Nhân giống in vitro và việc sử dụng giống ưu thế la

Một phần của tài liệu Kỹ Thuật Trồng Và Nhân Giống Cây Chùm Ngây Trường ĐH KHTN TP. HCM (Trang 47 - 63)

II. Phương pháp nhân giống

2.4.7 Nhân giống in vitro và việc sử dụng giống ưu thế la

Ở ngành trồng trọt, giống ưu thế lai mới chỉ được ứng dụng ở một số đối tượng như: ngô, cà chua, lúa, cải đầu, bắp cải, hành tây, măng tây, đặc biệt là các giống hoa…

Sử dụng ưu thế lai không những làm tăng năng suất từ 20-40%, mà giống lai còn có đặc điểm là rất đồng đều so với giống bố mẹ. Tính đồng đều của giống là tiền đề quan trọng cho sản xuất theo phương thức công nghiệp. Ở súp-lơ chẳng hạn, phương thức sản xuất công nghiệp đòi hỏi phải thu hoạch toàn bộ diện tích bằng cơ giới vào một thời điểm. Điều này chỉ được thực hiện khi sử dụng giống ưu thế lai F1. Nếu dùng giống thuần chủng theo phương thức tự phối thì không đảm bảo, vì ở các giống rau họ cải (Brassicaceae) thường xuất hiện hiện tượng bất tự thụ. Vì vậy, phương pháp nhân giống và bảo quản giống trong ống nghiệm đối với một số giống rau và giống hoa có một ý nghĩa kinh tế cao.

Vấn đề đặt ra hiện nay là phải nghiên cứu các quy trình nhân giống in vitro tối ưu cho từng loài cây trồng và cải tiến quy trình đó để giảm tới mức đối đa các tốn kém về nhân công lao động trong các công đoạn nuôi cấy và đưa cây con ra ngoài đất.

III. Kết luận

Qua tìm hiểu nhóm chúng tôi nhận thấy Chùm ngây là một loại dược liệu quý, có công dụng chữa bệnh cũng như thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, vì thế là một loại cây có giá trị kinh tế cao lại là loài cây chịu được khí hậu khô hạn, phát triển nhanh, lại cho số lượng nông phẩm lớn.

Giá trị hạt Chùm ngây là rất lớn, hạt có tác dụng làm lắng lọc, quấn cặn bẩn lọai bỏ các vi khuẩn trong nước, làm trong nước đục như phèn chua. Sử dụng hạt rẻ tiền và không độc hại, điều này đã được cư dân sông Nile sử dụng từ nhiều năm nay.

Tuy nhiên trồng cây chùm ngây cũng còn gặp những vấn đề khó khăn là dễ trồng bằng hạt hoặc giâm cành, nhưng giai đoạn cây con mọc yếu. Khi cây đã lớn thì phát

triển mạnh, không cần chăm bón, không thấy có sâu bệnh, chịu hạn rất tốt, nhưng nếu úng thì chết. Mỗi cây chùm ngây chiếm khá nhiều đất, nên năng suất lá rất thấp, không thể "cạnh tranh" được với cây rau ngót, rau dền và nhiều thứ khác. Từ những hạn chế trên chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của các phương pháp nhân giống vô tính

in vitro như: nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, nuôi cấy chồi, nuôi cấy tạo mô sẹo nuôi cấy lớp mỏng tế bào, nuôi cấy quang tự dưỡng, các phương pháp tạo phôi vô tính… Đây là một tiềm năng rất lớn cho việc nhân giống rộng rãi cây Chùm ngây. Tuy nhiên, các phương pháp in vitro đòi hỏi điều kiện khoa học kỹ thuật cũng như yêu cầu kỹ thuật đối với người nhân giống khá cao, vì thế chúng ta cần đầu tư nghiên cứu sâu hơn, cũng như đầu tư trang thiết bị hiện đại hơn.

Lời cảm ơn

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Dương Công Kiên đã tạo cho chúng em cơ hội được tiếp cận, tìm hiểu và có cái nhìn sâu sắc hơn về loại dược liệu quý là cây Chùm ngây (Moringa) cũng như chúng em cũng đã hiểu rõ hơn về các kỹ thuật nhân giống vô tính theo yêu cầu của môn học. Chúng em sẽ cố gắng để đạt kết quả tốt môn học này. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.

Hình 4: Trái của cây Chùm ngây

Hình 8: Chùm ngây dùng làm thực phẩm

Hình 11: Hạt Chùm ngây nảy mầm

Hình 15: Cây Chùm Ngây trồng tại trang trại của công ty Hanh Thông, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Hình 16: Cây giống chùm ngây 2 tháng tuổi chuẩn bị trồng ở vùng Bảy Núi, An Giang

Một phần của tài liệu Kỹ Thuật Trồng Và Nhân Giống Cây Chùm Ngây Trường ĐH KHTN TP. HCM (Trang 47 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w