1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận: NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

22 1,3K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 116 KB

Nội dung

PHẦN 1 - LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1. Dự báo của C. Mác và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội (CNXH) 1.1 Dự báo của C. Mác và Ph.Ăngghen về CNXH C. Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để phân tích một xã hội hiện thực là xã hội tư bản. Hai ông đã tìm ra quy luật phát sinh, phát triển và diệt vong của nó, đồng thời dự báo về sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn – hình thái cộng sản chủ nghĩa – mà giai đoạn đầu là CNXH. Hai ông đánh giá cao vai trò lịch sử của (chủ nghĩa tư bản) CNTB trong việc phát triển lực lượng sản xuất, tạo ra nền đại công nghiệp cơ khí và gắn liền với nó là giai cấp vô sản cách mạng. Đó là lực lượng sản xuất có tính chất xã hội. CNTB càng phát triển thì nền đại công nghiệp và giai cấp vô sản càng phát triển. Chính sự ra đời của nền đại công nghiệp đã quyết định thắng lợi của CNTB đối với xã hội phong kiến, thì đến lượt nó, sự phát triển của nền đại công nghiệp làm cho nền sản xuất có tính chất xã hội lại mâu thuẫn với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN. Sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội đòi hỏi phải “thủ tiêu mâu thuẫn ấy”, phải “tự giải thoát khỏi cái tính chất tư bản của chúng, đến chỗ thực tế thừa nhận tính chất của chúng là những lực lượng sản xuất xã hội” . Điều đó có nghĩa là, phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN, xác lập chế độ sở hữu có tính chất xã hội - chế độ công hữu. Và do đó, một xã hội mới ra đời thay thế CNTB – đó là CNXH, chủ nghĩa cộng sản. Hai ông cũng dự báo rằng cách mạng vô sản trước hết nổ ra ở các nước tư bản phát triển, đồng thời, khi giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến đã giành được chính quyền, với kinh nghiệm và sự giúp đỡ của giai cấp vô sản ở các nước đó, các nước lạc hậu có thể phát triển theo con đường “rút ngắn”, từng bước lên CNXH, chủ nghĩa cộng sản không qua giai đoạn phát triển TBCN.

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm thấp, lại thực hiện phát triển rútngắn không qua chế độ (tư bản chủ nghĩa) TBCN, con đường phát triển chưa

có tiền lệ lịch sử, do vậy khó tránh khỏi khó khăn, vấp váp thậm chí sai lầm.Tuy nhiên với bản lĩnh cách mạng và khoa học, dám nhìn thẳng vào sự thật,vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đất nước

ta đã và đang thực hiện thành công công cuộc đổi mới xây dựng đất nước

Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội hơn 20 năm qua đã chứng tỏ tínhđúng đắn của đường lối đổi mới Đổi mới như Đảng ta đã khẳng định:

"không phải từ bỏ mục tiêu CNXH mà là làm cho CNXH được nhận thứcđúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn Đổi mới không phải xa rời

mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉnam cho hành động cách mạng" Thành tựu phát triển của Việt Nam trongthời gian qua tiếp tục là bằng chứng khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩaMác-Lênin trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay

Trang 3

PHẦN 1 - LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1 Dự báo của C Mác và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội (CNXH) 1.1Dự báo của C Mác và Ph.Ăngghen về CNXH

C Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội

để phân tích một xã hội hiện thực là xã hội tư bản Hai ông đã tìm ra quy luậtphát sinh, phát triển và diệt vong của nó, đồng thời dự báo về sự ra đời hìnhthái kinh tế - xã hội mới cao hơn – hình thái cộng sản chủ nghĩa – mà giaiđoạn đầu là CNXH

Hai ông đánh giá cao vai trò lịch sử của (chủ nghĩa tư bản) CNTBtrong việc phát triển lực lượng sản xuất, tạo ra nền đại công nghiệp cơ khí vàgắn liền với nó là giai cấp vô sản cách mạng Đó là lực lượng sản xuất cótính chất xã hội CNTB càng phát triển thì nền đại công nghiệp và giai cấp vôsản càng phát triển Chính sự ra đời của nền đại công nghiệp đã quyết địnhthắng lợi của CNTB đối với xã hội phong kiến, thì đến lượt nó, sự phát triểncủa nền đại công nghiệp làm cho nền sản xuất có tính chất xã hội lại mâuthuẫn với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN Sự phát triển của lực lượng sảnxuất có tính chất xã hội đòi hỏi phải “thủ tiêu mâu thuẫn ấy”, phải “tự giảithoát khỏi cái tính chất tư bản của chúng, đến chỗ thực tế thừa nhận tính chấtcủa chúng là những lực lượng sản xuất xã hội”1 Điều đó có nghĩa là, phảixóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN, xác lập chế độ sở hữu có tính chất

xã hội - chế độ công hữu Và do đó, một xã hội mới ra đời thay thế CNTB –

đó là CNXH, chủ nghĩa cộng sản

Hai ông cũng dự báo rằng cách mạng vô sản trước hết nổ ra ở cácnước tư bản phát triển, đồng thời, khi giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến đã

Trang 4

Phần 1 – LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ CNXH

giành được chính quyền, với kinh nghiệm và sự giúp đỡ của giai cấp vô sản

ở các nước đó, các nước lạc hậu có thể phát triển theo con đường “rút ngắn”,từng bước lên CNXH, chủ nghĩa cộng sản không qua giai đoạn phát triểnTBCN

1.2Dự báo của V.I.Lênin về CNXH

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB chuyển từ giai đoạn tự docạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Đến giaiđoạn này, tính chất xã hội của lực lượng sản xuất trong các nước tư bản đãđạt đến trình độ cao, và theo V.I.Lênin, nó làm cho “những quan hệ sản xuất

xã hội đang thay đổi”, làm cho “những quan hệ kinh tế - tư nhân và nhữngquan hệ tư hữu là một cái vỏ, không còn phù hợp với nội dung của nó nữa”2.Điều đó đòi hỏi phải làm cách mạng vô sản để xóa bỏ CNTB, xác lậpCNXH, chủ nghĩa cộng sản

Ông đã chỉ ra hai con đường cơ bản quá độ lên CNXH:

 Con đường thứ nhất: quá độ trực tiếp lên CNXH Đây là con đườngtiến lên CNXH đối với các nước tư bản phát triển

 Con đường thứ hai: quá độ lên CNXH thông qua nhiều khâu trunggian, nhiều bước quá độ Đây là con đường tiến lên CNXH đối với cácnước lạc hậu, kinh tế kém phát triển

2 Cách mạng Tháng Mười Nga – thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin trong hiện thực

Cách mạng Tháng Mười (CMT10) Nga thành công đã mở ra một thờiđại mới, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.Cuộc cách mạng này là bằng chứng sinh động, hiện thực và đầy sức thuyếtphục về tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin Thắng lợicủa CMT10 thể hiện sự ưu việt của chủ nghĩa Mác-Lênin so với các trào lưu

Trang 5

cơ hội, xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Chính từ đâyCNXH không chỉ còn là lý tưởng, là học thuyết mà là hiện thực cụ thể

 Thành công của CMT10 khẳng định rằng chỉ có cuộc cáchmạng dưới sự lãnh đạo của một đảng dựa trên nền tảng tư tưởngchủ nghĩa Mác-Lênin giành chính quyền về tay giai cấp vô sảnmới thực sự đem lại quyền lợi cho người lao động

 CMT10 thành công đã hiện thực hóa lý tưởng về một xã hộimới – xã hội chủ nghĩa (XHCN), mà trước đó chỉ là những ước

 CMT10 thành công đã chứng minh trên thực tế luận điểm về:sụp đổ tất yếu của CNTB và loài người sẽ quá độ sang một xãhội mới mà ở đó không còn người bóc lột người

 CMT10 không chỉ hiện thực hóa mục tiêu cách mạng là giảiphóng con người khỏi áp bức, bất công, xóa bỏ chế độ tư hữu,

mà còn khẳng định con đường giải phóng triệt để giai cấp côngnhân, nhân dân lao động trên thế giới; đồng thời khẳng định vaitrò, sứ mệnh của lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giảiphóng và xây dựng xã hội mới, đó là giai cấp công nhân

 Khi dự đoán về khả năng của cách mạng, Mác-Ăngghen chorằng, cách mạng vô sản sẽ nổ ra ở khâu yếu nhất của CNTB.Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB có bước phát triển mới,chuyển sang giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc.Trên cơ sở phân tích đặc điểm phát triển không đều của chủnghĩa đế quốc, Lênin đã chỉ ra khả năng cho cách mạng vô sản

có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước, thậm chí ở một nước.Trong hoàn cảnh đó, Lênin (1870–1924) đã vận dụng sáng tạo

và phát triển học thuyết của Mác-Ăngghen để giải quyết những

Trang 6

Phần 1 – LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ CNXH

vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản; đồng thời đấu tranh bảo vệ

lý luận Mác, phê phán không khoan nhượng với tư tưởng xét lại,

cơ hội…

 Sau CMT10, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhân dânxôviết vượt qua nhiều khó khăn thử thách, với sự hy sinh to lớn

cả về người và của tiếp tục bảo vệ và phát triển những lý tưởng

về CNXH, phát triển CNXH trong hiện thực

 Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âuvào cuối những năm 80-đầu những năm 1990 của thế kỷ XXkhông phải sự phủ định chủ nghĩa Mác- Lênin, không phải là sựphủ định CNXH cả trên phương diện lý luận và thực tiễn Đóchỉ là sự đổ vỡ của một mô hình phát triển cụ thể không đượcđiều chỉnh kịp thời trước điều kiện mới

3 CNXH theo mô hình kế hoạch hóa tập trung và vai trò lịch sử của

mô hình đó

Mô hình kế hoạch hóa tập trung có những đặc trưng cơ bản sau:

 Dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu dưới haihình thức: toàn dân và tập thể

 Việc sản xuất cái gì, như thế nào, phân phối cho ai, giá cả nhưthế nào được quyết định từ nhà nước và mang tính pháp lệnh

 Phân phối mang tính chất bình quân và trực tiếp bằng hiện vật làchủ yếu, xem nhẹ các quan hệ hàng hóa – tiền tệ

 Nhà nước quản lý bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, xemnhẹ các biện pháp kinh tế

Trong điều kiện Liên Xô bị các nước tư bản bao vây, mô hình này đã

có vai trò to lớn trong việc huy động sức người, sức của vào sự nghiệp xây

Trang 7

dựng đất nước Chỉ trong một thời gian ngắn, Liên Xô đã thực hiện thắng lợi

sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), tạo ra được một nền công nghiệp hiệnđại Đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, nhân dân Liên Xô phải tiếnhành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại Trong điều kiện đó, mô hình kế hoạchhóa tập trung một lần nữa phát huy vai trò tích cực trong việc huy động sứcngười, sức của cho chiến tranh - một trong những nhân tố quyết định thắnglợi trong chiến tranh

Với những thắng lợi to lớn mà nhân dân Liên Xô đạt được đã dẫn đếnquan điểm cho rằng, mô hình kế hoạch hóa tập trung là mô hình kinh tế cùaCNXH, còn kinh tế thị trường là mô hình kinh tế của CNTB

Tuy nhiên, mô hình này dần bộc lộ những hạn chế của nó, như không khaithác được các năng lực sản xuất trong nước, không phát huy được nhiệt tình

và tính chủ động sáng tạo của con người trong quá trình lao động sản xuất,không đẩy nhanh được sự tiến bộ khoa học và công nghệ, không mở rộngđược quan hệ kinh tế quốc tế…Từ đó, năng suất lao động xã hội thấp, hànghóa nghèo nàn và chất lượng kém… Đồng thời, cũng đẻ ra bộ máy hànhchính quan liêu, chủ quan duy ý chí Điều đó chứng tỏ mô hình đó khôngđáp ứng được yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại, nhất là khicuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ

Mô hình kế hoạch hóa tập trung không còn thích hợp nữa, nhưng dochậm nhận thức và đổi mới đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội trong hệthống XHCN được xác lập sau Cách mạng Tháng Mưòi Nga Đứng trướckhủng hoảng, Liên Xô đã tiến hành cải tổ và do sai lầm trong cải tổ đã dẫnđến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu Thực chất sự sụp

đổ đó là sụp đổ của mô hình CNXH tập trung, quan liêu, bao cấp

4 Những biến đổi của thời đại và vấn đề quá độ lên CNXH

Trang 8

Phần 1 – LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ CNXH

Trong lúc CNXH bị khủng hoảng trầm trọng dẫn đến sụp đổ ở Liên

Xô và Đông Âu, thì CNTB lại đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế,khoa học và công nghệ, cũng như nhiều mặt khác của đời sống xã hội Từ đó

có quan điểm phủ nhận CNXH, lý tưởng hóa CNTB Thực chất quan điểm

đó đã đồng nhất CNXH với mô hình CNXH tập trung, quan liêu, bao cấp;đồng nhất những thành tựu đạt được của nhân loại với CNTB Rõ ràng, đây

là sự lẫn lộn giữa hiện tượng với bản chất; giữa ngẫu nhiên với tất nhiên củalịch sử

Như đã phân tích, đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình cụ thể, chứkhông phải là sự sụp đổ của CNXH với tính cách là một xã hội cao hơnCNTB Hơn nữa, việc xây dựng một xã hội mới là một việc hết sức khókhăn, phức tạp, những vấp váp, thậm chí đổ vỡ tạm thời là điều khó tránhkhỏi Những đổ vỡ đó không phải là luận cứ để bác bỏ một xu hướng pháttriển tất yếu của xã hội, mà là mang lại những kinh nghiệm để nhận thứcngày càng đúng đắn hơn về CNXH và con đường đi lên CNXH

Những biến đổi trong thời đại chúng ta không thể tách rời cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ, cũng như những thành tựu do cuộc cách mạng

đó mang lại Đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ được bắtđầu vào giữa thế kỷ XX và phát triển rất nhanh chóng, nhất là từ những năm

80 của thế kỷ XX đến nay Nó đã biến “khoa học trở thành lực lượng sảnxuất trực tiếp”, làm cho người lao động ngày càng được trí tuệ hóa và laođộng trí tuệ ngày càng trở thành lực lượng lao động chủ yếu Sản xuất pháttriển theo chiều sâu, hàm lượng chất xám chiếm tỷ trọng lớn trong giá thànhsản phẩm (hiện nay các sản phẩm có chất lượng cao, hàm lượng chất xámchiếm khoảng 60-70% giá thành sản phẩm) Với vị trí có tính quyết định củakhoa học, công nghệ và lao động trí tuệ trong nền sản xuất hiện đại, kinh tếthế giới đã chuyển lên một trình độ mới về chất – kinh tế tri thức Vấn đềhình thành, phát triển kinh tế tri thức đang là vấn đề có tính thời sự

Trang 9

Sự ra đời của CNXH là kết quả hợp quy luật do sự phát triển củaCNTB tạo ra Cho nên, vấn đề quá độ lên CNXH vẫn là xu hướng của thờiđại Vấn đề đó được đặt ra ở các nước khác nhau với những mức độ khácnhau và sẽ được giải quyết phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước.

Trang 10

Phần 2 – CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM

PHẦN 2 – CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1 Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam

Tiếp nối CMT10, cách mạng Tháng Tám và công cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc, thực hiện đổi mới, phát triển của Việt Nam tiếp tục khẳngđịnh tính đúng đắn của lý tưởng XHCN, của chủ nghĩa Mác-Lênin

CMT10 đã mở ra con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân ViệtNam khỏi ách áp bức đế quốc thực dân Chúng ta biết vào những năm 20 củathế kỷ XX, Việt Nam đang đứng trước sự bế tắc về con đường giải phóngdân tộc Chính thời điểm này, Nguyễn Ái Quốc với thiên tài trí tuệ, trảinghiệm hoạt động cách mạng và ảnh hưởng trực tiếp của CMT10, đã khẳngđịnh: " Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào kháccon đường cách mạng vô sản" Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàncảnh cụ thể Việt Nam Bác Hồ và Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiệncách mạng Tháng Tám lịch sử thành công, xây dựng nên nhà nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, nhà nước công - nông đầu tiên ở khu vực Đông Namchâu Á

Sau cách mạng Tháng Tám, lịch sử phát triển của đất nước ta luôn đòihỏi Đảng và nhân dân phải có sự kiên định và sáng tạo trong con đường pháttriển Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc kết hợp sáng tạo giữa độc lập dân tộcvới CNXH trong tiến trình cách mạng Trong một thời gian dài cả nước đồngthời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, và sau khi giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước, tại Đại hội Đảng lần thứ IV, Đảng ta khẳng định: "trong thời đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và CNXH không thể tách rờinhau, và ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thìthắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu củacách mạng XHCN, sự bắt đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH, sự bắt đầu của

Trang 11

thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản" Điều nàykhẳng định sự sáng tạo và nhất quán trong lựa chọn con đường phát triển củacách mạng Việt Nam – con đường đi theo ánh sáng CMT10

Về mục tiêu chung của CNXH mà Đảng ta đề ra là: “dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”3 Về con đường đi lên CNXH ởnước ta, Đảng ta chỉ rõ: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá

độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trịcủa quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu, kếthừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt

về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựngnền kinh tế hiện đại

Xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tạo ra sự biến đổi về chất của

xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nênphải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hìnhthức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ Trong các lĩnh vực của đờisống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những đặc trưng bản chất của CNXH baogồm:

Một là, CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phảiphát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực vàsáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH

Hai là, CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sảnxuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không

Trang 12

Phần 2 – CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM

ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết lànhân dân lao động

Ba là, CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong

đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em, con người được giảiphóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú,được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình

Bốn là, CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởngnhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, các dân tộc bình đẳng, miềnnúi tiến kịp miền xuôi

Năm là, CNXH là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tựxây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng

Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ xuất phát từ quan điểmcủa chủ nghĩa Mác – Lênin và từ tình hình thực tiễn của Việt Nam:

Trước hết, Hồ Chí Minh đã lưu ý chúng ta cần nhận thức rõ tính quyluật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước để nhận rõ đặc trưng tínhchất của thời kỳ quá độ của Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn pháttriển TBCN

Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá

độ lên CNXH ở Việt Nam, trong đó đặc điểm bao trùm to nhất là từ mộtnước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạnphát triển TBCN Đặc điểm này thâu tóm đầy đủ những mâu thuẫn, khókhăn, phức tạp, chi phối toàn bộ tiến trình quá độ lên CNXH ở nước ta, từ đóphải tìm ra con đường với những hình thức, bước đi và cách làm phù hợp vớiđặc điểm Việt Nam

Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ, Người nói "Chúng ta phải xâydựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, đưa miền Bắc tiến dần lênCNXH, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên

Ngày đăng: 26/09/2015, 14:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w