1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo dục phòng chống "Tay chân miệng" khối mầm non

30 656 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 6,98 MB

Nội dung

THƯỜNG QUI PHÒNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM/TRƯỜNG HỌC 1_ Theo dõi, giám sát phát hiện sớm trẻ và thầy cô/nhân viên mắc bệnh2_ Làm sạch/vệ sinh/khử khuẩn trường theo thường qui 3_ Kiểm soát và th

Trang 1

PHÒNG CHỐNG

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

TRONG MÔI TRƯỜNG MẦM NON

THÁNG 05/2011

TTYTDP TPHCM

Trang 2

TÌNH HÌNH TAY CHÂN MIỆNG

• Đặc biệt, phát hiện nhiều chùm ca bệnh ở nhiều trường mầm non

NGUY CƠ BỆNH LÂY BỆNH Ở TRƯỜNG MẦM NON

Trang 3

THƯỜNG QUI PHÒNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM/TRƯỜNG HỌC 1_ Theo dõi, giám sát phát hiện sớm trẻ và thầy cô/nhân viên mắc bệnh

2_ Làm sạch/vệ sinh/khử khuẩn trường theo thường qui

3_ Kiểm soát và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm

4_ Tiêm chủng phòng bệnh truyền nhiễm đã có vaccin phòng ngừa 5_ Hậu cần cung ứng và tổ chức bảo vệ trẻ và thầy cô/nhân viên

6_ Tổ chức và giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng lây bệnh trong môi trường học đường

7_ Theo dõi/quản lý các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở trẻ

8_ Thông báo ngay cho y tế cơ sở (trạm y tế phường xã) khi phát hiện trẻ mắc những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

TRƯỜNG MẦM NON TÍCH CỰC THỰC HIỆN

“THÁNG CAO ĐIỂM PHÒNG CHỐNG BỆNH CHÂN TAY MIỆNG - TPHCM”

Trang 4

PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRƯỜNG MẦN NON

Mục tiêu : không để bệnh lây lan trong môi trường học đường

Các hoạt động tại trường mầm non :

Trang 5

1_ Truyền thông

• Đối tượng : thầy cô/nhân viên & phụ huynh

• Nội dung : áp dụng tại trường và tại nhà

- Chăm sóc trẻ : vệ sinh & rửa tay thường xuyên cho trẻ và người chăm sóc trẻ, không để trẻ khỏe mạnh tiếp xúc/chơi với trẻ bệnh,

người chăm sóc trẻ không cùng 1 lúc chăm sóc trẻ bệnh và trẻ khỏe mạnh, rửa tay ngay sau khi chăm sóc trẻ

- Theo dõi sức khỏe trẻ : phát hiện sớm trẻ mắc bệnh-cho trẻ ở nhà, theo dõi các dấu hiệu sớm về thần kinh cho trẻ nhập viện

-Làm sạch-vệ sinh mỗi ngày kết hợp khử khuẩn mỗi tuần : nơi sinh hoạt/vui chơi/ăn nghỉ, vật dụng, đồ chơi, các bề mặt thường có tiếp xúc …, và khử khuẩn mỗi ngày khi có trẻ mắc bệnh

• Thực hiện :

- Tranh ảnh : Áp phích/trường, tờ rơi - tài liệu/lớp, …

- Góc khử trùng giới thiệu cho phụ huynh

- Phụ huynh - Cô giáo - Trường : thông tin, trao đổi, họp phụ huynh …

Trang 6

2_ Tập huấn

• Mục tiêu : 100% trường và cô giáo/nv vệ sinh được tập huấn

• Thực hiện : phối hợp với y tế tập huấn tại phường xã

- Nồng độ hóa chất cần cho vệ sinh, khử khuẩn

- Cách pha & thực hành pha dd vệ sinh, khử khuẩn

- Khử khuẩn & Lịch làm sạch-vệ sinh-khử khuẩn trường, lớp

Trang 7

3_ Theo dõi, phát hiện sớm trẻ mắc bệnh

• Mục tiêu : môi trường học đường an toàn → trẻ nghi mắc bệnh không

có mặt ở lớp học

• Nội dung :

 trẻ mắc bệnh tại nhà : phụ huynh không đưa trẻ đến trường,

thông báo cho nhà trường

 trẻ mắc bệnh tại trường : cách ly trẻ, thông báo phụ huynh cho trẻ

về nhà-đưa trẻ đi khám bệnh

• Thực hiện :

 phụ huynh : thông báo, giải thích, vận động tạo đồng thuận

 cô giáo/lớp học : theo dõi/chú ý quan tâm suốt thời gian trẻ có

mặt ở lớp để phát hiện sớm các dấu hiệu khác thường

Cô giáo/nhân viên : ở nhà, tạm nghỉ khi đang chăm sóc người trong gia đình đang mắc bệnh truyền nhiễm

 Nhà trường : có phòng cách ly cho trẻ bệnh

Trang 8

CÁC DẤU HIỆU CHỈ ĐIỂM BỆNH TRUYỀN NHIỄM

 Biếng ăn, mệt mõi

 Thay đổi hành vi : lờ đờ, khóc thét/kích động

 Sốt ≥ 38°C, nhức đầu

 Da tái hoặc nổi ban

 Mắt đỏ hoặc vàng nhẹ

 Rối loạn thính giác

 Tiêu chảy, ói mữa, đau bụng

 Phân có đàm/máu, phân đen

 Sổ mũi, ho, đau họng, khó thở

 Đau lưng/chân/tay …

Trang 9

TRIỆU CHỨNG Ở MIỆNG (Hình ảnh của BV NĐ1)

•Tăng tiết nước bọt

•Lở miệng

•Vết loét đỏ hay bóng nước

 Vòm khẩu cái, nướu, lưỡi, niêm mạc má

 Đường kính 2 - 3 mm

Trang 10

TRIỆU CHỨNG Ở CHÂN, TAY, MÔNG, GỐI

(Hình ảnh / BV NĐ1)

 Kích thước : 2 - 10 mm

 Hình bầu dục, nổi cộm hay ẩn dưới

da trên nền hồng ban, không đau

 Khi bóng nước khô, để lại vết thâm

da, không loét.

Trang 11

• Các dấu hiệu báo nặng của viêm não/màng não do virus

– Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình

– Đứng không vững, đi loạng choạng

– Lờ đờ, gồng cứng, mắt trợn ngược, khóc quấy liên tục

• Hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện khi trẻ

– Sốt cao, bỏ ăn, bỏ bú

– Biếng chơi, li bì, ngủ nhiều

– Lừ đừ, vẻ mặt không lanh lợi

– Bứt rứt, hoảng hốt

THEO DÕI CÁC BIỂU HIỆN THẦN KINH CỦA BỆNH TCM

Lưu ý : các biểu hiện thần kinh thường xuất hiện sớm, có thể trước khi

có bóng nước ở tay, chân

- Vì vậy, cần theo dõi trẻ ngay khi trẻ có biểu hiện sớm của bệnh : mệt mõi, biếng ăn, tăng tiết nước bọt, lở miệng …

Trang 12

4_ Làm sạch-vệ sinh-khử khuẩn trường lớp

• Mục tiêu : thực hành vệ sinh-khử khuẩn đúng cách → hoàn thiện qui trình tổ chức và thực hiện vệ sinh-khử khuẩn đều đặn, thường xuyên ở lớp học

• Nội dung : chi tiết ở các slide sau

• Thực hiện : tổ chức và phân công nhân sự

- Thao diễn : cách pha dung dịch khử trùng & thực hành khử trùng

- Xây dựng và triển khai : mô hình đảm bảo thực hiện mục tiêu

 Tập trung cả trường/khối lớp : hóa chất và pha dd mẹ (0.5%)

 Lớp học :

o pha dd con theo các nồng độ khác nhau theo yêu cầu vệ sinh-khử trùng đồ chơi/vật dụng/các bề mặt môi trường (0.05% và 0.1%)

o thực hiện vệ sinh-khử trùng đúng cách và đúng lịch

Trang 13

LÀM SẠCH - VỆ SINH - KHỬ KHUẨN

 Làm sạch : Loại bỏ đất, bụi, chất hữu cơ bằng nước và xà phòng hoặc các chất lau nhà → giảm mầm bệnh

 Vệ sinh : Dùng hóa chất làm giảm mầm bệnh đạt ngưỡng

an toàn (áp dụng đối với thực phẩm, đồ chơi và học cụ)

 Khử trùng : Dùng hóa chất tiêu diệt mầm bệnh nhưng

không loại trừ bào tử (spore)

Vệ sinh

Vệ sinh :

 là 1 hình thức khử trùng – thay thế cho công việc lau

chùi làm sạch mỗi ngày

 nồng độ clor dùng trong vệ sinh thường thấp hơn khử

trùng nhiều lần (thường sử dụng # 0.05% clo hoạt tính)

Trang 14

LÀM SẠCH : CÁC CHẤT LAU CHÙI-LÀM SẠCH & VỆ SINH

• Thị trường có bán rất nhiều chất lau sàn có mùi thơm, sử dụng tiện lợi vì không phải lau lại bằng nước như trong sử dụng với xà phòng → sử dụng các sản phẩm này để lau sàn làm sạch mỗi ngày thay thế xà phòng

• Các loại này, trên nhản có ghi tác dụng diệt trùng, tuy nhiên qua khảo sát : tác dụng diệt trùng rất hạn chế

→ vì vậy, không sử dụng cho mục đích khử trùng

• Vật dụng/học cụ/đồ chơi/các đồ đạt thường hay tiếp xúc : làm sạch với

nước và xà phòng hoặc vệ sinh mỗi

→LÀM SẠCH - VỆ SINH MỖI NGÀY

Trang 15

CHẤT KHỬ TRÙNG CHỨA CLO - NỒNG ĐỘ GỐC

- Natri hypoclorit (nước javel) và Cloramin B là 2 loại hóa

chất thường dùng để khử trùng bề mặt (vật dụng & bề mặt môi trường) trong lãnh vực y tế và gia dụng

- Khi hòa tan với nước, các hóa chất này sẽ giải phóng 1

lượng clo hoạt tính có tác dụng khử trùng

- Tùy theo nhà sản xuất : hóa chất khử trùng có hàm lượng clo hoạt tính khác nhau (nồng độ gốc), ví dụ

• Cloramin B (dạng bột): nồng độ 25%

• Nước javel (dạng dung dịch): 5% hoặc 3% …

phải xem trên nhản để biết hàm lượng (nồng độ) clo gốc của sản phẩm

Trang 16

-Tùy theo mục đích, cách thức khử trùng, sự đề kháng của

mầm bệnh, clo hoạt tính có trong dung dịch khử trùng đã pha

có nồng độ khác nhau

Ví dụ : nồng độ clo hoạt tính cần thiết cho

• Vệ sinh dụng cụ/đồ chơi/bề mặt môi trường : 0.05%

• Khử trùng bề mặt vật dụng/môi trường : 0.1% đến 1%

- Vì vậy trong việc pha dung dịch khử trùng, cần phải tính toán

đủ khối lượng hóa chất cần thiết để đạt được dung dịch có

nồng độ clo hoạt tính muốn sử dụng

tính khối lượng/thể tích hóa chất sử dụng và nước cho khử trùng

• nồng độ clo gốc của sản phẩmCHẤT KHỬ TRÙNG CHỨA CLO - NỒNG ĐỘ VỆ SINH-KHỦ KHUẨN

Trang 17

(*) thay thế làm sạch mỗi ngày Sử dụng dd khử trùng nồng độ clo 0.05%

Trang 18

 Làm sạch * , vệ sinh ** hàng ngày kết hợp khử trùng 1 lần trong tuần : các bề mặt, vật dụng, đồ chơi, học cụ, các đồ vật thường tiếp xúc, sàn nhà, hành lang…

 Khử trùng nhà vệ sinh mỗi ngày

(*) lau chùi với nước và xà phòng hoặc chất lau nhà khác

có trên thị trường

(**) lau chùi với hóa chất khử trùng: nồng độ clor 0.05%

QUY ĐỊNH LÀM SẠCH - VỆ SINH - KHỬ TRÙNG

KHI KHÔNG CÓ DỊCH BỆNH

Trang 19

Nồng độ clor hoạt tính sử dụng để khử trùng

• 0.05 - 0.1 % (2 - 4 gam cloramin B trong 1 lít nước) : khử trùng môi trường nguy cơ nhiễm bẩn thấp - khu vực, nhà ở không có ca bệnh :

kết hợp lau chùi, vệ sinh làm sạch mỗi ngày và khử trùng mỗi tuần

• 0.1 - 0,5 % (4 - 20 gam cloramin B trong 1 lít nước) : khử trùng môi trường nguy cơ nhiễm bẩn nhiều - khu vực, nhà ở có ca bệnh : vệ sinh - khử khuẩn mỗi ngày

4 gam cloramin B # 1 muỗng cà phê

• Lưu ý : Nếu có chất tiết/máu người bệnh thải ra môi trường cần

phải xử lý khử trùng ngay trước khi khử trùng bề mặt

QUY ĐỊNH LÀM SẠCH - VỆ SINH - KHỬ TRÙNG

KHI CÓ DỊCH BỆNH

Trang 20

Sàn nhà, hành lang Mỗi ngày và khi bị bẩn X X

Các bề mặt tiếp xúc với chất Thực hiện ngay khi bị X X

QUY ĐỊNH LÀM SẠCH – VỆ SINH – KHỬ TRÙNG

KHI CÓ DỊCH BỆNH

Trang 21

Vật dụng / khu vực Tần suất Làm

sạch

Khử trùng

Vệ sinh

Các bề mặt ở bếp ăn

Trước và sau khi chuẩn

bị thức ăn, giữa lúc chuẩn bị thực phẩm sống và chín

Chén đũa, bát đĩa … Trước khi sử dụng X X

Bàn ăn Trước, sau khi sử dụng

và khi bị bẩn X X

QUY ĐỊNH LÀM SẠCH – VỆ SINH – KHỬ TRÙNG

KHI CÓ DỊCH BỆNH

Trang 22

0,05% 2 gram/1 lít nước 1 phần nước javel

(+) 99 phần nước 1 phần nước javel (+) phần nước

0,1% 4 gram/1 lít nước (1 muỗng cà phê) 1 phần nước javel (+) 49 phần nước 1 phần nước javel (+) phần nước

0,5 % 20 gram/1 lít nước

(5 muỗng cà phê) 1 phần nước javel (+) 9 phần nước (+) phần nước 1 phần nước javel

1% 40 gram/1 lít nước 1 phần nước javel

(+) 4 phần nước

1 phần nước javel (+) phần nước

Nếu nước javel có nồng độ gốc clo là 3% : tính và điền số phần nước Thực hành : với nước Javel có nồng độ gốc clo là 5%

Tính lượng javel và lượng nước để có 10 lít dd khử trùng có nồng độ clo 0.1%

• Theo bảng trên : pha 1 phần javel vào 49 phần nước

• Lượng nước : (10 lít/50) * 49 = 9.8 lít

Trang 23

CÁC CHẤT KHỬ KHUẨN TRÊN THỊ TRƯỜNG

• Thị trường có bán rất nhiều chất tẩy

trắng (sodium hypoclorit - nước javel)

• Ngoài mục đích tẩy trắng đồ vải,

sodium hypoclorit là chất khử trùng

phổ biến trong y tế và gia đình

• Qua khảo sát cho thấy

- Có loại có mùi thơm, làm giảm mùi

nồng đặc trưng của hóa chất

- Nhiều sản phẩm không ghi nồng độ

clo gốc

- Trên nhãn có hướng dẫn cách pha

dd khử trùng vật dụng/đồ đạt/sàn nhà

cho kết quả : nồng độ clo khi đã pha

tương đương 0.05% ở hầu hết các

sản phẩm có trên thị trường

Trang 24

VỆ SINH KHỬ KHUẨN : SỬ DỤNG NƯỚC JAVEL

• Sử dụng sodium hypoclorit - nước javel

để vệ sinh-khử trùng mỗi ngày/mỗi tuần

Vệ sinh mỗi ngày : pha theo hướng dẫn

ghi trên nhãn (nồng độ clo 0.05%) để

thay thế làm sạch mỗi ngày bằng nước

và xà phòng/chất lau nhà

Khử khuẩn mỗi tuần khi không có ca

bệnh (nồng độ clo 0.1% - tăng gấp đôi

nồng độ clor) : cùng 1 lượng nước nhưng

lượng javel gấp 2 lần

Khử khuẩn mỗi ngày khi có ca bệnh

(nồng độ clo 0.5 % - tăng nồng độ clor 10

lần) : cùng 1 lượng nước nhưng lượng

javel gấp 10 lần

Chọn sản phẩm có mùi thơm

Trang 25

KHỬ KHUẨN NHÀ VỆ SINH

• Trên thị trường có bán rất nhiều loại khử khuẩn và tẩy bẩn nhà vệ sinh

• Thành phần : acid clohydic 15% hoặc Natri hypoclorit đậm đặc

• Sử dụng : theo hướng dẫn ghi trên nhản (sản phẩm được dùng không pha với nước) khử khuẩn

bệ cầu, bồn rửa tay …

sử dụng dd nước javel nồng độ clo 0.5 %

để khử khuẩn sàn/tường nhà vệ sinh

Trang 26

THỰC HÀNH : CÁC BƯỚC KHỬ TRÙNG

BỀ MẶT ĐỒ ĐẠC - VẬT DỤNG - MÔI TRƯỜNG

1_ Làm sạch: loại bỏ đất bụi, chất hữu cơ, mầm bệnh

Lau chùi, cọ rửa với:

• 10 - 20 phút sau lau lại bằng nước sạch, sau đó lau khô

Ghi chú : Hiệu quả khử trùng sẽ bị ảnh hưởng nếu các bề mặt

không được làm sạch trước khi khử trùng

• Bề mặt, vật dụng, môi trường nhiễm đất, bụi, chất hữ cơ phải được làm sạch bằng nước và xà phòng trước khi khử trùng

• Xử lý trước các vết máu, đàm nhớt, chất tiết của người bệnh trước khi khử trùng bề mặt, vật dụng, môi trường bằng giấy tẩm dung dịch 1% clor hoạt tính, sau đó cho vào túi xử lý

Trang 28

• Cung ứng đủ hóa chất và các dụng cụ cho vệ sinh-khử trùng

• nhà ăn/nhà vệ sinh : vòi nước & xà phòng, khăn lau

• bố trí thêm vòi nước & xà phòng : những nơi thích hợp để học sinh có thể rửa tay khi cần

• có sẳn khẩu trang & dung dịch alcol sát khuẩn nhanh bàn tay ở lớp học/nơi làm việc để sử dụng ngay khi phát hiện người mắc bệnh khi đang học tập/làm việc

• tạo điều kiện và hướng dẫn trẻ thực hành vệ sinh

6_ Hậu cần

Trang 29

THEO DÕI-QUẢN LÝ TRẺ MẮC BỆNH TRUYỀN NHIỄM

số ngày nghỉ

• Trẻ nghỉ bệnh : tìm hiểu có phải bệnh truyền nhiễm không?

• Nếu là bệnh truyền nhiễm : đó là bệnh gì? Bệnh truyền nhiễm được ghi nhận qua chẩn đoán khi đi khám bệnh (Bv, phòng khám …)

• Khi trẻ đi học trở lại : giáo viên chủ nhiệm lớp ghi nhận các thông tin qua phụ huynh và ghi vào sổ quản lý bệnh

• Trường tổng hợp : báo cáo mỗi tháng về TTYTDP QH hàng tháng

(trước ngày 10 tháng kế tiếp) qua e.mail theo mẫu exel cài sẳn

Trang 30

THÔNG BÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM

NỘI DUNG THÔNG BÁO CHO Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG

Nguy cơ dịch bộc phát trong trường/lớp học

Danh mục bệnh truyền nhiễm nguy hiễm cần báo cáo ngay khi có chẩn đoán : tả, dịch hạch, viêm màng não não mô cầu, viêm não do virus, viêm phổi cấp nặng do vius, bệnh tử vong không rõ nguyên nhân, ngộ độc thức ăn …

Danh mục bệnh truyền nhiễm phải nghĩ học → quản lý trẻ

mắc bệnh truyền nhiễm

Ngày đăng: 24/09/2015, 08:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w