Theo Nghị định 100/2004/NĐ-CP: Hành vi trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc
Trang 1MỤC LỤC
1
Trang 2NHÓM 7
1 Lương Thị Hồng Hoa 39K18
2 Nguyễn Thị Hoài Linh 39K18
3 Trần Thị Khánh Linh 39K18
5 Trịnh Xuân Vũ 39K15
2
Trang 3PHẦN I: CÁC KHÁI NIỆM
I.1 Gian lận là gì?
Hành vi gian lận thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý làm sai lệch - làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm I.2 Trốn thuế là gì?
Theo Nghị định 100/2004/NĐ-CP: Hành vi trốn thuế là hành vi của cá nhân,
tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm
Như vậy, thì có thể nói mục đích của hành vi trốn thuế và hành vi gian lận thuế là như nhau: làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm
Nhưng hành vi trốn thuế có phạm vi rộng hơn, trong đó bao gồm cả sự vô tình và sự cố ý Còn hành vi gian lận thuế có phạm vi hẹp, và là sự cố ý
I.3 Lách luật là gì?
Lách luật là lợi dụng kẽ hở của luật để làm lợi cho cá nhân tổ chức của mình
3
Trang 4PHẦN II: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG
GIAN LẬN, LÁCH LUẬT, TRỐN THUẾ II.1 NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN
Theo Luật doanh nghiệp khá thông thoáng, nhưng việc theo dõi nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó như thế nào thì còn buông lỏng Từ khâu hậu kiểm, quản lý doanh nghiệp sau giấy phép đến sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho việc thành lập các doanh nghiệp “ma” Mặt khác cơ chế thanh Toán giữa các giao dịch kinh tế còn chưa bắt buộc thông qua hệ thống ngân hàng do vậy rất khó kiểm soát việc các hoạt động kinh tế đó đã phát sinh thực tế hay chỉ Trên giấy tờThiếu các quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động và cơ cấu tổ chức của bộ máy quan lý thuế và nguyên tắc xử lý mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý thuế, đặc biệt trong xu thế quản lý thuế hiện đại
Luật Quản lý thuế năm 2006 chưa xác định rõ cơ chế bảo đảm thực hiện,
vì vậy phần nào đã hạn chế tính khả thi của các quy định trong Luật Quản lý thuế và chính điều này chưa thực sự khuyến khích tính tuân thủ pháp luật của chủ thể có nghĩa vụ thuế Chẳng hạn tại Điều 53, Luật quản lý thuế quy định trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh “người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân trong trường hợp chưa hoàn thànhnghĩa vụ nộp thuế theo thông báo của cơ quan quản lý thuế Với quy địnhnày,nếu không xác định rõ cơ chế phối kết hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan công an thì chắc chắn điều luật này sẽ không có tính khả thi, bởi thực tế hiện nay, Cục thuế địa phương không thể biết đối tượng nào nợ thuế đang chuẩn bị xuất cảnh để thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và ngược lại
Luật quản lý thuế 2006 đã quy định trách nhiệm việc cung cấp các thông tin, tài liệu của các bên có liên quan cho cơ quan thuế và ngược lại Tuy nhiên chỉ cung cấp khi cơ quan thuế có yêu cầu, vì vậy có rất nhiều thông tin cần thiết nhưng cơ quan thuế không biết được đầu mối để cung cấp thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin, chẳng hạn, thông tin về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thường các doanh nghiệp mở rất nhiều tài khoản ở các ngân hàng thuộc các địa phương khác nhau nhưng cơ quan thuế không biết doanh nghiệp mở tài khoản ở ngân hàng nào để yêu cầu cung cấp Vì vậy, cần có quy định cụ thể trách nhiệm của ngân hàng phải thông báo tài khoản của doanh nghiệp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý khi đăng ký tài khoản
Trang 5Bài tập nhóm GVHD: ThS Phan Đinh Anh
II.1.b Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm
Hiện nay hình phạt cao nhất quy định tại BLHS năm 1999 là 7 năm tù còn mức phạt tiền cao nhất quy định tại BLHS năm 1999 là 7 năm còn mức phạt tiền cao nhất chỉ giới hạn bằng 3 lần số tiền thuế trốn Trên thực tế, thiệt hại do sử dụng hóa đơn không trung thực khiến Nhà nước thất thoát hàng trăm
tỷ dồng
Cơ quan thuế chưa thực sự chủ động trong công tác quản lý thuế Một
số cán bộ thuế chưa làm tròn trách nhiệm thậm chí thoái hóa, biến chất vì tư lợi riêng
để lợi dụng
Sự yếu kém về mặt nhận thức của một bộ phận khá lớn công chúng và thói quen mua hàng lấy hoá đơn chưa hình thành, có nhiều trường hợp được quy tội gian lận thuế không do chủ ý của cá nhân kinh doanh mà do hiểu không đúng các quy định của thuế
Về phía người tiêu dùng, bản thân họ tiếp tay một cách vô ý cho doanh nghiệp gian dối khi mua hàng không lấy hoá đơn Hơn nữa họ cũng không có động cơ giữ hoá đơn Vì vậy, nếu được người bán đề nghị không lấy hoá đơn
để khỏi mất thêm 10% tiền thì họ đồng ý ngay
II.1.d Cả hai lĩnh vực xử lý hành chính và xử lý hình sự đều
đang gặp không ít khó khăn
Đơn cử như xử lý hành chính, cơ quan ra quyết định mà các đối tượng không chấp hành, rồi lại để đó không làm đến nơi đến chốn, điều đó đồng nghĩa vô hiệu hóa các quyết định có tính pháp lý của cơ quan chức năng; còn
xử lý hình sự thì lại càng hết sức khó khăn nên hai Bộ Công an, Bộ Tài chính
và hai tổng cục cần ngồi lại với nhau để tháo gỡ, bàn bạc cụ thể
phòng, chống các hành vi vi phạm chưa thực hiện triệt để
Có đơn vị xây dựng kế hoạch nhưng thiếu bám sát, chỉ đạo thực hiện hoặc mới chỉ tập trung đấu tranh chống các hành vi vi phạm mà chưa có giải pháp giải quyết triệt để các trường hợp doanh nghiệp “ma”
II.2 NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN
tư nhân
Các doanh nghiệp không quan tâm đến chế độ kế toán quốc dân mà phản ánh hoạt động kinh doanh theo logic thô sơ Nguy hiểm hơn là họ cho rằng sổ sách kế toán là công cụ của cơ quan Nhà nước kiểm tra, kiểm soát họ
mà không nghĩ rằng sổ sách, tài khoản,chứng từ, là những phương tiện căn
Trang 6bản giúp họ tiếp cận hoạt động kinh doanh một cách hệ thống để đánh giá, đo lường và phân tích kết quả kinh doanh cũng như dự báo tương lai
II.2.b Nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế tiền mặt.
Hầu hết các hạch toán và giao dịch đều có thể dùng tiền mặt: tiền Việt, vàng và ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ) Điều này được các doanh nghiệp khai thác lập bộ hồ sơ thanh toán khống; không thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn chứng từ và đồng thời cơ quan thuế cũng khó phát hiện để ngăn chặn kịp thời.Còn với các cá nhân, việc được trao tay những khoản thu trực tiếp bằng tiền mặt cũng giúp họ trốn được một số tiền thuế lớn do các cơ quan chức năng không thể kiểm soát và quản lý được giá trị thực lớn hơn rất nhiều so với giá trị được ghi nhận của những khoản thu này
chính là yếu tố con người
Do hạn chế về nguồn nhân lực một số cán bộ còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý nên có lúc có nơi vẫn còn tình trạng thất thu thuế
Trang 7Bài tập nhóm GVHD: ThS Phan Đinh Anh
PHẦN III: CÁCH THỨC GIAN LẬN,TRỐN THUẾ
Ta có:
Số thuế phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
III.1 Tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và giảm thuế GTGT
đầu ra phải nộp.
Theo quy định, các DN xuất khẩu hàng hóa sẽ có thuế suất thuế GTGT
là 0% nên các đơn vị xuất khẩu sẽ được hoàn lại thuế GTGT, do đó DN tìm cách lập hồ sơ hàng bán ra là “xuất khẩu” để có số thuế GTGT bằng không (0) Khi đó, DN sẽ được Nhà nước hoàn toàn bộ số thuế GTGT đầu vào hoặc giảm
số thuế phải nộp (nếu có)
Ở mức độ phức tạp, DN đăng ký kinh doanh với rất nhiều ngành nghề, nhưng thực tế không có trụ sở kinh doanh, kho hàng, thành lập ra DN là để bán hóa đơn GTGT cho các cá nhân và tổ chức hoạt động kinh doanh khác sử dụng vào việc hợp thức hàng hóa buôn lậu trốn thuế hoặc chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước Hành vi gian lận trong hoàn thuế GTGT đang được thực hiện với hình thức ngày càng tinh vi như thành lập nhiều DN trung gian ở nhiều nơi khác nhau, lập hồ sơ khống nhằm hạn chế sự kiểm soát của cơ quan thuế
III.2 Tăng thuế giá trị đầu vào được khấu trừ
• DN kê khai khấu trừ thuế GTGT các hoá đơn bất hợp pháp, hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng
• DN khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa - dịch vụ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc kê khai khấu trừ các hóa đơn dùng cho cá nhân, gia đình không mang tên, mã số thuế của công ty
• DN kê khai thuế GTGT được khấu trừ không đúng với ngày chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu (giấy nộp tiền vào NSNN); DN không phân bổ hoặc phân bổ sai thuế GTGT đầu vào cho mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế
Ví dụ:
Công ty TNHH Kim Thư (phường 1, quận 5) do Ngô Văn Thanh làm Giám đốc, mua 57 tờ hoá đơn ghi khống trị giá hàng hoá hơn 102 tỷ đồng để hợp thức hoá đầu vào cho số lượng lớn cát san lấp mua trôi nổi trên thị trường của công ty, trốn thuế gần 9,3 tỷ đồng; Công ty TNHH Nhựt Huy, mua 15 tờ hoá đơn GTGT ghi khống số tiền hơn 6,5 tỷ đồng để làm chứng từ đầu vào cho các dịch vụ sửa chữa, thuê xe vận chuyển… của công ty, trốn thuế hơn 620 triệu đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thanh Bi và DNTN Thanh Bi (phường Trường Thạnh, quận 9) do Phan Văn Bi làm Giám đốc, mua 19 tờ hoá đơn ghi khống trị giá hơn 72,4 tỷ đồng để hợp thức hoá đầu vào cho số hàng
Trang 8hoá, dịch vụ mua trôi nổi, trốn thuế hơn 6,5 tỷ đồng; Công ty TNHH Ngọc Tuyết (phường An Phú, quận 2) trốn thuế gần 290 triệu đồng; Huỳnh Văn Hoàng (ngụ quận Tân Phú) chủ DNTN giấy Đức Phát trốn thuế hơn 6,6 tỷ đồng; Lê Văn Hải, Nguyễn Bá Hiền - chủ DNTN Vĩnh An trốn thuế hơn 4 tỷ đồng; Lý Chí Tài - chủ DNTN giấy Tự Lực trốn thuế hơn 9,6 tỷ đồng; Nguyễn Văn Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Hoàn Mỹ trốn thuế hơn 5 tỷ đồng
• Khai khống hóa đơn đầu vào
Luật thuế giá trị gia tăng quy định; Doanh nghiệp phải có đầy đủ chứng
từ hóa đơn hợp lệ ghi rõ số thuế giá trị gia tăng (VAT) đã thanh toán ghi trên hóa đơn mua hàng hoặc giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào
Một số doanh nghiệp đã lợi dụng hóa đơn thật do Bộ Tài chính phát hành để ghi khống các khoảng thuế và chi phí hàng hóa, dịch vụ hợp lý nhằm trừ thuế đầu ra hoặc tăng chi phí để trốn thuế, xin hoàn thuế Thực chất là hóa đơn thật song hàng hóa dịch vụ thể hiện trên hóa đơn lại không có thật để xin hoàn thuế VAT
Trong thực tiễn các cửa hàng bán lẽ xăng dầu thường sử dụng thủ đoạn này Chẳng hạn cửa hàng A bán lẽ xăng dầu cho người tiêu dùng nên không phải dùng hóa đơn của Bộ Tài chính để thanh toán với khách hàng Ví dụ lượng xăng dầu bán lẽ không dùng hóa đơn là 500.000 lít Sau đó cửa hàng thỏa thuận với các doanh nghiệp hoặc công ty có nhu cầu hợp lý hóa chi phí đầu vào bằng hóa đơn số xăng dầu trên và xuất khống hóa đơn cho phần xăng dầu bán lẽ này Doanh nghiệp hoặc công ty sử dụng những hóa đơn này để ghi khống phần xăng dầu đã được bán lẽ cho người tiêu dùng nhằm hợp lý hóa chi phí đầu vào của doanh nghiệp xin hoàn thuế hoặc trốn thuế và chia nhau
Một số doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu là sản phẩm nông nghiệp cũng thường sử dụng thủ đoạn khai khống hàng nông thủy sản mua của nông dân không có hóa đơn chứng từ để trốn thuế VAT
III.3 Giảm thuế đầu ra
Các sai phạm về thuế GTGT đầu ra chủ yếu tập trung vào việc giảm doanh thu và thuế GTGT đầu ra Nghiêm trọng hơn là hiện tượng bán hàng không xuất hoá đơn để che dấu doanh thu đầu ra, nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT người mua đã nộp cho người bán, đồng thời tránh tối đa nghĩa vụ thuế phải nộp Có thể thống kê ra một số hành vi của các DN sau: Một số DN không
kê khai hoặc kê khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT của hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản (xây nhà để bán) Phần lớn DN gian lận bằng cách xuất hoá đơn chưa kịp thời hoặc hàng hoá, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao nhưng chưa thu được tiền của khách hàng nên chưa ghi nhận doanh thu và xuất hoá đơn DN chủ yếu kê khai doanh thu và thuế GTGT theo giá trị đã thanh toán tiền mà không kê khai doanh thu theo biên bản nghiệm thu công trình bàn giao, hoặc thu tiền của khách hàng theo tiến độ hợp đồng nhưng chưa kê khai thuế GTGT theo quy định Mục đích của việc này là tránh doanh thu, hoặc điều
Trang 9Bài tập nhóm GVHD: ThS Phan Đinh Anh
chuyển số thuế GTGT hàng tháng, tránh bật dương thuế quá lớn, ảnh hưởng đến dòng tiền và nghĩa vụ phải nộp
Việc khai thiếu thuế GTGT đầu ra còn xảy ra ở khâu hàng hoá tiêu dùng nội bộ: DN thường “lờ đi” việc khai thuế GTGT vì cho rằng đây là việc tiêu dùng nội bộ, không phát sinh doanh thu, lợi nhuận và cơ quan thuế cũng ít để ý đến nên đã “bỏ qua” khoản thuế đầu ra này “Chiêu” gian lận này cũng lặp lại ở doanh thu xuất cho chi nhánh, DN thường kê khai thiếu hoặc không kê khai thuế GTGT
Ví dụ: Công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất hóa đơn giá trị gia tăng, không nộp ngân sách 37 tỷ đồng
III.4 Điều chỉnh thuế GTGT đầu vào và đầu ra không đúng quy
định:
Nhiều DN lợi dụng kẽ hở cán bộ thanh tra chỉ kiểm tra tính hợp lý của bảng kê (chấm hóa đơn) mà không để ý đến các khoản điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT của kỳ trước nên DN đã cố tình điều chỉnh giảm doanh thu và thuế GTGT đầu ra (giảm) và điều chỉnh tăng thuế GTGT đầu vào của kỳ trước (tăng) không đủ cơ sở, các khoản điều chỉnh không có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh, dẫn đến giảm thuế GTGT phải nộp kỳ này hoặc tăng thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ sau nhằm gian lận thuế
III.5 Xác định sai thuế suất đối với hàng hoá, dịch vụ:
Các DN sản xuất, kinh doanh còn gian lận thuế GTGT bằng cách “nhập nhèm” thuế suất Lợi dụng chính sách kích cầu, giảm khó khăn cho các DN của Chính phủ, DN kê khai sai thuế suất của một số mặt hàng được giảm thuế suất 50% xác định không đúng đối tượng hoặc trên cùng hoá đơn có mặt hàng được giảm và không được giảm nhưng không tách riêng Việc cố tình kê nhầm thuế suất thuế đầu ra kê khai thuế GTGT mặt hàng chịu thuế suất 10% thành mặt hàng chịu thuế suất thấp hơn là 5%, hoặc đưa mặt hàng thuộc diện chịu thuế sang mặt hàng không chịu thuế; Cố tình “khai man” thuế đầu vào khai thuế suất 5% (vận chuyển, hàng nông sản, đất, đá, cát sỏi) thành 10% để được tăng khấu trừ hoặc hoàn thuế cũng diễn ra phổ biến ở các DN kinh doanh các mặt hàng được ưu đãi thuế suất.)
III.6 Thủ đoạn quay vòng hàng xuất khẩu nhằm trốn thuế
Các doanh nghiệp Việt Nam có quota xuất khẩu có thể mốc nối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn ký hợp đồng mua bán các mặt hàng này sau đó mốc nối với cán bộ hải quan làm thủ tục xuất khẩu các mặt hàng này Sau khi hàng xuất khẩu của Việt Nam đã làm thủ tục hải quan hợp pháp ở cửa khẩu và chính thức đưa qua biên giới thì nó được chuyển cho công ty "ma" hoặc công ty thật nhưng đã bán con dấu, hưởng hoa hồng và ngay lập tức lực lượng cửu vạn lại mang lậu qua đường mòn trở lại Việt Nam và lô hàng này lại tiếp tục làm thủ tục xuất khẩu hợp pháp qua biên giới và lại quay vòng nhập lậu lại Việt Nam Với thủ đoạn này có những lô hàng chúng quay
Trang 10vòng tới 04 lần trong tháng và như vậy giá trị lô hàng xuất khẩu tăng gấp 04 lần, hoàn VAT gấp 04 lần, Nhà nước mất thêm 03 lần nữa cho bọn gian thương Đây là thủ đoạn mà chúng gọi là hàng "cò quay
III.7 Thủ đoạn dùng hàng tạm nhập tái xuất để xin hoàn thuế VAT
Một số doanh nghiệp xin thủ tục tạm nhập khẩu hàng có thuế xuất nhập khẩu khá cao (20-30%) mà trong nước đang có nhu cầu rồi tái xuất xin hoàn thuế nhập khẩu và thuế VAT (hàng tạm nhập tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu
và thuế VAT) Tuy nhiên, trong thực tế doanh nghiệp mang toàn bộ số hàng này tiêu thụ trong nước rồi lập hồ sơ chứng từ xuất khẩu khống số hàng này để xin hoàn thuế nhập khẩu và VAT.)