1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Cương môn Tư Tưởng HCM

17 900 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 118 KB

Nội dung

Phân Tích Luận Điểm:” Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi”

Trang 1

Phân Tích Luận Điểm:” Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi”

Đề Cương môn Tư Tưởng HCM

1 Cơ sở hình thành luận điểm.

1.1 Khái niệm nước và dân tộc.

1.2 Cương lĩnh của Mác- Lênin về dân tộc.

1.2.1 Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

1.2.2 Các dân tộc được quyền tự quyết

1.2.3 Liên hiệp giai cấp công nhân, nhân dân tất cả các dân tộc bị áp

bức

1.3 Quan điểm lý luận thực tiễn.

1.3.1 Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của dân tộc

1.3.2 Giải quyết các mâu thuẫn giai cấp, tăng cường đoàn kết dân tộc 1.3.3 Với nòng cốt là liên minh công-nông tạo nên một nhà nước vô sản

liên kết mọi người

2 Truyền thống dân tộc và kinh nghiệm các nước.

2.1 Truyền thống dân tộc.

2.1.1 Truyền thống yêu nước

2.1.2 Truyền thống đoàn kết

2.1.3 Truyền thống bất khuất

2.1.4 Truyền thống tự chủ

2.2 Kinh nghiệm các nước(trung quốc).

Dựa trên sự tiếp thu những tư tưởng mới của thời đại để giải quyết những vấn đề cấp thiết của Trung Quốc thời kỳ cận đại, Tôn Dật Tiên đã sáng tạo ra một hệ thống lý luận chính trị cách mạng sâu sắc - chủ nghĩa Tam dân, làm tôn chỉ cách mạng dẫn đường cho Cách mạng Tân Hợi năm 1911 thành công, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế kéo dài hơn hai ngàn năm và thiết lập nên nhà nước cộng hòa đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc

3 Thực tiễn Việt Nam.

3.1 Điều kiện khách quan.

Nhân dân ta luôn một lòng đoàn kết với nhau để chống lại những trở ngại của thiên nhiên

Sẵn sàng mang toàn bộ tâm sức, nhiệt huyết để cống hiến cho

Tổ quốc đánh bại mọi âm mưu xâm chiếm của kẻ thù

3.2 Điều kiện chủ quan.

Trang 2

Phong trào Duy Tân, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu

và Phan Châu Trinh năm 1906-1907 lần lượt thất bại do không có

tổ chức và chưa biết tổ chức, nhận thức lệch lạc sai lầm…

4 Nội dung luận điểm.

4.1 Câu nói này như một bản tuyên ngôn của Người về tinh thần

đoàn kết một lòng của dân tộc.

4.2 Câu nói đó càng được làm sáng tỏ hơn qua tư tưởng, quan

điểm của Người về đại đoàn kết dân tộc.

4.2.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, đảm bảo thành công cách mạng

4.2.2 Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

4.2.3 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

4.2.4 Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng

5 Tính đúng đắn của luận điểm.

5.1 Thực tiễn.

Câu nói của Bác như một lời động viên tới đồng bào cả nước đặc biệt là nhân dân miền Nam chưa giành được độc lập Không những vậy,đó còn là lời khẳng định hùng hồn tinh thần đoàn kết đồng lòng của nhân dân cả nước và tin tưởng rằng chắc chắn mai này đất nước Việt Nam sẽ giành được độc lập trọn vẹn

5.2 Nội dung.

Khẳng định tinh thần đoàn kết cuả dân tộc ta sẽ là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, không một thế lực nào có thể ngăn cản được lòng yêu nước, yêu tự do, khát khao độc lập, thống nhất nước nhà của nhân dân Việt Nam Đó là chân lí sáng ngời mãi mãi không thay đổi dù cho sông có thể cạn, núi có thể mòn.Lòng yêu nước và ý thức cộng đồng, đó là truyền thống quý báu, là sức mạnh vô địch của nhân dân Việt Nam

5.3 Thành Tựu.

Bắc Nam đã sum họp một nhà, non sông qui về một mối đúng như lơi khẳng định của Bác

Trang 3

Bài Làm

1 Cơ sở hình thành luận điểm.

1.1 Khái niệm nước và dân tộc.

- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và quản lý xã hội nhằm thực hiện

và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới

sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa

- Dân tộc : thường dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định,bền vững ,hợp thành nhân dân của một quốc gia,có lãnh thổ chung,nền kinh tế thống nhất,quốc ngữ chung ,có truyền thống văn hóa ,truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.Vậy dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước ,là quôc gia-dân tộc.Dân tộc bao giờ cũng ra đời trong một quốc gia nhất định

và mang những đặc trưng văn hóa riêng,truyền thống riêng…

1.2 Cương lĩnh của Mác- Lê-nin về dân tộc.

Quyền bình đẳng là quyền thiêng liêng đối với mọi dân tộc kể cả

bộ tộc, chủng tộc trong một quốc gia, dù đông người hay ít người,

dù trình độ phát triển, kinh tế, xã hội như thế nào đều được đối tôn trọng bình đẳng trên mọi phương diện không có một dân tộc nào được quyền cho phép mình xâm lược, nô dịch dân tộc khác, không

có dân tộc thượng đẳng và hạ đẳng Xu hướng phân biệt chủng tộc đều thất bại

Trong một quốc gia có nhiều thành phần dân tộc thì quyền bình đẳng dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và phải khắc phục mọi mặt giữa các thành phần dân tộc do lịch sử để lại

Trên bình diện quốc tế, thực tế quyền bình đẳng dân tộc gắn với đấu tranh phân biệt dân tộc, chống chủ nghĩa dân tộc nước lên chống chủ nghĩa phát xít mới, chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức

Quyền tự quyết là quyền các dân tộc được tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình, quyền lựa chọn con đường đi lên đạt tới phồn vinh đây là quyền thiêng liêng cơ bản không một nước nào không một ai được quyền can thiệp cưỡng bức áp đặt

Quyền tự quyết dân tộc bao hàm quyền liên hiệp hay là phân lập dân tộc được trở thành một dân tộc độc lập hay tự tiện thành lập liên bang các dân tộc để đưa dân tộc mình lên con đường tiến bộ

Trang 4

Khi xem xét giải quyết quyền dân tộc tự quyết người cách mạng phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân phải ủng hộ những phong trào nào phù hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và người dân lao động phải chống lại âm mưu thủ đoạn lợi dụng quyền dân tộc chia rẽ dân tộc, chống lại tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đàn áp các lực lượng tiến bộ, đòi ly khai để đi vào chủ nghĩa thực dân kiểu mới, chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa tư bản mang tính chất quốc tế giai cấp côn nhân cũng mang bản chất quốc tế, muốn chiến thắng chủ nghĩa tư bản giai cấp công nhân các nước các dân tộc trên thế giới phải liện hiệp đoàn kết giai cấp công nhân tất cả các dân tộc là một mục tiêu phấn đấu của những người cộng sản quy định đường lối phương pháp xem xét giải quyết quyền bình đẳng và quyền tự do các dân tộc Điều này phải thế hiện sâu sắc trong chính sách đối ngoại của các Đảng Cộng Sản Tóm lại, cương lĩnh dân tộc của công nhân là một bộ phận hợp thành lý luận cách mạng của giai cấp công nhân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp, giải phóng

xã hội, giải phóng con người Nó soi đường cho các Đảng Cộng Sản hoạch định chính sách dân tộc của mình là kim chỉ nan cho quá trình giải quyết vấn đề dân tộc của các nước tiến bộ trên thế giới

1.3 Quan điểm lí luận thực tiễn.

Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng

Mâu thuẫn giai cấp thường là các mâu thuẫn lợi ích kinh tế và chính trị xã hội giữa giai cấp thống trị và bị thống trị ở những phạm

vi và mức độ khác nhau Các mâu thuẫn này thường dẫn đến các cuộc chiến tranh giai cấp với những hình thức khác nhau, với những phạm vi và trình độ khác nhau như: đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị… Trong thực tế lịch sử, cuộc đấu tranh giai cấp có thể mang những hình thức đấu tranh dân tộc, tôn giáo, văn hóa và có thể có nhiều hình thức đa dạng khác

Để khống chế và đàn áp những cuộc đấu tranh giai cấp này, các giai cấp thống trị trong lịch sử phải sử dụng đến sức mạnh bạo

lực có tổ chức- đó là nhà nước với những đội vũ trang đặc biệt và

hệ thống pháp luật nhằm duy trì trật tự của sự thống trị giai cấp

Trang 5

Cùng với vấn đề giai cấp ,vấn đề dân tộc luôn luôn là một nội dung quan trọng có ý nghĩa chiến lược của Cách mạng xã hội chủ nghĩa.Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có ý nghiã quyết định đến sự ổn định ,phát triển hay khủng hoảng ,tan

rã của một quốc gia dân tộc.Trên cơ sở tư tưởng của C Mác,Ph.Anghen về vấn đề dân tộc và giai cấp,V.I.Lênin đã nêu

ra “cương lĩnh dân tộc” với 3 nội dung và nội dung cơ bản trong

cương lĩnh này chính là :liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.Tư

tưởng này thể hiện bản chất quốc tế cuả giai cấp công nhân,phong trào công nhân,đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc

Chủ nghĩa Mác-lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng Lê-nin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công-nông là hết sức cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản Rằng nếu không có sự đồng tình và ửng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được Từ đó sẽ tạo nên một nhà nước vô sản liên kết với các giai cấp còn lại cùng thực hiện cuộc cách mạng vô sản

2 Truyền thống dân tộc và kinh nghiệm các nước.

2.1 Truyền thống dân tộc.

Lịch sử Việt Nam là một lịch sử chiến tranh triền miên

Về địa lý, Việt tộc ngày xưa là một vùng đất rộng lớn nằm từ phía nam núi Ngũ Lĩnh, sông Dương Tử xuống tới tận bình nguyên sông Hồng Hà và sông Thái Bình, tức là hơn nửa nước tàu bây giờ

Ðây là thời kỳ rất bộ tộc Việt sống chung với nhau, mà sử sách gọi

là Bách Việt Dân Bách Việt sống bằng nghề nông Người Bách Việt được gọi là Việt tộc phương nam, sống hiền hòa, khác với Hán tộc phương bắc, sống trên lưng ngựa, hiếu chiến

Dần dần, Bách Việt bị Hán tộc thôn tính, chỉ còn sót lại Việt tộc

ở bình nguyên sông Hồng Dĩ nhiên, Hán tộc không ngưng tham vọng của họ ở đó Họ muốn diệt luôn dòng Việt cuối cùng này Việt tộc vừa phải chiến đấu để giữ lại vùng đất dừng chân cuối cùng, vừa phải mở mang cho vùng đất rộng thêm, đáp ứng với sự gia tăng của dân số

Từ ý niệm giữ lấy vùng đất cuối cùng để bảo tồn nòi giống, người Việt rất yêu đất nước Tinh thần yêu nước đã được nhìn thấy qua biết bao ngiêu cuộc khởi nghĩa dưới 1000 năm Bắc thuộc

Trang 6

Từ hai bà Trưng, bà Triệu, đến Bố Cái Ðại Vương Phùng Hưng, Mai Hắc Ðế, xuống tới Ngô Vương Quyền, tất cả các cuộc khởi nghĩa đều phát sinh từ lòng yêu nước

Cuộc khởi nghĩa của Bình Ðịnh Vương Lê Lợi, hàng trăm, có thể nói là hàng ngàn cuộc khởi nghĩa thời Pháp thuộc, phần lớn đều phát xuất từ lòng yêu nước

Vừa dựng nước người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với

sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế

kỷ III trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc chiến tranh giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng Một điều đã trở thành quy luật của các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam là phải "lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” Tinh thần đoàn kết cũng từ đây mà hình thành

Đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam là văn hóa làng, xã Chính xóm làng của người Việt đã nuôi dưỡng và phát triển những tinh hoa của văn hóa truyền thống, làm cơ sở cho tinh thần đoàn kết trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, chống chính sách đồng hóa của các triều đại Phương Bắc, giành độc lập cho dân tộc, gìn giữ truyền thống, văn hóa riêng của mình

Hồi thời nhà Triệu, nước ta là Nam Việt Nhà Hán cử Lục Giả qua dụ hàng, khi về lại triều đình, Lục Giả đã đưa ra nhận xét:

“Giống dân Việt ấy không thể khuất phục được”

Tinh thần bất khuất của dân Việt Nam được nhìn thấy qua câu của

Bà Triệu:

“Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng kình

ở bể đông, quét sạch cõi bờ, cứu muôn dân ra khỏi cơn đắm đuối, chớ không bắt chước người đời, cúi đầu khom lưng làm tì thiếp người ta”

Tinh thần bất khuất cũng được nhìn thấy qua câu tuyên bố của

Lê Lợi, Bình Ðịnh Vương:

“Làm trai sinh ở trên đời, cứu nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao chịu bo bo làm đầy tớ người”

Tinh thần bất khuất của người Việt còn thấy ở khắp nhân gian qua việc vạt áo cài luôn bên phía trái, gọi là tả nhậm, ngược lại với người Tàu vạt áo cài bên phía phải, gọi là hữu nhậm

Người Việt Nam phát biểu vòng ngũ hành theo chiều nghịch, theo lẽ tương khắc (kim, mộc, thổ, thủy, hỏa), người Tàu phát biểu theo chiều thuận, theo lẽ tương sinh (kim, thủy mộc, hỏa, thổ) Trong triết lý cao siêu nhất của đông phương là dịch lý, người Việt

Trang 7

lấy quẻ Khôn (đất) làm quẻ chính, trong khi người Tàu lấy quẻ Càn (trời) làm quẻ chính

Tinh thần bất khuất đó cũng ăn sâu vào lòng mỗi người dân Việt, để trở thành truyền thống muôn đời

Bởi vậy, khi người Việt bị các giống dân khác đô hộ, nếu mình yếu thế thì tinh thần bất khuất biểu lộ bằng lới nói, bằng sự châm chọc, bằng những mẩu chuyện tiếu lâm Ðến khi mình mạnh thì vùng lên giết giặc

Tinh thần tự chủ của Việt tộc biểu lộ qua bài thơ của Lý Thường Kiệt đời nhà Lý:

Nam quốc sơn hà Nam Ðế cư

Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Tinh thần tự chủ lên cao độ trong bài hịch đánh quân Thanh của Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ:

Ðánh cho để dài tóc

Ðánh cho để răng đen

Ðánh cho nó chích luân bất phản

Ðánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Ðánh cho nó sở tri Nam quốc anh hùng duy hữu chủ

Tinh thần tự chủ của Việt tộc cao đến như vậy Nhờ vào tinh thần này, người Việt trên đất Việt ngày nay còn giữ được tiếng nói, trong khi các giống Việt khác trong dòng Bách Việt, như Ðiền Việt

ở Vân Nam, Mân Việt ở Phúc Kiến, Việt Ðông ở Thượng Hải, Ðông Việt ở Quảng Ðông, Quảng Tây, đều mất hết tiếng nói

Ðọc lịch sử, chúng ta thấy có rất nhiều giai đoạn nước Việt phải xưng thần, phải triều cống, phải nhận sắc phong của nước Tàu Ðây không phải là sự mất tự chủ, mà là một phương cách ngoại giao khéo léo để giữ nước Trong các giai đoạn đó, người Việt vẫn làm chủ nước Việt, chớ không để mất nền tự chủ

Tinh thần tự chủ, truyền từ đời nọ đến đời kia, trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam

2.2 Kinh nghiệm từ Trung Quốc.

Tôn Trung Sơn đã nêu ra chủ thuyết "Tam dân" (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) Tư tưởng của ông là sự kết hợp một cách tài tình giữa tư tưởng dân tộc với tự do, bình đẳng, bác ái của các cuộc cách mạng tư sản phương Tây Dựa trên sự tiếp thu những tư tưởng mới của thời đại để giải quyết những vấn

đề cấp thiết của Trung Quốc thời kỳ cận đại, ông đã sáng tạo ra một hệ thống lý luận chính trị cách mạng sâu sắc - chủ nghĩa Tam

Trang 8

dân, làm tôn chỉ cách mạng dẫn đường cho Cách mạng Tân Hợi năm 1911 thành công, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế kéo dài hơn hai ngàn năm và thiết lập nên nhà nước cộng hòa đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.Ông được dân chúng Trung Quốc gọi là

"Quốc phụ" (người cha của đất nước).Chủ thuyết "Tam dân" của ông

(dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam, đặc biệt là Quốc Dân Đảng Việt Nam và tầng lớp trí thức yêu nước Việt Nam trong

những năm 1920-1930 Ngay cả sau đó, Việt Minh (Việt Nam cách mạng

đồng minh hội) cũng được tổ chức theo khuôn mẫu của Trung Quốc Đồng minh hội do Bác Sĩ Tôn Dật Tiên sáng lập tại Trung Quốc năm 1905

Chiến lược nông dân của Mao Trạch Đông rất thích đáng và hiệu quả, song nguyên nhân chủ yếu của thắng lợi này là cuộc Thế chiến lần thứ hai: cuộc đại chiến này là một tác nhân quan trọng hơn cả vai trò của Thế chiến lần thứ nhất đối với cách mạng bôn-sê-vích ở Nga Thế chiến lần thứ hai đã làm cho chính quyền Tưởng Giới-thạch vốn đã yếu kém trở thành vô cùng suy nhược, đồng thời nó đã giúp cộng sản Trung Quốc tăng cường lực lượng một cách đáng kể.Ưu thế về mặt chỉ huy và tinh thần chiến đấu, được hỗ trợ bởi cuộc cải cách thổ địa mang lại ruộng đất cho những nông dân gia nhập hồng quân Nhưng quan trọng hơn thế là cuộc khủng hoảng của chính quyền (quốc gia) khiến cho nó ngày càng mất đi khả năng đề kháng trước cuộc tiến công của cộng sản Lạm phát (tương tự như lạm phát dưới chế độ Weimar ở Đức trong thập niên 1920) khiến cho công chức và những người ăn lương làm thuê lâm vào tình thế kiệt quệ, lạm phát lại tăng cường nạn tham nhũng và mở rộng hố ngăn cách giữa chính quyền và dư luận Nhìn bề ngoài, cách mạng 1949 là một cuộc chinh phục thắng lợi, nhưng đúng hơn, phải nói đó là cả một chế độ đã sụp đổ trong dối trá, phá sản và tham nhũng thối nát Chiều hôm trước ngày binh sĩ của Mao "giải phóng" các thành phố, tình hình tư tưởng của người dân thành phố ra sao?Hồng quân tiến vào Nam Kinh, Thượng Hải không được vỗ tay hoan nghênh: dân chúng im lặng

và dè dặt, như thông tín viên của nhật báo Le Monde hồi đó là Robert Guillain đã cho thấy Tuy nhiên, họ đã quy thuận khá nhanh chóng : không hẳn là họ trông mong một cuộc sống tốt đẹp hơn mà chỉ hi vọng vào một cuộc sống không xấu như trước, đối với họ những gì họ vừa phải trải qua là tình huống xấu xa tồi tệ nhất Họ

đã nhầm to, nhất là các phần tử trí thức Lúc đầu, trí thức Trung Quốc có thiện cảm đối với chính quyền mới nhiều hơn là trí thức

Trang 9

Nga đối với chế độ bôn-sê-vích Họ hi vọng là cộng sản sẽ chấm dứt sự suy tàn liên tục của Trung Quốc Đó cũng chính là điều Mao hứa hẹn: "Nhân dân Trung Quốc đã đứng dậy Người Trung Quốc

sẽ không bao giờ còn cam chịu làm nô lệ" Cuộc cách mạng cộng sản trước hết là một cuộc cách mạng dân tộc chủ nghĩa

3 Thực tiễn Việt Nam.

3.1 Điều kiện khách quan.

Hình thành từ phương thức sản xuất của nhà nước ta, nền sản xuất bắt nguồn là nông nghiệp lúa nước, thiên nhiên khắc nghiệt.=>nhân dân ta luôn một lòng đoàn kết với nhau để chống lại những trở ngại của thiên nhiên

Nhân dân ta có truyền thống ngàn đời anh hùng bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù.Sẵn sàng mang toàn bộ tâm sức, nhiệt huyết để cống hiến cho Tổ quốc đánh bại mọi âm mưu xâm chiếm của kẻ thù

VD: Sau hàng loạt các cuộc khởi nghỉa nổ ra liên tiếp một thời gian dài thì sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã giành lại đươc đất nước bằng chiến thắng Ngô Quyền lịch sử…

Vì tinh thần bất khuất, đoàn kết một lòng, không run sợ trước những thế lưc Đế quốc hùng mạnh mà nhân dân ta đã lần lượt đánh thắng âm mưu xâm lược của hai trong những cường quốc lớn nhất thế giới đó là Pháp và Mỹ…

3.2 Điều kiện chủ quan.

Những phong trào yêu nước nố ra trong khắp cả nước thời kì bấy giờ, mà điển hình nhất có lẽ là phong trào Duy Tân và Đông

Du của hai nhà tư tưởng tiến bộ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh nhưng đều thất bại Nguyễn Ái Quốc đã gọi cách làm của cụ Phan là : ‘’Đuổi cọp cửa trước, rước báo cửa sau’’ Cụ Phan đã ý thức được con đường mình sẽ đi, nhưng lại không nhận thức đầy

đủ tình hình, rằng tập đoàn đế quốc đều có một quyền lợi chung tuy luôn ẩn chứa những mâu thuẫn & không nhận thức đầy đủ về một tổ chức có khả năng lãnh đạo cách mạng (mãi đến những năm

20 một chính đảng của tư sản Việt Nam mới ra đời nhưng khi đó

đã là quá muộn) chính vì thế nên dù có tiến bộ, phong trào của cụ Phan bội Châu không thể thành công

Còn Phan Châu Trinh thì lại muốn lợi dụng những "cải cách" của TD Pháp để đòi dân chủ nhưng laị chưa hiểu được bản chất

Trang 10

của các nước đế quốc là bóc lột nhân dân lao động và các nuớc thuộc địa, nên hoạt động của cụ cũng không có kết quả

Ngày 01-6-1946, trong thư gửi đồng bào Nam Bộ đăng trên báo Cứu Quốc số 255, Bác viết: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi" Mười bảy năm sau, tức là đến ngày 25-01-1963, Bác

Hồ đọc Lời chúc mừng năm mới trong đó có đoạn: "Nhân dịp đầu năm, tôi thân ái gởi lời thăm hỏi tất cả đồng bào miền Nam ruột thịt:

"Nước Việt Nam ta là một Dân tộc Việt Nam ta là một

Dù cho sông cạn đá mòn Nhân dân Nam Bắc là con một nhà"

4 Nội dung luận điểm trong câu nói của Người:”Nước Việt Nam là một , dân tộc Việt Nam là một,sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”.

Câu nói này như một bản tuyên ngôn của Người về tinh thần đoàn kết một lòng của dân tộc.Nó là sức mạnh giúp nhân dân ta có thể chiến thắng được mọi kẻ thù xâm lược,đập tan được mọi âm mưu của chúng, Dù cho sông cạn đá mòn thì tinh thần ấy vẫn không bao giờ thay đổi Đó là tinh thần đoàn kết và yêu nước nồng nàn của dân tộc ta Lòng yêu nước và ý thức cộng đồng, đó là truyền thống quý báu, là sức mạnh vô địch của nhân dân Việt Nam Cùng chung một bọc, nghĩa lớn đồng bào, 54 dân tộc Việt Nam đã đoàn kết chung lưng đấu cật, ngược lên rừng, tiến ra biển, khẩn hoang, dựng nước, chống giặc ngoại xâm để giữ gìn non sông gấm vóc Anh hùng dân tộc của những cuộc khởi nghĩa, dựng cờ dấy binh chống áp bức, bóc lột, chống thù trong giặc ngoài gồm cả người Kinh và người các dân tộc thiểu số Dù miền xuôi hay miền ngược, ai cũng chứa chan bầu máu nóng trách nhiệm với Tổ tiên

và vì tương lai của đất nước.Và sông thì có thể cạn ,núi có thể mòn,song toàn thể nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, tính mạng ,của cải để giữ vững đất nước, giữ vững tự do, chủ quyền, độc lập Chúng ta là một,là một khối thống nhất không gì có thể chia cắt, ngăn cản nổi chúng ta

Hồ Chí Minh cho rằng, cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân

ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX bị thất bại có nguyên nhân sâu xa

là cả nước đã không đoàn kết thánh một khối thống nhất Người thấy rằng, muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng

Ngày đăng: 17/04/2013, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w