1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

32 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

=> Sau nhiều cuộc thảo luận ngày 8/8/1967 , Bộ trưởng ngoại giao các nước Indonexia, Thái Lan, Philippin, Singapore và Phó thủ tướng Malaysia kí tại Bangkok bản tuyên bố thành lập Hiệp H

Trang 1

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI

THUYẾT TRÌNH

NHÓM 5 LỚP D11KT04

HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

Association of Southeast Asian Nations

Trang 2

• Bùi Thị Thanh Tâm

• Võ Lê Diễm Chi

• Bùi Thị Huyền

Thành viên nhóm:

Trang 3

Lịch sử hình thành và phát triển

Cơ cấu tổ chức của ASEAN

Cơ hội và thách thức của ASEAN Việt Nam trong ASEAN

Nội dung bài học

Trang 4

I Lịch sử hình thành và phát triển

- Tháng 1/1959: Hiệp ước Hữu Nghị và Kinh Tế

Đông Nam Á (SEAFET) gồm Malaysia và Philippin ra đời

- Ngày 31/7/1961: Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) –

gồm Thái Lan, Philippin và Malaysia được thành lập

- Tháng 8/1963: một tổ chức gồm Malaysia, Philippin, Indonexia gọi tắt là MAPHILIDO được thành lập Tuy nhiên, những tổ chức và Hiệp ước trên đây đều

không tồn tại được lâu do sự bất đồng giữa các nước

và vấn đền chủ quyền lãnh thổ

Trang 5

=> Sau nhiều cuộc thảo luận ngày 8/8/1967 , Bộ trưởng ngoại giao các nước Indonexia, Thái Lan, Philippin, Singapore và Phó thủ tướng Malaysia kí tại Bangkok bản tuyên bố thành lập Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á - để biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.

Trang 6

Từ 5 nước thành viên ban đầu đến nay ASEAN đã có 10 nước thành viên gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm 1984), Việt Nam (năm1995), Lào (năm 1997), Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm1999) Trừ

Dongtimo đến nay vẫn chưa kết nạp.

Trang 8

• Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa Asean với các nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.

Trang 9

Trụ sở chính: phía nam Jakarta, Indonexia

Ngôn ngữ: Tiếng Anh

Khẩu hiệu: "Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng".

Bài hát ca ngợi: The ASEAN way

Trang 10

màu trắng tượng trưng cho

sự tinh khiết, và bông lúa

màu vàng tượng trưng cho

sự thịnh vượng của 10

nước trong khu vực

Tổng thư kí ASEAN ( 2017): Lê Lương Minh là người Việt Nam đầu tiên đảm nhận chức vụ này.

Trang 11

2013-II Cơ cấu tổ chức

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Đây là cơ quan quyền lực cao

nhất của ASEAN, họp chính thức 3 năm một lần từ năm 1992.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM):Theo

Tuyên bố Bangkok năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề

ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN.

Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM): AEM họp

chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) nhằm theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA.

Trang 12

Hội nghị Bộ trưởng các ngành : được tổ chức khi cần

thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể

Các Hội nghị Bộ trưởng khác: Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi

trường, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học

và công nghệ, thông tin, luật pháp…

Hội nghị liên Bộ trưởng (JMM) : JMM được tổ chức khi

cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và

trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN

Tổng Thư ký ASEAN: Tổng Thư ký ASEAN có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN

Trang 13

Ủy ban thường trực ASEAN (ASC): ASC bao gồm Chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia.

Cuộc họp các quan chức cao cấp (SOM): SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN, họp khi cần thiết và báo cáo trực tiếp cho AMM

• Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp

(SEOM): SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất

cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN

Trang 14

Cuộc họp các quan chức cao cấp khác: gồm các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường, ma tuý

cũng như của các ủy ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hóa và thông tin

Cuộc họp tư vấn chung (JCM): được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ tọa của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành

Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại:

ASEAN có 11 Bên đối thoại: Australia, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và UNDP ASEAN cũng có quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực với Pakistan

Trang 15

Ban Thư ký ASEAN quốc gia: Mỗi nước thành

viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt

trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến

ASEAN của nước mình

Ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba: Ủy ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại

Ban Thư ký ASEAN: tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt

động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN

Trang 16

- Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;

- Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của

dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

- Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;

- Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;

- Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả;

Nguyên tắc hoạt động

1 Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa

các quốc gia thành viên và với bên ngoài:

Trang 17

2 Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội:

- Nguyên tắc nhất trí, tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành

viên nhất trí thông qua.

Trang 18

III Cơ hội và thách thức

Cơ hội

• Từ 1/1/2010 ASEAN cơ bản hoàn thành lộ trình tự

do hóa thương mại theo “chương trình ưu đãi thuế quan” Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định vị trí của ASEAN trên trường quốc tế

• ASEAN là điểm đến mới nổi của thế giới với nhiều

cơ hội kinh doanh và đầu tư, trong đó có những

quốc gia hiện đang trở thành tâm điểm như Việt

Nam, Lào, Myanmar…

Trang 19

• Theo kết quả nghiên cứu Toàn cầu của Ngân hàng

Standard Chartered GDP bình quân đầu người của ASEAN có thể tăng gấp gần ba lần, đạt mức

10.290 USD từ mức 3.509 USD năm 2011 giả sử như quá trình đô thị hóa thành công ở các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, Lào,

Campuchia

• Khối ASEAN đã thu hút 7,6% tổng vốn FDI toàn

cầu năm 2011, so với mức 4,3% năm 2006 Từ

năm 2000, sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đến tê liệt, tăng trưởng ASEAN đã vượt qua mức tăng trưởng toàn cầu trung bình 1,5%

Trang 20

Thách thức

Thách thức lớn nhất của ASEAN là tìm lại vai trò

và ảnh hưởng của một tổ chức khu vực đối với

khu vực và đối với từng thành viên mà nó đã từng

có nhưng bị mai một đi.

Một số nước thành viên gặp phải khó khăn nội bộ

đã gây ảnh hưởng đến tốc độ liên kết và mức độ hợp tác trong Hiệp hội.

Còn đến từ chính các đối tác đối thoại của

ASEAN.

Những thách thức đến từ môi trường chính trị và

an ninh thế giới.

Trang 21

Một số khó khăn của ASEAN:

• Tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, văn hóa trong nội bộ nhiều nước vẫn tiếp tục

• Tình trạng phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước

• Vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai

Trang 22

IV Sự đóng góp của Việt Nam trong ASEAN

Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tại Brunây, Việt Nam chính

thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ

7 của tổ chức này Từ đây, Việt Nam đã nhanh

chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng

góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối,

tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên

cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành

công của ASEAN ngày hôm nay

Trang 23

• Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực ĐNÁ về kinh tế, xã hội và quân sự là nơi liên kết giữa vùng phía bắc và phía nam trong khu vực

• Thông qua ASEAN ta đã có cơ hội mở rộng không gian hợp tác với các nước trên thế giới nói chung và khu vực ASEAN nói riêng Góp phần tích cực trong việc tiếp thu khoa học,

công nghệ hiện đại.

Thuận lợi của Việt Nam khi gia nhập:

Trang 24

VD: Theo Tổng cục Hải quan, số liệu cập nhật mới nhất cho thấy, ASEAN là khu

vực thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của

Việt Nam, đứng sau EU và Hoa Kỳ Năm

2012, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt 17,08 tỷ USD, tăng 25,7% (tương ứng

tăng 3,49 tỷ USD) so với năm trước và

chiếm 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu

của cả nước.

Trang 28

• Cơ sở hạ tầng, kinh tế kĩ thuật còn tụt hậu so với các nước trong khu vực.

• Hệ thống giao thông, dịch vụ tài chính, quá trình đô thị hóa tuy phát triển nhưng vẫn

Trang 29

Triển vọng của ASEAN trong tương lai

Cộng đồng ASEAN quyết tâm “chuyển sự

đa dạng về văn hóa và sự khác biệt của

ASEAN thành thịnh vượng và các cơ hội

phát triển công bằng trong một môi trường đoàn kết, tự cường khu vực và hòa hợp” Mục tiêu mà ASEAN đang hướng tới là một gia đình các dân tộc Đông Nam Á đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

Trang 30

Sẽ là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, các tranh chấp

về lãnh thổ cũng như các khác biệt khác sẽ được giải quyết

bằng biện pháp hòa bình Liên kết kinh tế ASEAN sẽ chặt chẽ hơn qua việc thành lập Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN

(AFTA), Khu vực đầu tư (AIA); các mạng lưới đường bộ, năng lượng trong ASEAN được hình thành; sẽ có sự hợp tác chặt chẽ hơn về thị trường vốn và tiền tệ; khoảng cách phát triển

giữa các thành viên được thu hẹp ASEAN sẽ trở thành một

khu vực kinh tế phát triển năng động, bền vững, có sức cạnh tranh cao và sẽ trở thành một tổ chức có khuôn khổ pháp lý

chặt chẽ hơn Bên cạnh bản sắc riêng của mỗi dân tộc được gìn giữ, bản sắc chung của ASEAN sẽ hình thành ASEAN sẽ

có quan hệ rộng mở với bên ngoài, có vai trò quan trọng trên các diễn đàn quốc tế, có quan hệ ngày càng tăng với tất cả các bên đối thoại, các tổ chức quốc tế và khu vực khác.

Trang 31

Triển vọng của ASEAN đến 2015

Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động đến

triển vọng của ASEAN trong 10-15 năm tới, dự

báo khả năng hiện thực nhất là ASEAN sẽ

chuyển hóa dần từ một Hiệp hội khá lỏng lẻo

thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ có mức

độ ràng buộc pháp lý cao hơn và liên kết sâu

rộng hơn, nhưng không trở thành một tổ chức

siêu quốc gia; sẽ trở thành một thực thể chính kinh tế gắn kết hơn, một cộng đồng “thống nhất trong đa dạng”;

Trang 32

trị-Triển vọng của ASEAN đến 2015

Để Cộng đồng ASEAN trở thành hiện thực, ASEAN cần sự đồng thuận và nỗ lực của tất cả các nước thành viên, từng bước đưa Tầm nhìn vào chương trình hành động cụ thể

Việc xây dựng Cộng đồng đánh dấu giai đoạn phát triển mới của hợp tác trong ASEAN Hiệp hội đã sẵn sàng cho một

bước tiến cao hơn bởi xây dựng Cộng đồng sẽ giúp ASEAN

có nội lực mạnh mẽ để mở rộng hội nhập và liên kết với

ngoài ASEAN, giúp ASEAN có tiếng nói và tự tin hơn trong đối thoại và hợp tác với các nước đối tác, trở thành một

nhân tố không chỉ hấp dẫn mà còn quan trọng, không chỉ ở khu vực Đông Nam Á mà cả khu vực châu Á - Thái Bình

Dương Tuy nhiên, xây dựng Cộng đồng ASEAN chưa phải

là bước tiến cao nhất và chưa phải là điểm dừng của liên kết ASEAN.

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Lịch sử hình thành và phát triển - HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
ch sử hình thành và phát triển (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w