1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giới thiệu Lễ Phục sinh

18 835 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 90,74 KB

Nội dung

Cách đây hơn 2000 năm có một người Do Thái tên là Jesu Nazareth thông thái khác thường. Năm 40 tuổi, ông đã nổi tiếng khắp vùng về tài diễn thuyết những điều sâu sắc của cuộc sống. Ông tự xưng là con của Chúa trời và được phái xuống trần gian xây thiên đường trên trái đất. Chúa đã chọn Israel là nơi thử nghiệm đầu tiên.Thông điệp của ông là sống độ lượng đùm bọc, hô hào người giàu quyên góp giúp đỡ người nghèo, tổ chức những bữa phát bánh mì và rượu vang không thu tiền... Ý tưởng nhân đạo ấy đã thu phục được nhân tâm nên người ngưỡng mộ ông ngày càng nhiều. Hồi đó Israel là thuộc địa của La Mã. Chính quyền La Mã gán cho ông mưu đồ lật đổ nên xử án tử hình ông, đóng đinh lên cây thánh giá để làm gương cho đời. Sau 3 ngày đống đinh trên cây thập tự ông đã sống lại và truyền bá đạo ông chết vào 49 ngày sau đó. Để tưởng nhớ và kỷ niệm ngày chúa sống lại thì người dân đã làm lễ Phục sinh, và cho đến ngày nay thì lễ Phục sinh là một lễ rất quan trọng của Thiên Chúa Giáo.

Trang 1

MỤC LỤC TRANG

II Nội dung

2 Lễ Phục sinh của Công giáo ở Việt Nam 14

Trang 2

I Mở đầu

Cách đây hơn 2000 năm có một người Do Thái tên là Jesu Nazareth thông thái khác thường Năm 40 tuổi, ông đã nổi tiếng khắp vùng về tài diễn thuyết những điều sâu sắc của cuộc sống Ông tự xưng là con của Chúa trời và được phái xuống trần gian xây thiên đường trên trái đất Chúa đã chọn Israel là nơi thử nghiệm đầu tiên

Thông điệp của ông là sống độ lượng đùm bọc, hô hào người giàu quyên góp giúp đỡ người nghèo, tổ chức những bữa phát bánh mì và rượu vang không thu tiền

Ý tưởng nhân đạo ấy đã thu phục được nhân tâm nên người ngưỡng mộ ông ngày càng nhiều Hồi đó Israel là thuộc địa của La Mã Chính quyền La Mã gán cho ông mưu đồ lật đổ nên xử án tử hình ông, đóng đinh lên cây thánh giá để làm gương cho đời Sau 3 ngày đống đinh trên cây thập tự ông đã sống lại và truyền bá đạo ông chết vào 49 ngày sau đó Để tưởng nhớ và kỷ niệm ngày chúa sống lại thì người dân đã làm

lễ Phục sinh, và cho đến ngày nay thì lễ Phục sinh là một lễ rất quan trọng của Thiên Chúa Giáo

1 Khái niệm, nguồn gốc:

Chúa Giêsu… những năm tháng của Ngài:

Chúa Giêsu rất có thể sinh ra khoảng năm 5, 6, 7 (trước công nguyên) Đó là theo sau một sai sót trong tính toán của một thầy dòng của thế kỉ IV cố định từ đầu thời niên Kitô giáo vào năm 754 của Roma Người ta không biết một gì về cuộc sống của Chúa Giêsu suốt 30 năm đầu Đời sống công khai của Ngài bắt đầu khoảng 27 hoặc 28, và kéo dài ít nhất hai năm

Chúa Giêsu chết rất có thể và ngày 7 tháng 4 năm 30, khi được khoảng hơn 30 tuổi

Ngài đã sống trong một thời kỳ rối loạn : đất nước Palestine bị cai trị bởi người Roma ; những chính đảng và tôn giáo Do Thái chống đối lẫn nhau : những địa chủ giàu có tìm kiếm những giáo sĩ để chọn lựa những người cộng tác với người chiếm giữ

Một số khác nghi ngờ quyền lực của họ và sống một cuộc sống khổ hạnh, một

số khác nữa, những người pharisien, nhấn mạnh ở đời sống tinh thần hơn là nghi lễ Nhóm đã chịu phép rửa của Gioan, nhấn mạnh vào việc trở lại, một số còn lại thì chống đối bởi quân đội Roma

Trang 3

Chúa Giêsu đã biết tất cả về trào lưu này, nhưng Ngài đã mở đầu một con đường mới

Cuộc sống và sứ điệp:

Ngay từ lúc bắt đầu, Chúa Giêsu chữa lành những kẻ tàn tật, què quặt, bại liệt

Đó là dấu chỉ cụ thể của đời sống mới mà Ngài mang đến cho nhân loại

Khi giới thiệu tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân, Ngài cũng giảng dạy hòa bình, công bằng, tha thứ, lòng tốt Nhưng Chúa Giêsu cũng làm những điều đáng kinh ngạc: Ngài chữa bệnh trong ngày sabbat - ngày mà người ta theo luật Do Thái phải nghỉ ngơi Ngài nói với hết những người thuộc mọi hoàn cảnh Tin mừng mà Ngài mang đến thì dành cho hết mọi người vượt lên trên mọi nghi lễ, mọi lề thói và mọi ranh giới Hơn nữa, Chúa Giêsu đòi hỏi một mối liên hệ riêng tư và đặc biệt với Thiên Chúa - Đấng mà Ngài gọi là Cha Hơn nữa, Chúa Giêsu nói rằng Ngài tha thứ Bởi lẽ chỉ có một mình Thiên Chúa mới có thể tha thứ tội lỗi

Sự kết án và cái chết

Tất cả những người cảm thấy bị đe dọa trong quyền lực tìm kiếm để loại trừ Ngài Dần dần sự chống đối lớn mạnh và những người đứng đầu Do Thái giáo quyết định đưa Ngài đến cái chết với lí do là phạm thượng Nhưng Chúa Giêsu lại được lòng của dân chúng Và một âm mưu cuối cùng cũng được sắp đặt Giuđa, một trong những người thân thiết của Ngài, tham gia vào đó Sau một vụ kiện nực cười, Chúa Giêsu đã

bị kết án tử hình với sự tiếp tay của Phongxio Philatô, quan thống đốc Rôma cai trị ở đây

Trang 4

Bắt đầu cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu: trước tiên Ngài bị đánh, sau đó bị cười nhạo (người ta đặt lên đầu Ngài một vòng gai bởi vì Ngài đã nói mình là vua), bị kết

án vác thập tự giá cho đến nơi hành hình, và cuối cùng bị đóng đinh trên cây thập giá

mà người ta dựng lên sau đó Khổ hình thật là tàn bạo Đó là sự trừng phạt dành riêng cho những nô lệ và nhưng kẻ chống đối chính trị Ngài chết và bị các môn đệ bỏ rơi, ngoại trừ Marie, Gioan và một vài phụ nữ

Sự phục sinh

Ba ngày sau, ngày Phục sinh, từ sáng sớm ngôi mộ nơi đã đặt thi thể Chúa Giêsu thì trống Ngài đã hiện ra với Maria Magdala, sau đó là với các bạn của Ngài Những câu chuyện về sự phục sinh đều rất giàu tính nhân văn Những tác giả Phúc

Âm đã gởi gấm vào đó tất cả niềm tin của họ vào Chúa Giêsu – Đấng đã mang đến cho họ sự sống và họ cảm nhận rất gần gũi

Trang 5

Tin mừng lan rộng nhanh chóng giữa các bạn của Chúa Giêsu Trước tiên những người không tin, những người nam và người nữ này trở thành nhân chứng không mệt mỏi cho sự chiến thắng sự chết đang đè nặng trên cuộc đời của họ và có thể làm xáo trộn cuộc sống của chúng ta

Khái niệm:

Lễ Phục sinh theo đạo Thiên Chúa giáo, là lễ mừng Chúa Giêsu Christ sống lại sau ba ngày Lễ này tiếp theo Tuần Thánh mà người ta tổ chức cho bữa ăn cuối cùng của Chúa Giêsu với các Tông đồ (ngày thứ Năm: La Cène) và ngày Chúa chết trên thập tự giá (thứ Sáu)

Lễ Phục sinh là lễ mùa xuân, hy vọng và sự tái sinh Từ xưa lắm, mọi người mừng sự trở lại của mùa xuân sau những tháng dài lạnh, cây cối bắt đầu đâm chổi nẩy lộc Chúa Giêsu sống dậy đồng thời với ngày lễ Pâques của người Do Thái Theo lịch, mùa xuân bắt đầu từ 21 tháng 3, nên thông thường lễ Pâques nằm trong khoảng 22/03 tới 25/04 Mãi đến năm 325 người ta mới quyết định lấy ngày Chúa nhật đầu tiên sau ngày rằm đầu tiên của mùa xuân để định ngày lễ Phục sinh Thí dụ hôm nay ngày 12/4/2006 là rằm tháng 3, vậy ngày lễ Phục sinh sẽ là Chúa nhật sắp tới, tức ngày 16/4/2006

Lễ Phục sinh, người theo đạo Thiên Chúa giáo gọi là Pâques, người Do Thái gọi là Pâque, tiếng Anh là Easter, nguồn gốc từ tên Eostre, là nữ thần mùa Xuân

Lễ Phục Sinh Do thái:

Có hai lễ tổ chức vào mùa Xuân:

- Lễ 'Hag Ha-Pessa'h: lễ cừu Pascal Là lễ cho những mục đồng Ngày xưa người Do Thái là dân du mục Tập tục bôi máu cừu lên cửa trước nhà hay lều hay nhà

gỗ để chống những yêu quái và bảo vệ yên ổn cho gia đình Chữ Pâque của Do Thái

có nghĩa là lễ mà cũng có nghĩa con vật mà người ta giết để hy sinh Con vật hy sinh từ thời Giêsu , vẫn còn tiếp tục và chấm dứt khi đền Jérusamen bị phá hủy năm 70

Trang 6

- Lễ 'Hag Ha-Matsoth : Lễ bánh mì khơng men Là lễ mùa màng cho lần gặt hái đầu năm Bánh mì khơng men cĩ tên là bánh mì azyme, từ tiếng Hy lạp ἂζυμος và men tiếng Hy lạp ζύμη (levain)

Sau đĩ các lễ này kết hợp với sự di dân của người Do Thái (exode), tiếng Hy lạp là ἔξοδος = ra ngồi Vào thời Pharaon, một phần những người Do Thái bị làm nơ

lệ ở Ai Cập “ ἔξοδος ” tượng trưng cho sự ra khỏi Ai Cập, sự giải phĩng dân tộc Do Thái Trong kinh Torah, Thượng Đế báo rằng đại nạn thứ 10 sắp giáng lên đầu người

Ai Cập: máu quanh các cửa là dấu hiệu sẽ cho phép Thượng Đế nhận diện được người

Do Thái để tha cho họ : "Máu sẽ dùng làm dấu hiệu, trên các nhà mà các ngươi sẽ ở.

Ta sẽ thấy dấu máu Ta sẽ bỏ qua cho các ngươi, và ta sẽ khơng đánh các ngươi mà

ta chỉ đánh trên nước Ai Cập Ngày đĩ sẽ là ngày để tưởng niệm" (Exode XII, 13).

"Ngươi đừng ăn bánh mì cĩ men trong bảy ngày, ngươi sẽ ăn bánh mì khơng

men, bánh mì của nghèo khĩ, bởi vì các ngươi sẽ vội vã lên đường ra khỏi Ai Cập Các ngươi sẽ nhớ tới ngày mà các ngươi ra khỏi Ai Cập (Deutéronome XVI)

Như vậy lễ Pâque Do Thái (khơng cĩ chữ "s" vì chỉ một mình người Do Thái mới cĩ lễ này) trở thành ngày lễ cho sự giải phĩng của dân tộc Do Thái Đĩ là

sự vượt qua Biển Đỏ ngăn đơi nước nơ lệ và vùng đất hứa Đĩ là sự sống lại của dân chúng Isrặl, như mùa xuân

Pâque là sự chiến thắng của Tự do chống với Nơ lệ Pâque là lễ của sự giải thốt, của sự Tự do

Lễ Pâques Thiên Chúa giáo:

Những người theo đạo Thiên Chúa giáo tổ chức lễ Pâques cho sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Họ làm lễ khoảng năm 30 Lúc đĩ những người Do Thái đi hành hương tới Jérusalem Họ hiến con cừu tại đền rồi cùng ăn với gia đình Giêsu cũng làm cuộc hành hương như vậy và bị nhà cầm quyền Ponce Pilate, rất cứng rắn

dữ tợn, bắt và đĩng đinh Người trên thập tự giá Bữa ăn cuối cùng với các tơng đồ, Chúa Giêsu cầm bánh mì và sau khi ban phép, Người bẻ bánh cho họ và nĩi “Này là thân thể ta” Rồi Người lấy một ly rượu và sau khi ban ơn huệ, người nĩi với họ rằng:

“Này là máu ta, máu của sự liên kết ”

Bánh mì và rượu nho đã được kết hợp với lễ Pâque trước khi Giêsu sinh ra Ly rượu của Giêsu thay thế ly rượu của Elie (Elie, nhà Tiên tri Elie nghĩa là Chúa của tơi) Và Chúa Giêsu trờ thành agnus Dei, thay thế chỗ của con cừu pascal tế lễ

Ngày nay, người ta làm lễ Ngày Thứ Sáu Thánh và Chúa Giêsu sống dậy sau

ba ngày Thuở xưa ngày đầu tiên được tính nguyên một ngày

Trang 7

Nguồn gốc:

Nguồn gốc 1: Lễ Phục sinh bắt nguồn từ Lễ Vượt qua của Do Thái giáo.

Hơn 3.000 năm trước, Thiên Chúa Jehovah đã triển hiện Thần tích cho người

Do Thái để Pha-ra-ông Ai Cập thả những người Do Thái ra khỏi Ai Cập Pha-ra-ông

Ai Cập đã nhiều lần thất tín bội nghĩa, do đó Thiên Chúa cuối cùng đã quyết định trừng phạt Pha-ra-ông Lễ Vượt qua (Passover) là kỷ niệm đêm trước ngày Moses thống lĩnh người Do Thái thoát khỏi Ai Cập, khi ấy thiên sứ đã giết chết tất cả con trưởng ở Ai Cập, sau đó vượt qua các ngôi nhà của người Israel được bôi máu cừu và cứu các gia đình người Israel

Lễ Vượt qua đã trở thành ngày lễ quan trọng nhất của Do Thái giáo Trước và sau tiết Xuân phân, người Israel cổ đại đã quan sát mặt trăng mới ở Jerusalem sau khi mặt trời lặn, cũng chính là ngày đầu tiên của tháng Nisan Kể từ ngày này, ngày thứ

14 chính là Lễ Vượt qua cổ đại Đa số người Do Thái ngày nay lấy ngày 15 tháng Nisan để ăn mừng Lễ Vượt qua

Để chuẩn bị Lễ Vượt qua, trong 10 ngày đầu tiên tháng Nisan, người ta chọn một con cừu không tỳ vết để làm cừu tế Lễ Vượt qua, sau đó nuôi trong nhà đến ngày thứ 14 rồi mới giết mổ

Đêm trước Lễ Vượt qua, trong 10 ngày đầu tháng Nisan từ năm 30-33 SCN, ngày mà người ta đưa cừu vào nhà, Chúa Giêsu đã cưỡi lừa vào Jerusalem Ngài đã bị đưa đến Pilate để thẩm phán và không tìm thấy tội, nhưng lại đáp ứng yêu cầu của cừu không tỳ vết Vào Lễ Vượt qua ngày 14 tháng Giêng, Chúa Giêsu đã bị đóng đinh lên

thập tự giá Khoảng 3 giờ chiều, Chúa Giêsu nói: “Thưa cha, con đem linh hồn con

giao trong tay cha” Nói rồi Chúa Giêsu tắt thở, và sau này đây là thời gian mổ cừu

trong Lễ Vượt qua

Trước khi Chúa Giêsu gặp nạn, Bữa tối Cuối cùng (Last Supper) chính là bữa tối trong Lễ Vượt qua giữa Chúa Jesus và các tông đồ Theo định nghĩa của người Do Thái đối với ngày này, ngày hôm sau bắt đầu từ khi mặt trời lặn; do đó, Chúa Giêsu được coi là đã chết vào ngày Lễ Vượt qua

Giáo hội Cơ Đốc và Do Thái giáo cũng bất đồng khi nhìn nhận vấn đề này Đại

bộ phận Giáo hội Cơ Đốc cho rằng Chúa Giêsu bị sát hại vào ngày thứ Sáu, do đó kỷ niệm “Lễ Vượt qua” của họ là vào ngày thứ Sáu, còn Chúa Giêsu phục sinh vào ngày Chủ Nhật, do đó Lễ Phục sinh và Lễ Vượt qua được cử hành đồng thời Tuy nhiên vào mỗi năm, Lễ Vượt qua có thể không rơi vào ngày thứ Sáu, vì thế lễ mừng của đại bộ phận Giáo hội Cơ Đốc rất ít khi trùng khớp với lễ mừng của người Do Thái

Trang 8

Năm 325 SCN, Hoàng đế La Mã Constantine I đã tổ chức hội nghị đầu tiên xác định Lễ Phục sinh là vào ngày Chủ Nhật, và bởi vì Chủ Nhật được Giáo hội coi là ngày nghỉ ngơi, nên Lễ Phục sinh cũng mang đặc trưng ngày trăng tròn sau Xuân phân của “Lễ Vượt qua” Cứ sau ngày 21 tháng 3 hàng năm (ngày Xuân phân), thì lại xuất hiện một ngày Chủ Nhật đầu tiên sau trăng tròn được lấy làm Lễ Phục sinh

Từ xưa tới nay, phương pháp tính ngày Lễ Phục sinh đều rất phức tạp; chữ La-tinh Computus là chuyên chỉ phương pháp tính Lễ Phục sinh Thế nhưng Giáo hội La

Mã và Giáo hội Chính thống giáo Đông phương lại có cách tính hơi khác nhau, khiến

Lễ Phục sinh Tây phương có thể xuất hiện tại các ngày khác nhau

Năm 1997, Hiệp hội Giáo hội Phổ thế Quốc tế đã tổ chức hội nghị tại Syria và kiến nghị cải cách phương thức tính Lễ Phục sinh, đồng thời đề nghị thống nhất Lễ Phục sinh tại hai Giáo hội Đông, Tây; thế nhưng tới nay, tuyệt đại đa số các quốc gia vẫn không tuân theo Lai lịch Lễ Phục sinh và điển cố tôn giáo về sự phục sinh của Chúa Giêsu là gắn kết chặt chẽ với nhau

Nguồn gốc 2: Lễ Phục sinh nguyên là ngày hội mừng Xuân thời cổ đại.

Theo Wikipedia, chữ “Easter” trong tiếng Anh và tiếng Đức nguyên là chỉ “hội Xuân” của dị giáo cổ đại, tức ngày hội mừng Xuân trong thời gian Xuân phân Bởi vì sau Xuân phân, đêm bắt đầu ngắn đi, quang minh đã chiến thắng hắc ám; sau khi trăng tròn, ban ngày đến tràn ngập ánh sáng khiến người ta liên tưởng đêm đen đã bị ánh mặt trời xua tan

Ngày lễ này bắt nguồn từ nữ thần Ái tình, Sinh dục và Chiến tranh Ishtar của Babylon cổ đại, sau đó Ishtar trở thành nữ thần Bình minh và mùa Xuân Eastre của Tây Âu Chứng cứ thứ nhất là hai cái tên này đọc rất giống nhau; chứng cứ thứ hai là hàm nghĩa của Eastre là phương Đông (East), bởi vì mặt trời mọc lên ở phương Đông

Theo cuốn “Hai Babylon”, chữ “Easter” là âm dịch từ “Istres” của người Chaldea (thuộc vùng Lưỡng Hà), và không có quan hệ với Cơ Đốc giáo Nghe nói đây chính là “Ashtart”, tức nữ thần Sinh dục và Chiến tranh của người Babylon cổ đại

Những vật phẩm có liên quan với Lễ Phục sinh là thỏ Phục sinh và trứng Phục sinh Theo truyền thuyết, trứng Phục sinh chính là trứng thỏ, thế nhưng trên thực tế, thỏ không đẻ trứng; do đó, trứng Phục sinh đều là trứng gà, và có người thích vẽ hình mặt quỷ hoặc hoa văn lên trứng Những phong tục dân gian này cũng không bắt nguồn

từ Cơ Đốc giáo

“Bách khoa toàn thư Thiên Chúa giáo” chỉ ra rằng: “Lễ Phục sinh hấp thụ rất

nhiều tập tục mừng Xuân của dị giáo“ Những quả trứng là biểu tượng của mùa Xuân

Trang 9

sinh sôi nảy nở, còn con thỏ trong dị giáo là tượng trưng cho sự sinh sản Hiện nay người ta vẫn lưu hành các hoạt động mừng Lễ Phục sinh như vậy, cho thấy Lễ Phục sinh mang đậm sắc thái Babylon Ngày nay, người ta ăn bánh thập tự và trứng Phục sinh trong ngày Chúa Giêsu chịu nạn; những tập tục tôn giáo này rõ ràng là nghi thức của người Chaldea

2 Ý nghĩa của lễ Phục sinh:

Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo, thường diễn ra vào tháng 3 hoặc 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện Phục Sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá (xem Thứ Sáu Tốt Lành), được người Kitô tin là xảy ra vào khoảng thời gian này trong năm 30–33 CN (Phục sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm Phụng vụ gọi là Mùa Phục sinh, kéo dài 50 ngày từ lễ Phục sinh đến lễ Hiện Xuống

Trong bài Tín Ðiều Các Sứ Ðồ, chúng ta đọc: “Tôi tin Giêsu Christ là Con độc sinh của Ðức Chúa Trời và Chúa chúng ta Ngài được thai dựng bỏi Thánh Linh, sinh bởi nữ đồng trinh Ma-ri, chịu thương khó dưới tay Bôn-xơ Phi-lát, bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết và chôn Ngài xuống âm phủ, đến ngày thứ ba, Ngài từ kẻ chết sống lại…”

Ðó là niềm tin của chúng ta và là điều chúng ta kỷ niệm hằng năm trong lễ Phục sinh cũng như hằng tuần trong ngày Chúa Nhật Phục sinh là một trong những giáo lý quan trọng nhất và đã được Thánh Kinh Tân Ước nhắc lại nhiều lần Sứ đồ Phao-lô đã dành trọn chương 15 của lá thư ông gởi các tín hữu tại Cô-rinh-tô để nói về giáo lý này Có lẽ lúc bấy giờ một số người nghi ngờ hay có cái nhìn không đúng vào

sự phục sinh nên Phao-lô giải thích và nhấn mạnh cho các tín hữu thấy rõ tầm quan trọng và cần thiết của giáo lý phục sinh

Lễ Phục sinh là một lễ hội diễn ra vào mùa xuân Theo đạo Cơ-đốc, vào dịp này, người ta ăn mừng sự hồi sinh của Chúa Theo truyền thống Châu Âu thời kỳ trước khi có Chúa, đây là dịp để đón chào sự quay trở lại của thiên nhiên và cỏ cây sau một mùa đông giá lạnh với tuyết phủ trắng Cả những người theo đạo Cơ đốc và những người ngoại đạo đều cho rằng lễ Phục sinh là để ca ngợi cuộc sống và sự hồi sinh

Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật Tân Ước không có đoạn nào nói về lễ Phục sinh của Kitô giáo Điều này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ II SCN Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Ephesus (Êphêxô), Smyrne… (từ chuyên môn Latinh gọi nhóm này là Quartodecimans = thứ 14) theo sát với truyền thống Do thái giáo, và họ mừng lễ Phục sinh theo ngày 14

Trang 10

tháng Nisan, cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chủ nhật Họ tưởng niệm ngày Chúa Giêsu chịu chết

Ngược lại Giáo hội Tây phương tại Roma, Palestine, Ai cập, Hy lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng lễ Phục sinh vào ngày Chủ nhật vì tin rằng Chúa Giêsu sống lại ngày Chủ nhật Ngày Chủ nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do Thái, hay

là Chủ nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chủ nhật

Cuộc tranh cãi về việc mừng lễ Phục sinh chứng giám việc cử hành phụng vụ

đa dạng tại các vùng khác nhau và nêu lên sự hiểu biết khác biệt về lễ Phục sinh Khi mừng lễ Phục sinh vào ngày 14 Nisan, các giáo hội Đông phương cũng mừng Chúa Giêsu chết và sống lại, nhưng họ đánh dấu trọng tâm vào cái chết của ông, trong khi

đó bên Tây Phương nhấn mạnh vào sự sống lại của ông

Ngày lễ Phục sinh giữa Tây phương và Đông phương:

 2012: 08 tháng 4 (Tây phương); 05 tháng 5 (Đông phương)

 2013: 31 tháng 3 (Tây phương); 15 tháng 4 (Đông phương)

 2014: 20 tháng 4

 2015: 05 tháng 4 (Tây phương); 12 tháng 4 (Đông phương)

 2016: 27 tháng 3 (Tây phương); 01 tháng 5 (Đông phương)

 2017: 16 tháng 4

 2018: 01 tháng 4 (Tây phương); 08 tháng 4 (Đông phương)

 2019: 21 tháng 4 (Tây phương); 28 tháng 4 (Đông phương)

 2020: 12 tháng 4 (Tây phương); 19 tháng 4 (Đông phương)

Ý nghĩa con thỏ và quả trứng gà:

Các chuyện thần thoại hay trong dân gian đều có chuyện vui giúp đời như con thỏ là con vật hiền lành không làm hại sinh vật nào, thỏ không có khả năng tấn công hoặc gây nguy hại cho các loài động vật khác, nhưng lại thường xuyên bị những con như sói, báo, chim ưng, cú… uy hiếp Chính vì vậy, thỏ thường xuyên phải vểnh tai để chú ý xem bốn phía chung quanh có động tĩnh gì không, nhằm đề phòng bất trắc Trong hoàn cảnh khắp nơi là kẻ địch như vậy, nên đôi tai của thỏ đặc biệt to dài nghe rất thính để chạy trốn khi nghe tìếng động trước sự tấn công

Ngày đăng: 21/09/2015, 22:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w