Nhiệm vụ nghiên cứu đề án Nhiệm vụ của đề án bao gồm những ý chính sau: Hệ thống hóa lại lí thuyết về xúc tiến bán Tìm hiểu các hoạt động xúc tiến bán với người tiêu dùng của Big C Nhận
Trang 1M c L c ục Lục ục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU 3
Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề án 3
Mục tiêu nghiên cứu đề án 4
Nhiệm vụ nghiên cứu đề án 4
Đối tượng, phương pháp, phạm vi nghiên cứu 4
Hạn chế của đề tài 5
Cấu trúc đề án 5
Phần 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT XÚC TIẾN BÁN 6
1.1.Khái niệm, bản chấtvà các hình thức của xúc tiến bán 6
1.1.1 Khái niệm, bản chất của xúc tiến bán 6
1.1.2 Các hình thức của xúc tiến bán 6
1.2.Kế hoạch xúc tiến bán 7
1.2.1 Phân tích cơ sở xây dựng kế hoạch xúc tiến bán 7
1.2.2 Mục tiêu của xúc tiến bán 7
1.2.3 Thiết lập chương trình xúc tiến bán 8
1.3.Các công cụ xúc tiến bán với người tiêu dùng 9
1.3.1 Mẫu hàng dùng thử 9
1.3.2 Phiếu mua hàng 10
1.3.3 Xúc tiến bán qua giá 10
1.3.4 Quà tặng 11
1.3.5 Xúc tiến bán giải thưởng 11
Phần 2 HỆ THỐNG SIÊU THỊ BIG C VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA HỆ THỐNG 13
2.1 Giới thiệu về hệ thống siêu thị Big C và siêu thị Big C Thăng Long 13
2.1.1 Hệ thống siêu thị Big C 13
2.1.2 Siêu thị Big C Thăng Long 16
Trang 22.2 Tình hình hoạt động marketing của hệ thống siêu thị Big C Thăng Long
17
2.2.1 chiến lược cạnh tranh và chiến lược tăng trưởng của siêu thị Big C Thăng Long 17
2.2.2 Chiến lược Marketing mix của siêu thị Big C Thăng Long 18
Phần 3 THỰC TRẠNG XÚC TIẾN BÁN VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI SIÊU THỊ BIG C THĂNG LONG 21
3.1 kế hoạch xúc tiến bán với người tiêu dùng của Big C Thăng Long năm 2014 21
3.1.1 cơ hội thị trường 21
3.1.2 Mục tiêu xúc tiến bán với người tiêu dùng của siêu thị Big C năm 2014.22 3.1.4 các công cụ xúc tiến bán 22
3.2 Thực hiện chương trình xúc tiến bán với người tiêu dùng 23
3.2.1 Chương trình xúc tiến bán với người tiêu dùng thường xuyên 23
3.2.2 Các chương trình xúc tiến bán với người tiêu dùng theo dịp 23
3.3 Đánh giá hoạt động xúc tiến bán của Big C Thăng Long trong năm 2014 26
3.3.1 Những kết quả đạt được 26
3.3.2 Những tồn tại và hạn chế 26
3.4 Một số đề suất giải pháp cho hoạt động xúc tiến bán tại Big C Thăng Long 27
PHẦN KẾT LUẬN 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
DANH MỤC BẢNG BIỂU 30
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề án
Ngày nay, kinh tế phát triển, cạnh tranh trở lên ngày càng gay gắt, mỗi công ty doanhnghiệp đều có những chiến lược kinh doanh riêng biệt, áp dụng khoa học công nghệ
để tồn tại được trên thị trường khó khăn này Trước nhiều sự lựa chọn khác nhau vềthương hiệu, sản phẩm, giá cả hay dịch vụ cung cấp, , người tiêu dùng trở thành mốiquan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và marketing ngày càng quan trọng và có ýnghĩa hơn bao giờ hết Tìm kiếm khách hàng mục tiêu, tạo lòng tin và sự trung thànhcủa khách hàng là điều mà các doanh nghiệp đang ra sức làm Các hoạt độngmarketing: nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, truyền thông ngày càngphát triển mạnh Ở Việt Nam, các doanh nghiệp, những người làm marketing nhậnthức được rằng truyền thông không chỉ là quảng cáo, mà còn là kết hợp với nhiềucông cụ khác nữa: pr, bán hàng cá nhân, marketing trên internet, khuyến mại Nóiđến khuyến mại là nói đến rất nhiều công cụ cổ động nhằm kích thích thị trường đápứng nhanh và mạnh hơn đối với sản phẩm và dịch vụ của Công ty Hầu hết các tổchức kinh doanh đều sử dụng các công cụ khuyến mại Có nhiều yếu tố bên trongcũng như bên ngòai công ty góp phần làm cho hoạt động khuyến mại tăng lên dữ dội.Bên trong Công ty, sự nhận thức vai trò quan trọng của khuyến mại ở mọi cấp quảntrị đã được khẳng định Bên ngòai Công ty do cạnh tranh, do lạm phát, do suy thoáikinh tế, đã làm cho việc bán hàng trở nên khó khăn, mặt khác do chi phí quảng cáocao, phải chen chúc nhau trong các phương tiện truyền thông v v…làm cho người ta
sử dụng khuyến mại càng nhiều hơn Tại Việt Nam, chi phí quảng cáo bị giới hạn là lí
do cho các công ty đẩy mạnh các công cụ khác trong đó có cả xúc tiến bán
Theo báo cáo của Kantar Media, 88,8% dân số Việt Nam đi siêu thị và 20,5% ngườidân đi mua sắm tại kênh này ít nhất một lần mỗi tuần Vai trò của kênh bán lẻ hiệnđại ( bao gồm siêu thị và trung tâm thương mại) đã tồn tại và đang trỗi dậy ngày càngquyết liệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay Ngành bán lẻ Việt Nam tuy còn khánon trẻ nhưng ngày càng có nhiều tập đoàn bán lẻ chen chân vào khai thác Điểm qua
có thể thấy Metro, Co.opmart, Maximark, Citimart, Parkson, Lotte, Family Mart,Circle K, Giant, Daiso, Trong đó ta phải kể đến siêu thị Big C- một trong nhữngnhà bán lẻ dẫn đầu về giá rẻ tại thị trường Việt Nam
Trang 4Nghiên cứu đề tài “ thực trạng xúc tiến bán với người tiêu dùng của Big C năm2014”, tôi mong muốn tìm hiểu sâu rộng hơn về thực trạng xúc tiến bán của nhà bán
lẻ tại Việt Nam trong tình huống cụ thể tại Big C Thăng Long
Mục tiêu nghiên cứu đề án
Đề án này nghiên cứu nhằm muốn tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết xúc tiến bán đãđược vận dụng cụ thể trong công ty như thế nào, cụ thể là hoạt động xúc tiến bán vớingười tiêu dùng ở siêu thị Big C trong năm 2014 và từ đó có đề xuất gợi ý cho siêuthị sau này
Nhiệm vụ nghiên cứu đề án
Nhiệm vụ của đề án bao gồm những ý chính sau:
Hệ thống hóa lại lí thuyết về xúc tiến bán
Tìm hiểu các hoạt động xúc tiến bán với người tiêu dùng của Big C
Nhận xét, đánh giá và đưa ra đề xuất
Đối tượng, phương pháp, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề án này là siêu thị Big C Thăng Long và các hoạt động xúctiến bán với người tiêu dùngcủa nó
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tại bàn
Giới hạn nghiên cứu:
Không gian: siêu thị Big C
Thời gian: năm 2014
Hạn chế của đề tài
Do hạn chế về nguồn tin có thể tìm hiểu được và lượng thời gian cho phép, đề áncòn nhiều phần hạn chế khi nghiên cứu đến siêu thị Big C Thăng Long Hi vọng vàolần sau, tôi sẽ thực được đầy đủ và chuyên sâu hơn
Cấu trúc đề án
Đề án gồm các phần:
Trang 5Lời mở đầu
Giới thiệu lí do nghiên cứu đề án, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phương phápnghiên cứu, hạn chế của đề tài, cấu trúc đề tài
Phần 1 Một số vấn đề lý luận về xúc tiến bán
Phần 2 Hệ thống siêu thị Big C và hoạt động Marketing của hệ thống
Phần 3 Thực trạng xúc tiến bán với người tiêu dùng tại siêu thị Big C Thăng Longnăm 2014
Phần kết luận
Trang 6Phần 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT XÚC TIẾN BÁN
1.1 Khái niệm, bản chấtvà các hình thức của xúc tiến bán
1.1.1 Khái niệm, bản chất của xúc tiến bán
Khái niệm: xúc tiến bán được định nghĩa như là một sự kích thích trực tiếpthông qua việc cung cấp một giá trị tăng thêm hoặc động cơ cho sản phẩm đốivới lực lượng bán hàng, nhà phân phối hoặc người tiêu dùng cuối cùng với mụcđích chính là làm tăng bán hàng ngay lập tức
Xúc tiến bán về bản chất là bất kì hình thức ưu đãi nào ngoài lợi ích căn bản
do một thương hiệu đem lại, đó là giá trị tăng thêm từ sản phẩm hay thương hiệu
mà khách hàng cảm nhận được Nó là một công cụ trong truyền thông marketingtích hợp, được thiết kế để đẩy mạnh quá trình bán hàng và tăng khối lượng bántối đa
Xúc tiến bán chỉ hướng đến thời gian ngắn và có khả năng ảnh hưởng tớihành vi của người mua vì nó đem lại giá trị vượt trội và khiến họ cảm thấy thíchhơn khi mua hàng Nếu quá lạm dụng xúc tiến bán sẽ khiến khách hàng nghi ngờ
về giá thành thật sự của sản phẩm, không có tin tưởng về thương hiệu
Khi một chương trình xúc tiến bán thành công không chỉ đóng góp và thúcđẩy sức tiêu thụ sản phẩm của khách hàng mà còn thuyết phục người kinh doanh(nhà bán lẻ, bán buôn) mua một thương hiệu
1.1.2 Các hình thức của xúc tiến bán
Xúc tiến bán chủ yếu có hai hình thức sau:
- Xúc tiến bán thương mại: là hình thức thúc đẩy nhà phân phối (nhà bán buôn,bán lẻ) nhập sản phẩm hay thương hiệu của mình Hình thức này sử dụng khinhà sản xuất sử dụng chiến lược đẩy
- Xúc tiến bán với người tiêu dùng: là hình thức tác động đến khách hàng trựctiếp nhằm thú hút sự chú ý của họ, kích thích tiêu thụ nhằm làm tăng số lượnghàng bán ra
Ở đây, tôi xin tập trung vào hệ thống hóa lí thuyết về xúc tiến bán với ngườitiêu dùng để phục vụ cho đề tài của đề án
Trang 71.2 Kế hoạch xúc tiến bán
1.2.1 Phân tích cơ sở xây dựng kế hoạch xúc tiến bán
Không thể phủ nhận rằng nghiên cứu thị trường là một phần quan trọng chocác nhà nghiên cứu marketing xây dựng một kế hoạch xúc tiến bán hiệu quả Từviệc phân tích cơ hội hay đe dọa từ phía thị trường, phân tích khách hàng vàphân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp mới chớp được thời cơ vàng tung rachương trình xúc tiến bán của mình mới hiệu quả Chính vì thế hiểu biết về thịtrường, đối thủ cạnh tranh mới đặt được mục tiêu xúc tiến bán có tính khả thi, kếhoạch xúc tiến bán mới hiệu quả
1.2.2 Mục tiêu của xúc tiến bán
Trọng tâm của một doanh nghiệp thành công là sự hiểu biết sâu sắc về nhucầu của khách hàng, thế nên bạn cần phải hiểu rõ ràng khách hàng hiện tại vàtiềm năng của mình là ai Đi từ sự hiểu biết về khách hàng, ta mới vạch ra đượcmục tiêu, chiến lược kinh doanh và mục tiêu chiến lược marketing Những mụctiêu đó làm kim chỉ nam cho nhà kinh doanh xác định được các mục đích chiếnchiến thuật của mình Mục tiêu của xúc tiến bán phải gắn chặt với mục tiêu củachiến lược kinh doanh, chiến lược marketing Xúc tiến bán gồm mười hai mụctiêu cốt lõi sau:
- Tăng khối lượng bán
- Tăng sự hỗ trợ trung gian
- Phân biệt đối xử giữa người sử dụng và người không sử dụng
- Phục hồi nhận thức thương hiệu và làm chênh lệch hướng sự chú ý từ khiếunại sau việc xử lý sai tài khoản khách hàng
- Duy trì nhận thức thương hiệu khi dịch vụ thất bại
Bất cứ khi nào, xúc tiến bán phải được xác định từ mười hai mục tiêu cốt lõicủa nó với cả chiến lược và những mục tiêu marketing tổng thể mà xúc tiến bán
Trang 8là một phần trong đó Lượng hóa được các mục tiêu ngay từ ban đầu giúp nhàMarketing đo lường và theo dõi sự thành công của xúc tiến bán.
Các nhà Marketing phải lập kế hoạch xúc tiến với người tiêu dùng bằng việcchỉ đạo phân tích tình hình và xác định vai trò cụ thể của xúc tiến bán trongchương trình truyền thông marketing tích hợp Họ phải quyết định những gì xúctiến được thiết kế để đạt tới mục tiêu đã định Phải thiết lập và có thể đo lườngđược các mục tiêu của xúc tiến bán Các mục tiêu xúc tiến bán với người tiêudùng thường đặt ra là:
- Dùng thử và mua lại
- Tăng mức tiêu thụ của các thương hiệu đã thành lập
- Gữi chặt khách hàng hiện tại
- Nhắm vào một đoạn thị trường cụ thể
- Làm tăng hiệu quả của truyền thông marketing tích hợp và gắn giá trị thươnghiệu
1.2.3 Thiết lập chương trình xúc tiến bán
Khi doanh nghiệp đã thiết lập được các mục tiêu kinh doanh, mục tiêumarketing và biết được những gì xúc tiến bán sẽ làm trong chiến dịch, ta cầnphải định hướng xúc tiến bán, lập một một kế hoạch xúc tiến bán cụ thể Quytrình lập kế hoạch xúc tiến bán gồm các bước cơ bản sau:
- Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ xúc tiến bán
- Sáng tạo chương trình xúc tiến bán ( lựa chọn công cụ xúc tiến bán)
- Kế hoạch thực hiện chương trình xúc tiến bán
- Đánh giá hoạt động xúc tiến bán
Tóm lại, lập kế hoạch xúc tiến bán được mô phỏng qua sơ đồ sau:
Phân tích cơ sở xây dựng kế hoạch
Trang 9Sơ đồ 1- Quá trình xúc tiến bán tại công ty kinh doanh
1.3 Các công cụ xúc tiến bán với người tiêu dùng
Mẫu nên sử dụng trong trường hợp thương hiệu mới hoặc sản phẩm được cảitiến có những lợi thế khác biệt hay khi khái niệm sản phẩm tiên tiến rất khótruyền thông bằng cách quảng cáo một mình hoặc khi ngân sách xúc tiến bán cóthể đủ khả năng tạo ra dùng thử đối với người tiêu dùng
Xác định mục tiêu Lựa chọn nhà cung ứng dịch vụ Lựa chọn công cụ xúc tiến bán Thực hiện chương trình xúc tiến bán
Đánh giá hoạt động xúc tiến bán
Trang 101.3.2 Phiếu mua hàng
Phiếu mua hàng là một công cụ xúc tiến bán dành cho người tiêu dùng trongviệc mua sắm những thương hiệu cung cấp phiếu giảm giá bằng việc đưa ra mộtkhoản tiền trên phiếu
Doanh nghiệp có thể cung cấp phiếu mua hàng bằng một số phương pháp nhưlà:
- Cung cấp ở các cửa hàng phân phối sản phẩm
- Gửi thư trực tiếp đến khách hàng
- Chèn phiếu trên tạp chí và báo
- Gửi kèm theo sản phẩm (để trong hoặc dán ngoài hộp, bao gói sản phẩm)
- Cung cấp phiếu mua hàng trực tuyến
Sử dụng phương pháp phiếu mua hàng cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanhnghiệp bởi phiếu mua hàng thường được sử dụng do những người sử dụngthương hiệu hiện tại, các hộ gia đình có khả năng sử dụng phiếu mua hàng nhấtcũng như có nhiều khả năng mua thương hiệu ở nơi đầu tiên Vì thế doanhnghiệp cung cấp phiếu mua hàng để tránh bị mất người tiêu dùng bởi thươnghiệu khác cung cấp phiếu mua hàng
1.3.3 Xúc tiến bán qua giá
Xúc tiến bán qua giá là hình thức giảm giá bán sản phẩm, thương hiệu so vớigiá bán vốn có kích thích khách hàng mua và tiêu dùng sản phẩm Có hai hìnhthức giảm giá đó là: giảm giá ngay và giảm giá sau
Các hình thức giảm giá ngay là:
- Giảm giá theo mùa
- Mua nhiều
- Đóng gói theo lô
- Giá được giảm trên kệ
- Cung cấp giá được giảm trên hộp
- Đóng gói thêm khối lượng
Các hình thức giảm giá sau là:
- Phiếu mua hàng
- Phiếu giảm giá bằng tiền mặt
- Cung cấp mua lại
Trang 11- Các giao dịch tài chính
Xúc tiến bán qua giá thường là hình thức hay dùng của doanh nghiệp đểthưởng cho người tiêu dùng hiện tại, người tiêu dùng sẽ mua với số lượng lớnhơn bình thường, thiết lập mua hàng lập lại, đảm bảo tiền xúc tiến tiếp cận ngườidùng
và thúc đẩy mua mới
Để tạo ra cung cấp quà tặng tốt, có tính hấp dẫn người tiêu dùng cần lựa chọnđối tượng cao cấp và phương pháp phân phối dựa trên một chi tiết rõ ràng vềnhững gì đang thực hiện Tuy nhiên mặt hàng cao cấp đó cần phải phù hợp vớihình ảnh của thương hiệu và phù hợp với thị trường mục tiêu
1.3.5 Xúc tiến bán giải thưởng
Chương trình xúc tiến bán giải thưởng khác với các hình thức xúc tiến bánvới người tiêu dùng khác là lợi ích của người tiêu dùng tùy thuộc vào họ cóthắng hay không trong trò chơi mà doanh nghiệp đưa ra Có hai hình thức choxúc tiến bán này là rút thăm trúng thưởng và các cuộc thi Công cụ này có ba đặcđiểm chính sau:
- Chúng cung cấp một chi phí tối đa có thể dự đoán trước mà không hề thayđổi với số lượng người tham gia
- Một lợi ích lớn có thể được cung cấp trong một chương trình xúc tiến bán quagiải thưởng với tất cả mọi người cùng tham gia
- Chúng phải tuân thủ theo quy định của luật thương mại 2005 về hoạt độngkhuyến mại
Chương trình xúc tiến bán giải thưởng này cung cấp một phần thưởng ngaylập tức cho người thắng cuộc, tạo hứng thú, kích thích sự quan tâm đến thươnghiệu và củng cố lòng trung thành thương hiệu Tuy nhiên, cần phải tránh sự lộn
Trang 12xộn đe dọa niềm tin của người tiêu dùng trong bảo mật hoạt động trò chơi và tínhtoàn vẹn của kết quả cuộc thi.
Có hai hình thức của xúc tiến bán qua các trò chơi là:
- Rút thăm trúng thưởng: trong đó người thắng cuộc được xác định hoàn toàndựa trên cơ sở của cơ hội- chứng thực mua hàng không thể được yêu cầu nhưmột điều kiện tham gia
- Các cuộc thi: trong đó những người tham gia phải hành động theo nhữngnguyên tắc của cuộc thi và có thể hoặc không yêu cầu cung cấp những chứng
từ mua hàng
Phần 2 HỆ THỐNG SIÊU THỊ BIG C VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA HỆ THỐNG
Trang 132.1 Giới thiệu về hệ thống siêu thị Big C và siêu thị Big C Thăng Long
2.1.1 Hệ thống siêu thị Big C
Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâmthương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang đượcTập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của siêu thị Big C) triển khai Casino là một trongnhững tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 307.000 nhân viên làm việc tạihơn 12.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil,Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius
Big C gia nhập thị trường Việt Nam bằng việc khai trương đại siêu thị đầu tiêntại Đồng Nai năm 1998 Hiện nay, các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thànhphố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ, TP.HCM
Hệ thống Big C là một chuỗi siêu thị gồm 26 điểm trải dài khắp lãnh thổ ViệtNam Cơ cấu tổ chức của Big C cũng khá đơn giản, mỗi siêu thị tự quản lý công
Trang 14việc của mình theo chỉ đạo của tổng giám đốc, và phù hợp với địa lý của từng siêuthị Big C Sau đây là sơ đồ tổ chức của hệ thống siêu thị Big C:
Sơ đồ 2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của hệ thống siêu thị Big C
Với sự nỗ lực của tập thể hơn 8000 thành viên và 26 điểm Big C trên toànquốc, siêu thị Big C cung cấp cho người tiêu dùng Việt không gian mua sắm hiệnđại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng
Tổng giám đốc hệ thống siêu thị Big C Việt Nam
Trưởng
bộ phận bán hàng
Trưởng
bộ phận Marketi ng
Trưởng
bộ phận tài chính
kế toán
Trưởng
bộ phận sản xuất
Giám đốc siêu thị Big C Nam Định
Giám đốc siêu thị Big C
Giám đốc siêu thị Big
C Gò Vấp
Giám đốc siêu thị Big C Miền Đông
Giám đốc siêu thị Big C Hoàng Văn Thụ
Trang 15kiểm soát và giá cả hợp lý Bên cạnh đó, tất cả các siêu thị Big C trên toàn quốc đềucung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng.
Trong chữ Big C, “Big“ có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy
mô lớn của các siêu thị Big C và sự lựa chọn rộng lớn về hàng hóa cung cấp Hiệntại, mỗi siêu thị Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu củaKhách hàng Chữ “C“ là cách viết tắt của chữ “Customer”, có nghĩa tiếng Việt là
“Khách hàng” Chữ “C” đề cập đến những khách hàng thân thiết của doanh nghiệp
vì chính họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của siêu thịBig C Đó cũng là 2 tiêu chí quan trọng mà Big C cho là định hướng và chiến lượckinh doanh của họ
Ngoài cung cấp không gian mua sắm hàng tiêu dùng, hành lang thương mạisiêu thị Big C cung cấp không gian cho thuê bên trong và ngoài đại siêu thị Big C đểcác doanh nghiệp có thể tự kinh doanh tại siêu thị Big C Tuy nhiên, những hànghóa và dịch vụ kinh donh trong khu vực này cần tạo sự khác biệt với những sảnphẩm được bày bán tại siêu thị Big C Nhờ đó, khách hàng đến mua sắm tại siêu thịBig C có thể lựa chọn mỗi sản phẩm và dịch vụ tiện ích chỉ tại một nơi nhất định,góp phần làm tăng kinh nghiệm mua sắm của khách hàng tại siêu thị Big C Hoạtđộng kinh doanh tại các hành lang thương mại Big C chia thành bốn nhóm chính:
- Ăn- uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực
- Giải trí: rạp chiếu phim, quầy karaoke, sân chơi cho thiếu nhi
- Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện thoại, điệntử
- Dịch vụ: máy rút tiền tự động
Hiện nay, siêu thị Big C hợp tác với các nhà cung cấp địa phương để đẩy mạnhviệc phát triển nhãn hàng riêng bao gồm “Wow! Giá hấp dẫn”, “Big C”, “Bakery byBig C”
Sau hơn 10 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Big C đã là một trong số nhữngnhà bán lẻ lớn nhất tại thị trường Việt Nam về mức tiêu thụ hàng hóa và mức giábán rẻ Ngày 23/12/2012, tại Tp.HCM, hệ thống siêu thị Big C đã vinh dự nhận giảithưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất 2012” và giải thưởng “Thương hiệuVàng được bình chọn 5 năm liên tiếp” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức và traotặng