đã có khá nhiều chuẩn và giao thức cũng như thư viện API thực hiện công việc này. Các chuẩn phục vụ cho hệ thống được phân chia làm hai chuẩn chính cho hai quá trình: quá trình đọc ghi dữ Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 22 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. liệu lên thẻ và quá trình giao tiếp giữa đầu đọc với thẻ. Ngoài ra còn có các chuẩn khác cho việc kiểm tra hiệu năng và tuân theo chuẩn quốc tế của thẻ và đầu đọc (ví dụ ISO 18047 và ISO 18046). ISO 11784 là chuẩn xác định cấu trúc dữ liệu trên thẻ, cách lưu trữ và sắp xếp thông tin. ISO 11785 xác định giao thức giao tiếp giữa đầu đọc và đầu ghi, tần số được sử dụng là 134.2kHz. Hai chuẩn này chủ yếu được sử dụng trong việc nhận dạng và theo dõi động vật. Các chuẩn dùng để nhận dạng các vật thể bao gồm ISO 18000 hay EPCGlobal. Tập đoàn EPCGlobal đã triển khai và áp dụng một chuẩn mới cho quá trình giao tiếp giữa đầu đọc và thẻ, tuy nhiên lại chỉ áp dụng cho dải tần số UHF (tức là dải tần số cao) bởi vì họ cho rằng giao thức UHF của ISO (ISO/IEC 18000-6) quá phức tạp sẽ làm cho chi phí của thẻ tăng lên không cần thiết. Chuẩn này được đặt tên là Gen2, được phổ biến trên toàn cầu. Đi kèm với chuẩn này là sự phát triển của đặc tả ALE, cung cấp các thư viện hàm, API tốt hơn cho việc giao tiếp với đầu đọc và thẻ. Ngoài ISO 18000-6 dành cho dải tần số UHF còn có ISO 18000-3 dành cho dải tần số HF. Bên cạnh chuẩn của ISO và EPC Global, Trung Quốc cũng đã đưa ra chuẩn của riêng mình, nhằm phục vụ cho việc ứng dụng RFID trên toàn Trung Quốc thống nhất theo một chuẩn riêng. Việc này được thực hiện vào cuối năm 2004, áp dụng cho công nghệ DVD và chuẩn này không phải miễn phí. Trung tâm Auto-ID phát triển hai đặc tả Class 1 và Class 0 cho thẻ EPC và thuộc quản lý của EPCGlobal vào tháng 12-2003. Đến tháng 6-2004 hai đặc tả này hoàn thiện chuẩn tiến trình của EPCGlobal và trở thành chuẩn EPC đầu tiên, và đến tháng 122004 thì chuẩn Gen2 ra đời thay thế cho Class 1 và Class 0. Gen2 được thiết kế để làm việc mang tính chất quốc tế, có thể được sử dụng ở bất cứ nơi nào trên thế giới, cải thiện khả năng của đầu đọc và ngăn chặn những tín hiệu nhiễu từ những đầu đọc khác khi có quá nhiều đầu đọc cùng hoạt động trong một phạm vi hẹp. Giá rẻ hơn và khả năng làm việc của thẻ tốt hơn đã khiến Gen2 được chấp nhận rộng rãi. Tuy vậy, dù chuẩn của EPC được thiết kế để hoạt động mang tính chất toàn cầu nhưng nó vẫn không phải là một chuẩn thuộc quản lý của ISO. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 23 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Bảng dưới thể hiện một số chuẩn trên thế giới cho RFID: Tên chuẩn Mô tả ISO 18000-1 Giao tiếp Air Interface (giao tiếp giữa đầu đọc và ghi) cho tần số được chấp nhận trên toàn cầu ISO 18000-2 Giao tiếp Air Interface cho tần số dưới 135kHz ISO 18000-3 Giao tiếp 13.56MHz ISO 18000-4 Giao tiếp Air Interface tần số 2.45GHz ISO 18000-5 Giao tiếp Air Interface tần số 5.8GHz Air Interface tần số ISO 18000-6 (dự định tên sẽ được thay Giao tiếp Air Interface tần số 860đổi) 930MHz ISO 18000-7 (chuẩn mới dự kiến) Giao tiếp Air 433.92MHz Interface tần số ISO 18185 Giao thức giao tiếp tần số Radio cho dấu điện tử ISO 23330 RFID đọc ghi ISO 11784 Xác định cấu trúc của mã nhận dạng ISO 11785 Xác định hệ thống nhận và phát tín hiệu hoạt động và lưu trữ thông tin truyền tới bộ nhận như thế nào (tính chất của việc truyền nhận thông tin giữa bộ phát và nhận) Bảng 1.3. Một số chuẩn RFID Ngoài ra, còn có một số chuẩn khác như chuẩn ANSI (tổ chức tiêu chuẩn Quốc Gia Hoa Kỳ), chuẩn cho hệ thống thời gian thực RTLS (ANSI INCITS T20) hay Trung Quốc sử dụng chuẩn của EPCGlobal cùng với một vài thay đổi để phù hợp với đặc điểm riêng của nước này, được biết đến với việc phát triển EPCGlobal China. Chính sự xuất hiện của khá nhiều chuẩn cho các quốc gia và khu vực riêng biệt đã là một trong những nguyên nhân khiến RFID chậm tiến trình phát triển và triển khai trên toàn cầu. Thêm vào đó, hiện nay khá nhiều công ty cung cấp các phần mềm, các đặc tả hỗ trợ cho các công nghệ này yêu cầu cấp bản quyền đã làm cho việc sản xuất và đưa công nghệ này vào thực tế chậm lại. Tuy nhiên, trong tương lai, sự phát triển của RFID là tất yếu, được sử dụng trong nhiều hoạt động phân phối hàng hóa, sản xuất kinh Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 24 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. doanh và các hệ thống bán lẻ cũng như các dịch vụ Bưu chính và vận chuyển trên toàn thế giới với chi phí triển khai và giá thành ngày càng hạ. 1.4. Ưu và nhược điểm của hệ thống RFID Việc so sánh các hệ thống nhận dạng nói trên sẽ nêu bật ưu điểm cũng như nhược điểm của hệ thống RFID trong mối quan hệ với các hệ thống khác. Cũng ở đây, có một mối quan hệ khá gần giữa thẻ thông minh hoạt động dựa vào lớp tiếp xúc bề mặt và hệ thống RFID, tuy nhiên, hệ thống ra đời sau đã loại bỏ được toàn bộ các nhược điểm liên quan tới lỗi tiếp xúc bề mặt (như: bụi bẩn, mặt tiếp xúc bị xước, đọc thẻ theo một hướng duy nhất, thời gian đọc thẻ,..).Bảng 1-1 so sánh các hệ thống nhận dạng với nhau Tham số hệ Mã thống vạch Nhận Nhận dạng ký dạng tự bằng tiếng nói quang học Nhận Thẻ dạng thông bằng đặc minh điểm sinh học Hệ thống RFID Lượng dữ 1-100 liệu đặc trưng (byte) 1-100 __ __ 16-64K 16-64K Mật độ dữ Thấp liệu Thấp Cao Cao Rất cao Rất cao Máy được Tốt Khó khăn đọc Tốt Khó Tốt Tốt khăn Con người Bị giới Đơn giản đọc được hạn Đơn giản Khó khăn Không thể Không thể Ảnh hưởng Cao của bụi và độ ẩm Cao __ __ Có thể Không ảnh hưởng Ảnh hưởng Hoàn của lớp vỏ toàn sai Hoàn toàn sai __ Có thể __ Không ảnh hưởng Ảnh hưởng Bị giới Bị giới __ của hướng hạn hạn và vị trí __ Vô hướng Không ảnh hưởng Giảm chất Bị giới Bị giới __ lượng, hao hạn hạn mòn __ Mòn lớp Không tiếp xúc ảnh hưởng Chi Rất cao Thấp phí Rất thấp Trung Rất cao Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trung Trang 25 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. mua sắm bình Chi phí Thấp vận hành Thấp Bản quyền Không được coi trọng Không Có hể được coi trọng Tốc độ đọc Thấp (~4s) Thấp (~3s) Khoảng 0-50 cm < 1cm cách tối đa giữa đầu đọc và thiết bị mang dữ liệu bình Không Không Trung bình Không Không Không Không Rất thấp Rất thấp Thấp (>5s) ( > 5-10s) (~4s) 0-50 cm Cực nhanh (~0.5s) Tiếp xúc Tiếp xúc 0-5m, vi trực tiếp trực tiếp sóng Bảng 1.4: So sánh các công nghệ nhận dạng theo các tham số hệ thống 1.4.1. Ưu điểm Có nhiều cách khác nhau để nhận dạng các đối tượng, động vật và con người. Nhưng tại sao lại sử dụng RFID? Con người đã biết tới việc đếm các bản thống kê thú rừng ở một vùng và theo dõi sự vận chuyển hàng hóa kể từ khi người Xume (Sumerian) phát hiện ra sự thất thoát hàng hóa. Thậm chí nhiều ghi chép cho thấy sự cần thiết của việc nhận dạng hàng hóa và định rõ hợp đồng hàng hóa được trao đổi giữa hai người chưa hề gặp mặt. Các thẻ ghi và các dây đeo tên làm việc khá hiệu quả trong việc nhận dạng một vài đối tượng hoặc một vài người, nhưng để nhận dạng và quản lý hàng trăm gói hàng trong vòng một giờ, người ta yêu cầu phải có một vài quy trình tự động. Mã vạch là phương pháp gần nhất với thẻ đọc được bởi máy tính, nhưng ánh sáng sử dụng để quét tia laser qua mã vạch lại có một số hạn chế. Quan trọng nhất, nó đòi hỏi phải có một đường sáng trực tiếp, tức là đối tượng phải được đặt gần như sát vào thiết bị đọc, hướng phần mã vạch về thiết bị đọc, yêu cầu không có vật nào nằm giữa chùm tia laser và mã vạch để không chắn các tia sáng. Hầu hết các dạng nhận dạng, như dải từ trên thẻ credit cũng phải đặt đúng hướng với đầu đọc card hoặc được cho vào bên trong đầu đọc thẻ theo một cách riêng. Dù bạn đang theo dõi các hộp trên băng tải hay bạn đang theo dấu những đứa trẻ trong khu vui chơi nào đó, việc xếp các hộp hay các đứa trẻ thành hàng cũng tốn khá nhiều thời gian. Các lý thuyết về sinh học có thể được dùng để nhận dạng con người, nhưng các hệ thống nhận dạng vân tay đều đòi hỏi phải đặt tay (bàn tay, ngón tay) để nhận dạng một cách cẩn thận, tương tự như các dải từ trường. Để giải quyết những vấn đề này, người ta sử dụng công nghệ RFID. Công nghệ này cung cấp cơ chế nhận dạng một đối tượng trong không gian, với độ nhạy nhỏ hơn nhiều để định hướng được các đối tượng và các đầu đọc. Đầu đọc có thể “nhìn” thấy các đối tượng thậm chỉ cả khi nó không ở trước đầu đọc. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 26 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. RFID có các đặc tính bổ sung khiến việc sử dụng nó trở nên thích hợp hơn so với các công nghệ khác (như mã vạch hai dải từ). Không thể bổ sung thông tin một cách dễ dàng vào mã vạch sau khi đã in chúng, trong khi nhiều loại thẻ RFID có thể ghi và ghi đè, ghi lại nhiều lần. Cũng như vậy, vì việc sử dụng RFID đã loại bỏ việc phải sắp xếp đối tượng để theo dõi chúng nên sẽ gây ít phiền hà cho người sử dụng hơn. RFID hoạt động trong một không gian, làm cho dữ liệu về quan hệ giữa các đối tượng, vị trí và thời gian được kết hợp một cách âm thầm mà không cần một sự can thiệp công khai nào của người sử dụng hay người vận hành hệ thống. Tóm lại:RFID có những ưu điểm như sau: - Không phải sắp xếp: lưu dấu, kiểm soát các đối tượng mà không cần phải sắp xếp cùng. Điều này tiết kiệm thời gian xử lý rấtt nhiều. - Kiểm kê với tốc độ cao: Nhiều đối tượng có thể được quét tại cùng một thời điểm. Kết quả là, thời gian để đếm các đối tượng đã giảm thực sự. - Lưu vết đối tượng: thẻ RFID 96 bit cung cấp khả năng nhận dạng hàng tỉ đối tượng. - Khả năng ghi lại (ghi đè) thông tin: một số loại thẻ cho phép ghi và ghi lại nhiều lần. Trong trường hợp tái sử dụng các bao bì, đây là một thuận lợi lớn. - Hoạt động đáng tin cậy trong môi trường không thuận lợi (ví dụ nóng, ẩm, bụi, bẩn, môi trường ăn mòn hay có sự va chạm…) - Thu thập dữ liệu nhanh và thao tác không tiếp xúc. - Hệ thống triển khai với RFID sẽ tăng năng suất lao động, tự động hóa nhiều quá trình sản xuất, tăng sự thỏa mãn khách hàng và tăng lợi nhuận. 1.4.2. Nhược điểm Bên cạnh nhiều ưu điểm của hệ thống ứng dụng RFID, một vài nhược điểm của công nghệ này vẫn chưa được khắc phục: - Vấn đề bảo mật và quyền cá nhân của khách hàng khi sử dụng công nghệ này vẫn còn đang gặp nhiều tranh cãi và chưa được giải quyết triệt để. - Tại thời điểm hiện tại chi phí cho thẻ và đầu đọc RFID vẫn là khá lớn - Chưa có được một chuẩn thống nhất giữa các quốc gia, các nhà sản xuất thiết bị. Với những nhược điểm còn tồn tại này nên mặc dù đã được biết đến trong 50 năm qua mà RFID vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi và phổ biển. Cần giải quyết được vấn đề bảo mật và thống nhất giữa các nhà sản xuất cũng như chi phí giảm xuống thì công nghệ này mới có thể đưa vào trong cuộc sống hàng ngày của con người, trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 27 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. II. CÁC ỨNG DỤNG CỦA RFID ĐỐI VỚI NGÀNH BƯU CHÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA Công nghệ RFID đã được biết đến trong 50 năm qua, nhưng việc áp dụng nó cho các ngành nghề trong xã hội mới chỉ được thực hiện trong một vài năm gần đây. Trong ngành bưu chính, RFID chủ yếu được ứng dụng tại các quốc gia và các công ty vận chuyển lớn hàng đầu trên thế giới, bởi hiện tại chi phí cho công nghệ này vẫn còn khá cao. Công nghệ này chủ yếu giúp nhận dạng, lưu vết, mã hóa thông tin của hàng hóa cần gửi, tăng cường an ninh và bảo mật…, đặc biệt là những hàng hóa được vận chuyển qua nhiều nước hoặc hàng hóa nguy hiểm hay quý hiếm, yêu cầu giám sát và theo dõi cao hơn những hàng hóa khác. Ngành bưu chính thế giới đã có nhiểu nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và việc dần dần áp dụng và thay thể công nghệ RFID cho mã vạch cũng như áp dụng công nghệ này vào khía cạnh khác như giám sát, theo dõi và quản lý. Dịch vụ bưu chính và vận chuyển hàng hóa khá phổ biến và phát triển trên tất cả các nước trên thế giới, trong đó việc quản lý những mặt hàng, bưu gửi nhỏ bé trong một thời gian dài rất khó khăn và khó kiểm soát. Mặt khác, hàng năm luợng hàng hóa được vận chuyển và gửi đi đều tăng lên đáng kể. Trong tương lai, dự đoán chi phí cho RFID sẽ là 3 tỷ vào năm 2016. Đây là một con số rất khả quan trong việc ứng dụng RFID cho ngành bưu chính và ngành vận chuyển hàng hóa hay các dịch vụ bán lẻ. Khi chi phí của thẻ RFID giảm đi, công nghệ này có thể được in trên các lá thư hoặc trên bưu gửi để thay thế cho mã vạch đang được sử dụng hiện nay. Hiện tại, bưu chính các nước phát triển và các công ty vận chuyển hàng hóa lớn hàng đầu trên thế giới đã ứng dụng RFID trong khá nhiều lĩnh vực. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết các ứng dụng của RFID trong việc kiểm tra giám sát các vật phẩm được gửi, lưu vết hàng hóa, tăng cương bảo mật, cung cấp hàng của các hệ thống bán lẻ…, đây đều là những quy trình quan trọng đối với dịch vụ bưu chính và chuyên chở hàng hóa. Những hãng vận chuyển lớn đã áp dụng RFID có DHL Europe, La Post France, Deutsche Poste/ DHL ở Bỉ, Saudi Post ở Arập Saudi, UPS và FedEx… 2.1 Một số giải pháp RFID cho dịch vụ bưu chính và vận chuyển - Tính toán đường đi của bưu gửi, thư từ: Với một thẻ RFID chủ động được gắn vào hoặc đặt trong một gói bưu kiện ngẫu nhiên (thư hoặc bưu gửi), khi chúng được vận chuyển qua các nước khác nhau, chúng ta sẽ so sánh được chất lượng vận chuyển của dịch vụ bưu chính giữa các nước khác nhau một cách công bằng. Tuy nhiên, hiện nay RFID được sử dụng với nhiều mục đích khác. - Trong vận chuyển và chuyên chở: Đây là một bước thành công mới của RFID cho dịch vụ bưu chính. Sử dụng RFID sẽ đưa ra hiệu quả cao hơn, tốc độ dịch vụ nhanh hơn (giúp giám sát và xử lý kịp thời) và giảm được chi phí, tội phạm và lỗi. Thông thường các gói bưu chính sẽ được gắn thẻ RFID thụ động hoặc chủ động để lưu vểt và giám sát. Trong ngành bưu chính thế giới, Italia là nước đi đầu trong việc ứng dụng ưu điểm này của RFID với mục đích lưu vết và ngăn chặn tội phạm cũng như nâng cao hiệu quả của ngành. - Thùng thư: Gắn thẻ RFID vào thùng thư giúp giám sát việc đóng mở thùng và ngăn chặn những lỗi xảy ra. Ứng dụng này mới được phát triển trong thời gian Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 28 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. gần đây trong đó Pháp và Arập Saudi là hai nước đi đầu trong việc áp dụng nó vào lĩnh vực bưu chính. - Sử dụng RFID cho đặt hàng trực tuyến: Mỗi thẻ có kích thước giống như một quân bài có một nhãn sẵn hồ để dán vào các gói hàng, nó sẽ lưu giữ các thông tin về gói hàng như nội dung gói hàng là gì, địa chỉ nơi đến và người gửi là ai. - Quản lý thiết bị tự động: Gắn thẻ RFID vào các thiết bị, máy móc… thẻ này sẽ giám sát việc vận hành các thiết bị , thông báo hỏng hóc, quản lý thông tin… Do đó, việc vận chuyển hàng hóa, bưu gửi, phân chia… tại các sân bay, trung tâm vận chuyển sẽ được giám sát và điều khiển tự động, phục vụ rất tốt cho việc vận chuyển và chuyên chở Ứng dụng trên thế giới cho lĩnh vực bưu chính hiện tại được đưa ra để áp dụng cho bốn lĩnh vực sau: Thứ nhất là áp dụng cho từng bưu gửi, thư từ; thứ hai liên quan đến thẻ cho các thùng thư, thứ 3 là ứng dụng cho việc vận chuyển và cuối cùng là áp dụng để giám sát các phương tiện vận chuyển và xe chở bưu gửi. 2.2 Ứng dụng đối với thùng thư Nhận dạng thùng thư- Saudi Post- Arap Saudi Thùng thư sẽ được trang bị thẻ RFID, nhân viên bưu chính kiểm tra bằng cách sử dụng một thiết bị cầm tay có trang bị đầu đọc. Một chíp RFID được nhúng trong hộp thư tại các gia đình và nó sẽ thông báo cho người đưa thư biết khi anh ta ở gần khu vực đó. Những thùng thư sẽ là nguồn tài nguyên, được lập trình và được cài đặt bởi một tổ chức. Dự án này được triển khai tại từng khu vực. Khi thiết kế thùng thư, một trong những thách thức lớn nhất là vỏ kim loại của thùng thư sẽ cản trở, làm nhiễu tín hiệu từ thẻ RFID. Để giải quyết vấn đề này, hệ thống được thiết kế với thùng thư được làm từ Trung Quốc, có một khe thụt vào 6mm ở mặt trước thùng. Thẻ RFID sẽ được đặt bên trong khe này, trong một vỏ bọc bằng nhựa dầy 5mm. Loại thẻ được sử dụng là của Symbol Technology, tần số thẻ được sử dụng là UHF (300MHz đến 3GHz), hoạt động trong phạm vi 1m. Lợi ích mang lại của dự án này là nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng tốt hơn và sẽ giảm thiểu lỗi xảy ra. Khách hàng sẽ không cần phải đến bưu điện để gửi thư nữa, thay vào đó nhân viên bưu điện sẽ đến từng nhà để tập hợp và gửi thư. Hệ thống RFID của Symbol có sử dụng Symbol’s MC9060R- giống như một máy tính cầm tay thô- các thùng thư sẽ được thiết kế với thẻ RFID và những thẻ này có thể được đọc bởi Symbol’s MC9060R của những người đưa thư, đảm bảo thư sẽ đến đúng với hộp thư của người nhận. Điều này sẽ khiến khách hàng hài lòng hơn và giảm được những chi phí do yêu cầu cần chỉnh sửa hoặc thay đổi. Thêm vào đó, các xe chở thư của Saudi Post cũng được trang bị một hệ thống định vị toàn cầu (GPS- Global Positioning System), được tích hợp vào MC9060R để giúp người đưa thư xác định được đúng vị trí. MC9060R cũng có thể kết hợp với RFID, đầu đọc mã vạch, hình ảnh và kết nối không dây cho phép tập hợp và phân phối thông tin hiệu quả hơn. Hệ thống RFID của Symbol sẽ mang lại cho khách hàng thông tin đáng tin cậy, xây dựng một cơ sở hạ tầng với chi phí hiệu quả phù hợp với các ứng dụng bưu chính. Dịch vụ bưu chính La Post- Pháp Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 29 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Hệ thống này được mang tên là Vigik, được phát triển bởi dịch vụ bưu chính La Post của Pháp. Tuy không liên quan trực tiếp đến thùng thư, mục đích của nó là đảm bảo yêu cầu về bảo mật, sử dụng RFID thụ động. Vigik là một phù hiệu có khả năng được nạp lại, được thiết kế với một chip RFID lưu giữ thông tin chi tiết để nhận dạng của một công ty. Quản lý tòa nhà sẽ đơn giản là đưa ra một quyền hạn chứng thực cho công ty và các nhân viên của công ty sẽ chỉ được cho phép vào tòa nhà nếu có phù hiệu Vigik với các thông tin chứng thực về công ty ở trên con chip RFID đó. Để tăng cường khả năng bảo mật và tránh các lỗi do mất thẻ, mã chứng thực sẽ được thay đổi mỗi ngày một lần và nhân viên sẽ nạp lại các mã này vào thẻ của mình khi một ngày làm việc bắt đầu. Vigik được sử dụng ở hơn 60,000 tòa nhà tại Pháp cho việc gửi thư, đo ga và đo điện. Điểm chính của giải pháp này là nó không được thiết kể để dành cho một người, cũng không phải cho một nhóm người ở công ty. Nó được thiết kế để dành riêng cho việc chứng thực cho một công ty cung cấp một dịch vụ nào đó, công ty này sẽ được xác thực với quản lý tòa nhà trong việc ra vào. Các thẻ được cung cấp cho công nhân chỉ có mã số đúng trong một ngày, mỗi buổi sáng mã số sẽ được nạp lại tự động bởi một thiết bị và với thẻ chứng thực này của công ty, nhân viên sẽ mở được cửa để vào làm việc. Với hệ thống này, Vigik đã được sử dụng ở 1000 bưu điện tại Pháp. Thiết bị này với ưu điểm nổi trội là dễ dàng sử dụng và chi phí thấp, mức an toàn cao. La Post thiết kế hệ thống này nhằm cho phép tiện lợi hơn cho nhân viên, đảm bảo an toàn trong việc vào ra của văn phòng hay tòa nhà, hiệu quả hơn trong việc quản lý và bảo mật. 2.3 Ứng dụng cho từng mức bưu gửi Dịch vụ bưu chính DHL, Bỉ Công ty này của Bỉ đã tiến hành nghiên cứu và ứng dụng công nghệ RFID cho mức vật phẩm được gửi đi như thư từ, hàng hóa… với mục đích làm giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tần số RFID được sử dụng là HF(13.56MHz) với thẻ được đọc là thẻ thụ động có khả năng đọc-ghi, bán kính hoạt động là 1-2m. DHL là công ty đi tiên phong trong việc áp dụng RFID thụ động vào trong lĩnh vực bưu chính, trước đó công nghệ này chỉ được sử dụng với mục đích kiểm tra mẫu các gói hàng của bưu chính với nguồn tiền tài trợ và thực hiện giữa các dịch vụ bưu chính ở trong nước. DHL là một trong bốn dịch vụ vận chuyển hàng hóa lớn nhất trên thế giới. Công nghệ RFID được sử dụng hoàn toàn phù hợp với các chuẩn và các quy định quốc tế, bởi vì hệ thống vận chuyển của DHL đến tất cả nước trên thế giới nên việc phù hợp và theo chuẩn quốc tế là cần thiết để ứng dụng này có thể hoạt động được ở các quốc gia khác trên thế giới. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 30 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Hình 2.1: Quy trình phát triển hệ thống RFID của DHL Vào tháng 6-2005, DHL International GmbH bắt đầu phát triển cơ sở hạ tầng CNTT mà nó sẽ gắn liền với công nghệ RFID trong đó thẻ RFID sẽ được gắn vào các gói hàng với mục đích quản lý chặt hơn việc vận chuyển hàng hóa, cắt giảm chi phí và cải tiến năng suất hoạt động bằng cách giảm các công việc liên quan đến giấy tờ và lưu trữ dữ liệu trên giấy. DHL cũng biết rằng cần phải tự động các ứng dụng. CNTT, cải thiện mối quan hệ với khách hàng và những chi nhánh liên quan, cũng như làm việc với các thành viên của tố chức EPCglobal để tạo ra một chuẩn chung có thể chia sẻ được với nền công nghiệp hậu cần phục vụ và liên quan đến RFID. Về hoạt động: Các nhóm CNTT của công ty đã dành thời gian để hỗ trợ tạo ra CSDL Dịch vụ tên đối tượng (Object Name Services) của DHL – CSDL này sẽ lưu trữ thông tin về các gói hàng chuyển đi. DHL hướng tới thiết lập cơ sở hạ tầng mà ở đó thẻ RFID sẽ hoạt động như một đường liên kết với thông tin giữa những nơi khác nhau. Với CSDL này, DHL có thể giảm được việc lưu trữ dữ liệu và các yêu cầu về báo cáo bằng việc sử dụng thẻ RFID. Các khai báo Hải Quan sử dụng thẻ RFID sẽ thực hiện truy nhập trực tiếp với bộ phận Hải Quan để lấy ra các thông tin bên trong CSDL được duy trì bởi các nhà sản xuất cần vận chuyển sản phẩm đó. DHL cũng có kế hoạch xây dựng một tầng báo cáo các trường hợp đặc biệt được thực hiện tự động để các thẻ RFID có thể gửi thông báo nếu có điều gì đó bất thường xảy ra. Ví dụ, một thông báo sẽ được gửi đi thông qua điện thoại di động hoặc e-mail tới người quản lý vận chuyển nếu gói hàng bị thất lạc hoặc chệch khỏi đường đi của nó. Dịch vụ vận chuyển UPS, Mỹ UPS là dịch vụ vận chuyển lớn nhất trên thế giới. Công ty này bắt đầu thí điểm các ứng dụng của công nghệ RFID trong chuỗi cung cấp hàng hóa. UPS cũng thay thế mã vạch bằng các thẻ RFID trong các container để mang các kiện hàng tự động và dễ dàng. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 31 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Vị trí kiện hàng là yếu tố chính trong tiến trình sắp xếp tự động của UPS và hệ thống mã vạch hiện tại của UPS sử dụng một máy quét để đọc các nhãn thông tin trên các kiện hàng. Máy quét yêu cầu một luồng ánh sánh để đọc và mỗi lần nó chỉ đọc được một vật, vì vậy rõ ràng là sử dụng mã vạch không hiệu quả bằng RFID, khi RFID có thể đọc được nhiều vật cùng một lúc, lại không yêu cầu một khoảng cách gần như mã vạch để đọc những thông tin về hàng hóa. Ưu điểm của hệ thống này là giảm được chi phí và tiện lợi. Thẻ RFID được dùng là thẻ thụ động có khả năng đọc – ghi, tần số HF và bán kính hoạt động là 0.5m. Với hệ thống này, UPS hy vọng có thể đánh dấu và lưu vết được các kiện hàng, nâng cao việc giám sát và có thể quản lý được công nghệ này để cải thiện chất lượng dịch vụ, khiến khách hàng tin tưởng hơn và nâng cao được doanh thu. Áp dụng đối với từng loại hàng hóa và bưu kiện, thẻ RFID cũng đã được triển khai trong một vài dự án lớn nữa của các dịch vụ bưu chính hàng đầu thế giới như dịch vụ chuyển hàng trả lại FedEx NetReturn của Mỹ, giám sát và ghi lại những yếu tố như thời gian và nhiệt độ như tại DHL – Bỉ, dịch vụ bưu chính LaPost của Pháp trong việc đo thời gian vận chuyển trên đường thư hay Royal Mail- hệ thống giám sát và quản lý đường thư mới của Anh… Những dự án này được xây dựng chủ yếu sử dụng công nghệ thẻ RFID thụ động, bán kính hoạt động khoảng 0.5-1 hoặc 2m và tần số thẻ được sử dụng là HF (13.56MHz). Đây chỉ là một vài ứng dụng phổ biến nhất áp dụng đối với từng loại bưu gửi để kiểm tra, chưa được sử dụng đại trà cho tất cả các bưu gửi và hàng hóa được gửi đi vì chi phí cho việc sử dụng công nghệ này vẫn còn là quá cao, chưa hoàn toàn có thể thay thế được mã vạch. Với Việt Nam, bưu chính và vận chuyển bưu phẩm bưu kiện là một ngành quan trọng. Hiện tại ở nước ta, RFID mới chỉ được quan tâm để áp dụng đối với việc quản lý vào ra và chấm công quét thẻ tại các công ty, chưa có ứng dụng cụ thể cho bưu chính. Tuy nhiên, khi giá thành của một thẻ RFID ngày càng giảm xuống, ngành bưu chính cũng như các ngành khác của Việt Nam có thể sử dụng công nghệ này để nâng cao chất lượng của dịch vụ cũng như đảm bảo an toàn và giám sát chặt chẽ hơn quá trình bưu gửi được chuyển đi, đặc biệt là những hàng hóa quan trọng được nhận gửi qua bưu điện, cũng như tăng tính bảo mật cho các trung tâm đầu mối. Bưu chính Việt Nam có thể áp dụng để ứng dụng nhận dạng tự động cho các xe vận chuyển bưu chính ra và vào trung tâm, tăng tính bảo mật cho trung tâm chuyển tiền hoặc các xe chuyển tiền, hay cũng có để định vị và giám sát bưu gửi cũng như quản lý và đánh giá chất lượng của dịch vụ bưu phẩm bưu kiện Việt Nam. Tương lai sử dụng RFID cho bưu chính Việt Nam và thế giới cũng như các ngành khác là rất khả quan. Giá thành ngày càng giảm, phạm vi hoạt động và ảnh hưởng rộng hơn, các thẻ có thể được sử dụng lại cùng với rất nhiều ưu điểm về chất lượng và bảo mật, giúp giảm chi phí cho các hoạt động khi sử dụng công nghệ này… là những điều kiện tốt để đưa RFID vào cuộc sống. Bưu chính Việt Nam với mục tiêu nâng cao chất lượng và phát triển, tin học hóa việc quản lý và các hoạt động nghiệp vụ cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và giao tiếp không dây thì việc dần đưa RFID vào phục vụ các hoạt động của ngành là điều đáng để nghiên cứu và triển khai. 2.4 Một số ứng dụng khác Ngoài ứng dụng trong dịch vụ bưu chính, RFID còn có ứng dụng trong ngành vận chuyển hàng hóa, áp dụng cho các xe chuyên chở, trong sản xuất kinh doanh, giám sát Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 32 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. các mặt hàng trong siêu thị thay cho mã vạch…Tiêu biểu trong lĩnh vực vận chuyển phải kể đến dịch vụ chuyên chở của Pháp (công ty Brink France). Với ứng dụng này, tập đoàn Brink hy vọng sẽ ngăn chặn được tội phạm và tăng độ an toàn cho hàng hóa. Loại thẻ được sử dụng là của EM Microelectronic, thẻ chủ động, tần số họat động là 125 và 868MHz, ảnh hưởng trong phạm vi 10cm (cũng có thể rộng hơn). Tập đoàn này là tập đoàn lớn nhất và lâu đời nhất về lĩnh vực vận chuyển thương mại bảo mật trên thế giới, với các dịch vụ được cung cấp có gửi hàng bằng xe bọc thép, chuyên chở tiền mặt, quản lý tiền mặt và tiền xu. Nguyên lý hoạt động của hệ thống này là thẻ RFID được gắn trong các thùng gọi là Brink’Box, thẻ có nhiệm vụ giám sát và theo dõi sự thay đổi về nhiệt độ, sự va chạm khi có tác động bên ngoài tới thùng. Khi đó, thẻ sẽ đưa ra những phản ứng cần thiết, gửi về trung tâm dữ liệu hoặc tự động hủy các mặt hàng trong thùng nhằm tránh cho những hàng hóa đó rơi vào tay bọn tội phạm. Để đưa vào hoạt động, hệ thống cũng cần phải xét đến các rủi ro như tai nạn hoặc mất tín hiệu…tuy nhiên, với sự góp mặt của công nghệ RFID trong việc vận chuyển tiền như thế này rõ ràng là tính an toàn và bảo mật được nâng cao hơn rất nhiều, cũng như dễ dàng điều tra tung tích của những kẻ tấn công vào xe vận chuyển hàng hóa. Một trong những công ty vận chuyển lớn nhất thế giới FedEx (Mỹ) cũng đã ứng dụng RFID trong lĩnh vực vận chuyển, áp dụng với xe tải chuyên dùng để chuyên chở hàng hóa. Kết quả đạt được là hoạt động của công ty hiệu quả hơn và bảo mật hơn. Công nghệ RFID được sử dụng với tần số 13.56MHz, định dạng thẻ thụ động có khả năng đọc-ghi và phạm vi hoạt động khoảng 6 inches(150mm). Những người đưa thư hay bưu kiện của công ty sử dụng một hệ thống tự động có trang bị hệ thống nhận và phát tín hiệu bằng RFID, nhúng trong khóa Velcro ( một loại khóa dán) ở cổ tay. Hệ thống này được kiểm tra với khoảng 200 phương tiện vận chuyển của FedEx. Ứng dụng này có hiệu quả rõ rệt trong trường hợp nhân viên vận chuyển chở hàng đi, anh ta sẽ mất rất nhiều thời gian vào việc tìm kiếm xem chìa khóa nào dùng để mở/khóa cửa của các xe vận chuyển. Hơn nữa, khi mất chìa khóa, anh ta sẽ phải báo lại cho trạm của FedEx để lấy chìa khóa dự phòng, và những xe này có thể phải làm lại chìa khóa, điều đó có nghĩa là sẽ tốn kém. Giải pháp đơn giản hơn là mỗi nhân viên thực hiện công việc này trong công ty sẽ được cấp một khóa kéo Velcro có gắn chip RFID. Khi đó, trong trường hợp bị mất thiết bị này, mã của nó cũng có thể được reset lại từ hệ thống và một mã mới được lập trình lại chỉ trong vài giây. Hệ thống này do đó tiện lợi hơn và an toàn hơn rất nhiều trong việc vận chuyển, mở và đóng cửa xe. Để đưa hệ thống vào hoạt động, một vài yêu cầu khác cũng cần được xem xét là về phạm vi hoạt động của hệ thống, bộ nhớ lưu trữ của thẻ…Nó cũng có thể giúp ngăn chặn tình trạng ăn cắp hàng hóa vận chuyển trên xe, chúng được lập trình để đảm bảo rằng những xe này sẽ không được khởi động cho tới khi tất cả các cửa đã được đóng. Mỗi phương tiện vận chuyển được lập trình sử dụng một bộ truyền nhận tín hiệu chính. Một bộ truyền nhận tín hiệu thậm chí có thể được lập trình để hoạt động với nhiều xe. Trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giám sát hàng hóa trong siêu thị hay việc ra vào trong một khu vực, RFID cũng đã được áp dụng. Tại Việt Nam, công nghệ RFID đã được nghiên cứu thử nghiệm và đưa ra sản phẩm ứng dụng thực tế là khóa thẻ điện tử. Đây là sản phẩm do Viện CNTT tại 18 Hoàng Quốc Việt nghiên cứu chế tạo thành công và đưa ra chào bán vào năm 2005. RFID còn có khá nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác như nhận dạng và lưu vết động vât, đồ đạc, xây dựng các hệ thống hỗ trợ những người mắc bệnh tâm thần.... Trong tương lai không xa, công nghệ này sẽ Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 33 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. dần phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, trong các dịch vụ, hoạt động mua bán tự động... khi giá thành và chi phí sản xuất của thiết bị giảm xuống, phục vụ tốt hơn cuộc sống của con người. 2.5 Đề xuất hướng ứng dụng RFID trong một số hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh dịch vụ Bưu chính Việt nam RFID đã có khá nhiều ứng dụng trong thực tế và tương lai cho công nghệ này là rất khả quan, do vậy việc ứng dụng trong các hoạt động của ngành bưu chính viễn thông là hoàn toàn có thể. Hiện tại, các sản phẩm chính trong hoạt động của VNPT là Bưu Chính Viên thông và CNTT. Trước tiên, RFID có thể được áp dụng trong các hoạt động quản lý nhân sự, giám sát việc ra vào trong các cơ quan, khu vực quan trọng. Tiếp đó, dùng để định vị lưu vết trong lĩnh vực bưu phẩm, bưu kiện, gửi hàng hóa. Nó cũng có thể được áp dụng trong các xe vận chuyển tiền của các bưu điện, hoặc các xe chở thư để nâng cao mức độ an toàn và khả năng bảo mật. Công nghệ nhận dạng tiên tiến bằng tần số Radio (RFID) đang được đánh giá rất cao và là một trong những mục tiêu công nghệ của Malaysia, Hàn Quốc…Việc áp dụng được công nghệ này vào cuộc sống sẽ đưa ra những lợi ích lâu dài trong việc nhận dạng và lưu vết sản phẩm, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ cho toàn ngành. Chúng ta có thể áp dụng những nghiên cứu của các nước khác trên thế giới để phù hợp hơn với tình hình của nước ta. Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế và kĩ thuật của nước ta vẫn còn thấp so với các nước khác nên để áp dụng được vào trong thực tế, RFID vẫn phải chờ đợi một thời gian nữa khi giá cả của mỗi thẻ RFID giảm xuống. Những lĩnh vực có thể áp dụng RFID như kinh doanh, quản lý, giám sát…là những lĩnh vực chúng ta có thể hướng tới. Áp dụng cho ngành Bưu chính, hai hướng quan trọng hiện nay là ứng dụng vào việc quản lý và giám sát chất lượng dịch vụ bưu phẩm bưu kiện và lưu vết các xe vận chuyển quan trọng như bưu gửi hoặc tiền mặt. Sau đó chúng ta có thể áp dụng trên những hoạt động khác để nâng cao năng suất và chất lựong dịch vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ của ngành và áp dụng sâu hơn vào việc chuyển thư và bưu gửi đến tận hộ gia đình. Quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính Hiện tại việc theo dõi, đánh giá chất lượng dịch vụ bưu gửi tại nhiều Bưu điện Tỉnh/Thành phố được thực hiện bằng cách gửi một số lượng nhất định các thư kiểm tra tới các địa chỉ xác định. Căn cứ trên thời gian toàn trình và số lượng thư nhận được các Bưu điện Tỉnh/Thành phố có thể đưa ra một đánh giá tương đối về chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên cách này có nhược điểm là không theo dõi được thời gian xử lý dịch vụ tại từng điểm khai thác, trong trường hợp mất thư thì cũng không xác định được thư đó mất ở khâu nào. Các nhược điểm này sẽ được khắc phục nếu sử dụng công nghệ RFID với giải pháp đề xuất như sau: - Các thư kiểm tra sẽ được gắn vào 1 thẻ RFID (Các thẻ RFID có thể được sử dụng lại nhiều lần). - Tại các trung tâm khai thác chia chọn hoặc các bưu cục giao dịch cần theo dõi trạng thái thư sẽ thiết lập một cổng giám sát “Monitoring Gate”. - Tất cả các túi, gói được giao nhận giữa đội vận chuyển và các bưu cục phải được đưa qua cổng giám sát, có thể sử dụng băng chuyền hoặc xe đẩy. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 34 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. - Xây dựng một hệ thống phần mềm cho phép phân tích, xử lý thông tin về các lá thư kiểm tra thu thập được. Phần mềm này sẽ được triển khai phân tán tại các điểm có đặt cổng giám sát, có nhiệm vụ xử lý thông tin đọc được thông qua cổng giám sát, bổ sung thêm các thông tin về thời gian và địa điểm nhận rồi chuyển các thông tin này về CSDL tập trung. Hỗ trợ nghiệp vụ khai thác, quản lý và định vị bưu gửi Một trong những nội dung công việc yêu cầu nhiều thời gian và nhân lực nhất trong quy trình cung cấp các dịch vụ bưu gửi là việc nhập thông tin về các loại bưu phẩm, bưu kiện để có thể tiến hành khai thác, theo dõi, định vị và phục vụ công tác quản lý. Đặc biệt là tại các Trung tâm đầu mối Bưu chính như ở Công ty VPS. Nguyên nhân là hiện tại Bưu chính Việt Nam chưa hỗ trợ các hệ thống phần mềm cung cấp các dịch vụ bưu gửi theo một quy trình khép kín, việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị còn rất ít, hoặc thông tin trao không đầy đủ do hạ tầng mạng còn yếu kém. Vì vậy tại hầu hết các đơn vị đều thực hiện thao tác nhập dữ liệu đầu vào trước rồi mới có thể tiến hành các nghiệp vụ khai thác, định vị hay báo cáo thống kê. Với việc ứng dụng công nghệ RFID, Bưu chính Việt Nam có thể giảm thiểu thời gian và nhân lực trong các khâu nhập dữ liệu đầu vào mà không cần phụ thuộc vào thông tin trao đổi với đơn vị khác, cụ thể đề xuất giải pháp như sau: - Thông tin về bưu gửi cần quản lý, theo dõi được nhập tại các điểm cung cấp dịch vụ và ghi vào thẻ RFID (loại đọc ghi). - Mỗi bưu gửi cần quản lý thông tin sẽ được gắn với 1 thẻ RFID - Xây dựng một mạng lưới các cổng giám sát (Monitoring Gate) tại các đầu mối khai thác bưu gửi để thu thập thông tin. Tất cả các túi, gói được giao nhận giữa đội vận chuyển và các bưu cục phải được đưa qua cổng giám sát, có thể sử dụng băng chuyền hoặc xe đẩy. - Phát triển phần mềm giao tiếp hoặc truy nhập trực tiếp nguồn thông tin thu được để thực hiện các nghiệp vụ khai thác bưu chính và các công tác quản lý trong phạm vi đơn vị. Để có thể hỗ trợ công tác định vị bưu gửi thì cần tổ chức một trung tâm lưu trữ dữ liệu tập trung liên quan đến toàn trình cung cấp các dịch vụ bưu gửi và có sự cập nhật thông tin từ các điểm có triển khai công nghệ RFID, cụ thể là những điểm có đặt cổng giám sát Với những lợi ích lớn của RFID, việc ứng dụng nó vào lĩnh vực bưu chính để nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ là điều đáng quan tâm. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ đưa ra việc áp dụng công nghệ này trong lĩnh vực giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ bưu kiện bưu phẩm cho lĩnh vực bưu chính trong VNPT. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 35 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG RFID CHO VIỆC QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU PHẨM, BƯU KIỆN 3.1 Hệ thống lưu vết, tìm dấu bưu phẩm, bưu kiện. 3.1.1 Mô tả chức năng cơ bản của hệ thống Đây là hệ thống cho phép lưu tất cả thông tin của các bưu phẩm, bưu kiện (BPBK) nhận gửi tại các bưu cục cấp 3. Sau khi khách hàng hoàn tất thủ tục gửi BPBK, toàn bộ thông tin về BPBK (bao gồm trọng lượng, nội dung, thông tin về người gửi, người nhận,…) sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu CSDL phân tán, những dữ liệu này sẽ được cập nhật định kỳ lên CSDL tập trung của hệ thống. Bên cạnh đó, một số thông tin cơ bản sẽ được lưu vào thẻ RFID thông qua chức năng “Ghi vào thẻ”, đặc biệt, mỗi thẻ RFID được gắn vào BPBK đều phải có số ID riêng và ID này là duy nhất đối với toàn bộ hệ thống. Thẻ này sau đó sẽ được gắn một cách chắc chắn vào BPBK. Tại các trung tâm khai thác đều có gắn các đầu đọc tại các cổng kiểm soát-là nơi bắt buộc các BPBK phải đi qua. Do đó, mỗi khi BPBK có gắn thẻ đi qua cổng kiểm soát nói trên, thông tin của BPBK sẽ được cập nhật vào CSDL phân tán của trung tâm khai thác tương ứng. Thông tin này cũng sẽ được cập nhật định kỳ vào CSDL tập trung của hệ thống. Như vậy, mỗi khi qua một trung tâm khai thác, thông tin về BPBK sẽ được cập nhật. Việc cập nhật thông tin của BPBK cho phép kiểm soát được vị trí hiện thời của BPBK. Để đáp ứng khả năng lưu, cập nhật dữ liệu cũng như đáp ứng được các yêu cầu về lưu vết và tìm dấu BPBK, hệ thống có một số chức năng chính như sau: • Ghi thông tin vào thẻ RFID (gắn vào BPBK) và CSDL: thực hiện khi nhận gửi BPBK tại các BC3. • Cập nhật tự động thông tin của BPBK mỗi khi qua cổng kiểm soát tại các trung tâm khai thác: thực hiện tại tất cả các trung tâm khai thác mà BPBK đi qua. • Tìm kiếm BPBK theo các khóa tìm kiếm: - Người gửi, người nhận - ID của BPBK • Xem trước hành trình của BPBK: cho phép xem toàn bộ hành trình mà BPBK sẽ đi qua, hành trình này được tính toán ngay từ bước nhận gửi BPBK (sau khi nhập các thông tin về BC gửi, BC nhận hoặc địa chỉ người nhận) • Xác nhận BPBP: chức năng này cho phép cập nhật vào CSDL và/hoặc vào thẻ những thông tin như: đi qua bưu cục nào, trung tâm khai thác nào, vào thời gian nào,… • Đánh giá, báo cáo: các chức năng cho phép đưa ra các đánh giá, báo cáo (trong những khoảng thời gian nhất định) về các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ BPBK (như: tỉ lệ BPBK gửi đúng/sai thời hạn so với tổng số, tỉ lệ mất mát, hỏng hóc,...) Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 36 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Những chức năng nói trên cũng như những thông tin lưu trong CSDL cho phép kiểm soát BPBK một cách chặt chẽ. Điều này giúp cho việc giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng được thỏa đáng. 3.1.2 Tổ chức hệ thống Hệ thống được tổ chức theo mô hình phân cấp. Gồm hai hệ thống con: Hệ thống tại điểm giao dịch và Hệ thống tại trung tâm đầu mối. Cụ thể như sau: • Hệ thống tại điểm giao dịch: Đây là hệ thống triển khai tại các bưu cục cấp 3.Chức năng điển hình là nhận gửi, cho phép lưu thông tin vào thẻ RFID đồng thơi lưu vào CSDL cục bộ, dữ liệu sẽ được cập nhật định kỳ lên CSDL trung tâm. Ngoài ra, tại đây vẫn có những chức năng như tìm kiếm vị trí BPBK (sử dụng khi cần kiểm tra hoặc khi có yêu cầu của khách hàng), một số chức năng quản lý hệ thống, quản lý người dùng,… • Hệ thống tại trung tâm đầu mối: Đây là hệ thống được triển khai tại các trung tâm đầu mối, các trung tâm khai thác. Hệ thống này giúp kiểm soát các BPBK đi qua cổng kiểm soát, cập nhật thông tin lên thẻ RFID (khi cần) và thông tin trong CSDL, việc cập nhật này được thực hiện hoàn toàn tự động mỗi khi BPBK có gắn thẻ đi qua cổng kiểm soát. Do tính chất phân cấp của hệ thống, tại mỗi cấp khác nhau, các chức năng chính của hệ thống có thể thay đổi. Ví dụ, tại các trung tâm khai thác tỉnh/thành phố, hệ thống không có chức năng báo cáo, đánh giá; tại đây, hầu như hệ thống chỉ có chức năng cập nhật thông tin vào CSDL (và lên thẻ, khi cần). Tuy nhiên, tại các trung tâm VPS hệ thống lại có thêm chức năng báo cáo, đánh giá. Đặc biệt, tại các đơn vị có trách nhiệm quản lý chất lượng dịch vụ BPBK, hệ thống sẽ không còn chức năng ghi/cập nhật vào thẻ/CSDL nữa, do ở đây chỉ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nên các chức năng báo cáo, đánh giá sẽ là những chức năng cơ bản, cho phép thống kê tỉ lệ sai sót, hỏng hóc của BPBK trong quá trình gửi, cho phép phát hiện điểm gây lỗi để khắc phục và xử lý. Các Hệ thống tại điểmg giao dịch sẽ được triển khai trên các máy tính cá nhân sẵn có của các BC3, mỗi hệ thống này đều có CSDL cục bộ của BC tương ứng. Toàn bộ thông tin khi nhận gửi BPBK sẽ được lưu vào CSDL này. Dữ liệu từ các CSDL cục bộ sẽ được cập nhật định kỳ lên các CSDL tập trung ở cấp cao hơn. Các Hệ thống tại các trung tâm đầu mối được triển khai trên các máy tính có cấu hình cao hơn (tùy thuộc vào cấp của nơi triển khai hệ thống). Tại đây có các CSDL tập trung, nhận dữ liệu cập nhật định kỳ từ các BC3 (từ các CSDL cục bộ tại các BC3) đồng thời cập nhật thông tin về các BPBK qua xử lý tại các trung tâm này. Mô hình tổ chức của hệ thống được mô tả trong hình 5.1 Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 37 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống 3.1.3 Các thành phần của hệ thống a. Thẻ Loại thẻ đề xuất là thẻ có khả năng tái sử dụng. Lý do để sử dụng loại thẻ nói trên là lượng BPBK cần gắn thẻ có số lượng lớn, mặc dù thẻ có khả năng ghi nhiều lần có giá thành cao hơn so với thẻ chỉ có khả năng ghi một lần, tuy nhiên, nếu tái sử dụng thẻ sẽ tiết kiệm được chi phí cho toàn hệ thống do tuổi thọ của thẻ đọc ghi nhiều lần có thể lên tới 10 năm sử dụng liên tục. Vì vậy, nếu tính tổng chi phí thì sử dụng thẻ có khả năng ghi nhiều lần kinh tế hơn. Do đó, thẻ được đề xuất sử dụng là thẻ RFID chủ động có khả năng đọc/ghi (nhiều lần), tần số hoạt động thuộc dải UHF, dung lượng lưu trữ khoảng 1Kbyte. Các thẻ này sẽ được gắn vào BPBK ngay khi vừa được nhận gửi. Trên thẻ sẽ ghi một số thông tin cần thiết như ID của thẻ (của BPBK), trọng lượng BPBK, nội dung, … Các thông tin này giúp cho việc nhận ra các BPBK tại các cổng kiểm soát ở các trung tâm khai thác.Thay vì phải đọc thông tin một các thủ công như trước đây, các BPBK có gắn thẻ sẽ đi qua một cổng kiểm soát (bắt buộc đối với mọi BPBK). Vì vậy, khi hệ thống nhận ra sự xuất hiện của BPBK có ID nhất định, thông tin về BPBK này sẽ được cập nhật vào CSDL (trước tiên là cập nhật vào CSDL cục bộ, sau đó, dữ liệu sẽ được cập nhật định kỳ lên CSDL tập trung). Sau khi qua các trung tâm khai thác, chia chọn, BPBK tới bưu cục nhận. Tại bưu cục này, thẻ của BPBK sẽ được tách khỏi BPBK và giữ lại, BPBK sẽ được đưa tới tay người nhận thư bình thường. Toàn bộ thông tin trên thẻ vừa tách ra sẽ được xóa, tuy nhiên, những thông tin trong CSDL về BPBK này vẫn Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 38 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. được lưu trong một khoảng thời gian theo quy định, để giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng khi cần. b. Đầu đọc ghi tại các cổng kiểm soát Tại các bưu cục giao dịch, nơi nhận gửi BPBK, sẽ đặt hệ thống cho phép ghi thẻ vì tại đây, cần phải ghi thông tin khởi tạo lên thẻ, trước khi BPBK bắt đầu hành trình. Chỉ tại các bưu cục giao dịch mới cần thiết đặt bộ ghi thẻ, tại các trung tâm xử lý, khai thác, chỉ cần đặt đầu đọc. Do ở những nơi này, chỉ tiến hành nhận ra sự xuất hiện của BPBK (tức là nhận ra thẻ gắn trên BPBK đó), mọi thông tin sẽ được cập nhật vào CSDL. Tại các trung tâm khai thác, xử lý sẽ đặt một hệ thống, được gọi chung là Cổng kiểm soát (Monitoring Gate System). Hệ thống này bao gồm băng truyền (để BPBK đặt lên đó, đi qua cổng), cổng kiểm soát có gắn bộ đọc RFID (tương ứng với loại thẻ hệ thống sử dụng). Tất cả các BPBK khi đã tới trung tâm khai thác, bắt buộc phải đi qua cổng kiểm soát nói trên. Điều này giúp xử lý được toàn bộ các BPBK không bị bỏ xót. Sau khi BPBK đi qua cổng kiểm soát, thông tin về chúng trước tiên sẽ được cập nhật vào CSDL cục bộ tại trung tâm khai thác nói trên, các dữ liệu này sau đó sẽ được truyền lên và cập nhật vào CSDL tập trung. Như vậy, hệ thống cổng kiểm soát nói trên cho phép xử lý BPBK với tốc độ nhanh hơn hẳn so với xử lý thủ công thông thường. Mặc khắc, mỗi khi đi qua một cổng kiểm soát, BPBK đã gửi thông tin của nó về CSDL, do vậy, việc xem tình trạng, vị trí hiện thời của BPBK được thực hiện dễ dàng hơn. c. Hệ thống máy tính cá nhân và máy chủ Máy tính cá nhân phục vụ tại các bàn giao dịch nhận gửi BPBK tại các bưu cục giaodịch. Các máy tính ở mỗi bưu cục giao dịch được kết nối với nhau và với CSDL cục bộ của bưu cục. Trường hợp bưu cục giao dịch chỉ có một máy tính cá nhân thì máy tính này đồng thời cũng chứa CSDL cục bộ của chính bưu cục đó. Các máy chủ có cấu hình khác nhau, phục vụ tại các bưu cục giao dịch (làm máy chủ tại bưu cục giao dịch, nơi có nhiều máy tính cá nhân), tại các trung tâm xử lý. Đặc biệt, tại các trung tâm bưu chính khu vực (các VPS khu vực) có hệ thống máy chủ có cấu hình đủ lớn, phục vụ cho việc cập nhật CSDL từ các bưu cục dưới, lưu lại dữ liệu của các bưu gửi trong một khoảng thời gian xác định. d. Phần mềm Phần mềm triển khai bao gồm hai hệ thống con như đã mô tả trong phần “Mô hình chung của hệ thống” (Mục 5.1.1). Phần mềm này đóng vai trò: - Tạo ra các chức năng đọc/ghi lên thẻ và vào CSDL - Tự động nhận ra sự xuất hiện của các bưu gửi tại các cổn kiểm soát, sau đó, xác nhận (bưu gửi đã đi qua cổng) vào CSDL trung tâm - Giúp cho giao dịch viên dễ thao tác - Giúp việc quản lý, kiểm soát và thống kê bưu gửi được chính xác 3.1.4 Ưu điểm của hệ thống Hệ thống như mô tả ở trên có một số ưu điểm sau: Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 39 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. - Thống nhất trên cả nước về dữ liệu BPBK nhận gửi - Kiểm soát được hành trình, thời gian (từ khi gửi tới khi đến tay người nhận) của BPBK - Lưu trữ được toàn bộ dữ liệu về các BPBK, phục vụ cho công tác giác đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng - Giảm được các thao tác thủ công khi xử lý BPBK - Tăng tốc độ khai thác, xử lý BPBK, giảm thiểu các sai sót do đọc sai thông tin - Kiểm soát được vị trí BPBK bắt đầu sai hướng và có điều chỉnh kịp thời - Đưa ra thêm một số dịch vụ gia tăng cho khách hàng: xem vị trí hiện thời của BPBK, theo dõi hành trình của BPBK,… 3.1.5 Tính khả thi của hệ thống Hệ thống nói trên có khá nhiều ưu điểm, vì vậy, triển khai hệ thống sẽ giúp năng xuất sản xuất kinh doanh của ngành Bưu Chính tăng lên đáng kể. Hơn thế nữa, chất lượng dịch vụ BPBK cũng được cải thiện, việc quản lý, giám sát chất lượng dịch vụ cũng có thể thực hiện dễ dàng hơn dựa vào hệ thống nói trên. Tuy nhiên, dựa vào thực tế hiện nay của ngành Bưu Chính Việt Nam, cũng như hạ tầng kỹ thuật trong nước, việc triển khai hệ thống đề xuất còn gặp một số khó khăn như sau: - Thiết bị bao gồm thẻ RFID và đầu đọc RFID hiện nay hoàn toàn phải mua của nước ngoài. Đó đó, nếu triển khai hệ thống trên toàn bộ các bưu cục, hệ thống sẽ phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp. - Số lượng đầu đọc triển khai trên toàn hệ thống là quá lớn (mỗi bưu cục giao dịch phải có bộ ghi, tại các trung tâm khai thác phải có đầu đọc) làm chi phí đầu tư ban đầu của hệ thống là rất cao. - Do triển khai tại tất cả các bưu cục giao dịch nên tần xuất sử dụng thiết bị sẽ không đều nhau tại các khu vực. Cụ thể là, tại các Bưu cục ở Tỉnh/Thành phố, …sẽ có tần xuất sử dụng cao hơn. Tại các bưu cục ở vùng sâu vùng xa, lượng BPBK gửi đi là khá ít, điều này sẽ gây lãng phí cho hệ thống. - Hạ tầng kỹ thuật (máy tính, mạng và các thiết bị mạng) chưa cho phép triển khai hệ thống đến từng bưu cục Vì những lý do trên, tại thời điểm hiện nay, việc triển khai hệ thống lưu vết, tìm dấu BPBK là chưa khả thi do chi phí cho hệ thống là khá lớn trong khi tần xuất sử dụng lại không cao ở một số nơi (vùng sâu, vùng xa), điều này gây tình trạng lãng phí cục bộ của hệ thống. Tuy nhiên, trong tương lai, khi hạ tầng kỹ thuật của ngành Bưu Chính được cải thiện, giá thành của các thiết bị RFID giảm, số lượng nhà cung cấp thiết bị này tăng lên để có thể có nhiều lựa chọn, việc ứng dụng công nghệ RFID trong lưu vết và tìm dấu BPBK sẽ tạo ra nhiều ưu điểm, làm cho năng xuất sản xuất kinh doanh của ngành Bưu Chính tăng lên. Đồng thời, việc ứng dụng RFID vào hệ thống lưu vết, tìm dấu BPBK sẽ giúp việc giám sát, quản lý chất lượng dịch vụ BPBK chặt chẽ hơn, điều này làm nâng cao chất lượng phục vụ của các dịch vụ BPBK. Mặt khác, qua tìm hiểu và kháo sát (tại ban BC-PHBC), nhu cầu đối với việc quản lý chất lượng dịch vụ BPBK hiện nay chưa tới mức kiểm soát từng BPBK mà chỉ tập Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 40 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. trung vào các thư kiểm tra, kiểm tra ngẫu nhiên hành trình của thư diễn ra trong bao nhiêu ngày, chậm trễ xảy ra tại đâu. Việc này giúp báo cáo chất lượng dịch vụ Bưu Chính của Việt Nam với Liên minh Bưu chính Thế Giới-UPU. Chính vì vậy, trước mắt, mục đích là xây dựng hệ thống thư kiểm tra, có ứng dụng công nghệ RFID để tăng tính khách quan. Dựa vào yêu cầu này, nhóm đề tài đưa ra đề xuất thứ hai để ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ BPBK. 3.2 Hệ thống thư kiểm tra (Hệ thống Test Mail) 3.2.1 Mô tả chức năng cơ bản của hệ thống Hệ thống đề xuất mang tên “Hệ thống Test Mail”. Hê thống này cho phép kiểm tra ngẫu nhiên hành trình và thời gian toàn trình khi gửi một bức thư. Điều này cho phép việc kiểm tra diễn ra khách quan hơn. Trước đây, muốn kiểm tra thời gian toàn trình khi gửi thư, người ta sử dụng hình thức thư kiểm tra bằng cách gửi thư có dán phiếu bên ngoài, hoặc dán phiếu vào chính thư thường của khách hàng. Hình thức kiểm tra này có ưu điểm là thư kiểm tra cũng được đi như thư thường. Tuy nhiên, việc kiểm tra như trên lại thiếu tính khách quan vì tại các trung tâm xử lý, khi nhận thấy thư có mang phiếu, người ta thường ưu tiên để xử lý nhanh hơn. Do vậy, để đưa ra một hệ thống kiểm tra, giám sát có tính khách quan và độ chính xác cao hơn, nhóm nghiên cứu đề tài đề xuất xây dựng “Hệ thống Test Mail” với những chức năng chính được mô tả như sau: Hệ thống cho phép gửi thư kiểm tra từ những địa điểm xác định (thông thường là tại các đơn vị có trách nhiệm quản lý chất lượng dịch vụ BPBK), những thư kiểm tra này đều được gắn thẻ RFID, tuy nhiên, để khách quan, các thẻ RFID đều được để vào bên trong thư, thư được gửi đi với địa chỉ người gửi và người nhận như trên một bức thư thông thường. Tại nơi gửi đi, những thông tin cần thiết của thư sẽ được ghi lên thẻ RFID và ghi vào CSDL . Tại các trung tâm khai thác khu vực (VPS1, VPS2, VPS3), tại các trung tâm khai thác Tỉnh/Thành phố (nhưng địa điểm cần xác định thời gian toàn trình của thư) sẽ có các đầu đọc phù hợp với loại thẻ đã lựa chọn để gắn lên thư kiểm tra. Các đầu đọc này sẽ tự động phát hiện ra sự xuất hiện của các thẻ, chính xác hơn là các thư có gắn thẻ, rồi tự động cập nhật thông tin vào CSDL. Việc này diễn ra hoàn toàn khách quan, không có sự can thiệp của con người, do vậy, tính chính xác trong việc kiểm tra được nâng lên. Với chức năng kể trên, hệ thống Test Mail không cần thiết bao gồm hai hệ thống con như Hệ thống lưu vết, tìm dấu BPBK đề xuất ở trên. Hệ thống Test Mail sẽ thống nhất tại mọi địa điểm triển khai. Các chức năng sẽ được phân quyền theo người sử dụng (hoặc theo địa điểm triển khai: tại các đơn vị quản lý chất lượng dich vụ hay tại các trung tâm khai thác?). Các chức năng được mô tả như sau: - Chức năng ghi lên thẻ: chức năng này cho phép ghi những thông tin cần thiết lên thẻ RFID để thẻ này sau đó được cho vào bên trong thư, gửi đi như thư thông thường. Những đơn vị có chức năng quản lý chất lượng dịch vụ BPBK, kiểm tra toàn trình của thư thường,…sẽ là những đơn vị được phân quyền sử dụng chức năng này. Đây là những nơi thư kiểm tra bắt đầu hành trình. Các thông tin về thư gửi đi sẽ được che kín hoàn toàn đối với những đơn vị khác để tăng tính khách quan của quá trình kiểm tra. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 41 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. - Chức năng ghi vào CSDL: sau khi mọi thông tin cần thiết được ghi lên thẻ, các thông tin này cũng với một số thông tin khác về thư kiểm tra sẽ được lưu vào CSDL thông qua chức năng ghi vào CSDL. - Chức năng xác nhận thư: được thực hiện tự động, không có sự tác động của con người. Chức năng này cho phép mỗi khi thư (có chứa thẻ RFID bên trong) đi qua cổng giám sát tại các trung tâm khai thác, cổng này (có gắn đầu đọc) sẽ phát hiện ra sự xuất hiện của thư. Từ đó, sẽ gửi những thông tin cần thiết về CSDL (như: ngày, giờ thư đi qua cổng giám sát). - Chức năng xem hành trình, trí trí hiện thời của thư: chức năng này được phân quyền sử dụng tại những đơn vị có chức năng kiểm tra, quản lý chất lượng dịch vụ. Mỗi thư kiểm tra đều có ID duy nhất trong toàn hệ thống. Việc theo dõi các thư kiểm tra sẽ dựa trên các ID này. - Ngoài ra, hệ thống còn có các chức năng như thống kê, báo cáo, đánh giá toàn bộ lượng thư kiểm tra đã gửi trong một khoảng thời gian xác định. Các chức năng này sẽ được phân quyển sử dung cho những đơn vị có chức năng kiểm tra, quản lý chất lượng dịch vụ BPBK. 3.2.2 Ưu điểm và tính khả thi của hệ thống Hệ thống Test Mail được giới hạn triển khai trên việc nhận gửi thư thường. Hệ thống có một số ưu điểm như sau: - Số lượng bộ đọc/ghi không lớn, do chỉ triển khai tại các trung tâm bưu chính khu vực và tại một số trung tâm khai thác Tỉnh/Thành phố sẽ thực hiện thí điểm. Do đó, chi phí cho hệ thống sẽ không quá cao - Tại các trung tâm bưu chính khu vực và tại các trung tâm khai thác đã có sẵn hạ tầng kỹ thuật (máy tính cá nhân, hạ tầng mạng) đủ để vận hay hệ thống. - Các thiết bị đều được sử dụng với tần xuất cao, không gây lãng phí cho hệ thống - Hệ thống đáp ứng được các yêu cầu (bước đầu) về thư kiểm tra của các đơn vị có chức năng quản lý, giám sát chất lượng dịch vụ BPBK. - Hệ thống cho phép kiểm tra thời gian toàn trình của thư thường một cách khách quan và chính xác. Từ những ưu điểm nêu trên, nhóm đề tài đã tiến hành nghiên cứu tính khả thi của hệ thống trong giai đoạn hiện nay. - Hệ thống đáp ứng được yêu cầu trước mắt của các đơn vị quản lý chất lượng do các đơn vị này đang rất cần một hệ thống có thể cho biết thời gian toàn trình chính xác của gửi thư thường (và tiếp theo là BPBK) để có thể báo cáo những con số cụ thể cho Liên minh Bưu Chính Thế Giới (UPU) - Hạ tầng kỹ thuật hiện thời đủ để đáp ứng cho sự vận hành của hệ thống - Số lượng đầu đọc, ghi không quá lớn, chi phí cho hệ thống sẽ không quá cao Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 42 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. 3.3 Hệ thống kiểm soát thùng thư 3.3.1 Mô tả chức năng cơ bản của hệ thống Theo quy định về tần suất thu gom thư: tại các thành phố, thị xã phải thực hiện mở và lấy thư 2 lần/ngày; tại thị trấn, nông thôn phải mở và lấy thư ít nhất 1 lần/ngày. Tuy nhiên, tần suất thu gom theo quy định trên không phải luôn được duy trì. Để có thể phục vụ khách hàng được tốt hơn, cũng như làm giảm thời gian toàn trình của thư gửi, việc thu gom thư đúng theo quy định cũng là một việc rất quan trọng. Vì vậy, cần phải thực hiện kiểm tra việc thu gom thư tại các thùng thư. Để việc kiểm tra này diễn ra được khách quan và chính xác, có thể áp dụng Hệ thống kiểm soát thùng thư với các chức năng như đề xuất dưới đây: - Ghi nhận mỗi lần thu gom (mỗi lần thùng thư được mở ra) và báo về CSDL cục bộ, những dữ liệu từ CSDL cục bộ sẽ được cập nhật định kỳ lên CSDL trung tâm - Báo cho hệ thống trung tâm (hoặc hệ thống quản lý trực tiếp) biết mỗi khi thùng thư (tương ứng) được thu gom ít hơn số lần quy định (trong một ngày) Những thông tin về số lần thu gom trong mỗi ngày là những thông tin cần thiết để kiểm tra xem các thùng thư có được thu gom với tần suất đúng quy định hay không. Trong trường hợp thùng thư được thu gom với số lần ít hơn quy định, hệ thống sẽ báo về trung tâm, từ đó, trung tâm quản lý sẽ có những xử lý phù hợp. 3.3.2 Ưu điểm và tính khả thi của hệ thống Hệ thống kiểm soát thùng thư được đưa ra nhằm kiểm soát tần suất thu gom thư, đặc biệt là tại những vùng sâu, vùng xa. Hệ thống có một số ưu điểm như sau: - Kiểm soát chặt chẽ, khách quan số lần thu gom thư tại các thùng thư - Báo về trung tâm khi có thùng thư không được thu gom theo tần suất quy định, từ đó, có những biện pháp cụ thể để xử lý những vi phạm này - Kiểm tra đột xuất được tần suất thu gom tại các thùng thư - Hệ thống giúp cho tần suất thu gom thư được đảm bảo, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa. Do đó, thời gian toàn trình của các thư có thể giảm đi do các thư được thu gom đúng quy định. Toàn bộ điều này giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đám tiêu chí “nhanh chóng”. Tuy hệ thống trên nếu được triển khai sẽ mang lại nhiều ưu điểm, lợi ích nhưng việc đưa hệ thống vào xây dựng và triển khai còn gặp một số khó khăn sau: - Hệ thống cần có chi phí lớn để triển khai (bao gồm chi phí thẻ, đầu đọc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật như máy tính, hệ thống mạng,…) - Việc truyền dữ liệu từ các thùng thư về các CSDL cục bộ, từ CSDL cục bộ lên CSDL tập trung là rất khó khăn (do chi phí, địa hình, vị trí địa lý của nơi đặt thùng thư,…) Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 43 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. IV. THỰC TẾ CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU PHẨM-BƯU KIỆN TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA Liên minh bưu chính thế giới UPU đã đưa ra các qui định chung để đánh giá chất lượng của dịch vụ bưu phẩm - bưu kiện, trong đó một vài tiêu chí được quan tâm nhất là: - Về quyền sử dụng các dịch vụ bưu chính: Một số nước cố gắng cung cấp tất cả các dịch vụ bưu chính đến toàn bộ các khu dân cư, một vài tiêu chí khác như thời gian mở cửa bưu điện, khoảng cách từ bưu điện đến đường giao thông chính cũng được nhắc đến. Ngoài ra, một thách thức lớn của dịch vụ bưu chính đó là phải đảm bảo cung cấp các dịch vụ này với giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận được, vì vậy cũng cần quan tâm đến một vài yếu tố khác như về địa lý, tình trạng kinh tế, nền văn hóa… để xây dựng được cơ sở hạ tầng cơ bản cho ngành bưu chính nhằm đưa ra giá thành hợp lý cho các dịch vụ. - Phải thỏa mãn được khách hàng: Khách hàng là một thành phần quan trọng của bất cứ một ngành kinh tế nào, do đó quan tâm và thỏa mãn được khách hàng là yếu tố quan trọng để nâng cao được chất lượng dịch vụ bưu chính và tăng được doanh thu. - Tốc độ và độ tin cậy: Bưu chính là ngành vận chuyển, mang thông tin và hàng hóa. Vì vậy, việc đảm bảo thông tin và hàng hóa được chuyển đến chính xác, nhanh chóng tới tay người nhận là rất quan trọng. Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện trong ngành bưu chính không thể bỏ qua yếu tố này. - An toàn và bảo mật: Trước tình hình tội phạm và khủng bố ngày càng gia tăng, việc kiểm tra hàng hóa và thư từ rất cần thiết để tránh những thiệt hại về người và vật chất. Tuy nhiên, hàng hóa và thư từ của khách hàng cũng yêu cầu phải được đảm bảo bí mật và không để lộ thông tin cá nhân, tránh những rủi ro cho khách hàng… là tiêu chí đang được đặt lên vị trí hàng đầu hiện nay. - Tiện lợi: Tiện lợi cho khách hàng khi tham gia dịch vụ, khiếu nại và các hoạt động khác. Đối với nhân viên trong ngành có thể dễ dàng quản lý và thống kê được những thông tin cần thiết, như vậy chất lượng dịch vụ mới có thể nâng lên và có thể đưa vào những phương pháp mới. Những tiêu chí này là yêu cầu cơ bản trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ của ngành bưu chính, trong đó có cả bưu phẩm bưu kiện. Bưu chính Việt Nam là thành viên của Liên minh Bưu Chính thế giới nên cũng phải tuân theo những qui định chung này. Đối với mỗi nước, tùy thuộc vào đặc điểm riêng về kinh tế, văn hóa, con người ở nước mình mà áp dụng và thực thi cho phù hợp. Trước tình hình chung của thế giới, Bưu chính Việt Nam cần nỗ lực áp dụng khoa học công nghệ và cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ, nhất là đối với bưu phẩm, bưu kiện, đặc biệt là trong tình hình Bưu chính tách ra hoạt động động lập với Viễn Thông hiện nay. Để nâng cao được chất lượng dịch vụ bưu phẩm-bưu kiện, việc áp dụng một phương pháp đánh giá chính xác là rất quan trọng. Trên thế giới đã áp dụng nhiều công nghệ mới để xác định và thống kê thông tin hàng hóa gửi đi, hoặc đưa ra các dịch vụ như Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 44 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. chăm sóc khách hàng, tiến hành những cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến, đầu tư cơ sở hạ tầng… tất cả chỉ với mục đích làm thế nào để cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên để đánh giá và quản lý được chất lượng dịch vụ là điều không phải dễ dàng. Một vài phương pháp được đưa ra là: - Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng: thu thập, ghi nhận và quản lý những ý kiến khách hàng đưa ra. Thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát đối với dịch vụ để có những cải tiến phù hợp và kịp thời. - Nâng cao mạng lưới vận chuyển, kiểm tra bưu gửi nhằm đảm bảo được yếu tố thời gian và tính tin cậy - Áp dụng công nghệ mới, xây dựng qui trình để kịp thời phát hiện hàng hóa nguy hiểm, có hệ thống kiểm tra, ghi nhận thư và hàng hóa thất lạc. - Cung cấp đầy đủ thông tin, các dịch vụ mới, các quy định về sử dụng dịch vụ, đền bù hàng hóa cho khách hàng nhằm tránh những rủi ro và mất thời gian không cần thiết. - Xây dựng hệ thống mới, tin học hóa các quá trình nghiệp vụ. Đây là một giải pháp đang rất được quan tâm hiện nay, nhằm tiến tới hiện đại hóa trong ngành, theo kịp sự phát triển của công nghệ và thế giới. Trong bất cứ một ngành nào, việc nâng cao chất lượng dịch vụ là một việc làm cần thiết. Bưu chính là một lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành khác, đặc biệt là Giao thông nên việc liên kết với những ngành này để cùng phát triển là rất quan trọng. Năm 1999, VNPT đã kí kết với Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam về việc kiểm tra an ninh đối với bưu gửi bay, nhằm tăng độ an toàn cho bưu gửi và giảm các thủ tục phiền hà, tránh những trường hợp hàng hóa bị gửi trả do vi phạm những yếu tố an ninh. Ngoài ra việc áp dụng khoa học Công Nghệ, tin học hóa nghiệp vụ của ngành là một nhiệm vụ quan trọng hiện nay, để đảm bảo chính xác và thuận tiện cho nhân viên trong ngành cũng như khách hàng, đồng thời việc giao dịch với Bưu chính quốc tế cũng dễ dàng hơn. Xây dựng một hệ thống để quản lý và kiểm tra chất lượng của dịch vụ bưu phẩm bưu kiện là một điều cần thiết. Công nghệ RFID là một công nghệ mới, hứa hẹn nhiều thành công và lợi ích trong việc này. Hệ thống được xây dựng sẽ giúp thống kê, kiểm tra bưu gửi đến, giảm hàng hóa bị thất lạc, định vị chính xác bưu gửi đang ở đâu, từ đó sẽ có những hành động kịp thời và giảm thiểu thiệt hại cho ngành bưu chính. Một số phương pháp được áp dụng hiện nay để đánh giá chất lượng bưu chính là: - Thăm dò, khảo sát Hàng năm, hoặc khi cần thiết tiến hành khảo sát và thống kê ý kiến khách hàng về các dịch vụ trong ngành, từ đó xác định cần thay đổi, cải tiến hoặc đưa ra những phương thức mới nào để nâng cao chất lượng dịch vụ trong ngành, đồng thời cũng thấy được sai sót để sửa chữa. - Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng Khách hàng có thể đưa ra các yêu cầu, ý kiến thông qua điện thoại, email, internet. Do đó, cần xây dựng hệ thống quản lý những thông tin này, đồng thời phản hồi kịp thời cho khách hàng. Hệ thống này được xây dựng có sự Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 45 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. tham gia của máy tính, giúp việc quản lý và theo dõi được dễ dàng, thuận tiện hơn. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra được kết quả kiểm tra, độ đo về sự thỏa mãn của khách hàng như thế nào. Trên thế giới có 2 phương pháp chính để đo sự thỏa mãn của khách hàng là: Phương pháp đánh giá: Người dùng đưa ra đánh giá của mình. Nhân viên bưu điện sẽ so sánh với tỉ lệ trung bình, từ đó đưa ra được nhận định của khách hàng về dịch vụ Phương pháp “benchmarking”- điểm chuẩn: phương pháp này so sánh chất lượng bưu chính của các nước khác nhau với một điểm chuẩn có sẵn. Đây là một phương pháp khá tốt và hiệu quả để nâng cao chất lượng dịch vụ. - Thống kê hàng hóa, bưu gửi Việc thống kê có hệ thống sẽ rất có hiệu quả trong quản lý và đánh giá xem dịch vụ nào được sử dụng và khiến khách hàng hài lòng nhất, cũng như những dịch vụ có chất lượng thấp nhất (hàng gửi không đến nơi, khách hàng phàn nàn, mất bưu gửi hoặc gửi không chính xác…). Đây cũng là một cách thức rất hiệu quả để nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính. Ngoài ra, đầu tư cơ sở hạ tầng để nghiên cứu công nghệ và cải tiến qui trình nghiệp vụ cũng là yêu cầu lớn trong tình trạng hiện nay. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xu hướng toàn cầu hoá trong các ngành nghề, những thay đổi này sẽ giúp cho bưu chính Việt Nam hoạt động và kết nối tới thế giới nhanh chóng, hiệu quả hơn. Bên cạnh các quy định và tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ bưu phẩm bưu kiện do liên minh bưu chính thế giới đưa ra như: đảm bảo an toàn, chính xác, nhanh chóng...., nhiều nước cũng đã có những hoạt động đáng kể để nâng cao chất lượng dịch vụ, trong đó phải kể đến Thuỵ Sỹ-là nước vừa được công nhận đạt chất lượng quản lý dịch vụ cao nhất của UPU năm 2006. Trước đó một nước công nghiệp khác cũng đã có được chứng nhận này là Đan Mạch. Để cải tiến chất lượng dịch vụ, một số nước đã áp dụng công nghệ mới như RFID để giám sát, quản lý và lưu dấu vết hành trình của các bưu phẩm bưu kiện. Bên cạnh đó, nhiều năm qua, UPU đã có những hoạt động nhằm hỗ trợ bưu chính các nước nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm tác động tích cực tới toàn bộ mạng lưới bưu chính quốc tế, nên công tác giám sát và quản lý đã có những cải tiến và quan tâm đáng kể. Ứng dụng công nghệ được áp dụng và nhắc tới nhiều trong những năm qua là mã vạch. Công nghệ này đã được triển khai đưa vào các dịch vụ bưu chính để mã hóa địa chỉ, thay thế tem thông thường bằng e-stamp(áp dụng công nghệ mã vạch), lưu lại những thông tin về ngày tháng, giá cước… giúp cho việc trao đổi và lưu dữ liệu hiệu quả hơn. Những cải tiến này cũng quan tâm nhiều hơn đến quản lý đường thư và xác định những điểm tắc nghẽn, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và dự phòng những rủi ro xảy ra trên đường vận chuyển thư. Tùy theo điều kiện kinh tế, sự phát triển khoa học kỹ thuật và tình hình địa lý, nhiều nước có những cải tiến khác nhau nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong vận chuyển hàng và đảm bảo an toàn dịch vụ cũng như gắn bó, liên kết hơn với bưu chính của các nước khác trên thế giới. 4.1. Các công nghệ được sử dụng Trong nhiều năm qua, ngành bưu chính đã tích cực đưa những công nghệ mới vào sử dụng, một mặt giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm lao động thủ công phức tạp cho Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 46 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. người lao động, mặt khác là để theo kịp sự phát triển về khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới. Những công nghệ phải được kể đến là: - Mã vạch: công nghệ mã vạch đã được áp dụng vào lĩnh vực tem bưu chính (tem điện tử e-stamp) nhằm lưu lại mã của thư từ được gửi đi thay thế cho tem bưu chính thông thường. + - - Có các máy in và đọc mã vạch phục vụ cho công tác vận chuyển, khai thác chia chọn các dịch vụ bưu phẩm bưu kiện, thư từ, EMS…nhằm tự động hóa các khâu phân hướng, chia chọn tại trung tâm khai thác. Công nghệ web, internet: + Sử dụng các dịch vụ web, máy chủ web dựa trên nền tảng internet nhằm kết nối các vùng, khu vực khác nhau mà bưu phẩm, bưu kiện đi qua để đồng bộ dữ liệu và theo dõi định vị được bưu phẩm bưu kiện trong quá trình vận chuyển. + Tất cả các máy tính đều được kết nối internet và liên kết với nhau, đảm bảo theo dõi được hoạt động của các đơn vị khác, liên thông và đồng bộ trong các hoạt động với nhau. Công nghệ RFID: đây là công nghệ mới nhất đang được nghiên cứu và áp dụng ngày càng rộng rãi cho ngành bưu chính với nhiều mục đích: + Lưu vết, theo dõi định vị bưu phẩm, bưu kiện, thư từ. + Theo dõi, kiểm tra thời gian toàn trình khi vận chuyển bưu phẩm bưu kiện trong hệ thống Test mail. + Tiến tới bưu chính điện tử, với các thùng thư hay bưu gửi cũng được gắn thẻ RFID, giúp tự động và nhanh chóng xác định được vị trí bưu phẩm, bưu kiện. + Tại Châu Á, bưu chính Hàn Quốc cũng có kế hoạch đưa công nghệ này vào ứng dụng trong năm 2007. Ngoài các công nghệ này đã được đưa vào sử dụng cho việc giám sát quản lý đánh giá chất lượng bưu chính, việc áp dụng và tin học hóa các hoạt động nghiệp vụ của ngành cũng được thực hiện nhằm dần thay thế những hoạt động thủ công bằng máy móc tự động, lưu trữ dữ liệu trên máy tính và thực hiện các hoạt động bằng máy tính, giảm thiếu lao động bằng tay. Với những cố gắng và nỗ lực này, ngành bưu chính đã có nhiều cải tiến cho chất lượng dịch vụ, thời gian toàn trình và mục tiêu cần đạt được khi vận chuyển bưu gửi tăng lên (các mục tiêu này được xét đến với tỷ lệ hài lòng khách hàng, thư gửi đảm bảo thời gian đưa ra, tốc độ chuyển phát, tính ổn định và an toàn khi gửi thư). Việc áp dụng những công nghệ mới vào ngành bưu chính là yêu cầu cấp thiết để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và cải tiến công tác giám sát cho ngành trong điều kiện bưu chính ngày càng phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ bưu gửi được gửi đi hàng năm ngày càng tăng. Bưu chính Việt Nam cũng đã áp dụng internet, mã vạch cho ngành bưu chính nhưng công nghệ RFID hiện tại vẫn là chưa khả thi do giá cả và yêu cầu bảo mật cho công nghệ này vẫn còn chưa triệt để, không phù hợp tình hình kinh tế của Việt Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 47 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Nam. Trong một vài năm tới, áp dụng công nghệ mới này là hoàn toàn có thể để có thể kết nối với thế giới trong hoạt động bưu chính chung. 4.2. Hiệu quả đạt được Công nghệ hiện đại được áp dụng cho ngành bưu chính đã đem lại nhiều lợi ích đáng kể, giúp dần dần hình thành nên các bưu cục điện tử, giao dịch qua mạng và tối ưu hóa các hoạt động nghiệp vụ của ngành. Chúng không những góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của ngành mà còn khẳng định sự phát triển của ngành bưu chính với đội ngũ nhân viên có tay nghề, kiến thức ngày càng cao, theo kịp sự phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới. Hiệu quả mà những công nghệ này đã đạt được có thể kể đến là: - Nâng cao chất lượng của ngành. Việc áp dụng khoa học công nghệ đã giúp ngành bưu chính giám sát được các dịch vụ mà ngành phục vụ, theo dõi và đáp ứng được nhanh nhất những thay đổi của khách hàng, đảm bảo khách hàng luôn được hài lòng. - Giảm thiểu lao động thủ công. Tin học hóa các hệ thống nghiệp vụ với các công nghệ nhận dạng(như mã vạch, RFID…) thay thế cho tem bưu chính bằng giấy, lưu trữ thông tin trên cơ sở dữ liệu đã giúp giảm bớt gánh nặng và phức tạp cho các hoạt động nghiệp vụ của ngành, việc lưu trữ và kiểm tra thông tin cũng dễ dàng và thuận tiện hơn. - Liên kết và kết nối với các công ty con, các thành viên khác trong cùng một tổ chức dễ dàng và hiệu quả dựa trên internet. Đây thực sự là một bước tiến mới giúp đồng bộ và theo dõi được dữ liệu, thông tin về các bưu gửi từ các khu vực khác nhau, giúp quản lý tốt hơn tình trạng, thời gian toàn trình của một bưu gửi hay thư từ. Các hệ thống định vị và theo dõi bưu gửi đã dần ra đời, với thông tin được quản lý online từ người quản trị cũng khiến khách hàng hài lòng bởi họ có thể biết thông tin về bưu gửi của mình bất cứ lúc nào. - Tăng năng suất sản xuất kinh doanh. Với số lượng bưu gửi tăng lên hàng năm thì việc áp dụng khoa học công nghệ giúp tăng năng suất sản xuất kinh doanh các dịch vụ này, tạo nên sự phát triển của toàn ngành Việc áp dụng khoa học công nghệ có nhiều lợi ích cho hoạt động của toàn ngành, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng năng suất sản xuất kinh doanh đồng thời cũng góp phần thay đổi cách thức sản xuất và quản lý theo hướng tự động và hiện đại hóa. Trong tương lai, công nghệ đang được quan tâm nhiều nhất là RFID trong việc đánh giá và giám sát chất lượng dịch vụ bưu chính, theo dõi định vị bưu gửi khi đi qua những nơi khác nhau. 4.3. Xu hướng công nghệ ứng dụng trong việc giám sát chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện Hiện tại, việc giám sát và quản lý được chất lượng dịch vụ bưu phẩm bưu kiện cũng như thư thường là yêu cầu cần thiết để hoạt động bưu chính ngày càng phát triển và phục vụ khách hàng tốt hơn. Trên thế giới và Việt Nam vẫn chưa có hình thức nào thật sự rõ ràng cho việc đánh giá và kiểm tra chất lượng, tất cả đều tùy thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi nước mà chưa hề có một quy định chung. Công nghệ RFID là một công nghệ mới được áp dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau trong đó có cả bưu chính, Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 48 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. nhằm theo dõi và giám sát được hành trình của bưu gửi. Ưu điểm rõ ràng khi sử dụng công nghệ mới này là có thể theo dõi được thời gian toàn trình khi một bưu phẩm bưu kiện được gửi đi cho tới khi nó đến được tay người nhận, từ đó có thể thấy được thời gian vận chuyển khai thác có trong giới hạn cho phép hay không. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với dịch vụ chuyển phát nhanh EMS. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ RFID, việc đưa các ứng dụng dần lên web theo xu hướng chung cũng được quan tâm trong thời điểm hiện tại. Khi đưa các hoạt động nghiệp vụ lên nền web sẽ giúp giải quyết vấn đề về thời gian, bất cứ ai có quyền tham gia vào hệ thống cũng có thể làm việc trực tiếp với dữ liệu ở một nơi khác, thậm chí có thể không cần đến cơ quan mà vẫn có thể làm việc được bình thường. Điều này cũng giúp nhân viên làm việc trực tuyến, mọi người có thể trao đổi trực tiếp với nhau về tình hình hoạt động mà không cần phải chờ đợi gặp mặt hoặc kết nối điện thoại đường dài. Với cách thức hoạt động như vậy không những giảm được chi phí cho hoạt động của hệ thống mà còn giúp giảm bớt công việc của nhân viên mà vẫn theo dõi được hành trình của bưu gửi, tình trạng bưu gửi đã đến nơi hay chưa và có hỏng hóc, mất mát hay lạc hướng hay không. Cơ cấu hoạt động này vẫn là mơ ước trong tương lai, cũng như RFID cũng đang dần được sử dụng để thay thế mã vạch trong một vài dịch vụ bởi chi phí và điều kiện về công nghệ trong thời điểm hiện tại là không khả thi. Khi các bưu cục trong và ngoài nước có thể kết nối được với nhau, theo dõi được bưu gửi được chuyển đến từ nơi này đến nơi khác thì chất lượng dịch vụ của ngành bưu chính sẽ được nâng lên đáng kể. Đó là bởi vì bưu gửi được giám sát chặt chẽ, có sự sửa đổi kịp thời khi đi sai hướng, khi yêu cầu của khách hàng thay đổi hoặc đưa ra những báo cáo cần thiết về tình hình hoạt động của một khu vực nào đó chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, cần nỗ lực để đưa công nghệ mới vào phục vụ cho các hoạt động của ngành với sự nghiên cứu và phân tích cần thiết nhằm phù hợp với đặc điểm của mỗi nước cũng như đem lại được kết quả cao nhất cho ngành. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 49 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. - Hỗ trợ nghiệp vụ khai thác, quản lý và định vị bưu gửi Một trong những nội dung công việc yêu cầu nhiều thời gian và nhân lực nhất trong quy trình cung cấp các dịch vụ bưu gửi là việc nhập thông tin về các loại bưu phẩm, bưu kiện để có thể tiến hành khai thác, theo dõi, định vị và phục vụ công tác quản lý. Đặc biệt là tại các Trung tâm đầu mối Bưu chính như ở Công ty VPS. Nguyên nhân là hiện tại Bưu chính Việt Nam chưa hỗ trợ các hệ thống phần mềm cung cấp các dịch vụ bưu gửi theo một quy trình khép kín, việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị còn rất ít, hoặc thông tin trao không đầy đủ do hạ tầng mạng còn yếu kém. Vì vậy tại hầu hết các đơn vị đều thực hiện thao tác nhập dữ liệu đầu vào trước rồi mới có thể tiến hành các nghiệp vụ khai thác, định vị hay báo cáo thống kê. Với việc ứng dụng công nghệ RFID, Bưu chính Việt Nam có thể giảm thiểu thời gian và nhân lực trong các khâu nhập dữ liệu đầu vào mà không cần phụ thuộc vào thông tin trao đổi với đơn vị khác, cụ thể đề xuất giải pháp như sau: - Thông tin về bưu gửi cần quản lý, theo dõi được nhập tại các điểm cung cấp dịch vụ và ghi vào thẻ RFID (loại đọc ghi). - Mỗi bưu gửi cần quản lý thông tin sẽ được gắn với 1 thẻ RFID - Xây dựng một mạng lưới các cổng giám sát (Monitoring Gate) tại các đầu mối khai thác bưu gửi để thu thập thông tin. Tất cả các túi, gói được giao nhận giữa đội vận chuyển và các bưu cục phải được đưa qua cổng giám sát, có thể sử dụng băng chuyền hoặc xe đẩy. - Phát triển phần mềm giao tiếp hoặc truy nhập trực tiếp nguồn thông tin thu được để thực hiện các nghiệp vụ khai thác bưu chính và các công tác quản lý trong phạm vi đơn vị. Để có thể hỗ trợ công tác định vị bưu gửi thì cần tổ chức một trung tâm lưu trữ dữ liệu tập trung liên quan đến toàn trình cung cấp các dịch vụ bưu gửi và có sự cập nhật thông tin từ các điểm có triển khai công nghệ RFID, cụ thể là những điểm có đặt cổng giám sát Với những lợi ích lớn của RFID, việc ứng dụng nó vào lĩnh vực bưu chính để nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ là điều đáng quan tâm. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ đưa ra việc áp dụng công nghệ này trong lĩnh vực giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ bưu kiện bưu phẩm cho lĩnh vực bưu chính trong VNPT. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 50 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. 4.4 Kết luận về phương án khả thi Hai phương án vừa đề xuất đều có những ưu điểm, chức năng đáp ứng được yêu cầu của công tác giám sát, quản lý chất lượng dịch vụ BPBK. Hệ thống lưu vết, tìm dấu BPBK nếu được xây dựng và triển khai hoàn chỉnh sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu phục vụ cho công tác quan lý, giám sát chất lượng dịch vụ BPBK. Ngoài ra, hệ thống này còn có thể đáp ứng được việc đưa ra dịch vụ mới cho khách hàng lựa chọn, chẳng hạn: dịch vụ xem hành trình của BPBK, tìm vị trí hiện thời của BPBK,…Vì vậy, lợi ích từ việc triển khai hệ thống lưu vết, tìm dấu là rất lớn. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, để xây dựng một hệ thống như mô tả đòi hỏi phải có kinh phí khá lớn (trang bị đầu đọc, ghi tại rất nhiều bưu cục, đi kèm là các máy tính cá nhân với phần mềm chuyên dụng), bên cạnh đó, việc triển khai trên toàn bộ các bưu cục yêu cầu một hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh và đồng đều, nhưng tần xuất sử dụng tại các bưu cục lại không như nhau, nhiều nơi sử dụng với tần xuất thấp, gây lãng phí cho hệ thống. Mặt khác, qua khảo sát công tác giám sát, quản lý chất lượng dịch vụ BPBK, nhóm đề tài nhận thấy, yêu cầu trước mắt cho công tác giám sát là kiểm tra thời gian toàn trình của gửi thư thường. Việc kiểm tra được bắt đầu tại một địa điểm xác định nào đó, gửi thư kiểm tra đi và có thể ghi lại thời gian tới các trung tâm bưu chính khu vực. Từ những yêu cầu trước mắt của đơn vị có chức năng quản lý, giám sát chất lượng dịch vụ BPBK, những ưu điểm của hệ thống đề xuất cùng với hạ tầng kỹ thuật hiện tại và thực tế của việc cung cấp thiết bị, nhóm đề tài đã đi tới quyết định lựa chọn phương án xây dựng “Hệ thống Test Mail” dựa trên các lý do sau đây: - Phù hợp với yêu cầu hiện tại của đơn vị có chức năng quản lý, giám sát chất lượng dịch vụ BPBK - Cho phép kiểm tra thời gian toàn trình một các chính xác, khách quan - Số lượng đầu đọc, đầu đọc/ghi nhỏ do chỉ triển khai tại các trung tâm bưu chính khu vực, tại đơn vị bắt đầu gửi thư kiểm tra và tại Bưu định một số Tỉnh/Thành phố (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) - Hạ tầng kỹ thuật tại các địa điểm triển khai (máy tính cá nhân, hệ thống mạng) đủ đáp ứng việc cài đặt, kết nối CSDL của Hệ thống Test Mail Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 51 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. V. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG ỨNG DỤNG RFID TRONG QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU PHẨM BƯU KIỆN 5.1 Phân tích, thiết kế hệ thống kỹ thuật 5.1.1 Mô hình chung của hệ thống Hệ thống Test Mail được xây dựng là một hệ thống thống nhất tại các điểm triển khai. Tuy nhiên, các chức năng sẽ được phân quyền theo người dùng hoặc theo điểm triển khai (là nơi gửi thư kiểm tra đi hay trung tâm khai thác bưu chính, …). Hình 5.1: Mô hình chung của hệ thống Test Mail Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 52 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Hệ thống hoạt động như sau: Thư kiểm tra xuất phát từ Ban BC-PHBC và các đơn vị có chức năng quản lý, giám sát chất lượng dịch vụ BPBK. Thư kiểm tra sẽ có hình dáng như một bức thư thông thường với đầy đủ thông tin người nhận và người gửi. Điểm khác biệt của thư kiểm tra so với thư thường là trong thư có chứa thẻ RFID (dạng nhãn giấy hoặc loại thẻ plastic mềm). Tại đây, người sử dụng sẽ có quyền ghi những thông tin cần thiết lên thẻ và ghi vào CSDL. Tại các trung tâm bưu chính khu vực và các trung tâm khai thác đầu mối Tỉnh/Thành phố (Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh) sẽ có các hệ thống Cổng giám sát (Monitoring Gate System) cho phép phát hiện sự có mặt của các thư có chứa thẻ bên trong. Mọi thư qua xử lý tại trung tâm đều phải đi qua cổng giám sát này. Mỗi khi phát hiện ra có thẻ trong bán kính phát hiện của đầu đọc, đầu đọc sẽ nhận tín hiệu, truyền về máy tinh và cập nhật tự động vào CSDL. Toàn bộ cơ chế trên sẽ được thực hiện tự động, không có sự tham gia của con người để đảm bảo tính khách quan cho quá trình gửi thư kiểm tra. Khi kết thúc hành trình của mình, thư kiểm tra sẽ được giữ lại và ghi nhận vào hệ thống ngày kết thúc. Qua đó sẽ kiểm tra được thời gian toàn trình của thư kiểm tra cũng như thời gian xử lý tại các trung tâm bưu chính (cần kiểm tra). Việc kiểm tra như trên diễn ra hoàn toàn khách quan vì chỉ có đầu đọc (ở cổng giám sát) mới có thể phát hiện ra sự có mặt của thư kiểm tra. Con người không thể phát hiện ra các thư này, vì vậy, sẽ không có hiện tượng ưu tiên xử lý thư kiểm tra nhanh hơn thư thường. 5.1.2 Mô tả chức năng hệ thống Hệ thống Test Mail được triển khai thống nhất tại các địa điểm. Các chức năng sẽ được phân quyển theo người sử dụng hoặc theo địa điểm triển khai. Hệ thống có các chức năng chính được mô tả trong hình 6.2 (1) Chức năng quản lý người dùng: chức năng này nhằm phân quyền người dùng, cấp tài khoản vào hệ thống chỉ cho những người có liên quan. - Người quản trị hệ thống có quyền thêm, sửa hoặc xóa thành viên có thể tham gia hệ thống cũng như giới hạn quyền của họ đối với hệ thống này (ví dụ như chỉ có quyền đọc, có cả quyền đọc-ghi…) - Người quản trị hệ thống có thể tìm kiếm thông tin chi tiết về người dùng, giám sát ai là người sử dụng hệ thống trong một khoảng thời gian nhất định. (2) Chức năng quản lý hệ thống: - Tạo cho mỗi người dùng một tài khoản và yêu cầu đăng nhập đúng mới có khả năng truy cập và sử dụng hệ thống - Khi có các phiên bản nâng cấp, dễ dàng cập nhật phiên bản mới từ nhà sản xuất - Chức năng đổi mật khẩu có hiệu lực với cả nhà quản trị và người dùng hệ thống (người dùng chỉ có khả năng đổi mật khẩu của mình, nhà quản trị có toàn quyền đối với những người dùng khác trong hệ thống). Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 53 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Hình 5.2: Sơ đồ chức năng của hệ thống Test Mail (3) Gửi thư kiểm tra - Ghi thông tin lên thẻ: do ban bưu chính- phát hành báo chí thực hiện. Ghi lại những thông tin về ngày giờ gửi, người gửi… - Ghi thông tin vào cơ sở dữ liệu: song song với thông tin lưu vào thẻ, cần lưu lại vào cơ sở dữ liệu để kiểm tra và giám sát sau này. (4) Xác nhận thư kiểm tra - Cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu: khi thẻ đi qua những địa điểm có đặt đầu đọc, đầu đọc tự động đọc dữ liệu và lưu vào cơ sở dữ liệu thời gian, vị trí hiện tại. - Cập nhật thông tin lên thẻ: chỉ áp dụng cho ban BC-PHBC (khi muốn sửa đổi thông tin), các đơn vị khác được kiểm tra nên không có chức năng cập nhật và ghi thông tin lên thẻ. (5) Kiểm tra thông tin - Kiểm tra đường thư: ban bưu chính xem xét đường thư mà thư Test sẽ đi qua. - Định vị thư kiểm tra: biết được vị trí hiện tại của thư test, đã đi qua đâu và có khả năng đang ở vị trí nào. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 54 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. 5.2 Kiến trúc chung của hệ thống Test Mail Hệ thống Test Mail là một hệ thống phân tán, được tổ chức phù hợp theo mô hình quản lý hệ thống bưu chính. Hình vẽ sau đây mô tả tổng quản hệ thống Test Mail cũng như các gói phần mềm chính của hệ thống: Hình 5.3: Kiến trúc chung của hệ thống TestMail Hệ thống Test Mail bao gồm các hệ thống con như sau: - Hệ thống Test Mail II - Hệ thống Test Mail I - Hệ thống Test Mail CMS Với các hệ thống như trên, mô hình về lưu trữ dữ liệu và phương thức kết nối mạng tại các địa điểm triển khai dự kiến như sau: − Tại các trung tâm khai thác đầu mối Tỉnh/TP: dữ liệu thu được từ cổng kiểm soát đặt tại các trung tầm về các thư test (bưu gửi test) qua trung tâm được lưu trữ của từng Trung tâm khai thác đầu mối Tỉnh/TP được lưu trữ cục bộ, đáp ứng nhu cầu Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 55 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. về tốc độ, tính sẵn sàng. Máy tính tại các trung tâm khai thác đầu mối Tỉnh/TP kết nối về VPS mà trung tâm trực thuộc để truyền/nhận dữ liệu thông qua LAN/Leased Line/ISDN/PSTN. − − − − Tại VPS I, II, III: Lưu trữ dữ liệu về các thư test của tất cả các Trung tâm khai thác đầu mối Tỉnh/TP trực thuộc. Truyền nhận dữ liệu với Trung tâm điều hành mạng (Ban Post*Net) thông qua Leased Line/Dial up. Hệ thống quản lý tập trung: Thao tác với CSDL tập trung tại Post*Net thông qua kết nối Leased Line, sử dụng mô hình Client/Server. Trung tâm điều hành mạng/Trung tâm dữ liệu (Ban Post*Net): Lưu trữ tập trung toàn bộ dữ liệu các dịch vụ chuyển tiền toàn quốc. Các đơn vị có chức năng quản lý chất lượng dịch vụ BPBK (đơn vị cần gửi thư kiểm tra): dữ liệu khởi tạo của các thư test sẽ được lưu trữ tại CSDL cục bộ của các đơn vị này, dữ liệu này sau đó sẽ được truyền về Trung tâm dữ liệu (đặt tại Ban Post * Net) thông qua Leased Line/Dial up. 5.2.1 Hệ thống Test Mail II a. Các khối chức năng Được triển khai tại các trung tâm khai thác đầu mối Tỉnh/TP (Hà Nội, TP.HỒ Chí Minh, Đà Nẵng), phần mềm Test Mail II là một thành phần của gói sản phẩm Test Mail, cung cấp các chức năng hỗ trợ xử lý dữ liệu nhận từ hệ thống cổng kiểm soát đặt tại các trung tâm khai thác đầu mối Tỉnh/TP và các chức năng truyền, nhận dữ liệu với các VPS mà trung tâm trực thuộc. Các khối chức năng lớn của phần mềm Test Mail II bao gồm: - Khối chức năng quản lý hệ thống: Cung cấp các chức năng cấu hình hệ thống Test Mail II - Khối chức năng quản lý người dùng: Cung cấp các chức năng phân quyền người dùng, thêm/sửa/xóa người dùng, tìm kiếm thông tin người dùng - Khối chức năng xác nhận thư (bưu gửi) kiểm tra: Cung cấp chức năng cập nhật tự động ID của thư (BPBK) đi qua cổng kiểm soát tại trung tâm cùng với các thông tin cần thiết về thư (BPBK) như: ngày, giờ tới trung tâm; ngày giờ rời trung tâm,… - Khối chức năng truyền nhận dữ liệu: Cung cấp các chức năng truyền dữ liệu lên các VPS mà trung tâm trực thuộc. Với các khối chức năng như trên, hệ thống Test Mail II cần có: - CSDL cục bộ của trung tâm đầu mối Tỉnh/TP (giai đoạn một: tại các trung tâm khai thác đầu mối Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) - Dịch vụ truyền thông hỗ trợ nhiệm vụ truyền thông với Hệ thống Test Mail I mà trung tâm khai thác trực thuộc - Phần mềm Test Mail II với các chức năng kể trên b. Mô hình dữ liệu tại trung tâm đầu mối Tỉnh/TP Hình vẽ sau diễn tả mô hình CSDL cho mỗi trung tâm đầu mối Tỉnh/TP: Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 56 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Hình 5.4: Mô hình dữ liệu tại bưu cục - Hệ quản trị CSDL: Tại mỗi trung tâm đầu mối Tỉnh/TP sẽ sử dụng một hệ quản trị CSDL MS SQL Server phiên bản Desktop Edition. Hệ quản trị CSDL này sẽ quản lý CSDL cục bộ lưu trữ các thông tin về tất cả những bưu gửi test (thư hoặc bưu phẩm có gắn thẻ RFID) đi qua cổng kiểm soát tại trung tâm. - Mô hình truy nhập hệ quản trị CSDL: Các phần mềm Test Mail II kết nối vào CSDL này thông qua mô hình mạng cục bộ ngang hàng. - Nội dung CSDL: CSDL này chứa toàn bộ dữ liệu phục vụ cho hệ thống Test Mail II - Quản trị hệ CSDL: Việc quản trị hệ quản trị CSDL này do cán bộ tin học tại trung tâm khai thác đầu mối Tỉnh/TP chịu trách nhiệm 5.2.2 Hệ thống Test Mail I a. Các khối chức năng Được triển khai tại VPSI, II, III, phần mềm Test Mail I là một thành phần của gói sản phẩm Test Mail, cung cấp các chức năng hỗ trợ xử lý dữ liệu nhận từ hệ thống cổng kiểm soát đặt tại VPS, các chức năng truyền, nhận dữ liệu với các trung tâm khai thác đầu mối Tỉnh/TP trực thuộc và với trung tâm dữ liệu đặt tại Ban Post * Net. Các khối chức năng lớn của phần mềm Test Mail I bao gồm - Khối chức năng quản lý hệ thống: Cung cấp các chức năng cấu hình hệ thống Test Mail II - Khối chức năng quản lý người dùng: Cung cấp các chức năng phân quyền người dùng, thêm/sửa/xóa người dùng, tìm kiếm thông tin người dùng - Khối chức năng xác nhận thư (bưu gửi) kiểm tra: Cung cấp chức năng cập nhật tự động ID của thư (BPBK) đi qua cổng kiểm soát tại trung tâm cùng với các thông tin cần thiết về thư (BPBK) như: ng ayy, giờ tới trung tâm; ngày giờ rời trung tâm, … Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 57 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. - Khối chức năng truyền/nhận dữ liệu: Cung cấp các chức năng truyền dữ liệu lên trung tâm dữ liệu đặt tại Ban Post * Net, đồng thời cung cấp các chức năng nhận dữ liệu từ các Trung tâm khai thác đầu mối Tỉnh/TP trực thuộc Với các khối chức năng như trên, hệ thống Test Mail I cần có: - CSDL tập trung tại VPS I, II, III - Dịch vụ truyền thông hỗ trợ nhiệm vụ truyền thông với các trung tâm đầu mối Tỉnh/TP, với Hệ thống quản lý tập trung CMS - Phần mềm sử dụng tại VPS I, II, III: phần mềm Test Mail I với các chức năng tương ứng b. Mô hình dữ liệu Hình 5.5: Mô hình dữ liệu tại VPS I, II, III - Hệ quản trị CSDL: Tại VPS I, II, III sẽ sử dụng một hệ quản trị CSDL MS SQL Server phiên bản Enterprise Edition. Hệ quản trị CSDL này sẽ quản lý CSDL cục bộ lưu trữ các thông tin thu nhận về các thư hoặc bưu gửi test có gắn thẻ RFID đi qua các cổng kiểm soát đặt tại trung tâm - Mô hình truy nhập hệ quản trị CSDL: Các phần mềm Test Mail I sẽ kết nối vào CSDL này thông qua mô hình mạng cục bộ ngang hàng. - Nội dung CSDL: CSDL này chứa toàn bộ dữ liệu phục vụ cho hệ thống Test Mail I. - Quản trị hệ CSDL: Việc quản trị hệ quản trị CSDL này do cán bộ tin học tại VPS I, II, III thực hiện 5.2.3 Hệ thống quản lý tập trung (Hệ thống Test Mail CMS) Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 58 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Hình 5.6: Mô hình dữ liệu tại Ban Post * Net Phần mềm Test Mail CMS là một thành phần của gói sản phẩm Test Mail, cung cấp các chức năng hỗ trợ xử lý dữ liệu nhận từ VPSI, II, III và trong tương lai, khi kết nối với hệ thống Continuous Testing của IPC, Test Mail CSM sẽ cung cấp thêm các chức năng truyền, nhận dữ liệu trung tâm dữ liệu của hệ thống quản lý tập trung CMS của IPC đặt tại Brussels-Bỉ. Các khối chức năng lớn của phần mềm Test Mail CMS bao gồm: - Khối chức năng quản lý hệ thống: Cung cấp các chức năng cấu hình hệ thống Test Mail CMS - Khối chức năng quản lý người dùng: Cung cấp các chức năng phân quyền người dùng, thêm/sửa/xóa người dùng, tìm kiếm thông tin người dùng - Khối chức năng truyền/nhận dữ liệu: Cung cấp các chức năng nhận dữ liệu từ các hệ thống Test Mail II tại VPS I, II, III Với các khối chức năng như trên, Hệ thống Test Mail CMS gồm có: - CSDL tập trung - Dịch vụ truyền thông hỗ trợ nhiệm vụ truyền thông với VPS I, II, II, Website của hệ thống Test Mail - Phần mềm sử dụng tại hệ thống quản lý tập trung: phần mềm Test Mail CMS, có đầy đủ các chức năng đã thiết kế. 5.3 Các yêu cầu khi phát triển hệ thống RFID Phát triển và triển khai hệ thống RFID đòi hỏi những yêu cầu khắt khe và khá phức tạp. Việc chọn thiết bị cho phù hợp với hệ thống, số lượng thẻ, tần số, quan tâm đến các yếu tố môi trường và khả năng đọc dữ liệu…cần được quan tâm để có thể sử dụng Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 59 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. và áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất. Chúng ta sẽ xem xét một vài đặc điểm của thẻ, đầu đọc RFID với những ảnh hưởng và ràng buộc với các điều kiện bên ngoài trong việc đưa công nghệ này vào sử dụng để quản lý và đánh giá chất lượng dịch vụ bưu phẩm bưu kiện hay Test Mail. 5.3.1 Môi trường và yêu cầu của hệ thống Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và lại có sự khác nhau khá rõ rệt giữa các vùng trong cả nước trong khi bưu phẩm, bưu kiện hay thư lại phải vận chuyển qua khá nhiều tỉnh/thành phố. Vì vậy, với các bưu gửi, thư từ có gắn thẻ RFID cần phải đảm bảo thẻ vẫn có khả năng hoạt động, không bị mất tín hiệu… trong những điều kiện cho phép. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn lựa loại thẻ, tần số hoạt động hay môi trường sử dụng…Chúng ta sẽ xem xét yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ, khả năng truyền và đọc tín hiệu của thẻ như thế nào để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho ứng dụng Test Mail. - Với tần số: Với mỗi loại tần số khác nhau (như LF, HF hay UHF…) khả năng truyền tín hiệu cũng khác nhau, mỗi loại hoạt động tốt trong một môi trường nhất định nào đó. + Tần số HF: rất tin cậy với khoảng cách gần, hoạt động tốt nhất trong môi trường chất lỏng, truyền tín hiệu kém hơn với kim loại. + Tần số UHF: có khoảng cách đọc khá lớn, hoạt động không tốt trong môi trường chất lỏng và kim loại do bị những môi trường này hấp thụ năng lượng khi truyền qua. + Ngoài ra còn có tần số thuộc dải sóng cực ngắn và tần số thấp. Tuy nhiên 2 loại tần số này ít được sử dụng hơn, tần số thấp chủ yếu được dùng để nhận dạng động vật, chống trộm; sóng cực ngắn dùng cho hệ thống điều khiển xe cộ. Thẻ UHF nhạy cảm với các yếu tố môi trường hơn so với các thẻ hoạt động thuộc dải tần số khác. Nhiều yếu tố, trong đó có cả các yếu tố vật lý và môi trường ảnh hưởng đến khả năng đọc và tính chính xác của thẻ. Với môi trường lỏng, kim loại hay trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nhiệt độ thấp hay độ ẩm cao, khả năng đọc của thẻ đều giảm xuống. Tuy nhiên, RFID là loại công nghệ khá nhạy cảm đối với các yếu tố môi trường nên chúng còn được sử dụng để theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm…, báo những thay đổi này về cho máy tính trung tâm để đưa ra những xử lý kịp thời cho những sản phẩm hay thiết bị có gắn kèm thẻ RFID. Chúng vẫn có thể hoạt động trong những điều kiện môi trường khá khắc nghiệt nên sử dụng công nghệ này đem lại sự kinh tế và hiệu quả cao, đảm bảo hệ thống vẫn có thể vận hành và hoạt động bình thường. Hơn nữa, với sự phát triển của công nghệ, các sản phẩm mới tiếp tục ra đời khắc phục những nhược điểm của thẻ RFID, ví dụ như công nghệ Smart Active Label được đưa ra cho những thẻ RFID được sử dụng cho các môi trường chất lỏng hay kim loại (như nước soda, nước hoa quả…). Những yếu tố vật lý và môi trường ảnh hưởng đên sự hoạt động của thẻ RFID như sau: - Ảnh hưởng của môi trường tới khả năng đọc thẻ: Môi trường hoạt động của thẻ bao gồm cả những yếu tố vật lý và các yếu tố về thời tiết, khí hậu, độ ẩm, nhiệt độ… Tất cả những yếu tố này đều làm giảm khả năng đọc của thẻ cũng như độ chính xác của thiết bị. Tuy nhiên, các yếu tố này không làm ảnh hưởng lớn đến Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 60 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. hoạt động của thẻ và đều ở khả năng chấp nhận được. Kiểm tra của LOGSA PSCC với thẻ RFID chủ động cho kết qủa như sau: + Ảnh hưởng của nhiệt độ cao: Các thẻ được chọn sẽ được đo khả năng đọc tín hiệu trước khi kiểm tra và được đo lại sau khi nâng nhiệt độ lên khoảng 85oC sau 4h. Sau đó, sau khoảng 2h, nhiệt độ được giảm xuống còn 230C (điều kiện nhiệt độ bình thường), với độ ẩm không khí là 50%. Kết quả cuối cùng, tất cả các thẻ đều được đọc thành công qua 3 cổng kiểm tra, nguồn pin của các thẻ không hề bị yếu đi hay bị chết. Tuy nhiên, các thẻ bằng nhựa bị biến dạng một chút khi đưa sang mức nhiệt độ cao và có giảm đi khi được làm lạnh nhưng vẫn bị biến dạng. + Nhiệt độ thấp: Một số thẻ được chọn cho việc kiểm tra này. Nhiệt độ được đưa xuống thấp (=1h, chúng bắt đầu hoạt động trở lại và được đọc qua hết các đầu đọc. + Khi thẻ bị ướt: Các thẻ được kiểm tra trước khi đưa ra trời mưa. Sau 1h, khả năng đọc của các thẻ này được kiểm tra lại. Kết quả cho thấy, tất cả các thẻ đều được đọc thành công qua các điểm có đặt đầu đọc. Nguồn pin của các thẻ cũng không hề bị ảnh hưởng trong suốt quá trình kiểm tra. + Trong những môi trường nguy hiểm: kiểm tra sự hoạt động của thẻ trong môi trường nhiệt độ thấp, môi trường nước, nhiệt độ tăng lên cao, cống rãnh, mương máng… Các thẻ này được kiểm tra qua 14 môi trường khác nhau. Qua bài kiểm tra này, nguồn pin của thẻ có yếu đi, một số thẻ không thể hoạt động và yêu cầu phải thay lại nguồn pin. Khả năng đọc của thẻ cũng giảm. Tuy nhiên, các thẻ vẫn có khả năng đọc được khi chỉ trải qua thử nghiệm chỉ trong một hoặc hai môi trường. + Ảnh hưởng của sương muối: Các thẻ được kiểm tra đều đọc được thành công qua 5 đầu đọc thẻ. Nguồn pin của các thẻ cũng không bị yếu đi. Một vài thẻ không thể đọc được trong môi trường này nhưng chỉ sau 24h, chúng đã có thể hoạt động bình thường. + Môi trường nước và ngâm trong nước: Nhiệt độ của nước ngâm thẻ được duy trì ở khoảng Việt Nam và phần thứ 2 trong phạm vi nước Việt Nam để chuyển thư đến tay người nhận). Về thiết bị: thiết bị được sử dụng cho hệ thống của IPC được chọn để phục vụ cho các nhu cầu cần thiết của ngành bưu chính và cũng có tính tới các khả năng để có thể đưa áp dụng và tích hợp trong tương lai. Tính chất của hệ thống RFID-IPC như sau: Thẻ (transponder Được gắn trong thư dùng để kiểm tra, tần số được sử hay tag) dụng là 433.92MHz Cổng giám sát Anten(kích thẻ hoạt động ở tần số 125KHz), các đầu đọc (Monitoring gate) và máy biến thế Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 68 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. PC(tại LDCS) Hệ thống lưu trữ dữ liệu cục bộ để lưu trữ dữ liệu đọc được Mạng giá trị gia Mạng sử dụng để truyền dữ liệu tới IPC tăng (value-added) CMS Hệ thống giám sát trung tâm ở IPC Bộ điều phối Bộ điều phối quốc gia và khu vực ở các mức bưu cục (coordinator) Hệ thống Test Mail Được sử dụng để gửi các thẻ gắn kèm thư giữa các cổng Bảng 5.2. Đặc điểm hệ thống RFID của IPC Các thành phần của hệ thống RFID của IPC được mô tả chi tiết như sau: - - Thẻ: các thẻ được thiết kế để có khả năng sử dụng ít nhất là 5 năm, được gắn vào trong các túi thư hoặc các thư kiểm tra. Những túi thư này được đưa qua một cổng (có gắn các thiết bị đọc thẻ) và hệ thống có khả năng đọc được dữ liệu của ít nhất 15 thẻ đi qua cổng một cách chính xác cùng một lúc. + Vì lý do bảo mật, các thẻ phải không có khả năng quảng bá tín hiệu một cách rộng rãi. Các thẻ phải quảng bá tín hiệu trong những điều kiện được thiết kế cụ thể. + Thẻ được sử dụng là loại thẻ active, có khả năng sử dụng lại. Cổng giám sát: cổng giám sát có 2 thành phần chính là anten và đầu đọc. + Anten: tạo tín hiệu điện từ trường ở tần số 125KHz. Anten có nhiệm vụ phát hiện ra thẻ trong thư, kích thích để chúng gửi tín hiệu ở tần số 433.92MHz tới đầu đọc. + Đầu đọc: là một hộp được đặt trên tường và không cách xa anten quá 10m. Đầu đọc tập hợp tín hiệu được gửi đi từ thẻ, thêm các thông tin như thời gian, vị trí và truyền dữ liệu này về hệ thống tập hợp dữ liệu cục bộ. Một cổng thường có thể có 4 anten/ 1 đầu đọc, phụ thuộc vào khoảng cách và không gian của khu vực đó. - LDCS: dữ liệu từ mỗi cổng được truyền tự động đến máy tính trong LDCS. Có thể có tới 15 cổng liên kết tới 1LDCS. LDCS bao gồm 1 modem để liên kết tới Value-added network hoạt động bởi GXS. LDCS lưu trữ dữ liệu rồi gửi tới CMS ở IPC. LDCS cũng là nơi lưu trữ thông tin, tự động kiểm tra hệ thống nhằm giám sát được những lỗi xảy ra, gửi tới CMS, khi đó LCDS sẽ lưu lại báo cáo lỗi và đợi cho tới khi vấn đề được giải quyết. - Các thành phần không phải phần cứng: Ngoài những thành phần phần cứng như thẻ, anten, đầu đọc, máy tính… các thành phần khác cũng rất quan trọng. Những thành phần phải kể đến là đường dây liên lạc giữa các LDCS và giữa LDCS với CMS, những thành phần điều phổi hoạt động, CMS để lưu trữ và xử lý dữ liệu, hệ thống kiểm tra thư end-to-end. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 69 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. - + CMS có chức năng tập hợp và phân phối dữ liệu theo mong muốn của người sử dụng dữ liệu. Điều đó có nghĩa là CMS có chức năng quản lý việc kiểm tra toàn bộ dữ liệu được gửi đến. Ngoài ra, CMS còn có nhiệm vụ giám sát sự hoạt động của hệ thống, đảm bảo hệ thống luôn được hoạt động bình thường để có thể phản ứng kịp thời với những vấn đề có thể xảy ra. Công việc này sẽ được sự hỗ trợ từ những người giám sát, các file thông báo với các đường liên kết từ LDCS. Toàn bộ các thành phần này sẽ đảm bảo hệ thống hoạt động một cách bình thường và thông suốt. + Hệ thống kiểm tra thư end-to-end: các thư kiểm tra có gắn thẻ RFID và được gửi đi theo tiến trình hệ thống xử lý mail., đảm bảo việc gửi và nhận mail theo một tiến trình xử lý cho trước. Tiến trình xử lý và hoạt động: + Các thư có gắn thẻ RFID được xử lý và gửi đi từ hệ thống kiểm tra đầu cuối. Hệ thống này của IPC có tên là Unex. Diagnostic Monitoring – Segment Level Tracking Sorting Center Posting Office of Exchange Airline/ Transport Office of Exchange Sorting Center Delivery Office Addressee UNEX - TEST LETTER UNEX - TEST LETTER End-to-End Diagnostic - outbound Diagnostic - inbound REIMS ® IPC 2002 Hình 5.8: Quy trình hoạt động của hệ thống RFID track and trace của IPC + Khi thư đã được gắn thẻ RFID, dữ liệu được tập trung tại LDCS của qua việc xử lý và đọc các thông tin của các cổng giám sát khi thư đi qua các điểm này. + Dữ liệu từ các LDCS được tập trung tại CMS nhằm xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến thư gửi của tất cả các nước trong hệ thống. Liên lạc giữa các thành phần được đồng bộ và thống nhất qua mạng điện thoại hay internet. + Hệ thống này của IPC đã hoạt động được trên 10 năm và hiện tại đã có 236 vị trí trên khoảng 50 nước. + Công nghệ sử dụng cho hệ thống này đã hoạt động rất thành công, hệ thống hoạt động tốt và tuổi thọ cao. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 70 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. + Phù hợp với tiêu chuẩn cần đưa ra với đối tượng sử dụng và các yêu cầu về tính tin cậy của hệ thống. + Mặc dù hệ thống đã được đưa ra và nghiên cứu phát triển từ 1996 nhưng cho đến nay, IPC vẫn chưa tìm ra được hệ thống nào hay nhà cung cấp nào có thể thay thế hệ thống hiện có cũng như cải tiến để có một cách thức hoạt động hiệu quả hơn. + Với sự phát triển và hoạt động ngày càng lớn của bưu chính, hệ thống này của IPC ngày càng phát triển và mở rộng, đảm bảo được việc kiểm tra được thời gian toàn trình khi gửi thư hay bưu phẩm, bưu kiện từ nước này đến nước khác. b. Xu hướng tích hợp với IPC của bưu chính Việt Nam Hệ thống của IPC là một hệ thống đã được phát triển cách đây khá lâu và hoạt động trên nhiều quốc gia từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Phi và châu Á Thái Bình Dương nhưng Việt Nam vẫn là nước nằm ngoài hệ thống này mặc dù chúng ta đã tham gia vào liên minh bưu chính thế giới. Do đó, để có thể hoạt động đồng bộ và liên kết tốt hơn với quốc tế thì việc ứng dụng công nghệ này và tích hợp với hoạt động của IPC là một yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiếu các khâu kiểm tra thư thủ công đang sử dụng hiện nay. Một mặt hệ thống được sử dụng tại Việt Nam phải đảm bảo được khâu kiểm tra thời gian toàn trình cho thư, bưu gửi trong nước, đồng thời phải theo dõi được khi thư vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam hay từ Việt Nam đi nước ngoài. Muốn vậy, bưu chính Việt Nam cần xây dựng hệ thống sử dụng công nghệ tương đồng với IPC nhằm trao đổi dữ liệu và liên kết với bưu chính thế giới. Đây là một trong những yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bưu phẩm bưu kiện cũng như việc kiểm tra thư được liên thông và thông suốt với thế giới. Tóm lại, yêu cầu chủ yếu khi tích hợp với hệ thống của IPC bao gồm: - Hoạt động đồng bộ và đảm bảo liên kết, trở thành một bộ phận trong hệ thống kiểm tra thư của IPC. Điều này không những giám sát được thư từ, bưu gửi từ các nước khác đến Việt Nam mà còn xem xét thư gửi trong địa phận Việt Nam như thế nào. - Tối thiểu các công đoạn thủ công phức tạp và rườm rà khi phải kiểm tra thư hay bưu gửi. - Nâng cao chất lượng cho ngành. Bưu chính Việt Nam cần có những cải tiến và phát triển mới để nâng cao chất lượng dịch vụ bưu phẩm bưu kiện, thư từ và tạo được uy tín với khách hàng cũng như bưu chính các nước khác trên thế giới. 5.3.4 Yêu cầu đảm bảo tuân theo quy định của nhà nước về tần số sử dụng công nghệ RFID Đối với hệ thống RFID, hiện tại trên thế giới đang phát triển các ứng dụng trong các băng tần: 13,6 MHz; 433 MHz; 800 MHz; 900 MHz; 2,4 GHz; 5,8 GHz; trong đó hai băng tần 800 MHz (theo chuẩn châu Âu) và 900 MHz (theo chuẩn FCC- Mỹ) đang phát triển rất mạnh do các ứng dụng trong quản lý chuỗi hàng hoá toàn cầu. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 71 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Đối với thẻ (RF tag) thụ động, tần số mà thẻ phát ra sẽ chính là tần số nhận được từ thiết bị đọc thẻ (Reader). Do đó thiết bị đọc có thể đọc được thông tin của các thẻ được thiết kế ở cùng một băng tần. Còn tần số cụ thể của của thiết bị đọc (tức là tần số của Hệ thống RFID) sẽ phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia. Ví dụ ở Việt nam, dự kiến RFID băng 900MHz sẽ hoạt động trong dải tần 920-925 MHz. Còn đối với các thẻ RFID chủ động, tần số hoạt động của thẻ sẽ được xác định và thẻ hoạt động trong một dải tần số nhất định, do đó đầu đọc cho thẻ cũng phải hoạt động trong dải tần số đó. Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) phân chia 3 khu vực sử dụng tần số. Việt nam nằm trong Khu vực 3 (bao gồm một số nước châu Á và châu Đại dương). Việc sử dụng tần số ở Việt nam phải tuân theo Qui hoạch Phổ tần số vô tuyến điện quốc gia, đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt trong quyết định số 336/QĐ-TTg ngày 16/12/2005. RFID là công nghệ nhận dạng dựa trên tần số vô tuyến, vì vậy việc lựa chọn một dải tần phù hợp với các quy định và quy chế của Việt Nam mà vẫn đáp ứng theo yêu cầu quốc tế là rất quan trọng. Ở Việt Nam, RFID vẫn còn khá mới mẻ và vẫn chưa có định hướng hoặc hỗ trợ rõ ràng nào từ phía chính phủ, cộng thêm cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém nên việc phát triển công nghệ này vẫn còn phải cần nhiều thời gian mới có thể áp dụng vào thực tế. Theo kết quả của cuộc khảo sát thực hiện năm 2004 do Bộ Kinh tế, Thương Mại và Công nghiệp-METI (Nhật Bản) tiến hành đối với 7 nước Asean (gồm Indonesia, ThaiLan, Singgapore, Malaysia, Việt nam, Campuchia, Myanma) thì Việt Nam là nước có cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém và chưa có sự phát triển nhiều về công nghệ. Cũng theo bản báo cáo này, tính đến thời điểm năm 2004, Singapore là nước dẫn đầu trong trong khu vực Asean về việc phát triển và sử dụng RFID cũng như có nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ khá vững chắc. Tại Việt Nam, hệ thống mã hai chiều đã chấp nhận thẻ nhận dạng ID quốc gia và tổ chức EAN Việt Nam cũng như những tổ chức khác đã bắt đầu thảo luận để giới thiệu công nghệ RFID để đưa vào thực tế. Bảng dưới đây mô tả tổng quan hiện trạng sử dụng RFID tại Việt Nam (theo khảo sát năm 2004 của METI): Quy định về sóng radio EAN Việt Nam và Cục tần số Việt Nam đã có buổi gặp và tần số sử dụng mặt để bàn về tần số sẽ được sử dụng cho RFID. Cục tần số Việt Nam đồng ý sẽ xem xét tần số mà EAN Việt Nam đưa ra. Dựa trên những kinh nghiệm có được từ các nước Asean, EAN Việt Nam quyết định sử dụng tần số dành cho RFID là UHF. EAN Việt Nam gửi tới Bộ Khoa học và Công nghệ tần số sẽ được sử dụng cho RFID. Sau đó, đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ được gửi tới Bộ Bưu Chính Viễn thông nhằm quyết định tần số sẽ được sử dụng. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 72 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. Ví dụ giới thiệu Lĩnh vực có khả năng áp dụng trong tương lai - Năm 2002, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát về RFID và mã vạch. - Theo yêu cầu của các nước châu Âu, việc lưu vết cho các sản phẩm vận chuyển theo đường biển sẽ được thực hiện vào năm 2005, dựa trên ý kiến của Bộ Thủy Sản. - Tại Việt Nam, với sự kết hợp với của Denso và Marubeni, mã QR (một hệ thống mã hai chiều) được chấp nhận cho hệ thống ID quốc gia và hệ thống này hiện nay đã được kiểm tra, kết quả của cuộc kiểm tra này sẽ được trình chính phủ để cải tiến hệ thống đã có. Sau khi có kết quả so sánh của QR, mã QR được sử dụng vì chi phí giảm, môi trường và cách thức sử dụng đơn giản. Mã QR có khả năng mã hóa dấu vân tay, ảnh chân dung, các kí tự tiếng Trung Quốc và thậm chí nếu bị phá hủy 30% thì dữ liệu vẫn có thể đọc được. Việc nhận dạng này cũng có thể dần được thay thế bởi RFID khi công nghệ này đã phát triển hơn và chi phí giảm xuống. Vì lĩnh vực cung cấp hàng hóa mang lại nhiều lợi nhuận cho RFID nên EAN Việt Nam khuyến khích các công ty thành viên sử dụng RFID trong hệ thống dây chuyền cung cấp hàng hóa. Trong năm 2004 và các năm sau đó, EAN Việt Nam đã gọi cho các công ty để họ áp dụng RFID. Đến thời điểm năm 2004, mới chỉ có Netsle Việt Nam có ý định áp dụng công nghệ này. Khó khăn và trở ngại Hệ thống thủ tục hải quan và thương mại EDI (tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu bằng các tài liệu điện tử) chưa được giới thiệu, nền tảng công nghệ thông tin chưa phát triển và chưa có sự quan tâm đầy đủ về công nghệ RFID Các đại lý lớn Chưa có Hiện nay, RFID chỉ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực quản lý ra vào trong các công ty hoặc được nghiên cứu trong lĩnh vực cung cấp vé xe bus điện tử, tức là phạm vi hoạt động của thẻ là hẹp (chỉ khoảng [...]... người, trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 27 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính II CÁC ỨNG DỤNG CỦA RFID ĐỐI VỚI NGÀNH BƯU CHÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA Công nghệ RFID đã được biết đến trong 50 năm qua, nhưng việc áp dụng nó... cho lĩnh vực bưu chính trong VNPT Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 35 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính III ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG RFID CHO VIỆC QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU PHẨM, BƯU KIỆN 3.1 Hệ thống lưu vết, tìm dấu bưu phẩm, bưu kiện 3.1.1... giới Công ty này bắt đầu thí điểm các ứng dụng của công nghệ RFID trong chuỗi cung cấp hàng hóa UPS cũng thay thế mã vạch bằng các thẻ RFID trong các container để mang các kiện hàng tự động và dễ dàng Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 31 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong. .. 16 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính - Cung cấp kết nối mức ứng dụng (application-level interface) để quản lý các đầu đọc và lọc các sự kiện RFID Hình 1.5: Đặt ứng dụng trực tiếp với đầu đọc RFID Trong hình 3.6, phần mềm trung gian xử lý sự kiện được đưa vào giữa đầu đọc và ứng dụng Phương pháp này thích hợp trong việc triển khai ở quy mô nhỏ sử dụng. .. cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính dần phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, trong các dịch vụ, hoạt động mua bán tự động khi giá thành và chi phí sản xuất của thiết bị giảm xuống, phục vụ tốt hơn cuộc sống của con người 2.5 Đề xuất hướng ứng dụng RFID trong một số hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh dịch vụ Bưu chính Việt nam RFID đã có khá nhiều ứng dụng. .. của thẻ RFID: - Đóng gói Như đã nhắc đến ở phần trên, các thẻ có thể được đặt trong các nút PVC, trong các ống thủy tinh nhỏ, trên các nhãn giấy hoặc trên các tấm thẻ bằng nhựa Các thẻ này Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 11 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính. .. Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 29 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính Hệ thống này được mang tên là Vigik, được phát triển bởi dịch vụ bưu chính La Post của Pháp Tuy không liên quan trực tiếp đến thùng thư, mục đích của nó là đảm bảo yêu cầu về bảo mật, sử dụng. .. và theo chuẩn quốc tế là cần thiết để ứng dụng này có thể hoạt động được ở các quốc gia khác trên thế giới Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 30 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính Hình 2.1: Quy trình phát triển hệ thống RFID của DHL Vào tháng 6-2005, DHL International.. .Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification ) trong bưu chính Hình 1.1: Các thành phần của hệ thống RFID Chúng ta sẽ lần lượt xem xét chi tiết các thành phần này: 1.1.1 Thẻ Thuật ngữ RFID dùng để mô tả các hệ thống trong đó sử dụng một loại thiết bị được gọi là đầu đọc (reader) có khả năng nhận ra các thiết bị điện (th ) sử dụng một trong số các cơ chế truyền... đưa RFID vào phục vụ các hoạt động của ngành là điều đáng để nghiên cứu và triển khai 2.4 Một số ứng dụng khác Ngoài ứng dụng trong dịch vụ bưu chính, RFID còn có ứng dụng trong ngành vận chuyển hàng hóa, áp dụng cho các xe chuyên chở, trong sản xuất kinh doanh, giám sát Phòng nghiên cứu kỹ thuật Bưu chính - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện 122 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa tân – Cầu giấy – Hà Nội Trang 32 Nghiên

Ngày đăng: 29/09/2015, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w