1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi và bài giải môn phương pháp nghiên cứu khoa học

9 16,4K 427

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 55 KB

Nội dung

Hệ thống ba bậc của phương pháp luận nghiên cứu: Đi từ ngoài vào trong, từ lớn đến bé sẽ có: - Cơ sở phương pháp luận NCKH - Phương pháp hệ: Hệ thống các phương pháp - Phương pháp cụ thể

Trang 1

ĐỀ 1

1 Thế nào là nghiên cứu khoa học(NCKH)?

- NCKH là một hoạt động có hệ thống nhằm khám phá, phát triển và kiểm chứng những

kiến thức mới mẻ

- Phương pháp là con đường mà ta phải đi theo để đạt đến cái đích nào đó

Phương pháp là sự vận động của nội dung (Hégel) Phương pháp không thể tách rời khỏi nội dung Phương pháp nắm trong tay nó vận mệnh của công trình, phương pháp là thầy của các thầy, người bình thường mà có phương pháp có thể làm được phi thường

Phương pháp là cách thức tác động đến đối tượng để biến đối tượng từ trạng thái này sang trạng thái khác (từ trạng thái A đến trạng thái B), mà trạng thái khác khác với trạng thái này

- Phương pháp NCKH:quyết định vận mệnh công trình NCKH mà người bình

thường có phương pháp nghiên cứu khoa học thì vẫn làm được những điều to tác để lại tiếng tăm, còn người dù có tài hoa đến đâu mà thiếu PPNC thì cũng không nghiên cứu được gì

2 Hệ thống ba bậc của phương pháp luận nghiên cứu: Đi từ ngoài vào trong, từ lớn đến bé sẽ có:

- Cơ sở phương pháp luận NCKH

- Phương pháp hệ: Hệ thống các phương pháp

- Phương pháp cụ thể

Phân tích ba cơ sở của phương pháp luận của một công trình NCKH: có 3 cơ sở:

- Cơ sở phương pháp luận tiếp cận hệ thống – cấu trúc

Cái tuân thủ thể hiện ở chỗ ta phải ác định khách thể nghiên cứu, khách thể nghiên cứu này là ta tiếp cận hệ thống cấu trúc, đi theo trình tự hệ thống, tiếp cận từ ngoài vào và phân tích các đối tượng bên trong cấu tạo nên chúng, nghĩa là từ hệ thống mẹ đến hệ thống con

- Cơ sở phương pháp luận tiếp cận logic – lịch sử:Lịch sử logic ta xem có hợp lý

hay không, lịch sử đã từng có việc đó hay không, cho nên trong đề tài nghiên cứu khoa học ở chương 1 phải có lịch sử nghiên cứu vấn đề, nghĩa là làm cho nó được tồn tại và hợp lý

Trang 2

- Cơ sở phương pháp luận tiếp cận thực tiễn: Thể hiện ngay trong đề tài và lý do

chọn đề tài, tại sao lại phải nghiên cứu đề tài đó, nói lên tầm quan trọng và tính cấp thiết của đề tài Nghĩa là cái tồn tại thật trong con người, do con người tạo ra, do tự nhiên tạo

ra mà nó phục vụ, đóng góp cho đời sống xã hội con người

3 Các phương pháp hệ NCKH:Có 3 hệ thống phương pháp

- Các phương pháp nghiên cứu lý luận / Nghiên cứu lịch sử / Nghiên cứu thư viện

- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: NC tại hiện trường / thực địa

- Các phương pháp nghiên cứu bằng kỹ thuật toán – thống kê

4 Liệt kê các phương pháp thực tiễn:Có 6 phương pháp

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phỏng vấn / phương pháp trò chuyện

- Phương pháp điều tra / bút đàm

- Nghiên cứu sản phẩm

- Trắc nghiệm

- Thực nghiệm

5 Liệt kê các phương pháp cụ thể để nghiên cứu về mặt lý luận:Có 5 phương pháp:

- Đọc

- Phân tích nội dung

- Tổng hợp ý / thông tin

- Khái quát hóa

- Mô hình hóa

6 Liệt kê phương pháp nghiên cứu bằng kỹ thuật toán – thống kê:

- Yếu vị

- Trung vị

- Trung bình cộng

Trang 3

- Hàng số

- Độ lệch tiêu chuẩn

- Hệ số tương quan Pearson

7 Các bước cần thực hiện để soạn một đề cương NCKH?

—————————————–

ĐỀ 2

Câu 1:Thế nào là nghiên cứu khoa học? Thế nào là phương pháp và phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Câu 2:Thế nào là hệ thống 3 bậc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học?

Câu 3: Phân tích 3 cơ sở phương pháp luận của công trình nghiên cứu khoa học

Câu 4: Các phương pháp hệ nghiên cứu?

Câu 5: Các bước cần phải thực hiện để soạn một đề cương nghiên cứu khoa học

(Nếu câu hỏi yêu cầu nêu ví dụ cụ thể, ta nên đưa ví dụ đã làm đề tài nộp)

Bài làm Câu 1:

Nghiên cứu khoa học:là một hoạt động có hệ thống nhằm khám phá, phát triển và kiểm

chứng những kiến thức mới mẻ

Phương pháp:là con đường mà ta phải đi theo để đạt đến cái đích nào đó, phương pháp

là cách thức tác động, phương pháp là sự vận động của nội dung, phương pháp nắm trong tay nó vận mệnh của công trình, phương pháp là thầy của các thầy, người bình thường mà

có phương pháp có thể làm được phi thường

Phương pháp nghiên cứu khoa học:quyết định vận mệnh công trình nckh và người bình

thường mà có phương pháp nghiên cứu khoa học thì vẫn làm được những đề to tác để lại tiếng tâm, còn người dù có tài hoa đến đâu mà thiếu phương pháp nghiên cứu thì cũng không nghiên cứu được gì

Trang 4

Câu 2:

Hệ thống 3 bậc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học:

Nếu đi từ ngoài vào trong, đi từ lớn đến bé sẽ có: phương pháp luận, phương pháp hệ, và phương pháp cụ thể

Câu 3:

Phân tích 3 cơ sở phương pháp luận của một công trình nghiên cứu khoa học:

3 cơ sở phương pháp luận của một công trình nghiên cứu khoa học:

1 Cơ sở phương pháp luận tiếp cận hệ thống cấu trúc

2 Cơ sở phương pháp luận tiếp cận lịch sử không có logic, và phương pháp tiếp cận lịch

sử logic hay là logic lịch sử

3 Cơ sở phương pháp luận tiếp cận thực tiễn

Đó là 3 cơ sở phương pháp luận mà bất kỳ đề tài nào ở đâu thời nào ta cũng phải tuân thủ

Phân tích:

1.Cơ sở phương pháp luận tiếp cận hệ thống cấu trúc:

Cái tuân thủ thể hiện ở chỗ ta phải xác định khách thể nghiên cứu, khách thể nghiên cứu này là ta tiếp cận hệ thống cấu trúc, đi theo trình tự hệ thống, hệ thống mẹ đến hệ thống con

2.Cơ sở phương pháp luận tiếp cận lịch sử không có logic, và phương pháp tiếp cận lịch

sử logic hay logic lịch sử: lich sử logic ta xem có hợp lý hay không, lịch sử đã từng có việc đó hay không, cho nên trong đề tài nghiên cứu khoa học ở chương 1 phải có lịch sử nghiên cứu vấn đề

3.Cơ sở phương pháp luận tiếp cận thực tiễn: thể hiện ngay trong đề tài và lý do chọn đè tài, tại sao phải nghiên cứu đề tài đó, nói lên tầm quan trọng và tính cấp thiết của đề tài, nghĩa là nó đống góp được gì cho đời sống của cộng đồng xã hội hiện nay

Câu 4:

Các phương pháp hệ nghiên cứu gồm có:

Trang 5

1.Hệ thống phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

2.Hệ thống phương pháp nghiên cứu thực tiễn

3.Hệ thống phương pháp nghiên cứu toán thống kê (hệ thống phương pháp nghiên cứu toán thống kê nó nằm bên ngoài 2 hệ thống kia)

Đó là 3 hệ thống phương pháp hệ

Rồi khi nào đi vào PPNC cụ thể thì ta phải xác định đó là PPNC cụ thể thuộc hệ thống phương pháp nào

-Nếu thuộc hệ thống phương pháp nghiên cứu lý luận có 5 phương pháp: đọc, phân tích nội dung, tổng hợp lý luận, mô hình hóa, khái quát hóa

-Nếu thuộc hệ thống phương pháp nghiên cứu thực tiễn có 6 pp: quan sát, trò

chuyện/phỏng vấn, điều tra/ăng-két/bút đàm, nghiên cứu sản phẩm, trắc nghiệm, thực nghiệm

-Nếu thuộc hệ toán thống kê: yếu vị, trung vị, trung bình cộng, hàng số, độ lệch tiêu chuẩn và hệ số tương quan Pcarson

Câu 5:

Các bước cần phải thực hiện để soạn một đề cương nghiên cứu khoa học:

Để soạn một đề cương nghiên cứu khoa họccần phải thực hiện 5 bước:

Bước 1: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu

Bước 2: Xác định tên đề tài

Bước 3: Thu thập tài liệu

Bước 4: Giới hạn đề tài

Bước 5: Đề cương nghiên cứu./

—————————————–

ĐỀ 3

Đề lớp QTKD09

Trang 6

Câu 1: Em hãy thiết kế 4 câu hỏi đo lường chất lượng cuộc sống của người dân ở tính

Daklak

Câu 2: Chọn 1 trong 2 tên đề tài sau đây:

1 “Giải pháp phát triển nghề nuôi ong trên địa bàn tỉnh Daklak”

2 “Giải pháp phát triển sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Daklak”

Em hãy viết phần “Đặt vấn đề” một cách đầy đủ (khoảng 1 trang) trong đó phải có tính cấp thiết của đề tài, tên đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối chiếu với tiêu chuẩn S.M.A.R.T, em hãy cho biết mục tiêu em nêu ra đã đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Câu 3: Em hãy cho ví dụ về tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học Tại sao cần bảo

tồn tri thức kinh nghiệm?

Câu 4: Trong một nghiên cứu mối quan hệ giữa lượng phân bón “Việt Nhât” bán ra trong

1 tháng với giá bán và chi phí quảng cáo trong tháng đó, kết quả hồi quy thu được như sau:

Y = 1,1 – 0,8X1** + 0,4X2*

(*p-value<0,1 **p-value<0,05)

Trong đó Y là lượng phân bón bán ra trong tháng, X1 là giá phân bón và x2 là chi phí quảng cáo trong tháng đó

Em hãy cho biết môi quan hệ trên được rút ra từ suy luận suy diễn (diễn dịch) hay suy luận quy nạp? Hãy chỉ ra 1 điểm yếu của mô hình hồi quy trên

Đề lớp TCNH09

Câu 1: Em hãy thiết kế 4 câu hỏi đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở Daklak

Câu 2: Chọn 1 trong 2 đề tài sau đây:

1 “Giải pháp phát triển nghành nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột”

2 “Nghiên cứu chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ năm

2000 – 2010″

Em hãy viết phần “Đặt vấn đề” một cách đầy đủ (khoảng 1 trang) trong đó phải có tính cấp thiết của đề tài, tên đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối chiếu với tiêu chuẩn S.M.A.R.T, em hãy cho biết mục tiêu em nêu ra đã đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Câu 3: Em hãy cho ví dụ về tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học Tại sao cần bảo

tồn tri thức kinh nghiệm?

Trang 7

Câu 4: Trong một nghiên cứu mối quan hệ giữa lượng phân bón “Việt Nhât” bán ra trong

1 tháng với giá bán và chi phí quảng cáo trong tháng đó, kết quả hồi quy thu được như sau:

Y = 1,1 – 0,8X1** + 0,4X2*

(*p-value<0,1 **p-value<0,05)

Trong đó Y là lượng phân bón bán ra trong tháng, X1 là giá phân bón và x2 là chi phí quảng cáo trong tháng đó

Em hãy cho biết môi quan hệ trên được rút ra từ suy luận suy diễn (diễn dịch) hay suy luận quy nạp? Hãy chỉ ra 1 điểm yếu của mô hình hồi quy trên

—————————————–

ĐỀ 4

Đề số: 1

Câu 1 (5 điểm):

Anh/Chị

hãy trình bày một đề tài nghiên cứu với các nội dung sau đây:

- Cho biết tên đề tài

- Vẽ cây mục tiêu của đề tài

- Cho biết đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Câu 2 (3 điểm):

Nêu rõ sự phân biệt giữa sáng chế, phát hiện, phát minh về thuộc tính bản chất, ý nghĩa thương mại, bảo hộ pháp lý, khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và vai trò lịch sử

Câu 3 (2 điểm):

Trình bày phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi Các ưu điểm và nhược điểm của việc thu thập dữ liệu bằng phương pháp này

Đề số: 2

Câu 1 (5 điểm):

Anh/Chị hãy xây dựng và chứng minh giả thuyết khoa học:

- Tên đề tài

- Chỉ rõ các câu hỏi nghiên cứu

- Trình bày một giả thuyết khoa học

Trang 8

Câu 2 (3 điểm):

Nghiên cứu khoa học là gì? Trình bày các đặc trưng của nghiên cứu khoa học

Câu 3 (2 điểm):

Thế nào là câu hỏi mở trong phương pháp điều tra phỏng vấn? Các ưu điểm và nhược điểm của câu hỏi mở trong việc thu thập dữ liệu bằng phương pháp điều tra phỏng vấn

Đề số: 3

Câu 1 (5 điểm):

Anh/Chị hãy chọn một đề tài khoa học với chủ đề về phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay:

- Tên đề tài

- Vẽ cây mục tiêu của đề tài

- Cho biết đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Câu 2 (3 điểm):

Nghiên cứu khoa học là gì? Trình bày các loại hình nghiên cứu khoa học

Câu 3 (2 điểm):

Trình bày các căn cứ để lựa chọn đề tài khoa học

Đề số: 4

Câu 1 (5 điểm):

Hãy trình bày đề cương một bài báo khoa học mà Anh/Chị dự kiến đăng

trên tạp chí khoa học chuyên ngành?

Câu 2 (3 điểm):

Anh/Chị hãy trình bày cấu trúc lôgic của một phép chứng minh luận điểm khoa học

Câu 3 (2 điểm):

Đề tài khoa học là gì? phân biệt với khái niệm dự án, đề án, chương trình?

Đề số: 5

Câu 1 (5 điểm):

Anh/Chị hãy cho biết đề tài đã nghiên cứu hoặc dự kiến nghiên cứu:

- Tên đề tài?

- Chỉ rõ một vấn đề nghiên cứu?

Câu 2 (3 điểm)

Trình bày những yêu cầu đặt tên đề tài khoa học

Câu 3 (2 điểm):

Luận điểm khoa học là gì? Trình bày quá trình xây dựng luận điểm khoa học

————————–

Trang 9

ĐỀ 5

Câu 1: (4đ)

Giải thích các đặc điểm của một đề tài nghiên cứu khoa học?

Câu 2: (3đ)

Trình bày các thành phần cấu trúc trong một đề tài nghiên cứu khoa học? Câu 3: (3đ)

Trình bày các đặc điểm của phương pháp quan sát?

Ngày đăng: 21/09/2015, 22:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w