1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng giải ngân nguồn vốn oda ở việt nam trong thời gian qua

25 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 265,5 KB

Nội dung

Thực trạng giải ngân nguồn vốn oda ở việt nam trong thời gian qua

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

ĐỀ TÀI 03:

THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN VỐN ODA

Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Giáo viên hướng dẫn: Cô giáo Cao Hồng Vinh Lớp: 17D – Kinh tế Đối ngoại

Nhóm thực hiện: Nhóm 13

Trang 2

Hà Nội, tháng 12 năm 2008

Trang 3

31.2.2 So sánh với khu vực và quốc tế

52.1.2 Ngành Giao Thông vận tải

62.1.3 Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

7

2.2 Nhóm các ngành có tình trạng giải ngân vốn ODA chậm

82.2.1 Ngành xây dựng phát triển đô thị

82.2.2 Ngành y tế, giáo dục

3.1 Những nguyên nhân dẫn tới sự bất cập trong công tác giải ngân nguồn vốn

Trang 4

Tài liệu tham khảo 19

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Như chúng ta đã biết, Việt Nam hiện đang trên con đường hội nhập với quốc tế mà thành tựu nổi bật là chúng ta đã trở thành một thành viên của WTO vào năm 2006 Một trong những mục tiêu hàng đầu của chúng ta khi gia nhập WTO là phát triển nhanh nền kinh tế hướng tới công nghiệp hóa hiện đại hóa

Để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh trong khi qui mô nền kinh tế nhỏ đang thiếu vốn nghiêm trọng và tiết kiệm trong nước còn quá thấp thì cần phải bổ sung vốn đầu tư bằng khối lượng lớn nguồn vốn nước ngoài Huy động vốn nước ngoài rất cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế để hòa nhập với kinh tế thế giới, trong đó tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Aids: ODA) là một chủ trương lớn của nước ta từ giai đoạn mở cửa

Kể từ khi bắt đầu tiếp nhận ODA đến nay, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã giúp giải quyết tình trạng cơ sở hạ tầng lạc hậu, nhỏ bé và phân bổ không đều ở nước ta ODA tác động tích cực rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và các vùng lãnh thổ, thu hút đầu tư nước ngoài FDI, đầu tư trong nước, nâng cao cơ sở hạ tầng, đạt được tăng trưởng kinh tế, giúp xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân

Ý thức được vai trò của dòng vốn ODA với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước đã rất tích cực triển khai các biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn ODA Nhưng chúng ta đã tỏ ra lơi là một khâu rất quan trọng giúp cho việc sử dụng nguồn vốn ODA này một cách hiệu quả đó là quá trình giải ngân vốn ODA Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, khi nguồn vốn ODA rót vào Việt Nam càng nhiều điều này càng được lộ rõ qua hàng loạt các tiêu cực, các bất cập làm ảnh hưởng lớn sự phát triển của kinh tế đất nước và đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế

Bài tiểu luận này nhằm mục đích thống kê, phân tích tình hình thực tế về hoạt động giải ngân vốn ODA của Việt Nam trong thời gian vừa qua Thông qua việc tìm hiểu những mặt tích cực và những mặt còn thiếu sót của những hoạt động này, từ đó có những nhận thức đúng đắn và quan trọng hơn là có những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của các hoạt động giải ngân vốn ODA nhằm đạt được các mục tiêu mà chúng ta đã đề ra

Trang 6

1 Khái quát chung về tình hình giải ngân vốn ODA của VN trong thời gian qua

1.1 Số liệu chung

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch-Đầu tư, mức giải ngân vốn ODA của Việt Nam trong năm 2008

dự kiến sẽ vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và cao hơn mức năm 2007 Ước tính, năm nay sẽ giải ngân được 2.200 triệu đô la Mỹ, cao hơn con số 2.176 triệu đô la năm trước Trong số đã và đang giải ngân, số vốn vay ODA đạt khoảng 1.950 triệu đô la, viện trợ không hoàn lại đạt khoảng 250 triệu đô Kế hoạch giải ngân nguồn vốn này được giao trong năm nay là 1.900 triệu đô Thực tế giải ngân 10 tháng đầu năm dự kiến đạt khoảng 1.576 triệu đô, bằng 83% kế hoạch năm 2008

Với 2.200 triệu USD sẽ giải ngân trong năm 2008, năm nay sẽ là năm có số vốn ODA được giải ngân lớn kỷ lục của Việt Nam kể từ khi chúng ta hội nhập trở lại với thế giới và tiếp nhận nguồn vốn ODA Và để có cái nhìn tổng quan hơn về những mặt được và chưa được của hoạt động giải ngân nguồn vốn ODA của Việt Nam, chúng ta hãy cùng tiến hành so sánh

1.2 So sánh số liệu về tình hình giải ngân vốn ODA của Việt Nam

Trang 7

Bảng số liệu và biểu đồ trên đã cho thấy chúng ta đã có những kết quả tương đối tốt trong hoạt động giải ngân vốn ODA hàng năm (tính theo khối lượng tuyệt đối), đặc biệt là năm 2008 mặc dù do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới chúng ta vẫn có số lượng giải ngân đạt được con số kỷ lục là 2.2 tỷ USD, chiếm tới gần 2,5% tổng GDP của cả nước.

1.2.2 So sánh với khu vực và quốc tế.

Với số liệu trên có thể thấy ngay rằng trong thời gian qua chúng ta có những cải thiện rõ rệt về khối lượng giải ngân vốn ODA, nhưng để biết thực chất tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Việt Nam chúng

ta sẽ phải tiến hành so sánh với tình hình chung của khu vực và quốc tế Khi được hỏi về vấn đề này Bộ

Kế hoạch-Đầu tư cho biết, tỷ lệ giải ngân ODA của Việt Nam còn thấp so với mức trung bình của khu vực Chẳng hạn, với vốn của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ giải ngân của ta chỉ đạt 11,6% so với mức 19,4% của khu vực Hay với vốn của JBIC, tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 13,6% so với mức 16,6% của quốc tế (2008), còn với ADB tỷ lệ giải ngân của Việt Nam là 5,9% so với mức 7,29% của khu vực (vào thời điểm cuối năm 2006 – Nguồn Website của Bộ kế hoạch và đầu tư)

Bảng số liệu so sánh

Tỷ lệ giải ngân của Việt Nam 11,6% 13,6% 5,9%

Tỷ lệ giải ngân của khu vực và quốc tế 19,4% 16,6% 7,29%

Trang 8

Có thể nói từ các số liệu trên chúng ta có thể khẳng định so với khu vực và quốc tế, tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Việt Nam là rất thấp vì nhóm 3 nhà tài trợ WB, JBIC và ADB là những nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam trong thời gian qua Chính bản thân các nhà tài trợ vốn ODA cho Việt Nam cũng đã nhiều lần phải lên tiếng cảnh báo chính phủ Việt Nam về tình hình chậm trễ giải ngân các dự án

sử dụng nguồn vốn ODA Và họ cũng cảnh báo về hậu quả của nó là sự chậm trễ trong việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án đã làm giảm hiệu quả đầu tư

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu qua về số lượng và tốc độ giải ngân các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam Và để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng giải ngân nguồn vốn ODA của Việt Nam trong thời gian gần đây chúng ta hãy cùng xem xét thực trạng giải ngân vốn ODA của các dự án thuộc các nhóm ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước trong phần sau

2 Tình hình giải ngân vốn ODA của các ngành, các lĩnh vực đầu tư chính

2.1 Nhóm các ngành có tỷ lệ giải ngân vốn ODA khá

2.1.1 Ngành Điện lực

Trong thời gian qua ngành Điện lực Việt Nam được đánh giá là một trong những đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn ODA cao nhất trong các ngành kinh tế của đất nước Với đặc điểm là một ngành cần vốn đầu tư lớn, tập đoàn Điện lực Việt Nam luôn được Đảng và nhà nước quan tâm ưu đãi đầu tư với lượng vốn ODA hàng năm của ngành chiếm khoảng 40% lượng vốn ODA của cả nước Để đáp lại với những

ưu đãi đó ngành Điện lực cũng đã có những cố gằng trong việc cung cấp lượng điện phục vụ cho sản

Trang 9

xuất, cho đời sống xã hội Theo thống kê của bộ công thương sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm

đạt 36.449 triệu kWh, tăng 14,8% so với cùng kỳ; trong đó điện sản xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đạt 25.334 triệu kWh, tăng 10,7% (trong đó thủy điện đạt gần 9,4 tỷ kWh tăng 25%) so với cùng

kỳ Sản lượng điện thương phẩm ước đạt 31.821 triệu kWh, tăng 15,6% so với cùng kỳ; trong đó điện

dùng cho công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 51,3%, tăng 20,1%, cho quản lý và tiêu dùng dân cư tăng chiếm tỷ trọng 40,2%, tăng 10,7%, còn lại dùng cho thương nghiệp và khách sạn tăng 15,1% Hàng loạt các công trình điện lực được đầu tư phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong

đó có không ít dự án được xây dựng bởi nguồn vốn ODA như dự án nhiệt điện Nhà máy nhiệt điện Ô Môn, nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2, nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ…

Trong đó Phú Mỹ 1 là một điển hình sử dụng vốn ODA hiệu quả của EVN Phú Mỹ 1 được thiết

kế để xây dựng nhà máy chu trình khí hỗn hợp với công suất 1.090 MW, đường điện liên quan và trạm biến thế với 10 gói thầu, trong số đó gói thầu chính là gói thầu xây dựng Nhà Máy Điện chính do Công

ty Công nghiệp nặng Mitsubishi, công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện lực đảm nhận Bên tư vấn của dự

án là Liên doanh NEWJEC, Ewbank Preece and Công ty Thiết kế và Khai thác điện số 2 do Công ty NEWJEC, một công ty tư vấn Nhật Bản chỉ đạo Cho đến nay Phú Mỹ 1 là nhà máy phát điện đơn lớn nhất Việt Nam áp dụng công nghệ tiến tiến nhất của Nhật Bản bằng việc kết hợp sử dụng khí ga tự nhiên, dầu tinh và chu trình khí hỗn hợp đảm bảo hiệu quả điện thế cao và vệ sinh môi trường Sau khi hoàn tất việc vận hành thử, thì việc đưa Phú Mỹ 1 vào hoạt động tiếp tục đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng điện đang thiếu ở miền nam Việt Nam Từ khi chuyển về Tổng Công ty Điện lực Việt Nam tháng

5 năm 2002, nhà máy đã đóng vai trò là nhà máy cung cấp điện chủ yếu trong mạng lưới điện quốc gia của Việt Nam

Tuy nhiên, EVN trong năm vừa qua EVN cũng là một đơn vị gây ra nhiều tai tiếng, tuy không trực tiếp liên quan tới nguồn vốn ODA nhưng cũng phần nào thể hiện sự yếu kém của ngành trong việc

sử dụng các nguồn vốn của mình, nổi bật là việc trả lại 13 dự án điện do thiếu vốn Thiết nghĩ nếu EVN cũng như các ngành kinh tế quan trọng khác của đất nước biết quý trọng từng đồng vốn, đầu tư đúng mức, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, đặc biệt là vốn ODA thì có lẽ chúng ta đã không lâm phải tình trạng “người ăn không hết người lần chẳng ra như hiện nay”

2.1.2 Ngành Giao Thông vận tải

Trong nền kinh tế hiện đại ngành GTVT có một vai trò rất lớn với quá trình phát triển của đất nước Ngành Giao thông vận tải được coi như mạch máu và hệ thần kinh của cơ thể xã hội giúp giao lưu, phân phối và điều khiển sự sống Ngành này còn đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của xã hội, phát triển kinh tế xã hội, đến việc chỉ đạo, quản lí quốc gia từ vĩ mô đến vi mô Vì vậy trong

Trang 10

những năm gần đây ngành GTVT đã rất được quan tâm chú trọng đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước Trong đó một phần lớn vốn được lấy từ các khoản vốn ODA với những dự án tiêu biểu như: Dự án cầu Bãi Cháy; Dự án nâng cấp quốc lộ 5; Dự án nâng cấp cầu trên Quốc lộ 1; Dự án nâng cấp cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội – TP HCM…

Được đánh giá là một trong những bộ ngành có tốc độ giải ngân vốn ODA khá nhưng hiệu quả giải ngân của các dự án của ngành GTVT thì còn phải xem xét Đã từ lâu chúng ta vẫn biết rằng với các ngành xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước đang có một thực trạng là tình hình tiêu cực, tham nhũng, rút ruột công trình… diễn ra rất phổ biến Cũng tương tự là các dự án ODA, với dự án nâng cấp quốc lộ 5 là một điển hình

Dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 5 từ cầu Chui, Hà Nội đi cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng với tổng chiều dài 106 km là một trong những công trình đặc biệt quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, thương mại ở các tỉnh phía Bắc trong nhiều năm qua

Nhưng nhìn lại quá trình đầu tư cho công trình có tổng vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỉ đồng này, người ta đã thấy có một sự lãng phí rất lớn mà nguyên nhân là từ sự vô trách nhiệm, thậm chí cố ý vi phạm các quy định về đầu tư, xây dựng cơ bản, trước hết là từ chủ đầu tư - Bộ Giao thông vận tải và Ban quản lý dự án quốc lộ 5 (PMU 5) Mà điều có thể dễ nhận thấy nhất là làm đội nguồn vốn đầu tư gấp 3 lần ban đầu Nguyên nhân là do quá trình thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán dự án hết sức tùy tiện, bừa bãi của PMU 5 và một số đơn vị khác của Bộ GTVT trong việc quản lý, sử dụng vốn PMU 5

đã chấp thuận, thanh toán theo đơn giá trúng thầu cho nhà thầu toàn bộ khối lượng đắp lớp thoát nước, lớp đất bao dính mái taluy trị giá tới trên 37,34 tỉ đồng trong khi toàn bộ vật liệu nhà thầu đưa vào thi công không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của hồ sơ mời thầu, không được Bộ GTVT chấp thuận Hàng tỉ đồng khác được phát hiện thanh toán sai cho các đơn vị thi công đưa thiếu vật liệu vào công trình như cho các công ty: Vinata, Cienco 1, LICOGI , hạch toán thừa vật liệu, thiếu chứng từ xuất, nhập vật liệu, thiếu hồ sơ, biên bản nghiệm thu Ngoài ra, ở các hoạt động khác như chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí đảm bảo an toàn giao thông, chi cho dự án tư vấn quản lý đường bộ khâu nào qua thanh tra cũng có sai phạm, tiêu cực Ngay trong PMU 5, thanh tra cũng đã làm rõ việc chi tiêu trái quy định cho các khoản ăn trưa, hội họp, phúc lợi, lương cho cán bộ tư vấn số tiền trên 10 tỉ đồng Tổng giá trị sai phạm về tài chính do các đoàn thanh tra, trong đó có Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Xây dựng phát hiện lên tới gần 685,8 tỉ đồng…

Đó chỉ là một trong số những công trình GTVT lớn của Việt Nam có sử dụng một lượng lớn vốn ODA nhưng hiệu quả thu được là rất thấp Và từ đó cũng có thể rút ra được rất nhiều bài học quản lý từ cấp trung ương tới địa phương, từ bộ ngành tới các ban, bệ…

Trang 11

2.1.3 Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Có thể nói trong thời gian vừa qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh toàn cục về hiện trạng giải ngân vốn ODA của Việt Nam Trong phần này tôi muốn giới thiệu một trong những sáng kiến, một cách làm mới của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã mang lại hiệu quả cao, mở ra hướng đi mới trong sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA đó là dự

án ODA sử dụng cơ chế “ngân hàng bán buôn” đầu tiên tại Việt Nam là Dự án Tài chính nông thôn I,

II

Dự án Tài chính nông thôn I và II do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với tổng vốn là 348 triệu USD (dự án TCNT I là 113 triệu USD, dự án TCNT II là 235 triệu USD) Hai dự án này được giao cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) làm đầu mối (ngân hàng bán buôn) để triển khai thực hiện nhằm đảm bảo những yêu cầu đặt ra của WB

Ưu điểm lớn nhất của hai dự án này là đã kết hợp hài hòa chức năng quản lý nhà nước và kinh doanh nguồn vốn ODA Qua hơn 5 năm triển khai dự án Tài chính nông thôn II, BIDV đã phối hợp với Ban chỉ đạo liên ngành Dự án Tài chính nông thôn và WB lựa chọn được 25 tổ chức tín dụng tham gia

dự án với tư cách là ngân hàng bán lẻ và cung cấp tín dụng cho người vay cuối cùng Dự án Tài chính nông thôn I, II là dự án ODA sử dụng cơ chế “ngân hàng bán buôn” đầu tiên tại Việt Nam Mô hình quản lý dự án đã kết hợp hài hòa giữa chức năng quản lý nhà nước về ODA với chức năng kinh doanh nguồn vốn ODA Trong đó, công cụ quản lý nhà nước về ODA thể hiện ở các “hợp đồng vay phụ” ký kết giữa Bộ Tài chính với BIDV đối với toàn bộ nguồn vốn vay của dự án.Trong đó chức năng kinh doanh thể hiện ở vai trò của các tổ chức tín dụng trong việc phối hợp cung cấp các khoản cho vay từ nguồn vốn dự án, qua đó tạo công ăn việc làm cho hàng triệu hộ nghèo

Nhờ áp dụng hài hòa và hiệu quả giữa mô hình quản lý cùng với cơ chế bán buôn và bán lẻ nguồn vốn ODA, nên Dự án đã huy động được tối đa nguồn vốn đối ứng của các tổ chức tín dụng tham gia Việc các tổ chức tín dụng tự trang trải vốn đối ứng trong dự án đã góp phần giảm thiểu gánh nặng ngân sách nhà nước trong việc bố trí vốn đối ứng hàng năm cho Dự án Đây là lợi thế duy nhất mà các tổ chức tín dụng có được so với các PMU (ban quản lý dự án) khác hiện đang quản lý, sử dụng vốn ODA.Đến nay, toàn bộ số vốn 113 triệu USD của Dự án Tài chính nông thôn I đã được giải ngân Dự án Tài chính nông thôn II đã giải ngân được 232 triệu USD đạt 98,72% tổng số vốn vay đã ký kết Hai dự

án này đã được WB đánh giá là những dự án có tốc độ giải ngân nhanh nhất và đạt hiệu quả cao nhất từ trước đến nay Riêng Dự án II đã được tài trợ cho trên 350.000 tiểu dự án trải rộng trên 60 tỉnh, thành phố trong nước, tạo ra trên 250.000 việc làm mới ở khu vực nông thôn Thu nhập tăng thêm trên 1USD đầu tư từ dự án TCNT II là 0,8 USD

Trang 12

Do áp dụng chặt chẽ cơ chế thẩm định, giải ngân và giám sát sử dụng vốn Dự án Tài chính nông thôn theo đúng qui định của Hiệp định vay và Luật các TCTD, nên chưa phát sinh nợ quá hạn giữa 25

“ngân hàng bán lẻ” với “ngân hàng bán buôn” Tỉ lệ nợ quá hạn giữa người vay cuối cùng với các Ngân hàng bán lẻ chỉ chiếm dưới 1%, trong khi đó WB cho phép tới 10% Bên cạnh việc bảo toàn 100% số vốn gốc của Dự án, BIDV đã nộp vào Ngân sách Nhà nước khoản tiền chênh lệch lãi suất bán buôn hàng trăm tỉ đồng

Nhờ những kết quả đã đạt được nêu trên, BIDV tiếp tục được lựa chọn làm ngân hàng bán buôn cho Dự án Tài chính nông thôn III, với khoản tín dụng là 200 triệu USD, phần vốn góp của các tổ chức tín dụng tham gia Dự án và người vay lại cuối cùng là 80 triệu USD, nâng tổng mức đầu tư của Dự án lên 280 triệu USD

Từ thành công của hoạt động giải ngân vốn ODA của bộ nông nghiệp và phát triển nông thông chúng ta cũng có thể áp dụng những mô hình tương tự cho các bộ ngành khác như một giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả giải ngân vốn ODA chung của cả nước

2.2 Nhóm các ngành có tình trạng giải ngân vốn ODA chậm.

2.2.1 Ngành xây dựng phát triển đô thị

Một trong những ngành được đánh giá có tốc độ giải ngân vốn ODA chậm trong thời gian vừa

qua là ngành xây dựng phát triển đô thị

Những tổng hợp báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng cho biết, đến nay hầu hết các tỉnh thành đều

đã có quy hoạch chung Việc triển khai quy hoạch chi tiết xây dựng tại các đô thị đã được triển khai rộng, tuy nhiên, việc triển khai quy hoạch chi tiết chưa được coi trọng tại nhiều đô thị Việc lập quy hoạch chi tiết còn bị động trước thực tế phát triển đô thị, chưa đáp ứng được yêu cầu quy hoạch phải đi trước một bước dẫn đến phải thoả thuận quy hoạch, làm chậm tiến độ đầu tư và cấp phép xây dựng, gây phiền hà cho nhân dân, DN và bức xúc trong xã hội, đặc biệt là tại Hà Nội và TP.HCM

Đáng lưu ý là quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn chưa cao Tỷ lệ các xã có quy hoạch được duyệt hiện nay là khoảng 23% Tại hầu hết các đô thị, tiến độ lập và điều chỉnh quy hoạch còn chậm, không đáp ứng được yêu cầu phát triển Nhiều quy hoạch của các đô thị có nhu cầu phát triển lớn đã không hoàn thành đúng thời hạn không đáp ứng yêu cầu chất lượng làm ảnh hưởng đến công tác cung cấp thông tin thu hút và triển khai đầu tư của các địa phương Chất lượng một số đồ án không đáp ứng tính dự báo nên vừa phê duyệt đã phải điều chỉnh, đặc biệt là quy hoạch chung của một số KKT như Nhơn Hội, Vũng Áng…

Ngày đăng: 26/09/2015, 21:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w