Nằm ở vị trí chiến lược, ngay tại ngã tư của các tuyến đường mậu dịch thế giới, khu vực Đông Nam Á đón nhận rất nhiều nguồn ảnh hưởng từ bên ngoài: Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Châu Âu và cả phần còn lại của thế giới. Tất cả những ảnh hưởng này được hấp thụ và kế thừa trong nền văn hoá bản địa, rồi lại được thể hiện ra qua nền văn hoá, ngôn ngữ, kiến trúc… độc đáo nhưng lại có những mối quan hệ mật thiết với những nền văn hoá mà nó chịu ảnh hưởng. Với vị trí và tầm quan trọng của mình trong lịch sử Đông Nam Á hải đảo cũng như các quốc gia trong khu vực đang dần khẳng định mình trên trường quốc tế. Tuy là một quần đảo nhỏ các quốc gia sinh sống trong khu vực bị chi phối bởi hệ thống khí hậu nhiệt đới gió mùa, các cư dân Đông Nam Á hải đảo đã sáng tạo nên những nền văn hoá tộc người và địa phương đa dạng, phong phú. Trên nền tảng của những tín ngưỡng, văn hóa dân gian bản và quá trình tiếp nhận lâu dài ảnh hưởng văn hóa từ Ấn Độ, Trung Hoa, thế giới Ảrập và châu Âu đã làm gia tăng tính đa dạng về văn hoá và tôn giáo ở khu vực này. Hầu hết chữ viết của cư dân Đông Nam Á đều được sáng tạo trên cơ sở chữ Ấn Độ và chữ Trung Hoa, nhưngquá trình vay mượn này diễn ra vào những thời điểm khác nhau nên khi du nhập vào các quốc gia nó được biến thể thành muôn hình muôn vẻ kiểu chữ khác nhau. Các món ăn, lễ hội bên cạnh dấu ấn tín ngưỡng bản địa còn mang dấu ấn tôn giáo của mỗi dân tộc.
Trang 11.Sự so sánh giữa ba quốc gia trong khu vực : 43
3.Vị thế và tầm quan trọng của các quốc gia Đông Nam Á hải đảo: 44
C.KẾT LUẬN : 46
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO : 47
A DẪN NHẬP :
Nằm ở vị trí chiến lược, ngay tại ngã tư của các tuyến đường mậu dịch thế giới, khu vực Đông Nam Á đón nhận rất nhiều nguồn ảnh hưởng từ bên ngoài: Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Châu Âu và cả phần còn lại của thế giới Tất cả những ảnh hưởng này được hấp thụ và kế thừa trong nền văn hoá bản địa, rồi lại được thể hiện ra qua nền văn hoá, ngôn ngữ, kiến trúc… độc đáo nhưng lại có những mối quan hệ mật thiết với những nền văn hoá mà nó chịu ảnh hưởng Với vị trí và tầm quan trọng của mình trong lịch sử Đông Nam Á hải đảo cũng như các quốc gia trong khu vực đang dần khẳng định mình trên trường quốc tế Tuy là một quần đảo nhỏ các quốc gia sinh sống trong khu vực bị chi phối bởi hệ thống khí hậu nhiệt đới gió mùa, các cư dân Đông Nam Á hải đảo đã sáng tạo nên những nền văn hoá tộc người và địa phương đa dạng, phong phú Trên nền tảng của những tín ngưỡng, văn hóa dân gian bản và quá trình tiếp nhận lâu dài ảnh hưởng văn hóa từ Ấn Độ, Trung Hoa, thế giới Ảrập và châu Âu
đã làm gia tăng tính đa dạng về văn hoá và tôn giáo ở khu vực này Hầu hết chữ viết của cư dân Đông Nam Á đều được sáng tạo trên cơ sở chữ Ấn Độ và chữ Trung Hoa, nhưngquá trình vay mượn này diễn ra vào những thời điểm khác nhau nên khi du nhập vào các quốc gia nó được biến thể thành muôn hình muôn vẻ kiểu chữ khác
Trang 2nhau Các món ăn, lễ hội bên cạnh dấu ấn tín ngưỡng bản địa còn mang dấu ấn tôn giáo của mỗi dân tộc
1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Với vị trí và tầm quan trọng của mình trong lịch sử, Đông Nam Á đã từ lâu thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước, nhiều nhà khoa học khác nhau, các viện nghiên cứu: Viện Quan hệ Quốc Tế, Viện nghiên cứu Đông Nam Á thược trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia và một số cơ quan khác… đã có những công trình nghiên cứu về Đông Nam Á được xuất bản
Một số tác phẩm được công bố như: “Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) – Bộ ngoại giao”, “Lược sử Đông Nam Á – Tác giả Phan Ngọc Liên, NXB GD Năm 1997”, “Lịch sử Đông Nam Á – Tác giả Lương Ninh (Chủ biên), NXB GD 2005”,
“Lịch sử phát triển Đông Nam Á – tác giả Mary Somers Heidhues, NXB văn hóa thông tin”, Lịch sử 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới – tác giả Cao Liên.Ngoài những bài viết được công bố thành sách, còn rất nhiều bài viết, chuyên khảo đăng trên các tạp chí: Thời báo kinh tế, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á (6/2006), Báo nhân dân (18,19/4/2010)…
Nhìn chung các công trình ấy, các bài viết ấy đã phần nào cho ta thấy được biểu hiện, các đặc trưng về con người, điều kiện tự nhiên và một nền văn hóa vô cùng đặc sắc của các nước Đông Nam Á hải đảo Từ những cái đó đã tạo nên cơ sở, nền tảng vững chắc nhất cho nhóm chúng tôi có một cái nhìn khái quát hơn về nó, từ đó bắt tay vào nghiên cứu về con người, điều kiện tự nhiên và văn hóa một cách tốt nhất
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu :
Đặc điểm văn hóa của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hải đảo và làm rõ hơn về đất nước và con người của ba quốc gia Singapore, Indonesia, Philippin trong khu vực Đông Nam Á hải đảo
3 Mục đích nghiên cứu :
- Cho người đọc thấy được những nét sơ lược về các quốc gia Đông Nam Á hải đảo cũng như ba quốc gia nổi bật Singapore, Indonesia và Philippin Đem lại cái nhìn
đa chiều hơn về văn hóa của ba quốc gia trên
- Tăng thêm nguồn tài liệu cho người đọc hiểu rõ hơn về đặc trưng văn hóa ba quốc gia Singapore, Indonesia và Philippin
4 Phương pháp nghiên cứu :
Trong đề tài này nhóm chúng tôi sử dụng phương pháp:
Trang 3- Phương pháp sưu tầm tài liệu.
5 Cấu trúc đề tài :
Đề tài nhóm chúng tôi gồm có phần dẫn nhập, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo
Hơn nữa đề tài gồm có 3 chương trong phần nội dung đó là:
Chương I: Khái quát về các quốc gia Đông Nam Á hải đảo
Chương II: Giới thiệu 3 quốc gia ở Đông Nam Á hải đảo
Chương III: Tổng kết
B NỘI DUNG :
Chương I: Khái quát chung về các quốc gia Đông Nam Á hải đảo :
1.1 Điều kiện tự nhiên :
Đông Nam Á hải đảo là một vùng địa lý thuộc Đông Nam Á, có 6 quốc gia nằm trong vung này là: Malaysia, Brunei, Singapore, Inđônêsia, Philippines và Đông Timor
được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về Vành đai núi lửa Thái Bình
- Khí hậu: Chủ yếu Khí hậu xích đạo Thường xuyên có bão nhiệt đới tàn phá
nặng nề
Singapore: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa
Inđônêsia: Khí hậu nhiệt đới gió mùa
Philippin: Khí hậu nhiệt đới gió mùa
Malysia: Khí hậu xích đạo
Brunei: Khí hậu nhiệt đới xích đạo
Đông Ti Mo: Khí hậu nhiệt đới
- Địa hình: Hệ thống núi hướng vòng cung Đông và Tây, Đông Bắc – Tây Nam,
núi lửa Có núi và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, ít đồng bằng lớn
- Sông ngòi: Vì là các nước hải đảo nên các con sông thường nhỏ và ngắn, ít
sông lớn
Trang 4- Đông Nam Á hải đảo có tổng diện tích là: 2.271.574,7 km2
- Tổng số đảo của các nước thuộc vùng Đông Nam Á hải đảo là: hơn 20.000 các hòn đảo lớn nhỏ Trong đó, Inđônêsia là quốc gia có nhiều đảo nhất, con số lên đến 17.500 hòn đảo
- Tài nguyên: chủ yếu là rừng nhiệt đới và các loại khoáng sản như: dầu mỏ, khí
đốt, đồng ,
- Sinh thái: rừng xích đạo ẩm.
• Thuận lợi:
Phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng về sản phẩm
Phát triển tổng hợp kinh tế biển và thương mại
Nguồn nguyên, nhiên liệu dồi dào cho phát triển kinh tế
• Khó khăn :
Thiên tai: động đất, sóng thần, bão
Diện tích rừng đang bị thu hẹp
1.2 Điều kiện lịch sử - xã hội :
• Lịch sử :
Ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Đông Nam Á hải đảo nói riêng sau thời kì phát triển thịnh đạt của chế độ phong kiến thì bước sang thế kỉ thứ 16 chế độ phong kiến lâm vào suy yếu Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các cuộc xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây
Sau các cuộc phát kiến địa lý thì Đông Nam Á trong đó gồm cả Đông Nam Á hải đảo trở thành một trong những đối tượng quan trọng của thực dân Bồ Đào Nha, sau đó là các cường quốc thực dân Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh và Pháp…kỉ nguyên của chủ nghĩa thực dân bắt đầu vào đầu thế kỉ 16 Bồ Đào Nha là nước đầu tiên có mặt tại Đông Nam Á để tiến hành xây dựng đế quốc thuộc địa của mình Bồ Đào Nha đã chiếm lấy các đảo miền Đông Nam Indonesia Nối gót theo là Tây Ban Nha mặc dù
đã kí kết hiệp ước với Bồ Đào Nha là ngừng thám hiểm nhưng người Tây Ban Nha vẫn đến được quần đảo mà họ gọi là Philippin và thành lập thuộc địa của mình
Sau Tây Ban Nha là Hà Lan, Anh, Pháp cũng tìm cách xâm lược Có thể nói lòng tham của chủ nghĩa thực dân là vô đáy và không có giới hạn của nó Indonesia nhanh chóng rơi vào tay Hà Lan và Hà Lan nhanh chóng gạt bỏ vai trò của người Bồ Đào Nha ở khu vực này
Trang 5Ở phía Tây Đông Dương thực dân Anh đang chạy đua với Pháp để chinh phục miền đất này Như các quốc gia Đông Nam Á lục địa thì Malaysia cũng bị thực dân Anh nhòm ngó và cuối cùng cũng trở thành “đất thực dân eo biển” của Anh Anh hoàn toàn thôn tính được Malaysia với nhiều chế độ chính trị khác nhau Singapore và Brunay đã từng trở thành thuộc địa của Anh Tuy nhiên Anh không chiếm được vùng đất này dễ dàng mà họ phải đấu tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp…Những nước Đông Nam Á hải đảo cũng giống như các nước lục địa chịu khá nhiều sự xâm lược của phương Tây và có nhiều cuộc cách mạng đã nổ ra Nhìn chung thời điểm của các nước Đông Nam Á hải đảo trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây khác nhau, quá trình chinh phục và xâm lược của thực dân phương Tây trải qua một thời gian khá dài, không hề nhanh như họ mong muốn bởi những cuộc kháng cự của dân tộc nơi đây Có những nơi thực dân phải trải qua cuộc chinh phục kéo dài trên dưới 3 thế kỉ mới hoàn thành như là Indonesia.
Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, các nuớc Đông Nam Á hải đảo đã giành được độc lập và đứng trước khá nhiều khó khăn về kinh tế xã hội, chế độ chính trị mà tàn dư thực dân để lại Các quốc gia loay hoay thích ứng với nền công nghiệp mới và
và dân dân các quốc gia đã vươn lên thoát qua khó khăn và đạt được những thành tựu
to lớn
• Xã hội :
Dân cư của Đông Nam Á hải đảo khoảng 350 triệu người, chủ yếu là người Nam Đảo và sử dụng ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo Khu vực này có mối quan hệ xã hội và văn hóa gần gũi với những người Nam Đảo ở Thái Bình Dương hơn là với cư dân Đông Nam Á lục địa
Các tôn giáo chính trong vùng là đạo Hồi , đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Hinđu và tín ngưỡng vật linh truyền thống
Thông thường phần thuộc lục địa của Malaysia cũng được gộp vào như một thành phần của Đông Nam Á hải đảo để đảm bảo cho việc tất cả các nhóm sắc tộc Austronesia nhưng phi đại dương có thể được gộp cùng nhau trong một khu vực văn hóa
Trang 6Nền văn hóa ở khu vực Đông Nam Á hải đảo có tính đồng nhất Tính đồng nhất này được xem là “Viễn Ấn” hay “Đại Ấn Độ”, được Coedes gọi là “những quốc gia Ấn
Độ hóa ở Đông Nam Á”, trong khi nhiều học giả khác coi đây là khu vực chịu ảnh hưởng của Tung Hoa một phần (hoặc ở mức độ cao hơn như Singapore)
Những tổ chức có các quốc gia trong khu vực tham gia: ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á): có 5 nước trừ Đông Ti Mo, APEC( Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dương): 5 nước trừ Đông Ti Mo, WTO (Tổ chức thương mại thế giới):
5 nước trừ Đông Ti Mo…
Nhìn chung thì trải qua nhưng tiến trình lịch sử theo thời gian xã hội của các quốc gia trong khu vực đã có nhưng biến đổi tạo nên những nét đặc trưng riêng của khu vực, mang trong mình những giá trị to lớn đóng góp vào sự phát triển chung của toàn khu vực Đông Nam Á
Chương II: Giới thiệu 3 quốc gia ở Đông Nam Á hải đảo :
1 Đất nước và văn hóa Singapore :
( Quốc kì ) ( Quốc huy )
Việt: Tân Gia Ba Cộng hòa quốc)
- Đơn vị tiền tệ : Dollar Sing ( Viết tắt là SGD )
Trang 7-( Vị trí Singapore trên bản đồ thế giới )
a Vị trí địa lý và diện tích lãnh thổ :
Singapore là quốc gia nhỏ nhất ở Đông Nam Á
- Vĩ độ: từ 1o09' Bắc đến 1o29' Bắc
- Kinh độ: từ 104o36' Đông đến 104o24' Đông
Vị trí: nằm phía nam của bán đảo Mã Lai, tiếp giáp tiểu bang Johor của Malaysia về phía bắc và đối diện đảo Riau của Indonesia về phía nam Là nước nhiệt đới, Singapore nằm phía bắc đường xích đạo, chỉ cách 137 km
Diện tích: 692,7 km2, gồm 64 đảo, 1 đảo lớn và 63 đảo nhỏ
( Vị trí của Singapore )
Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương bao quanh bởi nhiều đảo nhỏ: Đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin và Sentosa là những đảo lớn nhất của Singapore, ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ khác Vị trí cao nhất của Singapore
là đồi Bukit Timah với độ cao 166 m
Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung ở khu vực phía bắc Singapore bao quanh sông Singapore, hiện nay là trung tâm buôn bán của Singapore, trong khi đó những vùng còn lại rừng nhiệt đới ẩm hoặc dùng cho nông nghiệp Từ thập niên 1960, chính phủ
đã xây dựng nhiều đô thị mới ở những vùng xa, tạo nên một Singapore với nhà cửa san sát ở khắp mọi miền, mặc dù Khu vực Trung tâm vẫn là nơi hưng thịnh nhất
Trang 8Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nước lân cận Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở thập niên
1960 lên 697,25 km² ngày nay, và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030
Singapore không có bốn mùa như các nước xa đường Xích đạo Thời tiết ở đây quanh năm hầu như không thay đổi với lượng mưa khá nhiều Hầu hết những cơn mưa rơi vào thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc Trong đợt gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 thường có những cơn mưa nặng hạt nhưng rất ngắn Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây là 2.400
mm Giông bão ở đây thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 10
Độ ẩm trung bình vào ban ngày là 84% và ban đêm là trên 90% Độ ẩm này ở vào mức đủ làm cho người châu Âu kinh ngạc Có những câu chuyện truyền miệng kể rằng có những hãng sản xuất ô tô phải cử kỹ sư đến Singapore để đo đạc độ ẩm tại
Trang 9đây, và những tiêu chuẩn kỹ thuật để sản xuất xe cho Singapore phải được điều chỉnh hàng tuần hoặc hàng tháng để tránh tình trạng xe của họ nhanh chóng bị rỉ sét.
c Địa hình và tài nguyên thiên nhiên :
Địa hình thấp, có những cao nguyên nhấp nhô cùng các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã
Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương được nhiều đảo nhỏ khác bao quanh Hòn đảo chính của Singapore khá bằng phẳng, với vài vùng đất cao ở khu vực trung tâm Độ cao tối đa của Singapore là 166 mét, ở vùng đồi Bukit Timah Tất cả các khu rừng rậm và đầm lầy đã được khai thác đề lấy đất sử dụng 1 phần dành cho khu dân cư, thương mại và công nghiệp, phần khác để làm công viên và các khu bảo tồn
Đặc biệt, Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả Ở Singapore không có nguồn nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặc lưu vực sông Singapore chỉ có vài con sông và 1 số dòng suối ngắn Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau quá trình khử muối
Singapore được biết đến bởi những người đi biển vào khoảng thế kỷ III, Singapore lúc này có tên gọi là Temasek (nghĩa là Thành phố Biển) là một trong những trạm giao dịch cho Malaysia, Thái Lan, Java, Trung Quốc, Ấn Độ và các thương nhân Ả Rập
Vào thế XIII, hòn đảo này được gọi là Singapura (hay Thành phố Sư Tử) sau sự xuất hiện một hiện tượng lạ có hình dáng giống con sư tử trên đảo Đến thế kỷ XIX, Phó Thống đốc người Anh ông Thomas Stamford Raffles đã cho xây dựng một cảng thương mại trên đảo và ông gọi là Singapore sau tên gọi ban đầu của nó Tên gọi Singapore được dùng cho đến ngày nay
Trang 10
( Thomas Stamford Raffles ) ( Kế hoạch đô thị Singapore )
Các đảo quốc trên mũi phía nam của Malaysia đã chứng kiến sự cai trị của nhiều triều đại trong lịch sử phát triển của nó Theo ghi chép được tìm thấy trong các văn tự của người Trung Quốc vào thế kỷ III, hòn đảo Temasek dưới quyền cai trị của
đế chế Sumatran Srivijaya Vào thế kỷ XIV các cuộc phát kiến địa lý diễn ra mạnh
mẽ, các nhà thám hiểm châu Âu đã tìm đến khu vực Đông Nam Á
Vào năm 1511 Bồ Đào Nha chiếm được cảng Melaka (Malacca) buộc các vua trị vì phải chạy về phía Nam và thành lập một chế độ mới là Vương quốc Hồi giáo Johor Từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, quốc đảo sư tử là một phần của Vương quốc Johor, tuy nhiên lúc này Singapore đang trở thành bài toán thương mại của các nước phương Tây nhất là đế quốc Anh Đến năm 1867 Singapore trở thành thuộc địa của Anh
Trong nửa đầu thế kỷ XX dưới sự thống trị của thực dân Anh, Singapore phát triển nhanh chóng với sự hình thành các tổ chức tài chính, giao thông vận tải, thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng được mở rộng nhanh chóng, trở thành trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ
Vào năm 1959, sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc đã hình thành chế độ tự trị ở quốc gia này và cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đã diễn ra Đảng Nhân Dân Hành Động (PAP) đã giành được 43 ghế và Ông Lý Quang Diệu trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore
Trang 11( Thủ tướng đầu tiên của Singapore )
Vào năm 1961, Singapore sát nhập vào Malaya và hợp nhất với Liên bang Malaya, Sarawak và Bắc Borneo thành nước Malaysia vào năm 1963 Tuy nhiên, cuộc hợp nhất không đạt được nhiều thành công và gần 2 năm sau đó Cụ thể là vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore đã tách khỏi Malaysia và trở thành một quốc gia độc lập với nền dân chủ có chủ quyền lãnh thổ Vào ngày 22 tháng 12 năm đó, Singapore cuối cùng đã chính thức trở thành một nước Cộng hòa độc lập
Đến thập niên 1990, đảo quốc trở thành một trong những quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới, với một nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao độ, các liên kết mậu dịch quốc tế hùng mạnh, và GDP bình quân đầu người cao hàng đầu tại châu Á
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi
Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Jurong Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á Đây cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức
Trang 12- Từ 1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng trưởng 5,5%,
và năm 2000 đạt hơn 9%
- Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau
đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1% Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt 7,7%
và năm 2007 đạt 7,5% Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2% do tác động của khủng hoảng kinh tế
( Sự phát triển của một góc Singapore là minh họa rõ nét cho sự phát triển kinh
tế của đất nước này )
Trang 13Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.
Tổng số dân của nước này là 4.553.009 người (tính đến tháng 7 năm 2007)
( Dân số Singapore khá đông )
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Singapore là cơ cấu dân số đa dạng gồm nhiều chủng tộc nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và những thành tựu thương mại của đất nước Được ngài Thomas Stamford Raffles thành lập như một đầu mối giao thương buôn bán vào ngày 29 tháng 1 năm 1819, Singapore – một làng chài nhỏ bé ngày nào đã nhanh chóng thu hút những người dân nhập cư và các thương nhân đến từ Trung Quốc, tiểu lục địa Ấn Độ, Indonesia, bán đảo Mã Lai và vùng Trung Đông Bị lôi cuốn bởi viễn cảnh tương lai tươi đẹp, những người nhập cư đã mang theo những nét riêng về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và các lễ hội của mình đến Singapore Các cuộc kết hôn chéo và sự chung sống hòa hợp giữa các dân tộc đã dệt nên một bức tranh văn hóa đầy màu sắc, hình thành một xã hội Singapore đa dạng và mang lại cho đảo quốc này một di sản văn hóa phong phú đầy sức sống Cho đến cuối thế kỉ 19, Singapore đã trở thành một trong những thành phố đa chủng tộc – đa văn hóa nhất của châu Á với các dân tộc chủ yếu là người Hoa, người Mã Lai, người Ấn, người Peranakan và những người Á Âu Ngày nay, người Hoa chiếm 74,2% dân số Singapore, và người Mã Lai – những cư dân đầu tiên ở nước này, chiếm 13,4% Người Ấn chiếm 9,2%, còn lại là người Á Âu, Perankan và các dân tộc khác chiếm
Trang 143,3% Singapore còn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng người nước ngoài rộng lớn nhau như Bắc Mỹ, Úc, Châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ.
Sự có mặt của nhiều dân tộc trên đảo quốc này trong một thời kỳ dài đã có những căng thẳng Nhưng cho đến nay Singapore đã thực sự là một đất nước biết hòa hợp và phát triển nét đặc sắc của văn hóa nhiều dân tộc
Quốc kỳ của Singapore gồm 2 phần:
- Nửa ở trên màu đỏ có thình trăng lưỡi liềm và 5 ngôi sao, nửa dưới màu trắng Màu đỏ trên lá cờ tượng trưng cho mối tình anh em giữa người với người, giữa các dân tộc trên thế giới, và sự bình đẳng của con người Còn một cách hiểu khác đó là vì Singapore là một nước đa dân tộc (gồm Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ,…) nên có thể hiểu màu đỏ này theo nhiều mặt: sự can đảm và dũng cảm của những người Malaysia, sự may mắn của những người Trung Quốc
- Màu trắng là biểu tượng của sự trong sạch và tinh khôi vĩnh viễn, không nhơ bẩn Trăng lưỡi liềm có nghĩa biểu trưng cho 1 quốc gia trẻ còn đang trên đường phát triển Năm ngôi sao nhỏ gần mặt trăng tượng trưng cho năm lý tưởng của quốc gia Singapore: dân chủ, sự bình đẳng, hòa bình, phát triển và công bằng
Đến cuối thế kỉ 19, Singapore đã trở thành một trong những thành phố đa chủng tộc – đa văn hóa nhất của châu Á với các dân tộc chủ yếu là người Hoa, người Mã Lai, người Ấn, người Peranakan và những người lai Á Âu
( Singapore một đất nước đa sắc tộc )
Singapore còn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng người nước ngoài rộng lớn với khoảng 20% là lực lượng lao động phổ thông đến từ Philippin, Indonesia
và Bangladesh Số người nước ngoài còn lại đều là những chuyên gia đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Bắc Mỹ, Úc, Châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ
Trang 15Về tôn giáo, Singapore là một quốc gia đa tôn giáo, theo thống kê khoảng 51% dân số Singapore theo Phật giáo và Đạo giáo, 15% dân số (chủ yếu là người Hoa, người gốc Âu, và người Ân Độ) là tín đồ Đạo Cơ đốc.Hồi giáo chiếm khoảng 14% dân số, chủ yếu tồn tại trong các cộng đồng người Mã Lai, người Ấn Độ theo Hồi giáo, và người Hồi (người Hoa theo Hồi giáo) Có khỏang 15% dân số Singapore tuyên bố họ không có tôn giáo, cá tôn giáo khác không đáng kể.
Khoe mình trên nền trời Singapore là những tòa tháp đặc biệt của các giáo đường Hồi giáo, những ngọn tháp hình chóp của các thánh đường với lối kiến trúc Gôtích, những tượng thần phức tạp của các đền thờ Hindu và những mái nhà với lối kiến trúc khác biệt của các ngôi chùa Trung Hoa Các tôn giáo chính ở đây là Hồi Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Giáo, Độc Thần Giáo, (còn gọi là đạo Sikh, một tôn giáo phát triển từ Ấn độ giáo vào thế kỷ XVI và dựa trên tín ngưỡng chỉ một Thần) và Do Thái Giáo (Theo Uniquely Singapore)
( Kiến trúc Gô Tích )
Xét về khía cạnh văn hóa , xã hội hầu như mọi người dân Singapore đều có thể nói nhiều hơn một thứ tiếng, trong đó nhiều người có thể nói được tới ba hoặc bốn thứ tiếng Hầu hết trẻ em lớn lên trong môi trường song ngữ từ thuở nhỏ và có thể học các ngôn ngữ khác khi lớn lên Trong phần lớn dân số biết hai thứ tiếng, tiếng Anh và tiếng Hoa phổ thông là hai ngôn ngữ được dùng phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày Trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ chính được dạy ở trường học thì trẻ em vẫn học tiếng mẹ đẻ để duy trì truyền thống văn hóa của dân tộc mình
Đối với phần lớn người Hoa thì tiếng Phổ Thông được chọn là ngôn ngữ chính thay vì các biến thể khác như tiếng Phúc Kiến, tiếng Triều Châu, tiếng Quảng Đông, tiếng Khách Gia, tiếng Hải Nam và tiếng Phúc Châu Tiếng phổ thông là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến thứ hai của người Singapore gốc Hoa, tiếng Phổ Thông đã
Trang 16được dùng rộng rãi kể từ phong trào “Nói Tiếng Phổ Thông” – phong trào hướng đến cộng đồng người Hoa trong suốt năm 1980 Trong những năm 90, những nỗ lực này nhằm hướng đến những người Hoa được giáo dục trong môi trường tiếng Anh Chính
vì vậy chọn du học Singapore với đa dạng văn hóa xã hội như vậy sẽ giúp bạn phát triển và thích nghi dễ dàng hơn
Singapore có ngôn ngữ đại diện cho từng dân tộc trong số bốn nhóm dân tộc chính của mình Bốn ngôn ngữ chính thức trong Hiến pháp của Singapore là tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil Tuy nhiên, để ghi nhớ dân tộc Mã Lai là những cư dân bản địa đầu tiên của đất nước, ngôn ngữ quốc gia được chọn là tiếng Bahasa Melayu, hay còn gọi là tiếng Mã Lai
Sự có mặt của các ngôn ngữ khác, đặc biệt là các biến thể của tiếng Mã Lai và tiếng Hoa, đã có ảnh hưởng rõ rệt đến cách dùng tiếng Anh tại Singapore Ảnh hưởng này đặc biệt rõ nét trong cách sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thông thường, một dạng tiếng Anh lai tiếng địa phương thường được biết đến với tên gọi Singlish Là một dấu hiệu đặc trưng để nhận biết người Singapore, ngôn ngữ này tiêu biểu cho hình thức biến tấu ngôn ngữ bằng cách lồng ghép các từ của tiếng Mã Lai, tiếng Hoa
và tiếng Ấn vào tiếng Anh
của họ cũng có quan hệ với tôn giáo :
Luật của đạo Islam và chế độ Sultan đã duy trì quan hệ đoàn kết và thái độ an phận trong cuộc sống của người dân Singapore Người Mã lai khi lấy vợ, lấy chồng thường mời gần như toàn bộ người trong thôn bản đến tham dự lễ cưới của họ, khách đến dự đám cưới sau khi cơm no rượu say ra về trên tay còn cầm một quả trứng luộc chín với hàm ý mong cho họ đông con, đông cháu
Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đặt lên đĩa thức ăn Khi không
ăn nữa cũng không được đặt lung tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc đặt trên đĩa đựng xương Nếu là nhân viên hàng hải, người làm nghề cá hoặc những người thích chèo thuyền, khi ăn cơm không được lật con cá, bởi vì việc đó đồng nghĩa với việc lật con tàu lật thuyền, do đó phải tách con cá đó ra, ăn từ trên xuống dưới
Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ Hai tay không được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức
Người Singapore cho rằng con số “4”, “7”, “13”, “37”, và “69” là những con số tiêu cưc và không may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số “7”, bình thường họ cố hết sức
để tránh gặp phải con số này
Trang 17Người Singapore quan niệm màu đen là màu không may mắn, màu tím cũng là màu họ không thích Họ chỉ thích màu hồng màu đỏ, bởi vì theo họ màu này tượng trưng cho sự trang nghiêm, nhiệt huyết mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và tượng trưng cho sự khoan dung, độ lượng Họ cũng thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây.Trong những ngày đầu năm mới, người dân Singapore không bao giờ quét dọn nhà cửa, không gội đầu, bởi vì họ cho rằng làm như vậy sẽ mất hết may mắn, không được đánh vỡ đồ đạc trong phòng, nhất là không được làm vỡ gương, vì đó là biểu hiện của chuyện xấu và không may mắn; không được mặc đồ trắng, không được dùng kim hoặc kéo, bởi vì những vật dụng này có thể đem đến vận hạn cho họ.
Đạo Islam là đạo chính của Singapore, đạo này cấm uống rượu, cấm ăn thịt lợn
và những đồ ăn chế biến từ lợn
Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá Ở một số nơi như cầu thang máy, rạp chiếu phim, trên những phương tiện giao thông công cộng nhất là trong văn phòng…, quy định là nghiêm cấm hút thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt 500$ Singapore Tại các nơi khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối phương
Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo… nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du lịch, cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món
ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng
Người Singapore rất kỵ nói “chúc phát tài” bởi vì họ luôn hiểu từ “tài” là “tài bất nghĩa” hoặc “phúc bất nhân” Khi nói “chúc phát tài” sẽ bị coi là chế giếu mắng chửi
Riêng con đường Campbell ở khu Tiều Ấn Độ biến thành một làng lễ hội, trong
đó có trưng bày những sản phẩm văn hóa Ấn Độ gồm hàng nữ trang, đồ thú rừng, mỹ nghệ, đồ gia dụng, tặng phẩm và gia vị Những ngọn đèn trong hội hè góp phần thể hiện những tác phẩm văn hóa của những nghệ nhân tài hoa, đại diện cho một sự hòa trộn hiếm hoi giữa văn hóa miền Bắc và miền Nam Ấn độ
Trang 18( Lễ hội ánh sáng Deepanah )
- Lễ hội đèn Giáng Sinh :
Giáng Sinh luôn là dịp mong chờ nhất của người dân trên toàn thế giới và người Singapore cũng không ngoại lệ, họ còn tổ chức hẳn một lễ hội mang tên đèn giáng sinh để kỷ niệm ngày lễ này
(Lễ hội đèn Giáng Sinh )
Đây có thể coi là lễ hội kéo dài nhất ở Singapore (từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau) Trong dịp này, trên con đường Orchard là vô số ngọn đèn hoa lệ được dùng để chiếu sáng cho những tiết mục biểu diễn đầy hấp dẫn Ngoài ta, 2 bên đường cũng được dựng những cổng chào bắt mắt, đẹp đẽ được trang trí bằng những đuôi nheo và chuông xinh xắn Đây cũng là dịp để các khách sạn, cửa hàng thi thố tài năng trang trí
để có thể đoạt danh hiệu “tòa nhà đẹp nhất” Đôi khi du khách còn nghe thấy những tiếng hát thiên thần vang lên trong những sinh hoạt đặc biệt trong lễ giáng sinh được
tổ chức ở một cửa hàng nào đó
- Lễ hội Hari Raya Puasa :
Lễ hội Hari Raya Puasa là một lễ hội lớn đầy màu sắc thú vị và lôi cuốn trong văn hóa đất nước Singapore Các bạn sẽ thỏa sức tận hưởng một không khí lễ hội náo nhiệt với những con phố được trang hoàng rực rỡ cùng những sạp hàng mở cửa tới tận khuya, bày bán đủ các loại mặt hàng từ thực phẩm, vải vóc đến các loại mặt hàng mỹ nghệ
Trang 19( Một số hình ảnh của Lễ hội Hari Raya Puasa )
Đối với người Hồi giáo, tháng Ramadan là dành cho việc thờ phụng, những việc làm từ thiện và hành vi của lòng từ bi Để làm sạch cơ thể và tâm hồn của một người,
họ gần như sẽ không ăn uống gì trong ngày này cho tới khi mặt trời lặn , gia đình và bạn bè tụ tập để cầu nguyện sau đó họ mới ăn bữa tối
Tham gia lễ hội, bạn sẽ thấy các đoạn đường của Geylang Serai và Kampong Glam trở nên sống động với màn trình diễn ngoài chợ và đường phố Bên cạnh không gian lấp lánh ánh đèn đường và các đồ trang trí truyền thống, bạn sẽ tìm thấy được các gian hàng đường phố mở cửa tới tận khuya và bày bán đủ các loại mặt hàng: thực phẩm truyền thống của Singapore, thời trang , sản phẩm dệt may và thủ công mỹ nghệ… Sẽ rất dễ cho bạn để có thể lựa chọn một món đồ lưu niệm cho gia đình và bạn
bè sau chuyến đi du lịch Singapore hè 2015 giá rẻ của mình tại lễ hội này
Trong lễ hội , các gia đình Hồi giáo ở Sigapore thường ăn mặc cùng một màu sắc
để biểu thị sự đoàn kết gia đình của họ Những người đàn ông mặc áo sơ mi rộng với quần tây được gọi là ‘ baju Melayu và phụ nữ mặc những trang phục truyền thống cùng màu gọi là ‘ baju kurung Nếu bạn may mắn , bạn có thể sẽ nhận được một lời mời đến một gia đình Hồi giáo trong lễ hội này để thưởng thức một loạt các món ăn cay được truyền thống phục vụ trong ba ngày của lễ hội, trong đó có nhiều gia vị thịt
bò “rendang” , rau cà ri sayur lodeh và bánh gạo gọi là ketupat
- Lễ Phật Đản :
Cũng giống như các quốc gia sùng báo đạo Phật khác, Singapore cũng tưng bừng
tổ chức lễ Phật Đản với ý nghĩa nhân văn sâu sắc Bởi tại đất nước này có phần đông người dân đều theo đạo Phật Lễ hội Phật Đản được diễn ra vào ngày 15/4 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ sự ra đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Trang 20( Một số hình ảnh của lễ phật đản ở Singapore )
Người dân đất nước Singapore tin rằng làm việc thiện trong ngày lễ Phật đản sẽ mang lại cho họ nhiều phúc lộc hơn những ngày bình thường khác Vì vậy các hoạt động từ thiện vào những ngày này khá sôi nổi Thậm chí, có nhiều người còn tổ chức những buổi hiến máu nhân đạo tại bệnh viện Ngoài ra, những nghi thức khác cũng không thể thiếu trong ngày lễ Phật đản của người Singapore là: phóng sinh động vật nhỏ, ăn chay, tụng kinh, và “tắm” cho tượng Phật
2 Đất nước và văn hóa Indonesia :
( Quốc kì ) ( Quốc huy )
Dương ; tên chính thức: Cộng hòa Indonesia, tiếng Indonesia: Republik Indonesia)
Indonesia)
Trang 21( Vị trí Indonesia )
Khoảng 6.000 trong số đó không có người ở.Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo Năm hòn đảo lớn nhất là Java, Sumatra, Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi Indonesia có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và Sebatik, Papua New Guinea trên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc
và Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp Thủ đô, Jakarta, nằm trên đảo Java là thành phố lớn nhất nước, sau đó là Surabaya, Bandung, Medan, và Semarang Với đặc điểm địa lý trên, Indonesia được mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo"
Trang 22( Các đảo lớn ở Indonesia )
- Diện tích: 1.919.440km2
Indonesia là nước đứng thứ 16 trên thế giới về diện tích đất liền Mật độ dân số trung bình là 134 người trên kilômét vuông (347 trên dặm vuông), đứng thứ 79 trên thế giới, dù Java, hòn đảo đông dân nhất thế giới, có mật độ dân số khoảng 940 người trên kilômét vuông (2.435 trên dặm vuông) Nằm ở độ cao 4.884 mét (16.024 ft), Puncak Jaya tại Papua là đỉnh cao nhất Indonesia, và hồ Toba tại Sumatra là hồ lớn nhất, với diện tích 1.145 kilômét vuông (442 dặm vuông)
Các con sông lớn nhất nước này nằm ở Kalimantan, và gồm các sông Mahakam
và Barito; những con sông này là các đường giao thông quan trọng nối giữa các khu định cư trên đảo
c Địa hình và tài nguyên thiên nhiên :
Phần lớn là vùng đất thấp ven biển, đất đai màu mỡ; các đảo lớn có núi
Indonesia nằm trên các rìa của các mảng kiến tạo Thái Bình Dương, Âu Á, và
Úc khiến nước này trở thành nơi có nhiều núi lửa và thường xảy ra các vụ động đất Indonesia có ít nhất 150 núi lửa đang hoạt động, gồm cả Krakatoa và Tambora,
cả hai núi lửa này đều đã có những vụ phun trào gây phá hủy lớn trong thế kỷ 19 Vụ phun trào siêu núi lửa Toba khoảng 70.000 năm trước, là một trong những vụ phun trào lớn nhất từng xảy ra, và là một thảm họa toàn cầu Những thảm họa gần đây liên quan tới hoạt động kiến tạo gồm vụ sóng thần năm 2004 đã giết hại tổng cộng gần
Trang 23230.000 người và khoảng 167.736 người tính riêng phía bắc Sumatra, và trận động đất Yogyakarta năm 2006 Tuy nhiên, tro núi lửa là một yếu tố đóng góp vào sự màu mỡ của đất trong lịch sử từng giúp nuôi sống mật độ dân cư dày tại Java và Bali
Rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 2/3 diện tích lãnh thổ Đất canh tác 8% (3% được tưới), đồng cỏ 10%, rừng và cây bụi 67%, các đất khác 15% Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, niken, bauxit, đồng, than, vàng, bạc
Lịch sử Indonesia là dải thời gian rất dài, bắt đầu từ thời Cổ đại khoảng 1.7 triệu năm trước dựa trên phát hiện về Homo erectus Java Các giai đoạn lịch sử của Indonesia có thể chia thành 5 kỷ:
- Thời đại tiền thực dân:
Các học giả người Ấn Độ đã viết về quần đảo của người Indonesia và các vương quốc Hindu của người Dwipa Java khoảng 200 năm TCN Bằng chứng về sự hiện diện của nó còn sót lại đề cập đến 2 vương quốc đạo Hindu vào thế kỷ thứ 5 là Liên minh Tarumanagara kiểm soát phía Tây Java và vương quốc Kutai tại vùng ven sông Mahakam, Borneo Vào năm 425 đạo Phật đã được du nhập vào vùng này
Khi châu Âu tiến tới thời kỳ phục hưng, quần đảo của người Indonesia đã trải qua hàng ngàn năm văn minh với sự thống trị của 2 vương quốc lớn là Srivijaya tại Sumatra, và Majapahit tại Java Cả 2 vương quốc lớn này đều có rất nhiều các quốc gia chư hầu nhỏ xung quanh, liên hệ với nhau qua buôn bán thương mại
Sau đó là sự xuất hiện của các vương quốc theo đạo Hindu, đạo Phật, đạo Hồi tại đảo Java và Sumatra Các quốc gia này phát triển dựa trên thương mại, buôn bán hàng hải
- Thời đại thuộc địa:
Giai đoạn 1511-1526, trong 15 quân đảo trở thành càng biển quan trọng của Đế chế Bồ Đào Nha, trở thành tuyến đường chính đến các đảo Sumatra, Java, Banda, và Maluku
Năm 1511, người Bồ Đào Nha đánh bại vương quốc Malacca
Năm 1512, người Bồ Đào Nha thiết lập giao thương với vương quốc Sunda
Các thương gia hồi giáo được ghi nhận là đến quần đảo Indonesia từ thế kỷ 6, nhưng việc Hồi giáo hoá Indonesia bắt đầu từ thế kỷ 13 với việc cải đạo của vua Acer