Mẫu gốc dùng để tách mô nuôi cấy (mẫu cây mẹ)

Một phần của tài liệu Kỹ Thuật Trồng Và Nhân Giống Cây Chùm Ngây Trường ĐH KHTN TP. HCM (Trang 43 - 44)

II. Phương pháp nhân giống

2.4.1 Mẫu gốc dùng để tách mô nuôi cấy (mẫu cây mẹ)

Các nhân tố ảnh hưởng:

+ Kiểu gen có ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi cấy, số lượng chồi tạo được, tăng sinh chồi khác nhau, khả năng tạo phôi khác nhau.

+ Chọn cơ quan:

Theo lý thuyết thì hầu hết các loại cơ quan và mô đều có khả năng nuôi cấy in vitro. Tuy nhiên tùy từng loại cây mà ta sẽ sử dụng cơ quan nuôi cấy thích hợp để hiệu quả nuôi cây là cay nhất: tỷ lệ tạo chồi, tỷ lệ tạo rễ, tỷ lệ tái sinh cây con từ mô sẹo... Ở Chùm ngây thường chọn chồi nách, mắt thân, lá và lóng.

+ Tuổi và sinh lý:

Tuổi thực của mẫu nuôi cấy và tuổi theo mùa trong năm của mẫu nuôi cấy có ảnh hưởng quan trọng đến sự biệt hóa tế bào và tuổi sinh lý. Thành phần cơ quan có cấu tạo thấp không thể nuôi cấy in vitro do không thể sử dụng thành phần khoáng trong môi trường. Tùy loại cây mà ta sẽ sử dụng mô có độ tuổi phù hợp. Ví dụ: rễ phát sinh trên lá non lunaria và không phát sinh trên lá già. Khả năng tái sinh cao ở lá cây trưởng thành so với lá cây còn non. Ngược lại mẫu non cắt cành của Hedora helix dễ ra mẫu hơn so với mẫu trưởng thành và nuôi cấy lá non phát sinh cơ quan tốt hơn so với nuôi cấy lá trưởng thành.

+ Sức sống của mẫu:

Mẫu cây mẹ có ảnh hưởng rất quan trọng đến nuôi cấy in vitro. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để loại virus sản xuất ra cây sạch bệnh. Những cây bị nhiễm virus cũng có thể tạo ra cây sạch bệnh nhờ nuôi cấy đỉnh sinh trưởng.

+ Mẫu in vitro:

Mẫu in vitro có khả năng tái sinh cao hơn mẫu lấy từ cây mẹ trên đồng ruộng hay trong vườn ươm. Nuôi cấy mẫu in vitro cho thấy nâng cao khả năng nhân giống cắt đốt. Nuôi cấy túi phấn đạt tỉ lệ thành công cao khi nuôi cấy túi phấn cây trên đồng ruộng.

+ Dinh dưỡng:

Một phần của tài liệu Kỹ Thuật Trồng Và Nhân Giống Cây Chùm Ngây Trường ĐH KHTN TP. HCM (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w