1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã nam sơn – huyện quỳ hợp –tỉnh nghệ an

118 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 4,28 MB

Nội dung

Là một xã vùng cao,đời sống đại bộ phận Nông dân còn gặp rất nhiều khó khăn.Cơ sở hạ tầng phục vụnhu cầu dân sinh, văn hoá xã hội và cho sản xuất còn thiếu.Các tiến bộ khoa học kỹthuật,

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nam Sơn là một xã miền núi của huyện Quỳ Hợp, trung tâm xã cách trungtâm huyện theo đường Quốc lộ 48C khoảng 33 km về phía tây Là một xã vùng cao,đời sống đại bộ phận Nông dân còn gặp rất nhiều khó khăn.Cơ sở hạ tầng phục vụnhu cầu dân sinh, văn hoá xã hội và cho sản xuất còn thiếu.Các tiến bộ khoa học kỹthuật, công nghệ tiên tiến chưa được đầu tư, áp dụng nhiều vào sản xuất, nên tăngtrưởng kinh tế chưa cao và không bền vững.Chênh lệch đời sống giữa nông thôn vàcác vùng thành thị là rất lớn, trong khi đó nguồn kinh phí từ ngân sách và dân đónggóp để đầu tư, nâng cấp các cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phát triển sản xuất chưanhiều

Nam Sơn có đường Quốc lộ 48C chạy qua trung tâm xã nối các nối các tuyếnđường Quốc lộ 48 với Quốc lộ 7, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với các

xã trong huyện, với các huyện trong tỉnh, qua đó Nam Sơn có tiềm năng phát triểnNông lâm nghiệp, Công nghiệp, tiểu thủ Công nghiệp và dịch vụ

Được sự hỗ trợ của các ban ngành cấp tỉnh, dưới sự chỉ đạo của UBNDhuyện Quỳ Hợp, thông qua các dự án đầu tư trong thời gian qua, xã đã từng bướcdịch chuyển cơ cấu cây trồng, khai hoang phục hoá trồng các loại cây công nghiệpdài ngày, cây lương thực, màu các loại, phát triển hạ tầng xã hội đã thu được nhiềukết quả đáng kể; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, từng bước xoá đóigiảm nghèo cho nhân dân trong vùng

Tuy nhiên từ những hạn chế trong công tác quy hoạch trước đây, chưa cómột cách nhìn tổng thể trên tất cả các phương diện kinh tế - xã hội, quy hoạchnhiều nơi còn chồng chéo, chưa có sự tham gia đặc lực của người dân tại các thônbản nên việc triển khai, chỉ đạo thực hiện quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn, hiệuqủa thực hiện một số dự án, đề án còn bị hạn chế

Để khắc phục các hạn chế ở trên, nhằm xây dựng nông thôn ở Nam Sơn cókết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và hình thức sảnxuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp dịch vụ; gắn pháttriển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàubản sắc dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững;đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao phù hợp vớicác tiêu chí theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.Việc điều tra, đánh giá thựctrạng và xây dựng quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn xã là rất cần thiết

Để góp phần Thực hiện kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình mục tiêuQuốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của UBND tỉnh Nghệ An

và UBND huyện Quỳ Hợp Dưới sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Phạm ThịMinh Thư em đã quyết định làm đề tài tốt nghiệp về xây dựng quy hoạch nông thôn

Trang 2

mới trên địa bàn xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An với những nội dungchủ yếu như sau:

Chương I: Đặc điểm tự nhiên ,kinh tế - xã hội xã Nam Sơn.

Chương II: Tính toán các chỉ tiêu quy hoạch xây dựng nông thôn mới Chương III: Quy hoạch khu dân cư nông thôn.

Chương IV: Quy hoạch phát triển nông nghiệp.

Chương V: Tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội,môi trường và lựa chọn phương án quy hoạch.

Chương VI: Kết luận và kiến nghị.

Tài liệu tham khảo.

Trang 3

CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

1.2.Mối liên hệ vùng:

Ranh giới hành chính xã Nam Sơn tiếp giáp với các xã:

- Phía Bắc giáp xã Châu Thái;

- Phía Nam giáp xã Thạch Ngàn huyện Con Cuông;

- Phía Đông giáp xã Bắc Sơn;

- Phía Tây giáp xã Bình Chuẩn huyện Con Cuông

2 Đặc điểm địa hình

Xã Nam Sơn là một xã miền núi có địa hình khá phức tạp, nghiêng dần từTây sang phía Đông, địa hình có độ cao trung bình 250 m so với mực nước biển.Phía bắc của xã được bao bọc các dãy núi cao, là ranh giới của rừng đặc dụng PùHuống, nên địa hình chia cắt phức tạp tạo thành nhiều khe suối, khe tụ thủy với địahình đồi núi chiếm tỉ lệ lớn với tổng diện tích tự nhiên của xã nên thuận lợi cho việcphát triển lâm nghiệp, , để phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng cho địaphương

3 Đặc điểm khí tượng, thủy văn

Trên địa bàn xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng khí hậu miền Tây NamNghệ An, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từtháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

Theo số liệu thống kê của dự báo khí tượng, thuỷ văn tỉnh có nhiệt độ trungbình biến đổi từ 23oC đến 25oC, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 từ 39-41oC,tháng có nhiệt độ thấp nhất tháng 1 là 6oC

Lượng mưa bình quân đạt 1.450 mm, song lại phân bố không đều

Gió: Chịu ảnh hưởng một phần gió phơn Tây Nam (Gió Lào) xuất hiện từtháng 4 đến tháng 8, gây khô, nóng

Trang 4

Tuy nhiên trong những năm gần đây và dự kiến trong thời gian tới, điều kiệnthời tiết, khí hậu trên địa bàn xã có những biến động bất hường, nguy cơ hạn hán,thiên tai lũ lụt xảy ra là rất lớn, gây bất lợi cho cây trồng và vật nuôi Với đặc điểmkhí hậu này cần chủ động bố trí thích hợp né tránh các yếu tố bất lợi cho sản xuất vàchăn nuôi.

4 Các nguồn tài nguyên, khoáng sản

4.1 Tài nguyên nước

Xã có diện tích đất khe suối và mặt nước chuyên dùng tương đối lớn 78,50

ha Nguồn nước chủ yếu là các khe suối, khe lớn nhất là khe Nậm Chung và các khelớn, nhỏ khác.Trên các khe suối này đã được xây dựng đập tràn phục vụ cho sảnxuất và đời sống sinh hoạt.Mặt khác nguồn sinh thuỷ ở đây phụ thuộc và khả nănggiữ đất, giữ nước của rừng nên cần có biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả, bao gồm cácnguồn sau

- Đất nông nghiệp 5932,51 ha, chiếm 96,36% tổng diện tích tự nhiên;

- Đất phi nông nghiệp 146,02 ha, chiếm 2,37% tổng diện tích tự nhiên;

- Đất chưa sử dụng 77,9 ha, chiếm 1,27% tổng diện tích tự nhiên

Theo đánh giá sơ bộ thì trên địa bàn xã có 2 loại đất chính sau:

- Đất Feralit đỏ vàng chiếm phần đa diện tích đất tự nhiên, được hình thànhtrên diện tích đất đá phiến thạch tạo thành những dải đất ở ngay dưới thung lũng,chân đồi đặc điểm đất có màu vàng, nâu sẫm, độ xốp cao, thích hợp cho sản xuấtcây nông nghiệp và trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp

- Nhóm đất mùn núi cao, chiếm diện tích nhỏ, đất có màu vàng, có tỷ lệ mùncao, độ ẩm, phân bố chủ yếu ở những ngọn núi cao, hướng sử dụng loại đất này chủyếu vào lâm nghiệp

4.3 Tài nguyên khoáng sản

Theo điều tra khảo sát Trên địa bàn xã chưa phát hiện được loại khoáng sảnnào

4.4 Tài nguyên rừng

Trang 5

Theo thống kê đến năm 2012 xã Nam Sơn có 5.847,30 ha đất lâm nghiệptrong đó:

-Đất rừng sản xuất 3.502,40 ha, đất rừng phòng hộ có 1.572,70 ha;

-Rừng đặc dụng có 772,20 ha;

-Độ che phủ đạt 68,57% Đồng thời địa bàn xã nằm trong vùng đệm Vườn đặcdụng Pù Huống, nên cần đầu tư phát triển nghề rừng, trồng khai thác phải luôn điđôi với bảo vệ rừng hợp lý phát triển tính Đa dạng sinh học bền vững

4.5 Tài nguyên nhân văn

Huyện Quỳ Hợp nói chung xã Nam Sơn nói riêng nằm trong vùng đất cótruyền thống lịch sử - Văn hóa lâu đời Xã được chia thành 6 bản, gồm dân tộc Thái,Kinh.Đông nhất là dân tộc Thái.Xã Nam Sơn luôn là vùng đất có truyền thống vănhóa, truyền thống yêu nước và cách mạng.Nhân dân các dân tộc trong xã có tinhthần đoàn kết yêu thương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nổ lực vượt qua mọi khókhăn để vững bước đi lên Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần đểhướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập với cả nước, khuvực và quốc tế, là thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tronghuyện vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựngNam Sơn giàu đẹp, văn minh

4.6 Thực trạng môi trường

Trong những năm trước đây, do trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp cònthấp và chưa có biện pháp bảo vệ môi trường nên các hoạt động sản xuất nôngnghiệp đã làm đất bị suy thoái, chủ yếu là xói mòn, rửa trôi bạc màu, tập quán ducanh du cư, phát nương làm rẫy của đồng bào dân tộc đã làm rừng bị suy giảm đadạng sinh học, tuy nhiên trong những năm gần đây, được sợ quan tâm của Đảng vànhà nước, việc bảo vệ, trồng rừng trên địa bàn được đẩy mạnh, độ che phủ rừngđược tăng lên đã ngăn chặn một phần tác động tiêu cực đến môi trường

5 Đánh giá chung

Nam Sơn là một xã nằm ở phía Tây huyện Qùy Hợp, có vị trí địa lý thuận lợinhờ tuyến quốc lộ 48C chạy qua xã, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá xãhội Đó là nền tảng, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển

Xã có diện tích đất đai rộng (xã Nam Sơn có tổng diện tích tự nhiên 6.156,23ha) Ngành nghề chủ yếu của địa phương là sản xuất nông nghiệp, trong thời giantới có thể phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đảm bảo ổn định sản xuấtlương thực và mở rộng diện tích trang trại nông nghiệp

Trang 6

Với điều kiện giao thông khá thuận tiện, Xã Nam Sơn có thể mở rộng đầu tư

mở mang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ để nâng caothu nhập của người dân

II ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI

1 Dân số và lao động

- Tính đến năm 2012 toàn xã có 314 hộ với 1.420nhân khẩu và 658 lao động,nghành nghề chủ yếu lao động nông nghiệp, phân bổ trên 6 thôn bản dân cư vớimật độ dân số là 20 người/km2, thuộc xã có mật độ trung bình trong huyện (mật độdân số trung bình của huyện ); Toàn xã có 147 hộ nghèo, chiếm 46,8 %; có 153 hộtrung bình chiếm 48,7 %; và 14 hộ khá và giàu chiếm 4,5 % tổng số hộ toàn xã

- Tỷ lệ tăng dân số chung của xã là 1,14 %/năm

- Số liệu thống kê tháng 12 năm 2012

Bảng: thống kê số hộ và số nhân khẩu xã năm 2012

Trang 7

Nguồn: Thống kê UBND xã Nam Sơn

Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2012: 756,6 tấn

Thu nhập bình quân (bằng tiền) năm 2012: 6,815 triệu đồng/người

Trong đó: Nông lâm ngư = 6.721,2 triệu đồng

Tiểu thu công nghiệp-XD = 2.666,4triệu đồng

Dịch vụ thương mại-dịch vụ = 268,4triệu đồng

2.1.Ngành nông nghiệp (nông - lâm - thủy) :

a Nông nghiệp:

Trong những năm qua, sản xuất trồng trọt đã từng bước phá thế độc canh,chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển đổi thíchhợp theo hướng sản xuất hàng hoá Các loại giống cũ có năng suất thấp, chống chịusâu bệnh kém đã từng bước được thay thế bằng các loại giống mới có năng suất caothích nghi trên diện rộng, đẩy mạnh thâm canh Tổng diện tích đất lúa nước cơ bản72,15 ha, một số giống lúa cao sản đã được vào sản xuất, tăng năng suất lên cao, từ40,4 tạ/ha năm 2000 lên 54 tạ/ha năm 2012 Ngô từ 15tạ/ha lên 20 tạ/ ha năm 2012.Khoai, sắn diện tích 22 ha năng suất 20 ta/ha, Một số loại cây trồng khác như lạc,đậu, rau các loại, cây ăn quả trong vườn hộ cũng được ổn định diện tích, người dântích cực đầu tư chăm bón hơn nên mía, rau màu các loại diện tích, năng suất và sảnlượng cũng tăng dần từng năm

Công tác cải tạo vườn tạp thành vườn sản xuất hàng hoá và dịch vụ được chú trọng

và phát triển đúng hướng, kinh tế trang trại đã được hình thành cho mô hình sảnphẩm thu nhập cao như chăn nuôi nhím và lợn rừng bắt đầu được hình thành, câytrồng các loại cây ăn quả như xoài, táo, nhãn, vải và một số loại cây đặc sản kháccho thu hoạch

Trang 8

Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính

Toàn xã trong năm 2012 có 912 con trâu, 417 con bò Đàn dê có 108con.Đàn lợn tăng trưởng nhanh có 1.235con hàng năm sản lượng lợn hơi xuất chuồngđạt 30 - 50 tấn/ năm Đàn gia cầm giảm từ 11.000 con năm 2010 xuống 10.080 connăm 2012 (Giảm 920 con), trong đó nhiều giống gà, vịt, ngan được người dân tuyểnchọn từ các giống tốt hàng năm cung cấp hàng chục tấn thịt, trứng làm sản phẩm,mang lại thu nhập khá cao cho người dân Bên cạnh đó mặc dù tình hình dịch bệnhdiễn biến khá phức tạp nhưng xã đã tổ chức công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh tốt,sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học Đây là một trong những điểm mạnhtrong phát triển sản xuất chăn nuôi của xã

Bảng: Diễn biến đàn gia súc, gia cầm, trồng thuỷ sản qua các năm

Trang 9

cả về diện tích lẫn phẩm chất.

Trong những năm gần đây, thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng vànhà nước thông qua các dự án đầu tư, như : Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng(Chương trình 661), trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147CP Đồng thời xóa bỏphát nương làm rẫy, mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực, do đó rừng ngày càngtăng, chất lượng rừng được cải thiện, độ che phủ năm 2012 đạt 90 % Với lợi thếdiện tích lâm nghiệp này, trồng rừng, khai thác hợp lý sẽ góp phần xoá dói giảmnghèo và làm giàu cho nhân dân trong xã mà môi trường sinh thái vẫn được ổnđịnh

d Nuôi trồng thuỷ sản:

Với đặc điểm địa hình vùng núi cao, hệ thống kênh tưới tiêu khá phức tạp,khó cho ngành nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt trên địa bàn xã không phát triển được.Toàn xã có 1,96 ha nuôi trồng thuỷ sản trong đó các ao nuôi còn nhỏ lẻ, phụ thuộcvào nước khe suối nên năng suất chưa cao

- Thị trường tiêu thụ cá nước ngọt trên địa bàn xã chủ yếu là mua bán trao đổi ở cácbản, phục vụ nhu cầu nhân dân trong vùng và các vùng phụ cận

- Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn xã nói chung còn sơ sài

Hệ thống cấp tiêu chưa chủ động, chủ yếu lấy nước bằng khe suối; các vùng nuôi

Trang 10

chưa có đầu tư cho việc xây dựng ao đập nuôi, chế biến thức ăn theo quy mô, đúnghướng dẫn kỹ thuật

2.2.Thực trạng công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp:

Trên địa bàn xã chưa có khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nào đáng kể

để thu hút lao động tham gia sản xuất, người lao động chủ yếu là người dân sản xuấtnông nghiệp không được đào tạo về chuyên môn nên lao động thủ công là chính, do

đó thu nhập còn chưa cao

Trong xã hiện chỉ một số cơ sở mộc nhưng chưa phát triển mạnh, sản xuất còn nhỏ

lẻ Toàn xã chưa có mô hình sản xuất mang tính quy mô lớn, do đó nguồn thu nhập

và đóng góp giá trị kinh tế của các ngành này chưa đáng kể

2.3 Thực trạng về thương mại dịch vụ:

Ngành nghề dịch vụ thương mại của xã chưa phát triển, xã chưa có chợ, hoạt độngkinh doanh buôn bán chưa thực sự sầm uất, chủ yếu tập trung các ky ốt xung quanhkhu vực trung tâm xã, các hình thức kinh doanh, loại mặt hàng cũng tương đốinghèo nàn, buôn bán còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu mua bán giao thươngcủa người dân

Ngoài khu vực trung tâm ra thì hệ thống kinh doanh dịch vụ, thương mạicủa xã chưa thực sự phát triển Hiện chỉ mới có một số ki ốt, cửa hàng buôn bánnhỏ, lẻ ở các thôn bản, của các gia đình với các mặt hàng đơn giản tập trung xungquanh các trục đường chính của bản

3 Tình hình sử dụng đất đai:

3.1 Tình hình quản lý đất đai:

a) Công tác quản lý địa giới hành chính đo đạc lập bản đồ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai:

Thực hiện Chỉ thị 364/CP của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng

đã tiến hành công tác xác định ranh giới, cắm mốc hành chính và xây dựng bản đồđịa giới, bản đồ địa chính trên địa bàn xã Nam Sơn để làm cơ sở cho việc quản lý vàthống kê đất đai hàng năm của xã Hàng năm xã thực hiện tốt công tác thống kê đấtđai, năm 2005 tiến hành kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

b) Công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Chỉ thị 245/CP, Nghị định 64/CP, Nghị định 163/CP:

Tình hình quản lý sử dụng đất xã Nam Sơn đã đi vào quy củ Chính quyền xã

đã phối hợp với các ngành chức năng và cấp thẩm quyền tiến hành đo đạc cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các đối tượng nhằm giúp người dân yêntâm đầu tư vào sản xuất và kinh doanh Theo nghị định 64/CP và 163/CP xã đã lập

Trang 11

kế hoạch, phân loại hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ giađình cá nhân trên địa bàn xã

c) Công tác thanh tra - kiểm tra, giải quyết tranh chấp, giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai và việc chấp hành pháp luật đất đai:

Sau khi Luật đất đai 2003 và các văn bản dưới luật được ban hành, cán bộ vànhân dân trong xã đã được tiếp thu và chấp hành tốt Luật đất đai cùng các quyếtđịnh, chỉ thị, hướng dẫn của huyện về quản lý và sử dụng đất đai, công tác quản lýđất đai trên địa bàn xã đã dần đi vào nề nếp, đúng luật

Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp trong quản lý và sử dụng đất đaiđược tiến hành thường xuyên, nhằm phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý các saiphạm

d) Việc quản lý thị trường bất động sản, quản lý tài chính về đất đai:

Xã Nam Sơn là một xã thuần nông, chưa có các khu công nghiệp, khuthương mại, dịch vụ sầm uất nên về thị trường bất động sản ở xã chưa tới mức gây

ra biến động lớn Hiện nay, xã đã lập được bảng giá đất các năm trình UBND huyệnphê duyệt, kết hợp với các văn bản luật, dưới luật và sự chỉ đạo sát sao của các Banngành cấp huyện đặc biệt là Phòng Tài nguyên và Môi trường Đây là cơ sở vữngchắc cho việc quản lý giá, áp giá để thu tiền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất,chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đền bù giải phóngmặt bằng và thế chấp đất đai Từng bước đã phát huy được hiệu quả sử dụng đất,bình ổn giá trong thị trường bất động sản

3.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2012:

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 6.156,23 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 5.838,89 ha

- Đất phi nông nghiệp: 188,34 ha,

- Đất chưa sử dụng: 787,75 ha

Bảng:Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 xã Nam Sơn

TT Mục đích sử dụng đất

Diện tích theomục đích sửdụng đất(ha)

Trang 12

1.1.2.1 Đất trồng cây ăn quả lâu năm

Trang 13

2.2.5.8 Bãi thải rác thải

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên

3.1 Đất bằng chưa sử dụng

Nguồn: Phòng Địa chính xã Nam Sơn

4.Thực trạng các cơ sở hạ tầng chủ yếu:

4.1 Hạ tầng xã hội:

4.1.1 Giáo dục đào tạo:

Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục,nâng cao dân trí là một trong những mục tiêu phát triển của xã Trên địa bàn có 2cấp trường: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở

Toàn xã có tổng số học sinh các cấp có 248 em, trong đó:

+ Trường mầm non : 72 học sinh

+ Trường tiểu học &TH cơ sở : 176 học sinh

-Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được đến trường đạt 99%

- Hiện trạng phát triển phổ cập giáo dục của xã đạt tiêu chuẩn của Bộ giáo dục vàđào tạo, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên trung học hàng nămđều đạt 97%

Trang 14

-Tỷ lệ người lớn biết chữ của xã là 93%.

- Tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo của xã mới đạt 19 % (320 người)

* )Trường mầm non:

Được xây dựng năm 2010 trên diện tích khuôn viên 1.559 m2, diện tích xâydựng là 559 m2 với 4 lớp học gồm 72 em học sinh Diện tích sân chơi và cây xanhcho các cháu 1.000 m2 Trường có các phòng chức năng như : Phòng hội đồng nhàtrường, phòng ăn, phòng ngủ cho các cháu, phòng y tế, nhà kho, phòng nhân viên,bảo vệ, khu vệ sinh đều đáp ứng yêu cầu về xây dựng và chất lượng của Bộ Giáodục Đồ dùng dạy học của các cô giáo, dụng cụ học tập và vui chơi cho các cháucũng tương đối đầy đủ gồm 1 bộ máy vi tính, bàn ghế đạt chuẩn, giường mằm chocác cháu và nhiều dụng cụ, đồ chơi nhưng một số phòng chức năng để nâng caocông tác giảng dạy, sinh hoạt vui chơi và nâng cao kiến thức cho học sinh còn thiếunhư một số phòng chức năng để nâng cao công tác giảng dạy, sinh hoạt vui chơi vànâng cao kiến thức cho học sinh còn thiếu như phòng âm nhạc

Nhìn chung trường có đầy đủ các phòng ban chức năng đáp ứng yêu cầu dạy,học và vui chơi hiện tại

Hình ảnh: Khuôn viên trường Mầm Non xã Nam Sơn.

* )Trường tiểu học & Trung học cơ sở:

Trang 15

Trường tiểu học và trung học cơ sở nhập chung một trường, được xây dựngnăm 2007 nhà kiên cố khang trang Khuôn viên và cơ sở vật chất trang bị cho côngtác dạy, học cơ bản được trang bị đầy đủ Đội ngũ giáo viên đều được đào tạo phùhợp với cấp dạy Số giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi ngày một tăng, thể hiện chấtlượng giáo dục ngày một nâng lên rõ rệt Toàn trường bao gồm 9 lớp học, với 176học sinh Trường được xây dựng trên khuôn viên rộng 8.028 m2, với tổng diện tíchxây dựng là 3.000 m2.Diện tích sân chơi, cây xanh là 5028 m2 Trường đã có đầy đủcác phòng ban chức năng đáp ứng yêu cầu dạy và học như: nhà hiệu bộ, văn phòngnhà trường, phòng đoàn đội, phòng bộ môn, phòng thư viện, khu để xe , nhà kho,gồm 1 bộ máy vi tính, và phòng truyền thống, thư viện thiết bị, phòng y tế và cáccông trình phụ trợ khác Tuy nhiên, một số phòng chức năng để nâng cao công tácgiảng dạy, sinh hoạt vui chơi và nâng cao kiến thức cho học sinh còn thiếu như: khuthể thao, nhà tập đa chức năng, phòng âm nhạc, mỹ thuật cho học sinh còn chưacó Trong thời gian tới, để tiếp tục được công nhận trường chuẩn, cần nâng cấp bổsung các hạng mục cần thiết để trương ngày càng hoàn thiện đáp ứng tốt hơn nữacông tác dạy và học cho các em.

Hình ảnh: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nam Sơn.

4.1.2 Văn hoá - thể dục thể thao:

Thời gian qua xã đã hết sức chú trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thầnvăn hoá cho người dân, thông qua việc đầu tư, nâng cấp các cơ sở sinh hoạt cộng

Trang 16

đồng, nhà văn hoá thôn bản các bản, cũng như trụ sở làm việc của các tổ chức đoànthể.

* )Cơ sở văn hoá thôn bản:

Trong xã có 6 bản, trong đó có 6 bản xây dựng được làng văn hoá, và đượcđầu tư xây dựng nhà cộng đồng, về diện tích, khuôn viên chưa đáp ứng được yêucầu của Bộ văn hoá thể thao và du lịch.Tổng diện tích khuôn viên nhà văn hoá là:1.010 m2 (khuôn viên nhà văn hoá có diện tích lớn nhất 350 m2 , khuôn viên nhỏnhất 110 m2), củ thể là:

- Bản Kà Vạt: Khuôn viên 120 m2, diện tích xây dựng 70 m2, do dự ánCBirríp đầu tư xây dựng năm 2005, bờ rào tạm, sân đất, hiện đang xuống cấp

- Bản Quảng: Khuôn viên 140 m2, diện tích xây dựng 70 m2, do dự ánCBirríp đầu tư xây dựng năm 2005, bờ rào tạm, sân đất, hiện đang xuống cấp

- Bản Tăng: Khuôn viên 140 m2, diện tích xây dựng 70 m2, xây dựng năm

2003 do dự án CBirríp đầu tư xây dựng năm 2005, bờ rào tạm, sân đất, hiện đangxuống cấp

- Bản Khiết: Khuôn viên 350 m2, diện tích xây dựng 70 m2, xây dựng năm

2006 do dự án CBirríp đầu tư xây dựng năm 2005, bờ rào tạm, sân đất, hiện đangxuống cấp

- Bản Hằm: Khuôn viên 110 m2, diện tích xây dựng 70 m2, do dự án CBirrípđầu tư xây dựng năm 2005, bờ rào tạm, sân đất, hiện đang xuống cấp

- Bản Chả Hàng: Khuôn viên 150 m2, diện tích xây dựng 70 m2, do dự ánCBirríp đầu tư xây dựng năm 2005, bờ rào tạm, sân đất, hiện đang xuống cấp

Trang 17

Hình ảnh: Nhà văn hóa Xóm.

Ngoài ra mỗi bản trên địa bàn xã Nam sơn có nhà cộng đồng tâm linh, thờcúng riêng của từng bản, mỗi dịp các ngày lễ tết trong năm, cả thôn bản tổ chứcthắp hương, cầu chúc cho dân bản khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi mưa thuận gió hòa,mùa màng bội thu Diện tích nhà từ 50m2 đến 60m2 , nhà sàn đơn sơ lợp mái Pơ rô ximăng hoặc mái ngói, nằm cạnh nhà văn hóa bản Đây là một nét văn hóa tâm linhcủa dân Nam Sơn nói riêng và dân tộc Thái nói chung, chưa tương xứng với nét bảnsắc văn hóa của dân tộc

Trang 18

Hình ảnh:Nhà cộng đồng tâm linh.

Như vậy, xét theo bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới thì toàn xã có 6 bản

có nhà văn hoá nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của Bộ VH TT DL, thời gian tới cầnđầu tư xây mới và nâng cấp các nhà văn hoá còn lại để đạt chuẩn

Xã có sân vận động trung tâm diện tích 3.361 m2, gần với trung tâm UBND

xã, là nơi diễn ra các hoạt động thể dục thể thao, lễ hội trong toàn xã Ngoài ra, 6bản của xã đều chưa có sân bóng riêng, không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thể thaocủa người dân

*) Hiện trạng dân cư và nhà ở:

Toàn bộ 6 khu dân cư của xã có 314 hộ gia đình tương ứng với 314 nhà ở,trên tổng khuôn viên diện tích đất ở là 6,80 ha, trong đó:

Nhà nông thôn đạt chuẩn của Bộ xây dựng (Diện tích nhà ở đạt từ 14 m2 trởlên) có tổng số 301 nhà kê (chiếm 88,2% số nhà cả xã), có 10 hộ đang ở nhà tạmtranh tre , (chiếm 2,9% số nhà cả xã) và có 3 hộ có nhà ngói vê (chiếm 0,9% số nhà

cả xã)

Trang 19

Hình ảnh: nhà ở truyền thống.

4.1.3 Bưu điện:

Xã có một điểm bưu điện văn hóa, diện tích toàn khuôn viên là 157 m2, diệntích xây dựng 60 m2 nhà cấp 4 mái ngói, hoạt động ít hiệu quả Toàn xã chưa cóđiểm truy cập Internet, hiện nay công nghệ viễn thông phát triển rộng rãi, việc truycập Internet không dây theo công nghệ mới rất thuận tiện Song công tác giáo dụcđào tạo trong lĩnh vực này cần có chiến lược lâu dài, mới thay đổi tập quán địaphương nơi đây

Trang 20

Hình ảnh: Điểm bưu điện xã.

4.1.4 Công trình y tế:

Trạm y tế xã được xây dựng tại khu vực bản Tăng, trên khuôn viên có diệntích 1783 m2, diện tích xây dựng 500 m2, được dự án 135 đầu tư xây dụng, có vườnthuốc nam diện tích 120m2 với nhiều loại cây Trạm có 5 Y, bác sỹ phục vụ khám,chữa bệnh và cấp thuốc Năm 2008 trạm được đầu tư xây dựng có các phòng chứcnăng sau; phòng và quầy tủ thuốc; 1phòng khám và sơ cứu; 1 phòng dịch vụ kếhoạch hóa gia đình; 1phòng đỡ đẻ; 1phòng lưu bệnh nhân; 1 phòng rửa tiệt trùng vàphòng bệnh Y học cổ truyền

- Khối phù trợ; Nhà bếp 10 m2; nhà kho 10 m2; nhà vệ sinh 6 m2; nhà để xe10m2; bể nước

- Trang thiết bị bao gồm; ống nghe 2cái, đo huyết áp 2 cái Đo nhiệt kế 10cái thiết bị cấp cứu 2 bộ.dụng cụ khám chuyên khoa: Tai, mắt, mũi, họng, răng hàmmặt 2 bộ, trang thiết bị khám điều trị phụ khoa 2 bộ, trang thiết bị khám điều trị vềđông Y 1 bộ, trang thiết bị thực hiện Chương trình y tế Quốc gia 1 bộ, thiết bị vàdụng cụ tiệt khuẩn 1 bộ, thiết bị nội thất 3 bộ, bàn ghế 3 bộ, giường bệnh bệnh 5 cái,

tủ đầu giường 3 cái, túi bệnh nhân 6 cái Các thiết bị thông dụng ( Đèn pin, đèn dầu,máy bệnh nhân ) 1 bộ Có quầy thuốc tại trạm, có 1 tủ thuốc cấp cứu riêng tại trạm

Mạng lưới y tế được củng cố tới tận thôn Bản, mỗi Bản đều có y tế viên phụtrách, trang thiết bị cũng được tăng cường, các chương trình y tế Quốc gia, công táctruyền thông dân số, tiêm chủng mở rộng gia triển khai một cách có hiệu quả hàng

Trang 21

năm trên địa bàn không có dịch bệnh xảy ra Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầucho nhân dân từ trạm trung tâm cho đến y tế thôn đã từng bước đáp ứng được nhucầu, tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT đạt 100% Tỷ lệ trẻ em dưới 5tuổi suy dinh dưỡng giảm 20% năm 2010 xuống 15% năm 2012 Trẻ em dưới 1 tuổiđược tiêm chủng mở rộng đạt 100% Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình chuyểnbiến mạnh mẽ.

Hình ảnh:Trạm y tế xã.

4.1.5 Cơ quan hành chính sự nghiệp:

- Trụ sở làm việc của UBND xã được xây dựng năm 2006 nhà cấp 4 có cácphòng ban chức năng Tổng diện tích khuôn viên 6864 m2, trong đó diện tích xâydựng là 650 m2, diện tích các công trình phụ trợ 87 m2, sân đất chưa có bờ rào Nhìnchung, trụ sở xã chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc của các phòng, ban chứcnăng

- Hiện Nhà vănhoá trung tâm xã, nằm trong khuôn viên của UBND xã, đượcthiết kế nhà sàn truyền thống, xây dựng năm 2010, các công trình phụ trợ, côngtrình kiến trúc, sân chơi, khu sinh hoạt cộng đồng được đầu tư theo chương trình dự

án 134 CP của chính phủ

Trang 22

Hình ảnh:UBND xã Nam Sơn.

4.1.6 Hệ thống chính trị và các tổ chức đoàn thể:

Tổng số cán bộ làm việc tại các ban ngành cấp xã là 34 người Tỷ lệ cán bộđược bố trí đúng chuyên môn đạt 100% Xã có đầy đủ các tổ chức trong hệ thốngchính trị cơ sở theo đúng quy định Đảng bộ, chính quyền xã nhiều năm liền đạt tiêuchuẩn “trong sạch, vững mạnh” Các tổ chức đoàn thể chính trị 100% đạt danh hiệutiên tiến Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội được ổn định, quy chế dân chủtrong nhân dân được quan tâm, các tổ chức tự quản hoạt động có hiệu quả Nhândân hoàn toàn an tâm sản xuất và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng bộ

và chính quyền xã

a/ Công tác cán bộ:

Tổng số cán bộ làm việc tại các ban ngành cấp xã là 34 người, trong đó:

- Thường vụ Đảng uỷ: 3 người trong đó có 1 đại học, và 2 sơ cấp

- Tổ chức chính quyền: 18 người

- Mặt trận tổ quốc: 3 người trong đó có 1đại học 1 trung cấp và 1 sơ cấp

- Hội phụ nữ: 2 người trong đó trình độ trung cấp có 1 người và 1 sơ cấp

- Hội nông dân: 2 người trong đó trình độ có 1Trung cấp và 1cán bộ sơ cấp

- Công an xã: 3 người trong đó trình độ có 1 trung cấp và 2 sơ cấp

- Đoàn thanh niên: 2 người trong đó trình độ có 1 trung cấp 1 cán bộ sơ cấp

- Hội cựu chiến binh; 2 người

Trang 23

- Hội người cao tuổi: 2 người.

- Ban chấp hành Bản gồm 32 người ( trong đó : Mỗi Bản có 4 đồng chí: 1 bí thư, 1trưởng bản, 1 phó bản kiêm công tác an ninh bảo vệ, và 1kho quỹ)

Tỷ lệ cán bộ được bố trí đúng chuyên môn đạt 100%

b/ Các tổ chức chính trị:

Trên địa bàn xã, các tổ chức đoàn thể tạo thành hệ thống chính trị từ xã xuống thôn,bản bao gồm: Mặt trận tổ quốc xã, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân vàđoàn thanh niên Cán bộ phụ trách được bố trí đúng chuyên môn và năng lực sởtrường Trong những năm vừa qua các tổ chức này được cấp trên công nhận trongsạch, vững mạnh

c/ Công tác an ninh ,quốc phòng chính trị trật tự an toàn xã hội:

Hàng năm Đảng ủy có nghị quyết về tình hình an ninh, quốc phòng UBND xã có

kế hoạch Trong năm 2012 toàn xã có 27 vụ việc liên quan ảnh hưởng đến tình hình

an ninh trật tự xã hội, trong đó tai nạn giao thông có 12 vụ, giết người cướp của 1

vụ, trộm cắp vặt 2, vụ việc khác 12 vụ Tất cả đã được giải quyết dứt điểm 100% tại

xã, không có tồn đọng, khiếu kiện Qua xử lý các vụ việc tình hình an ninh, chính trịcủa xã được ổn định, nhân dân an tâm vào sản xuất và tin tưởng tuyệt đối vào sựlãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước

Trong năm 2012, Ban công an xã kết hợp với tư pháp xã cùng với các ban ngành đãlàm tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến quần chúng nhân dân, từ đóngười dân đã chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhànước và của địa phương Cụ thể, năm 2007 đã tuyên truyền được 16 lần bằng cáchình thức hội nghị trực tiếp, qua các cuộc họp từ xã xuống bản tuyên truyền qua hệthống truyền thanh của xã, Bản và thông qua các trường học

4.2 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

4.2.1- Giao thông:

a/ ĐườngQuốc lộ 48C chạy qua xã:

Chạy qua địa bàn xã có 10,70 km đườngQuốc lộ 48C (đường rộng 9m, nềnđường 6m kết cấu thảm nhựa); chất lượng tốt đáp ứng tiêu chuẩn Quốc gia

Trang 24

Hình ảnh:Đường Quốc lộ 48C chạy qua xã.

b/ Đường trục liên thôn, bản:

Toàn xã hiện có 26,254 km đường giao thông các loại, trong đó hiện trạngđang là đường đất, tuy nhiên thường xuyên được đầu tư nâng cấp, tu sửa, nên kháthuận lợi cho việc phục vụ đi lại của nhân dân, trong đó:

Hình ảnh:Đường liên thôn,bản.

Trang 25

+ Đường liên thôn, bản: Có chiều dài 15,844 km, có tiêu chuẩn kỹ thuật nền

đường rộng 6 m, mặt đường rộng 3 m hiện nay đang là đường đất

+ Đường ngõ xóm, bản: Có chiều dài 6,030 km, có tiêu chuẩn kỹ thuật nền

đường rộng 4 m, mặt đường rộng 2 m hiện nay đang là đường đất

Hình ảnh:Đường Ngõ xóm, bản.

+ Đường giao thông nội đồng: Có chiều dài 4,380 km, có tiêu chuẩn kỹ

thuật nền đường rộng 2,0 m, mặt đường rộng 1,0 m, đường đất

Thông số kỹ thuật cụ thể các tuyến đường như sau:

T

T

Tên đường

Chiềudài(km)

Tiêu chuẩn kỹ thuậtNền

đường(m)

Mặtđườn

g (m)

Kếtcấu

Trang 28

4.2.2- Công trình thuỷ lợi:

Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp lấy từ nguồn chính đó là cáckhe, suối trên địa bàn của xã, cho nên nguồn nước này phụ thuộc rất nhiều đến côngtác trồng và bảo vệ rừng

Trên các khe suối này đã được đầu tư xây dựng các đập tràn, lớn nhỏ, đượccác dự án 135 và nhân dân tự đắp lấy Các đập tràn này tưới cho tất cả diện tích lúanước hai vụ của 6 bản trên toàn xã Củ thể các nguồn tưới từ các đập tràn đó cungcấp nước cho diện tích ruộng nước 2 vụ các bản là:

Tổng 10 ống máng và 24 phai tràn để phục vụ cho công tác tưới tiêu diệntích đất nông nghiệp trên địa bàn xã củ thể là : bản Cà Vạt 4 đập tràn ( 1đập tràn bêtông, 3 đập tràn đất) và 3 cầu máng, bản Quảng 4 đập tràn ( 1đập tràn bê tông, 3đập tràn đất), bản Hằm 4 tràn ( 1đập tràn bê tông, 3 tràn đất)4 cầu máng, bản Tăng

4 đập tràn ( 1đập tràn bê tông, 3 đập tràn đất)2 cầu máng, bản Khiết ( 1tràn bêtông, 3 tràn đất) 1đập tràn 3 cầu máng , bản Chả Hàng 4 đập tràn ( 1đập tràn bêtông, 3 đập tràn đất), các đập tràn đó tưới trên diện tích sau:

+ Bản Kà Vạt có diện tích 12,0 ha

+ Bản Quảng diện tích 12,57 ha

+ Bản Hằm có diện tích 9,35 ha

+ Bản Tăng có diện tích 14,7 ha

+ Bản Khiết có diện tích 12,0 ha

+ Bản Chả hàng có diện tích 13,0 ha

Nguồn tưới đảm bảo cơ bản nhu cầu nước cho sản xuất lúa nước của các bảnđạt năng suất cao

- Hệ thống tiêu nước của xã chủ yếu tự chảy đổ ra các khe suối

Nhìn chung hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi trên địa bàn xã tương đối hoàn chỉnh,mạng lưới kênh mương được bố trí hợp lý, đáp ứng được nhu cầu sản xuất nôngnghiệp trên địa bàn Nhưng chủ yếu là mương đất và đập đắp tạm Củ thể các phaiđập và kênh mương như sau:

Tổng chiều dài các loại kênh tưới toàn xã: 5,517 km, trong đó kênh bê tôngkiên cố 0,485 km (chiếm 8,8%), kênh đất 5,032 km (chiếm 81,2 %)

Bảng :Thông số kỹ thuật của các tuyến kênh tưới

Dài (km) Rộng

(m)

Kếtcấu

I Kênh mương toàn xã

TT

Hạngmục

TiêuchuẩnKT

Ghichú

Trang 29

Từ Đập NaTạ đi đến ruộng Na

Từ phai Na Nọi đến ruộng Na Nọi 0,113 0,5-0,8 Đất

Từ phai Na Quan đến ruộng Na Mơ 0,619 0,5-0,8 Đất

Trang 30

II Các công trình trên kênh

Nguồn:Thống kêUBND xã Nam Sơn

Nhận xét: Nhìn chung hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi trên địa bàn xã chưa đượchoàn chỉnh, mạng lưới kênh mương còn sơ sài chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuấtnông nghiệp trên địa bàn

4.2.3- Cấp điện:

Hệ thống điện của xã được xây dựng hợp lý, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật củangành điện, đã có 3 trạm biến áp có tổng công suất 300 KVA (Trạm Bản Tăng côngsuất 100 KVA, trạm Bản Quảng 100 KVA và trạm Bản Chà hàng 100 KVA).Tổngchiều dài đường dây điện 16 km với 960 cột Khép kín trên toàn xã, đáp ứng nhucầu được 92% số hộ được dùng điện thường xuyên và an toàn từ các nguồn đó Dođịa bàn khá phức tạp một số hộ dân ở rải rác làm kinh tế, xa trung tâm bản nên chưa

có điện sử dụng sinh hoạt

4.2.4- Cấp nước:

Nguồn nước sinh hoạt của người dân chủ yếu là giếng khơi ( giếng đào),mực nước ngầm lại tương đối sâu, chất lượng nước không bảo đảm Hiện nay cả xãđược sử dụng nguồn nước đó Đây là vấn đề cần nan giải trong việc sử dụng nướcsạch cho toàn dân trong xã

4.2.5- Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:

- Thoát nước thải:

+ Hệ thống thoát nước thải của xã chưa được hoàn thiện Các mương thoát tự chảydọc theo các trục đường chính Tuy nhiên ở một số cụm dân cư một số hộ đang thảinước chủ yếu theo cách thấm qua bề mặt đất xuống sâu, một số được thoát nhờ cáckhe suối,

+ Về nước thải công nghiệp: Do chưa có các cụm công nghiệp và các cơ sởsản xuất theo quy mô công nghiệp nên hệ thống thoát nước thải công nghiệp hiệnchưa được đầu tư

- Thu gom và xử lý chất thải rắn:

Nhìn chung rác thải của các hộ gia đình chưa được người dân thu gom hàng ngày.Tại các khu vực kinh doanh ốt quán cũng đã có thu gom, tuy nhiên hình thức xử lý,tiêu huỷ rác mới chỉ ở mức độ thủ công (đốt, chôn… ) Xã chưa có bãi rác tập trung

và công nhân chuyên trách việc thu gom xử lý Về lâu dài, để đảm bảo môi trườngsống được trong lành và nhất là khi các ngành nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ

Trang 31

công nghiệp phát triển thì xã phải có quy hoạch bãi rác tập trung, hệ thống thu gom

để đảm bảo xử lý tốt môi trường

- Nghĩa trang:

Hiện tại xã có sáu Bản có các nghĩa trang chính ở vùng bản đó Hầu hết các mộphần được người dân bố trí chôn cất hợp lý, có quy hoạch, theo hình thức hung tángTrung bình 2 - 2,5 m2/mộ phần các loại, đảm bảo yêu cầu về cảnh quan và vệ sinhmôi trường

5 Môi trường:

Mật độ dân số ở xã Nam Sơn 20 người/km2, thuộc xã có mật độ dân số trungbình trong huyện Các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn chưa

có, ngành nghề chưa phát triển, định hướng phát triển nghành nghề này đến năm

2020 lên 20% thì xã phải có quy hoạch bãi thu gom rác thải tập trung để xử lý, môitrường Hiện nay tuy chưa đến mức bị ô nhiễm phải báo động, nhưng là cảnh báocho thời gian sau này nếu rác thải vẫn có giải pháp thu gom và xử lý kịp thời

6.Tính chỉ số HDI của xã năm hiện tại

6.1 Tính chỉ số HDI

Chỉ số phát triển con người (HDI) được Cơ quan phát triển con người Liên hợpquốc đưa ra để kiểm soát, đánh giá sự tiến bộ của con người HDI là một thước đotổng quát về phát triển con người Nó đô thành tựu trung bình của một Quốc giatrên ba phương diện đó là:

a Chỉ số đo tuổi thọ bình quân: Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh.

b Chỉ số đo tri thức giáo dục: Tỷ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp

giáo dục (tiểu học, trung học, đại học)

c Chỉ số đo mức sống, thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người theo ngang giá

sức mua (GDP/người - pppUSD)

Chỉ số phát triển con người HDI được tính theo công thức sau:

IA: Chỉ số đo tuổi thọ;

Ig: Chỉ số đo tri thức giáo dục (kiến thức);

IIN: Chỉ số đo mức sống

Bảng : Giá trị tối đa - giá trị thực tế - giá trị tối thiểu của các chỉ tiêu

đa

Giá trị thực

Giá trị tối thiểu

Trang 32

+ Tuổi thọ trung bình của xã: 75 tuổi (Lấy theo tuổi thọ trung bình củatỉnh Nghệ An);

+ Tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới: 25 tuổi;

+ Tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới: 85 tuổi

* Chỉ số GDP bình quân đầu người

GDP tính theo phương pháp sức mua tương đương

Sức mua tương đương tính theo khả năng mua của đồng tiền Việt Nam vàđồng tiền USD Mỹ đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm cơ bản trên hai thịtrường của hai nước Từ đó ta tính được GDP bình quân đầu người của xã theo sứcmua tương đương là:563,6USD

Vậy chỉ số thu nhập đầu người =

log(340, 75) log(100)

0, 21 (40.000) log(100)

7 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của xã:

Nam Sơn là một xã miền núi vùng cao, điều kiện kinh tế xã hội phát triển chưacao, đời sống nhân dân còn thấp, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, sản phẩmhàng hoá chưa nhiều, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chưa có vùng chuyên canhsản xuất lớn, việc áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông, lâm nghiệp còn hạn chế

Nhân dân có truyền thống lao động cần cù, chịu khó và thiết tha với đồi núi,đồng ruộng, nhu cầu đất canh tác rất cao Trình độ dân trí và trình độ quản lý củacán bộ đã bắt nhịp với cơ chế đổi mới hiện nay Các tiến bộ khoa học kỹ thuật bước

Trang 33

đầu đã được áp dụng Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, cơ sở hạ tầng chậmphát triển.

Một vài năm gần đây, cùng với sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước, xã nằmtrong dự án 135 và một số dự án khác đầu tư cơ bản cơ sở hạ tầng cán bộ và nhândân xã Nam Sơn đã có nhiều chuyển biến về nhận thức và hành động trong pháttriển kinh tế - xã hội Bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể về chuyểndịch cơ cấu cây trồng, sử dụng hợp lý đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đờisống nhân dân

Tóm lại, từ năm 2000 đến nay, kinh tế xã hội xã Nam Sơn đạt được nhiềuthành tựu nổi bật: Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng,kết cấu hạ tầng được nâng cấp xây dựng mới, trật tự xã hội ổn định, đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn khởi sắc Tuynhiên, tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu còn chậm, cần phát huy hơn nữatiềm năng của xã Xây dựng cơ sở hạ tầng chưa được chú trọng

+ Đã mạnh dạn đổi mới cây trồng vật nuôi, xoá bỏ thế độc canh tập quán sảnxuất lạc hậu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đầu tư thâm canh cao, chủđộng tưới tiêu và thời tiết cơ bản thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đã góp phầnthúc đẩy kinh tế phát triển

b Khó khăn:

- Mức tăng trưởng kinh tế còn chậm, thiếu mạnh dạn trong chuyển dịch cơcấu, nhận thức tư tưởng phát triển kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường và côngnghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn chưa thực sự toàn diện và sâu sắc

- Tiểu thủ công nghiệp nghành nghề dịch vụ phát triển chậm, mô hình kinh tếNông lâm kết hợp chưa được nhân rộng, nghề truyền thống chưa được phát huy vàchưa khai thác hết lợi thế tiềm năng của địa phương, cơ sở hạ tầng tuy đã có bướcphát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất của nhân dân, nănglực và trình độ của đội ngũ lãnh đạo quản lý từ xã đến thôn Bản còn hạn chế

Trang 34

c Nguyên nhân hạn chế yếu kém:

` + Nhận thức về đường lối phát triển kinh tế nhất là kinh tế hàng hoá ở mỗicán bộ Đảng viên, và nhân dân chưa sâu sắc tư tưởng bảo thủ trông chờ ỉ lại vẫn cònbiểu hiện, nên nội lực phát huy chưa cao

+ Sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ Đảng quản lý điều hành của chính quyền từ

xã đến thôn Bản chưa được đồng bộ, chậm đổi mới phương thức

+ Ngành nghề phát triển yếu, trình độ tay nghề thấp, lao động dư thừa, đấtđai sản xuất không thuận lợi, đầu tư thâm canh nhiều nhưng hiệu quả thu lại khôngcao

CHƯƠNG II TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN

MỚI

A TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

I KHÁI NIỆM NÔNG THÔN MỚI

Nông thôn mới là nông thôn phát triển bền vững mang tính đậm đà bản sắcvăn hóa, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, có cơ cấu và có các hình thức

tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp phát triển nhanh với công nghiệp – dịch

vụ, đô thị hóa theo quy hoạch; đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thônđược nâng cao, xã hội nông thôn ổ định; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thốngchính trị nông thôn vững mạnh

II SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Trong những năm qua, kinh tế nông thôn đã có sự chuyển biến sâu rộng, cảtích cực và tiêu cực: sản xuất lương thực và thu nhập của người dân tăng , việc cảicách chính sách thuế cũng như xây dựng nền chính trị dân chủ đã đem lại sự chuyểnbiến sâu sắc trong nền thể chế quản lý kinh tế và cơ cấu quản lý xã hội Xây dựng

và phát triển nông thôn hiện nay đang cùng một lúc chịu tác động của nhiều quátrình như đô thị hóa,quá trình công nghiệp hóa, quá trình trình hội nhập kinh tế quốc

Trang 35

tế và quá trình phi tập trung hóa… Một số thách thức đang đặt ra cho quá trình xâydựng nông thôn mới như: không gian nông thôn đang bị phá vỡ tại nhiều nơi, mất đitính truyền thống, sinh thái Không có quy hoạch tốt về hạ tầng nông thôn cả vềkinh tế, các công trình công cộng, văn hóa, môi trường; Chất lượng hạ tầng thấp,môi trường bị suy thoái, quản lý không gian kém; Xã hội nông thôn chưa được tổchức tốt, văn hóa truyền thống bị mai một; Kinh tế nông thôn kém phát triển, thiếucông ăn việc làm ổn định, nghèo đói giảm chậm, một bộ phận dân cư còn sống dướimức nghèo khổ.

Vì vậy quy hoạch xây dựng nông thôn mới là hết sức cần thiết Xây dựngnông thôn mới đảm bảo sự định hướng quốc gia, vùng miền và sự hợp tác giữa cácthành phần xã hội, giữa nhà nước và tư nhân trong quá trình xây dựng, phát triểnnông thôn Đồng thời quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ công tácxác định chiến lược “ phát triển nông nghiệp nông thôn” trong điều kiện đất nướctiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa

III CÁC TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI

Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ ký quyếtđịnh vào ban hành vào ngày 16/4/2009, bao gồm 19 tiêu chí:

Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

1.1 Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nôngnghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ 1.2 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới 1.3 Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện

có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp

Tiêu chí 2: Giao thông

2.1 Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

2.2 Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

2.3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa

2.4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện

Tiêu chí 3: Thủy lợi

3.1 Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh

3.2 Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa

Tiêu chí 4: Điện

Trang 36

4.1 Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện

4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn

Tiêu chí 5: Trường học

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia

Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa

6.1 Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL

6.2 Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ DL

VH-TT-Tiêu chí 7: Chợ nông thôn

Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng

Tiêu chí 8: Bưu điện

8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông

Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất

Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả

Tiêu chí 14: Giáo dục

14.1 Phổ biến giáo dục trung học

14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)

14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo

Tiêu chí 15: Y tế

15.1 Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế

15.2 Y tế xã đạt chuẩn quốc gia

Tiêu chí 16: Văn hóa

Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của

Bộ VH-TT-DL

Tiêu chí 17: Môi trường

Trang 37

17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia

17.2 Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường

17.3 Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp

17.4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch

17.5 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

18.1 Cán bộ xã đạt chuẩn

18.2 Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định

18.3 Đản bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh"

18.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững

An ninh, trật tự xã hội được giữ vững

IV NÔNG THÔN MỚI VÀ CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Khái niệm về công nghiệp hóa – hiện đại hóa: là quá trình chuyển đổi căn

bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội,

từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động côngnghệ, phương tiện theo phương pháp công nghệ hiện đại, dựa trên sự phát triển củacông nghiệp và tiến bộ của công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Khái niệm về công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn: Là quá

trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theođịnh hướng sản xuất hang hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp vàdịch vụ, cho phép phát huy hiệu quả mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệpnhiệt đới

Mục tiêu của công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn: Là xây dựng một

nền nông nghiệp, kinh tế nông thôn có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại , cơ cấu kinh

tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp tăng năng suất lao động , giải quyếtviệc làm, xóa đói giảm nghèo, nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời sống của cưdân nông thôn đưa nước ta tiến lên văn minh, hiện đại và giàu đẹp

Thực trạng: Hiện nay nông thôn đã được nâng cấp về mọi mặt, đặc biệt là về

mặt hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp,xây mới nhiều đã làm thay đổi bộ mặt nôngthôn Đời sống vật chất của đại bộ phận dân cư nông thôn được cải thiện, nâng cao.Tuy nhiên tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nghành nông nghiệp còn thấp, sứccạnh tranh của các mặt hang nông nghiệp còn kém, nghành nông nghiệp chưa thuhút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôncòn chậm và hiệu quả chưa cao, công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong sản

Trang 38

xuất nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức Nông thôn hiện nay được xâydựng tự phát, thiếu quy hoạch, môi trường nông thôn càng ngày càng bị ô nhiễm,bản sắc của làng quê bị phai nhạt.

Mối quan hệ nông thôn mới và công nghiệp hóa – hiện đại hóa: Xây dựng

nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đượcnâng cao Xây dựng hạ tầng nông thôn hiện đại, môi trường trong sạch, bản sắc vănhóa các dân tộc được bảo tồn, phát huy, nâng cao dân trí ,củng cố hệ thống chính trị

cơ sở Tất cả các xã nông thôn mới đều phải có hệ thống thủy lợi cơ bản, đáp ứngyêu cầu sản xuất và dân sinh; Có nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ

VH –TT và Du Lịch; Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông , có internet đến thôn ;

Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả và không có nhà tạm, dột nát

Vì vậy quy hoạch xây dựng nông thôn mới là cơ sở thúc đẩy quá trình công nghiệphóa –hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

Nội dung thực hiện:

1 – Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn,chuyển mạnh sang các sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tếcao; Phát triển mạnh chăn nuôi với tốc độ và chất lượng cao hơn; Xây dựng cácvùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn liền với việc chuyển giao công nghệ sản xuất,bảo quản và chế biến; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát

Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp theohướng: Phát huy lợi thế tự nhiên của từng vùng, lợ thế kinh tế của từng loại câytrồng, vật nuôi,tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ; hình thành vùng sản xuất hanghoi\á gắn với thị trường và công nghiệp chế biến, bảo đảm hiệu quả và bền vững và

an ninh lương thực quốc gia

Trên cơ sơ quy hoạch nghành, quy hoạch vùng, cần rà soát bổ sung, điều chỉnh quyhoạch cơ sơ hạ tầng kinh tế - xã hội( giao thong, thủy lợi, điện, trường học, trạm y

tế, chợ, bưu chính viễn thong, cụm đô thị nông thôn,…) phù hợp với quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất của địa phương để có sựquản lý thống nhất, đồng bộ trên địa bàn Khẩn trương hình thành trung tâm tư vấn

hỗ trợ nông nghiệp( thị trường, giá cả,thành lập doanh nghiệp nông nghiệp, xúc tiếnthương mại,…)

2 - Tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, coi trọng và phát triển thị trường trongnước, tổ chức tốt việc tiêu thụ nông, lâm sản, thủy sản cho nông dân

3 - Đưa nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là việc nghiên cứu và chuyểngiao khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng giống cây trồng,giống vật nuôi,…Đổi mới cơ chế quản lý khoa học( quản lý tài chính, quản lý nhân lực,… ) Chuyểngiao nhanh các loại giống tốt về cây trồng, vật nuôi, tập trung vào các loại cây trồng

Trang 39

, vật nuôi có lợi thế, có thị trường tiêu thụ Tăng cường công tác khuyến nôngkhuyến ngư, công tác thú y, bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng và an toàn vệ sinhthực phẩm.

4 - Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu

tư phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông ,lâm, thủy sản Có chính sách đặcbiệt để khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vàdịch vụ ở nông thôn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tạo điều kienj thuận lợi

để phát triển mạnh và có hiệu quả kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại Cổ phầnhóa và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước sản xuất, chế biến nông lâmthủy sản, gắn lợi ích người sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến

5 - Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước, và đa dạng hóa các nguồn vốn đểtiếp tục đầu tư phát triển mạnh hơn nữa các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

Ưu tiên nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thủy lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới

và nâng cao hiệu quả quản lý để bảo đảm an toàn về nước Tiếp tục đầu tư phát triểngiao thông nông thôn , từng bước kiên cố hóa đường liên thôn liên bản, đường làngngõ xóm ; Bảo đảm hơn 90% số dân cư nông thôn có điện sinh hoạt; Hơn 75% sốdân cư nông thôn được dung nước sạch

6 – Bổ sung, điều chỉnh chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, đầu tư… nhằm hỗ trợ

và tạo điều kiện cho việc hình thành các khu và cụm công nghiệp, cụm làng nghề ởnông thôn để thu hút các cơ sỏ sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ sử dụngnhiều lao động và nguồn nguyên liệu từ nong, lâm, thủy sản Sớm có phương án ràsoát, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, nhát là ô nhiễm nguồn nước

để có kế hoạch khắc phục, đồng thời có biện pháp kiểm soát phòng, chống ô nhiễmmôi trường tại các cụm công nghiệp, cụm làng nghề và các đô thị mới hình thành ởnông thôn

7 – Giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho nông dân và cho lao động nông thôn, đặcbiệt quan tâm giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho nông dân có đất bị thu hồi

để sử dụng vào mục đích phát triển khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng kinh

tế - xã hội Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm tại chỗ và ngoài khuvực nông thôn Có chính sách trợ giúp thiết thực để đẩy mạnh đào tạo nghề chonông dân và lao động nông thôn, đáp ứng cho yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn và tìm việc làm ngoài khu vực nông thôn, kể cả đi lao động

Trang 40

giúp điều kiện sản xuất và nhà ở cho đồng bào các dân tộc thiểu số đời sống cònnhiều khó khăn.

9 – Tập trung đầu tư để hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hóa trường học,thực hiện tốt hơn chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng; thực hiện ngày càng

có nề nếp và có chất lượng về quy chế dân chủ ở nông thôn; đẩy mạnh phong tràoxây dựng làng xã văn hóa, nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hóa ở cơ

sở giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ chiến lược, cótầm quan trọng đặc biệt hàng đầu của toàn đảng, toàn dân ta, cả trước mắt cụng nhưlâu dài, và quy hoạch xây dựng nông thôn mới là tiền đề, cơ sở thúc đẩy quá trìnhnày

B CÁC CĂN CỨ TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

I.CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CÁC TÀI LIỆU CƠ SỞ

bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ xây dựng quy định việc lậpnhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;

Ngày đăng: 21/09/2015, 21:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Trọng Bằng “Giáo trình Kinh Tế Thủy Lợi” Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Kinh Tế Thủy Lợi”
Nhà XB: Nhà xuất bản xâydựng Hà Nội 2003
3. Bộ Xây Dựng “Tiêu Chuẩn Quy Hoạch Nông Thôn Mới” Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiêu Chuẩn Quy Hoạch Nông Thôn Mới”
Nhà XB: Nhà xuất bản xâydựng Hà Nội 2009
4. Bộ Xây Dựng “Quyết định số 491/QĐ-TTg- Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyết định số 491/QĐ-TTg- Bộ tiêu chí quốc gia về nôngthôn mới”
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2009
5. Bộ Xây Dựng “Thông tư số 15/2005/TT-BXD- Hướng dẫn về lập các đồ án Quy hoạch xây dựng” Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông tư số 15/2005/TT-BXD- Hướng dẫn về lập các đồ ánQuy hoạch xây dựng”
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2005
6. Bộ Xây Dựng “Quyết định 03/2008/QĐ-BXD- Quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ của Đồ án Quy hoạch Xây dựng” Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyết định 03/2008/QĐ-BXD- Quy định nội dung thể hiệnbản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ của Đồ án Quy hoạch Xây dựng”
Nhà XB: Nhà xuấtbản xây dựng Hà Nội 2008
7. Bộ xây Dựng “Thông tư số 31/TTg-Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn”Nhà xuất bản Hà Nội 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông tư số 31/TTg-Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nôngthôn”
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội 2009
8. Bộ Xây Dựng “Thông tư số 32/TT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn” Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông tư số 32/TT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quyhoạch xây dựng nông thôn”
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2009
9. Bộ Xây Dựng “QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Quy hoạch xây dựng” Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam-Quy hoạch xây dựng”
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2008
11. Bộ Xây Dựng “22 TCN 210:1992 - Đường giao thông nông thôn” Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “22 TCN 210:1992 - Đường giao thông nông thôn”
Nhà XB: Nhàxuất bản xây dựng Hà Nội 1992
12. Bộ Xây Dựng “TCVN 7957:2008 - Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài- Tiêu chuẩn thiết kế” Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “TCVN 7957:2008 - Thoát nước - mạng lưới và côngtrình bên ngoài- Tiêu chuẩn thiết kế”
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2008
13. Bộ Tài Nguyên Môi Trường “QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt” Nhà xuất bản Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩnquốc gia về chất lượng nước mặt”
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội 2008
14. Bộ Tài Nguyên Môi Trường “QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm” Nhà xuất bản Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩnquốc gia về chất lượng nước ngầm”
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội 2008
10. TCVN 4454:1987 - Quy hoạch điểm dân cư xã, hợp tác xã- Tiêu chuẩn thiết kế Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w