Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
Trang 1Mục Lục
Lời mở đầu 1
Chương I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU
TƯ HẢI DƯƠNG 3 1.1.Tổng quan về Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương 3
1.1.1 Lịch sử hình thành Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương 3 1.1.2 Một số thành tựu đạt được của sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương từ khi hình thành cho đến nay: 3
1.2 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương trong những năm vừa qua 6
1.2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 6
1.2.2 Đánh giá tổng quan về kết quả đạt được trong những năm vừa qua 10 1.3 Thực trạng về công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại sở KHĐT tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2005- 2008 12 1.3.1 Tổng quan về hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương 12
1.3.1.1 Thực trạng huy động và sử dụng vốn trong nước 12 1.3.1.2 Tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn nước ngoài 21 1.3.2.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở KH & ĐT tỉnh Hải Dương 22
1.3.2.1 Quy mô và số dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách được thẩm định trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua 23 1.3.2.2 Tình hình thực hiện công tác thẩm định các dự án đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương trong thời gian qua 25
1.3.2.3 Nội dung và phương pháp thẩm định dự án 28
1.3.2.4 Tổ chức thực hiện thẩm định dự án đầu tư 30
Trang 21.3.2.5 Quy trình thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách
nhà nước tại Sở KH & DDTtỉnh Hải Dương 33
1.4 Ví dụ về một dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách được thẩm định tại sở KH & ĐT tỉnh Hải Dương 37
1.4.1 Tóm tắt nội dung chính của dự án 37
1.4.2 Quy trình thẩm định của dự án 38
1.4.3 Các mặt được thẩm định của dự án 38
1.4.3.1 Cơ sở pháp lý để lập dự án 38
1.4.3.2 Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư 39
1.4.3.3 Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư: 42
1.4.4 Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án và giải pháp kỹ thuật 44
1.4.4.1 Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án 44
1.4.4.2 Giải Pháp Kỹ thuật 45
1.4.5 Đánh giá tác động môi trường 46
1.4.5.1 Những tác động có lợi 46
1.4.5.2 Những tác động có hại 46
1.4.6 Nguồn vốn đầu tư 48
1.4.7.Tóm tắt ý kiến của các ngành và các đơn vị liên quan 52
1.4.7.1 Sở Nông nghiệp & PTNT: 52
1.4.7.2 Về phía địa phương nằm trong vùng dự án 53
1.4.7.3 Ban quản lý dự án công trình nông nghiệp: 53
1.4.7.4 Về phía kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương 53
1.4.7.5 Sở Tài chính 54
1.4.7.6 Sở Kế Hoạch và Đầu tư 54
1.4.7.7 Tổng hợp ý kiến 55
1.4.7.8 Ý kiến các nhân 56
1.5 Đánh giá về công tác thẩm định dự án tại Sở KH& ĐT tỉnh Hải Dương 57
1.5.1 Những kết quả đạt được 57
Trang 31.5.1.1 Về tổ chức thực hiện: 57
1.5.1.2 Chất luợng công tác thẩm định: 58
1.5.1.3 Chất lượng đội ngũ thẩm định: 59
1.5.2 Những tồn tại và hạn chế 60
1.5.2.1 Về đội ngũ cán bộ thực hiện 60
1.5.2.2.Về căn cứ và phương tiện thẩm định dự án 61
1.5.2.3.Đối với thông tin và trang thiết bị phục vụ thẩm định: 61
1.5.2.4 Nội dung thẩm định dự án chưa đầy đủ, còn nhiều điểm bất cập 62
1.5.2.5 Phương pháp thẩm định còn đơn giản, truyền thống 63
Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI 67
2.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển 67
2.2 Định hướng đầu tư phát triển tỉnh Hải Dưong trong thời gian tới 69
2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hải Dương tại Sở KH& ĐT 73
2.3.1 Nâng cao nhận thức đối với công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương 73
2.3.2 Về căn cứ và phương tiện thẩm định dự án 74
2.3.3 Về tổ chức thẩm định dự án đầu tư 75
2.3.3.1.Về phân giao nhiệm vụ và trách nhiệm: 75
2.3.3.2.Về quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư : 75
2.3.4 Về đội ngũ cán bộ thẩm định: 77
2.3.5 Về nội dung thẩm định dự án đầu tư 79
Kết luận 84
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương
Bảng 1.2: Tỷ trọng cơ cấu lao động theo ngành
Bảng 1.3: Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu trong thời gian qua:
Bảng 1.4: Nguồn vốn ngân sách tỉnh Hải Dương
Bảng 1.5: Tình hình sử dụng vốn ngân sách của tỉnh trong qua các năm
Bảng 1.6: Tình hình thực hiện vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh trong
2 năm vừa qua:
Bảng 1.7 : Tình hình đầu tư theo ngành của tỉnh Hải Dương trong những nămgần đây:
Bảng 1.8: Dự án đầu tư trong kế hoạch trong thời gian qua
Bảng 1.9: Dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư
Bảng 2.1: Dự báo Sự chuyển dịch cơ cấu tỉnh Hải Dương trong thời gian tới:Bảng 2.2: Kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2009:
Trang 5Lời mở đầu
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nềnkinh tế của nước ta đã có những biến đổi đáng kể, hoạt động đầu tư trở nênsôi động hơn với sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài,
sự đa dạng của các thành phần kinh tế Cùng theo dòng chảy kinh tế đó, HảiDương lại là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miềnBắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định Do đó, trongnhững năm gần đây, Hải Dương đã có những bước chuyển biến đáng kể vềkinh tế - Xã hội, hoạt động đầu tư vào địa bàn tỉnh ngày càng nhiều với cáchình thức đầu tư đa dạng Để thu hút được ngày càng nhiều nhà đầu tư trong
và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì cần phải có chínhsách đầu tư hợp lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi tạo điều kiện tốt nhấtcho các nhà đầu tư Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh thì chủyếu sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước Vì vậy, làm thế nào để tạo lập và
sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất điều đó phụ thuộc vào côngtác quản lý đầu tư của tỉnh Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối củatỉnh trong việc quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàntỉnh Để đưa ra những quyết định ngày càng đúng đắn và phát huy mạnh mẽhơn nữa hiệu quả của nguồn vốn đầu tư, do đó việc nâng cao chất lượng tiếntới hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngày càng trở nên cấp thiết và
vô cùng quan trọng
Xuất phát từ lý do trên, cùng với lòng nhiệt tình muốn nâng cao hiểubiết về lĩnh vực thẩm định dự án, trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch vàĐầu tư tỉnh Hải Dương, em đã tập trung đi sâu vào tìm hiểu công tác thẩmđịnh đối với những dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà Nước và đã quyết định
chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương”
Trang 6Đề tài của em gồm 2 chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng
vốn ngân sách Nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dươngtrong thời gian qua
- Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu
tư tại sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương trong thời gian tới
Do còn nhiều hạn chế nên trong bài viết không tránh khỏi những thiếusót nhất định, vì vậy em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
Em xin chân thành cảm ơn T.S Trần Mai Hương đã tận tình giúp đỡ emhoàn thành tốt chuyên để thực tập này
Trang 7Chương 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC
DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1.Tổng quan về Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
1 1.1 Lịch sử hình thành Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành Kế Hoạch và Đầu tưHải Dương đã được hình thành và có bước chuyển mạnh mẽ, cơ cấu tổ chức
bộ máy dần hoàn thiện và được sắp xếp lại ngày một phù hợp, đội ngũ cán bộcông chức luôn được tăng cường cả về số lượng và chất lượng:
Trước năm 1959, tiền thân cơ quan kế hoạch và đầu tư của tỉnh là Tổ
Kế hoạch thống kê thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh với 3 cán bộ phụ trách
Từ năm 1959, Thống kê tách khỏi kế hoạch hình thành ban kế hoạchthuộc uỷ ban nhân dân tỉnh
Đến năm 1961, Uỷ ban kế hoạch được thành lập nhằm xây dựng và tổchức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạnmới
Từ năm 1997, Uỷ ban kế hoạch tỉnh Hải Dương được đổi tên thành Sở
Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
1.1.2 Một số thành tựu đạt được của sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương từ khi hình thành cho đến nay:
Giai đoạn 1955-1957, Ngành đã tham mưu giúp cấp uỷ và chính quyềncác địa phương xây dựng, tổng hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch khôi phụckinh tế sau chiến tranh
Giai đoạn 1958-1960, Ngành đã tham gia vào kế hoạch 3 năm cải tạophát triển kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, xây dựng kế hoạch khôiphục các cơ sở sản xuất do địch rút đi, khôi phục các tuyến đường giao thông
Trang 8chủ yếu, phục hồi hệ thống trường học, bệnh viện, tiếp quản và duy trì các cơ
sở hạ tầng kỹ thuật…
Bước vào giai đoạn 1961- 1965, ngành đã xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương vàđất nước Trong giai đoạn 1966-1975, toàn ngành đã chuyển sang xây dựng
kế hoạch thời chiến, tập trung vào công trình phục vụ chiến đấu
Giai đoạn 10 năm từ khi thống nhất đất nước đến trước thời kỳ đổi mới,Công tác kế hoạch đã tích cực tham gia vào việc nghiên cứu kế hoạch tổ chứclại nền kinh tế, phân bổ lực lượng sản xuất, tổ chức nghiên cứu quy hoạchphát triển kinh tế- xã hội dài hạn và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước vềcông tác kế hoạch đầu tư
Trong 20 năm đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trungquan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có
sự quản lý của nhà nước, kinh tế xã hội tỉnh đã có bước tiến bộ vượt bậc Đấy
là do Ngành kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương đã thực hiện tốt các nhiệm vụcủa mình nhằm ổn định tình hình kinh tế -xã hội và chính trị, sớm thoát khỏitình trạng khủng hoảng và lạm phát, đưa nền kinh tế đi vào thế ổn định và cótốc độ tăng trưởng nhất định bình quân là 10.8 %/ năm; nền kinh tế nhiềuthành phần phát triển nhanh, hoạt động sôi nổi năng động, có hiệu quả và đạtđược nhiều thành tựu quan trọng; giá trị nông nghiệp tăng 5 %, công nghiệptrên địa bàn phát triển mạnh giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 22.1
%/ năm, hình thành các khu, cụm và một số ngành công nghiệp có tính chấtmũi nhọn như: vật liệu xây dựng, may, giầy xuất khẩu, cơ khí rắp ráp và chếtạo…Nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đã đựơc cấp phép và đivào hoạt động; góp phần đầy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnhnhà; từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và nâng cao tích luỹ
từ nội bộ nền kinh tế…
Trang 9Hiện nay, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương có 11 phòng ban chứcnăng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và lĩnh vực đầu tưbao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sáchquản lý kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, nước ngoài ở địaphương; quản lý hỗ trợ phát triển chính thức, đầu thầu, đăng ký kinh doanhtrên phạm vi địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sởtheo quy định của pháp luật; thựchiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷquyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật Mỗi phòngban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, xong lại có mối quan hệ khăn khítvới nhau nhằm hỗ trợ nhau trong việc cùng giải quyết các vấn đề liên quanđến lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm đưa nền kinh tế của
tỉnh ngày càng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ Một trong số đó là phòng thẩm định đầu tư tại sở KH&ĐT Đây là phòng có vị trí quan trọng tại sở KH&ĐT Với chức năng và nhiệm vụ như sau:
Chức năng:
Thực hiện công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm,thẩm định dự án đầu tư và kế hoạch đấu thầu các dự án đầu tư bằng nguồnvốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định
Nhiệm vụ:
- Chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chuẩn
bị đầu tư hàng năm và dài hạn của tỉnh trên các lĩnh vực: Xây dựng cơ sở hạtầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các công trình công cộng, hạtầng của các cơ quan nhà nước, hệ thống giao thông và lưới điện bằng nguồnvốn xây dựng cơ bản tập trung, nguồn vốn hỗ trợ của nước ngoài và cácnguồn vốn khác trình giám đốc Sở duyệt, báo cáo UBND tỉnh xem xét, banhành
Trang 10- Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách theo quyđịnh của Nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng trong sở thẩm định kế hoạchđấu thầu các dự án xây dựng, các dự án mua sắm trang thiết bị bằng nguồnvốn ngân sách nhà nước,
- Báo cáo và tiếp nhận, giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư cho các dự ántrong nước theo luật đầu tư
- Theo dõi, tổng hợp, theo dõi định kỳ các báo cáo giám sát đầu tư theoquy định về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản các dự ánđầu tư trong nước được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh
- Tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch và các biện pháp triển khaithực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng liên quan, giám sát, kiểm tracác công trình xây dựng thuộc khối mình phụ trách
1.2 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương trong những năm vừa qua
1.2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương.
Tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm qua, kinh tế Hải Dương phát triển nhanh chóng với sựđóng góp quan trọng của các dự án FDI Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnhđạt bình quân 10,8%/ năm trong giai đoạn 2001-2005; trong năm 2006-2007đạt trên 11%, năm 2008 đạt 10.5% GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt
580 USD, năm 2007 đạt 620 USD, năm 2008 đạt 750 USD Dự kiến đạt 1.000USD vào năm 2010 và 2.500 USD vào năm 2020 Đây là tín hiệu đáng mừng
để tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào tỉnh và là độnglực thúc đẩy các nhà đầu tư tiềm ẩn tham gia đầu tư vào tỉnh Hải Dương.Tuy tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá nhanh, song chất lượng tăng chưacao Tính năm 2008 kinh tế tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra (10.5%/ mục
Trang 11tiêu là 11-11.5%), chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tếcũng như từng ngành còn thấp, môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiềuvướng mắc.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực Tăng tỷ trọng ngànhcông nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp Điều đóđược thể hiện rõ qua các năm: Tỷ trọng Nông – Lâm - Thuỷ sản; Công nghiệp– xây dựng; dịch vụ từ 34,8%- 37,2%- 28,0% năm 2000 sang 26,9%-43,7%-29,4% năm 2006 Dưới đây là bảng thể hiện tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây:
Bảng 1.1: Tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương.
Với những ưu thế của mình cùng với những chính sách quy hoạch pháttriển đúng đắn, tỉnh Hải Dương đã có những thành tựu phát triển đồng đều ởmọi lĩnh vực kinh tế với cơ cấu kinh tế chuyển dich hợp lý Ngành xây dựng
và dịch vụ tăng tỷ trọng từ năm 2006 là 29.4%, năm 2007 tăng 1.1% Đếnnăm 2008 thì tỷ trọng này là không đổi Đây cũng là một tín hiệu vui vì năm
2008 là năm có nhiều biến động về kinh tế, chịu sự tác động tiêu cực của suythoái toàn cầu, đồng thời trong nước tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biếnphức tạp, lạm phát cao vậy mà tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ vẫn ổnđịnh Điều này chứng tỏ Hải Dương đã từng bước phát triển theo chiều hướngtích cực không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng
Trang 12Xong cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm Năng lực sản xuấtcông nghiệp trên địa bàn tăng chậm, thiếu những ngành sản xuất có hàmlượng công nghệ cao, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng lớn Tiểu thủ côngnghiệp và làng nghề phát triển phân tán, nhỏ lẻ Các ngành dịch vụ phát triểnchưa tương xứng với tiềm năng Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất ở khu vực đô thị còn chậm
Chuyển dịch cơ cấu lao động:
Cơ cấu lao động trong các ngành có sự dịch chuyển theo hướng chuyểndịch của sản xuất Cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản giảm từ82,4% năm 2000 xuống 67,5% năm 2006, công nghiệp xây dựng từ 9% lêntrên 18,6%, các ngành dịch vụ từ 8,6% lên 13,9% Điều này thể hiện rõ trongbảng số liệu sau:
Bảng 1.2: Tỷ trọng cơ cấu lao động theo ngành
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Cơ cấu lao động của tỉnh đã chuyển hướng tích cực điều này chứng tỏ cơcấu ngành công nghiệp - dịch vụ của tỉnh ngày càng phát triển, ngày càng cónhiều nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trên địa bàntỉnh
Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu.
Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh những năm gần đây có tiến bộ, cả về mặt hàng xuất khẩu, thị trường và giá trị kim ngạch
Thị trường xuất khẩu từng bước được mở rộng ra nhiều châu lục (Châu
Á khoảng 60-70%, châu Âu 30% và đang từng bước vào các thị trường khác
Trang 13như Bắc Mỹ và một số khu vực khác) Dưới đây là bảng thể hiện tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh trong thời gian qua:
Bảng 1.3: Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu trong thời gian qua:
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Nhìn chung hoạt động xuất khẩu của tỉnh trong thời gian qua có sựchuyển biến tốt cả về cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu Cơ cấu mặthàng xuất khẩu chuyển dịch từ các mặt hàng gia công (như hàng may mặc,giày da) sang các mặt hàng chế biến như: hàng điện tử, dây và cáp điện Nhìnchung hoạt động xuất khẩu của tỉnh đều tăng qua các năm Năm 2006 tổnggiá trị xuất khẩu là 290 triệu USD, tăng 14.6% so với năm 2005 Đáng chú ýnhất là trong năm 2008 so với năm 2007 Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩunăm 2008 đạt 606 triệu USD, tăng 79.8% so với năm 2007 Hải Dương là 1tỉnh đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, khai thác tối đa tiềm năng sẵn
có của mình, do đó Hải Dương không ngừng thu hút sự đầu tư của các nhàđầu tư trong và ngoài nước Vì thế giá trị nhập khẩu hàng hoá trong nhữngnăm gần đây liên tục tăng Điển nhấn là từ năm 2007 và năm 2008.Tổng giátrị hàng hoá nhập khẩu đạt 643 triệu USD, tăng 49.5% năm 2007 Sở dĩ nhưvậy vì đây là giai đoạn Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) do đó sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trên điạ bàn tỉnhHải Dương Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ xuất khẩu tăng mạnh hơn so với
sự tăng của nhập khẩu, điều này chứng tỏ kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnhHải Dương có nhiều khởi sắc nhưng vẫn chưa đáp ứng được tiềm năng củatỉnh
Trang 141.2.2 Đánh giá tổng quan về kết quả đạt được trong những năm vừa qua
Những kết quả đạt được:
Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế tỉnh Hải Dương đã cónhiều khởi sắc Cùng với sự duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tươngđối ổn định Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo đúng mục tiêu, kếhoạch của Đảng và nhà nước ta đặt ra là hướng nền kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa
Mặc dù trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008 trong điều kiệnkhó khăn về kinh tế, thiên tai, dịch bênh diễn biến phức tạp khó lường Trướcnhững khó khăn và thách thức đó, tỉnh Hải Dương không ngừng cố gắng vàtìm mọi biện pháp khắc phục, kết quả là tỉnh Hải Dương vẫn duy trì đượcmức tăng trưởng kinh tế là 10.5% Đây là một tín hiệu đáng mừng cho tìnhhình kinh tế của tỉnh
Nhìn chung trong những năm vừa qua tình hình kinh tế của tỉnh HảiDương đã có bước phát triển mạnh mẽ: kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh vớinhiều loại mặt hàng đa dạng chủng loại và ngày càng được nâng cấp với kỹthuật ngày càng hiện đại và tinh vi hơn, từ chỗ chỉ xuất khẩu các loại mặthàng mang tính chất gia công như may mặc, giày da dần chuyển sang xuấtkhẩu các mặt hàng mang tính chất kỹ thuật đòi hỏi phải có trình độ tay nghềnhư xuất khẩu các loại mặt hàng như: hàng điện tủ, dây cáp điện Điều nàycho thấy có sự phát triển rõ rệt về trình độ của đội ngũ nhân lực và trình độkhoa học kỹ thuật trong các doanh nghiệp của tỉnh ngày càng tiến bộ và pháttriển mạnh mẽ
Cùng với sự phát triển của lĩnh vực kinh tế đi cùng với nó là sự pháttriển của các lĩnh vực văn hoá, xã hội có nhiều tiến bộ; Đời sống nhân dânđược đảm bảo góp phần ổn định an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh, nhiệm vụđảm bảo an sinh xã hội được chỉ đạo hiệu quả; công tác cải cách hành chính,
Trang 15đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí tiếptục được chú trọng; trật tự an toàn giao thông có nhiều chuyển biến Tuy vậy,vẫn tồn tại một số mặt hạn chế yếu kém như sau:
Một số hạn chế yếu kém:
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế xã hội của tỉnhtrong những năm vừa qua còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như: Tốc độtăng trưởng kinh tế tuy cao nhưng không đều, tiêu biểu năm 2008 kinh tế tăngtrưởng chưa đạt mục tiêu đề ra (đạt 10.5%/ mục tiêu 11-11.5%) chất lượngtăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như từng ngành còn thấp,môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc Nguyên nhân chính củahạn chế trên là do khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
có nhiều thách thức và cơ hội mới đối với các nhà đầut tư trong và ngoàinước Đồng thời với mỗi địa phương lại có những khó khăn và thuận lợi vàkhó khăn nhất định như không thể nhanh chóng nắm bắt và đưa ra những giảipháp phát triển kinh tế trong thời gian ngắn Trong nhiều vấn đề phát sinh,mặc dù đã kịp thời có chủ trương và có văn bản chỉ đạo nhưng việc tổ chứcthực hiện vẫn còn bị chậm trễ dẫn đến hiệu quả thực hiện thấp, trong tổ chứcthực hiện có những việc chưa lường hết những khó khăn
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch chậm, tỷ lệ laođộng trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn rất cao chiếm trung bình hơn 60% tổng
số lao động trên địa bàn tỉnh Năng lực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăngchậm, thiếu những ngành có hàm lượng công nghệ cao, có khả năng tạo ra giátrị gia tăng lớn như ngành công nghiệp điện tử, tự động hoá, chế tạo linh kiệnđiện tử Bên cạnh đó tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển phân tán,nhỏ lẻ Các ngành dịch vụ chưa phát triển xứng với tiềm năng của nó, tốc độtăng trưỏng còn thấp, tỷ trọng đóng góp của nó vào thu nhập quốc dân củatỉnh có chiều hướng tăng nhưng với tốc độ chậm Nguyên nhân của những tồn
Trang 16tại trên chủ yếu là do Hải Dương là một tỉnh thuần nông, hầu hết lao động làmtrong lĩnh vực nông nghiệp, theo số liệu thông kê năm 2006 Hải Dương có1.067,9 nghìn người trong độ tuổi lao động, lao động đang làm việc ở cácngành là 962.836 người, trong đó một số ngành chủ yếu là nông lâm, thuỷ sản649.91 người chiếm 67.5%; công nghiệp 179.087 người chiếm 18.6%; dịch
vụ 133.834 người chiếm 13.9% Nguồn lao động trong tỉnh dồi dào nhưngphần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp khoảng 25%,năng suất lao động chưa cao Lao động có tay nghề, có kỹ năng giỏi, cán bộ
có trình độ đại học, nhất là cán bộ quản lý công nghệ còn ít
1.3 Thực trạng về công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại sở KHĐT tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2005- 2008
1.3.1 Tổng quan về hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương
1.3.1.1 Thực trạng huy động và sử dụng vốn trong nước
Trang 17ngân sách của tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây luôn tăng qua cácnăm Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.4: Nguồn vốn ngân sách tỉnh Hải Dương
đơn vị: triệu đồng
Số
Tổng thu NSNN trên địa bàn 1,496,914 1,838,500 2,509,075 Tổng thu NSNN trừ tiền sử
1 Thu từ DNNN trung ương 291,335 519,294 733,530
2 Thu từ DNNN Địa phương 94,650 18,973 21,962
3 Thu từ DN có vốn ĐTNN 580,105 607,005 859,925
4 Thu thuế Ngoài quốc doanh 78,505 107,957 182,607
-Nguồn: Phòng thẩm định sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương
Trang 18Với mục đích sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh cho các dự ánđầu tư xây dựng cơ sở hậ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải…do đó với khốilượng vốn lớn như vậy thì cần phải có sự đầu tư một cách chính xác và hiệuquả Công tác thẩm định các dự án đầu tư lại càng trở lên quan trọng và cầnthiết để các dự án đầu tư đúng mục đích và chống được hiện tượng thất thoátlãng phí trong việc sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản.
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng nguồn thu chủ yếu của nguồn vốnngân sách nhà nước từ việc thu thếu và lệ phí chiếm tỷ trọng lớn nhất lànguồn thu thếu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: tăng đều qua cácnăm đặc biệt là năm 2006 và năm 2008 vì đây là mốc quan trọng đánh dấuViệt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt vào đầu tư Do
đó, lượng thuế thu được từ nguồn này tăng đột biến năm 2007 Chiếm 34.27%tổng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hải Dương tăng so với năm 2006
là 41.7% Tiếp theo là nguồn thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương cũngtăng đáng kể chiếm 29.23% tổng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh, tăng41.25% so với năm 2006 Nhìn chung ngốn vốn ngân sách của tỉnh HảiDương tuơng đối lớn và tăng đều qua các năm Năm 2006 tổng nguồn vốnngân sách tăng so với năm 2005 là 1.11 lần, tương đương tăng 115.4% Riêngnăm 2007 tổng nguồn vốn ngân sách của tỉnh Hải Dương đạt hơn 2500 tỷđồng tăng so kế hoạch dự toán năm 2007 là 2000 tỷ đạt 125% kế hoạch đặt ra
Và tăng so với năm 2006 là 1.36 lần, tương đương với tăng 36.5% Đây làmột tín hiệu vui vì trong giai đoạn này, Hải Dương đang trong giai đoạn pháttriển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đầu tư xây dựng cơ bản tạo điều kiệntốt nhất để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàntỉnh, nhằm đưa Hải Dương trở thành một trong những tỉnh có tình hình kinh
tế phát triển mạnh nhất trong nước
* Kế hoạch sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua
Trang 19Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước nói chung tỉnh HảiDương đã đặt ra kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua các nămnhằm mục đích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội để thu hút đượccác nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàn tỉnh Tạo điều kiệnđưa tỉnh Hải Dương trở thành một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về kinhtế.
Bảng 1.5: Tình hình sử dụng vốn ngân sách của tỉnh trong qua các năm
1,271 ,058
I Chi đầu tư phát triển
7 Chi phát thanh, truyền
Trang 2014 Chi chương trình mục
III Chi trả nợ gốc và lãi
huy động đầu tư CSHT
theo khoản 3 Điều 8 của
Nguồn: Sở kế hoạch và đâu tư tỉnh Hải Dương
Qua bảng kế hoạch chi ngân sách trên ta thấy: Năm 2006 tổng chi ngân sách
đã vượt tổng thu ngân sách 413,846 triệu đồng Đây cũng là năm có tổng chingân sách lớn nhất 2,339,773 triệu đồng Trong khi năm 2008 tổng chi ngânsách là 1,271,058 triệu đồng, trong năm 2007 tổng chi ngân sách cho đầu tưphát triển cao nhất trong 3 năm đạt 613.9 triệu đồng gấp 1.18 lần năm 2006,
và 1.65 lần năm 2008 Trong đó tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng cơbản 566.12 triệu đồng, chi cho đầu tư phát triển khác 47.78 triệu đồng
Nguyên nhân chính là do năm 2007 là năm Việt Nam gia nhập WTO do
đó để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài chọn địa phương mình để đầu
tư thì Hải Dương để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách tốt nhất để tạođiều kiện mời gọi các nhà đầu tư
Với kế hoạch phân bổ vốn như trên thì Uỷ Ban tỉnh Hải Dương đã phốihợp với các ngành, các phòng ban của tỉnh đề ra kế hoạch vốn cho các ngành,lĩnh vực sao cho phù hợp với điều kiện phát triển tỉnh
Trang 21Dưới đây là bảng kế hoạch cụ thể về tình hình phân bổ vốn ĐTXD cơbản trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây như sau:
Bảng 1.6: Tình hình thực hiện vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh trong
2 năm vừa qua:
Đơn vị: Triệu đồng
Danh mục
Tổng vốn đầu tư
Năm 2007
Năm 2008
Trong đó
Tổng vốn
Xây lắp+Thiết bị
KTCB khác
TỔNG SỐ 1.942.014 392.520 137.640 122.755 14.885 CÔNG TRÌNH CHUYỂN TIẾP 1.878.727 392.520 123.876 110.605 13.271 NÔNH NGHIỆP- THUỶ LỢI-
Trang 22Công trình sử dụng vốn vượt thu
-Nguồn : Phòng thẩm định sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
Dự vào bảng số liệu trên ta thấy: Tổng số vốn đầu tư XDCB năm 2008 làhơn 1.942 tỷ đồng, trong đó đã thông bảo vốn đến hết năm 2007 là 392.52 tỷđồng Hầu hết các dựa án được đầu tư trong giai đoạn này là những dự án về
Trang 23công nghiệp – giao thông chiếm tỷ trọng tương đối cao với tổng mức đầu tư45.5% Điều này hoàn toàn hợp lý vì đây được coi là điều kiện quan trọngnhất để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước Một nhà đầu tư sẽ xemxét về tình hình kinh tế xã hội của một địa phương một cách kỹ lưỡng trướckhi đưa ra một quyết định đầu tư chẳng hạn như: Khi quyết định đầu tư vàomột khu công nghiệp nào đó mà điều kiện cơ sở vật chất trong hàng rào tốtnhưng lại chưa có sự đầu tư ngoài hàng rào khu công nghiệp, do đó nó sẽ ảnhhưởng đến tâm lý của nhà đầu tư,sẽ tạo tâm lý e ngại khi đưa ra quyết địnhđầu tư
Tuy tổng mức vốn là tương đối lớn nhưng vốn thông báo để đầu tư thì lại
có phần rất khiêm tốn Như tổng vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 là 1.942 tỷđồng nhưng thông báo vốn hết năm 2007 chỉ là 392.52 tỷ đồng Tức là số vốncông trình phải chuyển tiếp sang năm 2008 là 1.878 tỷ đồng.Sở dĩ như vậy là
do 1 phần nguồn vốn ngân sách còn tương đối thấp và lượng vốn này phải dàntrải đều cho các năm kế tiếp Vì vậy, trong năm tới đây tỉnh Hải Dương đang
cố gắng hoàn thành kế hoạch của năm 2008 và xây dựng được một hệ thống
cơ sở hạ tầng cơ bản tương đối tốt tạo mọi điều kiện để thu hút đầu tư pháttriển kinh tế
Bảng 1.7 : Tình hình đầu tư theo ngành của tỉnh Hải Dương trong những nămgần đây:
Trang 24nhà nước - ANQP
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp
và giao thông vận tải luôn chiếm tỷ lệ vốn đầu tư cao nhất Năm 2006 tổngvốn cho công nghiệp – giao thông là 85.000 triệu đồng gấp 1.65 lần năm
2005, tương đương tăng 65.36 % Năm 2007 tổng vốn đầu tư cho ngành côngnghiệp và xây dựng là 104.889 triệu đồng tăng so với kế hoạch đặt ra là54.139 triệu đồng, tăng 193,74 % so với kế hoạch và tăng 287.88 % so vớinăm 2006 Điều này hoàn toàn hợp lý với tình hình phát triển của tỉnh HảiDương trong giai đoạn này Vì đầu tư phát triển tập trung chủ yếu vào cácngành công nghiệp và xây dựng, giao thông vận tải tạo nền móng cơ sỏ hạtầng vững chắc cho phát triển kinh tế Thực hiện đúng chủ trương phát triểnkinh tế xã hội của đất nước ta dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng
tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông –lâm thuỷ sản Hướng tới mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệphoá vào năm 2020
Trang 25-1.3.1.2 Tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn nước ngoài
Nguồn vốn FDI :
Hải dương là một trong 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốnđầu tư nước ngoài Năm 2006, Hải Dương đã thu hút được 663,6 triệu USDvốn FDI Năm 2007 đạt 481,3 triệu USD, trong đó có 32 dự án được cấp mớivới tổng vốn đăng ký là 262 triệu USD và lượng vốn bổ sung của 16 dự án là219,3 triệu USD Tính đến cuối năm 2007, các doanh nghiệp Nhật Bản đã có
24 dự án đầu tư tại Hải Dương, với tổng số vốn đăng ký 592,2 triệu USD; ĐàiLoan có 38 dự án với tổng số vốn đăng ký 515,5 triệu USD và nhiều dự áncủa các nhà đầu tư Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Sinh-ga-po, Đan Mạch, Pháp… Chính
vì vậy mà chỉ trong vòng 2 năm 2006 và 2007, Hải Dương thu hút được lượngvốn FDI cao hơn 60% tổng vốn FDI mà tỉnh đã thu hút trong nhiều năm trước
đó Dự báo, Hải Dương có thể thu hút vốn FDI lên đến 1 tỷ USD vào năm
2010
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay có 188 doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, voíư tổng vốn đăng ký là2tỷ 182,5 triệu USD (trong khu công nghiệp 92 dự án với số vốn 1 tỷ 322triệu USD, ngoài Khu công nghiệp 96 dự án với tổng số vốn 860,5 triệuUSD); có 106 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu húttrên 58.000 lao động đang làm việc tại các nhà máy Các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài đã khẳng định được vị trí quan trọng trọng sự nghiệp pháttriển kinh tế - xã hội tại địa phương
Nguồn vốn ODA: Xuất phát từ đặc điểm của nguồn vốn ODA là nguồnvốn góp phần quan trọng cho đầu tưu phát triển, nhất là nguồn vốn ngân sáchnhà nước Theo thống kê thì năm 2007 tổng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức vào tỉnh Hải Dương là 30.000 triệu đồng, trong đó vốn đối ứng ODA là25.000 triệu đồng Hầu hết các dự án sử dụng vốn ODA nhằm mục tiêu hỗ trợ
Trang 26phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnhthông qua thu hút đầu tư trong và ngoài nuớc vào địa bàn tỉnh, thúc đẩy nhanhthương mại; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá, cải thiện các dịch vụ xã hội và góp phần vào công cuộc xoá đóigiảm nghèo nhằm đưa Hải Dương trở thành một tỉnh có kinh tế phát triểnmạnh trên cả nước.
Song Tỉnh chưa chủ động về nguồn vốn đầu tư: Đầu tư của khu vực nhànước vẫn chiếm tỷ trọng cao, địa phương còn thấp Vốn trong nước nhất làvốn ngân sách còn hạn chế và luôn thiếu hụt so với nhu cầu phát triển Vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài luôn phải cạnh tranh với các tỉnh bạn trongvùng.Các chính sách, pháp luật của nhà nước ban hành chưa đồng bộ và chậmđổi mới
1.3.2.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở KH & ĐT tỉnh Hải Dương.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 50 năm, Sở KH & ĐTtỉnh Hải Dương không ngừng phát triển và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mìnhtrong công tác đầu tư, đảm bảo cho việc đầu tư của tỉnh luôn đúng mục đích
và đạt hiệu quả cao Đặc biệt là trong công tác thẩm định các dự án đầu tư vàođịa bàn tỉnh, Sở KH &ĐT tỉnh Hải Dương đã không ngừng tự hoàn thiện côngtác thẩm định dự án đầu tư Trong quá trình thực hiện công tác thẩm định dự
án đầu tư, Sở KH &ĐT đã nghiên túc thực hiện theo đúng quy định của thẩmđịnh dự án đầu tư của Nhà nước quy định Đó là việc áp dụng các chiến lược,quy hoạch, kế hoạch của nhà nước đã được phê duyệt vào việc thẩm định tínhphù hợp của dự án với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và phùhợp với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương Điều này được thể hiệnqua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng theo xu hướng pháttriển chung của đất nước, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ,
Trang 27giảm tỷ trọng các ngành nông – lâm - thuỷ sản Nó phù hợp với chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước ta là phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá
và hiện đại hoá
Hầu hết các dự án trên địa bàn tỉnh do Sở KH & ĐT thẩm định đều được
tổ chức thẩm định theo đúng quy định và đúng thời gian, xử lý việc ra quyếtđịnh hoặc điều chỉnh quyết định đầu tư kịp thời Số lượng các dự án tồn đọngkhông nhiều, các dự án đầu tư sau khi đã được thẩm định thì đi hoạt động tốt
Năm2006
Năm2007
Năm2008
Số dự án được quyết định đầu
Số dự án được thực hiện giám
Trang 28Số dự án đưa vào hoạt động
Nguồn: phòng thẩm định sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải
án, thẩm định dự án và đấu thầu, tổ chức thi công xây lắp, quản lý chất lượngcông trình, không có trường hợp sai sót trong đấu thầu, trong quản lý chấtlượng công trình và thanh quyết toán công trình Trên địa bàn tỉnh Hải Dươngcác dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước đểu thuộc dự án nhóm B và C.Tổng dự án của năm 2005 là 127 dự án, số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng
là 65 dự án, đạt 51% Năm 2006 số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng là 69
dự án, đạt 50% Khối lượng thực hiện cả năm của năm 2005 đạt 130.5% kếhoạch, năm 2006 đạt 144.6% kế hoạch Nhiều công trình đã hoàn thànhnhưng chưa quyết toán được do yêu cầu của Nhà nước phải kiểm toán trướckhi đi vào quyết toán nhưng thủ tục kiểm toán hiện nay còn gặp nhiều khókhăn vì công tác kiểm toán chưa đủ số lượng người để trải ra các công trìnhnên thủ tục thanh quyết toán rất khó khăn và chậm trễ Những công trình
Trang 29trọng điểm gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, cụ thể là : Đường và cầu 118,cầu Hàn, đường 52 m, đường 20A, đường gom QL5A, thư viện tỉnh
Năm 2008 tổng số dự án thực hiện đầu tư trong năm là 169 dự án tăng sovới năm 2005 là 42 dự án, năm 2006 là 30 dự án, năm 2007 là 18 dự án Số
dự án kết thúc đi vào hoạt động của năm 2007 là 105 công trình trong tổng số
151 công trình, hạng mục công trình, đạt 70%, trong khi năm 2006 số côngtrình đi vào hoạt động là 69 công trình đạt 50% Năm 2008 số dự án đi vàohoạt động là 60 dự án trên tổng số 169 dự án đạt 35.5% Như vậy, trong năm
2008 số dự án đi vào hoạt động thấp hơn so với năm 2007 là 45 công trình là
do trong năm 2007 việc tăng cường công tác giám sát đầu tư đã góp phầnnâng cao hiệu quả đầu tưu, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và chất lượngcông trình được bảo đảm Còn trong năm 2008 có tổng số 169 dự án có 20 dự
án nhóm B, 149 dự án nhóm C (trong đó có 152 dự án chuyển tiếp, 17 dự ánđầu tư mới) vì với số lượng dự án chuyển tiếp lớn nên năm 2008 chủ yếu bốtrí vốn cho các công trình chuyển tiếp vì các công trình phải đẩy nhanh tiến
độ để hoàn thành và bàn giao đưa vào sủ dụng
1.3.2.2 Tình hình thực hiện công tác thẩm định các dự án đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.
Trong những năm vừa qua công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế
dự toán tại Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương đã ngày càng tiến bộ, thực hiệntheo đúng quy trình về trình tự, tiến độ, thủ tục, rút ngắn thời gian, góp phầnđẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Việc phân cấp trong quản lý đầu tư đượcthực hiện nghiêm túc, theo hướng giảm bớt thủ tục trung gian, nâng cao tráchnhiệm của chủ đầu tư Việc tổ chức thực hiện dự án đã có nhiều chuyển biếntích cực; nội dung, mục tiêu và quy mô đầu tư của dự án đã bám sát vào quyếtđịnh đầu tư được duyệt; các thủ tục về đấu thầu, tổ chức xây dựng công trình,nghiệm thu thanh quyết toán vốn đầu tư luôn được quán triệt và nghiêm túc
Trang 30thực hiện, đảm bảo đúng quy định của pháp luật Do vậy, trong những nămtrở lại đây công tác thẩm định tại Sở Kế Hoạch và đầu tư Hải Duơng đã đạtđược những thành tựu đáng kể:
Bảng 1.9: Dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư
Đang thiết kế thi công (để trình duyệt
DA)
Nguồn: Phòng thẩm định sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Qua các bảng số liệu trên ta thấy:
Năm 2006 với tổng số dự án được bố trí thực hiện trong năm là 139 dự
án bao gồm 80 dự án mới và 59 dự án chuyển tiếp Trong khi tổng số dự ánđược ghi trong kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2006 là 164 công trình Trong
đó chuyển tiếp từ năm 2005 sang là 53 công trình, có 18 công trình đi vào sửdụng, 35 công trình chuyển tiếp sang năm 2007; số dự án mới khởi công là
111 công trình, trong đó 51 công trình hoàn thành đi vào sử dụng, 60 côngtrình chuyển tiếp sang năm 2007 Tổng số dự án thực hiện quy hoạch vàchuẩn bị đầu tư là 159 dự án, số dự án được phê duyệt là 32 dự án đạt 20.1%
Số dự án đang hoàn thiện để trình duyệt là 54 dự án đạt 34%, số dự án đãthẩm định là 101 dự án, đạt 63.5%
Năm 2007, tổng số dự án đầu tư trong kế hoạch là 151 công trình, gồm:
20 dự án nhóm B, 131 dự án nhóm C Hầu hết các dự án được triển khai theo
Trang 31kế hoạch được giao Bên cạnh đó còn có 16 dự án bị điều chỉnh, bao gồm: 1
dự án nhóm B, 15 dự án nhóm C (trong đó 4 dự án phải điều chỉnh cả nộidung và vốn đầu tư) Trong khi đó, tổng số dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu
tư là 121 công trình, đạt 80.1% kế hoạch Về cơ bản các dự án quy hoạch vàchuẩn bị đầu tư trong năm 2007 đạt tỷ lệ thấp: Dự án quy hoạch đạt khoảng35%, Dự án chuẩn bị đầu tư đạt khoảng 57.15% so với kế hoạch giao
Năm 2008, tổng số dự án đầu tư trong năm kế hoạch là 169 dự án, trong
đó có 20 dự án nhóm B và 149 dự án nhóm C (trong đó có 152 dự án chuyểntiếp và 17 dự án đầu tư mới) Năm 2008 chủ yếu tập trung hoàn thành các dự
án chuyển tiếp từ những năm trước, số dự án bị điều chỉnh là 23 dự án, tănghơn so với năm 2007 là 7 dự án, trong khi đó số dự án phải điều chỉnh củanăm 2006 là 80 dự án Trong năm 2008 có 1 dự án bị trì hoãn là Dự án CầuBát Nạo (Kim Thành), có 5 dự án bị dãn tiến độ thực hiện Trong khi đó, tổng
số dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư là 156 công trình với tổng số 99 dự ánquy hoạch, trong đó có 33 dự án mới và 66 dự án quy hoạch chuyển tiếp.Khốilượng thực hiện được khoảng 55% kế hoạch giao Số dự án đã thẩm định là
82 dự án, đạt 52.6%, số dự án đang hoàn thiện trình duyệt là 47 dự án đạt30.1%, số dự án được duyệt là 27 dự án, đạt 17.3%
Qua bảng 9 ta thấy tổng số dự án quy hoạch của năm 2008 là 99 dự ántăng 45 dự án so với năm 2006 và 51 dự án so với năm 2007 Số dự án hoànthiện trình duyệt tăng qua các năm Năm 2008 tăng 26 dự án so với năm
2007, và 28 dự án so với năm 2006 Tuy nhiên, số dự án quy hoạch được phêduyệt là tương đối thấp, năm 2006 được 1 dự án chiếm 1.85% trong tổng số
54 dự án quy hoạch Trong tổng số các dự án chuẩn bị đầu tư qua các nămtăng giảm khác nhau, năm 2006 là 103 dự án, năm 2007 là 73 dự án, năm
2008 là 57 dự án, điều này phụ thuộc vào số dự án chuyển tiếp từ những năm
Trang 32trước Hầu hết các dự án chuẩn bị đầu tư đều đã thẩm định hơn 50%, các dự
án được phê duyệt để quyết định đầu tư đều đạt kết quả tương đối
Như vậy trong những năm qua thực trạng công tác thẩm định dự án đầu
tư sử dụng vốn ngân sách trên địa bản tỉnh Hải Dương đã có nhiều bước tiếntriển tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần lựa chọn đượcnhững dự án khả thi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế -xã hội cao cho tỉnh nhà
1.3.2.3 Nội dung và phương pháp thẩm định dự án
* Về nội dung thẩm định:
Theo văn bản quản lý hiện hành, nội dung thẩm định dự án đầu tư đốivới các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải tuân theo các quy địnhtrong văn bản quản lý của nhà nước Xong nhìn chung các nội dung thẩmđịnh tại sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương đều gắn chặt với việc xác địnhtính khả thi của dự án đầu tư và thường bao gồm những nội dung sau:
Sự cần thiết và mục tiêu dự án
- Sự cấn thiết của dự án đầu tư;
- Mục tiêu của dự án: loại sản phẩm, dịch vụ;
Quy mô
- Công suất sản phẩm, dịch vụ;
- Tổng vốn đầu tư
- Số lượng lao động
Vị trí và diện tích đất xin thuê
- Vị trí thực hiện dự án: Bản vẽ sơ đồ khu vực xin thuê đất
- Diện tích đất xin thuê: Bản vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng;
Các hạng mục đầu tư xây dựng
- Danh mục máy móc thiết bị: Tên, số lượng, thông số kỹ thuật, nước sảnxuất, giá trị;
- Sơ đồ và quy trình công nghệ sản xuất
Trang 33- Các hạng mục xây dựng, cấp điện, cấp thoát nước
Năng lực tài chính của chủ đầu tư
- Nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn tự có: vốn pháp định, tài sản và tiền vốn hiện có
+ Vốn huy động: các cam kết của nguồn tham gia;
+ Vốn vay của các tổ chức tín dụng: Cam kết hoặc khế ước cho vay
- Kết quả sản xuất kinh doanh 2 năm gần đây
Hiệu quả của dự án
- Hiệu quả kinh tế- xã hội
- Hiệu quả tài chính;
- Thời gian hoàn vốn;
Tư cách chủ đầu tư
- Tư cách pháp nhân
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh;
Thời gian xây dựng và đưa dự án vào hoạt động
Phương án bảo vệ môi trường.
- Xử lý chất thải rắn, khí, lỏng;
- Phòng chống cháy nổ
* Phương pháp thẩm định dự án đầu tư
Đặc thù của những dự án sử dụng vốn ngân sách chủ yếu là những dự ánđầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, do đó phương pháp sửdụng chủ yếu trong thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách là phươngpháp so sánh đối chiếu Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếunội dung của dự án với chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, địnhmức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ (quốc tế và trong nước) cũng như cáckinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu Tiếnhành phương pháp này như sau:
Trang 34- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do NhàNước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhậnđược.
- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tưcông nghệ tỉnh, quốc gia, quốc tế
- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi
- Các tiêu chuẩn về tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư
- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhâncông, tiền lương, chi phí quản lý của ngành theo từng định mức kinh
tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế
- Ngoài ra, cán bộ thẩm định có thể sử dụng những kinh nghiệm đúckết trong quá trình thẩm định của những dự án tương tự đế so sánh,kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp đã lựa chọn (mứcchi phí đầu tư, cơ cấu các khoản mục chi phí, các chỉ tiêu tiêu haonguyên vật liệu hay chi phí nói chung )
- Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư
- Phân tích so sánh lựa chọn các phương án tối ưu (địa điểm xây dựng,chọn công nghệ thiết bị, giải pháp kỹ thuật và tổ chức xây dựng )
1.3.2.4 Tổ chức thực hiện thẩm định dự án đầu tư
Các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nộp hồ sơ dự
án bao gồm :
1- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư ( bản thuyết minh vàcác bản vẽ)
2- Tờ trình đề nghị xin chấp thuận đầu tư
3- Bản sao công chứng Quyết định thành lập doanh nghiệp ( hoặc biên bản của các sáng lập viên thành lập doanh nghiệp)
Trang 354- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
5- Thuyết minh về năng lực tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp trong 2 năm gần nhất
( Chủ đầu tư nộp 7 bộ hồ sơ dự án về Sở Kế hoạch và Đâu tư)
Nội dung của Dự án đầu tư gồm các nội dung sau:
- Mục tiêu dự án
- Quy mô của dự án
- Địa điểm và diện tích đất xin thuê để thực hiện dự án
- Danh mục máy móc thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất
- Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư
- Hiệu quả đầu tư và các giải pháp vệ sinh môi trường, phòng chống cháynổ
Khi nhận hồ sơ dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư có phiếu nhận hồ sơ để giaolại cho nhà đầu tư Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận
đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành thẩm định dự án theo những nộidung quy định Ngay sau khi thẩm định dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì
cùng với Sở Địa chính, Sở Xây dựng và UBND huyện, thành phố ( trong đó
có trưởng phòng địa chính huyện hoặc trưởng phòng quản lý đô thị thành phố và cán bộ địa chính xã, phường) tổ chức xác định mốc giới và tạm tính
diện tích khu đất cho thuê để làm cơ sở chấp thuận đầu tư
Trong thời gian 5 ngày làm việc, sau khi đã có đủ hồ sơ dự án do chủ đầu
tư đã chỉnh sửa và số liệu xác định mặt bằng thuê đất Sở Kế hoạch và Đầu tưlập tờ trình về những nội dung đã thẩm định để báo cáo lãnh đạo UBND tỉnhxem xét quyết định chấp thuận đầu tư Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từkhi có thông báo ý kiến đồng ý của lãnh đạo UBND tỉnh, Văn phòng HĐND
và UBND tỉnh trình lãnh đạo tỉnh ra Văn bản chấp thuận đầu tư
Trang 36Trong trường hợp dự án chưa được chấp thuận Văn phòng HĐND vàUBND tỉnh có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành cóliên quan để thông báo và làm việc với nhà đầu tư.
Sau khi có Văn bản chấp thuận dự án đầu tư của UBND tỉnh, trong thờigian không quá 10 ngày làm việc Sở Địa chính chủ trì đo đạc lập bản đồ địachính và hướng dẫn chủ đầu tư hoàn chỉnh thủ tục thuê đất để trình UBNDtỉnh quyết định thu hồi và giao đất cho nhà đầu tư
Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi có quyết định thuhồi đất Sở Tài chính Vật giá chủ trì cùng với các sở, ngành và chính quyềnđịa phương lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng trình UBND tỉnh phêduyệt
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng với các sở, ngành và Ban giải phóngmặt bằng của địa phương tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian hoànthành không quá 15 ngày làm việc, từ khi có phương án đền bù giải phóngmặt bằng được duyệt
Sau khi đền bù giải phóng mặt bằng, Sở Địa chính chủ trì cùng Phòng Địachính các huyện, Phòng Quản lý đô thị thành phố và UBND cấp xã tổ chứcbàn giao đất cho chủ đầu tư và làm thủ tục ký kết hợp đồng thuê đất, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian không quá 5 ngày làm việc.Sau khi có quyết định giao đất, chủ đầu tư tiến hành lập thiết kế tổng mặtbằng và thiết kế kỹ thuật của các hạng mục công trình theo quy định của Nhànước trình Sở Xây dựng thẩm định
Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế tổng mặt bằng và thiết
kế kỹ thuật trình lãnh đạo UBNDtỉnh phê duyệt và làm thủ tục cấp giấy phépxây dựng trong thời gian không quá 10 ngày làm việc
Việc sử dụng đất phải bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả và đúng với thờigian quy định trong quyết định giao đất Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng
Trang 37với các sở, ngành và địa phương liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, giámsát quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư theo nội dung đã được chấpthuận và thường xuyên báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
Nếu sau 1 năm kể từ khi có Văn bản chấp thuận đầu tư, chủ đầu tư khôngtriển khai thực hiện dự án Sở Kế hoạch và Đầu tư phải báo cáo UBND tỉnhxem xét quyết định thu hồi chấp thuận đầu tư và quyết định giao đất
1.3.2.5 Quy trình thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở KH & ĐT tỉnh Hải Dương
Khi thẩm định một dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách tại sở Kếhoạch và đầu tư thì cần phải có những thủ tục như sau:
* Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị định
12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xâydựng:
+ Thông tư hướng dẫn số 06/1999/TT-BKH ngày 21/11/1999 và Thông tư
số 07/2000/TT-BKH ngày 03/7/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lập vàthẩm định dự án đầu tư; một số thông tư chỉ thị của các Bộ
- Quyết định số 638/2001/QĐ-UB ngày 20/3/2001 của UBND tỉnh HảiDương về phân cấp và uỷ quyền thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng trênđịa bàn tỉnh Hải Dương
* Nội dung hồ sơ
- Hồ sơ dự án nộp về Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm 7 bộ gốc, mỗi bộ gồm:
- Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư)
- Tờ trình của chủ đầu tư đề nghị phê duyệt dự án
- Bản vẽ mặt bằng qui hoạch và mặt bằng vị trí xây dựng công trình
- Bản vẽ mặt bằng, mặt đứng cắt công trình
Trang 38- Bản vẽ phối cảnh của công trình
- Bản vẽ thuyết minh về khảo sát địa chât công trình, hoặc bản thuyết minh
về địa chất công trình làm cơ sở tính toán nền móng công trình
- Mỗi dự án đưa ra ít nhất 2 phương án xây dựng, đồng thời phân tích ưu,nhược điểm của từng phương án để tìm ra phương án tối ưu
Bản vẽ hiện trạng và văn bản được cấp đất để xây dựng công trình của cơquan có thẩm quyền
*Quy trình thực hiện
Bước 1: Tổ tiếp nhận và trả hồ sơ kiểm tra:
Kiểm tra tính hợp thức của các loại văn bản theo quy định Nếu đầy đủ,làm phiếu tiếp nhận Tuỳ theo từng loại hồ sơ dự án sẽ thông báo trả kết quảsau khi có quyết định phê duyệt các cấp có thẩm quyền
Bước 2: Nghiên cứu nội dung hồ sơ dự án và chuẩn bị tổ chức hội nghị thẩm định:
+ Cán bộ phòng được giao nhiệm vụ thẩm định dự án phải nghiên cứu
kỹ dự án và viết phiếu thẩm định dự án
+ Thời gian nghiên cứu 2-3 ngày
+ Trưởng phòng kiểm tra lại phiếu thẩm định báo cáo Giám đốc Sở về
Trang 39chủ đầu tư ( hoặc tư vấn giúp chủ đầu tư) phải chỉnh sửa dự án để gửi lại Sở
Kế hoạch và Đầu tư ( nếu có)
Bước 4: Nhận lại hồ sơ dự án sau khi đã chỉnh sửa và lập tờ trình, trình UBND tỉnh phê duyệt.
+ Nộp dự án đã chỉnh sửa ( nếu có) về tổ tiếp nhận hồ sơ
+ Phòng Thẩm định dự án đầu tư lập tờ trình để trình Giám đốc ký TrìnhUBND tỉnh phê duyệt Thời gian thực hiện:
- Dự án nhóm C: 10-16 ngày
- Dự án nhóm B: 14-25 ngày
+ Sau khi có Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, tổ tiếp nhận và trả hồ
sơ sẽ gửi thông báo tới chủ đầu tư đến nhận Quyết định phê duyệt dự án
* Lệ phí thẩm định
Lệ phí thẩm định dự án được căn cứ vào các văn bản quy định hiện hànhcủa Nhà nước
Sơ đồ thực hiện
Trang 40Giao nhiệm vụ Lãnh đạo Sở/ Trưởng
Mẫu biểu và tài liệu liên quan