MỤC LỤC 1. LỜI MỞ ĐẦU 3 2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4 2.2 TẦM NHÌN VÀ SỨ MẠNG 6 2.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY 6 2.4 TRIẾT LÝ KINH DOANH 7 2.4.1 NHÂN 7 2.4.2 NGHĨA 8 2.4.3 TRÍ 8 2.4.4 UY 9 3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 9 3.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CÔNG TY VICEM HÀ TIÊN 9 3.1.1 THỊ TRƯỜNG XI MĂNG: CẠNH TRANH KHỐC LIỆT 9 3.1.2 KHI CUNG VƯỢT CẦU 10 3.1.3 TÁI CẤU TRÚC, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 10 3.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CÔNG TY VICEM HÀ TIÊN 10 3.2.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 10 3.2.1.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 11 3.2.1.2 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 12 3.2.1.3 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 13 3.2.1.4 CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 14 3.2.1.5 CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 14 3.2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUÝ I NĂM 2012 15 3.2.3 DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT XI MĂNG 17 3.2.3.1 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG 17 3.2.3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG – P1 18 3.2.3.3 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG – P2 19 3.2.3.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG – P3 20 3.2.3.5 MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VICEM HÀ TIÊN 20 3.2.4 LIÊN KẾT CÁC ĐIỀU KIỆN BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI 21 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BRVT KHOA: KINH TẾ
Nguyễn Thị Kim Yến
Nguyễn Thị Phương Trang
Trần Thị Cẩm Nhung
Phan Thị Cẩm Nhung
Nguyễn Thị Thúy
MỤC LỤC
Trang 21. LỜI MỞ ĐẦU 3
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4
2.2 TẦM NHÌN VÀ SỨ MẠNG 6
2.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY 6
2.4 TRIẾT LÝ KINH DOANH 7
2.4.1 NHÂN 7
2.4.2 NGHĨA 8
2.4.3 TRÍ 8
2.4.4 UY 9
3 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 9
3.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CÔNG TY VICEM HÀ TIÊN 9
3.1.1 THỊ TRƯỜNG XI MĂNG: CẠNH TRANH KHỐC LIỆT 9
3.1.2 KHI CUNG VƯỢT CẦU 10
3.1.3 TÁI CẤU TRÚC, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 10
3.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CÔNG TY VICEM HÀ TIÊN 10
3.2.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 10
3.2.1.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 11
3.2.1.2 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 12
3.2.1.3 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 13
3.2.1.4 CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 14
3.2.1.5 CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 14
3.2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUÝ I NĂM 2012 15
3.2.3 DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT XI MĂNG 17
3.2.3.1 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG 17
3.2.3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG – P1 18
3.2.3.3 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG – P2 19
Trang 33.2.3.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG – P3 20
3.2.3.5 MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VICEM HÀ TIÊN 20
3.2.4 LIÊN KẾT CÁC ĐIỀU KIỆN BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI 21
4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
1 LỜI MỞ ĐẦU
Ngành xây dựng luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, mọi tập thể và mọi cá nhân, trong thực trạng cơ sở hạ tầng xuống thấp như hiện nay, cả chính phủ và nhân dân đều quan tâm đến việc làm thế nào để nâng cao hiện quả xây dựng các công trình, chất lượng công trình xây dựng luôn
là mối quan tâm của mỗi người, trong đó yếu tố vật liệu xây dựng đóng một vai trò không nhỏ, để có được một công trình vững chắc và an toàn, không thể không nhắc đến một nguyên vật liệu vô cùng quan trọng đó là xi măng
Trong khi trên thị trường có vô số mặt hàng xi măng của các công ty khác nhau từ nội địa đến phối hợp sản xuất với nước ngoài, nhiều tính năng, công dụng, giá cả mặt hàng, chất lượng mỗi loại sản phẩm một khác nhau, bao bì, nhãn hiệu tạo ra nhiều sự khác biệt, đăc trưng… Tất cả đã tạo nên một thị trường xi măng đa dạng
và giàu tiềm năng phát triển, nhiều công ty cổ phần đã lấn vào thị trường với nhiều sản phẩm khác nhau, có sức cạnh tranh cao
Nhưng không phải bất cứ công ty nào nhảy vào cũng có thể phát triển và trụ vững nổi trong một thị trường tiềm năng dồi dào nhưng không ít thách thức này, để đứng vững và phát triển được đó là một quá trình phấn đấu lâu dài, bền bỉ và luôn luôn sáng tạo, tìm ra cái mới, vì đây là một ngành công nghiệp quan trọng, đòi hỏi tính an toàn, thiết thực và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống mỗi người sử dụng Hiểu rõ sự quan trọng đó, nhóm 16 đã làm bài tiểu luận này để phân tích và đánh giá chiến lược phát triển của ngành xi măng Việt Nam nói chung và của công ty Vicem Hà Tiên nói riêng, với hi vọng mang lại một cái nhìn cận cảnh và khách quan, toàn diện về sự phát triển của công ty xi măng Vicem Hà Tiên
Vicem Hà Tiên là một thanh viên của tổng công ty Vicem Việt Nam, với tinh thần không ngừng trau dồi và sáng tạo, hướng tới một sứ mệnh to lớn “LỚN MẠNH
DO BẠN VÀ VÌ BẠN”
Các sản phẩm mang biểu tượng con Kỳ Lân Xanh đã và đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của các nhà xây dựng và của mỗi người tiêu dùng đạc biệt là ở thị trường phần phối chính là khu vực miền Trung – Nam từ Quãng Ngãi đến Cà Mau
Sự phân tích này có cái nhìn chủ quan, cùng với những tư liệu học tập bộ môn QUẢN TRỊ HỌC, vì sự giới hạn của tiểu luận nên không tránh khỏi những sai sót,
Trang 4không phân tích hết và chính xác các khía cạnh khác Rất mong sự góp ý chân
thành của cô và các bạn giúp bài tiểu luận của chúng em hoàn chỉnh hơn
Cám ơn cô đã giảng dạy tận tình, cung cấp cho chúng em những tư liệu học tập hay, giúp chúng em có nhiều kiến thức vô cùng quý báu Đồng thời cám ơn nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bài tiểu luận này
Nguồn lấy từ: www.hatien1.com.vn, www.vicem.vn
2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
- Công ty Xi măng Hà Tiên 1 tiền thân là Nhà máy Xi măng Hà Tiên do hãng VENOT.PIC
của Cộng hòa Pháp cung cấp thiết bị.Năm 1964, Nhà máy chính thức đưa vào hoạt động với
công suất ban đầu là 240.000 tấn clinker/năm tại Kiên Lương, 280.000 tấn xi măng/năm tạiNhà máy Thủ Đức
- Năm 1974, Nhà máy Xi măng Hà Tiên đã ký thỏa ước tín dụng và hợp tác với hãng
POLYSIUS (Pháp) để mở rộng nhà máy, nâng công suất thiết kế từ 300.000 tấn ximăng/năm lên đến 1.300.000 tấn xi măng/năm Thỏa ước này sau giải phóng được chínhquyền Cách Mạng trưng lại vào năm 1977
- Năm 1981, Nhà máy xi măng Hà Tiên được tách ra thành Nhà máy xi măng Kiên Lương
và Nhà máy xi măng Thủ Đức Và đến năm 1983, hai Nhà máy được sáp nhập và đổi tên làNhà máy Liên Hợp xi măng Hà Tiên
- Ngày 19/08/1986, Máy nghiền số 3 chính thức đi vào hoạt động và đến tháng 2/1991 dây
chuyền nung clinker ở Kiên Lương cũng được đưa vào hoạt động đưa công suất của toànNhà máy lên 1.300.000 tấn xi măng/năm
- Năm 1993, Nhà máy lại tách thành hai công ty là Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2 (Cơ sở sản
xuất tại Kiên Lương) với công suất là 1.100.000 tấn clinker/năm và 500.000 tấn ximăng/năm; Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 (cơ sở sản xuất tại Thủ Đức - Tp HCM) với côngsuất là 800.000 tấn xi măng/năm
- Ngày 01/04/1993, Công ty Cung ứng Vật tư số 1 được sáp nhập vào Nhà máy Xi măng Hà
Tiên 1 theo quyết định số 139/BXD – TCLĐ của Bộ Xây dựng
- Ngày 30/09/1993, Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 được đổi thành Công ty Xi măng Hà Tiên
1 theo quyết định số 441/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng
- Ngày 03/12/1993, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã ký hợp đồng liên doanh với tập đoàn
Holderbank - Thụy Sĩ thành lập Công ty Liên Doanh Xi măng Sao Mai có công suất là1.760.000 tấn xi măng/năm Tổng vốn đầu tư 441 triệu USD, vốn pháp định 112,4 triệu USDtrong đó Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đại diện 35% tương đương 39,34 triệu USD
- Tháng 04/1995, được thừa ủy nhiệm liên doanh giữa Tổng Công ty Xi măng Việt Nam với
Supermix Asia Pte Ltd (Malaysia và Singapore), Công ty tham gia Liên Doanh Bê TôngHỗn Hợp Việt Nam (SPMV) với công suất thiết kế 100.000m3 bê tông /năm Vốn pháp định
Trang 5là 1 triệu USD trong đó Công ty xi măng Hà Tiên 1 đại diện 30% tương đương 0,3 triệuUSD.
- Để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, Công ty đã xây dựng dự án đầu tư cải tạomôi trường và nâng cao năng lực sản xuất
- Tháng 11/1994 dự án đã được Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí là 23.475.000 USD,
công trình đã khởi công ngày 15/06/99 và đã hoàn tất đưa vào hoạt động từ 2001, nâng côngsuất sản xuất của Công ty thêm 500.000 tấn xi măng/năm (Tổng công suất là 1.300.000 tấn
xi măng/năm)
- Ngày 21/01/2000, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã thực hiện cổ phần hoá Xí nghiệp Vận tải
trực thuộc Công ty thành Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên, trong đó Công ty Xi măng HàTiên 1 nắm giữ 30% cổ phần tương đương 14,4 tỷ đồng
- Ngày 06/02/2007, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công bố chuyển từ
doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 1774/QĐ-BXD của BộXây dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và chuyển Công ty Xi măng Hà Tiên 1thành Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 và chính thức hoạt động theo Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh số 4103005941 của Sở Kế hoạch – Đầu tư Tp.HCM cấp ngày18/01/2007 với vốn điều lệ ban đầu là 870 tỷ đồng
- Ngày 29/12/2009, Với sự đồng ý của gần 78% số cổ phần có quyền biểu quyết, phương án
sát nhập Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) vào Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên
1 (HT1) đã được thông qua Sau khi sát nhập, doanh nghiệp sẽ có tên mới – Công ty Cổphần Xi măng Vicem Hà Tiên Trụ sở chính của Công ty: 360 Bến Chương Dương, PhườngCầu Kho, Quận 1, Tp.HCM
- Ngày 08/06/2010, Chính thức giao dịch số lượng cổ phiếu chuyển đổi từ Công ty CPXM
Hà Tiên 2 sang Công ty CPXM Hà Tiên 1 tại sàn chứng khoán TPHCM
- Ngày 25/06/2010, Nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đánh dấu bước khởi
đầu của một giai đoạn phát triển mới của Công ty CPXM Hà Tiên 1 sau sáp nhập
Trụ sở chính của Công ty tại địa chỉ: 360 Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, Quận 1,
Tp HCM
Các chi nhánh mới được thành lập:
Trạm nghiền Phú Hữu, địa chỉ: phường Phú Hữu, quận 9 - TPHCM
Trạm nghiền Thủ Đức, địa chỉ: Km 8, Xa lộ Hà Nội, Phường Trường Thọ, QuậnThủ Đức – TPHCM
Nhà máy xi măng Bình Phước, địa chỉ: Xã Thanh Lương, Huyện Bình Long, TỉnhBình Phước
Trạm nghiền Long An, địa chỉ: Khu Công nghiệp Long Định, Huyện Bến Lức, TỉnhLong An
Trang 6 Nhà máy xi măng Kiên Lương, địa chỉ: Quốc Lộ 80, Thị trấn Kiên Lương, TỉnhKiên Giang.
- Ngày 23/01/2011, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (Vicem Hà Tiên) chính thức tiếp
quản Trạm nghiền Xi măng Cam Ranh từ Công ty Cổ phần Xây lắp Đà Nẵng, đơn vị thànhviên của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam Địa chỉ: Thôn Hòn Quy - xã CamThịnh Đông - Tp.Cam ranh - Tỉnh Khánh Hòa
- Hiện nay công ty hoạt động trong môi trường sạch và xanh với công suất thiết
kế 7.300.000 tấn xi măng/năm với 2 Nhà máy và 4 Trạm nghiền.
- Với VICEM HÀ TIÊN Nhân - Nghĩa - Trí - Tín là phương châm cho mọi hoạt
động tổ chức, sản xuất và kinh doanh
2.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY
Trang 72.4 TRIẾT LÝ KINH DOANH
2.4.1 NH ÂN- NH ÂN LỰC LÀ NGUỒN VỐN QUÝ GIÁ NHẤT
Một tập thể có trình độ chuyên môn cao
Hàng năm, VICEM HÀ TIÊN không ngừng làm giàu nguồn lực chất xám và cập nhật kiến
thức, công nghệ mới của ngành xi măng qua:
Các khóa đào tạo ngắn và dài hạn trong nước do các chuyên gia quốc tế đầu ngànhgiảng dạy
Các chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn cao:lương, thưởng, đào tạo nước ngoài
Các khoá huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài như: New Zealand, Họcviện AIT Thái Lan và Châu Âu
Một tập thể tận tụy vì sự lớn mạnh của VICEM HÀ TIÊN
Môi trường làm việc thân thiện, hiện đại và niềm tự hào về sản phẩm và thương hiệu
là lý do mỗi thành viên yêu quýVICEM HÀ TIÊN như mái nhà thứ hai của mình.
Họ hết lòng cống hiến sức lực và tài năng của mình vì sự phát triển của VICEM HÀ TIÊN từ thế hệ này đến thế hệ khác.
2.4.2 NGHĨA - TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI LÀ ĐẦU TIÊN
Các hoạt động vì cộng đồng
VICEM HÀ TIÊN hướng về cộng đồng với cả trái tim Chúng tôi liên tục tài trợ
chương trình Mùa Hè Xanh, xây cầu đường nông thôn cho khu vực sông Mekong,trao học bổng cho sinh viên nghèo, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thămhỏi tặng quà các thương binh liệt sĩ, xây dựng hàng trăm căn nhà tình nghĩa, nhà tìnhthương, trường học Tất cả vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng
Thành tích của VICEM HÀ TIÊN trong hoạt động xã hội đã được ghi nhận bằng
Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Biểu tượngvàng Thành phố Hồ Chí Minh
Các hoạt động vì môi trường
Phát triển sản xuất, VICEM HÀ TIÊN luôn chú trọng bảo vệ môi trường và bảo tồn
nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá cho đất nước
VICEM HÀ TIÊN đẩy mạnh đầu tư các thiết bị tiên tiến nhất để xây dựng môi
trường sản xuất hiện đại, không khói bụi, đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cao nhất
Trang 8Hiện nay, nồng độ bụi tại các nhà máy xi măng VICEM HÀ TIÊN đều từ 0,15 - 0,21
mg/m3, trong khi điều kiện cho phép là 0,30 mg/m3
2.4.3 TRI - TRI THỨC VÀ CÔNG NGHỆ LÀ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN
Trình độ của cán bộ, công nhân là sức mạnh
Đội ngũ công nhân liên tục được cập nhật kiến thức về công nghệ mới của ngànhcông nghiệp xi măng thế giới
Đội ngũ cán bộ chuyên môn cốt cán được đào tạo ở nước ngoài, nắm vững công nghệ
và luôn linh động đưa ra sáng kiến phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam
Nhiều cán bộ chuyên môn của VICEM HÀ TIÊN từng tham gia giảng dạy tại HọcViện Công Nghệ Xi Măng của Việt Nam, chịu trách nhiệm đào tạo nhân lực cho toànngành
Công nghệ sản xuất hiện đại là lợi thế
VICEM HÀ TIÊN tự hào là công ty sản xuất xi măng có 2 nhà máy và 4 trạm nghiền
hiện đại nhất với tổng công xuất trên 3 triệu tấn clinker/năm và 8 triệu tấn ximăng/năm
Tất cả nhà máy và trạm nghiền của VICEM HÀ TIÊN đều có vị trí thuận lợi cho
việc giao nhận bằng đường bộ và đường thuỷ (có thể tiếp nhận tàu trên 100 tấn)
2.4 UY – UY TÍN LÀ NỀN TẢNG CHO SẢN XUẤT KINH DOANH
Các sản phẩm Vicem Hà Tiên được người tiêu dùng tin tưởng
Xi măng VICEM HÀ TIÊN là sản phẩm có uy tín lâu năm trên thị trường đạt tiêu
chuẩn TCVN 6260:2009 Toàn bộ nguyên liệu từ thiên nhiên kết hợp các phụ giatrong công nghệ sản xuất hiện đại, tạo nên một loại xi măng chất lượng Với khả năng
đông kết nhanh, độ mịn và tính ổn định cao, không bị rạn nứt, xi măng VICEM HÀ TIÊN thuận tiện cho việc đổ bê tông, tô trát, đi viền, kẻ chỉ, trộn hồ đáp ứng được các
công trình dân dụng từ xây tô đến đổ móng Nhiều công trình dân dụng và côngnghiệp của miền Nam sử dụng sản phẩm VICEM HÀ TIÊN
Vữa xây, vữa tô VICEM HÀ TIÊN là một hỗn hợp phụ gia, đạt tiêu chuẩn TCVN
4314:2003 được sàng sạch và sấy khô trước khi đưa vào sản xuất, cho công trình tínhthẩm mỹ cao với bề mặt trát nhẵn và phẳng Chỉ cần trộn nước là sử dụng ngay, sảnphẩm giúp tiết kiệm mặt bằng, thời gian thi công và hạn chế tối đa lượng vữa thừa khixây dựng
Trang 9 Các loại sản phẩm mới: Gạch bê tông (gạch không nung) với các ưu điểm cách
nhiệt, cách âm, phù hợp với các công trình xây dựng hiện đại Gạch lát tự chèn, gạchblock thích hợp cho các công trình đa dạng như lát vỉa hè, công viên, quảng trườnghay xây dựng các công trình cao ốc Các tiêu chuẩn là một sản phẩm ưu thế giúp cungcấp vật liệu cho các phòng thí nghiệm, thay thế nguồn cát nhập khẩu
3 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
3.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY VICEM HÀ TIÊN
3.1.1 THỊ TRƯỜNG XI MĂNG: CẠNH TRANH KHỐC LIỆT
Khi cung vượt cầu, cạnh tranh khốc liệt, trong khi mức tiêu thụ thực tế gặp nhiều khó khăn… thị trường xi măng (XM) năm 2012 gặp nhiều thách thức
3.1.2 KHI CUNG VƯỢT CẦU
Theo thống kê, năm 2012 cả nước có thêm 4 nhà máy XM đi vào hoạt động, nâng
dây chuyền lò quay công nghệ khô lên con số 60, bên cạnh 38 dây chuyền lò đứng công nghệ bán khô Năng lực sản xuất toàn ngành theo công suất thiết kế khoảng 70 triệu tấn, sản lượng 60 triệu tấn XM không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước mà còn xuất khẩu
Phân tích tình hình tiêu thụ thực tế, ông Nguyễn Văn Thiện – Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng, đầu năm chúng ta có thể khả quan dự báo mức tiêu thụ
XM năm 2012 trên 50 triệu tấn nhưng căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, mức
tiêu thụ có thể chỉ bằng năm 2011, khoảng 49,5 triệu tấn, hoặc có thể thấp hơn
khoảng 46 – 47 triệu tấn và giữ mức xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn
Như vậy, lượng XM dư thừa trong năm 2012 khoảng 8 - 10 triệu tấn khiến thị trường
XM vốn đã cạnh tranh nay càng khốc liệt thêm, cuộc chiến tiêu thụ giữa các thương hiệu XM, các đại lý, nhà phân phối… liên miên không hồi kết
Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam đã thẳng thắn chỉ ra: thị trường XM đang ở
trong tình trạng cạnh tranh gay gắt, cạnh tranh thiếu lành mạnh bằng cách “dìm giá” tranh khách hàng, kể cả trong xuất khẩu Trong khi toàn ngành cần tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế để XM Việt Nam vươn ra thị trường thế giới thì một số
DN XM trong nước lại sử dụng cách cạnh tranh thiếu lành mạnh để giành thị phần
Dẫu biết rằng cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường, là động lực để thúc đẩy các DN phát triển và sàng lọc những DN yếu kém nhưng cạnh tranh không lành
mạnh sẽ khiến không chỉ DN mà cả nền kinh tế cũng bị tổn thất Mặc dù ai cũng biết đây không phải là cách cạnh tranh khôn ngoan và thông minh nhất trong bối cảnh thị
Trang 10trường sức mua có hạn nhưng những thương hiệu XM mới ra đời, chưa có thương hiệu thì cạnh tranh về giá, bán giá rẻ là cách đơn giản nhất để đến với người tiêu dùng.
Ông Đặng Đình Thanh, Giám đốc Cty Thương mại Thành Đạt, Hà Đông cho biết: thịtrường XM chủ yếu cạnh tranh về giá Ở Hà Nội có hàng trăm thương hiệu XM khác nhau, từ năm 2009 bắt đầu xuất hiện XM giá rẻ khiến nhiều hãng XM đẳng cấp, thương hiệu nhưng giá cao rất khó bán…
3.1.3 TÁI CẤU TRÚC, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
Đứng trước bài toán cạnh tranh nan giải, mỗi DN đều phải tìm hướng đi cho riêng mình Trong khi thị trường ở tình trạng cung vượt cầu, cách cạnh tranh “đẹp nhất” là nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyên nghiệp hơn trong dịch vụ chăm sóc khách hàng, cạnh tranh sòng phẳng về giá thay vì “dìm giá” để tranh khách hàng, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế để XM Việt Nam vươn ra thị trường thế giới…
Tái cấu trúc DN, xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh và tiêu thụ phù hợp, không ngừng nâng cao chất lượng - thương hiệu sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tiếp tục bám sát thị trường và đưa ra những chính sách hợp lý, tăng cường quản lý và xây dựng hệ thống quản lý giám sát XM về đến tận địa bàn tiêu thụ, triển khai áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ giữ ổn định và nâng cao chất lượng clinke, chất lượng phụ gia, tiếp tục gắn kết nhà phân phối và nhà sản xuất… là hàng loạt biện pháp mà các DN XM thực hiện để nâng cao sức cạnh tranh
3.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY VICEM HÀ TIÊN
3.2.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
3.2.1.1ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Dự báo nhu cầu xi măng tới năm 2020 (trích Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020)
Trang 11Theo định hướng thị phần xi măng do Tổng công ty xi măng sản xuất chiếm khoảng 45% thị phần xi măng trong nước (chưa tính phần góp vốn vào các công ty liên doanhvới các đối tác đầu tư nước ngoài)
3.2.1.2MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Căn cứ dự báo chiến lược phát triển, ngay từ năm 2000, Tổng công ty xi măng đã xác định rõ mục tiêu phát triển ngành
Về sản phẩm xi măng:
+ Tiếp tục cải tạo mở rộng, nâng công suất các cơ sở hiện có; tiếp tục đầu tư xây dựng một số dự án có công suất lớn, đảm bảo từ năm 2005 tất cả các nhà máy xi măng trong Tổng công ty đều có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, công suất cao, đáp ứng cao về bảo vệ môi trường
+ Đầu tư thêm một số trạm nghiền clinker, tiếp nhận và phân phối xi măng dọc theo
bờ biển ở khu vực Miền Trung và Miền Nam
+ Đa dạng hoá chủng loại xi măng
Đảm bảo thị phần xi măng của Tổng công ty giữ ở mức tối thiểu là 45%
+ Sản xuất phổ biến xi măng mác PCB 30, PCB 40
Về cơ khí:
+ Tận dụng tối đa năng lực thiết bị cơ khí hiện có của các công ty xi măng, của các công ty cơ khí gia nhập Tổng công ty; kết hợp đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị để đảm bảo cung cấp phụ tùng thay thế sửa chữa cho ngành công nghiệp xi măng và VLXD, máy xây dựng từng bước thay thế nhập khẩu; phối hợp liên kết với các đơn
vị ngoài Tổng công ty để tiến tới có thể tự chế tạo thiết bị dây chuyền sản xuất xi măng VLXD để thay thế nhập khẩu
Về sản xuất vật liệu xây dựng:
+ Tập trung vào việc phát huy năng lực các cơ sở hiện có đặc biệt là sản phẩm vật liệu chịu lửa và một số chủng loại sản phẩm VLXD mới theo chiến lược phát triển ngành VLXD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Về lĩnh vực dịch vụ, phục vụ:
+ Tập trung đầu tư để phát triển các hoạt động khoa học kỹ thuật công nghệ, hoạt động tư vấn thiết kế từng bước tiến tới tự thiết kế các dây chuyền sản xuất xi măng.+ Trên cơ sở các cơ sở đào tạo hiện có, tăng cường đầu tư và hợp tác với các trường đào tạo trong nước để đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển của Tổng công ty và đào tạo cho nhu cầu của các đơn vị bên ngoài