1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỹ Thuật Trồng Và Nhân Giống Cây Chùm Ngây Trường ĐH KHTN TP. HCM

69 3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 11,39 MB

Nội dung

Đậy là bài luận môn kỹ thuật trồng và nhân giống vô tinh cây trồng trường ĐH khoa học tự nhiên, tài liệu sưu tầm từ các anh chị khóa trước. Đề tài trồng và nhân giống cây chùm ngây các bạn download tai lieu trong và nhan giong cây chùm ngây để xem chi tiết bài luận này nhé trong va nhan giong cay chum ngay

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

I Tổng quan 5

1 Phân loại, nguồn gốc và phân bố 5

1.1 Phân loại và nguồn gốc 5

1.2 Phân bố 5

2 Đặc điểm hình thái và thành phần hóa học 6

2.1 Đặc điểm hình thái 6

2.2 Thành phần hóa học 7

3 Công dụng của Chùm Ngây 10

3.1 Công dụng làm thực phẩm 10

3.2 Công dụng trong y học 13

3.3 Các công dụng khác 19

4 Các phương pháp nuôi trồng bình thường 20

4.1 Gieo trồng trực tiếp: 20

4.2 Gieo ươm: 23

4.3 Trồng cây: 25

4.4 Chăm sóc cây: 25

5 Các vấn đề sâu bệnh và phương pháp phòng chống 27

5.1 Côn trùng: 27

5.2 Nấm gây bệnh: 28

II Phương pháp nhân giống 28

1 Nhân giống truyền thống 28

1.1 Giâm cành 28

1.2 Phương pháp ghép 29

2 Nhân giống hiện đại 31

2.1 Quy trình nhân giống cây trồng phổ biến 31

2.2 Các phương thức nuôi cấy in vitro đã được nghiên cứu áp dụng trên cây Chùm ngây 34

Trang 2

2.3 Các phương pháp nuôi pháp nuôi cấy in vitro chưa được áp dụng trên cây

Chùm ngây, cần nghiên cứu sâu hơn 38

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi cấy mô thực vật in vitro: 44

III Kết luận 48

Hình ảnh 50

Tài liệu tham khảo 70

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam nhờ điều kiện sinh thái thích hợp nên có nguồn tài nguyên cây

cỏ phong phú với hơn 10.000 loài, trong đó có hơn 3.000 loài được sử dụng làm thuốc

Trang 3

Nhiều cây mọc hoang chưa được nghiên cứu hay chưa nghiên cứu một cách đầy đủ Bộ

Y Tế luôn khuyến khích việc phát triển trồng cây thuốc thu hái làm dược liệu vừa lànguồn cung cấp dược liệu cho nghiên cứu điều trị vừa cải thiện thu nhập cho các hộ giađình nông thôn ở Việt Nam Hiện tại hệ thống bảo tồn, gìn giữ, xây dựng và phát triểnnguồn gen và giống cây thuốc mới phát hiện tại Việt Nam chưa được quản lý chặt chẽ,

đa số các cây thuốc quý hiếm lại đang có nguy cơ tuyệt chủng Trong khi đó, theo sốliệu của các cơ quan chức năng, thì trên 50% nguyên dược liệu của nước ta nhập về từnước ngoài Cây chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trong họ Chùm ngây(Moringaceae R Br ex Dumort.) là một loài cây có nhiều giá trị kinh tế, đặc biệt dùnglàm thuốc đã được trồng phổ biến ở 1 số nước Âu Mỹ và Ấn Độ Cây Chùm ngây(Moringa oleifera Lam.) có rất nhiều công dụng thực tế, qua kết quả nghiên cứu củalương y Nguyễn Công Đức (Đại học Y Dược -2006) và một số nhà khoa học khác như:Lockett (2000); Fuglie LJ (1999); Jed W Fahey (2005);…cây Chùm ngây (Moringaoleifera Lam.) chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp, có giá trị cao trong y học và vấn

đề dinh dưỡng Chùm ngây đã được nghiên cứu và khẳng định là một cây thuốc quý, cóthể chữa một số bệnh, bên cạnh đó còn là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng với rất nhiềuvitamin, khoáng chất và protein Chùm ngây có ở Việt Nam từ lâu đời, mọc hoangnhiều ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, cây phát triển phù hợp với độ cao dưới 700m Ở

An Giang, phát hiện cũng có mọc rãi rác một số nơi ở vùng Bảy Núi Tuy nhiên ở ViệtNam việc nghiên cứu nhân giống cây Chùm ngây chưa phổ biến, vì thế nhóm chúng emlàm bài báo cáo này để tìm hiểu rõ hơn về cây Chùm ngây đồng thời tìm hiểu thêm vềcác nghiên cứu nhân giống truyền thống và vô tính đã, đang và chưa được áp dụng trêncây Chùm ngây để có cái nhìn sâu sắc hơn về việc nhân giống cây thuốc quý này

I Tổng quan

1 Phân loại, nguồn gốc và phân bố

1.1 Phân loại và nguồn gốc

Trang 4

Cây Chùm Ngây có tên khoa học Moringa oleifera (tên đồng nghĩa: Moringapterygosperma Gaertn., pterygosperma có nghĩa: phôi có cánh; Guilandina moringa L.;Moringa moringa (L.) Small), là loài thực vật thân gỗ phổ biến nhất trong chi ChùmNgây Moringa (được Latin hóa từ tên bản xứ gốc tiếng Tamil là Murungakkai, oleifera

có nghĩa là có chứa dầu), thuộc họ Chùm Ngây Moringaceae, bộ Cải Brassicales, xuất

xứ từ vùng Nam Á từ khu vực thuộc bang Kerala của Ấn Độ từ 4000 năm trước Loàicây này rất phổ biến ở Châu Á và Châu Phi, đặt biệt là ở Ấn Độ, được dân tộc Ấn Độtrân trọng đặt tên là cây Độ Sinh

Chi Chùm ngây (Moringa) có 13 loài, tất cả trong số chúng đều là các cây thân

gỗ nhỏ, sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Khu vực phân bổ chủ yếucủa chúng là Đông bắc và Tây nam Châu Phi, Madagascar, bán đảo Ả Rập và Nam Á

Có 2 loài phổ biến nhất là:

 Cây Chùm ngây (Moringa oleifera), có nguồn gốc ở vùng Nam Á từ khuvực thuộc bang Kerala của Ấn Độ Loài cây này đã có lịch sử trồng trọt tới hơn 4.000năm Nó rất phổ biến ở Châu Á và Châu Phi

 Cây chùm ngây Châu Phi (Moringa stenopetala) ít phổ biến hơn

Trong tiếng Anh, cây chùm ngây có nhiều tên gọi khác nhau như “cây thần diệu”(Miracle tree), “cây kỳ quan” (Wonder tree), “cây vạn năng” (Multipurpose tree), “cây

độ sinh” (Tree of life, theo quan điểm nhà Phật), “cây cải ngựa” (Horseradish tree, do rễnon của cây có vị của cải ngựa, mù tạt), “cây dùi trống” (Drumstick tree, do thân/quảcây giống dùi trống), “cây dầu bel” (Bel-oil tree, do dầu ép từ hạt cây được bán với têngọi bel-oil)

1.2 Phân bố

Bản địa của cây chùm ngây là ở vùng sơn cước Hi Mã Lạp Sơn ở Tây bắc Ấn

Độ nhưng ngày nay được trồng rộng rãi ở Châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ, và ĐôngNam Á (Campuchia, Malaysia, Indonesia)

Loài cây Chùm ngây (Moringa oleifera) được mọc hoang và trồng tại nhiều nơi

trong khu vực nhiệt đới Châu Á và là loài duy nhất của Chi Chùm ngây có mặt tại Việt

Nam Cây Chùm ngây, có ở Việt Nam ta từ lâu đời (mọc hoang nhiều nhất ở vùng NinhThuận, Bình Thuận) nhưng trong vài chục năm trở lại đây người ta nghiên cứu thấy nó

có nhiều tác dụng đặc biệt nên tưởng là cây mới du nhập Ở An Giang, phát hiện cũng

có mọc rãi rác một số nơi ở vùng Bảy Núi

Ở Việt Nam cây chùm ngây được trồng nhiều ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuậnnhưng cũng có mặt ở nững tỉnh khác như Thanh Hóa và đang được mở rộng ở khắp cảnước

2 Đặc điểm hình thái và thành phần hóa học

2.1 Đặc điểm hình thái

Cây chùm ngây (Moringa oleifera) thuộc loài cây tiểu mọc, sống ở môi trường

khô ráo, không thích nghi môi trường úng nước

Trang 5

Thân: Là cây thân gổ nhỏ, cao 5-6 m (có thể đến 10 m), phân cành nhiều.

Thân có vỏ màu trắng xám, dày, mềm, sần sùi nứt nẻ, gỗ mềm và nhẹ Khi bịtổn thương thân rỉ ra nhựa màu trắng, sau chuyển thành màu nâu

Lá: Lá kép ba lần dạng lông chim, dài 30-60 cm, lá chét hình tròn hay

hình trái xoan, dài 10-12 cm, màu xanh lục mốc, không lông, mọc đối từ 6-9đôi, lá bẹ bao lấy chồi

Hoa: Hoa màu trắng, to, có cuống, mọc thành chùy ở nách lá, trông hơi

giống hao hoa Đậu, 5 cánh hoa, dảnh lên, rộng khoảng 2,5 cm; 5 tiểu nhị thụ,xen với 5 tiểu nhị lép; noãn sào 1 buồng, đính phôi trắc mô ba, có hươngthơm, hoa nấu ăn được Sau trồng 8 tháng là cây bắt đầu cho hoa Mùa hoatháng 1-2

Quả: Quả nang treo, dài 25-30 cm (có khi đến 55 cm), ngang 2-3 cm, có

hình dáng giống quả đậu Cô ve, có 3 mảnh, dọc theo quả có khía rãnh, khikhô mở thành 3 mảnh dày

Hạt: Quả cho nhiều hột tròn màu đen, có 3 cạnh và 3 cánh màu trắng

dạng màng bao quang, to bằng hạt đậu Hà Lan, cở 0,5 cm

Rễ: Hệ thống rễ phát triển mạnh nếu được trồng từ hạt, rễ phình to như

dạng củ, có màu trắng với những rễ bên thưa thớt Nếu trồng bằng cách giâmcành, hệ thống rễ sẽ không phát triển được như vậy

Cây chùm ngây được trồng ở những vùng đất khô, nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới.Cây này chuộng đất ráo nước, nhiều cát, dù là đất xấu cũng dễ mọc, chịu được hạn hán

Ở Việt Nam, cây trổ hoa vào khoảng tháng 1-2, cây ra hoa rất sớm, thường ngay trongnăm đầu tiên, khoảng 6 tháng sau khi trồng Cây bắt đầu cho quả từ thân và nhánh từ 6đến 8 tháng sau khi trồng Cây khoảng 12 năm tuổi là cho hạt tốt nhất Khi quả chín, hạtgiống phát tán khắp nơi theo gió và nước, hoặc được mang đi bởi những loài động vật

có thể thực hiện tuy nhiên không hiệu quả bằng gieo hạt, giam cành thường được tiếnhành vào mùa mưa, khi điều kiện không khí đạt được độ ẩm thích hợp

Cây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể trồng xen, khi cây lớnđiều chình ánh sáng, phân cành cao, vỏ màu hơi xanh khi còn non, màu trắng mốc khi

Trang 6

cây đã già, tái sinh chồi mạnh với những nơi độ ẩm cao, đất xốp, tầng mùn dày, tái sinhhạt yếu.

Ở Việt Nam Cây chùm ngây trồng được ở cao độ dưới 500 m; lá ăn được nhưrau, trái (nạc nương) dùng làm bột cà ri; dầu từ hột ăn được, có tính làm giảm sự thụthai Cây gặp ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc

2.2 Thành phần hóa học

Đầu thập niên 1950, một người Pháp tên Vialard Goudou đã phân tích lá Chùmngây mà nhân dân Việt Nam bán ở các chợ để làm rau ăn, cho thấy lá cây chùm ngâyrất giàu dinh dưỡng, nhất là chất đạm, chất sắt và sinh tố C

Sách Nghiên cứu y học cổ truyền Đông Dương (Les Plantes Médicinales duCambodge, du Laos et du Vietnam) của Alfred Petelot, Saigon 1953, cho thấy tất cả bộphận của cây đều chứa một chất glycosid có vị cay cay giống như hột Cải cay (mù tạc)

 Rễ cây Chùm ngây chứa hợp chất glucosinolates như: rhamnosyloxy)benzylglucosinolate (khoảng 1%), sau khi chịu tác động của enzymemyrosinase sẽ cho 4(-alpha-L-rhamnosyloxy)benzylisothiocyanate, glucotropaeolin(khoảng 0,05%) và benzylisothiocyanate Thân, cành và vỏ rễ chứa (belzylamil),moringinin, athonin, spirochin, pterigospermin

4(-alpha-L- Hạt cây Chùm Ngây chứa glucosinolate như trong rễ, có thể lên đến 9% sau khihột đã được khử chất béo, các acid loại phenol carboxylic như 1-beta-D-glusosyl-2,6-dimethylbenzoate Ngoài ra hạt còn chứ 33-38% chất béo được dùng làm dầu ăn vàhương liệu, thành phần chính gồm các acid béo như oleic acid (60-70%), palmitic acid(3-12%), stearic acid (3-12%), và các acid béo khác như behenic acid, eicosanoic acid

và lignoceric acid

 Lá cây Chùm Ngây chứa các hợp chất thuộc nhóm flavonoids và phenolic nhưkaempferol-3-O-alpha-rhamnoside, kaempferol, syringic acid, gallic acid, rutin,quercetin-3-O-beta-glucoside Các flavonol glycosides được xác định đều thuộc nhómkaempferide nối kết với các rhamnoside hay glucoside

 Hoa Chùm Ngây chứa polysaccharide được dùng làm chất phụ gia trong công nghệ thực phẩm Trà hoa Chùm Ngây là nguồn cung cấp tốt calcium và potassium

Trang 7

 Chất gôm tiết từ thân cây Chùm ngây chứa arabinose, galactose, acid glucuronic

và vết rhamnose Từ gôm, chất leucoanthocyanin đã được chiết xuất và xác định làleucodelphinidin, galactopyranosyl, glucopyranoside

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thành phần chất dinh dưỡng trong cây

Chùm ngây (Moringa oleifera) như sau:

Trong 100 gam lá tươi của cây Chùm ngây có:

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam lá tươi

Nguồn: USDA Nutrient Database

So sánh chất dinh dưỡng trong lá cây chùm ngây với một số thực phẩm khác

Chất dinh dưỡng Thực phẩm thông dụng Lá cây chùm ngây

Trang 8

Vitamin C Cam 30 mg 220 mg

Nguồn: USDA Nutrient Database

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam hạt tươi

Thành phần trong 100 gam hạt tươi

Nguồn: USDA Nutrient Database

Vài số liệu so sánh chất dinh dưỡng ở lá chùm ngây

- Vitamin C nhiều gấp 7 lần so với trái Cam

- Vitamin A nhiều gấp 4 lần so với Cà-rốt

- Calcium nhiều gấp 4 lần so với sữa

- Chất sắt nhiều gấp 3 lần so với cải bó xôi

- Chất đạm (protein) nhiều gấp 2 lần so với Ya-ua

3 Công dụng của Chùm Ngây

3.1 Công dụng làm thực phẩm

Trang 9

Cây Chùm Ngây rất có ý nghĩa trong việc chống lại suy dinh dưỡng tại các khuvực đói nghèo, nhiều bộ phận của cây như quả, lá non, hoa, các nhánh non đều có thểdùng làm thực phẩm được Theo các nghiên cứu thì cây Chùm Ngây không chỉ lànguồn thực phầm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chứa nhiều khoáng chất và acidamin có lợi cho cơ thể.

Các bộ phận của cây được dùng làm thực phẩm gồm:

 Đọt và lá non: Được dùng làm rau phổ biến ở Việt Nam, Cam-pu-chia, pin, Nam Ấn Độ, Sri Lanka và Châu Phi Lá, chồi, cành non và cả cây con đều có thểđược dùng trộn dầu giấm ăn thay rau diếp, làm bột cà ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giảikhát

Phi-líp- Búp hoa: Được làm rau xào hoặc nấu như đậu Hà Lan, có hương vị như Măngtây

 Hoa: Có thể ăn được khi nấu chín và có mùi như nấm Hoa Chùm Ngây còn cóthể được dùng làm trà (nhiều nước phương tây sản xuất trà hoa Chùm Ngây bán trên thịtrường) Nó cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu rất tốt cho những người nuôi ong

 Quả và hạt non: Được gọi là "đùi", được dùng làm ra phổ biến ở Châu Á vàChâu Phi Trong vỏ hạt rất giàu vitamin C và vitamin B và các khoáng chất Quả và hạtnon ăn như Đậu Hà Lan

 Hoa, lá và cành non, trái non đều luộc ăn được, lại có kích thích tiêu hóa và cótính kháng sinh (nhờ chất lacton: ptyrigospermin)

 Hạt Chùm Ngây chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30-40% trọng lượng hạt.Dầu Chùm Ngây ăn được và còn có thể được dùng để bôi trơn máy móc, đồng hồ, dùngtrong công nghệ mỹ phẩm, xà phòng, dùng để dưỡng tóc Dầu Chùm Ngây được bántrên thị trường với tên tiếng anh là Ben oil

 Các đoạn rễ non được dùng làm rau thay cho Cải Ngựa, do có mùi giống như CảiNgựa, để kích thích tiêu hóa trong các bữa ăn ở Châu Âu

 Lá cây chùm ngây được xem là phần bổ dưỡng nhất của của cây, là một nguồnquan trọng của vitamin B6, vitamin C, tiền vitamin A như beta-carotene, magiê vàprotein, trong số các chất dinh dưỡng khác theo báo cáo của USDA đều rất cao, có thểđược nấu chín, chế biến bằng nhiều cách khác nhau, hoặc trộn làm salad, hoặc xay uốngnhư sinh tố

Lá của cây chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như: chất đạm, các vitamine, carotene, acid amin và nhiều hợp chất khó gặp ở các cây khác như zeatin, nhóm hợpchất flavonoid (quercetin, rutin, beta-sistosterol, acid caffeoylquinic và kaempferol…),

beta-vì vậy lá Chùm Ngây còn được sử dụng làm các loại thực phẩm khác như trà túi lọc vànước uống, được chế biến thành dạng bột khô đóng gói bán trên thị trường

Lá Chùm Ngây giàu dinh dưỡng hiện được hai tổ chức thế giới WHO và FAOxem như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng, và là

Trang 10

giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba Nếu sử dụng lá tươi, cứ 100 gam lá/ngày chotrẻ từ 1 đến 3 tuổi sẽ cung cấp 100% lượng calcium so với nhu cầu dinh dưỡng, khoảng70% lượng sắt, 50% lượng protein, kali, đồng, vitamin B và amino acid không thay thế.Khoảng 20 gam lá là đủ lượng vitamin A và C với trẻ nhỏ Sử dụng 100 gam látươi/ngày với phụ nữ mang thai sẽ cung cấp được khoảng 1/3 nhu cầu dinh dưỡng hàngngày Tuy nhiên, cũng tương tự rau ngót, phụ nữ mang thai không nên sử dụng nhiềurau chùm ngây trong 3 tháng đầu Nếu sử dụng bột chế biến từ lá, với trẻ em khoảng 8gam/ngày, với phụ nữ khoảng 50 gam/ngày sẽ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cầnthiết…

Thành phần dinh dưỡng trong 100g lá Chùm Ngây khô:

Ở các nước phương tây, lá Chùm Ngây được nấu chín và được sử dụng như raubina Ngoài được sử dụng tươi thay thế cho rau bina, lá của nó còn được sấy khô vànghiền thành bột được sử dụng trong súp và nước sốt

Ở Nam Ấn Độ và Sri Lanka, các đọt non của cây Chùm Ngây được chiên, hoặcnấu cà ri với nước cốt dừa, hạt poppy để tăng thêm hương vị của món cà ri chua hayngọt Bẹ lá được để nguyên hoặc xắt nhỏ để trang trí cho các món rau và sa lát để tăng

Trang 11

thêm hương vị Lá được sử dụng thay thế hoặc cùng với rau mùi Ở một số vùng, nhữngbông hoa được thu gom và làm sạch để nấu chín với các món xào besan và pakoras.

Ở Bangladesh, đọt cây Chùm Ngây được dùng để nấu các món cà ri, sambars,kormas và anddals như ở Ấn Độ, ngoài ra nó còn được dùng để tăng hương vị cho cácmón nấu với thịt và nhiều món ăn khác Thị quả và hạt non được dùng để nấu canh, Lánon được chiên với tôm hoặc thêm vào các món súp cá sang trọng

Ở Đông Java (Indonesia) lá và đọt non cây Chùm Ngây được dùng để nấu móncanh chua hoặc súp rau hỗn hợp Lá có thể được chiên và trộn với thịt cá ngừ (cáMaldive) chiên khô, hành tây và ớt khô Ở Khu vực Maldives, món súp được nấu từ gạovới lá cây chùm ngây để dùng trong tháng ăn kiêng Ramazan Quả non được dùng trongmón trứng tráng và để nấu món cà ri nhẹ

Ở Pakistan, tại khu vực Saraiki Nam Punjab, búp hoa cây Chùm Ngây được luộcchín, tán nhuyễn và để đông lại, dùng để nêm vào các món ăn ưa thích

Ở Thái Lan đọt non, lá và hoa cây Chùm Ngây dùng để nấu các món cà ri, xào,súp, trứng gà rán và rau trộn Một trong những món ăn truyền thống nhất là món Cà richua Thái được nấu với cụm hoa và cá

Ở Campuchia lá cây Chùm Ngây được nấu thành món canh gọi là m'rum hoặcsúp hỗn hợp được gọi là korko

Ở Philippines lá cây Chùm Ngây được bán phổ biến trên thị trường với giá cảphải chăng Các lá thường được nấu món súp đơn giản và bổ dưỡng Các lá đôi khicũng được sử dụng như là một thành phần đặc trưng trong món intinola, một món canh

gà truyền thống của Philippines được nấu bằng thịt gà với lá chùm ngây và đu đủ xanh

Lá cây Chùm Ngây còn được trộn với dầu ô liu, nước sốt pasta pesto đã trở thành phổbiến trên trường ẩm thực Philippines Nước trái cây Chùm Ngây pha chanh dùng làmbánh kẹo và nước đá hoặc thức uống lạnh dược dùng cho những người không ưa thích

ăn rau

Ở Việt Nam lá cây Chùm Ngây được dùng để nấu canh Hoa Chùm Ngây phơikhô có thể dùng nấu lấy nước uống như một loại trà Trái non được dùng như đậu ve.Khi già, hạt chùm ngây thì có thể đem rang lên và ăn như đậu phộng Ở Malaysia hạtChùm Ngây cũng được ăn giống như hạt đậu phộng

3.2 Công dụng trong y học

Cây Chùm Ngây Moringa Oleifera hiện được 80 quốc gia trên thế giới, nhữngquốc gia tiên tiến sử dụng rộng rãi và đa dạng trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm,nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng Ví dụ như ở một số nước sau:

Campuchia: vỏ cây được dùng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ

uống để chóng lại sức

Thái Lan: vỏ thân cây được dùng làm thuốc thông hơi Quả cây dùng để

chữa bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, uốn ván và chứng liệt

Trang 12

Trung Mỹ: Hạt Chùm Ngây được dùng để trị táo bón, mụn cóc và giun

sán

Saudi Arabia: Hạt được dùng trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng

tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông

Ở châu Phi và Indonesia: lá Chùm Ngây thường được các bà mẹ đang

nuôi con ăn để làm tăng tiết sữa

Senegal: người ta dùng cành, lá sắc uống trị còi xương, viêm cuống phổi,

phù nề, thấp khớp

Philippines: người ta dùng rễ làm thuốc đắp thế mù tạc làm tụ máu, vì nó

gây cảm giác rất đau

Ấn Độ: Cây Chùm Ngây được gọi là sainjna, mungna (Hindi, Asam, Bengal ).

Là một trong những cây thuốc dân gian rất thông dụng tại Ấn Độ Lá trị ốm còi, gâynôn và đau bụng khi có kinh Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi

có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoacủa cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea oppositifolia); trị kinh phong (dùng chung

với thuốc phiện); trị đau quanh cổ (thoa chung với căn hành của Melothria

heterophylla, Cocci niacordifolia, hạt mướp (Luffa) và hạt Lagenaria vulgaris); trị tiểu

ra máu; trị thổ tả (dùng chung với vỏ thân Calotropis gigantea, Tiêu đen, và Chìa vôi).

Thân cây bị vết chặt sẽ tiết ra một gôm trắng đục, sau phơi nắng trở thành hồng hay đỏnâu ở mặt ngoài Gôm này có tính trương nở lớn, ở Ấn Độ người ta đã biết dùng làmtrương nở cổ tử cung để phá thai (Pharmacographia Indica 1890) Hoa dùng làm thuốc

bổ, lợi tiểu Quả giã kỹ với gừng và lá Justicia gendarussa để làm thuốc đắp trị gẫyxương Dầu từ hạt để trị phong thấp

Pakistan: Cây chùm ngây được gọi là Sajana, Sigru Cũng như tại Ấn, Cây

Chùm Ngây được dùng rất nhiều để làm các phương thuốc trị bệnh trong dân gian.Ngoài các cách sử dụng như tại Ấn độ, các thành phần của cây còn được dùng như: lágiả nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng dịch hoàn để trị sưng và sa;trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ… Vỏ thân dùng để phá thai bằng cáchđưa vào tử cung để gây giãn nở Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai… Rễ tươicủa cây non dùng trị nóng sốt, phong thấp, gout, sưng gan và lá lách… Nhựa từ chồinon dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng…

Ở Việt Nam: theo Võ Văn Chi (1999), Phạm Hoàng Hộ (2006), các bộ

phận của cây như quả, lá non, hoa, các nhánh non đều có thể dùng làm rau ănnhưng phải nấu chín Cành lá cây Chùm Ngây luộc hay sắc uống có tác dụngkích thích tiêu hóa, kiện vị, trị tiêu chảy, kiết lị, viêm phổi Rễ Chùm Ngây sắcuống có tác dụng kiện vị, giã đắp làm sung huyết (tụ máu) thay cải Mù tạc, trịthấp khớp Rễ cây Chùm Ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thôngmáu huyết, làm dễ tiêu hóa, tác dụng lên thần kinh làm dịu cơn đau, có khả nănglàm giảm sự thụ thai Hoa Chùm Ngây có tính kích dục, hạt và nhựa (gôm) từ

Trang 13

thân có tác dụng làm dịu cơn đau, vỏ chứ moringin có thể gây phấn khích chotim Ngoài ra, theo lương y Nguyễn Công Đức, Chùm Ngây còn được dùng đểchữa các bệnh như u xơ tiền liệt tuyến, trị suy nhược cơ thể, suy nhược thầnkinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan.

Lá, hoa và rễ Chùm Ngây được dùng trong y học cộng đồng, chữa trị các khối u

Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dương để trị chứngnhức đầu Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, lá chùm ngây có tính chất như mộtkháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ Vỏ, lá và rễ được dùng tăng cường tiêu hóa.Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấy; còn hạt dùng trị trướng bụng

Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa haycác dấu hiệu của lão hóa da Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trịchứng bần thần, chống nhiễm trùng da Nó cũng được dùng để điều khiển lượng đườngmáu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường Dịch chiết từ lá có thêm nước cà-rốt là mộtthức uống lợi tiểu Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho nănglượng tăng gấp bội khi dùng thường xuyên Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phếquản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ Sản phụ

ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa Ở Philippines lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, dochứa lượng sắt cao

Hạt điều trị bệnh viêm dạ dày Dầu hạt được dùng ngoài để điều trị nấm da.Trường Đại học San Carlos ở Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng nhưneomycin có khả năng bảo vệ da khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus aureus Loạikháng sinh này là một hỗn hợp kháng khuẩn và nấm có tên pterygospermin, danh pháphóa học là glucosinolate 4 alpha-L-rhamnosyloxy benzyl isothiocyanate Nhiều nơi trênthế giới dùng bột nghiền từ hạt để khử trùng nước sông, nước sông trong mùa lũ cótổng số trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 - 18.000 / 100 ml, được xử lý bằng bộthạt chùm ngây trong vài giờ đồng hồ đã giảm xuống còn 1 - 200 / 100 ml

Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh,long đàm, lợi tiểu nhẹ Ở Nicaragua, nước sắc rễ được dùng chữa bệnh phù thủng Dịch

rễ được dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng Trong rễ và hạt, cũng có chấtkháng sinh pterygospermin Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khidùng trị tiêu chảy

3.2.1 Theo Đông Y

Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa có những hoạt tính nhưkích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống u-bướu, hạ nhiệt, chốngkinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạcholesterol, chống oxy-hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm… Lácây Chùm Ngây làm trà lợi sữa, trị cảm, suyễn, hạ huyết áp Vỏ cây chứa moringin làmphấn khích tim Hoa Chùm Ngây trị ho, thân tán thành bột uống trị độc (rắn, bò cạp…)

Vỏ và rễ cây chứa athonin có hoạt tính diệt vi khuẩn (Theo “Cây có vị thuốc ở Việt

Trang 14

Nam” – Phạm Hoàng Hộ) Cây đã được dùng để trị nhiều bệnh trong Y-học dân gian tạinhiều nước trong vùng Nam Á (Phytotherapy Research Số 21-2007).

Một số bài thuốc từ cây chùm ngây:

Theo hướng dẫn của lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa Y học cổtruyền (ĐH Y Dược,TP.HCM):

+ Trị u xơ tiền liệt tuyến: dùng 100gr rễ chùm ngây tươi và 80gr lá trinh nữ hoàngcung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30gr và lá trinh nữ hoàng cung khô 20gr) Đemnấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc Uống ấm 3 lần trong ngày

+ Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đườnghuyết, bảo vệ gan: mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canhmật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày

+ Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric,ngăn ngừa sỏi oxalate: mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửasạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày

+ Ngừa thai: cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150gr) rửa sạchbăm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày

+ Chùm ngây còn được dùng để lọc nước - bằng cách lấy 2 trái chùm ngây tươi đã

có hột già, lấy hột giã nát, trộn đều 5 phút với 3 lít nước đục, để lắng 2 giờ thì có nướctrong dùng được

3.2.2 Theo Tây Y:

Chùm Ngây (Moringa oleifera) được xem là một cây đa dụng, rất hữu ích tại

những quốc gia nghèo thuộc “Thế giới thứ ba” nên đã được nghiên cứu khá nhiều vềcác hoạt tính dược dụng, giá trị dinh dưỡng và công nghiệp Đa số các nghiên cứu đượcthực hiện tại Ấn Độ, Philippines, và Phi Châu

Do là cây rau và cây thuốc còn được mệnh danh là cây Độ Sinh (Tree of Life)

hay cây Thần Diệu (Miracle Tree) nên cây chùm ngây là một trong những loài cây rau

làm thuốc được nghiên cứu nhiều nhất thế giới

3.2.2.1Khả năng kháng sinh diệt vi khuẩn và vi nấm:

Chất Athonin có tác dụng kháng sinh trên vi trùng dịch tả (Vibrio cholerae) và

hoạt tính của nó nằm giữa chloromycetin và streptomycin (Sen Gupta và cs 1956) ChấtSpirochin có tính kháng sinh trên vi khuẩn gram+ nhất là chống

Staphyllococcus và Streptococcus (Chatterjee, 1951) Dịch chiết từ cây chùm ngây

được xác định tác dụng kháng sinh chống lại nhiều dòng vi khuẩn nhờ hoạtchất Pterigospermin của nó Chất Pterigospermin là kháng sinh quan trọng nhất của câyChùm ngây, với kháng khuẩn phổ rộng, trên cả vi khuẩn gram+ lẫn gram-:

Micrococcus pyogenes var aureus, Bacillus subtilis, Escherichia coli, Aerobacter

Trang 15

aerogenes, Salmonella typhi, Salmonella enteritidis, Shigella dysenteriae, Mycobacterium tuberculosis (Kurup và Narasimha 1954) Chất chiết từ vỏ cây có tính

kháng sinh trên Micrococcus pyogene var aureus, Bacillus subtilis, Diplococcus

pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Escherichia coli, Salmonella typhi, Vibri ocoma, Shigella dysenteriae, Mycobacterium phlei Nó cũng ức chế vi nấm Microsporum gypseum, Trichophyto mantagrophytes, Candida albicans, Helminthosporium sativum

(Bhatnaga và cs 1961) Trích tinh lá bằng ether có tác dụng trụ sinh (bacteriostatic

activity) đối với Staphyllococcus aureus và Salmonella typhi (Bhawasa và cs 1965).

Chất 4 (alpha-L-Rhamnosyloxy) benzyl isothiocyanate được xác định là có hoạt tínhkháng sinh mạnh nhất trong các hoạt chất trích từ hạt Chùm Ngây (trong hạt ChùmNgây còn có benzyl isothiocyanate) Hàm lượng chất này rất cao: 8 - 10%, với điềukiện trong quá trình tách chiết phải thêm ascorbic acid vào nước trích Nó có tác dụngkháng sinh với rất nhiều vi khuẩn và vi nấm (Eilert và cs, 1981) Nồng độ tối thiểu để

ức chế Bacillus subtilis là 56 micromol/l và để ức chế Mycobacterium phlei là 40

micromol/l (Planta Medica Số 42-1981) Nghiên cứu tại Viện Institute ofBioagricultural Sciences, Academia Sinica, Đài Bắc (Taiwan) ghi nhận dịch chiết từ lá

và hạt Chùm Ngây bằng ethanol có các hoạt tính diệt được nấm gây bệnh loại

Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum và Microsporum canis Các phân tích hóa học đã tìm được trong dầu trích từ lá Chùm

Ngây đến 44 hóa chất kháng sinh (Bioresource Technology Số 98-2007)

3.2.2.2Tác dụng của quả Chùm Ngây trên cholesterol và lipid trong máu:Nghiên cứu tại Đại Học Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ) về hoạt tính trêncác thông số lipid của quả Chùm Ngây, thử trên thỏ, ghi nhận: Thỏ cho ăn Chùm Ngây(200mg/kg mỗi ngày) hay uống lovastatin (6mg/kg/ ngày) trộn trong một hổn hợp thựcphẩm có tính cách tạo cholestero cao, thử nghiệm kéo dài 120 ngày Kết quả cho thấyChùm Ngây và Lovastatin có tác dụng gây hạ cholesterol, phospholipid, triglyceride,VLDL, LDL hạ tỷ số cholesterol/ phospholipid trong máu…so với thỏ trong nhóm đốichứng Khi cho thỏ bình thường dùng Chùm Ngây hay Lovastatin: mức HDL lại giảm

hạ nhưng nếu thỏ bị cao cholesterol thì mức HDL lại gia tăng Riêng Chùm Ngây còn

có thêm tác dụng làm tăng sự thải loại cholesterol qua phân (Journal ofEthnopharmacology Số 86-2003)

3.2.2.3Giảm bệnh tiểu đường:

Dịch chiết từ cây chùm ngây được xác định cải thiện dung nạp glucose (glucosetolerance) trên mô hình thí nghiệm chuột mắc bệnh tiểu đường (diabetes), ức chế hoạtđộng của virus Epstein-Barr trong ống nghiệm (in vitro) và giảm bệnh viêm da do virus(papillomas) ở chuột

3.2.2.4Tính kháng ung thư:

Chất chiết bằng cồn của cây Chùm ngây, kể cả rễ, có tính kháng ung thư biểu mômũi hầu, trên mô cấy và tế bào lymphô P388 của ung thư bạch cầu của Chuột (Dhawan

và cs 1980)

Trang 16

3.2.2.5Các hoạt tính chống co-giật, chống sưng và gây lợi tiểu:

Dịch trích bằng nước nóng của hoa, lá, rễ, hạt, vỏ thân Chùm Ngây đã đượcnghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu Kỹ Thuật (CEMAT) tại Guatamala City về cáchoạt tính dược học, thử nơi chuột Hoạt tính chống co giật được chứng minh bằng thửnghiệm trên chuột đã cô lập, hoạt tính chống sưng thử trên chân chuột bị gây phù bằngcarrageenan và tác dụng lợi tiểu bằng lượng nước tiểu thu được khi chuột được nuôinhốt trong lồng Nước trích từ hạt cho thấy tác động ức chế khá rõ sự co giật gây ra bởiacetylcholine ở liều ED50= 65.6 mg/ml môi trường ; tác động ức chế phụ gây ra docarrageenan được định ở 1000mg/kg và hoạt tính lợi tiểu cũng ở 1000 mg/kg Nướctrích từ Rễ cũng cho một số kết quả (Journal of Ethnopharmacology Số 36-1992)

3.2.2.6Khả năng ngừa thai của Rễ Chùm Ngây:

Nghiên cứu tại Đại Học Jiwaji, Gwalior (Ấn Độ) về các hoạt tính estrogenic,kháng estrogenic, ngừa thai của nước chiết từ Rễ Chùm Ngây ghi nhận chuột đã bị cắtbuồng trứng, cho uống nước chiết, có sự gia tăng trọng lượng của tử cung Hoạt tínhestrogenic được chứng minh bằng sự kích thích hoạt động mô tế bào tử cung Khi chochuột uống nước chiết này chung với estradiol dipropionate (EDP) thì có sự tiếp nối tụtgiảm trọng lượng của tử cung so sánh với sự gia tăng trọng lượng khi chỉ cho chuộtuống riêng EDP Trong thử nghiệm deciduoma liều cao nhất 600mg/kg có tác động gâyrối loạn sự tạo deciduoma nơi 50 % số chuột thử Tác dụng ngừa thai của Rễ ChùmNgây được cho là do nhiều yếu tố phối hợp (Journal of Ethnopharmacology Số 22-1988)

3.2.2.7Hoạt tính của Rễ Chùm ngây trên Sạn thận loại Oxalate:

Thử nghiệm tại Đại Học Dược K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ấn Độ) trênchuột bị gây sạn thận, oxalate bằng ethylen glycol ghi nhận dịch chiết bằng nước vàalcohol rễ cùng lõi gỗ Chùm Ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểubằng cách can thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể Sự kết đọng tạo sạn trongthận cũng giảm rất rõ khi cho chuột dùng dịch chiết này như một biện pháp phòng ngừabệnh sạn thận

Hoạt tính kháng sinh của hạt Chùm Ngây:

4-(alpha-L-Rhamnosyloxy)-benzyl-isothiocyanate được xác định là có hoạt tínhkháng sinh mạnh nhất trong các hoạt chất trích từ hạt Chùm Ngây ( trong hạt ChùmNgây còn có benzyl isothiocyanate) Hợp chất trên ức chế sự tăng trưởng của nhiều vikhuẩn và nấm gây bệnh Nồng độ tối thiểu để ức chế Bacillus subtilis là 56 micromol/l

và để ức chế Mycobacterium phlei là 40 micromol/l (Planta Medica Số 42-1981)

Chú ý! Liều lượng và các phản ứng phụ cần lưu ý!

Hiện nay chưa có những báo cáo về những nguy hại đối với sức khoẻ trong việc

sử dụng Hạt và Rễ Cây Chùm Ngây theo các liều lượng trị liệu Tuy nhiên dùng liềuquá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa

Trang 17

Liều cho uống: 5gram/ kg trọng lượng cơ thể, thử trên chuột, gây phản ứngkeratin hóa quá mức tế bào bao tử và sơ hóa tế bào gan.

Liều chích qua màng phúc toan 22 đến 50 mg/ kg trọng lượng cơ thể gây tử vongnơi chuột thử nghiệm

Không nên dùng Rễ Cây Chùm Ngây với phụ nữ có thai, vì có khả năng gâytrụy thai (theo DS Trần Viết Hưng/ ĐH Cần Thơ)

Một số canxi trong lá cây chùm ngây ở dạng như tinh thể calcium oxalate có thể

ức chế khả cấp canxi cho cơ thể Không phải rõ ràng trong việc tính toán lượng canxitrong lá cây chùm ngây ở dạng khả dụng hay canxi không khả dụng sinh học

3.3 Các công dụng khác

3.3.1 Làm nguyên liệu thực phẩm, mỹ phẩm, tân dược và công nghiệp:

Mỹ hiện nay là nước nhập nguyên liệu Cây chùm ngây thô nhiều nhất, sử dụngtrong công nghệ nước uống, mỹ phẩm cao cấp, và quan trọng hơn là chiết suất thànhnguyên liệu tinh cung ứng cho công nghiệp dược phẩm, hóa chất

Nghiên cứu rộng rãi nhất về giá trị của cây chùm ngây được thực hiện tạiTrường Đại học Nông Nghiệp Falsalabad, Pakistan cho biết cây chùm ngây là một loàicây có giá trị kinh tế cao, cây phân bố tại nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới Câyvừa là một nguồn dược liệu và là một nguồn thực phẩm rất tốt

Ở Jamaica, nhựa cây được sử dụng cho một loại thuốc nhuộm màu xanh

Bánh dầu được sử dụng làm phân bón và làm chất khử nước nhờ chất keo kết tụchất cặn bả trong nước

Tại Mỹ và các nước Châu Âu, cây chùm ngây được sử dụng rộng rãi trong côngnghệ dưỡng da, mỹ phẩm cao cấp

Cách dùng đơn giản, các bà các cô có thể áp dụng ngay: giã nhuyễn 20g lá, đểkhông hoặc trộn với dầu lấy từ hạt Chùm ngây thoa đắp 2 lần, mỗi lần 7 phút trong mộtngày, trong một tuần sẽ thấy hiệu nghiệm

3.3.2 Hạt cây chùm ngây dùng để lọc nước:

Việc nghiên cứu xữ lý nước từ hạt của cây Chùm Ngây đã được biết từ lâu, vàcho đến năm 1970 đã có những báo cáo về hoạt tính lọc nước của hạt Chùm Ngây.Những nghiên cứu về hoạt chất ngưng kết, làm trong nước và diệt khuẩn có trong hạtChùm Ngây, đồng thời thử nghiệm qui trình lọc nước của hạt cây Chùm Ngây đã đượcnhiều người quan tâm

Bột hạt cây chùm ngây được đánh giá có khả năng lọc nước tốt Người ta nghiềnhạt cây chùm ngây khô thành bột rồi hòa với ít nước thành một dịch cái rồi tùy theo độbẩn của nước muốn khử trùng mà pha vào từ 1- 3% dịch cái ấy, khuấy đều và để lắng.Chất gôm trong bột hạt chùm ngây có tác dụng như một chất điện phân đa cực sẽ thu

Trang 18

hút vi trùng và bụi bẩn rồi lắng đọng xuống đáy Mặt khác các chất có hoạt tính khángsinh nói trên cũng tiêu diệt vi trùng và nấm mốc trong nước.

Kết quả cho thấy rằng với bột từ hạt chùm ngây làm giảm ô nhiễm nguồn nước

và giảm số lượng vi khuẩn sau khi sử lý Cách này được áp dụng ở Ấn Độ và Châu Phi

để lọc nước sông, nước ao và nước giếng để dùng trong sinh hoạt và ăn uống

Kết quả thử nghiệm lọc nước: Nước đục (độ đục 15-25 NTU, chứa các vi khuẩntạp 280-500 cfu ml (-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml(-1) Dùng hạt ChùmNgây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU;

vi khuẩn tạp còn 5-20 cfu; và khuẩn coli còn 5-10 MPN ) Phương pháp lọc này rất hữudụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn

độ (Journal of Water and Health Số 3-2005)

Tác dụng lắng lọc, diệt khuẩn gây bệnh đường ruột trong việc xữ lý nước bẩn cóthể áp dụng cho các vùng lũ ở Việt Nam Tuy nhiên, những chất bổ dưỡng có trong hộtChùm ngây cũng có thể là nguồn thức ăn cho một số vi sinh vật phát triển sau lắng lọc!

Do đó theo kinh nghiệm ở Việt Nam nên dùng phèn chua để làm trong nước, sau khilắng cặn cho nước vào túi nylon và phơi nắng trong 1 ngày thì có nước sạch để dùng,cách này tiện lợi hơn

3.3.3 Ứng dụng trong công nghiệp:

Gỗ cây Chùm Ngây rất nhẹ, có thể dùng làm củi, nhưng năng lượng không cao

Nó được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho công nghệ giấy và còn được dùng đểsản xuất các chế phẩm màu xanh Vỏ cây có khả năng cung cấp tanin, nhựa dầu và sợithô Do cây tăng trưởng nhanh, thân tròn thẳng, tán lá thưa nên nó được sử dụng làmnọc sống cho cây tiêu

3.3.4 Khả năng phòng hộ:

Cây Chùm Ngây sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiệnkhí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán Do vậy, nhiều nơi trên thế giới, Chùm Ngâyđược trồng làm hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, che bóngcho các cây công nghiệp dài ngày, chắn gió, chắn cát bay Ngoài ra cây còn có khả năngcải tạo đất, lá dùng làm phân xanh và làm thức ăn bổ sung cho gia súc rất tốt, cây có lánhỏ, thân thon, tán đẹp nên còn có thể được trồng làm cây cảnh

4 Các phương pháp nuôi trồng bình thường

4.1 Gieo trồng trực tiếp:

4.1.1 Chọn địa điểm:

Điều kiện môi trường:

+ Khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt

+ Độ cao ở khoảng 0-2000m

Trang 19

Những vùng đất không nên chọn để trồng Chùm Ngây:

+ Nơi có chất thải công nghiệp: đất có thể đã hấp thụ những chất ô nhiễmkhông mong muốn hoặc kim loại nặng

+ Khu vực đọng nước: đất thoát nước kém có thể làm thối, úng rễ Ví dụ nhưcác vùng đất từng trồng lúa, khư vực lưu vực sông, vùng đất nhiều đất sét

+ Khu vực chăn thả súc vật / vùng đất bị nhiễm mối: cây con và cây trưởngthành có thể bị súc vật và mối phá hủy hoặc gây hư hại

4.1.2 Chuẩn bị cho khu đất trồng:

Điều kiện để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt đó là bộ rễ của cây phải lanrộng được dễ dàng trong đất, do đó cây Chùm Ngây cần được trồng trên đất mùn hoặcđất cát để đảm bảo cho sự phát triển tối ưu Đất cần được cào xới cho tơi xốp và loại bỏcác chất không cần thiết trước khi gieo hạt Nếu trồng với mật độ cao, đất cần được càybừa đến độ sâu tối đa là 30 cm Nếu mật độ trồng thấp (lớn hơn 1 x 1 m) thì tốt hơn nênđào các hố nhỏ rồi đổ đất lấp vào lại, điều này giúp đảm bảo cho hệ thống rễ có thể đâmxuyên tốt mà không làm xói mòn đất (cày bừa có thể đem lại nhiều rủi ro cho môitrường nhiệt đới, trong điều kiện thường xuyên có mưa nặng hạt, gió lớn và địa hìnhdốc nghiêng) Trong trường hợp này các hố được đào phải sâu từ 30-50 cm và rộngkhoảng 20-40 cm Khi đổ đất vào lại trong hố thì trộn đất chung với phân bón

4.1.3 Truyền giống:

Thu hoạch hoặc thu lượm hạt giống từ nguồn đáng tin cậy Một hạt giống tốt cần

có sức sống tốt, sạch, khỏe mạnh và sạch bệnh Hạt giống không được để trữ trong khoqua thời gian dài vì sức sống của hạt sẽ giảm sau 1 năm trữ kho 1 kg có khoảng 4000hạt Chùm Ngây (bao gồm cả vỏ)

Hạt giống có thể được gieo vào các vật chứa như túi bầu, khay, chậu, gieo trênluống hoặc gieo trực tiếp ngoài đồng Trong đó, gieo hạt trực tiếp là thích hợp hơn cả vìChùm Ngây có tỉ lệ nảy mầm cao, thí dụ như ở togo (1 nước cộng hòa nằm ở bờ biển

Trang 20

phía tây của châu Phi, trên vịnh Guinea), tỉ lệ nảy mầm của Chùm Ngây đạt trên 85%chỉ sau 12 ngày sau khi gieo hạt.

 Những ưu điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt

- Kỹ thuật đơn giản, dễ làm

- Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp

- Hệ số nhân giống cao

- Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao

- Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh

 Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt

- Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ

- Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn

- Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm

Những điểm chú ý khi nhân giống bằng hạt:

- Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt: một số hạt chín sinh lý sớm, nảymầm ngay trong hạt (hạt mít, hạt bưởi); một số hạt có vỏ cứng cần xử lý hoá chất, bóc

bỏ vỏ cứng trước khi gieo (hạt xoài, hạt mận) và một số hạt khi để lâu sẽ mất sức nảymầm (hạt nhãn, hạt vải)

- Phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh cho hạt nảy mầm tốt: nhiệt độ, khôngquá thấp hoặc quá cao, độ ẩm đất đảm bảo 70 - 80% độ ẩm bão hoà và đất gieo hạt phảitơi xốp, thoáng khí

- Phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước chọn lọc: chọn giống có khả năng sinhtrưởng khoẻ, năng suất cao và phẩm chất tốt; chọn những cây mang đầy đủ các đặcđiểm của giống muốn nhân; chọn những quả có hình dạng đặc trưng của giống; chọnnhững hạt to, mẩy, cân đối và chọn cây con to, khoẻ, sinh trưởng cân đối

ưu thì nên gieo 2 hạt vào trong 1 hố

Nếu cả 2 hạt đều nảy mầm, hãy loại ra cây yếu hơn khi chúng đạt đến chiều cao

30 cm, nhưng khi loại ra phải nhổ cây một cách cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến

Trang 21

hệ thống rễ của cây khỏe mạnh còn lại để sản xuất cây con cho truyền giống thì khôngnên gieo hạt trực tiếp vì sẽ có nguy cơ cao rễ cái bị hư hại.

Hạt Chùm Ngây sẽ nảy mầm sau 5-12 ngày sau khi gieo Nếu sau 2 tuần mà hạtgiống vẫn không nảy mầm thì có nghĩa nó sẽ không có khả năng nảy mầm và nên đượcloại ra Nếu cả 2 hạt trong hố đều không nảy mầm thì nên đào chúng lên và kiểm traxem vị trí gieo hạt đó có bị côn trùng trong đất tấn công hay không (kiến hoặc mối).Trong trường hợp đó, vị trí gieo hạt cần được xữ lý bằng lá Sầu Đông (cây Neem, cócông cụng trừ sâu hại, côn trùng mà không gây hại cho cây), hoặc tốt hơn là xữ lý vớitinh dầu Neem pha trộn với nước xà phòng, sau đó có thể gieo hạt lại vào vị trí cũ

Gieo trồng trên luống có những hạn chế sau:

+ Đòi hỏi nhiều công sức, nhất là khi đem cấy

+ Khi cấy có thể gây tổn hại cho rễ cái; bộ phận mỏng manh và cần thiết đểđảm bảo cho năng suất trong tương lai và khả năng chịu hạn của cây

4.1.5 Gieo trồng trong vật chứa:

Nên sử dụng vật chứa là túi nhựa PE hoặc bao ni lông sợi được phủ sẵn đất mùn

ẩm vào trong đó, gieo hạt vào trong đất sâu hơn 2 cm Hạt giống sẽ nảy mầm vàokhoảng 5-12 ngày sau khi gieo

Đặt các túi chứa hạt đã gieo ở nơi có bóng mát và được bảo vệ khỏi mưa lớn,nếu điều kiện trên không được đáp ứng thì rạch 2-3 rãnh nhỏ trên túi nhựa để nước cóthể thoát ra, tránh bị đọng lại trong bao Tưới đất 2-3 ngày 1 lần tùy vào độ ẩm của đất,mỗi lần tưới khoảng 10-20 ml vào mỗi túi là tốt nhất Trong thời gian này cần bảo vệtốt cây con khỏi châu chấu, cào cào, mối và các con động vật nhai lại

Chú ý tưới nước cẩn thận tránh làm cho thân cây yếu ớt bị cong vênh do áp lực.Nếu cây bị cong vênh thì cần phải được chống đỡ kịp thời Các cây Chùm Ngây noncần được chăm sóc khoảng 4-6 tuần trước khi được đem đi truyền giống, khi chúng đãđạt chiều cao từ 30 cm Khi truyền giống xé bỏ túi PE cẩn thận tránh làm tổn hại đến bộrễ

 Nhược điểm khi gieo hạt vào vật chứa:

+ Tốn thời gian cho các công đoạn: lấp đất vào chậu / khay và đem đặt ở nơithích hợp (nhiều nắng, ít gió…), cấp dưỡng cho cây, di chuyển cây và đem cấy

+ Hao tốn nhân lực và nguyên vật liệu

4.1.6 Giâm cành:

Chọn càng cắt khoảng 1 m, đường kính ít nhất 4-5 cm để truyền giống, khi giâmcành, chôn 1/3 thân cây dưới đất Cây được trồng bằng cách giâm cành sẽ không có hệthống rế đâm sâu và sẽ dễ bị tác động bởi gió và chịu hạn kém hơn cây được gieo trồngtrực tiếp, thậm chí còn dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn khi mối tấn công

4.2 Gieo ươm:

Trang 22

Thời vụ thích hợp gieo ươm là từ tháng 5-8 Cây bắt đầu cho quả sau 6-8 thángtrồng quả được thu hoạch vào giữa tháng 3 và tháng 4, sau đó thu lại một đợt nữa trongtháng 9 và tháng 10.

 Chuẩn bị:

Túi bầu PE 11x20 cm hoặc chậu cây cảnh đựng hỗn hợp ruột bầu Thành phầnruột bầu gồm 80% đất mặt tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai Đất làm ruột bầu đượcđập sàn nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thật đầy, sau đó xếp thành luống có chiềungang 0,8-1 m, chiếu dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4 m

Cây còn có thể được trồng trong khay nhựa Sử dụng khay và chậu được sử dụngnhiều do ít thiệt hại cây con khi cấy Một khay 50 ngăn với mỗi ngăn rộng 3-4 cm vàsâu thích hợp Cho vào các khay với một hỗn hợp kết dính có khả năng giữ nước tốt,thoát nước tốt Sử dụng than bùn đầm lầy, đất thương mại, hoặc một kết hợp hỗn hợpchuẩn bị từ đất, phân hữu cơ, chất khoáng hoặc cát Thông thường người trồng sử dụngmột hỗn hợp của 67% than bùn đầm lầy và 33% cát thô Nếu sử dụng các dụng cụkhông vô trùng thì nên nên hấp dụng cụ bằng nồi hấp hoặc nung nhiệt ở 1500C trong 2giờ

và cây sẽ ló ra khỏi mặt đất sau chừng 1 tuần, tiếp tục giữ ẩm không để cho cây quákhô, tuyệt đối ko được để cây úng nước, và phải để trong bóng mát Tưới cây giống vàobuổi sáng và những khi cần thiết (tạo độ ẩm vừa phải, không để không khí quá ẩm),tưới bằng phun sương để tránh sói đất và tổn hại cây

+ Ươm và túi bầu PE hoặc chậu có 2 cách sau:

Cách 1: Ngâm hạt trong nước ấm 60 độ 24 giờ, hạt sau khi ngâm vớt ra trộn vớicát, ủ trong bao tải hoặc rơm rạ mỗi ngày tưới 1 lần, 3-6 ngày sau hạt nảy mầm, đemhạt ươm vào túi bầu PE hoặc chậu nhựa chứa đất tơi xốp và có khoét lỗ thoát nước, tướinước vừa đủ để giữ ẩm cho cây, tránh úng nước, khoảng 1 tuần sau cây nhú lên, chờ 6-8tuần cho cây phát triển đủ khỏe

Cách 2: Sau khi ngâm hạt Chùm Ngây 24 giờ trong nước ấm 60 độ, lấy khăn bọchạt lại và để trong tối, vì ánh sáng khuếch tán có lợi cho cây xanh nhưng cưỡng bức quátrình nảy mầm, đặc biệt là thành phần quang phổ màu xanh trong phổ ánh sáng trắng

Trang 23

Mỗi ngày nhúng bọc hạt Chùm Ngây vào nước mưa, trở qua trở lại, sau đó vẫy nhẹ đểkhông bị ứ nước bên trong Chú ý làm cẩn thận tránh để hư mầm non bên trong, bổsung nước cũng như tránh ẩm mốc cho hạt Vài ngài sau hạt nảy mầm, đem hạt ươmvào chậu hoặc túi bầu PE có hỗn hợp ruột bầu, lưu ý là cả chậu lẫn túi PE đều cần khoét

lỗ để thoát nước cho cây

4.3 Trồng cây:

4.3.1 Thâm canh:

Các cây nên cách nhau một diện tích là 15 x 15 cm hoặc 20 x 10 cm và nên cólối đi thuận tiện giữa các hàng cây (thí dụ như mỗi 4m là có 1 đường đi) để ta có thể dễdàng chăm sóc và thu hoạch khi cần Ngoài ra cũng có thể gieo hạt theo từng hàng, vớimỗi hàng cách nhau 45cm và các vị trí gieo hạt trên hàng cách nhau 5cm, hoặc cũng cóthể gieo mỗi hàng cách nhau 30cm với khoảng cách giữa các vị trí gieo hạt trên hàng là10-20 cm Hệ thống thâm canh này thích hợp cho sản xuất thương mại nhưng đòi hỏiphải có sự quản lý và chăm sóc cẩn thận Thâm canh ở mật độ cao đòi hỏi phải có kỹthuật nhổ cỏ, bón phân và trừ cỏ phù hợp

Tránh trồng xen canh cây Chùm Ngây với các loại cây sau:

+ Nhu cầu cần nhiều nitrogen như cây ngô, cây sắn

+ Cây cần phải được xữ ký với hóa chất (thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật).+ Các cây cạnh tranh ánh sáng với Chùm Ngây Ví dụ như cây kê, cây bobo.Tốt hơn nên trồng kết hợp các mùa vụ nào mà có thể làm giàu khoáng vànitrogen trong đất như các cây họ đậu: đậu phọng, đậu nành, đậu Hòa Lan…

4.4 Chăm sóc cây:

Chùm ngây cần rất nhiều sự chăm sóc và nuôi dưỡng để cho sản lượng mong muốn

4.4.1 Tạo hình cho cây:

Chùm ngây có xu hướng phát triển chiều cao và chỉ phát triển lá và quả trongđiều kiện khắc nghiệt, sản lượng sẽ rất thấp nếu để cây phát triển tự nhiên Cây có thểmọc cao 3-4 m trong năm đầu tiên và tiếp tục cao đến 10-12 m trong những năm kế

Trang 24

tiếp Do đó rất cần thiết hướng cho cây có hình dáng thích hợp khi còn non bằng cáchtăng sự phát triển của nhánh để cây mọc rậm rạp.

Ngắt chồi ngọn của nhánh chính của cây khi cây đạt chiều cao từ 50 cm đến 1 m.Điều này tăng cường phát triển các nhánh bên, tăng năng suất và giảm chiều cao củacây Ngoài ra còn giảm tác động của gió lớn và dễ thu hoạch hơn

Nếu nhánh cây mềm thì có thể ngắt chồi ngọt bằng tay, nếu như cây già hơn vàchồi ngọn chưa được ngắt kịp lúc thì hãy cắt bằng kéo, ngay phía trên mắt Cắt ngaylóng sẽ làm hư thối cả phần lóng phía dưới vị trí cắt, và là con đường để ký sinh trùng

và nấm bệnh xâm nhập gây hại cho cây

4.4.2 Tưới nước:

Chùm ngây có thể nảy mầm và phát triển mà không cần tưới nếu được gieo trồngtrong mùa mưa Rễ của chúng phát triển trong 20 ngày và cho phép các cây con chịuđược khô hạn Tuy nhiên để phát triển tốt nhất thì nên tưới nước thường xuyên trong 3tháng đầu sau khi gieo hạt

Làm hệ thống tưới tiêu là điều cần thiết cho việc trồng và thu hoạch lá quanhnăm, gồm cả trong mùa khô Một cách khác là giảm thu hoạch trong mùa khô: cây sẽrụng lá nhưng ko chết Lúc bắt đầu mùa mưa, việc cắt tỉa và bón phân hữu cơ sẽ giúpcây phát triển thêm nhiều nhánh và lá

Bất kỳ hệ thống tưới tiêu nào thích hợp đều có thể sử dụng, ví dụ: ống nhựa,bình tưới, vòi phun hay vòi phun sương Tốt nhất nên tưới vào buổi sáng sớm, buổichiều tối hoặc ban đêm để giảm sự bay hơi Nếu thiếu nước, có thể phủ lớp mùn hoặclàm cỏ sơ sài cũng có thể giảm sự thoát hơi nước

4.4.3 Làm cỏ:

Làm cỏ bằng cuốc loại bỏ cỏ dại và xới đất tơi xốp và thoáng khí Phải làm cỏthường xuyên để tránh xảy ra cạnh tranh chất dinh dưỡng, đặc biệt là Nitơ Nếu khônglàm cỏ thì cây sẽ ít ra lá và các lá ở gốc cây bắt đầu vàng Nên làm cỏ thường xuyên lúccây còn non để ánh sáng chạm tới mặt đất

Lời khuyên là nên làm cỏ ít nhất 4 lần 1 năm và với tần suất nhiều hơn vào mùamưa

Có một cách là để lại cỏ dại đã nhổ phủ lên trên mặt đất như một lớp phủ đểgiảm độ bốc hơi nước và làm giàu dinh dưỡng cho đất bằng cách phân hủy dần dần Ởvùng nhiệt đới, không cần phải chôn cỏ trong đất vì đất có khả năng giữ khoáng trongsuốt thời gian Nếu thực hiện điều này thì cần tránh làm ở những nới có địa hìnhnghiêng để tránh làm sói mòn đất

Làm cỏ phải được thực hiện sớm trước khi gieo hạt, không để hạt giống nảymầm khi có cỏ dại

4.4.4 Phủ rơm:

Trang 25

Có nghĩa là phủ rơm rạ hoặc cỏ dại đã bị nhổ đi lên đất để làm giảm sự thoát ẩmcủa đất và không phải mất công tưới nước nhiều cho cây trong những tháng khô hạn.Đồng thời phủ rơm còn làm giảm sự phát triển của cỏ dại.

4.4.5 Bón phân:

Chùm ngây có thể cho sản lượng lá lớn nếu được cung cấp đầy đủ chất hữu cơ

Lá chùm ngây rất giàu protein và khoáng chất, có nghĩa là đất cần cung cấp đủ đạm vàkhoáng chất cho cây

Nên bón phân hữu cơ (dư lượng cây còn lại đem ủ) thay cho phân hóa học, phânchuồng (phân động vật trộn với bã thực vật), phân hữu cơ có thể cung cấp các chất dinhdưỡng cần thiết cũng như cải thiện cấu trúc đất Phân bón tốt nhất là loại phân bón đượctrộn giữa loại bã phân hủy nhanh (phân động vật, bã thực vật xanh) với bã phân hủychậm (rơm rạ, bã cây khô và các nhánh cây mỏng)

Bón phân phải được thực hiện trong thời gian chuẩn bị đất trồng, trước khi gieohạt Điều quan trọng thứ hai là bón phân hữu cơ ít nhất 1 lần 1 năm, ví dụ trước \mùamưa, khi cây bắt đầu giai đoạn tăng trưởng mạnh (cắt tỉa cũng có thể được thực hiệnvào thời điểm này) Nếu có hai mùa mưa, thì nên áp dụng cả hai

4.4.6 Cắt tỉa:

Sau những cắt tỉa ban đầu để định hình cho cây, cần duy trì cắt tỉa Điều này cóthể thực hiện vào mỗi đợt thu hoạch nếu lá được thu hoạch bằng cách cắt tất cả cácnhánh cây tại cùng một độ cao nhất định Nếu lá thu hoạch bằng cách tuốt lá, hoặcnhững cây rụng lá vào mùa khô, hình dạng bụi cây có thể bị mất và cần cắt tỉa lại vàolúc bắt đầu mùa mưa

Trong các trang trại sản xuất giống, cắt tỉa sẽ giúp cây tạo nhiều trái, cũng nhưtrái lớn hơn Bỏ nụ khi cây mới cao khoảng 1 m để kích thích phân nhánh

5 Các vấn đề sâu bệnh và phương pháp phòng chống5.1 Côn trùng:

Các loài gây hại phổ biến nhất là châu chấu, dế và sâu bướm Chúng cắn phá các

bộ phận của cây, tàn phá lá, chồi, hoa, trái hoặc hạt giống cũng như làm gián đoạn sựvận chuyển chất dinh dưỡng trong thân Sự bùng nổ này thường xảy ra trong mùa khô,

lá Chùm Ngây có sức hút mạnh với côn trùng, vì trong đầu mùa khô bọn côn trùngkhông thể tìm thấy các nguồn dinh dưỡng tươi xanh khác để ăn Giải pháp tốt nhất làcắt bỏ bớt các lá cây Phải phát hiện sớm ổ của sâu bướm Lepidoptera và phun thuốcdiệt ngay tại ổ, trước khi chúng kịp tấn công thì mới hiệu quả

Trong canh tác hữu cơ, vi khuẩn Bacillus thuringiensis (được bán dưới tênthương hiệu Batik) là thuốc diệt côn trùng bằng cách ký sinh lên ấu trùng Lepidoptera

và không có tác động lên người, động vật hoang dã và côn trùng thụ phấn Thời gian

Trang 26

chờ đợi trước khi thu hoạch chỉ là 3 ngày Thuốc trừ sâu này là lựa chọn tốt thay chothuốc hóa học, được ủy quyền trong canh tác hữu cơ.

Chiết xuất từ cây Neem (cây Sầu đông) cũng có tác dụng chống côn trùng nếuđược phun đúng thời điểm

Mối tấn công cũng gây thiệt hại cho Chùm ngây

Một số biện pháp sinh học phòng trừ mối:

+ Bổ sung các bánh hạt của cây Neem vào đất

+ Phun dầu Castor (Thầu dầu) lên lá, gỗ ụ hoặc phủ lá cây Tử đinh hương xungquanh gốc cây

+ Chất đống tro xung quanh gốc cây

+ Làm bẫy mối bằng tô chứa đầy rơm ướt, đất và phế thải thực vật khác (dăm gỗ,

…) Những cái bẫy nên được kiểm tra mỗi 24h đến 48h

Nếu phải dùng đến thuốc trừ sâu hóa học thì nên chọn loại ít độc hại nhất, như làpyrethroid (Decis, Karate, Klartan) Thuốc vẫn hoạt động trong 20 ngày hoặc nhiềuhơn, ngay cả trong điều kiện nóng và gió Pyrethroids diệt trứng Lepidoptera Phải chờ

ít nhất 7 ngày trước khi thu hoạch hoặc 14 ngày nếu lá được dùng ăn sống Tránh phunthuốc 2, 3 lần một mùa vì như vậy có thể làm tăng khả năng kháng thuốc

5.2 Nấm gây bệnh:

Các bệnh do nấm là nghiêm trọng nhất trong việc trồng Chùm ngây Những đốmnâu có thể xuất hiện trên lá và sau đó lan rộng, làm vàng lá và giết chết cây Bệnh do

nấm Cercospora spp và Septoria lycopersici gây ra.

Bệnh đốm vòng Alternaria cũng gặp phải thường xuyên: góc lá bị đốm, các đốmvòng đồng tâm xuất hiện trên lá, có các đốm vòng, đốm nâu trên cành Chủng nấm gây

bệnh được phát hiện là Alternaria solani Sự khởi đầu của bệnh rất khó phát hiện Một

khi các điểm đã xuất hiện thường là quá muộn để điều trị và rụng lá là không thể tránhkhỏi Do đó, điều quan trọng cần nhớ là khoảng thời gian khi các triệu chứng xuất hiện

để có thể phòng trừ vào mùa sau Các thuốc rẻ tiền có thể sử dụng hiệu quả làmancozeb hoặc maneb

Trong canh tác hữu cơ, khu vực quanh gốc cây thường được làm sạch cỏ dại –nơi chứa nhiều mầm bệnh Lá và chồi non được kiểm tra thường xuyên các triệu chứng

bị nấm tấn công Phát hiện bệnh sớm sẽ cứu được nhiều cây con Lá Neem và chiếuxuất từ hạt có thể phun lên là để kiểm soát sâu bệnh và nấm Sử dụng thuốc hóa họckhông có tác dụng với nấm Chiết suất Neem nên được sử dụng càng sớm càng tốt vàphun liên tục Chiết xuất lá không hiệu quả như các chiết xuất từ hạt, nhưng nó vẫn cóthể được sử dụng

II Phương pháp nhân giống

Trang 27

1 Nhân giống truyền thống

1.1 Giâm cành

Chọn cành giâm: Chọn các cành đã phát triển đầy đủ, không già, không non(cành bánh tẻ) hoặc các nhánh từ cành chính trên những cây khỏe mạnh, lấy từ gốckhông lấy phần ngọn, ngâm cành vào nước để tránh cành bị mất nước

Cắt cành giâm: Chọn các đoạn thân cành có đường kính từ 2 – 3 cm, cành đượccắt với chiều dài từ 10 – 15 cm, mang 2 – 3 cặp lá, cắt bớt phiến lá Các vết cắt nên cắtxéo, sắc ngọt và tránh bầm dập

Ngâm cành giâm vào thuốc trị nấm: Sau khi cắt ra từng đoạn cành, nhúng cànhgiâm vào thuốc trị nấm như: Rovral, … liều lượng sử dụng có ghi trên bao bì các loạithuốc Thời gian ngâm vào thuốc diệt nấm bệnh từ 20 – 30 phút

Nhúng gốc cành vào thuốc kích thích ra rễ, như NAA (1-naphthaleneacetic acid),IBA (Indole-3-butyric acid – auxin) và NAA + IBA (tỉ lệ 1:1), nồng độ kích thích tốthích hợp từ 2000 – 3000 ppm, và giâm ngay vào bầu hoặc líp ươm đã soi lỗ

Cắm cành giâm vào bầu đất líp ươm: Hỗn hợp gồm tro trấu (25%), cát sông(75%), hạt cát thô, hỗn hợp được trộn đều cho vào bầu hoặc líp Bầu đất, líp giâm cànhcần được đặt trong nhà polyethylen có hệ thống phun sương không liên tục, 1 giờ phun

2 phút trong 2 tuần đầu, sau 15 ngày tưới 5 - 6 lần/ngày đảm bảo độ ẩm thường xuyêntrên 80% trong tuần lễ đầu, sau 45 ngày có thể cho cây ra trồng trong chậu hoặc thaybầu đất nuôi cây

Chăm sóc cành giâm: Trước khi chuyển cây ra bầu đất nên tưới nước ướt đẫm,xới nhẹ, lấy cành giâm cắm trên líp ươm vào bầu đất hoặc bầu đất giâm cành xé bỏ vỏbầu và cắm vào bầu đất mới Thành phần bầu đất gồm: tro trấu, đất mặt, phân chuồng.Bầu đất cần được tưới đủ ẩm trước khi cắm cành giâm đã có rễ vào bầu, líp đặt bầuươm cành giâm cần được che nắng trong thời gian đầu, dần dần cho cành giâm tiếp xúcvới nắng nhẹ, sau đó tăng dần lượng chiếu sáng để cành giâm ra rễ mạnh hơn và đưadần cành giâm ra ánh sáng hoàn toàn Khi cành giâm đã phát triển mạnh có thể bónphân pha loãng để giúp cây phát triển tốt hơn

 Những ưu điểm của phương pháp giâm cành

- Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ

- Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả

- Thời gian nhân giống nhanh

- Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu

 Những nhược điểm

- Phương pháp này đòi hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để có thểkhống chế được điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trong nhà giâm

Trang 28

1.2 Phương pháp ghép

Ở Chùm ngây do là loại cây dễ trồng, chịu được khí hậu khô hạn nên phươngpháp ghép cành không phổ biến và rất ít được sử dụng Ghép và lai giữa các loài Chùmngây cũng là một lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng có thể được quan tâm, như sự phát

triển nhanh chóng của Chùm ngây M oleifera cải thiện sự chậm phát triển của các giống Chùm ngây khác Ví dụ, trái hoặc lá của cây Chùm ngây M stenopetala có kích thước lớn có thể thu được trên một thân cây M oleifera phát triển nhanh Giống lai của

M oleifera với M stenopetala đã được nghiên cứu thành công bởi TNAU (Ấn Độ): thế

hệ lai F1 đạt 3-4 mét trong một năm và những cây trồng đầu tiên sản xuất hạt giống lớnhơn Các loài Chùm ngây ít được biết đến như M drouhardii ở Malagascar và M.hildebrandtii, rất kháng hạn, là một ưu điểm đối với nhiều khu vực

Cơ sở khoa học của phương pháp là khi ghép, bằng những phương pháp nhấtđịnh làm cho lớp tượng tầng của gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạtđộng và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho mắt ghép và gốc ghép gắn liền vớinhau

Có 2 kiểu ghép chính:

- Ghép cành: dùng cành của cây giống ghép với gốc của cây làm gốc ghép,tượng tầng của 2 cây phải được tiếp xúc với nhau Có 2 phương pháp ghép cành chủyếu là: ghép áp cành và ghép đoạn cành

- Ghép mắt: dùng mắt thân của cây giống ghép với gốc ghép đã cắt vỏ đến lớptượng tầng

Mắt ghép là chồi non nhú lên trên nách lá Cành lấy mắt ghép là những cành

"bánh tẻ" (cành vừa đúng độ trưởng thành, không quá non hay quá già), đường kính gốccành từ 6- 10 mm tùy mùa ghép và tùy theo giống loài Mỗi cành có từ 6-8 mầm ngủ ởcác nách lá to Chú ý chọn những cành ngoài bìa tán, không có sâu bệnh và ở các cấpcành cao Mỗi cành có từ 6-8 mầm ngủ ở các nách lá to Vệ sinh chăm sóc và chuẩn bịgốc ghép như ở phương pháp ghép đoạn cành Có 2 phương pháp ghép mắt chủ yếu là:ghép chữ T và ghép cửa sổ

 Những ưu điểm của phương pháp ghép:

- Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễgốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép

- Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân

- Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều câygiống đáp ứng yêu cầu của sản xuất

- Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giaiđoạn phát dục của cây mẹ

Trang 29

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịuhạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh

- Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép

- Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua cácphương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ

 Nhược điểm của phương pháp ghép:

- Phải có trình độ, kĩ thuật, chuyên môn cao

 Yêu cầu của giống làm gốc ghép

- Phải sinh trưởng khoẻ có khả năng thích ứng rộng với điều kiện địa phương

- Phải có khả năng tiếp hợp tốt với thân cành ghép

- Phải có khả năng chống chịu sâu bệnh và có khả năng chống chịu với điềukiện ngoại cảnh bất thuận

- Phải sinh trưởng nhanh, dễ gây giống, ít mọc mầm phụ ở gốc cây con

 Những yêu cầu kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ ghép sống và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩnxuất vườn

- Chăm sóc cây con trước khi ghép: sau khi ra ngôi cần áp dụng đầy đủ cácquy trình khác của kỹ thuật chăm sóc để cây gốc ghép sớm đạt tiêu chuẩn ghép Trướckhi ghép 1 - 2 tuần cần tiến hành vệ sinh vườn cây gốc ghép và tăng cường chăm sóc đểcây có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động tốt

- Chọn cành, mắt ghép tốt: cành ghép được lấy từ vườn chuyên lấy cành ghéphoặc trên vườn sản xuất với những cây mang đầy đủ các đặc tính của giống muốn nhân.Cành ghép được chọn ở giữa tầng tán, không có các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm gâyhại Tuổi cành ghép chọn phù hợp tuỳ thuộc vào thời vụ ghép khác nhau Trong điềukiện cần vận chuyển đi xa, cần bảo quản trong điều kiện đủ ẩm, tránh nhiệt độ cao

- Chọn thời vụ ghép tốt: trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta, đa số cácgiống cây ăn quả được tập trung ghép vào vụ xuân và vụ thu

- Thao tác kỹ thuật ghép: đây là khâu kỹ thuật có tính chất quyết định, phụthuộc vào sự thành thạo của người ghép Các thao tác ghép cần được tiến hành nhanh

và chính xác

- Chăm sóc cây con sau khi ghép: tất cả các khâu kỹ thuật từ mở dây saughép, xử lý ngọn gốc ghép, tỉa mầm dại, tưới nước làm cỏ, bón phân, tạo hình cây ghépcho tới công tác phòng trừ sâu bệnh hại cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, đúng

kỹ thuật

2 Nhân giống hiện đại

2.1 Quy trình nhân giống cây trồng phổ biến

Trang 30

Quy trình nhân giống vô tính in vitro được thực hiện theo ba (hoặc bốn) giai

đoạn tùy theo cách phân chia của từng tác giả:

- Cấy gây

- Nhân nhanh

- Chuẩn bị và đưa ra ngoài đất

Giai đoạn I – Cấy gây

Đưa mẫu vật từ bên ngoài vào nuôi cấy vô trùng phải đảm bảo những yêu cầusau:

- Tỷ lệ nhiễm thấp

- Tỷ lệ sống cao

- Tốc độ sinh trưởng nhanh

Kết quả bước cấy này phụ thuộc rất nhiều vào cách lấy mẫu Quan trọng nhấtvẫn là đỉnh sinh truởng, chồi nách, sau đó là đoạn hoa tự, hoa, đoạn thân, mảnh lá, rễ…Chọn đúng phương pháp khử trùng sẽ cho tỷ lệ sống cao và môi trường dinh dưỡngthích hợp sẽ đạt được tốc độ sinh trưởng nhanh

Một số dạng môi trường dinh dưỡng phổ biến:

- Muối khoáng: Theo White (1943), Heller (1953), Murashige và Skoog (1962)(Bảng 4.2)

- Chất hữu cơ:

+ Đường saccharose 1-6 %

+ Vitamin: B1, B6, myo-inositol, nicotinic acid

+ Amino acid: Arg, Asp, Asp-NH2, Glu, Glu-NH2, Tyr

+ Phytohormone:

 Nhóm auxin: IAA, IBA, NAA, 2,4-D…

 Nhóm cytokinin: BAP, kinetin, 2-iP, zeatin

 Nhóm gibberellin: GA3

Tùy theo từng loài, từng bộ phận nuôi cấy và từng mục đích nuôi cấy mà bổsung các hàm lượng và thành phần phytohormone khác nhau

Giai đoạn II – Nhân nhanh

Ở giai đoạn này người ta mới kích thích tạo cơ quan phụ hoặc các cấu trúc khác

mà từ đó cây hoàn chỉnh có thể phát sinh Những khả năng tạo cây đó là:

- Phát triển chồi nách

- Tạo phôi vô tính

Trang 31

- Tạo đỉnh sinh trưởng mới

Trong giai đoạn này cần nghiên cứu các tác nhân kích thích phân hóa cơ quan,đặc biệt là chồi như bổ sung tổ hợp phytohormone mới (tăng cytokinin giảm auxin).Tăng tỷ lệ auxin/cytokinin sẽ kích thích mô nuôi cấy tạo rễ và ngược lại sẽ kích thíchphát sinh chồi

- Tăng cường thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày, tối thiểu 1.000 lux Trong thực tếnghiên cứu, người ta nhận thấy khó tách biệt ảnh hưởng của chu kỳ chiếu sáng khỏi ảnhhưởng của cường độ chiếu sáng Ánh sáng tím là thành phần quan trọng kích thích phânhóa mạnh Ánh sáng đỏ có ảnh hưởng giống cytokinin (cytokinin-like effect), nó tạonên sự tích lũy cytokinin trong mô của một số loài, chính lượng cytokinin này đã gópphần kích thích quá trình phát sinh cơ quan và tạo chồi từ những mô nuôi cấy in vitro

- Bảo đảm chế độ nhiệt độ trong khoảng 20-30 oC Trường hợp những loài cónguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp vào khoảng từ 32-35 oC Ngược lại,đối với những loài hoa ở vùng ôn đới nhiệt độ thích hợp cho quá trình tạo cụm chồiphải 30oC

Mục tiêu quan trọng nhất của giai đoạn này là xác định được phương thức nhânnhanh nhất bằng môi trường dinh dưỡng và điều kiện khí hậu tối thích

Giai đoạn III – Chuẩn bị và đưa ra ngoài đất

Đây là giai đoạn quan trọng bao gồm việc tạo rễ, huấn luyện thích nghi với thayđổi nhiệt độ, độ ẩm, sự mất nước, sâu bệnh và chuyển từ trạng thái dị dưỡng sang tựdưỡng hoàn toàn Giai đoạn này thường bị bỏ qua một cách thiếu căn cứ Các nghiên

cứu về cấu trúc của lá khoai tây nuôi cấy in vitro và so sánh với lá cây khoai tây trồng

bên ngoài cho thấy chúng rất khác nhau Điều đó chứng tỏ phải tiến hành thích nghi dầndần cây nhân giống in vitro với điều kiện tự nhiên Quá trình thích nghi ở đây phải đượchiểu là quá trình thay đổi những đặc điểm sinh lý và giải phẫu của bản thân cây non đó.Thời gian tối thiểu cho sự thích nghi là 2-3 tuần, trong thời gian này cây phải đượcchăm sóc và bảo bệ trước những yếu tố bất lợi sau:

- Mất nước nhanh làm cho cây bị héo khô

- Nhiễm vi khuẩn và nấm gây nên hiện tượng thối nhũn

Trang 32

- Nhân nhanh với hệ số nhân giống cao: Trong hầu hết các trường hợp, côngnghệ vi nhân giống đáp ứng tốc độ nhân nhanh cao, từ 1 cây trong vòng 1-2 năm có thểtạo thành hàng triệu cây

- Sản phẩm cây giống đồng nhất: Vi nhân giống về cơ bản là công nghệ nhândòng Nó tạo ra quần thể có độ đều cao dù xuất phát từ cây mẹ có kiểu gen dị hợp hayđồng hợp

- Tiết kiệm không gian: Vì hệ thống sản xuất hoàn toàn trong phòng thí nghiệm,không phụ thuộc vào thời tiết và các vật liệu khởi đầu có kích thước nhỏ Mật độ câytạo ra trên một đơn vị diện tích lớn hơn rất nhiều so với sản xuất trên đồng ruộng vàtrong nhà kính theo phương pháp truyền thống

- Nâng cao chất lượng cây giống: Nuôi cấy mô là một phương pháp hữu hiệu đểloại trừ virus, nấm khuẩn khỏi các cây giống đã nhiễm bệnh Cây giống sạch bệnh tạo

ra bằng cấy mô thường tăng năng suất 15 - 30% so với giống gốc

- Khả năng tiếp thị sản phẩm tốt hơn và nhanh hơn: Các dạng sản phẩm khácnhau có thể tạo ra từ hệ thống vi nhân giống như cây con in vitro (trong ống nghiệm)hoặc trong bầu đất Các cây giống có thể được bán ở dạng cây, củ bi hay là thân củ

- Lợi thế về vận chuyển: Các cây con kích thước nhỏ có thể vận chuyển đi xa dễdàng và thuận lợi, đồng thời cây con tạo ra trong điều kiện vô trùng được xác nhận làsạch bệnh Do vậy, bảo đảm an toàn, đáp ứng các qui định về vệ sinh thực vật quốc tế

- Sản xuất quanh năm: Quá trình sản xuất có thể tiến hành vào bất kỳ thời giannào, không phụ thuộc mùa vụ

Nhược điểm – Hạn chế

- Hạn chế về chủng loại sản phẩm: Trong điều kiện kỹ thuật hiện nay, khôngphải tất cả cây trồng đều được nhân giống thương phẩm bằng vi nhân giống Nhiều câytrồng có giá trị kinh tế hoặc quý hiếm vẫn chưa thể nhân nhanh để đáp ứng nhu cầuthương mại hoặc bảo quản nguồn gen Nhiều vấn đề lý thuyết liên quan đến nuôi cấy vàtái sinh tế bào thực vật in vitro vẫn chưa được giải đáp

- Chi phí sản xuất cao: Vi nhân giống đòi hỏi nhiều lao động kỹ thuật thành thạo

Do đó, giá thành sản phẩm còn khá cao so với các phương pháp truyền thống như chiết,ghép và nhân giống bằng hạt

- Hiện tượng sản phẩm bị biến đổi kiểu hình: Cây con nuôi cấy mô có thể saikhác với cây mẹ ban đầu do hiện tượng biến dị tế bào soma Kết quả là cây con khônggiữ được các đặc tính quý của cây mẹ Tỷ lệ biến dị thường thấp ở giai đoạn đầu nhângiống, nhưng sau đó có chiều hướng tăng lên khi nuôi cấy kéo dài và tăng hàm lượngcác chất kích thích sinh trưởng Hiện tượng biến dị này cần được lưu ý khắc phục nhằmđảm bảo sản xuất hàng triệu cây giống đồng nhất về mặt di truyền

2.2 Các phương thức nuôi cấy in vitro đã được nghiên cứu áp dụng trên cây

Chùm ngây.

Trang 33

2.2.1 Nuôi cấy chồi nách

Kiểu nuôi cấy này sử dụng chồi của các điểm sinh trưởng bên và ngọn nơi mà sựkéo dài của chồi tận cùng (elongation of terminal shoot) bị kìm hãm và sự sinh sản chồi

nách được đẩy mạnh Sự điều khiển này cho phép nhân nhanh được các chồi in vitro (microshoots), là các chồi có thể tách ra và tạo rễ in vitro để hình thành cây trong ống

nghiệm (microplants), hoặc nó có thể được cắt ra riêng biệt tạo thành các cành giâm in

vitro (microcuttings) để tạo rễ bên ngoài in vitro.

2.2.2 Nguyên liệu nuôi cấy

Hạt giống Chùm ngây khỏe mạnh, đồng đều được khử trùng bằng 2 cách:

- Cách 1 : rửa sạch bằng nước trong 10 phút, sau đó được khử trùng trong tủ hútbằng cách ngâm vào Chlorur thủy ngân 0,1% (w/v) trong 2 phút và Natri hypochloride20% (v/v) trong 10 phút, sau đó rửa 3 lần bằng nước cất vô trùng Vỏ hạt giống bị phá

vỡ, sau đó tiếp tục khử trùng hạt bằng cách ngâm trong Natri hypochloride 20% (v/v)trong 5 phút, rửa 3 lần bằng nước cất vô trùng

- Cách 2 : rửa sạch bằng nước trong 10 phút, khử trùng bằng dung dịch Natrihypochloride 30% (v/v) trong 30 phút, rồi rửa sạch 4 lần với nước cất vô trùng Nhữnghạt giống được nhúng trong 95% ethanol, bị mòn và loại bỏ các lớp ngoài hạt giống

Chuẩn bị môi trường MS cơ bản (Murashige và Skoog 1962) có chứa L-1sucrose 3% (w/v) và L−1 agar 0.2% (w/v) (Himedia) pH được điều chỉnh đến 5.8, sau

đó đổ vào mỗi bình nuôi 40 ml môi trường và đem hấp khử trùng ở 121oC trong 20phút Hạt giống được gieo trong các bình được duy trì trong bóng tối ở 27 ± 1 ° C trong

15 ngày Sau khi nảy mầm, cây con đã được chuyển giao dưới ánh sáng liên tục ởcường độ 2.000-Lux phát ra từ ống huỳnh quang trắng lạnh

2.2.4 Nuôi cấy từ mắt thân

Nuôi cấy mắt thân dùng một đoạn thân có mắt dài 1-2 cm để tái sinh chồi invitro trên môi trường nuôi cấy MS cơ bản có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởngthực vật

2.2.5 Nguyên liệu

Trang 34

Lấy mắt thân của cây Chùm ngây 21 ngày tuổi được trồng trong nhà kính làmnguyên liệu nuôi cấy Từ thân cây xác định mắt sau đó cắt một đoạn thân khoảng 1-2

cm bao gồm cả mắt cho vào bình tam giác chuẩn bị cho bước khử trùng

2.2.6 Hệ thống nuôi cấy

Có nhiều quy trình để khử trùng mẫu cấy Ở đây xin phép giới thiệu 2 cách, cách

1 được áp dụng trên cây Chùm ngây trong nghiên cứu ở nước ngoài và cách 2 được ápdụng trên hầu hết các cây ở Việt Nam

- Cách 1: Đoạn thân chứa mắt được ngâm trong dung Natri hypo-chloridetrong 15 phút sau đó rửa lại 5 lần với nước cất trong điều kiện vô trùng

- Cách 2: Thực hiện lần lượt các bước:

+ Rửa dưới vòi nước máy

+ Rửa trong nước có pha một ít xà phòng bột

+ Rửa lại nước máy nhiều lần

+ Ngâm mẫu trong dung dịch HgCl2 0,1% (w/v) hoặc Ca(Ocl2) 10% (w/v) trong

10 phút, thường xuyên lắc mẫu

+ Rửa mẫu bằng nước cất vô trùng 3-5 lần (thực hiện trong tủ cấy vô trùng).Các mẫu sau đó được chuyển sang hệ thống nuôi cấy môi trường thạch MS bổsung Benzyl adenine (BA) nồng độ 0,1 hoặc 0,5 mg/L Ở nồng độ này các mẫu cấysống 100%, khả năng tạo chồi là 1.5±0.2 mỗi mẫu cấy và không hình thành mô sẹo.Các mỗi nuôi cấy trong 6 tuần ở 25 ºC ± 2 dưới đèn huỳnh quang trắng lạnh với 16 hchiếu sáng mỗi ngày

2.2.7 Nuôi cấy tạo mô sẹo

Mô sẹo là một khối tế bào vô tổ chức phát sinh từ các vết thương để đáp ứng lại

sự tổn thương Nồng độ và loại chất kích thích tăng trưởng trong môi trường nuôi cấy lànhững yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của mô sẹo, ta có thể sử dụng

nó làm nguồn nguyên liệu cho việc tách chiết các hợp chất (lutein, β-carotene, tocopherol, carotenoids tổng số,…) của cây Chùm ngây hoặc dùng để tái sinh cây mới.Tuy nhiên, tế bào mô sẹo khi cấy chuyển nhiều lần sẽ không ổn định về mặt di truyền

α-Để tránh tình trạng đó nhất thiết phải sử dụng loại mô sẹo vừa phát sinh, tức là mô sẹo

sơ cấp để tái sinh cây thì hy vọng sẽ thu được cây tái sinh đồng nhất

2.2.8 Tạo mô sẹo để tách chiết các hợp chất

Lá và lóng thu được từ cây con 21 ngày tuổi được khử trùng bằng Natrihypochloride (Clorex ® v/v 10%) trong 15 phút, rồi rửa lại 5 lần bằng nước cất vô trùngtrong điều kiện vô trùng Các mẫu sau đó được nuôi trong môi trường MS (Murashige

và Skoog, 1962) có bổ sung acid 2,4-dichloro- phenoxyacetic (2,4-D) nồng độ 0.1 mg/Lđối với mô từ lá và nồng độ 2 mg/L đối với mô từ lóng Các nồng độ cho việc tạo môsẹo tỷ lệ cao nhất (lá: tỷ lệ 7,8 ± 0,1; lóng: tỷ lệ 6,3±0,1) và tạo mô sẹo tốt nhất, mô sẹo

Ngày đăng: 23/09/2015, 18:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Cẩm nang trồng cây Chùm ngây (Moringa oleifera). 2011. Trung tâm Khuyến nông Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Moringa oleifera
4. Đỗ Đăng Giáp. Nghiên cứu sự phát sinh hình thái của cây Hồ tiêu (Piper nigrum L.) bằng nuôi cấy lớp mỏng tế bào mảnh lá và nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố vật lý lên sự sinh trưởng và phát triển cây tái sinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Piper nigrum
10. Trần Quang Vinh. Luận văn “Sự thay đổi hàm lượng flavonoid trong lá của cây Chùm ngây (Moringa oleifera lam.) theo các giai đoạn phát triển” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thay đổi hàm lượng flavonoid trong lá của cây Chùmngây (Moringa oleifera lam.) theo các giai đoạn phát triển
3. Eltayb Abdellatef and Mutasim M. Khalafalla. 2010. In vitro Morphogenesis Studies on Moringa olifera L. An Important Medicinal Tree. International Journal of Medicobiological Research Sách, tạp chí
Tiêu đề: Moringa olifera
8. R. K. Saini, N. P. Shetty, P. Giridhar, and G. A. Ravishankar. 2012. Rapid in vitro regeneration method for Moringa oleifera and performance evaluation of field grown nutritionally enriched tissue cultured plants Sách, tạp chí
Tiêu đề: Moringa oleifera
1. Cây Chùm ngây: https://sites.google.com/site/raurungvietnam/rau-than-go-nho/cay-chum-ngay Link
3. Kỹ thuật gây trồng cây Chùm ngây: http://trongraulamvuon.com/cach-trong-rau/ky-thuat-gay-trong-cay-chum-ngay/ Link
4. Kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây Chùm ngây: http://caychumngay.com.vn/serviceView_310__472.html Link
5. Moringa Planting methods: http://cbionline.net/moringa/index.php/planting/ Link
6. Phương pháp ghép cây. 2011: http://caycanhbinhdinh.vn/article/item/50-phuong-phap-ghep-cay.htm Link
7. Rau chùm ngây và kỹ thuật gây trồng: http://www.vuonrausach.com.vn/2013/07/rau-chum-ngay-va-ky-thuat-gay-trong_5613.html Link
8. Tác dụng chữa bệnh của cây chùm ngây: http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=13040 Link
1. Bùi Trang Việt, Nguyễn Thị Ngọc Lang, Nguyễn Du Sanh, Võ Thị Bạch Mai. 2002.Thực tập Sinh lý Thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh Khác
3. Dương Công Kiên. 2003. Nuôi cấy mô thực vật (II). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh Khác
5. Giáo trình nuôi cấy mô tế bào thực vật. Khoa Công nghệ Sinh học – Môi trường – Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai Khác
6. Nguyễn Thị Hồng Liên. Mô phân sinh. Thư viện Học liệu mở Việt Nam Khác
7. PGS. TS. Nguyễn Hoàng Lộc. 2007. Giáo trình Nhập môn Công nghệ sinh học. Nhà xuất bản Đại học Huế Khác
9. Phạm Hoàng Hộ. 2007. Cây có vị thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ Khác
11. Võ Văn Chi. 1999. Tự điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.• Tài liệu nước ngoài Khác
1. Dr. Armelle de Saint Sauveur and Dr. Mélanie Broin. Moringa - Growing and processing moringa leaves. Moringanews / Moringa Association of Ghana Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w