1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Lễ hội vùng châu thổ bắc bộ

29 3,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 4,21 MB

Nội dung

Vùng văn hóa Bắc Bộ nằm giữa lưu vực sông Hồng sông Mã, là cái nôi hình thành dân tộc Việt, cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn phát triển nối tiếp nhau như: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam. Do vậy, văn hóa châu thổ Bắc Bộ vừa có những nét đặc trưng của văn hóa Việt, lại vừa mang những nét riêng đặc sắc về văn hóa của vùng, ngoài ra văn hóa Bắc Bộ là sự giao hòa giữa tự nhiên và con người, phát triển dựa trên sự kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa khu vực và nhân loại.

Trang 1

A DẪN NHẬP :

Vùng văn hóa Bắc Bộ nằm giữa lưu vực sông Hồng sông Mã, là cái nôi hình thành dân tộc Việt, cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn phát triển nối tiếp nhau như: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam Do vậy, văn hóa châu thổ Bắc

Bộ vừa có những nét đặc trưng của văn hóa Việt, lại vừa mang những nét riêng đặc sắc về văn hóa của vùng, ngoài ra văn hóa Bắc Bộ là sự giao hòa giữa tự nhiên và con người, phát triển dựa trên sự kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa khu vực và nhân loại

Trên mảnh đất thiêng liêng này, ta có thể bắt gặp nhiều lễ hội truyền thống: Hội chùa Hương( Hà Tây), hội Đền Hùng( Phú Thọ), hội Gióng( Hà Tây), hội Lim( Bắc Ninh) những lễ hội ấy là kết quả của những tinh hoa văn hóa dân tộc được kế thừa, chọn lọc, kết tinh và lắng đọng qua các thời kì lịch sử Nhưng qui cách và những nghi thức trong lễ hội mà mỗi người phải tuân theo tạo nên niềm thông cảm của toàn thể cộng đồng, làm cho mỗi người gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng, và do đó, thấy mình vươn lên ở những tầm vóc cao hơn với một sức mạnh lớn hơn.

Như vậy, ta có thể thấy rõ rằng lễ hội là một nét tiêu biểu trong văn hóa tín ngưỡng của vùng châu thổ Bắc Bộ Tựu trung lại với những bản sắc đặc trưng, những giá trị lớn, văn hóa tín ngưỡng ở vùng Bắc Bộ đã góp phần không nhỏ trên hành trình xây dựng một nền văn hóa tiến bộ, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.

1 Lý do chọn đề tài :

Trong xu thế giao lưu hội nhập và toàn cầu hoá hết sức sôi động hiện nay, vấn

đề bảo tồn và phát huy DSVH lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, để hội nhập mà không bị hoà tan.

Muốn giữ gìn được thì ta cần phải nắm rỏ từng đặc điểm vùng văn hóa đó Trong đó, vùng châu thổ Bắc Bộ lại là vùng kinh tế trọng điểm và đây cũng là vùng cất giữ những vẻ đẹp tinh hoa nhất, cốt lõi nhất của văn hóa nước ta.

2 Mục đích nghiên cứu :

Trên cơ sở làm rõ những đặc điểm nổi bậc tại vùng châu thổ Bắc Bộ, hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá những điểm đặc sắc nhất của vùng, trong đó phải nói đến lễ hội từ đó bảo tồn và phát huy DSVH ở một số tỉnh vùng châu thổ Bắc Bộ thời gian qua Đề tài

sẽ cố gắng làm nổi rõ những điểm đặc trưng nhất trong lễ hội của vùng

3 Lịch sử nghiên cứu :

Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và nghiên cứu về đặc điểm lễ hội vùng châu thổ Bắc Bộ cũng như văn hóa và đặc trưng văn hóa của vùng này.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

- Đặc điểm chung về lễ hội vùng châu thổ Bắc bộ

Trang 2

- Khu vực chấu thổ Bắc Bộ gồm có các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình

5 Phương pháp nghiên cứu :

- Phân tích - Tổng hợp tài liệu văn bản

- Lịch sử - Logic: nghiên cứu, phán đoán, suy luận, thuyết minh những đặc điểm

lễ hội của vùng châu thổ Bắc Bộ

- So sánh văn hoá: Đối chứng vùng văn hoá và tiểu vùng văn hoá ở châu thổ Bắc

Bộ theo hai chiều lịch đại và đồng đại để tìm ra những nét đặc sắc.

6 Cấu trúc đề tài :

Gồm 3 phần chính là dẫn nhập, nội dung và kết luận.

Phần nội dung gồm những nội dung sau :

I Khái quát chung về vùng châu thổ Bắc Bộ :

1 Điều kiện tự nhiên :

a Vị trí địa lý

b Khí hậu

c Địa hình

d Tài nguyên thiên nhiên

2 Điều kiện kinh tế - xã hội :

II Đặc điểm của lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ :

1 Đặc điểm chung của lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ

2 Các lễ hội tiêu biểu ở vùng châu thổ Bắc Bộ

III Giá trị của lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ :

1 Giá trị văn hóa – tâm linh

2 Giá trị du lịch

Trang 3

B NỘI DUNG :

I Khái quát chung về vùng châu thổ Bắc Bộ :

1 Điều kiện tự nhiên :

a Vị trí địa lý :

( Bản đồ địa lý vùng châu thổ Bắc Bộ ) Châu thổ Bắc Bộ trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà) Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.

b Khí hậu :

Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô Mùa xuân có tiết mưa phùn Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu

và vụ mùa.

c Địa hình :

Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.

Trang 4

( Cánh đồng lúa ở Bắc Bộ)

Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.

d Tài nguyên thiên nhiên :

• Tài nguyên khoáng sản:

Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục

vụ cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ Tài nguyên đá vôi ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt Nhìn chung khoáng sản của vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.

• Tài nguyên biển :

- Châu thổ Bắc Bộ có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày

là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ.

- Ngoài ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển

Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà,

Trang 5

( Biển Đồ Sơn, Hải Phòng )

• Tài nguyên đất đai :

- Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong

cả nước.

- Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha.

- Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt,

sú vẹt lấn biển”.

• Tài nguyên sinh vật :

- Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam Mặc dù trong vùng có các khu dân cư

và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia

Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.

Trang 6

(Vườn Quốc gia Cát Bà, Hải Phòng )

2 Điều kiện kinh tế - xã hội : Hiện tại cũng như tương lai khu vực châu thổ Bắc Bộ luôn đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung ở Việt Nam Là nơi có vị trí địa

lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, dân

cư đông đúc, mặt bằng dân trí cao Sự tập trung dân cư có mật độ cao liên quan đến nhu cầu và môi trường lao động, tính cộng đồng và truyền thống văn hoá dân tộc Một nơi có truyền thống lâu đời về thâm canh lúa nước, có những trung tâm công nghiệp

và hệ thống đô thị phát triển là điều kiện rất thuận lợi cho công cuộc phát triển các ngành nghề lao động sản xuất từ phổ thông đến hiện đại, mang đến sự thuận lợi cho công cuộc định cư lâu dài của con người.

(KCN Bắc Ninh ) Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp Với 22% dân số cả nước năm 2001 vùng này đã đóng góp 52.310 tỷ đồng chiếm 22% GDP trong đó có tới 19,4% giá trị gia tăng nông nghiệp và 28,8% giá trị gia tăng dịch vụ của cả nước Cơ cấu kinh tế ngành có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp, tỷ trọng ngành dịch vụ đạt tới gần 50%.

Trang 7

Là vựa lúa lớn thứ hai của Việt Nam (sau Đồng bằng sông Cửu Long) có được đất đai màu mỡ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp Số đất đai để phát triển nông nghiệp trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên toàn vùng Ngoài lúa nước, các địa phương nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đều chú trọng phát triển loại cây ưa lạnh có hiệu quả kinh tế cao như ngô, khoai tây, su hào, cải bắp,

cà chua, những loại cây này đa phần được trồng hoa xen canh giữa các mùa vụ.

( cánh đồng lúa chín vàng ) Bắc Bộ là vùng có đường bờ biển dài, có cửa ngõ lớn và quan trọng thông thương với các khu vực lân cận và thế giới qua cảng biển Hải Phòng (thuộc thành phố Hải Phòng) Tài nguyên thiên nhiên gồm có các mỏ đá (ở Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh ở Hải Dương, than nâu ở Hưng Yên và mỏ khí đốt ở Tiền Hải đã được tiến hành khai thác từ nhiều năm nay.

Đặc biệt, trong lòng châu thổ Bắc Bộ đang tồn tại hàng chục vỉa than lớn nhỏ

có tổng trữ lượng vào khoảng 210 tỷ tấn (theo dự đoán qua số liệu khảo sát vào những năm 70 của thế kỷ trước) Trải rộng trên diện tích 3500km2, trải dài từ Hà Nội đến Thái Bình rồi ra đến bờ biển Đông Các vỉa than này có chiều dày từ 2 đến 3m, có nơi tới 20m Là những vỉa than có độ ổn định địa chất và chất lượng rất tốt.

Tuy nhiên, đồng bằng sông Hồng vẫn là một khu vực thiếu nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp đang phát triển và luôn phải nhập từ các vùng khác Một

số lượng không nhỏ tài nguyên đang bị suy thoái do khai thác quá mức Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và gió mùa nên nền kinh tế vùng nói chung cũng phải chịu ảnh hưởng từ các rủi ro do thiên tai gây nên.

II Đặc điểm của lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ :

1 Đặc điểm chung của lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ : Như đã trình bày ở trên, Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt, vì thế, cũng

là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối tiếp lẫn nhau : Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam Từ trung tâm này, văn hóa Việt lan truyền vào Trung Bộ rồi Nam Bộ Sự lan truyền ấy, một mặt chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt, một mặt chứng tỏ sự sáng tạo của người dân Việt Trong tư cách ấy, văn hóa

Trang 8

châu thổ vùng Bắc Bộ có những nét đặc trưng của văn hóa Việt, nhưng lại có những nét riêng của vùng này.

Đặc trưng của cư dân Bắc Bộ là sống bằng nghề nông nghiệp trồng lúa nước, Vòng quay tự nhiên tạo ra tính chất mùa vụ là hình thức lễ hội ra đời trong thời gian

đó Ban đầu, nó đơn thuần là hình thức giải trí Dần dà , qua các thời kì lịch sử khác nhau, nó lắng động và trở thành văn hóa tín ngưỡng.

Ở vùng châu thổ Bắc Bộ, lễ hội rất đa dạng, phong phú và rực rỡ về thời gian,

số lượng, mật độ, nội dung Theo thời gian có thể chia thành nhiều loại: Lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu Theo không gian địa lí, lễ hội được phân thành những dạng: Lễ hội làng, lễ hội vùng, lễ hội cả nước Tuy vậy, dù ở địa phương nào, vùng nào, thì tất

cả đều mang đặc điểm chung mang tính chất lễ hội nông nghiệp Điều này thể hiện rõ qua hình thức thờ mẹ lúa, thờ thần mặt trời, thần mưa

Lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ không những phác thảo về tôn giáo mà còn mang đậm chất văn hóa tín ngưỡng tôn giáo Những lễ hội thường được đồng nhất với

lễ chùa chiền, miếu mạo, nếu xét trong phạm vi hẹp nhất định.

Trên mảnh đất thiêng này, ta có thể bắt gặp nhiều lễ hội truyền thống: Hội chùa Hương (Hà Tây), hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Gióng (Hà Tây), hội Lim (Bắc Ninh) những lễ hội ấy là kết quả của những tinh hoa văn hoá dân tộc được kế thừa, chọn lọc, kết tinh và lắng đọng qua các thời kỳ lịch sử Nhưng qui cách và những nghi thức trong lễ hội mà mỗi người phải tuân thủ theo tạo nên niềm thông cảm của toàn thể cộng đồng, làm cho mỗi người gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng và do đó, thấy mình vươn lên ở những tầm vóc cao hơn với một sức mạnh lớn hơn.

Ngày lễ hội, họ mặc váy xoè, cắm thêm lông chim hoặc cả lá cây Tóc ít khi để

mà thường được búi lên ở đỉnh đầu hoặc tết theo nhiều kiểu khác nhau Có lúc họ buộc một tấm khăn cởi trần, mặc khố, đầu cạo trọc.

Như vậy, ta có thể thấy rõ rằng lễ hội là một nét tiêu biểu trong văn hóa tín ngưỡng của vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ Tượng trưng lại với những sắc thái đặc trưng, những giá trị lớn, văn hóa tín ngưỡng ở vùng Bắc Bộ đã góp phần không nhỏ trên hành trình xây dựng một nền văn hóa tiến bộ, hiện đại, đạm đà bản sắc dân tộc.

2 Một số lễ hội tiêu biểu :

Trang 9

cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa; đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội).

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3

mà vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất

tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc

Không gian và thời gian lễ hội :

Hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất vùng châu thổ Bắc Bộ, tổ chức theo một nghi thức được quy định chặt chẽ, chuẩn bị hết sức công phu, với sự tham gia đông đảo của dân làng quanh khu vực hai đền Hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi sinh Thánh Gióng diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch, và Hội Gióng ở đền Sóc ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (nay thuộc Hà Nội) - nơi Thánh hóa diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng giêng.

Cách thức tổ chức :

- Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội):

Được tổ chức từ ngày 6 - 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…

Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân

8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức đầu tiên Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài

Trang 10

khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để cầu may

Sang ngày mùng 7 chính hội (ngày thánh hoá theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống

Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…

Tượng đài Thánh Gióng ở Sóc Sơn

- Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) :

Được tổ chức từ ngày 6-12/4 âm lịch hàng năm Theo truyền thuyết, Phù Đổng chính là nơi sinh ra người anh hùng Thánh Gióng.

( Cổng đền Phù Đổng ở Gia Lâm )

Trang 11

Ngày 6/4 tổ chức lễ rước nước với sự tham gia của toàn bộ các tướng, quân lính, phường nhạc – múa cùng đông đảo dân làng.

Ngày 7/4 rước miều (bao đựng cờ lệnh và một số vật dụng khác) đến đền Mẫu và rước cỗ chay (có cơm và cà) từ đền Hạ sang đền Thượng để dâng lên Đức Thánh Buổi trưa có rước khám đường với ý nghĩa nhằm thăm dò đường đi đến trận địa.

Ngày 8/4: những người đứng đầu giáp và có uy tín của 4 làng tổ chức duyệt lần cuối những hoạt động diễn ra trong lễ hội.

Ngày 9/4 (chính hội) rước cờ từ đền Hạ lên đền Thượng, múa “thờ thần”, múa “bắt hổ” và diễn hội trận.

( Một phần đoàn rước trong Hội Gióng Phù Đổng ) Ngày 10/4: tổ chức lễ rước vãn duyệt quân, kiểm tra lại binh khí; lễ tạ ơn Thánh Gióng và khao quân mừng thắng lợi

Ngày 11/4: diễn ra lễ rước nước, lễ rửa khí giới Một số trò chơi và các tiết mục múa hát cũng được tổ chức.

Ngày 12/4: tổ chức lễ rước cắm cờ, kiểm tra lại chiến trường từ Đống Đàm đến Soi Bia (đi đến đâu cắm cờ trắng đến đấy để xác nhận giặc đã quy hàng) Buổi chiều, tế báo tin thắng trận lên Thiên đình và kết thúc lễ hội Tướng, quân bên giặc cũng được tha bổng và cho tham dự lễ mừng chiến thắng Cách hành xử này thể hiện truyền thống hiếu nghĩa đối với tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc và tinh thần khoan dung, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…

Trang 12

Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hoà bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…

Đoàn rước lễ của các ông “Hiệu” tại đền Phù Đổng

- Các hội Gióng khác :

Hội Gióng Chi Nam: mở tại làng Sen Hồ, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội

và trước ngày chính hội Gióng Phù Đổng 1 ngày nên còn gọi là hội Phù Gióng Hội Phù Gióng tưởng niệm và suy tôn chiến công của ông Hiển Công, tên thật là Châu Cũng trong lúc đất nước bị giặc Ân xâm lược, ông Châu bảo sứ giả của vua Hùng đem cho mình cây chùy sắt và con thuyền sắt Đoàn quân của ông đánh thắng giặc trên sông Đuống và ông trở về quê mừng công rồi hoá Dân làng suy tôn

là Hiển Công và thờ làm Thành Hoàng Sáng mùng 8 tháng Tư, sau lễ tế ở đình làng là hoạt động tái hiện lại chiến thắng của Hiển Công Thanh niên trai tráng được chia làm hai bên với số lượng bằng nhau Quân của ông Hiển Công mình trần, khố đỏ, bao vàng còn giặc Ân thì mình trần, khố xanh, bao trắng Ngoài ra còn có trò chơi "cướp dừa", ai cướp được quả dừa sẽ gặp may mắn và đập dừa thành mảnh nhỏ để chia cho mọi người cùng hưởng.

Hội Gióng Xuân Đỉnh: tổ chức ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch tại làng Xuân

Tảo, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội Lễ hội gắn với truyền thuyết trên đường về trời Gióng dừng ở làng Cáo (làng Xuân Tảo), Xuân Đỉnh tắm mát, nghỉ ngơi rồi ăn trưa với cơm và mấy quả cà Lúc ra đi, ông bỏ quên thanh roi sắt Đến nay phiến đá mà Thánh ngồi nghỉ vẫn còn ở cạnh giếng nước trong làng Hội Gióng Xuân Đỉnh chủ yếu là nghi thức rước kiệu Thánh ra giếng cho ông chứng kiến vật chứng lịch sử mà dân làng vẫn đời đời gìn giữ.

Hội Gióng Bộ Đầu: mở vào ngày 8 tháng Giêng tại làng Bộ Đầu, xã Bộ Đầu,

huyện Thường Tín, Hà Nội Thánh Gióng được thờ làm thành hoàng làng Bộ Đầu Truyền thuyết kể rằng trên đường về trời, Gióng nghe thấy tiếng kêu của dân

Trang 13

chúng đang bị đôi thuồng luồng ở sông Hồng gây tai hoạ Nhìn xuống, Gióng thấy một người đang bị thuồng luồng cuốn đi và lao xuống tiêu diệt đôi thuye quái Lạ lùng thay, người được cứu chính là mẹ của Gióng! Ở làng có pho tượng Gióng bằng gỗ cao 5m, là một tác phẩm điêu khắc đặc sắc Hội Gióng Bộ Đầu có tổ chức thi gậy - diễn lại cảnh Gióng dùng tre ngà đánh giặc Ân.

Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ

Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ

Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng"

b Hội đền Hùng :

Văn học dân gian Việt Nam nói về lễ hội đền Hùng như sau:

Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Nguồn gốc :

Ở các lãng Cổ tích, làng Trẹo (Hy Cương), làng Vi (Chu Hóa), trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn còn tục chạy “Tùng Rí: Đâm vật giống và cướp lúa

Trang 14

giống, cầu mong sự sinh sôi” Ngày 25/5 âm lịch hàng năm, làng Hy Cương có lễ Hạ điền Làng Thanh Đình có tục rước “Ông Khiu, bà Khiu” tiến hành các nghi lễ phồn thực như lấy bánh chưng tày đâm vào oa (tượng trưng cho hình thức giao phối) rồi cướp lúa giống, cầu mong sự sinh sôi Trong lễ hội Rước Chúa gái ở hai làng Hy Cương – Chu Hóa, trước kia có tục lấy chày đâm vào nong, thể hiện tính giao nam nữ Phía sau Núi Hùng, trên sườn núi Trọc bé còn có tục thờ đá Ông, đá Bà (dân địa phương còn gọi là hòn đá cối xay) tượng trưng chày – cối những biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực được coi là vật thiêng của lễ thức cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở.

Cư dân Việt Cổ vào thời đại Hùng Vương tại khu vực quanh núi Nghĩa Lĩnh đã sớm thực hiện những nghi thức của tín ngưỡng phồn thực và tổ chức lễ hội theo tín ngưỡng phồn thực Đây chính là những tiền đề điều kiện để ký ức hồi cố và tái hiện các sự kiện lịch sử truyền thống ở các giai đoạn về sau, căn cứ vào những di sản ấy

mà tạo nên tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên – thờ cúng các Vua Hùng để xây dựng nên khu di tích tưởng niệm có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống tâm linh của cộng đồng dân tộc, cùng với nó là lễ hội Đền Hùng được kế thừa và phát triển từ những lễ hội dân gian mang tính chất nguyên thủy để nâng tầm thành một Lễ hội lớn với nhiều

ý nghĩa sâu sắc của đạo lý và bản sắc truyền thống đặc biệt Việt Nam.

(Lễ hội đền Hùng là lễ hội truyền thống của người dân Việt Nam ) Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Với truyền thống

“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, các Vua Hùng cùng các vợ, con, các tướng lĩnh của thời kỳ Hùng Vương luôn được nhân dân ở các làng xã trên phạm vi cả nước tôn thờ Từ giữa thế kỷ XV, đến cuối thế kỷ XVII, cả nước có 73 làng xã, trong đó có 12 làng có sắc phong, 61 làng chưa có sắc phong (Theo Nam Việt thần kỳ hội lục – bản chính bộ Lễ triều Lê Cảnh Hưng thứ 24 – 1763).

Khi dân cư ở các làng Vi, Trẹo vốn là cùng một cư dân gốc ở Làng Cả đã cùng nhau làm lễ mở cửa đền vào ngày 10 tháng ba âm lịch hàng năm để làm lễ hội Thời

Ngày đăng: 21/09/2015, 21:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w