1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp việt nam hiện nay.

46 1,7K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 199,5 KB

Nội dung

Đề tài : Thực trạng chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp việt nam hiện nay.

Trang 1

Xu thế hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực và thế giới mang đến chocác quốc gia, các nền kinh tế một cơ hội mới của sự phát triển cả về kinh

tế, văn hoá xã hội và khoa học kỹ thuật bởi tính chất quốc tế của nó, nhưngcũng đặt ra cho các quốc gia này, đặc biệt là các nước đang phát triểnnhững thách thức lớn lao Việc giải quyết các thách thức này có một ýnghĩa sống còn đối với các quốc gia trên con đường hội nhâp và phát triển

Là một nước đang phát triển và phát triển với một xuất phát điểm rấtthấp , hơn nữa, nền kinh tế thị trường đặc biệt là kinh tế thị trường mangtính chất quốc tế đối với nước ta còn nhiều bỡ ngỡ Nền kinh tế nước ta nóichung và các Doanh nghiệp Việt nam nói riêng đang đứng trước một thời

cơ và thách thức lớn đối với sự phát triển Xu thế hội nhập và hợp tácđang mở ra một hướng mới về thị trường tiêu thụ cũng như thị trường vềvốn, tài chính, đầu tư cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam Tuy vậy, xuthế hội nhập và hợp tác cũng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đápứng được những đòi hỏi những yêu cầu tất yếu trong quá trình hội nhập vàhợp tác kinh tế quốc tế Là một yếu tố chủ yếu và cơ bản tạo nên khả năngcạnh tranh Chất lượng sản phẩm-(Bao gồm cả các loại sản phẩm hàng hoá

và dịch vụ) ngày càng thể hiện rõ vai trò ấy của mình đặc biệt là trong quátrình hội nhập và hợp tác kinh tế Có thể nói, xu hướng chính của cạnhtranh giờ đây không còn chỉ đơn thuần là cạnh tranh về giá cả mà còn baogồm và chủ yếu là cạnh tranh về chất lượng Bởi vì, chất lượng sản phẩmchính là một yếu tố bền vững nhất tạo nên sức cạnh tranh cho các loại sảnphẩm hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp Đây chính là một tháchthức cơ bản nhất cho cơ hội phát triển của các nước đang phát triểnnoichung và việt nam nói riêng và hẹp hơn là cho các doanh nghiệp ViệtNam

Trang 2

Ythức rõ đựơc tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với khảnăng phát triển và hội nhập của các doanh nghiệp việt nam và suy rộng hơncho cả nền kinh tế quốc dân Chính vì vậy, trong đề án này tôi chọn đề tài

“Chất lượng sản phẩm -một thách thức đối với các doanh nghiệp việt nam

trên con đường gia nhập AFTA và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”

Bằng kiến thức đã được học trong nhà trường và với đề tài này, tôi hyvọng sẽ phần nào làm sáng tỏ những vướng mắc cũng như đưa ra một sốbiện pháp nhằm giải quyết những

Thách thức đặt ra cho các Doanh nghiệp Việt nam Đó là vấn đề cạnhtranh và chất lượng sản phẩm trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực vàthế giới, vấn đề nâng cao chất lựơng dịch vụ và vấn đề Quản lý chất lượngsản phẩm, hàng hoá dịch vụ Do khả năng lập luận, khả năng lôgic cũngnhư những kiến thức về các lĩnh vực này còn nhiều hạn chế Do vậy tôi rấtmong muốn có được những kiến thức bổ xung góp ý kiến của độc giả nhằmhoàn thiện hơn đề tài này Xin cảm ơn thạc sĩ –Cô giáo Đỗ Thị Đông đãtận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này Đề án được chialàm 3 phần chính

+ Phần I: Chất lượng sản phẩm -vai trò của chất lượng sản phẩm trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

+ Phần II: thực trạng chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp việt nam hiện nay

+ Phần III: các giải pháp.

Trang 3

PHẦN I CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ KHU

VỰC VÀ THẾ GIỚI

1 Các khái niệm về chất lượng sản phẩm

Trên thế giới, khái niệm về chất lượng sản phẩm đã từ lâu luân gây

ra những tranh cãi phức tạp Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là cáckhái niệm về chất lượng nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng đượcnêu ra dưới các góc độ khác nhau của mỗi cách tiếp cận, mỗi cách nhìnnhận riêng biệt

Theo quan điểm triết học, chất lượng là tính xác định bản chất nào

đó của sự vật, hiện tượng, tính chất mà nó khẳng định nó chính là cái đóchứ không phải là cái khác hoặc cũng nhờ nó mà nó tạo ra một sự khác biệtvới một khách thể khác Chất lượng của khách thể không quy về nhữngtính chất riêng biệt của nó mà gắn chặt với khách thể như một khối thốngnhất bao chùm toàn bộ khách thể Theo quan điểm này thì chất lượng đãmang trong nó một ý nghĩa hết sức trừu tượng, nó không phù hợp với thực

tế đang đòi hỏi

Một khái niệm về chất lượng vừa mang tính đơn giản vừa dễ hiểu và

có tính chất quảng bá rộng dãi đối với tất cả mọi người, đặc biêt là vớingười tiêu dùng, với các tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh và cungcấp dịch vụ cũng như với các phương pháp quản trị chất lượng trong các tổchức các doanh nghiệp;

Trang 4

Một quan điểm khác về chất lượng cũng mang một tính chất trừutượng Chất lượng theo quan điểm này được định nghĩanhư là một sự đạtmột mức độ hoàn hảo mang tính chất tuyệt đối Chất lượng là một cái gì đó

mà làm cho mọi người mỗi khi nghe thấy đều nghĩ ngay một sự hoàn mỹtốt nhất cao nhất Như vậy theo nghĩa này thì chất lượng Vẫn chưa thoátkhỏi sự trừu tượng của nó Đây là một khái niệm còn mang nặng tính chấtchủ quan, cục bộ và quan trọng hơn, khái niệm này về chất lượng vẫn chưacho phép ta có thể định lượng được chất lượng Vì vậy, nó chỉ mang một ýnghĩa nghiên cứu lý thuyết mà không có khả năng áp dụng trong kinhdoanh

Một quan điểm thứ 3 về chất lượng theo định nghĩa của W A.Shemart Là một nhà quản lý người mỹ, là người khởi xướng và đạo diễncho quan điểm này đối với vấn đề về chất lượng và quản lý chất lượng.Shemart cho rằng:”chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh côngnghiệp là một tập hợp những đặc tính của sản phẩm phản ánh giá trị sửdụng của nó “

So với những khái niệm trước đó về chất lượng thì ở khái niệm này.Shemart đã coi chất lượng như là một vấn đề cụ thể và có thể định lượngđược Theo quan điểm này thì chất lượng sản phẩm sẽ là một yếu tố nào

đó tồn tại trông các đặc tính của sản phẩm và vì tồn tại trong các đặc tínhcủa sản phẩm cho nên chất lượng sản phẩm cao cũng đồng nghĩa với việcphải xác lập cho các sản phẩm những đặc tính tốt hơn phản ánh một giá trịcao hơn cho sản phẩm và như vậy chi phí sản xuất sản phẩm cũng cao hơnlàm cho giá bán của sản phẩm ở một chừng mực nào đó khó được ngườitiêu dùng và xã hội chấp nhận Do vậy, quan điểm về chất lượng này CủaShewart ở một mặt nào đó có một ý nghĩa nhất định nhưng nhìn chung đây

là một quan điểm đã tách dời chất lượng với người tiêu dùng và các nhu

Trang 5

cầu của họ Nó không thể thoả mãn được các điều kiện về kinh doanh vàcạnh tranh trong bối cảnh hiện nay

Quan điểm thứ 4 về chất lượng xuất phát từ phía người sản xuất.Theo họ quan điểm này, chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủđúng những tiêu chuẩn, những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật đã được đặt

ra từ trước trong khâu thiết kế sản phẩm Theo quan điểm này, chất lượnggắn liền với vấn đề công nghệ và đề cao vai trò của công nghệ trong việctạo ra sản phẩm với chất lượng cao

Quan điểm này cho rằng “chất lượng là một trình độ cao nhất màmột sản phẩm có được khi sản xuất”

Do xuất phát từ phía người sản xuất nên khái niệm về chất lượngtheo quan điểm này còn có nhiều bất cập mang tính chất bản chất và kháiniệm này luôn đặt ra cho các nhà sản xuất những câu hỏi không dễ gì giảiđáp được Thứ nhất, do đề cao yếu tố công nghệ trong vấn đề sản xuất màquyên đi rằng vấn đề sản phẩm có đạt được chất lượng cao hay khôngchính là do người tiêu dùng nhận xét chứ không phải do các nhà sản xuấtnhận xét dựa trên một số cơ sở không đầy đủ và thiếu tính thuyết phục, đó

là công nghệ sản xuất của họ, Thư hai, câu hỏi đặt ra cho các nhà sản xuất

là họ lấy gì để đảm bảo rằng quá trình sản xuất được thực hiện trên côngnghệ của họ không gặp một chở ngại hay rắc rối nào trong xuốt quá trìnhsản xuất và một điều nữa, liệu công nghệ của họ có còn thích hợp với nhucầu về các loại sản phẩm cả sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế trênthị trường hay không

Như vậy, theo khái niệm về chất lượng này các nhà sản xuất khôngtính đến những tác động luôn luôn thay đổi và thay đổi một cách liên tụccủa môi trường kinh doanh và hệ quả tất yếu của nó, trong khi họ đang say

Trang 6

xưa với những sản phẩm chất lượng cao của họ thì cũng là lúc nhu cầu củangười tiêu dùng đã chuyển sang một hướng khác, một cấp độ cao hơn

Để khắc phục những hạn chế tồn tại và những khuyết tật trung kháiniệm trên buộc các nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh phải đưa ra một khái niệm bao quát hơn, hoàn chỉnh hơn về chấtlượng sản phẩm khái niệm này một mặt phải đảm bảo được tính kháchquan mặt khác phải phản ánh được vấn đề hiệu quả của sản xuất kinhdoanh mà chất lượng của sản phẩm chất lượng cao sẽ mang lại cho doanhnghiệp, cho tổ chức Cụ thể hơn, khái niệm về chất lượng sản phẩm nàyphải thực sự xuất phát từ hướng người tiêu dùng Theo quan điểm nay thì:“chất lượng là sự phù hợp một cách tốt nhất với các yêu cầu và mục đíchcủa người tiêu dùng “, với khái niệm trên về chất lượng thì bước đầu tiêncủa quá trình sản xuất kinh doanh phải là việc nghiên cứu và tìm hiểu nhucầu của người tiêu dùng về các loại sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ màdoanh nghiệp định cung cấp trên thị trường Các nhu cầu của thị trường vàngười tiêu dùng luôn luôn thay đổi đòi hỏi các tổ chức, các doanh nghiệptham gia sản xuất kinh doanh phải liên tục đổi mới cải tiến chất lượng, đápứng kịp thời những thay đổi của nhu cầu cũng như của các hoàn cảnh cácđiều kiện sản xuất kinh doanh Đây là những đòi hỏi rất cơ bản mang tínhchất đặc trưng của nền kinh tế thị trường và nó đã trở thành nguyên tắc chủyếu nhất trong sản xuất kinh doanh hiện đại ngày nay Mặc dù vậy, quanđiểm trên đây về chất lượng sản phẩm vẫn còn những nhược điểm của nó

Đó là sự thiếu chủ động trong các quyết định sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Sự phụ thuộc quá nhiều và phức tạp của doanh nghiệp vàokhách hàng, người tiêu dùng có thể sẽ làm cho vấn đề quản lý trở nên phứctạp và khó khăn hơn Tuy vậy, nó là một đòi hỏi tất yếu mang tính chất thờiđại và lịch sử

Trang 7

Ngoài các khái niệm đã nêu ở trên, còn một số khái niệm khác vềchất lượng sản phẩm cũng được đưa ra nhằm bổ xung cho các khái niệm đãđược nêu ra trước đó Cụ thể theo các chuyên gia về chất lượng thì chấtlượng là:

- Chất lượng là sự thoả mãn người tiêu dùng

+ Theo tiêu chuẩn ISO – 8402 /1994 Chất lượng là tập hợp các đặctính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn nhu cầu đãxác định hoặc cần đến

+ Theo định nghĩa của ISO 9000/2000 Chất lượng là mức độ củamột tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng được các yêu cầu

+ Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế Chất lượng là tổng thể cácchi tiêu, những đặc trưng sản phẩm thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của ngườitiêu dùng, phù hợp với công dụng mà người tiêu dùng mong muốn với chiphí thấp nhất và thời gian nhanh nhất

Như vậy, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khácnhau dựa trên những cách tiếp cận khác nhau đều có một điểm chung nhất

Đó là sự phù hợp với yêu cầu Yêu cầu này bao gồm cả các yêu câu củakhách hàng mong muốn thoả mãn những nhu cầu của mình và cả các yêucầu mang tính kỹ thuật, kinh tế và các tính chất pháp lý khác Với nhiều

Trang 8

các khái niệm dựa trên các quan điểm khác nhau như trên, dovậy trong quátrình quản trị chất lượng cần phải xem chất lượng sản phẩm trong một thểthống nhất Các khái niệm trên mặc dù có phần khác nhau nhưng khôngloại trừ mà bổ xung cho nhau Cần phải hiểu khái niệm về chất lượng mộtcách có hệ thống mới đảm bảo hiểu được một cách đầy đủ nhất và hoànthiện nhất về chất lượng Có như vậy, việc tạo ra các quyết định trong quátrình quản lý nói chung và quá trình quản trị chất lượng noí riêng mới đảmbảo đạt được hiêụ quả cho cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp hay tổ chức

2 Mối quan hệ giữa Chất lượng sản phẩm với các yếu tố khác của sản xuất kinh doanh

a Chất lượng sản phẩm với hiệu quả sản xuất kinh doanh Năng xuất và chất lượng

-Hiệu quả kinh doanh luôn luôn là vấn đề được các Doanh nghiệpquan tâm hàng đầu để đạt được hiệu quả kinh doanh, các DN luôn dànhmọi chỉ tiêu, mọi nguần lực vào một nỗ lực chung đem lại tính hiệu quả caotrong các hoạt động về quản lý hay các hoạt động về tác nghiệp có liênquan mật thiết đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh, quá trình sản xuấtcác giá trị đặc biệt là giá trị gia tăng Khi xem xét các chỉ tiêu phản ánhhiệu quả sản xuất kinh doanh, ngoài các chỉ tiêu thông thường như tỷ xuấtlợi nhuận, trên vốn, lợi nhuận trước thuế lãi thuần v v Doanh nghiệpcòn chú ý đến mặt hiện vật của vấn đề hiệu quả, đó chính là năng xuất laođộng Năng xuất lao động ở đây được gọi chung cho nhiều loại năng xuấtkhác nhau Đó có thể là năng xuất lao động và hiệu quả lao động Năngxuất lao động được tính theo công thức sau:

WLĐ = Q/L

Trang 9

L: Số lao động

Hoặc cũng có thể tính năng xuất lao động dựa trên các yếu tố vềnguồn lực khác Đó có thể là năng xuất trên một đồng vốn:

WK = Q/K (K: tổng vốn)

Năng xuất trên vốn lưu động: W = Q/VLĐ

Năng xuất trên vốn cố định: W = Q/VCĐ

Trên đây là cách tính các chỉ tiêu năng xuất mang tính chất truyềnthống Ngày nay năng xuất, với vai trò là một yếu tố đầu tiên và cơ bản cóảnh hưởng trực tiếp và quyết định tới các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinhdoanh Việc tính toán và xem xét năng xuất dưới góc độ truyền thống tỏ rakhông phù hợp nữa Vấn đề năng xuất - Hiệu quả sản xuất kinh doanh, theoquan điểm của triết lý kinh doanh hiện đại luôn được gắn liền với kháiniệm chất lượng sản phẩm Chính vì vậy, thuật ngữ năng suất -chất lượngngày nay không còn là một khái niệm mới mẻ trong sản xuất kinh doanhcũng như trong nghiên cứu, lý luận về sản xuất kinh doanh hiện đại Mốiquan hệ giữa năng xuất và chất lượng được thể hiện thông qua công thứcsau:

Y = I G + I (1-G) R

Trong đó

Y: Năng suất

I: Số lượng sản phẩm đầu vao theo kế hoạch

G: Tỷ lệ % các chi tiết đạt chất lượng

R: Tỷ lệ % số lượng sản phẩm làm lại

Trang 10

Như vậy mối quan hệ giữa năng suất và chất lượng là mối quan hệchặt chẽ trong đó chất lượng là yếu tố quyết định tới năng xuất Thực vậy,theo công thức trên, khi ta tăng chất lượng sản phẩm thì năng suất cũngtăng theo nhưng điều ngược lại thì chưa chắc đã đúng

Ngoài ra khi xem xét vấn đề năng suất - chất lượng, người ta còn sửdụng tới tỷ số năng suất - chất lượng Nó là một chỉ số bao gồm năng xuất

và chỉ số chất lượng Chỉ số chất lượng năng xuất tăng nếu chi phí quacông giảm hoặc chi phí làm lại giảm hoặc cả hai chi phí này cùng giảm.Chi phí này đánh giá sự gia tăng và cho biết sự phụ thuộc của năng xuất,chi phí và chất lượng qua đó cho thấy tầm quan trọng của chất lượng đốivới sản xuất kinh doanh

Tỷ số chất lượng – năng xuất được tính bằng công thức sau:

Các chi tiết đạt chất lượng

( SLĐầu vào* CP Chế tạo+SPSai sót * CPLàm lại )

Ý nghĩa của tỷ số này chính là ở chỗ: khi năng xuất chất lượng tănglên thì tỷ số này tăng lên và ngược lại Đây chính là chỉ số cho phép cácnhà quản lý, Đặc biệt là các nhà quản lý chất lượng có thể lượng hoá đượcnhững ảnh hưởng của năng xuất – chất lượng tới hiệu quả sản xuất kinhdoanh từ đó có những biện pháp phù hợp khắc phục những khuyết tật phátsinh trong quá trình sản xuất kinh doanh có xuất xứ từ vấn đề chất lượng –năng suất tới hiệu quả chung của toàn bộ hoạt động

b Chất lượng với vấn đề về vốn - công nghệ

Trang 11

Năng xuất lao động (Bao gồm cả các yếu tố năng suất thành phần)luôn luôn bao hàm cả vấn đề chất lượng sản phẩm điều này đã được nhìnnhận và chứng minh khi ta nhìn vào mối quan hệ giữa hai yếu tố đó Mốiquan hệ giưã năng xuất và chất lượng Trong quản trị kinh doanh, để cácquyết định, đặc biệt là các quyết định liên quan tới vấn đề chất lượng sảnphẩm đạt được các mục tiêu đã đề ra Chất lượng sản phẩm còn phải đượcxem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác Các yếu tố này có thể làcác yếu tố căn bản mang tính chất là các nguần lực đầu vào mà cũng có thể

là các yếu tố phụ, mặc dù vậy nó vẫn có ảnh hưởng nhất định tới toàn bộquá trình Vấn đề về vốn và công nghệ với vai trò quyết định của mìnhkhông những có một ảnh hưởng to lớn tới toàn bộ quá trình hoạt động sảnsuất kinh doanh mà nó còn có những tác động lớn tới vấn đề về chất lượngsản phẩm Thực vậy theo quan điểm hướng vào khách hàng về vấn đề vềchất lượng sản phẩm thì chất lượng chính là sự phù hợp với yêu cầu, cácđòi hỏi cà cao hơn là các chu cầu của khách hàng Trong khi đó, nhu cầucủa khách hàng luôn luôn thay đổi buộc các nhà sản xuất phải phải hướngviệc sản xuất của mình theo những thay đổi này Nhu cầu của người tiêudùng lại chịu ảnh hưởng không ít của sự phát triển khoa học kỹ thuật Hơnnữa, công nghệ sản xuất chính là yếu tố trực tiếp nhất tạo ra sản phẩm và

do đó cả chất lượng sản phẩm Khả năng về vốn và công nghệ là một trongcác yếu tố quyết định tới chất lượng sản phẩm Bất kỳ một nỗ lực địnhhướng nào của các cấp quản trị hay của toàn bộ doanh nghiệp sẽ không thểthực hiện được nếu như khả năng về vốn, khả năng về công nghệ bị hạnchế Người ta có thể hô hào cải tiến đổi mới và nâng cao chất lượng sảnphẩm nhưng đó sẽ vẫn chỉ là khẩu hiệu nếu như không chú ý tới việc tạocác nguần vốn cần thiết cho các hoạt động và vấn đề về công nghệ khôngđược chú ý một cách đúng mức, nếu như không muốn nói là yếu tố quyếtđịnh hàng đầu

Trang 12

c Chất lượng sản phẩm với vấn đề về nhân lực - lao động

Là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong các yếu tố đầu vàocủa sản xuất, yếu tố về lao động đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mìnhđối với không chỉ hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp các tổ chức màcòn đối với từng lĩnh vực hoạt động từng khâu tác nghiệp trong suốt hệthống các quá trính sản xuất kinh doanh, trong đó vấn đề chất lượng cácsản phẩm loại hàng dịch vụ đầu ra

Là một yếu tố trong các yếu tố đầu vào cơ bản nhất của sản xuất vàcung ứng dịch vụ yếu tố lao động khác với các yếu tố đầu vào khác là bịhạn chế về số lượng và khả năng khai thác yếu tố con người (mà biểu hiện

cụ thể của nólà yếu tố lao động cả lao động tác nghiệp và các dạng laođộng trong quản lý khác) là một sự vô tận mà việc khai thác hiệu quả cácyếu tố này sẽ mang lại một lợi ích rất lớn Chính vì những khả năng cũngnhư có lợi chứa đựng trong yếu tố con người –lao động đang là một hướngtập chung chú ý khai thác trong các hoạt động sản xuất kinh doanh Nềnkinh tế hiện nay là một nền kinh tế trí thức, đó là một quan niệm hết sứcđúng đắn trong bối cảnh hiện nay và vấn đề về trí thức lại không thể vàkhông bao giờ tách ra khỏi yếu tố con người - yếu tố lao động

Chất lượng sản phẩm là một đặc tính cố hữu của sản phẩm và khôngbao giờ tách rời với sản phẩm hay các đầu ra của hoạt động cung ứng dịch

vụ Là một đặc tính của sản, phẩm chất lượng cũng chịu ảnh hưởng trựctiếp của các yếu tố lao động, bao gồm cả lao động quản lý và các lao độngkhác trong suốt quá trình sản xuất và bảo quản sản phẩm Không thể hyvọng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ đạt chất lượng cao nếu như đội ngũ laođộng với trình độ không đảm bảo một mức độ theo yêu cầu Ngược lạitrình độ quản lý tốt với đội ngũ công nhân lành nghề kết hợp với một số

Trang 13

yếu tố khác sẽ tạo ra một khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm củadoanh nghiệp và tổ chức

bị ảnh hưởng – trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các yếu tố khác như trình độquản lý, chất lượng các yếu tố đầu vào mà cụ thể là các loại nguyên liệu,nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất Ngoài ra độ ổn định trong việc cungcấp các yếu tố trên cũng có một vai trò quan trọng quyết định tới chấtlượng sản phẩm

Sản phẩm mà cụ thể là các đặc tính về chất lượng sản phẩm chịu sựtác động và chi phối của nhiều những nhân tố chủ quan và khách quan.Việc đinh dạng và định lượng được các nhân tố ảnh hưởng này có một vaitrò hết sức quan trọng trong các công tác quản lý đặc biệt là quản lý hướngvào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành trong tính hiệu quảcủa sản xuất kinh doanh Đối với mỗi nhân tố vấn đề ở đây không phải làviệc đơn giản xem xét các ảnh hưởng riêng rẽ của chúng mà cần phải xemxét, đo lường và đánh giá được tổng tác động trong một hệ thống nhất vàcác quyết định cần phải được xây dựng trên cơ sở những kết luận này

3 Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

3 1 Xu hướng hợp tác kinh tế

Trong một thời kỳ phát triển của nền kinh tế thế giới sau chiên tranh

có một su hướng phát triển có thể dễ dàng nhận ra ngay đó là xu hướng hợp

Trang 14

tác quốc tế đối với các nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực hay trênphạm vi toàn thế giới Biểu hiện rõ nét nhất của xu hướng này là sự hìnhthành và phát triển của những tổ chức thương mại, tổ chức kinh tế mangtính chất quốc tế Ngoài ra các hiệp định song phương hay đa phương giữacác chính phủ các nước đóng vai trò quan trọng kịch thích và góp phầnđẩy mạnh xu hướng hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế – nhân tố cơ bảncủa tiến trình toàn cầu hoá Những ví dụ cơ bản nhất cho xu hướng này cóthể thấy ngay ở các tổ chức, các hiệp hội kinh tế hay thương mại như uỷban Châu Âu EEC – tiền thân của EU, hiệp hội các quốc gia Đông Nam áASEAN với khu mậu dịch tự do AFTA hiệp ước chung về thuế quan vàthương mại GATT tiền thân của tổ chức thương mại thế giới WTO Ngoài

ra còn có một số các tổ chức và các diễn đàn hợp tác kinh tế khác như WP,IMF, OPEC, APEC, NAFTA… Mặc dù các tổ chức hay các hiệp ước kinh

tế này được lập ra với các mục đích có thể không hoàn toàn giống nhaunhưng chúng cùng có một điểm chung đó là dựa trên nguyên tắc bình đẳng,cùng có lợi và mục đích chính là để thúc đẩy và phát triển kinh tế của nềnkinh tế quốc dân bằng cách triệt để khai thác các lợi thế so sánh và tranhthủ các nguần lực từ bên ngoài hay đẩy mạnh thu hút và khai thác cácnguồn lực nội sinh

Có thể nói nguyên nhân cơ bản của tiến trình toàn cầu hoá nói chung

và xu hướng hội nhập hợp tác nói riêng đó là sự phát triển với trình độngày càng cao của phân công lao động xã hội “ Là quá trình quốc tế hoálực lượng sản xuất dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹthuật và công nghệ Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, là tiến trình lịch sử Nóđang và sẽ cuốn hút hầu hết các nước trên thế giới vào guồng máy của nó “

3 2 Giới thiệu chung về AFTA

* Các nguyên tắc và đòi hỏi khi tham gia vào AFTA.

Trang 15

Trong bối cảnh đa dạng và phức tạp của thế giới sau chiến tranh đặcbiệt la sau chiến tranh lạnh, xuất hiện nhiều những tổ chức hợp tác, liênminh và liên kết kinh tế khu vực và thế giới thu hút sự tham gia của nhiềuquốc gia, vùng lãnh thổ các nền kinh tế khác nhau, trong số những tổ chức,những liên minh về kinh tế được ra đời trong xu hướng chung của thời đại

ấy phải kể đến Tổ chức thương mại thế giới WTO – ra đời trên cơ sở hiệpđịnh chung về thuế quan và thương mại GATT, Diễn đàn hợp tác kinh tếChâu á - Thái Bình Dương APEC khu vực mậu dịch tự do bắc mỹ NAFTA

tổ chức hợp tác A-ÂU ASEM Và hiệp ước các quốc gia Đông Nam A :AEAN với AFTA – khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á Ngoài ra còn

có các tổ chức kinh tế tài chính mang tính chất Quốc tế khác như:Quỹ tiền

tệ quốc tế IMF, ngân hàng thế giới WB

Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á là một dạng thức liên kếtthương mại của ASEAN – Hiệp hội các Quốc Gia Đông Nam Á, ý tưởngthanhf lập và thực hiện AFTA được Thái Lan đề xuất tại hội nghị thượngđỉnh ASEAN lần thứ 4 tại Singapore tháng 1 năm 1992 Nhằm tiến tớithúc đẩy sự thực hiện AFTA tại hội nghị các bộ trưởng kinh tế ASEAN(AEM) năm 1992 Các thành viên trong hiệp hội đã thống thất ký hiệp địnhthực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT

Đối với ASEAN, có thể nói , nhu cầu liên kết kinh tế thương mại đãđược manh nha từ khá sớm Năm 1977, một chương trình nhằm thúc đẩymậu dịch gữa các thành viên đã được đưa vào thoả thuận với ưu đãi thươngmạI, khác với TPA, quan hệ thương mại ASEAN theo CEPT được thựchiện trong môi trường mà các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dầnđược loại bỏ hoàn toàn Việc thành lập AFTA và thực thi hiệp định CEPTđương nhiên cũng chịu một số ảnh hưởng do bối cảnh lịch sử tạo ra Trướchết đó là do trên thế giới, xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra một cáchsâu rộng tác động mạnh mẽ tới mọi quốc gia, mọi nền kinh tế, mọi lĩnh vực

Trang 16

của đời sống xã hội đặc biệt là tới lĩnh vực thương mại - kinh tế, dịch vụ vàđầu tư Sự ra đời của nhiều tổ chức liên kết và liên minh kinh tế với nhữngthoả thuận thương mại khu vực hay song phương như EU ở Tây Âu,NAFTA của khu vực Bắc Mỹ là một thách thức không nhỏ đối với tăngtrưởng của ASEAN Trong khu vực, xu thế hoà bình và hữu nghị đang là

xu hướng chung cùng cới xu hướng chung của thời đại, đó là xu hướng hoàbình, đối thoại và hợp tác Cùng với những nguyên nhân tồn tại đó là cácđòi hỏi và các yêu cầu của các nền kinh tế trong khu vực, sự tác động mạnhcủa tình hình thế giới, sáng kiến thành lập AFTA có một ý nghĩa cực kỳquan trọng nó vừa là một giải pháp tình thế vừa là một bước đi chiến lượcnhằm tạo ra một khối thống nhất về thương mại mạnh hơn rộng hơn trongmôi trường thế giới mới

Với việc thành lập AFTA, mục đích chính của các nước thành viên

là nhằm thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, trao đổi buôn bán trong khu vực, tạosức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới Từ đó, thu hút vốn đầu tư trựctiếp của nước ngoài, nâng cao năng lực sản xuất hàng hoá và bổ xungnguần lực giữa nền kinh tế của các nước thành viên, nâng cao khả năngthích ứng một cách chủ động với những thay đổi về điều kiện chung củatình hình thế giới nói chung và tình hình thương mại nói riêng, thúc đẩy sựphát triển của ASEAN và các nước thành viên Để đạt được điều đó, cácnước thành viên ASEAN cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề chủ yếumang tính nguyên tắc và kỹ thuật Đó là việc cắt giảm các loại thuế nhậpkhẩu, loại bỏ hàng rào phi thuế quan và hài hoà các thủ tục hải quan trongnội bộ khối

Để xây dựng thành công AFTA cũng như thực thi hiệp định CEPT Các thành viên tham gia AFTA phải thực hiện một số quy định mang tínhchất nguyên tắc như sau:

Trang 17

- Cam kết cắt giảm các loại thuế nhập khẩu cho hàng hoá nội bộASEAN đạt mức thuế xuất từ 0  5% sau 15nămTheo điều khoản trêncủa nguyên tắc khi tham gia AFTA , từ tháng 1-1993 đến tháng 2-2008.hiệp định CEPT được áp dụng cho tất cả các loại hàng hoá có xuất xứ từcác nước thành viên ASEAN nằm trong danh mục cắt giảm thuế của cảnước nhập khẩu và nước xuất khẩu có thuế xuất bằng hoặc dưới 20%

Tháng 9 – 1995 Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 đã quyết định đẩynhanh tiến độ thực hiện và xây dựng AFTA, đạt thuế xuất xuống mức 0 5% sau 10 năm từ tháng 1-1993 đến tháng 1-2003 và quết tâm đưa thuếxuất dự kiến đến năm 2015 là 0%

Trong quá trình thực hiện các nguyên tắc trên các chủng thuế của 6nước thành viên của ASEAN đã được cắt giảm liên tục và đang hướng tớimức thuế xuất 05% vào năm 2002 Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lầnthứ 6 đã quyết định rút ngắn 0thời hạn thực hiện CEPT đối với 6 nước làthành viên cũ của ASEAN xuống còn 9 năm Dưới tác động của cuộckhủng hoảng tài chính tiền tệ, hội nghị cũng đi tới quyết định gia tăng thờihạn đối với các thành viên mới cụ thể là sau 10 năm kể từ khi gia nhậpAFTA Như vậy cho đến nay thời hạn để hình thành AFTA đối với cácnước Singapore, Thai Lan, Philipine, Indonesia, Malaysia, và Brunei làvào năm 2002, của Việt Nam là 2006 của Lào và là 2008 Campuchia là

2010 khi đó thuế quan trong thương mại nội bộ ASEAN giảm cònkhoảng 05% Đồng thời các nước thành viên cũng thoả thuận và loại bỏcác hạn chế về định lượng, các hàng dào phi thuế quan vốn là nhân tố cảntrở nhiều đến tự do hoá thương mại khu vực và thế giới

Như vậy với sự ra đời của AFTA Các rào cản trở về thuế quan vàphi thuế quan của các nước trong khu vực sẽ tiến tới hoàn toàn bị xoá bỏtạo thuận lợi cho việc tự do buôn bán và thống nhất hàng hoá thị trường

Trang 18

khu vực Đây có thể nói là một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp,các tổ chức sản xuất kinh doanh

Trong nội bộ ASEAN Trong một thị trường thống nhất ấy, cácDoanh nghiệp mà trong đó có cả các Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội

để khẳng định mình thông qua một thị trường cạnh tranh tương đối hoànhảo và đây cũng là một cơ hội mà không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam

mà cả nền kinh tế nước ta có được một sự tăng trưởng cao và ổn định Tuynhiên, để đạt được điều đó chúng ta cần phải thực hiện một số các biệnpháp nhằm đáp ứng được các yêu cầu và đòi hỏi của một nền kinh tế thịtrường quốc tế đạt đến một trình độ tương đối cao như thị trường AFTAtiến tới một thi trường rộng lớn hơn trong WTO, APEC … Đối với cácDoanh nghiệp Việt Nam và đối với cả nền kinh tế nước ta Các đòi hỏi chủyếu và duy nhất khi ra nhập AFTA có thể là:

- Xây dựng một hệ thống pháp luật tạo một hành lang pháp lývững chắc vừa đảm bảo thúc đẩy tự do thương mại, và kinh tế vừa là nhữngcăn cứ vững chắc trong việc kiểm soát các hoạt động kinh tế nói chung vàcác hoạt động thương mại nói riêng

- Khẩn trương tiến hành việc cắt giảm các loại thuế xuất nhậpkhẩu tiến tới huỷ bỏ hoàn toàn các cản thương mại trong hệ thống về thuế.Việc thực hiện yêu cầu này chính là bước khởi động đầu tiên trong tiếntrình qua nhập AFTA của nước ta và cũng là của xu hướng hội nhập kinh tế– xu hướng chủ đạo trong phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiệnđại

Trên đây là hai đòi hỏi và yêu cầu đối cới sự quản lý vĩ mô nền kinh

tế của nhà nước trong quá trình tham gia vào AFTA và quá trình hội nhậpkinh tế thế giới

Trang 19

Đối với các Doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh của ViệtNam, việc ra nhập AFTA có thể là một cơ hội lớn cho sự phát triển, mởrộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần sản phẩm ra ngoài biêngiới quốc gia, đẩy mạnh tiêu thụ hành hoá, ra tăng doanh thu và lợi nhuậnDoanh nghiệp cũng còn phải thực hiện một số yêu cầu và đáp ứng các đòihỏi cụ thể là:

- Tìm hiểu kỹ pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, tìm tòi

và nghiên cứu các nhu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường cuối nămtrong các nước thành viên của ASEAN - AFTA Việc này có một ý nghĩarất quan trọng bởi vì tự do thương mại Tự do thương mại sẽ không có ýnghĩa gì nếu như Doanh nghiệp không hiểu biết gì về luật pháp quốc tế, đặcbiệt là các bộ luật về thương mại hay các tập quán thương mại Chúng ta(các Doanh nghiệp Việt Nam) cũng có thể tham gia một thị trường chung

và thống nhất trong khu vực nếu như ta không biết khách hàng của chúng

ta là ai ? Ở đâu ? và họ cần những sản phẩm gì ?

- Bằng mọi biện pháp và lổ lực nâng cao chất lượng sản phẩm

và dịnh vụ hạ giá thành sản phẩm từ đó giảm giá bán sản phẩm đây lànguyên tắc đầu tiên trong cạnh tranhcó hiệu quả, là một khối thị trườngchung của các nền kinh tế các doanh nghiệp với các trình độ khác nhauđăc biệt với nước ta là một nước đang phát triển trình độ về khoa học kỹthuật công nghệ còn hạn chế khả năng về vốn và quản lý chưa cao do vậycác vấn đề cạnh tranh từ phía thị trường là rất lớn nếu không có khả năngcạnh tranh thì cơ hội tham gia thị trường tự do sẽ biến thành một nguy cơ

vì không những trên thị trường thế giới, ta còn bị cạnh tranh mạnh ngay cảtrên thị trường trong nước - thị trường truyền thống

Trang 20

- Thực hiện tốt các biện pháp maketing nhằm khuếch trươngsản phẩm và thu hút sự chú ý của khách hàng người tiêu dùng trên thịtrường mới

- Ngoài các yêu cầu trên, chúng ta còn cần đến phải đáp ứng cácyêu cầu khác về trình độ quản lý, cả ở tầm vĩ mô của nhà nước và tầm vi

mô ở các Doanh nghiệp Bởi hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò quantrọng của trình độ quản lý cả quản lý nhà nước lẫn quản lý tại nghiệp trongcác doanh nghiệp

* Yêu cầu về chất lượng sản phẩm

Ra nhập thị trường AFTA, các sản phẩm do các doanh nghiệp ViệtNam sản xuất (hay có xuất xứ từ Việt Nam) sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận vớimột thị trường rộng lớn hơn với các nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớpngười tiêu dùng, khách hàng với một khả năng thanh toán lớn hơn Ngoài

ra, việc tiếp cận với một thị trừơng mới cũng đem lại cho Doanh nghiệpViêt Nam các cơ hội mới về thị phần tiêu thụ đó là các cơ hội cho một sựphát triển bền vững và lâu dài Tuy nhiên, để sản phẩm của Việt Nam thực

sự là một vũ khí, một phương tiện đi đến thành công cho các Doanh nghiệpthì cần phải trang bị cho chúng một sức mạnh, sức mạnh đó chính là khảnăng cạnh tranh được ẩn chứa bằng một chất lượng cao, thoả mãn ngườitiêu dùng và khách hàng

Chất lượng sản phẩm - Đó chính là yêu cầu của thị trường chungđối với các loại sản phẩm của Việt Nam Trước các sức ép về cạnh tranh

từ nhiều phía, với các đặc tính chất lượng nổi bật của các đối thủ cạnh tranhnhư chất lượng cao, kiểu dáng, mẫu mã đẹp, giá cả rẻ chất lượng dịch vụ vàbảo hành tốt thực sự là một nguy cơ đối với các loại sản phẩm của cácDoanh nghiệp Việt Nam Cần phải tạo ra các ưu thế ít nhất là ngang bằngđôi với các đối thủ cạnh tranh nếu như muốn cạnh tranh với họ trên cả thị

Trang 21

trường khu vực và thị trường trong nước Đó là một đòi hỏi một yêu cầubức xúc và không thể không đáp ứng.

4 Vai trò của chất lượng sản phẩm đối với khả năng cạnh tranh và xu thế hội nhập vào AFTA.

Chất lượng Là một yếu tố chủ yếu và cơ bản tạo nên khả năng cạnhtranh Chất lượng sản phẩm-(Bao gồm cả các loại sản phẩm hàng hoá vàdịch vụ) ngày càng thể hiện rõ vai trò ấy của mình đặc biệt là trong quátrình hội nhập và hợp tác kinh tế Cóthể nói, xu hướng chính của cạnh tranhgiờ đây không còn chỉ đơn thuần là cạnh tranh về giá cả mà còn bao gồm

và chủ yếu là cạnh tranh về chất lượng Bởi vì, chất lượng sản phẩm chính

là một yếu tố bền vững nhất tạo nên sức cạnh tranh cho các loại sản phẩmhàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp

4.1 Vai trò của chất lượng sản phẩm đối với khả năng cạnh tranh

Một đặc trưng cơ bản dễ nhận biết nhất và cũng là một ưu điểm lớnnhất của cơ chế thị trường đó chính là tính cạnh tranh đặc biệt là cạnh tranhhoàn hảo

Về cạnh tranh, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh thểhiện các quan điểm khác nhau và các mức độ khác nhau của tính chất quyếtliệt trong cạnh tranh Theo từ điển giải thích về kinh tế thị trường xuất bảnlần thứ 2 tại Nga năm 1993 đã định nghĩa : ‘cạnh tranh là sự ganh đua, thiđua trên thị trường giữa các doanh nghiệp có cùng một mục đích là đảmbảo những khả năng tốt nhất về tiêu thụ sản phẩm của mình nhằm thoả mãnnhững yêu cầu đa dạng của người mua Trên thị trường thế giới luôn tồntại sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất hàng hoá để tham gia thànhcông vào thị trường nước ngoài, cần phải nâng cao đáng kể sức cạnh tranhcủa hàng hoá được sản xuất trong nước Khi nhập khẩu nếu vận dụng tốt

Trang 22

quy luật cạnh tranh đối với các nhà cung cấp nước ngoài thì sẽ có khả năngthu được những lợi ích đáng kể trong giao dịch mua hàng

Theo từ điển thương mại Anh - Pháp Việt do nhà xuất bản khoa học

kỹ thuật xuất bản năm 1995 tại Hà Nội thì vấn đề cạnh tranh lại được nóiđến một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn: Cạnh tranh là tình trạng giànhgiật nhau về khách hàng và thị trường”

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nói chung cạnh tranh

có thể hiểu là sự đấu tranh của hai hay nhiều bên cùng tham gia vào mộthoạt động với cùng một mục đích Mục đích áy có thể là quyền hành, là vịthế có lợi cho mình trên các phương diện Trong kinh tế thị trường đó là sựdành giật về thị phần, quyền kiểm soát mua hoặc bán các loại sản phẩm Làmột phạm trù phức tạp cạnh tranh có liên quan đến nhiều khía cạnh, lĩnhvực khác nhau của nền kinh tế quốc dân Trong nền kinh tế thị trường, cạnhtranh là một hiện tượng tất yếu xẩy ra đặc biệt là kinh tế thị trường tư bảnchủ nghĩa

Trong thời đại ngày nay, kinh tế thị trường hiện đại đang len lỏi vàotất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống sản xuất xã hội Với đất nước

ta, đặc biệt là từ sau chính sách đổi mới và mở cửa hợp tác của đại hội VI(1986) Kinh tế thị trường với đặc trưng cơ bản là sự cạnh tranh đang ngàycàng có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc Công Nghiệp Hoá và Hiện ĐạiHoá đất nước đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và một cơ chế thị trườngmang tính chất quốc tế cao luôn mở ra các cơ hội và đồng thời cũng đặt rakhông ít những thách thức lớn lao cho các doanh nghiệp Để chiến thắngtrong cạnh tranh, để tồn tại và phát triển các Doanh nghiệp phải luôn tạo racho mình một khả năng cạnh tranh đối với mỗi sản phẩm hàng hoá khả

Trang 23

năng cạnh tranh hay sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ baogồm các yếu tố: Mức chất lượng, giá cả, điều kiện cung cấp, hình thứcthanh toán, phương thức vận chuyển và giao nhận môi trường canh tranh,

vị thế so sánh vv Trong đó hai yếu tố mức chất lượng và giá cả là nhữngyếu tố quan trọng hàng đầu Hai yếu tố này luôn gắn liền với các thuộc tínhvốn có của bản thân mỗi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Để nâng cao khảnăng cạnh tranh đối với mỗi loại sản phẩm của mình Doanh nghiệp có thể

sử dụng một loạt các biện pháp tác động đồng thời vào các yếu tố trên.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hai yếu tố mức chất lượng và giá cảvẫn được ưu tiên hàng đầu và coi như là một nền tảng quyết định tới toàn

bộ quá trình

Ngày nay, trước tác động của sự phát triển của khoa học kỹ thuật sựthay đổi nhanh trong nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng Cạnh tranh vềgiá trên thị trường đang có xu hướng chuyển dần sang cạnh tranh phi giáđặc biệt là cạnh tranh về chất lượng Vai trò quyết định của chất lượng cònđược thể hiện ở tác động to lớn của nó tới khả năng sinh lời và hiệu quả sảnxuất kinh doanh Những số liệu thống kê cho thấy rằng những công ty có vịthế cao hơn về chất lượng có thể thiết lập một mức giá bán cao hơn đến8% so với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác mà họ vẫn bánchạy hàng hơn Ngoài ra, mức thu hồi vốn đầu tư giữa hai loại công ty nàycùng có một mức chênh lệch khá lớn đó là 20% và30% như vậy, vấn đềchất lượng ngày nay không chỉ còn là một vấn đề kỹ thuật thuần tuý nữa

mà đã chở thành một vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu trong sản xuất

- kinh doanh của các DN, tổ chức Nó là yếu tố quyết định và cơ bản làmnên sức cạnh tranh của các loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà DN hay tổchức đang tham gia cung ứng, trên thị trường

Ngày đăng: 17/04/2013, 15:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. các bàI giảng môn Quản lý chất lượng Khác
2. Các bài giảng môn Thiết kế hệ thống chất lượng Khác
3. Các khối kinh tế và mậu dịch trên thế giới Khác
4. Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, các số 1, 2, 4, 6/2001; 8, 12/2000 Khác
5. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1,2/2001 Khác
6. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 8/2000 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w