1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình

112 3,5K 24
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Đề xuất một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường CĐSP Thái Bình.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Được sự chấp thuận của hội đồng khoa học, Ban lãnh đạo Viện Khoa học Giáo Dục Việt Nam, tôi viết luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục với đề tài: "Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình" Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã được:

- Sự giúp đỡ tận tình của:

+ Lãnh đạo và các thầy cô giáo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam;

+ Lãnh đạo và các chuyên viên phòng giáo dục mầm non của sở Giáo dục Đào tạo Thái Bình;

-+ Lãnh đạo và các giáo viên trường mầm non Hoa Hồng - Thành phố TháiBình , Xã Song An - Huyện Vũ Thư - Tỉnh Thái Bình;

+ Lãnh đạo và các đồng chí giảng viên trường CĐSP Thái Bình;

+ Đặc biệt là Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Trâm

- Sự động viên khích lệ, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi về mọi mặt của:+ Các đồng chí lãnh đạo trường CĐSP Thái Bình;

+ Các đồng chí đồng nghiệp, bạn hữu và gia đình

Với tấm lòng trân trọng và biết ơn của mình, tôi xin chân thành cảm ơn các

cơ quan, tập thể, cá nhân nêu trên và cảm ơn các nhà nghiên cứu, tập thể các tác giảcủa những tài liệu mà tôi đã tham khảo và trích dẫn

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Trần Thị Thêu

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH MẦM NON TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Một số công trình nghiên cứu trên thế giới về những vấn đề có liên quan đến đề tài 5

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở trong nước về những vấn đề có liên quan đến đề tài 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản 7

1.2.1 Quản lý và chức năng quản lý 7

1.2.2 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 11

1.2.3 Quản lý quá trình đào tạo 13

1.2.4 Thực tập, thực tập sư phạm và thực tập sư phạm tốt nghiệp, thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm 16

1.2.5 Biện pháp quản lý, biện pháp quản lý thực tập sư phạm 17

1.3 Thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm 17

1.3.1 Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 17

1.3.2 Vai trò của thực tập sư phạm 19

1.3.3 Mục tiêu và nội dung của thực tập sư phạm 22

1.4 Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm 26

1.4.1 Vị trí, vai trò của quản lý thực tập sư phạm 26

1.4.2 Mục tiêu và nội dung quản lý thực tập sư phạm 26

1.4.3 Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc tổ chức thực tập sư phạm 26

Trang 3

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC TẬP SƯ PHẠM VÀ QUẢN LÝ THỰC TẬP

SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH MẦM NON TRƯỜNG CAO

ĐẲNG SƯ PHẠM THÁI BÌNH 300

2.1 Khái quát về tình hình nhà trường 30

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển nhà trường 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của nhà trường 30

2.1.3 Cơ sở vật chất 31

2.1.4 Những thành tích của nhà trường 31

2.2 Thực trạng thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình 32

2.2.1 Mục tiêu thực tập sư phạm 32

2.2.2 Nội dung thực tập sư phạm 33

2.2.3 Hình thức tổ chức thực tập sư phạm 344

2.2.4 Những mặt mạnh, mặt yếu và những nguyên nhân dẫn đến những mặt yếu trong quá trình thực tập sư phạm 34

2.2.5 Kết quả thực tập sư phạm của sinh viên 46

2.3 Thực trạng quản lý thực tập sư phạm cho sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình 46

2.3.1 Khái quát về quá trình điều tra 46

2.3.2 Kết quả điều tra đánh giá thực trạng quản lý thực tập sư phạm 47

2.3.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý thực tập sư phạm54 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH MẦM NON TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÁI BÌNH 61

3.1 Các nguyên tắc của việc đề xuất các biện pháp quản lý thực tập sư phạm 61 3.1.1 Đảm bảo quán triệt mục tiêu công tác thực tập sư phạm của nhà trường, đáp ứng với đổi mới giáo dục mầm non hiện nay 61

3.1.2 Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp 61

3.1.3 Đảm bảo tính đồng bộ toàn diện của hoạt động quản lý, các biện pháp hỗ trợ nhau trong hoạt động quản lý 62

3.2 Đề xuất các biện pháp quản lý thực tập sư phạm 62

Trang 4

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và quy trình thực tập sư phạm phù hợp với

yêu cầu của đổi mới giáo dục mầm non và điều kiện thực tế 62

Biện pháp 2: Xây dựng và hoàn thiện quy chế, các văn bản quy định về thực tập sư phạm và quản lý thực tập sư phạm 65

Biện pháp 3: Tăng cường việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện thực tập sư phạm 66

Biện pháp 4: Nâng cao nhận thức về hoạt động thực tập sư phạm và quản lý thực tập sư phạm cho giáo viên, cán bộ quản lý thực tập sư phạm 68

Biện pháp 5: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực tập và cán bộ quản lý TTSP 69

Biện pháp 6: Phối hợp chặt chẽ giữa trường Cao đẳng Sư phạm với các trường mầm non trong việc quản lý thực tập sư phạm 71

Biện pháp 7: Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho TTSP 72

Biện pháp 8: Hoàn thiện quy trình và tiêu chí kiểm tra, đánh giá thực tập sư phạm, tăng cường kiểm tra, đánh giá và công tác thi đua khen thưởng kỷ luật trong hoạt động thực tập sư phạm 73

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 77

3.4 Kết quả trưng cầu ý kiến về các biện pháp quản lý thực tập sư phạm 80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 89

Trang 5

Cơ sở vật chấtCần thiếtGiảng viên

Ít cần thiết

Ít khả thiKháKhông khả thiKhông bao giờKhông cần thiết Khả thi

Mầm nonRất cần thiếtRất khả thiRất thường xuyên

Số lượngSinh viênTốtTrung bìnhThi thoảngThực tập sư phạm Thường xuyên

Uỷ ban nhân dânYếu

Trang 6

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Chức năng của quản lý 10Bảng 2.1: Thống kê ý kiến về những mặt mạnh trong quá trình thực tập sư phạmcủa sinh viên 35Bảng 2.2: Thống kê ý kiến về những mặt yếu trong quá trình thực tập sư phạm củasinh viên 39Bảng 2.3: Thống kê ý kiến về những nguyên nhân dẫn đến những mặt yếu trong quátrình thực tập sư phạm của sinh viên 43Bảng 2.4: Thống kê kết quả thực tập sư phạm của sinh viên 46Bảng 2.5: Thống kê ý kiến về những mặt mạnh trong quản lý thực tập sư phạm củasinh viên 49Bảng 2.6: Thống kê ý kiến về những mặt hạn chế trong quản lý thực tập sư phạmcủa sinh viên 51Bảng 2.7: Thống kê ý kiến về những nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế trongquản lý thực tập sư phạm của sinh viên 58 Bảng 3.1: Kết quả trưng cầu ý kiến về những biện pháp quản lý thực tập sư phạmcủa sinh viên 80Biểu đồ 3.1: Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lýthực tập sư phạm 81Biểu đồ 3.2: Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ khả thi của các biện pháp quản lýthực tập sư phạm 81

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, nhân tố con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi của cải vậtchất và văn hóa, là chủ thể xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh Để đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của xã hội,thì việc phát triển nhân tố con người, nguồn lực con người là rất quan trọng

Hội nghị lần thứ IX ban chấp hành TW khoá X nhấn mạnh về vấn đề: Tậptrung nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo toàn diện, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tiến hành cải cách giáodục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X và Nghị quyết Trung ương IV khóa X.Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới nội dung chương trình, phương phápgiáo dục, đào tạo; khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu giáo dục - đào tạo;nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng cả nâng cao dân trí, phát triểnnhân lực, đào tạo nhân tài, cả dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người, đặc biệt coi trọnggiáo dục lý tưởng, nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống [ 11]

Luật giáo dục 2005 khẳng định: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong

hệ thống giáo dục quốc dân và "Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em pháttriển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên củanhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học ở lớp một" [24]

Như vậy, sự phát triển giáo dục thế hệ trẻ không thể không coi trọng chấtlượng giáo dục mầm non Một trong những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dụctrẻ mầm non là nâng cao chất lượng giáo viên mầm non Muốn có một đội ngũ giáoviên mầm non tốt thì ngay từ khi còn học nghề ở trường sư phạm cần phải đượctrang bị những kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành mầm non, đặc biệt chútrọng rèn tay nghề và giáo dục phẩm chất nghề cho sinh viên đáp ứng mục tiêu đổimới giáo dục mầm non trong giai đoạn ngày nay Muốn thực hiện được mục tiêunâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng của

Trang 8

nhà trường thì trường cao đẳng không thể không coi trọng tổ chức tốt thực tập sưphạm cho sinh viên.

Thực tập sư phạm là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình đào tạogiáo viên mầm non yêu nghề, mến trẻ, có năng lực sư phạm tốt, có kỹ năng thựchành chăm sóc - giáo dục trẻ vững vàng Qua đó, sinh viên tích lũy những kinhnghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và tăng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ.Nhưng chất lượng hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên phụ thuộc nhiều vàoquản lý thực tập sư phạm của nhà trường

Thực tế các trường sư phạm nói chung và trường CĐSP Thái Bình nói riêng

đã chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên nhưng chất lượng về nghiệp

vụ sư phạm của sinh viên còn nhiều hạn chế như khả năng vận dụng lý thuyếtphương pháp tổ chức chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non theo đổi mới nội dung vàphương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ… Thêm vào đó, trường Cao đẳng sư phạmThái Bình mới mở mã ngành đào tạo giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng từnăm 2004 Vì vậy, trong thời gian qua nhà trường gặp không ít khó khăn về nhiềumặt Đặc biệt là quản lý thực tập sư phạm còn có những hạn chế, bất cập nên đã ảnhhưởng đến chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên

Trong những năm gần đây theo chúng tôi được biết đã có một số đề tàinghiên cứu khoa học về các biện pháp quản lý thực tập sư phạm như:

"Biện pháp quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh trung cấp chuyên

nghiệp trường trung học công nghệ chế tạo máy", Luận văn thạc sĩ - Quản lý giáo dục,

Viện khoa học giáo dục Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga (2009), [25];

"Một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Yên Bái", Luận văn thạc sĩ - Quản lý giáo dục,

Viện khoa học giáo dục Việt Nam của tác giả Phạm Quang Hưng (2006) [14];

"Các biện pháp đổi mới công tác quản lý thực tập sư phạm ở trường Trung cấp sư phạm mầm non tỉnh Thái Bình", Luận văn thạc sĩ - Quản lý giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam của tác giả Bùi Thị Thành (2007),[31]…

Trang 9

Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến vai trò của thực tập sưphạm đối với sự hình thành phẩm chất, năng lực sư phạm của sinh viên và một sốbiện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên, nhưng chưa có đề tài nào đi sâunghiên cứu về biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầmnon trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Một sốbiện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trườngCao đẳng sư phạm Thái Bình"

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyênngành mầm non trường CĐSP Thái Bình

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đào tạo của trường CĐSP Thái Bình;

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên

ngành mầm non trường CĐSP Thái Bình

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

1/ Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý thực tập sư phạm của sinh viênchuyên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm

2/ Nghiên cứu thực trạng thực tập sư phạm và quản lý thực tập sư phạm củasinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình

3/ Đề xuất một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên ngànhmầm non trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình

5 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý thực tập sư phạm tốt nghiệpcủa sinh viên chuyên ngành mầm non (hệ đào tạo chính quy) trường Cao đẳng Sưphạm Thái Bình

Trang 10

6 Phương pháp nghiên cứu

1/ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp hệ thống hoá cácvấn đề lý luận có liên quan đến đề tài

2/ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm:

- Điều tra bằng phiếu hỏi (các đối tượng sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lýtrường Cao đẳng Sư phạm và các trường mầm non)

- Quan sát, trò chuyện, phỏng vấn để thu thập các thông tin có liên quan đến

Trang 11

Một số công trình nghiên cứu của các tác giả các nước Đông Âu, nhất là Liên

Xô cũ đã nghiên cứu về vấn đề chuẩn bị nghề nghiệp cho sinh viên thông qua việc

tổ chức hoạt động TTSP Trong số các công trình nghiên cứu đó phải kể đến cáccông trình như: "Hình thành nhân cách người giáo viên Xô - Viết trong quá trìnhchuẩn bị nghề" (Xlaxchenhin V.A - Matxcova 1976); "Giáo dục tư tưởng chính trịcho sinh viên trong quá trình chuẩn bị nghề nghiệp" (Lađưsko V.I - trích trongtuyển tập "Giáo dục cộng sản cho sinh viên", Matxcova 1976); "Chương trình thựctập sư phạm của sinh viên khoa giáo dục mầm non thuộc các trường Đại học sưphạm", (Matxcova 1974) Các công trình nghiên cứu trên đề cập những vấn đềkhác nhau trong chuẩn bị nghề nghiệp cho sinh viên nhưng đều khẳng định tầmquan trọng của thực tập sư phạm trong việc rèn luyện kỹ năng nghề, phẩm chấtnghề cho sinh viên, cho học sinh…

Những bài học từ kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trên đều được các nhàgiáo dục Việt Nam vận dụng có chọn lọc trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên ở các

cơ sở đào tạo giáo viên cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế cụ thể

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở trong nước về những vấn đề có liên quan đến đề tài

Ở Việt Nam cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề rèn luyện nghiệp

vụ sư phạm, thực tập sư phạm cho học sinh, sinh viên sư phạm cũng như có rấtnhiều công trình nghiên cứu về các biện pháp quản lý thực tập sư phạm như:

Trang 12

Trong nghiên cứu "Quy trình rèn luyện tay nghề cho sinh viên khoa Giáodục mầm non" của PGS-TS Ngô Công Hoàn cùng tập thể giảng viên khoa Giáo dụcmầm non - Trường Đại học sư phạm Hà Nội (1996), các tác giả đã xây dựng quytrình rèn tay nghề cho sinh viên với 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Xây dựng biểu tượng chung về các hoạt động cơ bản ở nhà trẻ,mẫu giáo cho sinh viên

- Giai đoạn 2: Tập làm quen với một số hoạt động cơ bản trong chăm sócgiáo dục trẻ ở trường mầm non, xây dựng một số các kỹ năng, kỹ xảo ở một số hoạtđộng cơ bản trong trường mầm non

- Giai đoạn 3: Rèn luyện các kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ (kỹ năng, kỹ xảonghề nghiệp) Các tác giả đã thử nghiệm quy trình này và kết quả đào tạo nghề chosinh viên cho thấy tính khả thi của đề tài [13]

Tác giả Trần Thị Thanh và Phan Thu Lạc với tài liệu: "Hướng dẫn rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm" dùng cho các giáo viên và giáo sinh các hệ sư phạm mầm non

đã đưa ra các yêu cầu về nội dung trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm bao gồm: Tìmhiểu thực tế về trường mầm non, việc thực hiện các chương trình chăm sóc - giáodục trẻ hiện hành; quan sát mẫu và vận dụng các kiến thức đã học để tập tổ chức vàquản lý lớp; vận dụng các kiến thức nghiệp vụ đã học vào công tác chăm sóc - giáodục trẻ Với mỗi nội dung cụ thể trong chương trình rèn luyện nghiệp vụ, các tác giảlại đưa ra những hướng dẫn cụ thể: Nội dung tìm hiểu, phương pháp tìm hiểu, nhậnxét, đánh giá kết quả tìm hiểu… [33]

Tác giả Phạm Trung Thanh (chủ biên) và Nguyễn Thị Lý đã biên soạn cuốngiáo trình "Thực tập sư phạm năm thứ ba" (Giáo trình Cao đẳng Sư phạm), NXBĐại học Sư phạm, 2007 Các tác giả đã trình bày rất rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa củaTTSP năm thứ ba; nội dung, TTSP năm thứ ba; phương pháp đánh giá kết quả thựctập, kế hoạch tổ chức, chỉ đạo thực hiện đợt thực tập năm thứ ba

Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã biên soạn cuốn "Hướng dẫn thực tập sư phạm" (dành cho sinh viên năm thứ ba), do các tác giả:Nguyễn Thị Liên (chủ biên) và Huỳnh Thị Kim Trang biên soạn nhằm giúp cho

Trang 13

sinh viên hiểu được cặn kẽ quy chế, quy trình, nội dung, kế hoạch và việc đánh giácông tác thực tập sư phạm theo chương trình và phương pháp mới Nhờ đó mà sinhviên có thể chủ động, tự tin, linh hoạt sáng tạo hơn trong công tác rèn luyện nghiệp

vụ sư phạm khi đi thực tập sư phạm

Đặc biệt những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học

và các đề tài thạc sỹ, tiến sĩ cũng đã nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động thựctập sư phạm tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên sư phạm như:

"Biện pháp quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh trung cấp chuyênnghiệp trường trung học Công nghệ chế tạo máy " của tác giả Nguyễn Thị HồngNga, (2006), [25];

"Một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinhviên trường cao đẳng sư phạm Yên Bái" của tác giả Phạm Quang Hưng (2006), [14];

"Các biện pháp đổi mới công tác quản lý thực tập sư phạm ở trường Trungcấp sư phạm Mầm non tỉnh Thái Bình" của tác giả Bùi Thị Thành (2007), [31]…

Do mỗi trường sư phạm có những đặc điểm, hoàn cảnh khác nhau nên cácnghiên cứu trên đề cập một số vấn đề khác nhau nhưng đều khẳng định tầm quantrọng của thực tập sư phạm đối với rèn luyện kỹ năng nghề và phẩm chất nghề chohọc sinh, sinh viên sư phạm, đặc biệt đều khẳng định vị trí, vai trò quan trọng củahoạt động quản lý TTSP

Thực tế việc quản lý thực tập sư phạm cho sinh viên chuyên ngành mầm nonTrường CĐSP Thái Bình còn có những bất cập, chúng tôi thấy sự cần thiết phải tìm

ra những biện pháp quản lý thực tập sư phạm cho sinh viên chuyên ngành mầm noncủa trường, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên mầm non trườngCĐSP Thái Bình

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý và chức năng quản lý

Quản lý

Trong lịch sử phát triển của loài người, từ khi có sự phân công lao động xãhội đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù, đó là tổ chức và điều khiển

Trang 14

các hoạt động lao động theo những yêu cầu nhất định Dạng lao động mang tính đặcthù đó là hoạt động quản lý Thực tế, có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý:

Quan điểm của điều khiển học thì cho rằng: Quản lý là chức năng của những

hệ có tổ chức, với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật…) nó bảo toàn cấutrúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động Quản lý là một tác động hợp quy luật kháchquan, làm cho hệ vận hành và phát triển, [25]

Theo C.Mac: "Tất cả mọi lao động xã hội hay lao động chung nào tiến hànhtrên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoànhững hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vậnđộng của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với vận động khí quan độc lập của nó Mộtngười độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình còn một dàn nhạc thì cần phải cónhạc trưởng ", [46]

Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý là những tác động của chủ thể quản lýtrong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhânlực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưunhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất", [18]

Frederick Winslow Taylor (1858 - 1915), được coi là cha đẻ của thuyết quản

lý khoa học và là một trong những người mở ra "Kỷ nguyên vàng" trong quản lý,Ông cho rằng: Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, vàsau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ nhất" [46]

Theo tác giả Phan Văn kha: "Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức,lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và sửdụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định".[16]

Theo tác giả Nguyễn Đức Trí: "Quản lý là một quá trình tác động có địnhhướng (có chủ đích) có tổ chức, có lựa chọn trong số các hoạt động có thể có, dựatrên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vậnhành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định [ 35]

Từ các quan niệm trên có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích chủ, chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt tới mục tiêu đề ra.

Trang 15

Quản lý là giúp các thành viên của tổ chức hiểu tại sao làm việc này và khi họhoàn thành thì sẽ đóng góp vào thành công của tổ chức như thế nào Quản lý là việchình thành mục tiêu để theo đuổi và tập trung các hoạt động để đạt tới mục tiêu này.Quản lý liên quan đến việc giúp mọi thành viên của tổ chức thoả mãn và hài lòng vớicông việc được phân công

Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới quản lý Quản lý vừa là khoa học, vừa lànghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô Đó lànhững hoạt động cần thiết thực hiện khi những con người kết hợp với nhau trong cácnhóm, các tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung

Quản lý là nghệ thuật có nghĩa là nó phải làm cho con người làm việc có hiệuqủa hơn so với khi không có người quản lý

Ví dụ: không có người quản lý là giảng viên của trường CĐSP đi trực tiếpchỉ đạo thực tập sư phạm cho sinh viên thì nhiều khi các em bị lạm dụng rất nhiềuvào thời gian để làm các công việc chủ yếu giúp các giáo viên mầm non như làm đồchơi hay dọn dẹp Như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của thực tập sưphạm Nhưng nếu có giảng viên của trường CĐSP đi trực tiếp chỉ đạo thực tập sưphạm thì các giáo viên mầm non sẽ hướng dẫn các em sinh viên thực hiện giờ nàoviệc nấy, với sự đầu tư chuyên môn nhiều hơn Rõ ràng sẽ giúp các em sinh viênđược học tập và rèn luyện kỹ năng nghề tốt hơn

Chức năng quản lý: Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng nhìn chung

quản lý có 4 chức năng sau: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra đánh giá(xem sơ đồ ) Cụ thể:

Trang 16

Sơ đồ 1.1: Chức năng của quản lý

a/ Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu thực hiện và xác định hoạt

động nào cần thực hiện để hoàn thành mục tiêu Thông qua lập kế hoạch để xácđịnh kết quả mong muốn và chỉ ra các phương tiện để đạt được kết quả

b/ Tổ chức là quá trình phân chia nhiệm vụ, phân bổ nguồn lực, sắp xếp và

phối hợp các hoạt động của cá nhân và nhóm để thực hiện các kế hoạch Thông qua

tổ chức, các kế hoạch biến thành các hoạt động bởi nó việc xác định các công việc

và người thực hiện, khuyến khích và ủng hộ mọi người làm việc với công nghệ vàcác nguồn lực khác

c/ Lãnh đạo là quá trình khêu gợi lòng nhiệt tình của mọi người làm việc

chăm chỉ để hoàn thành các kế hoạch và các mục tiêu đã đề ra Thông qua lãnh đạo

sẽ xây dựng được sự cam kết, khuyến khích các hoạt động để hoàn thành mục tiêu

và ảnh hưởng tới người khác cùng nhau làm việc tốt nhất

d/ Kiểm tra - đánh giá là một thành phần không thể tách rời của hoạt động

dạy - học và đang được sử dụng như một biện pháp quan trọng thúc đẩy và cải tiến

Lập kế hoạchThiết lập các mục tiêu thực hiện và quyết định làm như thế nào để đạt tới

Lãnh đạoKhích lệ mọi người làm việc

quản lý

Trang 17

việc dạy - học trong trường Kiểm tra - đánh giá là một chức năng đặc trưng và quantrọng của chu trình quản lý Quản lý mà không có kiểm tra, đánh giá thì coi nhưkhông có quản lý.

- Kiểm tra cung cấp những dữ kiện và thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.

- Theo GS Trần Bá Hoành: Đánh giá là một mắt xích trọng yếu trong quá trình dạyhọc Nó không dừng ở sự giải thích thông tin về trình độ kiến thức, kỹ năng hoặcthái độ của học sinh mà còn gợi ra những định hướng "bổ khuyết" sai sót hoặc pháthuy kết quả

Theo tác giả Đặng Bá Lãm: Kiểm tra là việc thu thập bằng chứng

Đánh giá là sự phán định mức độ đạt mục tiêu Đánh giá là đưa ra nhữngnhận định, xét đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những bằng chứngthu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, để đi tới những kếtluận thích hợp nhằm điều chỉnh những công việc, cải thiện thực trạng, nâng cao chấtlượng và hiệu quả công việc

1.2.2 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

a Quản lý giáo dục

Dựa vào phạm vi quản lý, người ta chia ra hai loại quản lý giáo dục, đó là:

- Quản lý hệ thống giáo dục hay quản lý nhà nước về giáo dục: quản lý giáodục được diễn ra ở tầm vĩ mô, trong phạm vi toàn quốc, trên địa bàn lãnh thổ địaphương (tỉnh, thành phố)

- Quản lý nhà trường: Quản lý giáo dục ở tầm vi mô, trong phạm vi một đơn

vị, một cơ sở giáo dục

Theo tác giả Trần Kiểm : "Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ýthức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đếntất cả các mắt xích của hệ thống từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhàtrường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đàotạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho nghành Giáo dục" (ở cấp vĩ mô) [18]

"Quản lý giáo dục là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáodục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các

Trang 18

lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theomục tiêu đào tạo của nhà trường (ở cấp vi mô), [18].

Theo chuyên gia giáo dục Liên Xô M.I.Kondacốp: "Tập hợp những biệnpháp: tổ chức, phương pháp cán bộ, kế hoạch v.v nhằm đảm bảo sự vận hành bìnhthường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệthống cả về mặt chất lượng cũng như số lượng", [14]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống những tácđộng có mục đích, có kế hoạch thích hợp với chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ vậnhành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chấtcủa nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học,giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến đến trạng thái mới vềchất." [28]

Như vậy, thực chất của quản lý giáo dục là sự tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý đến hoạt động của tập thể giáo viên và hoạt động của họcsinh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc hình thành nhân cách của học sinh

b Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là một bộ phận trong quản lý giáo dục Nhà trường (cơ

sở giáo dục) chính là nơi tiến hành các quá trình giáo dục - đào tạo, có nhiệm vụtrang bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất định, thực hiện tối đa một quy luậttiến bộ xã hội, đó là: thế hệ trẻ đi sau phải lĩnh hội được tất cả những kinh nghiệm

xã hội mà các thế hệ đi trước đã tích luỹ và truyền lại, đồng thời phải làm phongphú thêm những kinh nghiệm đó

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lốigiáo dục của Đảng, trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận hànhtheo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối vớingành giáo dục, với thế hệ trẻ, với từng học sinh", [14]

Quản lý nhà trường thường phải giải quyết 2 lĩnh vực: quản lý bên trong vàquản lý bên ngoài Quản lý bên trong có liên quan đến vấn đề như: quản lý hành

Trang 19

chính, quản lý thư viện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực); quản lý bên ngoài liênquan đến các mối quan hệ với cộng đồng và các cơ quan quản lý.

Ngoài ra, quản lý nhà trường thường được thực hiện thông qua 3 lĩnh vực:Quản lý quá trình dạy và học, quản lý nhân sự và quản lý tổ chức Như vậy, quản lýquá trình dạy và học là một phần trong quản lý nhà trường

1.2.3 Quản lý quá trình đào tạo

Giáo dục - đào tạo là hoạt động chủ yếu trong toàn bộ các hoạt động trongnhà trường Do vậy, quản lý quá trình giáo dục - đào tạo là bộ phận chủ yếu nhấttrong công tác quản lý của nhà trường

Quá trình giáo dục - đào tạo là do nhà trường tổ chức, quản lý và chỉ đạonhưng điều đó không có nghĩa là xem đây là quá trình đóng mà nó luôn có quan hệtương tác, liên thông với các tổ chức giáo dục khác, với các cơ quan khác, nhất làtrong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường và của cuộc cách mạngkhoa học công nghệ ngày nay

Quản lý quá trình giáo dục - đào tạo là quản lý việc thực hiện nội dungchương trình giáo dục - đào tạo theo mục tiêu của nhà trường, quản lý quá trìnhtruyền thụ và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, nhằm đạt mục tiêu dạy học, [18]

Việc quản lý quá trình giáo dục - đào tạo đòi hỏi cán bộ quản lý phải cónhững hiểu biết đúng và đầy đủ những vấn đề bản chất sau:

Quá trình giáo dục - đào tạo là quá trình kết hợp hoạt động của cán bộ, giáoviên, học sinh, sinh viên nhằm cải tiến nhân cách học sinh, sinh viên theo yêu cầucủa xã hội dưới sự tổ chức, quản lý của nhà trường

Đối tượng của quá trình giáo dục - đào tạo là nhân cách của học sinh, sinhviên trong nhà trường nói chung và nhân cách của từng học sinh, sinh viên nóiriêng Kết quả của quá trình giáo dục - đào tạo làm cho người học tích cực, độc lập,chủ động trong học tập để hình thành được những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vànhững phẩm chất đạo đức theo mục tiêu xác định Đó chính là phát triển nhân cáchhọc sinh, sinh viên vừa có phẩm chất, vừa có năng lực công tác Muốn vậy, quátrình giáo dục - đào tạo phải thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ: dạy chữ, dạy người

Trang 20

và dạy nghề Để thực hiện được các nhiệm vụ đó về mặt hình thức giáo dục - đàotạo được chia thành hai quá trình:

+ Giáo dục - đào tạo trên lớp, trong nhà trường;

+ Giáo dục - đào tạo ngoài lớp, ngoài nhà trường

Hai quá trình này tương hỗ lẫn nhau trong một quá trình giáo dục - đào tạothống nhất, nhằm đạt mục tiêu chung dưới sự quản lý của nhà trường

Đặc điểm của quá trình giáo dục - đào tạo trong nhà trường được diễn ratrong những điều kịên sư phạm ít biến đổi và được tính toán trước Do vậy, quản lýhoạt động giáo dục - đào tạo trong nhà trường không có nhiều vấn đề đột biến vàbất thường

Quá trình giáo dục - đào tạo ngoài lớp, ngoài nhà trường bao gồm các hoạtđộng diễn ra ngoài giờ lên lớp như: Tự học ở ký túc xá, sinh hoạt câu lạc bộ, cáchoạt động chính trị, xã hội, lao động xã hội, đặc biệt là các hoạt động tham gia thực

tế, thực tập ở các cơ sở hoạt động thực tiễn ngoài nhà trường luôn thiếu vắng nhữngđiều kiện sư phạm cần thiết, mặt khác lại phụ thuộc nhiều vào đặc thù của địa bànthực tập Do vậy, đặt ra cho công tác quản lý nhiều yêu cầu và nội dung mới phứctạp hơn

- Mục tiêu của quản lý là đích phải đạt tới của quá trình quản lý, nó địnhhướng và chi phối sự vận động của toàn bộ hệ thống quản lý Mục tiêu quản lý làkết quả mà chủ thể quản lý dự kiến sẽ đạt được do quá trình vận động của đối tượngquản lý trong những điều kiện xác định dưới sự điều khiển của chủ thể quản lý

Như vậy, mục tiêu quản lý quá trình giáo dục - đào tạo là đảm bảo số lượng

và chất lượng giáo dục - đào tạo toàn diện cho học sinh, sinh viên với các tiêu chuẩn

về chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, khoa học kỹ thuật - công nghệ, tay nghềthực hành và thể chất được quy định trong mục tiêu giáo dục - đào tạo Đó là kếtquả tổng hợp của nhiều hoạt động của quá trình giáo dục - đào tạo và các hoạt độngđảm bảo các điều kiện cho quá trình đó Từ mục tiêu chung của nhà trường trongquá trình quản lý còn phải xác định các mục tiêu cụ thể của từng môn học, từng họcphần, từng hoạt động, từng bài giảng, trong đó thực tập sư phạm cũng có mục tiêu

Trang 21

cụ thể riêng.

- Nội dung của quản lý quá trình giáo dục - đào tạo trong nhà trường bao gồm: + Quản lý mục tiêu nội dung chương trình giáo dục - đào tạo

+ Quản lý hoạt động của giảng viên, sinh viên

+ Quản lý các nguồn lực và môi trường, các điều kiện đảm bảo cho các hoạtđộng của nhà trường

- Các nguyên tắc quản lý quá trình giáo dục - đào tạo :

+ Nguyên tắc hướng đích: Quản lý nhà trường bao gồm rất nhiều hoạt độngkhác nhau nhưng đều hướng vào thực hiện mục tiêu đào tạo Nguyên tắc này đòi hỏimọi chủ trương, những quy định đề ra phải phục vụ cho việc đạt được mục tiêu giáodục - đào tạo của nhà trường Mọi nội dung, phương pháp và tổ chức quá trình giáodục - đào tạo phải đảm bảo nguyên lý giáo dục và đường lối chính sách giáo dụccủa Đảng và Nhà nước Nhà trường không đứng ngoài chính trị mà phải phục vụchính trị, đó là nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho việc giải quyết các vấn đề lý luận vàthực tiễn trong công cuộc đổi mới giáo dục đào tạo ngày nay ;

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ: Nguyên tắc này thể hiện mối quan hệ biệnchứng giữa sự tổ chức quản lý lãnh đạo tập trung của chủ thể quản lý với việc mởrộng dân chủ phát huy tối đa sáng kiến của đông đảo cán bộ, công nhân viên, giáoviên, học sinh, sinh viên vào các chủ trương dạy tốt, học tốt Nội dung của nguyêntắc đòi hỏi sự thống nhất hai mặt: vừa phải tăng cường quản lý tập trung đối với cácvấn đề trọng yếu, thống nhất quản lý và lãnh đạo, thống nhất ý chí, ngăn chặnkhuynh hướng vô chính phủ, đồng thời phải mở rộng quyền chủ động tham gia củacác cán bộ, công nhân viên, giáo viên, học sinh, sinh viên trong nhà trường ;

+ Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học: Giáo dục là hiện tượng xã hội phứctạp, quản lý quá trình giáo dục - đào tạo cần phải được xác định dựa trên những cơ

sở khoa học, nhất là lý luận về quản lý, vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuậtcủa các nghành khoa học kỹ thuật khác phục vụ cho giáo dục - đào tạo: Tâm lý học,giáo dục học, điều khiển học, tổ chức lao động khoa học…

- Phương pháp quản lý giáo dục - đào tạo :

Trang 22

Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượngquản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định

Căn cứ vào nội dung tác động, có các phương pháp quản lý cơ bản như sau:+ Các phương pháp tổ chức - hành chính: Đây là phương pháp dựa vàoquyền uy tổ chức của người quản lý để bắt buộc người dưới quyền phải chấp hànhmệnh lệnh quản lý Ưu thế của phương pháp này là: thực hiện công việc chung của

tổ chức được nhanh chóng, thống nhất, triệt để Vì vậy, nó thường phù hợp với cáctình huống quản lý cấp bách, khẩn trương Song nó cũng có những mặt hạn chế là

dễ lạm dụng quyền lực, hạn chế dân chủ, dễ gây tâm lý căng thẳng từ đối tượng bịquản lý Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này cần phải tuân thủ nguyên tắc tậptrung dân chủ, có quan tâm đến điều kiện cụ thể của các thành viên trong tổ chức.Mặt khác chủ thể quản lý phải chuyên môn hóa các chức năng, nhiệm vụ, tạo điềukiện tích lũy kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả công việc ;

+ Phương pháp kinh tế: Đây là phương pháp tác động của chủ thể quản lý tớiđối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế Phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chấtlàm động lực thúc đẩy con người hành động Ngoài tiền lương, tiền thưởng, phúclợi cũng là lợi ích bổ sung cho thu nhập của con người Ưu điểm của phương phápnày là, cho phép mỗi người tự quyết định làm việc như thế nào để có lợi ích cho bảnthân và cho tổ chức Tuy nhiên, nếu lạm dụng nó dễ dẫn đến chỗ làm ăn phi pháp,phi đạo lý ;

+ Phương pháp tâm lý - giáo dục: Đây là phương pháp tác động đến đốitượng quản lý thông qua các quan hệ tâm lý, tư tưởng, tình cảm Phương pháp nàydựa vào uy tín của người quản lý để lôi cuốn mọi người trong tổ chức hăng hái, tíchcực tham gia công việc

1.2.4 Thực tập, thực tập sư phạm và thực tập sư phạm tốt nghiệp, thực tập

sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm

- Thực tập : Theo từ điển tiếng Việt, "Thực tập là việc tập làm trong thực tế

để áp dụng và củng cố lý thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ chuyên môn" [27]

- Thực tập sư phạm là hoạt động vận dụng những tri thức khoa học về

Trang 23

chuyên môn nghiệp vụ của sinh viên vào việc tập luyện giảng dạy và giáo dục họcsinh nhằm hình thành năng lực sư phạm của người giáo viên trong tương lai Trongquá trình thực tập, sinh viên được tập làm một cách trọn vẹn các nhiệm vụ của mộtgiáo viên [18]

- Thực tập sư phạm tốt nghiệp là hoạt động giúp cho các trường sư phạm

nhìn nhận, đánh giá lại kết quả đào tạo, có những nhận định cụ thể hơn về chấtlượng đào tạo người giáo viên, trên cơ sở đó đề ra phương hướng cải tiến công tácđào tạo những giáo viên tương lai trong trường sư phạm

- Thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường CĐSP

Là hoạt động vận dụng những tri thức khoa học về chuyên môn nghiệp vụ

của sinh viên vào việc tập luyện chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non nhằm hìnhthành năng lực sư phạm và những phẩm chất cần thiết của người giáo viên mầm nontrong tương lai có đủ khả năng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 3 tháng - 72 tháng tuổi

1.2.5 Biện pháp quản lý, biện pháp quản lý thực tập sư phạm

Theo từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê Biện pháp là cách làm, cáchthức tiến hành giải quyết một vấn đề cụ thể [27]

- Biện pháp quản lý là những cách thức cụ thể để thực hiện nội dung quản lý Vì

đối tượng quản lý phức tạp nên đòi hỏi các biện pháp quản lý phải đa dạng, phong phú

và linh hoạt phù hợp với đối tượng quản lý trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể

- Biện pháp quản lý thực tập sư phạm: Là nội dung, cách thức, cách giải

quyết một số vấn đề cụ thể nào đó của chủ thể quản lý về tổ chức quản lý thực tập

sư phạm, mà chủ thể quản lý chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện

1.3 Thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm

1.3.1 Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

Người giáo viên , ngoài hiểu biết sâu rộng chuyên môn của mình, phải có kỹnăng, kỹ xảo nghề để làm tốt công việc giảng dạy giáo dục học sinh Đối với sinhviên chuyên ngành mầm non cần phải biết vận dụng những kiến thức tâm lý học,

Trang 24

giáo dục học và phương pháp giảng dạy các môn học để tổ chức các hoạt động giáodục trẻ mầm non Vì vậy, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chuyên ngànhmầm non là rất cần thiết.

Bất cứ quá trình hình thành kỹ năng nghề nào cũng được chia làm hai giaiđoạn: Giai đoạn ở trường dạy nghề và giai đoạn trực tiếp hoạt động trong thực tếsau khi ra trường Sự hình thành kỹ năng sư phạm cũng vậy, ở giai đoạn đầu, trường

sư phạm cung cấp cho học sinh những tri thức, kỹ năng về nghề Giai đoạn hai làquá trình hoạt động thực tiễn của học sinh sau khi ra trường để phát triển và hoànthiện kỹ năng, kỹ xảo

Những năm học ở trường Cao đẳng Sư phạm là cơ sở quan trọng để sinh viênrèn luyện tay nghề của mình Kỹ năng sư phạm của sinh viên được phát triển vàhoàn thiện trong giáo dục trẻ sau này Do vậy, rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinhviên chuyên ngành mầm non là vô cùng quan trọng và phải được tổ chức một cáchhợp lý với nhiều hình thức khác nhau

Hình thức thứ nhất là thông qua việc học tập các bộ môn kiến thức GD đạicương, kiến thức GD chuyên nghiệp, qua các giờ thực hành

+ Các bộ môn kiến thức GD đại cương, giúp cho sinh viên có hiểu biết về tự

nhiên, về kinh tế, chính trị - xã hội

+ Các môn giáo dục chuyên nghiệp: Kiến thức cơ sở ngành (tâm lý học đạicương, giáo dục học đại cương, mĩ thuật, âm nhạc và múa; kiến thức ngành (tâm lýtrẻ em lứa tuổi mầm non, giáo dục học mầm non, phương pháp phát triển ngôn ngữ,

phương pháp cho trẻ làm quen với toán, … có vai trò quan trọng trong việc rèn tay

nghề cho sinh viên để trở thành cô giáo mầm non tương lai Các bộ môn này cungcấp cho sinh viên những tri thức nghiệp vụ cơ bản và rèn kỹ năng, kỹ xảo cần thiết

để sau này có đủ khả năng chăm sóc và giáo dục trẻ

Hình thức thứ hai là thông qua hoạt động rèn luyên nghiệp vụ sư phạm, ởtrường cao đẳng sư phạm, có thể tổ chức cho sinh viên rèn luyện nghiệp vụ sư phạmdưới nhiều hình thức khác nhau: thông qua những buổi thực hành của từng bộ môn

Trang 25

(các em được tập thiết kế giáo án, tổ chức các tiết dạy …) để vận dụng lý thuyết đãhọc vào thực tế, hình thức này được tiến hành từ năm thứ nhất;

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên giúp cho sinh viên làm quen vớitrường, nhóm, lớp mầm non, với trẻ và với các công việc chăm sóc - giáo dục trẻ.Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên giúp cho sinh viên nắm chắc hơn phần

lý thuyết đã học, có cơ hội rèn luyện kỹ năng sư phạm tốt hơn

Thực tập là hình thức dạy học tại trường mầm non với nhiệm vụ chủ yếu làhình thành và rèn luyện cho sinh viên kỹ năng, kỹ xảo về nghề mà trong tương lai

họ sẽ đảm nhiệm

1.3.2 Vai trò của thực tập sư phạm

- Đối với sinh viên

Là nội dung nằm trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non có trình độCĐSP, khi thực hiện TTSP tốt nghiệp có nhiều tác dụng đối với mỗi sinh viên

Một là hình thành cho sinh viên hệ thống kỹ năng của nghề dạy học phù hợp vớichuyên ngành đào tạo Sự trưởng thành của sinh viên được thể hiện ở mức độ nhuầnnhuyễn các thao tác trong từng việc làm cụ thể Sự tổ hợp các thao tác sẽ hình thành nênnhững kỹ năng tương ứng Trong quá trình tạo lập kỹ năng, sinh viên phải có khả năngquan sát tinh tế sự diễn biến của các hiện tượng để phát hiện ra mức độ khó - dễ của cácthao tác mà từ đó phân chia thời gian tập luyện một cách phù hợp

Hai là thực hiện tốt nội dung thực tập tốt nghiệp ở năm thứ ba, sinh viên sẽ hìnhdung được rõ hơn về những phẩm chất, kỹ năng sư phạm cần thiết đối với cô giáo mầmnon để thực hiện có hiệu quả các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non theo yêucầu của xã hội đề ra Từ đó, sinh viên soi vào bản thân mình xem mình có những ưuđiểm, nhược điểm gì để có những biện pháp phát huy những tiềm năng và khắc phụcnhững hạn chế của bản thân, làm phong phú thêm hành trang vào đời của mình Như vậythực tập sư phạm tốt nghiệp mang đến cho sinh viên một tầm nhìn vừa có tính khái quát,vừa có tính cụ thể về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của trường mầm non nóichung, về người giáo viên mầm non nói riêng

Trang 26

Ba là nhờ có sự gắn liền lý luận với thực tiễn trong nội dung học phần thực tập

sư phạm tốt nghiệp mà sinh viên có thể nhận thức đầy đủ và đánh giá đúng đắn về bảnthân Mỗi sinh viên tự nhận thấy những khả năng, yếu điểm của bản thân để từ đó tựmình cố gắng vươn lên, phát huy những tiềm năng của bản thân và có những biện phápkhắc phục dần những yếu điểm Tuy nhiên vấn đề tự đánh giá được chính mình là mộtvấn đề không dễ Như Bác Hồ nói: " Biết người cố nhiên là khó Tự biết mình cũngkhông phải dễ Đã không tự biết mình thì khó mà biết người Vì vậy, muốn biết đúng

sự phải trái ở người ta, thì trước tiên phải biết đúng sự phải trái của mình" [Hồ ChíMinh, "Sửa đổi lề lối làm việc" NXBST, tr, 55 - 56]

Bốn là qua đợt thực tập sư phạm tốt nghiệp, tình cảm nghề nghiệp của sinhviên được tăng lên rõ rệt Từ hiểu biết lý luận về khoa học sư phạm, đến quan sátthực tiễn giáo dục ở trường mầm non và qua những việc làm của bản thân trong thờigian thực tập, sinh viên nhận ra rằng, muốn đạt được kết quả cao trong các hoạtđộng giáo dục, người giáo viên không những có năng lực chuyên môn vững mà còncần phải có tình cảm nghề nghiệp chân chính Bởi vì bản chất của hoạt động sưphạm là rất phức tạp, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật Hơn nữa,

từ nhận thức đến hành động bao giờ cũng còn một khoảng cách, chất liệu nối liềngiữa nhận thức và hành động lại với nhau, đó là tinh thần tự giác, lòng nhiệt tình vàsay mê với công việc Chính trong thời gian thực tập ở trường mầm non, sinh viênđược tiếp xúc với những đồng nghiệp trong tương lai của mình và các cháu mầmnon, giúp cho sinh viên có dịp hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn tính chất đặc thù củangười giáo viên mầm non, đó là sự giàu có về tình người, về tính nhân văn, tấmlòng nhân ái, tình cảm cô dành cho trẻ như người mẹ, người cô, người chị Nếu côgiáo có tình cảm nghề nghiệp, tình yêu thương trẻ thì sẽ là động lực thúc đẩy tốt đếnchất lượng, hiệu quả cho hoạt động giáo dục Như V.A Xukhômlinki đã nói: "Bạnchớ quên một sự thật sơ đẳng, nhưng rõ ràng quan trọng là: người thầy giáo phải cólòng yêu người, yêu nghề tha thiết để mãi mãi giữ cho tinh thần hăng hái, trí tuệminh mẫn, ấn tượng tươi mát và tình cảm nhạy bén Thiếu các phẩm chất ấy, lao

Trang 27

động của nhà giáo sẽ trở thành một thứ cực hình như vậy, lòng yêu người, yêu nghề

là cái gốc quyết định năng suất lao động của người thầy

Năm là thực tập sư phạm còn giúp cho sinh viên học hỏi thêm về những điềutrong cuộc sống và nhất là tiếp thu được những kinh nghiệm nghề nghiệp của nhữngđồng nghiệp đi trước

Như vậy, thông qua hoạt động thực tập sư phạm sinh viên có điều kiện rènluyện kỹ năng sư phạm và các phẩm chất của người giáo viên mầm non tương lai.Đồng thời sinh viên có cơ hội đánh giá năng lực nghề của mình để có kế hoạch tựhọc và tự rèn nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội

- Đối với trường cao đẳng sư phạm

Thực tập sư phạm là dịp tốt để giúp cho trường cao đẳng sư phạm kiểm trađược trình độ nghề nghiệp của những giáo viên mầm non tương lai, đánh giá chấtlượng đào tạo của nhà trường để từ đó điều chỉnh, đổi mới nội dung, phương phápđào tạo cho phù hợp;

Thông qua hoạt động thực tập sư phạm, trường cao đẳng sư phạm thực hiệnđược việc kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, giữa học với hành, giữa trường caođẳng sư phạm với trường mầm non và với xã hội;

Khi tham gia quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực tập cho sinh viên, giảng viêntrường cao đẳng sư phạm có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về chuyên mônnghiệp vụ mầm non để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm noncủa nhà trường

Thực tiễn đào tạo giáo viên mầm non trong nhiều năm, đã khẳng định vị tríquan trọng của hoạt động thực tập sư phạm trong quá trình đào tạo của nhà trường

Có hoạt động thực tập sư phạm sinh viên có cơ hội được trải nghiệm những hiểubiết về chuyên ngành mầm non mà các giảng viên trường cao đẳng trau dồi, cácsinh viên được làm những công việc chăm sóc - giáo dục trẻ, từ đó củng cố phần lýthuyết đã học, rèn luyện những kỹ năng sư phạm, tăng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ,đồng thời sinh viên cũng lường trước được những khó khăn, vất vả của công việc

nuôi dạy trẻ mầm non

Trang 28

1.3.3 Mục tiêu và nội dung của thực tập sư phạm

a Mục tiêu

Hoạt động thực tập sư phạm nhằm tạo điều kiện cho sinh viên vận dụngnhững kiến thức đã học vào thực tế giáo dục trẻ, hình thành hệ thống những kỹ năng

và phẩm chất nghề nghiệp theo yêu cầu nghề nghiệp

Mục tiêu của thực tập sư phạm được cụ thể như sau:

- Về tư tưởng đạo đức, tinh thần thái độ:

+ Giáo dục cho sinh viên có ý thức tổ chức kỉ luật, tự giác thực hiện nghiêmtúc các nhiệm vụ của đợt thực tập;

+ Có lòng yêu nghề, mến trẻ, yêu thương, gần gũi trẻ;

+ Khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm của giáo viên hướng dẫn thực tập và củacác bạn, gần gũi với các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non và vớiphụ huynh trẻ;

+ Tác phong giản dị, có cách ứng xử văn hóa

+ Kỹ năng quan sát, giao tiếp, ứng xử sư phạm;

+ Kỹ năng đánh giá các hoạt động của trẻ, của các bạn bề và của bản thân;+ Kỹ năng làm đồ dùng, trang trí nhóm, lớp trẻ;

Trang 29

+ Kỹ năng tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh trẻ trong việc giáo dục trẻ.

b Nội dung

Nội dung thực tập sư phạm được đề ra dựa vào nhiệm vụ của người giáoviên Khác với các ngành học khác, ở ngành học mầm non, người giáo viên thựchiện các nhiệm vụ rất đặc trưng Ở các ngành học khác nhiệm vụ dạy học là chủ yếunhưng đối với giáo dục mầm non thì nhiệm vụ dạy học chỉ là một trong những côngviệc hàng ngày của giáo viên Nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh cho trẻ cũngkhông được xem nhẹ

Dựa vào chương trình giáo dục trẻ mầm non của Bộ Giáo dục - Đào tạo banhành, các trường Sư phạm, khoa mầm non thiết kế chương trình thực tập sư phạmcho phù hợp

Nội dung thực tập bao gồm:

- Tìm hiểu thực tế địa phương

+ Nghe báo cáo của đại diện ban giám hiệu trường mầm non về việc thựchiện mục tiêu của ngành; công tác chỉ đạo thực hiện chuyên môn của trường; việcxây dựng cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo dục

+ Báo cáo của địa phương, nơi trường mầm non - cơ sở thực tập của sinhviên về tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương; về vấn đề xã hội hóagiáo dục và phong trào xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo ở địa phương

+ Báo cáo của giáo viên giỏi trường mầm non về những bài học và hướngphấn đấu để trở thành người giáo viên giỏi

+ Tham quan cơ sở vật chất của nhà trường, cơ sở văn hóa của địa phương,tham gia một số hoạt động văn hóa, giáo dục của địa phương, xem một số kế hoạch,

sổ sách có liên quan đến nội dung thực tập

Qua việc tìm hiểu thực tế của địa phương, giúp các em sinh viên có thêmkinh nghiệm để tổ chức hoạt động giáo dục trẻ tốt hơn trong đợt thực tập sư phạm

- Thực tập công tác chăm sóc - giáo dục trẻ

+ Thực tập về công tác tổ chức quản lý nhóm, lớp mầm non

Trang 30

Tổ chức quản lý nhóm, lớp mầm non là việc tổ chức các hoạt động giáo dụctrẻ trong từng ngày, từng tuần đảm bảo sự hài hòa, hợp lý giữa các hoạt động chămsóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ Việc giáo dục trẻ phải thể hiện được ý thức tráchnhiệm cao, tình cảm yêu thương trẻ mới mang lại hiệu quả cao trong giáo dục.

+ Thực tập về vệ sinh, chăm sóc Hoạt động này được đan xen trong các hoạtđộng trong ngày như:

Đón trẻ, trả trẻ

Tổ chức ăn, ngủ cho trẻ

Vệ sinh thân thể trong ngày

Vệ sinh sau mỗi hoạt động

Vệ sinh môi trường

Để làm những công việc trên thì sinh viên cần lên kế hoạch, nắm vững cácthao tác, cách hướng dẫn trẻ

+ Thực tập về nuôi dưỡng trẻ

Mỗi sinh viên thực tập ở nhóm dinh dưỡng từ 5 - 6 ngày Trong những ngàysinh viên xuống nhóm dinh dưỡng thực tập thì sinh viên phải lên thực đơn cho phùhợp với kinh phí mà cha mẹ trẻ đóng góp và mùa trong năm, tính khẩu phần ăn, sosánh đối chiếu với nhu cầu cần của trẻ để từ đó có những đề xuất với trường mầmnon về vấn đề thay đổi thực đơn cho phù hợp Trong quá trình thực hiện chế biếnthức ăn phải đảm bảo nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Thực tập về tổ chức hoạt động học của trẻ theo đổi mới nội dung chươngtrình giáo dục trẻ

Mỗi ngày sinh viên chỉ phải dạy từ 1 đến 2 tiết với thời gian khoảng từ 15đến 30 phút tùy thuộc vào mỗi độ tuổi khác nhau nhưng sinh viên phải rất nỗ lực đểchuẩn bị giáo án, đồ dùng, phương tiện dạy học, tập các kỹ năng lên lớp với cáchình thức khác nhau (tổ chức học cả lớp, nhóm, cá nhân) Đối với mỗi bài dạy phảidạy theo quan điểm tích hợp, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ,phải dạy theo nhu cầu và khả năng của trẻ Như vậy, trong đợt thực tập các em sinh

Trang 31

viên được rèn luyện các kỹ năng thiết kế giáo án, kỹ năng giao tiếp với trẻ, xử lí cáctình huống rất tốt.

+ Thực tập tổ chức hoạt động chơi, chơi ở các thời điểm trong ngày của trẻ ởnhóm, lớp mầm non Đặc biệt chú ý đến việc tổ chức hoạt động chơi theo các góc( góc xây dựng, góc học tập, góc nghệ thuật, góc sách, góc thiên nhiên…) Để tổchức hoạt động chơi sinh viên phải lên kế hoạch cho phù hợp với các nội dung hoạtđộng khác, phù hợp với chủ điểm, phù hợp với điều kiện thực tế Khi hướng dẫn trẻchơi thì phải đảm bảo các nguyên tắc tự nguyện, hứng thú và có những biện phápđộng viên, khuyến khích trẻ chơi tích cực cùng nhau

- Thực tập về tuyên truyền phối hợp với gia đình trong việc giáo dục trẻHoạt động tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trẻ có vai trò rất quan trọng đểgóp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trẻ Khi đi thực tập sinh viên cầnphải chú ý gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện với phụ huynh trẻ về những vấn đề cần phốihợp giáo dục trẻ như chào hỏi, tự làm những công việc tự phục vụ…; trang trí góctuyên truyền về vấn đề lễ giáo, dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh…, tùy thuộc vàonơi thực tập, nhóm, lớp phụ trách, nếu yếu mặt nào thì sẽ tập trung tuyên truyềnnhiều hơn Chú ý đến trưng bày sản phảm của trẻ, đặc biệt ghi chép nội dung cầnthiết vào sổ cá nhân cho trẻ

- Thực tập làm bài tập nghiên cứu tâm lý trẻ

Các em sinh viên tập làm bài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu đặc điểm sựphát triển tri giác của trẻ mầm non, đặc điểm sự phát triển trí nhớ của trẻ mầm non,tìm hiểu thực trạng trò chơi học tập đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo…Thông qua nội dung thực tập này sinh viên được làm công tác nghiên cứu khoa họcgiáo dục mầm non, giúp sinh viên có thể hiểu thêm về đặc điểm phát triển tâm lýcủa trẻ, biết được những nhu cầu, khả năng phát triển của trẻ từ đó tìm ra nhữngbiện pháp giáo dục phù hợp với từng trẻ Ngoài ra chính những bài tập nghiên cứunày làm tăng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ của sinh viên

Kết quả thực tập của sinh viên được đánh giá theo các nội dung trên.

Trang 32

1.4 Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm

1.4.1 Vị trí, vai trò của quản lý thực tập sư phạm

Thực tập sư phạm là quá trình giáo dục - đào tạo ngoài lớp học, ngoài nhàtrường sư phạm được tiến hành theo các nội dung quy định bắt buộc trong chươngtrình do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành và do ngành nghề quy định Do vậy, quản

lý thực tập sư phạm với sự tham gia phối hợp giữa trường cao đẳng sư phạm vàtrường mầm non là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả thực

b Nội dung

Nội dung quản lý thực tập sư phạm bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch thực tập sư phạm

Xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình thực tập sư phạm; xây dựng quytrình tổ chức thực tập sư phạm

Để đạt được mục tiêu đã đề ra thì cần có biện pháp tổ chức và chỉ đạo thực hiện

- Tổ chức thực hiện thực tập sư phạm: Tổ chức thực hiện nội dung chươngtrình và quy trình tổ chức thực tập sư phạm, trong đó bao gồm tổ chức hoạt động củagiáo viên hướng dẫn và hoạt động thực tập của sinh viên

- Lãnh đạo, chỉ đạo thực tập sư phạm nhằm đảm bảo việc thực hiện tốt mụctiêu, nội dung thực tập sư phạm, cơ sở vật chất, kinh phí chi cho TTSP

Xây dựng hoặc cụ thể hóa văn bản quy định về nội quy, quy chế, hướng dẫn TTSP.Chỉ đạo, giám sát thường xuyên quá trình TTSP của sinh viên

Trang 33

Ban chỉ đạo thực tập sư phạm các cấp (sở Giáo dục - Đào tạo, trường Caođẳng Sư phạm, trường mầm non) cùng phối hợp tham gia chỉ đạo triển khai thựchiện thực tập sư phạm, kiểm tra, giám sát và đánh giá thực tập sư phạm Các giáoviên mầm non, được phân công phụ trách nhóm sinh viên thực tập, quản lý việcthực hiện các nội dung thực tập, kiểm tra, đánh giá

- Kiểm tra, đánh giá thực tập sư phạm bao gồm kiểm tra đánh giá hoạt độngcủa giáo viên hướng dẫn (giảng viên CĐSP và giáo viên mầm non) và đặc biệt làhoạt động thực tập sư phạm của sinh viên, đảm bảo cho hoạt động sư phạm bám sátmục tiêu đào tạo, hình thành các kĩ năng nghề cho sinh viên

Xây dựng và thực hiện văn bản kiểm tra, đánh giá kết quả TTSP, quản lí hoạt độngkiểm tra, đánh giá kết quả TTSP

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên nhằm theo dõi, thúc đẩy và khuyến khíchsinh viên phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế tiêu cực, hoàn thiện nhân cách,chuẩn bị cho sinh viên những năng lực, kỹ năng sư phạm và phẩm chất cần thiết củagiáo viên mầm non như yêu nghề, mến trẻ bước vào nghề giáo viên mầm non

Để nâng cao chất lượng thực tập sư phạm của sinh viên cần phải làm tốt cácnội dung trên Hoạt động quản lý có hiệu lực khi nó dựa trên các văn bản pháp quycủa nhà nước Do vậy, muốn quản lý tốt thực tập sư phạm của sinh viên cần phânloại các văn bản quy định hiện hành để phục vụ hoạt động quản lý đạt hiệu quả

Trong việc tổ chức, quản lý thực tập cho sinh viên, trường CĐSP với tư cách

là chủ thể quản lý, có nhiệm vụ cụ thể hóa mục tiêu đào tạo vào từng khâu của quátrình dạy học chủ động với nội dung và phương pháp quản lý thực tập sư phạm đạthiệu quả Trường CĐSP cùng trường mầm non tham gia quản lý thực tập sư phạm.Ban chỉ đạo thực tập được thành lập với các thành viên của trường CĐSP, cácphòng nghiệp vụ mầm non của sở Giáo dục – Đào tạo và trường mầm non Ban chỉđạo thực tập sư phạm phân công nhiệm vụ quản lý cho từng người và ủy quyềnquản lý những mặt công tác cụ thể Quan trọng là phải có sự phối hợp chặt chẽ giữacác thành viên trong ban chỉ đạo thực tập sư phạm, giáo viên hướng dẫn thực tập sưphạm của trường mầm non trong việc quản lý thực tập sư phạm của sinh viên

Trang 34

Trong quá trình thực tập sư phạm, ban chỉ đạo thực tập cần thường xuyênkiểm tra, đánh giá giáo viên hướng dẫn thực tập và sinh viên thực tập có thực hiệnđúng theo kế hoạch và phương pháp đánh giá không và có những khuyến khích,điều chỉnh kế hoạch và phương pháp đánh giá cho phù hợp với điều kiện thực tiễncủa cơ sở thực tập

1.4.3 Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc tổ chức thực tập sư phạm

Để đảm bảo cho thực tập sư phạm phát huy được tốt vai trò quan trọng trongtiến trình đào tạo giáo viên thì cần phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản trongquản lý thực tập sư phạm Có một số tác giả nghiên cứu vấn đề này như NguyễnNhư An, Nguyễn Đình Chỉnh và tập thể cán bộ quản lý trường Cao đẳng Sư phạmHuế đã dưa một số nguyên tắc chỉ đạo quản lý thực tập trong bài "Hướng dẫn thựchiện công tác thực tập sư phạm năm thức ba, năm học 2009 - 2010" Sau khi nghiêncứu những nguyên tắc chỉ đạo thực tập sư phạm của các tác giả , chúng ta có thểkhái quát một số nguyên tắc như sau:

a Đảm bảo tính nghề nghiệp trong đào tạo

Các trường Sư phạm cần phải xây dựng được mô hình thực tập sư phạm cócấu trúc, nội dung giáo dục theo hướng đổi mới, đảm bảo được những yêu cầu vềnăng lực, phẩm chất, kỹ năng cần thiết của người giáo viên trong tương lai

b Đảm bảo tính toàn diện về các mặt hoạt động thực tập sư phạm

Thực tập sư phạm phải đảm bảo mục tiêu góp phần đào tạo giáo viên vừahồng, vừa chuyên, một mặt củng cố phần kiến thức chuyên ngành, rèn luyện kỹnăng sư phạm, mặt khác phải giúp cho sinh viên tăng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ

c Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong hoạt động thực tập sư phạm

Trong quá trình chỉ đạo thực tập sư phạm từng bước đưa sinh viên từ đối tượngcủa thực tập sư phạm thành chủ thể trong đợt thực tập sư phạm Ngay từ những buổiđầu chỉ đạo cho sinh viên được thâm nhập thực tế, hiểu được đặc điểm tình hình củanhà trường, một số tập tục của địa phương, tình hình kinh tế, chính trị, an ninh của địaphương, nơi trường đóng Cho sinh viên được tham gia dạy, bình điểm mẫu cho các

Trang 35

hoạt động chăm sóc - giáo dục để sinh viên nắm được chuẩn đánh giá các hoạt độnggiáo dục để từ đó tích cực, chủ động phấn đấu thực tập tốt và chủ động nhận xét, đánhgiá hoạt động chăm sóc - giáo dục của bạn và của chính mình

d Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa Cao đẳng Sư phạm với trường mầm non - cơ sở thực tập sư phạm và ban chỉ đạo thực tập sư phạm

Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong việc đẩm bảo thực hiện tốt các nộidung thực tập, nhằm đạt được mục tiêu mà trong kế hoạch thực tập đã đề ra Đảmbảo tốt nguyên tắc này còn giúp cho đào tạo nghề của nhà trường sát với thực tiễngiáo dục trẻ, giúp cho việc điều chỉnh về một số nội dung thực tập chưa phù hợp,hay có những đánh giá thường xuyên về tiến trình thực tập sư phạm cho sinh viên

và có những bài học rút kinh nghiệm kịp thời cho sinh viên tự điều chỉnh nhữngphẩm chất và kỹ năng sư phạm cần thiết

Tiểu kết chương 1

Thực tập là khâu quan trong trong quá trình đào tạo giáo viên, được xem xéttrong mối quan hệ chặt chẽ với các khâu khác trong hoạt động đào tạo của nhàtrường Tổ chức quản lý tốt hoạt động thực tập sư phạm sẽ góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo của nhà trường Hoạt động thực tập sư phạm là hoạt động ở ngoài nhàtrường nên lại càng cần phải thực hiên tốt các nội dung quản lý như: Xây dựng mụctiêu, nội dung chương trình và kế hoạch thực tập sư phạm; lãnh đạo, chỉ đạo tổ chứcthực hiện hoạt động thực tập sư phạm nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nội dung thựctập sư phạm; tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập sư phạm để có thểphát hiện những sai sót, vướng mắc mà kịp thời uốn nắn, sửa sai nhằm nâng caochất lượng thực tập sư phạm

Trang 36

Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC TẬP SƯ PHẠM VÀ QUẢN LÝ THỰC TẬP

SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH MẦM NON

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÁI BÌNH

2.1 Khái quát về tình hình nhà trường

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển nhà trường

Tiền thân của trường CĐSP Thái Bình là trường sư phạm trung cấp, được thànhlập vào năm 1959 Năm 1965 trường được nâng cấp và đổi tên trường thành trường sưphạm cấp II, và trở thành trường CĐSP Thái Bình năm 1978 Tiếp đó trường CĐSPThái Bình tiếp nhận sáp nhập Trung học sư phạm năm 1997 và trường Cán bộ quản lýgiáo dục năm 2004 Trường CĐSP Thái Bình luôn khẳng định những đóng góp to lớncủa các thế hệ cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên đã vượt qua biết bao gian khó,phấn đấu không ngừng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của nhà trường

Trường CĐSP Thái Bình có 235 cán bộ giảng viên và nhân viên

- Trường có tổng số cán bộ giảng dạy là 175 giảng viên, trong đó: Tiến sĩ 1,thạc sĩ 57, sau đại học 24, cử nhân 93

- Về chính quyền, các đoàn thể:

+ Ban giám hiệu:

1 hiệu trưởng, 4 hiệu phó Hiện tại 1 hiệu phó vừa nghỉ hưu;

+ Các phòng , khoa và các tổ trực thuộc của trường:

6 phòng, ban chức năng (Tổ chức - chính trị và công tác sinh viên, Hànhchính tổng hợp, Quản trị đời sống, Tài vụ, Nghiên cứu khoa học, ban Thanh tra);

6 khoa và 2 tổ trực thuộc của trường (khoa Tự nhiên, Xã hội, Ngoại ngữ,Giáo dục Tiểu học - Mầm non, Năng khiếu,Cán bộ quản lý giáo dục; tổ Tâm lý giáodục, tổ Chính trị);

Trang 37

cả các máy tính được nối mạng LAN và kết nối Internet với 2 đường truyền tốc độcao (01 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, 01 của đường truyền ADSL từ bưu điện tỉnhThái Bình); …

2.1.4 Những thành tích của nhà trường

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, trường CĐSP Thái Bình đã đạt đượcnhiều thành tích, cả tập thể và cá nhân được nhận nhiều huân huy chương, bằngkhen, giấy khen của Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh TháiBình tặng Hàng năm nhà trường đào tạo hàng ngàn sinh viên hệ cao đẳng chínhquy Ngoài ra nhà trường còn đào tạo nâng chuẩn các giáo viên mầm non, tiểu họclên hệ cao đẳng; đào tạo 10 lớp học tiểu học; liên kết đào tạo các lớp đại học hệ vừalàm vừa học với các trường đại học (Thái Nguyên, Sư phạm I, Khoa học xã hộinhân văn…), mở các lớp đào tạo sau đại học, đào tạo cấp chứng chỉ Tiếng Anhchương trình A, B, C; Tin học A, B; Nghiệp vụ sư phạm…Hàng năm nhà trườngđều khuyến khích và có yêu cầu bắt buộc cho các khoa, phòng, ban, tổ bộ mônnghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường, cấp bộ Trong 5 năm vừa qua, trườngnghiệm thu 299 đề tài, cấp cơ sở là 284 đề tài, cấp bộ là 15 đề tài Nhà trường đẩymạnh phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường bồi dưỡng ứng dụngCNTT vào dạy học

Trang 38

Hướng tới năm học 2010 - 2011 nhà trường chuyển sang đào tạo theo hệthống tín chỉ cho hệ cao đẳng chính quy và sẽ nâng cấp nhà trường lên đại học TháiBình vào năm 2018

2.2 Thực trạng thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình

Để đánh giá thực trạng thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầmnon trường CĐSP Thái Bình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tài liệu, văn bản tổchức chỉ đạo thực tập sư phạm, đồng thời điều tra 3 loại đối tượng bằng các phiếuhỏi (phụ lục 1, 2, 3) và tiến hành toạ đàm, trao đổi trực tiếp khi cần :

- 6 sinh viên khoá (2005 - 2008) , 5 sinh viên khoá (2006 - 2009), 19 sinh viênchuyên ngành mầm non khoá (2007 - 2010) của trường CĐSP Thái Bình3;

6 người trong ban giám hiệu và 24 giáo viên MN của trường mầm non Hoa Hồng thành phố Thái Bình, xã Song An - huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình;

8 cán bộ quản lý và 24 giảng viên trường CĐSP Thái Bình

Các đối tượng điều tra là những người có liên quan trực tiếp đến thực tập sưphạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường CĐSP Thái Bình Mỗi ngườigiữ vị trí, vai trò khác nhau trong thực tập sư phạm nên tổng hợp ý kiến, đánh giácủa họ sẽ là những thông tin cần thiết để rút ra những kết luận khách quan đối với

đề tài nghiên cứu

- Làm tăng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ của sinh viên

Trang 39

2.2.2 Nội dung thực tập sư phạm

Nội dung thực tập sư phạm bao gồm:

- Tìm hiểu thực tế địa phương

+ Ở nội dung này sinh viên nghe báo cáo của ban giám hiệu về việc thựchiện mục tiêu của ngành mầm non, công tác chỉ đạo chuyên môn của nhà trườngcũng như các hoạt động đoàn thể khác của nhà trường và những thành tích mà nhàtrường đã đạt được trong những năm qua;

+ Báo cáo của giáo viên giỏi của trường mầm non về những bài học trongviệc cố gắng nỗ lực phấn đấu để đạt được giáo viên giỏi;

+ Báo cáo của cán bộ địa phương về phong trào giáo dục và về một số nét cơbản của các hoạt động văn hoá, an ninh của xã, phường nơi trường mầm non đóng;

+ Thăm quan cơ sở vật chất của trường mầm non

- Thực tập về công tác tổ chức, quản lý giáo dục trẻ

+ Tập làm các công việc chính của người giáo viên mầm non;

+ Phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ

- Thực tập công tác giảng dạy

+ Xây dựng kế hoạch thực tập cho cả đợt;

+ Dự giờ lớp mẫu giáo điểm 1 ngày và nhà trẻ điểm 1 ngày;

+ Tổ chức rút kinh nghiệm (Ban chỉ đạo, giáo viên hướng dẫn, sinh viên);+ Sinh viên dạy bình điểm (nhà trẻ, mẫu giáo);

+ Xuống nhóm lớp 2 đợt: nhà trẻ, mẫu giáo;

+ Soạn giáo án, phê duyệt giáo án;

Sinh viên soạn giáo án

Trang 40

Cá nhân tập dạy theo nhóm có giáo viên hướng dẫn dự, tổ chức rút kinhnghiệm, bổ sung đóng góp ý kiến.

Lên lớp dạy 10 tiết: 6 tiết nhà trẻ, 4 tiết mẫu giáo

Thực tập làm dinh dưỡng 4 ngày cả đợt

- Làm báo cáo thu hoạch

Cuối đợt thực tập mỗi sinh viên làm một báo cáo thu hoạch về các nội dungthực tập trên

Thời gian thực tập: 8 tuần

2.2.4 Những mặt mạnh, mặt yếu và những nguyên nhân dẫn đến những mặt yếu trong quá trình thực tập sư phạm

Để đánh giá kết quả hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên, chúng tôidùng câu hỏi 3, 4, 5 trong phụ lục 1và 2 để trưng cầu ý kiến các đối tượng đượcđiều tra về những mặt mạnh, mặt yếu và những nguyên nhân dẫn đến mặt yếu trongquá trình thực tập sư phạm Kết quả thu được như sau:

a Những mặt mạnh của sinh viên trong quá trình thực tập sư phạm

Kết quả ý kiến về các mặt mạnh của sinh viên được thống kê và cho điểmcác mức độ biểu hiện như sau:

+ Mức độ đánh giá rất đúng là A: 3 điểm

+ Mức độ đánh giá đúng là B: 2 điểm

+ Mức độ đánh giá phân vân là C: 1 điểm

+ Mức độ đánh giá không đúng là D: 0 điểm

Ngày đăng: 17/04/2013, 16:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Việt Bắc, (2006), "Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên", Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
Tác giả: Nguyễn Việt Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
2. Ban bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40-CT/TW, về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo về cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo về cán bộ quản lý giáo dục
Tác giả: Ban bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2004
3. Bộ giáo dục & Đào tạo (2000), "Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010", nhà xuất bản giáo dục - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010
Tác giả: Bộ giáo dục & Đào tạo
Nhà XB: nhà xuất bản giáo dục - Hà Nội
Năm: 2000
6. Kim Văn Chính (2004), Giáo trình "Tâm lý học lãnh đạo, quản lý", Nxb Lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lãnh đạo, quản lý
Tác giả: Kim Văn Chính
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2004
7. Phạm Khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương, Đại học 8. Đảng cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín ban chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận quản lý giáo dục đại cương", Đại học 8. Đảng cộng sản Việt Nam (2009), "Văn kiện Hội nghị lần thứ chín ban chấp hành Trung ương khóa X
Tác giả: Phạm Khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương, Đại học 8. Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc Gia
Năm: 2009
9. Lê Minh Hà, Lê Vân Anh chịu trách nhiệm nội dung (2009), “Chương trình giáo dục mầm non “, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: C"hương trình giáo dục mầm non “
Tác giả: Lê Minh Hà, Lê Vân Anh chịu trách nhiệm nội dung
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
10. Lê Minh Hà (2010), Hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, Tài liệu tập huấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới
Tác giả: Lê Minh Hà
Năm: 2010
11. Ngô Công Hoàn, (1996), "Quy trình rèn luyện tay nghề cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non", Nxb Đại học SPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình rèn luyện tay nghề cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: Nxb Đại học SPHN
Năm: 1996
12. Phạm Mạnh Hùng - Trần Thị Ngọc Trâm chủ biên (2009), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non, năm học 2009 - 2010 , Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non, năm học 2009 - 2010
Tác giả: Phạm Mạnh Hùng - Trần Thị Ngọc Trâm chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
13. Phạm Quang Hưng (2006), "Một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Yên Bái", Luận văn thạc sĩ - Quản lý giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Yên Bái
Tác giả: Phạm Quang Hưng
Năm: 2006
14. Phan Văn Kha (2008), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Tác giả: Phan Văn Kha
Năm: 2008
15. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình Quản lý Nhà nước về giáo dục, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý Nhà nước về giáo dục
Tác giả: Phan Văn Kha
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2007
16. Khoa Giáo dục Mầm non, (1996), "Chương trình thực tập sư phạm", Trường Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình thực tập sư phạm
Tác giả: Khoa Giáo dục Mầm non
Năm: 1996
17. Trần Kiểm, "Khoa học quản lý giáo dục", (2006), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm, "Khoa học quản lý giáo dục
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
18. Trần Kiểm: Giáo trình "Quản lý giáo dục và trường học" (1997), (Giáo trình dành cho học viên cao học Giáo dục học), Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và trường học
Tác giả: Trần Kiểm: Giáo trình "Quản lý giáo dục và trường học
Năm: 1997
19. Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
20. Nguyễn Văn Lê (1997), Khoa học quản lý nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý nhà trường
Tác giả: Nguyễn Văn Lê
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
21. Nguyễn Thị Liên (2007), "Hướng dẫn thực tập sư phạm", Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực tập sư phạm
Tác giả: Nguyễn Thị Liên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
22. Nguyễn Lộc, Phan Văn Nhân, Nguyễn Xuân Bảo, Lê Thị Phương Yên, (2010), "Chuyển đổi chương trình và tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho các trường cao đẳng", Tài liệu tập huấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển đổi chương trình và tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho các trường cao đẳng
Tác giả: Nguyễn Lộc, Phan Văn Nhân, Nguyễn Xuân Bảo, Lê Thị Phương Yên
Năm: 2010
23. Luật Giáo dục 2005, Nhà XB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Chức năng của quản lý - Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
Sơ đồ 1.1 Chức năng của quản lý (Trang 14)
Bảng 2.1: Thống kê ý kiến về những mặt mạnh trong quá trình thực tập sư phạm của sinh viên - Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
Bảng 2.1 Thống kê ý kiến về những mặt mạnh trong quá trình thực tập sư phạm của sinh viên (Trang 39)
Bảng 2.1: Thống kê ý kiến về những mặt mạnh trong quá trình thực tập sư phạm của sinh viên - Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
Bảng 2.1 Thống kê ý kiến về những mặt mạnh trong quá trình thực tập sư phạm của sinh viên (Trang 39)
Bảng 2.2: Thống kê ý kiến về những mặt yếu trong quá trình thực tập sư phạm của sinh viên - Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
Bảng 2.2 Thống kê ý kiến về những mặt yếu trong quá trình thực tập sư phạm của sinh viên (Trang 44)
Bảng 2.2: Thống kê ý kiến về những mặt yếu trong quá trình thực tập sư phạm của sinh viên - Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
Bảng 2.2 Thống kê ý kiến về những mặt yếu trong quá trình thực tập sư phạm của sinh viên (Trang 44)
Bảng 2.3: Thống kê ý kiến về những nguyên nhân dẫn đến những mặt yếu trong quá trình thực tập sư phạm của sinh viên - Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
Bảng 2.3 Thống kê ý kiến về những nguyên nhân dẫn đến những mặt yếu trong quá trình thực tập sư phạm của sinh viên (Trang 48)
Bảng 2.3: Thống kê ý kiến về những nguyên nhân dẫn đến những mặt yếu trong quá trình thực tập sư phạm của sinh viên - Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
Bảng 2.3 Thống kê ý kiến về những nguyên nhân dẫn đến những mặt yếu trong quá trình thực tập sư phạm của sinh viên (Trang 48)
Bảng 2.4: Thống kê kết quả thực tập sư phạm của sinh viên - Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
Bảng 2.4 Thống kê kết quả thực tập sư phạm của sinh viên (Trang 51)
Bảng 2. 5: Thống kê ý kiến đánh giá về những mặt mạnh trong quản lý thực tập sư phạm của sinh viên - Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
Bảng 2. 5: Thống kê ý kiến đánh giá về những mặt mạnh trong quản lý thực tập sư phạm của sinh viên (Trang 54)
Bảng 2. 5: Thống kê ý kiến đánh giá về những mặt mạnh trong quản lý thực tập sư phạm của sinh viên - Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
Bảng 2. 5: Thống kê ý kiến đánh giá về những mặt mạnh trong quản lý thực tập sư phạm của sinh viên (Trang 54)
Bảng 2.7: Thống kê ý kiến về những nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế trong quản lý TTSP của sinh viên - Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
Bảng 2.7 Thống kê ý kiến về những nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế trong quản lý TTSP của sinh viên (Trang 63)
Bảng 2.7: Thống kê ý kiến về những nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế trong quản lý TTSP của sinh viên - Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
Bảng 2.7 Thống kê ý kiến về những nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế trong quản lý TTSP của sinh viên (Trang 63)
Bảng 3.1: Kết quả trưng cầ uý kiến về những biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên - Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
Bảng 3.1 Kết quả trưng cầ uý kiến về những biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên (Trang 86)
1. Xây dựng kế hoạch và quy trình thực tập sư phạm phù hợp - Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
1. Xây dựng kế hoạch và quy trình thực tập sư phạm phù hợp (Trang 86)
Bảng 3.1: Kết quả trưng cầu ý kiến về những biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên - Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình
Bảng 3.1 Kết quả trưng cầu ý kiến về những biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w