1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập hồ sơ dự thầu 1

178 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 3,93 MB

Nội dung

Đối với người sản xuất – nhà thầu: - Đảm bảo công bằng: do cạnh tranh mỗi nhà thầu phải cố gắng tìm tòi kĩ thuậtcông nghệ, biện pháp kinh doanh tốt nhất để có thể thắng thầu.. - Các lĩn

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Mục đích, ý nghĩa của đấu thầu xây dựng.

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh

mẽ trong đó ngành công nghiệp xây dựng cơ bản đóng vai trò quan trọng, là một trongnhững ngành mũi nhọn của nền kinh tế phát triển Xây dựng cơ bản có nhiệm vụ quantrọng trong nền kinh tế quốc dân với nhiệm vụ trực tiếp tạo ra tài sản cố định cho xãhội Đó là những công trình sử dụng lâu dài, bằng các hình thức như xây dựng mới, cảitạo, sửa chữa lớn hoặc khôi phục các công trình hư hỏng hoàn toàn

Xây dựng cơ bản là quá trình sản xuất mà sản phẩm của nó có nét đặc thù riêngkhông giống các ngành kinh tế khác Trong quá trình sản xuất sử dụng một lượng lớntiền vốn và vật tư Cùng với đà phát triển của nền kinh tế, tốc độ đầu tư nói chung vàđầu tư cho ngành xây dựng cơ bản nói riêng cũng ngày càng tăng nhanh và lớn mạnhkhông ngừng Theo đó, sự cạnh tranh trong xây dựng ngày càng gay gắt Các doanhnghiệp xây dựng muốn phát triển bắt buộc phải tuân theo quy luật thị trường, từ đó nảysinh ra một phương thức phù hợp với các quy luật kinh tế là đấu thầu

Mục đích của công tác đấu thầu là đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng và minhbạch trong quá trình đấu thầu là lựa chọn nhà thầu cho phù hợp, đảm bảo hiệu quảkinh tế của dự án

Đối với toàn bộ nền kinh tế.

- Đấu thầu đem lại tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình lựachọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án

Đối với người mua – chủ đầu tư:

- Lựa chọn được nhà thầu có năng lực, đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư vềkinh nghiệm, kỹ thuật, tiến độ và giá cả hợp lý

- Chống tình trạng độc quyền của nhà thầu

- Kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu

- Thúc đẩy khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất phát triển

Đối với người sản xuất – nhà thầu:

- Đảm bảo công bằng: do cạnh tranh mỗi nhà thầu phải cố gắng tìm tòi kĩ thuậtcông nghệ, biện pháp kinh doanh tốt nhất để có thể thắng thầu

- Nhà thầu có trách nhiệm cao đối với công việc đấu thầu để giữ uy tín với khách hàng

2 Lý do chọn đề tài tốt nghiệp dạng lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp.

Với mục đích và ý nghĩa như trên, đấu thầu có vai trò quan trọng trong hoạt độngxây dựng Trong đó lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp là công việc giúp nhà thầu đấuthầu thành công, giúp chủ đầu tư chọn ra được nhà thầu thỏa mãn đầy đủ các yêu cầucủa gói thầu

SVTH: Nguyễn Thị Quyên 1 Lớp : 54KT5

MSSV : 6309.54

Trang 2

Đối với nhà thầu việc lập hồ sơ dự thầu là công việc liên quan đến uy tín và sự pháttriển của doanh nghiệp Lập hồ sơ dự thầu giúp cho người kỹ sư hiểu biết cả về cácbiện pháp kỹ thuật trong thi công, tình hình giá cả trên thị trường, các văn bản pháp lýliên quan…

Chính vì những lí do trên mà em lựa chọn đề tài lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắplàm đề tài tốt nghiệp

3 Nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp được giao

Lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây dựng

Công trình :“GIẢNG ĐƯỜNG - HIỆU BỘ - THƯ VIỆN ”

Dự án : XÂY DỰNG VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT

Địa chỉ : PHƯỜNG YÊN SỞ QUẬN HOÀNG MAI- HÀ NỘI

Trang 3

CHƯƠNG I NGHIÊN CỨU HSMT, MÔI TRƯỜNG ĐẤU THẦU VÀ GÓI THẦU XÂY DỰNG “ GIẢNG ĐƯỜNG- HIỆU BỘ- THƯ VIỆN”

1 GIỚI THIỆU TÓM TẮT GÓI THẦU

1.1 Địa điểm, vị trí công trình

- Dự án: Xây dựng viện đào tạo Răng Hàm Mặt

- Tên gói thầu: Khu học bộ môn + Hiệu bộ + Thư viện

- Chủ đầu tư: Trường Đai Học Y Hà Nội

- Địa điểm xây dựng : phường Yên Sở Quận Hoàng Mai- Hà Nội

1.2 Quy mô công trình.

Khu học bộ môn + Hiệu bộ + Thư viện: 01 tầng hầm và 10 tầng nổi(1 tầng ápmái) Chiều cao công trình tính từ cốt +0.00 đến đỉnh chóp nhà là 36,3 m trong đó chiềucao tầng Hầm là 3,6m, tầng 1 là 4,5 m; các tầng từ 2 đến 9 là 3,6m; tầng Tum là 3,3 m

Trong đó:

- Diện tích sàn xây dựng: 01 tầng hầm: 3220 (m2)

- Diện tích xây dựng tầng 1: 2085 (m2)

- Diện tích xây dựng tầng điển hình: 2660 (m2)

Công trình được thiết kế và xây dựng với các cấp sau:

- Cấp công trình cấp II

- Phòng cháy chữa cháy cấp II

- Bậc chiu lửa cấp II

Giải pháp kiến trúc:

- Công trình gồm một khối nhà cao 10 tầng, thiết kế hành lang giữa, cao độtầng hầm là 3,6 m; tầng 1 là 4,5m; tầng mái là 3,3 m và các tầng điển hình là 3,6 m

- Tầng hầm: Nhằm mục đích gửi xe

- Tầng 1, 2: Làm khu hành chính của trường

- Tầng 3: là khu giảng đường

- Tầng 4: là khoa khoa học cơ bản

- Tầng 5: Khoa nha khoa dự phòng, khoa nha khoa phục hồi

- Tầng 6: Khoa miệng hàm mặt và chuẩn đoán hình ảnh X-Quang

- Tầng 7: Khoa nha khoa cơ sở

- Tầng 8: Khoa y học cơ sở và nghiên cứu khoa học

Trang 4

- Tên nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 9.

- Tên giao dịch quốc tế:

VINACONEX 9 JOINT STOCK COMPANY

- Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:

 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải: dịch vụ trông giữ xe;

 Dịch vụ quản lý bất động sản;

 Khai thác, kinh doanh nước sạch, năng lượng điện;

 Xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng;

 Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông, lâm, thủysản, hàng tiêu dùng, đồ gỗ nội ngoại thất phục vụ sản xuất và tiêu dùng;

 Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị ngành xây dựng;

 Kinh doanh phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinhdoanh bất động sản;

 Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng nhà ở, cáccông trình giao thông, thủy lợi, bưu điện, cấp thoát nước, nền móng, các công trình hạtầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, các công trình đường dây và trạm biến thế;

Trang 5

- Nhân lực: Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện,

phù hợp tham gia thi công gói thầu này Bản kê khai bố trí nhân lực để thực hiện xâylắp công trình nếu thắng thầu

- Xe máy thiết bị thi công và thí nghiệm: Chỉ nêu số lượng, chủng loại và khả năng

huy động thiết bị thi công sẵn có để tham gia thi công gói thầu này Bản kê khai thiết bịthi công, thiết bị kiểm tra, thí nghiệm dùng để thi công công trình nếu thắng thầu

Các bản kê khai về trang thiết bị thi công, thí nghiệm kiểm tra và nhân lực sẽđảm nhận nhiệm vụ thi công phải được đảm bảo tính khả thi Nhà thầu trúng thầu khithi công mà bố trí khác đi phải được sự thống nhất của chủ đầu tư, nếu không sẽ bị xử

lý như trường hợp vi phạm hợp đồng

- Tài chính:

Số liệu tài chính (theo mẫu) cùng các bảng cân đối kế toán trong 3 năm Phần nănglực tài chính phải thể hiện rõ ràng, các bản khai phải có xác nhận của cơ quan có thẩmquyền bao gồm: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận

3.2 Yêu cầu về tiến độ thực hiện.

- Nhà thầu phải khởi công chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày kí hợp đồng

- Hoàn thành công trình : tối đa trong vòng 550 ngày kể từ ngày khởi côngcông trình

- Trường hợp bất khả kháng không thể khởi công công trình được theo hạn quyđịnh thì thời gian đình trệ chỉ được ghi nhận khi nhà thầu thông báo cho bên mời thầu

và được bên mời thầu chấp nhận

3.3 Yêu cầu về chất lượng công trình.

- Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vật tư nêu trong hồ sơ thiết kế Cácloại vật liệu, vật tư đưa vào công trình phải có chứng chỉ chất lượng và kiểm định chấtlượng của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền kèm theo mẫu kiểm chứng thống nhất

- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công:

có biểu đồ tiến độ thi công tổng thể và từng hạng mục chi tiết, sơ đồ tổ chức hiệntrường, có bố trí nhân sự, các giải pháp kỹ thuật

- Nhà thầu phải có giải pháp để đảm bảo chất lượng các hạng mục công trình

- Có biện pháp đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khácnhư an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn XD

3.4 Đồng tiền dự thầu.

Các đơn giá chi tiết và giá sẽ do nhà thầu đưa ra hoàn toàn bằng tiền Việt Namđồng

3.5 Một số yêu cầu khác.

- Yêu cầu về cách thức điều chỉnh giá, thể hiện đơn giá, …

- Cụ thể nội dung đánh giá trình bày trong bảng:

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ NHÀ THẦU

SVTH: Nguyễn Thị Quyên 5 Lớp : 54KT5

MSSV : 6309.54

Trang 6

TT Nội dung yêu cầu

Mức yêu cầu tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng

(đạt)

1

Kinh nghiệm

1.1 Kinh nghiệm chung về thi công xây

dựng: Số năm hoạt động trong lĩnh vực

thi công xây dựng.

Số lượng hợp đồng xây lắp tương tự đã

thực hiện có giá trị >30 tỷ đồng trong

thời gian 05 năm gần đây.

Đối với nhà thầu liên danh, các thành

viên liên danh phải có 03 hợp đồng xây

lắp tương tự với phần công việc đảm nhận

trong liên danh.

2

Năng lực kỹ thuật

2.1 Năng lực hành nghề xây dựng: quy

định theo điều 7 và điều 73 Luật Xây

dựng.

Nhà thầu phải có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình, có chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình phù hợp và có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng công trình.

2.2 Nhân sự chủ chốt.

Theo quy định tại điểm a

Trang 7

Nhà thầu phải đáp ứng yêu cầu về tình

hình tài chính lành mạnh không bị thua

lỗ.

(a) Số năm nhà thầu hoạt động không bị

lỗ trong thời gian yêu cầu báo cáo về tình

thình tài chính.

(b) Tỷ suất thanh toán hiện hành Từ 03 năm trở lên

(c) Giá trị ròng.

đạt mức 1 đạt mức ≥ 0

3.6 Kiểm tra tiên lượng mời thầu.

Qua kiểm tra thấy khối lượng mời thầu của nhà thầu là tương đối chính xác có thể dùng để tính toán lập hồ sơ dự thầu

4 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẤU THẦU VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA GÓI THẦU

4.1 Phân tích điều kiện tự nhiên:

Khu đất nằm trong khu vực khí hậu vùng Đồng bằng Bắc bộ, khí hậu nhiệt đới ẩm,

có mùa đông lạnh, khô, với gió mùa đông Bắc Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa:

- Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, gió Đông nam là chủ đạo

- Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông bắc là chủ đạo

- Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,9 độ C, nhiệt độ cao trong năm vàotháng 6 Mùa nóng cũng là mùa mưa tập chung từ tháng 7 đến tháng 9

- Bão thường xuất hiện trong các tháng 7, 8 với cấp gió trung bình từ cấp 7 đếncấp 10, gió giật đến cấp 12

- Độ ẩm trung bình trong năm là : 84,5%, tháng 1, 2 độ ẩm có thể lên tới 100%

- Tổng lượng mưa trung bình năm khoảng 1.500 đến 1.600 mm

- Địa hình: tương đối bằng phẳng

4.2 Điều kiện xã hội, môi trường

- Điều kiện xã hội: Khu đất nằm trong khu vực đang có tốc độ đô thị hóa cao,mật độ dân số không cao, chủ yếu đang làm việc và học tập tại các cơ sở trong khu vựcnên thành phần dân cư không phức tạp

- Điều kiện môi trường: Khu đất xây dựng công trình nằm trong khu vực có môitrường xung quanh tương đối trong lành, ít chịu ảnh hưởng xấu về môi trường

SVTH: Nguyễn Thị Quyên 7 Lớp : 54KT5

MSSV : 6309.54

Trang 8

4.3 Điều kiện kỹ thuật, hạ tầng

- Đường giao thông: Khu đất xây dựng công trình nằm gần đường Nguyễn TamTrinh có lòng đường rộng , thuận tiện về giao thông

- Nguồn điện tương đối ổn định và đảm bảo công suất.

- Hệ thống cấp nước: công trình được cấp nước sạch từ đường ống hiện cótrong khu vực, nguồn nước tương đối ổn định

4.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh:

Qua tìm hiểu về môi trường đấu thầu của công trình này, dự kiến số lượng cácnhà thầu tham gia gói thầu như sau:

- Công ty xây dựng Hồng Hà thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng

- Công ty CPXD số 1 Hà Nội - Tổng công ty Xây dựng Hà Nội

- Công ty XD Bưu Điện

- Công ty CPXD 204- Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng

- Tổng công ty xây dựng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sau đây nhà thầu phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn.chiến lược cạnh tranh, biện pháp kỹ thuật công nghệ, chiến lược giá … mà các nhàthầu khác là đối thủ cạnh tranh đang gặp phải

*) Công ty xây dựng Hồng Hà thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng.

- Công ty này có trụ sở tại 206A đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội

và có các chi nhánh tại các Tỉnh như Hà Tây, Ninh Bình, Đà Nẵng và Thành phố HồChí Minh

- Công ty được phép kinh doanh các ngành nghề chính như:

Xây dựng các công trình dân dụng nhóm B, C; công trình công nghiệp và cáccông trình kĩ thuật hạ tầng khu dân cư

Xây dựng các công trình đường bộ cấp III và các cống nhỏ trên đường bộ

Xây dựng đường ống cấp thoát nước quy mô vừa và nhỏ

Xây dựng kênh, mương, đê, kè, trạm bơm thủy lợi

Kinh doanh khách sạn và dịch vụ du lịch

Kinh doanh vật liệu xây dựng, tư liệu xản xuất và tư liệu tiêu dùng

Trang 9

- Điểm mạnh: Công ty CPXD số 1 Hà Nội là công ty rất mạnh về năng lực máymóc thiết bị, tài chính là đối thủ cạnh tranh chính của nhà thầu Là công ty đã có uy tínnhiều năm trên thị trường xây dựng ở nước ta, có nhiều kinh nghiệm về thi công cáccông trình cao tầng Chính sách của công ty là có lợi nhuận để tạo nguồn vốn đầu tưphát triển

- Điểm yếu: Do chính sách của công ty là lợi nhuận lớn nên đây có thể coi là một

điểm yếu của công ty này vì họ sẽ bỏ với giá cao Công ty có khá nhiều các công trìnhlớn đang thi công, nên nhu cầu tranh thầu tìm kiếm việc làm là không lớn Khả năngtập trung máy móc thiết bị, nhân lực, tài chính là rất hạn chế do đó khó có thể đáp ứngđược về kỹ thuật chất lượng, tiến độ của công trình Hiện công ty đang thi công một sốcông trình lớn

*) Công ty XD Bưu Điện.

Đây là công ty mới thành lập dưới sự quản lý của Bộ Bưu chính – Viễn thông.Công ty chuyên về xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp

- Điểm mạnh : Do mới thành lập nên công ty rất ít việc làm, mục tiêu trúng thầucủa công ty này là duy trì sự tồn tại, tạo công ăn việc làm cho công nhân viên, dần dầntạo uy tín trên thị trường Công ty có chiến lược giá thấp

- Điểm yếu : Công ty chưa có kinh nghiệm xây dựng các công trình lớn, năng lựcmáy móc thiết bị, nhân lực hạn chế

*) Công ty CPXD 204- Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng

- Điểm mạnh: Công ty CPXD 204 là công ty đang có uy tín tốt trong lĩnh vực

xây dựng công trình dân dụng Gần đây đã liên tiếp trúng thầu các gói thầu tương tự.Công ty sở trường thi công các loại nhà dân dụng Tuy nhiên do có lực lượng lao độnglớn nên nhu cầu về việc làm của công ty vẫn lớn

- Điểm yếu: Mặc dù nhu cầu về việc làm lớn nhưng về máy móc thiết bị, công ty

204 không có thế mạnh Máy móc không nhiều sẽ cản trở việc huy động máy móc chocông trình Mặt khác, họ đang có nhiều công trình thi công trong địa bàn Thành phốBắc Ninh nên yêu cầu tìm kiếm việc làm ở tỉnh khác sẽ không lớn

*) Tổng công ty xây dựng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Công ty này có bề dày lâu năm về kinh nghiệm xây dựng dân dụng, thuỷ lợi,giao thông, thuỷ điện…

- Điểm mạnh: Là một trong những tổng công ty mạnh, có địa bàn hoạt động rộngkhắp cả nước, có uy tín lâu năm đặc biệt trong lĩnh vực thuỷ lợi Năm 2011, Tổngcông ty liên tục trúng thầu một số dự án lớn về thuỷ điện và thuỷ lợi

- Điểm yếu: Tuy nhiên thế mạnh của tổng công ty không phải là ngành xây dựngdân dụng nhưng đây có thể là một đối thủ vừa vì họ có thể bỏ giá thấp khi tranh thầu

Kết luận

SVTH: Nguyễn Thị Quyên 9 Lớp : 54KT5

MSSV : 6309.54

Trang 10

Từ những phân tích về điều kiện môi trường tự nhiên (khí hậu, thời tiết, địa hình,địa chất), điều kiện kinh tế - xã hội ( giao thông, cơ sở hạ tầng, điều kiện cung ứng vật

tư, thiết bị, lao động… ), nhà thầu nhận thấy có nhiều đặc điểm thuận lợi cho thi côngxây dựng công trình Vị trí xây dựng thuộc khu vực dễ tìm kiếm nguồn nhân lực, điềukiện giao thông thuận lợi cho việc di chuyển máy móc và cung ứng vật tư trong quátrinh thi công

Qua phân tích về hồ sơ mời thầu và các yêu cầu có liên quan, nhà thầu nhận thấy

có đủ năng lực và điều kiện về năng lực đáp ứng thi công gói thầu đảm bảo chất lượng,đúng tiến độ với chi phí hợp lý

Qua phân tích về điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh, lĩnh vựchoạt động và tình hình tài chính công nghệ hiện tại, các chiến lược giá của các đối thủ,nhà thầu xét thấy khi tham gia gói thầu, khả năng thắng thầu cao Nhà thầu đưa raquyết định tham gia tranh thầu

Trang 11

CHƯƠNG II BIỆN PHÁP CÔNG NGHỆ - KỸ THUẬT

VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG GÓI THẦU

2.1 LỰA CHỌN PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG NGHỆ- KỸ THUẬT TỔNG QUÁT.

2.1.1 Phương hướng thi công tổng quát.

Công trình được chia ra các đợt thi công chính sau:

- Thi công phần ngầm

- Thi công phần thân

- Thi công phần hoàn thiện và các công tác khác

Khi thi công sẽ tập trung vào một số công tác chủ yếu, các công tác khác có khốilượng thi công nhỏ được thi công xen kẽ để tận dụng mặt trận công tác, rút ngắn thờigian xây dựng

- Tổ chức thi công các công tác chính sau :

- Công tác thi công cọc ép

- Công tác thi công đào đất

- Công tác thi công bê tông cốt thép móng

- Công tác thi công bê tông cốt thép phần khung nhà

- Công tác xây

- Công tác hoàn thiện và các công tác khác

2.1.2 Lựa chọn giải pháp thi công cho công tác chủ yếu.

- Công tác ép cọc.

Sử dụng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn vận chuyển bằng ô tô đến công trình vàđược bốc xếp bằng cần cẩu bánh lốp

Do đặc điểm công trình nằm trong mặt bằng khá chật, lân cận có nhiều công trình

cũ nên công tác ép cọc được nhà thầu tiến hành bằng máy ép cọc thủy lực, theophương pháp ép trước, cọc được ép xuống độ sâu thiết kế

- Công tác đào đất.

Sử dụng máy đào gầu nghịch là chủ yếu kết hợp với thủ công làm công tác đào

và sửa hố móng Đất đào được chuyển lên xe ô tô để đổ ra bãi thải

- Công tác đập đầu cọc.

Sau khi thi công xong công tác đất, tiến hành khoan phá bê tông, đập vỡ đầu cọc 1đoạn 60 cm (theo thiết kế), để chừa râu thép đảm bảo chiều dài neo cọc vào đài cọcsau này, liên kết với thép đài cọc bằng các đường hàn

SVTH: Nguyễn Thị Quyên 11 Lớp : 54KT5

MSSV : 6309.54

Trang 12

- Công tác bê tông cốt thép móng.

Đối với công tác bê tông móng dùng bơm bê tông, bê tông sử dụng là bê tôngthương phẩm Mác 300 # Do khối lượng công việc khá lớn cho nên ta tổ chức thi côngdây chuyền, phân chia móng thành từng phân đoạn

Ván khuôn móng dùng ván khuôn thép định hình, lắp dựng bằng thủ công tại hiệntrường

Cốt thép dùng để thi công được gia công bằng thủ công kết hợp máy hàn, cắt, uốnthép Công tác lắp dựng, đặt buộc cốt thép được thực hiện bằng thủ công tại hiệntrường

- Công tác bê tông cốt thép phần thân.

Thi công theo phương pháp dây chuyền, bê tông thương phẩm được mua tại nhàmáy sản xuất cấu kiện đúc sẵn Hà Nội, đổ bằng cần trục tháp, sử dụng ván khuôn địnhhình thi công phát triển theo chiều cao

- Công tác ván khuôn, giáo chống.

Ván khuôn đài cọc, cột, dầm, sàn theo thiết kế chi tiết (có bản vẽ kèm theo)

Khi tháo ván khuôn phải chấp hành quy trình quy phạm Khi bê tông đã đảm bảo70% khả năng chịu lực (bê tông dầm, sàn, cầu thang bộ) và bề mặt tiếp xúc giữa vánkhuôn và bê tông đã có những dấu hiệu dễ bóc tách thì mới tháo dỡ ván khuôn

- Công tác cốt thép.

Cốt thép dùng để thi công phải đúng chủng loại, kích cỡ đã được ghi trong thiết kế

kỹ thuật Chất lượng thép phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn đã được quy định: Đảmbảo tiêu chuẩn về cường độ, chủng loại, quy cách chất lượng, cốt thép được gia côngtrực tiếp tại hiện trường Tất cả các loại thép mang đến công trường phải được giacông, nắn thẳng và vệ sinh sạch sẽ sau đó mới được tiến hành thi công

- Công tác xây tường.

Công trình xây tường được phân đoạn, phân đợt để tổ chức thi công dây chuyền.Công trình xây còn phụ thuộc vào việc tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn của các tầng

Trang 13

2.2 LẬP VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ - KĨ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỞI CHẤT LƯỢNG VÀ TIẾN ĐỘ GÓI THẦU

2.2.1 Công tác ép cọc.

2.2.1.1 Yêu cầu thiết kế.

Sau khi có kết quả thí nghiệm sức chịu tải của cọc bằng nén tĩnh tại hiện trường,thiết kế có thể điều chỉnh lại số lượng hoặc chiều dài cọc sau đó mới được ép cọc đạitrà Ở đây nhà thầu dùng phương pháp ép trước

- Mặt bằng định vị cọc như hình vẽ.

- Tổng số cọc: 1094 cọc Tiết diện cọc 300x300 cm Chiều dài cọc 36 (m) Chialàm 3 đoạn gồm: 1 đoạn cọc C1 – 6 m, 4 đoạn cọc C2 – 6 m, 1 đoạn cọc C3- 6m

- Thi công hạ cọc bằng phương pháp ép trước

- Thí nghiệm nén tĩnh 24 cọc như trong sơ đồ bố trí cọc

- Phần bê tông cọc phải phá để neo thép vào đài 60 cm Phần cọc ngàm vào đài 15cm

- Bê tông cọc mác M300

Nguồn gốc, chất lượng cọc :

- Cọc được mua và vận chuyển từ nơi sản xuất đến vị trí tập kết cọc trước từ 1-2ngày Cọc mua về phải kiểm tra đảm bảo yêu cầu thiết kế về vật liệu, cường độ, kíchthước hình học

- Khi xếp cọc trong kho bãi hoặc lên các thiết bị vận chuyển phải đặt lên các tấm

kê cố định cách đầu cọc và mũi cọc 0,2 lần chiều dài cọc Cọc để ở bãi có thể xếpchồng lên nhau, nhưng chiều cao mỗi chồng không quá 2/3 chiều rộng và không đượcquá 2 m Xếp chồng lên nhau phải chú ý để chỗ có ghi mác bê tông ra ngoài

Mặt bằng bố trí cọc ( như hình vẽ)

SVTH: Nguyễn Thị Quyên 13 Lớp : 54KT5

MSSV : 6309.54

Trang 14

MẶT BẰNG BỐ TRÍ CỌC

CẤU TẠO CỌC Các đoạn cọc Tiết diện

(m 2 )

Chiều dài (m)

Số đoạn cọc

Sức chịu tải

Mác bê tông

Trang 15

Máy ép cọc là 1 hệ thống bao gồm giá ép, đối trọng và kích thủy lực Để chọnđược máy ép đạt yêu cầu nhà thầu đã lựa chọn các thiết bị này dựa trên cơ sở sau:

- Đối với kích thủy lực: Chọn kích thủy lực căn cứ vào:

+ Sức chịu tải của cọc:

Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định:

Pépmax ≥ K.Pmax.

Trong đó:

+ Pépmax: Lực ép cần thiết để cọc đi sâu vào nền tới độ sâu thiết kế

+ Pmax: Sức chịu tải của cọc

+ K: hệ số K > 1; có thể lấy K = 1,5 – 2 phụ thuộc vào loại đất và tiết diện cọc Ởđây chọn hệ số K= 1,6

Để đảm bảo cọc được ép đến độ sâu thiết kế, chọn thiết bị có lực ép thỏa mãn điềukiện: Pépmax =1,6 x Pmax = 1,6 x85= 136 T

- Kiểu và đặc tính của cọc ép: Kích thước cọc vuông 300x300mm

- Tổng công suất động cơ : 89 Kw

- Kích thước: * Chiều dài làm việc : 10.000 mm

* Chiều rộng làm việc : 5.200 mm

* Chiều cao làm việc : 2.900 mm

Thiết kế khung ép, giá ép, chọn cần trục phục vụ máy ép cọc.( xem phần I.1 phụ lục)

2.2.1.3 Các bước của công tác thi công ép cọc.( Xem phần I.2 phụ lục)

2.2.1.4 Biện pháp thi công ép cọc.

a Tính toán, lựa chọn phương án thi công ép cọc:

Thi công ép cọc thử( 24 cọc)

Thời gian ép cọc được tính toán theo công thức sau:

Tt=Tt1+Tt2+Tt3+Tt4+Tt5 (phút)Trong đó :

- Tt1 : Thời gian nạp cọc vào giá, căn chỉnh

SVTH: Nguyễn Thị Quyên 15 Lớp : 54KT5

MSSV : 6309.54

Trang 16

- T2 : Thời gian hàn nối cọc.

thời gian hàn một mối hàn =8 phút

T2=24*2*8= 384 phút

- T3 : Thời gian ép cọc.

T3= L/V L: tổng chiều dài cọc cần ép

V: vận tốc trung bình khi ép (V=10 m/ phút)

T3= 39,55*24/10 = 94,92 phút

- T4 : Thời gian chuyển khung và đối trọng.

T4= c*t4

t4 : thời gian một lần chuyển khung và đối trọng (t4= 20-40 phút)

c : tổng số lần chuyển khung và đối trọng

→ Sử dụng 1 máy làm 2 ca ép cọc thử trong 3 ngày

Thi công cọc đại trà

Trang 17

đài

Số lượn

g đài

Số cọc

Số cọc thử

Số lần dịch chuyển KE trong 1 đài

Số lần dịch chuyển GE trong 1 đài

Tổng số lần dịch chuyển KE

Tổng

số lần dịch chuyể

(8)

=(3)x(6)

(9) =(3)x(7)

- T11 : Thời gian nạp cọc vào giá, căn chỉnh

- T2 : Thời gian hàn nối cọc.

thời gian hàn một mối hàn =8 phút

T2=541*2*8 = 8,656 phút

- T3 : Thời gian ép cọc.

T3= L/V L: tổng chiều dài cọc cần ép (bao gồm cả ép âm 3.65 m)

V: vận tốc trung bình khi ép (V=10 m/ phút)

SVTH: Nguyễn Thị Quyên 17 Lớp : 54KT5

MSSV : 6309.54

Trang 18

T3= 39.55*541/10 = 2,140 phút

- T4 : Thời gian chuyển khung và đối trọng.

T4= c*t4

t4 : thời gian một lần chuyển khung và đối trọng (t4= 20-40 phút)

c : tổng số lần chuyển khung và đối trọng

Thời gian ép cọc máy 1 là : 84,5/2= 42,5 (ngày)

Máy 2 : Tính toán tương tự, xem chi tiết tại mục I.3 phụ lục

Thời gian ép cọc máy 2 là : 83,5 /2 = 42(ngày)

→ Dựa vào số ca máy ép cọc, tính được số ca cần trục là 175 ca

→ Dựa vào số ca máy ép cọc, tính được số ca máy hàn là 175 ca

 thời gian thi công ép cọc là 56,5 ngày

TIẾN ĐỘ THI CÔNG ÉP CỌC PHƯƠNG ÁN 1

Trang 19

SƠ ĐÔ DI CHUYỀN MÁY ÉP CỌC PHƯƠNG ÁN 1

SVTH: Nguyễn Thị Quyên 19 Lớp : 54KT5

MSSV : 6309.54

Trang 20

Phương án 2:

+3 tổ máy ép cọc thi công 2 ca/ngày

- Máy 1 ép: 369 cọc thi công trong

Số lượn

g đài Số cọc

Số cọc thử

Số lần dịch chuyển KE trong 1 đài

Số lần dịch chuyển GE trong 1 đài

Tổng

số lần dịch chuyể

n KE

Tổng

số lần dịch chuyể

(8)

=(3)x(

6)

(9) =(3)x(7)

Trang 21

thời gian hàn một mối hàn =8 phút

T2=361*2*8 = 5.776 phút

- T3 : Thời gian ép cọc.

T3= L/V L: tổng chiều dài cọc cần ép (bao gồm cả ép âm 3.65 m) V: vận tốc trung bình khi ép (V=10 m/ phút)

T3= 39.55*361/10 = 1.428 phút

- T4 : Thời gian chuyển khung và đối trọng.

T4= c*t4

t4 : thời gian một lần chuyển khung và đối trọng (t4= 20-40 phút)

c : tổng số lần chuyển khung và đối trọng

Thời gian ép cọc máy 1 là : 57/2= 28,5 (ngày)

Máy 2, Máy 3 : Tính toán tương tự ta được các số liệu sau ( xem chi tiết tính toán tại

mục 1 phụ lục)

- Thời gian ép cọc máy 2 là : 46/2= 23 (ngày)

- Thời gian ép cọc máy 3 là : 53/2= 26,5 (ngày)

- Dựa vào số ca máy ép cọc, tính được số ca cần trục là 162 ca

- Dựa vào số ca máy ép cọc, tính được số ca máy hàn là 162 ca

TIẾN ĐỘ THI CÔNG ÉP CỌC PHƯƠNG ÁN 2

Trang 22

SƠ ĐÔ DI CHUYỀN MÁY ÉP CỌC PHƯƠNG ÁN 2

Trang 23

c.Tính chi phí của công tác ép cọc:

Chi phí nhân công:

Số ca máy thi công

Tổng số ngày công

Đơn giá

Chi phí nhân công

ngày công

Số ca máy thi công

Tổng số ngày công

Đơn giá

Chi phí nhân công

ngày công

Trang 24

Do 1 khối đối trọng có khối lượng là 7,5 tấn Đối trọng được chở bằng ôtô Dùng ôtô

15 tấn để chở Mỗi chuyến xe chở được 2 khối, như vậy cần 18 chuyến xe để chở đốitrọng đến và đi công trường (nơi chở cách công trường 3 km)

 Thời gian đưa đối trọng lên thùng xe : t1 =2*8 phút = 16 (phút)

 Thời gian đi và về của ô tô

 Thời gian đưa đối trọng từ thùng xe xuống : t3 =2*5 phút = 10 (phút)

 Thời gian quay đầu xe và thời gian khác tạm tính là 5 phút

 Thời gian một chuyến là : T = 16+15+10 +5 = 46 (phút)

=>Tổng thời gian để vận chuyển hết đối trọng là :

T = T*18= 46*18 = 828 (phút) hay 13,8 giờ

Vậy cần 2 ca ô tô 15T để vận chuyển đối trọng đến công trường Tương tự mất 2 ca ô

tô để vận chuyển đối trọng đi khỏi công trường

Do khung và giá máy ép nặng 15 T nên ta chọn ô tô 15 T để vận chuyển khung và giá

ép đến và đi khỏi công trường Như vậy cần 4 chuyến để chở khung và giá ép đến

và đi khỏi công trường tính cho 1 ca xe chở Tạm tính trung bình 1 ca ô tô chở được 8chuyến xe

 Cần 4 ca cần trục bánh lốp để làm công tác vận chuyển đối trọng, khung và giá

ép từ ô tô xuống vị trí thi công và ngược lại

CHI PHÍ MÁY MỘT LẦN ÉP CỌC PHƯƠNG ÁN 1.

ST

Thành tiền (đồng)

1 Chi phí chở đối trọng đến và đi khỏi công trình 4 ca ô tô 15T 2.185.350 8.741.400

2 Chi phí chở giá ép đến công trình 4 chuyến xe 15T 1.092.675 4.370.700Chi phí chuyển đối trọng 4 ca cần trục bánh

Trang 25

đến và đi khỏi công

trình

2 Chi phí chở giá ép đến công trình 6 chuyến xe 15T 1.638.750 9.832.5003

Chi phí chuyển đối

trọng lên, xuống ô tô

6 ca cần trục bánh

SVTH: Nguyễn Thị Quyên 25 Lớp : 54KT5 MSSV : 6309.54

Trang 26

Chi phí máy ngừng việc:

CHI PHÍ NGỪNG VIỆC PHƯƠNG ÁN 1

CHI PHÍ NGỪNG VIỆC PHƯƠNG ÁN 2

Chi phí thi công trực tiếp:

CHI PHÍ MÁY THI CÔNG TRỰC TIẾP PHƯƠNG ÁN 1

CHI PHÍ MÁY THI CÔNG TRỰC TIẾP PHƯƠNG ÁN 2

Trang 27

T (đồng)

5 Chi phí trực tiếp khác

Tk = 2,3%

5 Chi phí trực tiếp khác

Tk = 2,0%

8

Giá thành quy ước của phương

e Lựa chọn phương án thi công ép cọc

SO SÁNH HAI PHƯƠNG ÁN THI CÔNG ÉP CỌC.

STT Phương án Thời gian thi công (ngày)

Giá thành quy ước

(đồng)

→ Chọn phương án 2 để thi công

2.2.2 TỔ CHỨC THI CÔNG ÉP CỪ LARSEN.

Để đảm bảo chất lượng công trình và an toàn của các công trình xung quanh trongquá trình thi công phần móng, nhà thầu tiến hành ép cừ Larsen trước khi đào đất móng

2.2.2.1 Trình tự và yêu cầu thi công ép cừ Larsen:

 Sử dụng cừ Larsen có kích thước 400x200x10,5(mm), chiều dài L= 6 m

 Trình tự ép cừ như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Quyên 27 Lớp : 54KT5 MSSV : 6309.54

Trang 28

- Công tác chuẩn bị, đào hào, tiến hành ép cừ, lấp rãnh đã đào.

- Cọc cừ Larsen được đưa vào bằng phương pháp ép tĩnh với máy ép thủy lựcchuyên dùng Trước khi hạ cừ phải tiến hành kiểm tra từng cái và phân loại đánh số,sai số cho phép của cừ phải theo các tiêu chuẩn quy định

- Móc khóa miệng của máy ép cọc phải được kiểm tra bằng một thanh khóamiệng tiêu chuẩn dài 1,5- 2 m

- Trước khi ép cừ, bộ phận trắc đạc dùng máy toàn đạc điện tử để vạch tuyến để

ép theo thiết kế

- Tiến hành đưa máy ép cừ vào vị trí, dùng máy cẩu lắp đưa cừ vào đúng vị tríđúng tuyến đã vạch, thẳng đứng

- Sau khi ép được 4 cọc thì tiến hành neo máy vào cọc để ép tiếp

- Thi công ép cừ xong tiến hành lấp đất rãnh đào, đảm bảo ổn định mới tiếnhành thi công đào đất

- Cọc cừ chỉ làm tường cừ của hố móng có tính chất tạm thời nên sau khi côngtrình chủ thể dưới đất đã làm xong thì tiến hành nhổ cọc cừ bằng cần trục

2.2.2.2 Mặt bằng ép cừ và cấu tạo ghép cừ tại các vị trí điển hình

a Cấu tạo ghép cừ tại các vị trí điển hình

Hình 2.1: Cấu tạo cừ tại vị trí thẳng

Hình 2.2: Cấu tạo cừ tại vị trí góc

Trang 29

Năng suất ép cừ lấy theo định mức nội bộ nhà thầu là 1,296 ca/100 mét cừ, cầntrục bánh xích đi theo phục vụ ép cừ.

Số ca máy phục vụ thi công ép cừ là:

Giả sử mỗi máy thi công 1 ca 1 ngày

Vậy, sử dụng 2 máy ép thủy lực và 2 cần trục bánh xích để thi công ép cừ trong

15 ngày, nhổ cừ trong 10 ngày

b Tổ đội công nhân

Tổ đội công nhân thi công cọc cừ phục vụ cho mỗi máy bao gồm :

- 2 người lái máy (tính vào đơn giá ca máy)

- 2 người điều khiển cừ

- 2 người buộc cừ

- 2 người thi công thanh văng chống cừ

Do có 2 công nhân đã được tính tiền lương vào đơn giá ca máy, do vậy chỉ tínhhao phí lao động để tính chi phí nhân công đối với 6 công nhân bậc 3,5/7

Do dùng 1 máy thi công ép cừ nên bố trí 1 tổ đội công nhân 6 người

Hao phí lao động thi công ép cừ : 6 x 2x (15+10) = 300 công

Tổng thời gian thi công cọc cừ: 25 ngày.

c Tính chi phí thi công ép cừ Larsen

 Chi phí máy thi công :

- Máy thi công liên tục nên không có chi phí máy ngừng việc

- Chi phí sử dụng máy một lần: là chi phí cho việc vận chuyển máy tớicông trường

+ Máy ép thủy lực: cần 2 ca ô tô 10T vận chuyển máy ép và bộ truyền lực.+ Cần trục tự hành: cần 1 ca ô tô 10T vận chuyển tới công trường

 Tỷ lệ tính chi phí trực tiếp khác và chi phí chung lấy theo kinh nghiệm củanhà thầu

STT Loại chi phí Hao phí Đơn giá Thành tiền (đ)

SVTH: Nguyễn Thị Quyên 29 Lớp : 54KT5 MSSV : 6309.54

Trang 30

2.2.3 Thi công đào đất:

2.2.3.1 Phương hướng thi công tổng quát:

Dựa vào địa chất thấy, phần đất đào của hố móng nằm trong lớp đất lấp và đấtsét – sét pha dẻo cứng

- Đất lấp 1,5 m

- Đất sét pha 1,1 m

- Cao trình mặt đất tự nhiên ở cốt -1,350 m so với cốt hoàn thiện 0,00

- Cốt đáy đài ở đài cọc 6 là : -5,1 m (lớp bê tông lót dày 0,1m);

- Cốt đáy đài ở đài cọc 6 là : -6,3 m (lớp bê tông lót dày 0,1m);

Từ những đặc điểm như vậy nhà thầu đưa ra phương hướng thi công: với khốilượng đất đào lớn nhà thầu sử dụng phương pháp đào máy kết hợp đào thủ công trên

cơ sở đào máy là chủ yếu Hố móng công trình được tiến hành đào như sau:

- Máy đào đào ao từ cốt -1,35 m xuống cốt -4,3m, (cách cốt đầu cọc 0,2 m)

- Ở vị trí các đài cọc 6 đào móng đơn từ cốt -4,3 m đến cốt – 5,5 m( cách cốtđầu cọc 0,2m)

- Phần còn lại ta tiến hành sửa thủ công đến cốt và sửa thủ công đến cốt thiết kế

- Hệ số mái dốc lấy bằng 0,67 để đảm bảo an toàn cho hố đà

2.2.3.2 Xác định khối lượng đất cần đào:

a Khối lượng đất được đào bằng máy:

- Phần đào ao: Công thức tính khối lượng đất đào: V1 = a x b x h

Trang 31

thước (m) (m) (m) (m) (m3) lượng (m3)

b Khối lượng đất đào bằng thủ công

- Vị trí đài móng tiếp tục bóc bỏ lớp đất còn lại bằng thủ công sâu 0,8 m

Tính nhu cầu ca máy :

Năng suất máy đào

ck:Thời gian của một chu kỳ Tck tck Kvt Kquay  

Trang 32

Vm = 41,5 *278,62 =10866,18 m3

Khối lượng đất đào bằng thủ công:

Vtc = 12.853,0 – 10866,18 = 1986,85 m3

Định mức nội bộ nhà thầu, đào đất hố móng 0,7 ngày công/ m3

Số ngày công sửa hố móng là : 1986,85* 0,7 = 1390,798 ngày công

Chọn 2 đội công nhân, mỗi đội 35 người, số ngày công làm việc là:

Tính ô tô kết hợp với máy đào:

Khối lượng đất đào sẽ được vận chuyển bằng ô tô tự đổ tới khu vực đổ đất cách công trường 10 km Số ô tô kết hợp với máy đào sẽ được tính toán sao cho vừa đủ để máy phục vụ được trong 1 ca làm việc và không quá ít khiến máy đào ngừng việc Chọn ô

tô 9 tấn

Trang 33

Tính ô tô kết hợp với máy đào: chọn ô tô 9 tấn:

10,7=5(ô t ô)

Khối lượng đất phải chở đi 9.571,11 m3

Tương đương với 9.571,11 /278,62 = 34,5 ca làm việc của máy đào

Vậy số ca làm việc của xe ô tô 9 tấn tự đổ là 172,5 (ca)

Sơ đồ di chuyển máy đào PA 1

Trang 34

Chi phí máy thi công PA 1

Chi phí 1 lần vận chuyển máy đào đến công trường tính bằng 4 ca ô tô 9 tấn

CHI PHÍ MÁY THI CÔNG ĐÀO ĐẤT

Chi phí nhân công PA 1

Sử dụng (35x2) nhân công bậc 3,5/7, làm việc trong 20 ngày, đơn giá nhân công 255.000 đồng/ ngày công

Chi phí nhân công : 308.000.000đồng

Trang 35

2.2.4 Tính chi phí đào đất PA 2

Chi phí máy thi công PA 2

Chi phí 1 lần vận chuyển máy đào đến công trường tính bằng 2 ca ô tô 9 tấn

ST

Hao phí(ca)

Đơn giá(đồng)

Thành tiền( đồng)

250.337.609

Chi phí 1 lần = 2* 2.077.784 = 4.155.567 đồng

Chi phí nhân công phương án 2

Sử dụng 40 công nhân bậc 3,5/7 làm trong 34 ngày, đơn giá nhân công 255.000đồng/ ngày công

Chi phí nhân công= 346.800.000đồng

Giá thành qui ước phương án 2

Trang 36

án (ngày) (ngày công) án

Chọn phương án 2.

2.2.4 Công tác bê tông móng:

Để lựa chọn được một phương án thi công hợp lý, ta đưa ra hai phương án cócùng công nghệ thi công nhưng khác nhau về biện pháp tổ chức thi công (khác nhau sốphân đoạn) để so sánh và lựa chọn phương án tối ưu Việc phân đoạn thi công dâychuyền cần phải đáp ứng được một số nguyên tắc cơ bản sau:

+ Đảm bảo mặt trận công tác (không gian làm việc) cho công nhân và máy móc đilại thi công trên phân đoạn đó, đảm bảo không chồng chéo nhau gây gián đoạn thi công

+ Mạch ngừng phân đoạn phải phù hợp với kích thước trong giải pháp thiết kế

và tính chất làm việc của kết cấu, phù hợp với sự phát triển của quá trình sản xuất

+ Đảm bảo khối lượng vừa phải để việc huy động nguồn lực (máy móc, nhâncông) không quá lớn, nằm trong khả năng đáp ứng của nhà thầu, biểu đồ nhân lực ổnđịnh hợp lý

+ Bên cạnh đó, phân đoạn còn phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm kiến trúc, kếtcấu của công trình và phù hợp với tính năng kỹ thuật của máy móc, thiết bị thi công

- Dưới đây, ta xét lần lượt các phương án thi công công tác bê tông móng để lựachọn phương án tối ưu nhất Phương án được chọn là phương án đảm bảo được yêucầu kỹ thuật, thời gian thi công hợp lý và có chi phí thi công thấp nhất

2.2.4.1 Phương hướng thi công tổng quát:

Trang 37

-Công tác đổ bê tông lót móng

-Công tác gia công và lắp dựng cốt thép móng.

-Công tác lắp dựng ván khuôn móng.

-Công tác đổ bêtông móng.

-Công tác tháo dỡ ván khuôn móng.

Khối lượng các công tác Đợt 1:

Khối lượng

BTL (m3)

Khối lượng BTM(m3)

Khối lượng

VK (m2)

Khối lượng CT (tấn)d<10mm d

Khối lượng

VK (m2)

Khối lượng CT (tấn)d<10mm d

Bố trí tổ đội

Thời gian TT

Thời gian KH

HPLĐ KH

Trang 38

c.Lắp dựng ván khuôn móng :

Khối lượng

(100m2)

Định mức (công/100m2 )

HPLĐ tính toán (ngày công)

Bố trí tổ đội (người)

Thời gian tính toán(ngày )

Thời gian kế hoạch (ngày )

HPL

Đ kế hoạch (ngày công)

d Đổ bê tông móng :

Nhà thầu có xe bơm bê tông di động M24, công suất 90 m3/h; chiều cao bơm H

= 100m có thể phục vụ cho thi công công trình, nhà thầu dự kiến bố trí xe bơmnày phục vụ thi công

- Năng suất thực tế của xe bơm bê tông: Ntt = Nkt * Ktt * Ktg

- Trong đó:

Năng suất kỹ thuật giờ của xe bơm bê tông là: Nkt = 90 (m3/h)

Hệ số kể đến tổn thất do việc hút bê tông không đầy: Ktt = 0,6

Hệ số sử dụng thời gian: Ktg = 0,8

 Ntt = 90 * 0,6 * 0,8 = 43,2 (m3/h)

Năng suất xe bơm 345,6 m3/ ca

 Tính số xe vận chuyển bê tông:

Trang 39

199,68 345,6 1Chọn tổ đội công nhân 12 người bậc 4/7 trong đó bố trí 3 thợ giữ vòi bơm, 1 thợ điều chỉnh vòi bơm, 5 thợ san gạt, làm mặt bê tông , 3 thợ bắc cầu công tác

SVTH: Nguyễn Thị Quyên 39 Lớp : 54KT5 MSSV : 6309.54

Trang 40

e.Tháo dỡ ván khuôn móng

Khối lượng ĐMLĐ HPLĐ

tính toán

Bố trí tổ đội

Thời gian tính toán

Thời gian kế hoạch

HPLĐ kế hoạch

Số công nhân

Thời gian TC

HPL

Đ Đơn giá Thành tiền

Ngày đăng: 21/09/2015, 22:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w