NÔNG THÔN MỚI VÀ CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã nam sơn – huyện quỳ hợp –tỉnh nghệ an (Trang 37 - 41)

NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Khái niệm về công nghiệp hóa – hiện đại hóa: là quá trình chuyển đổi căn

bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động công nghệ, phương tiện theo phương pháp công nghệ hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ của công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Khái niệm về công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn: Là quá

trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo định hướng sản xuất hang hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy hiệu quả mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới.

Mục tiêu của công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn: Là xây dựng một

nền nông nghiệp, kinh tế nông thôn có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại , cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp tăng năng suất lao động , giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn đưa nước ta tiến lên văn minh, hiện đại và giàu đẹp.

Thực trạng: Hiện nay nông thôn đã được nâng cấp về mọi mặt, đặc biệt là về

mặt hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp,xây mới nhiều đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đời sống vật chất của đại bộ phận dân cư nông thôn được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nghành nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh của các mặt hang nông nghiệp còn kém, nghành nông nghiệp chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn còn chậm và hiệu quả chưa cao, công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong sản

xuất nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Nông thôn hiện nay được xây dựng tự phát, thiếu quy hoạch, môi trường nông thôn càng ngày càng bị ô nhiễm, bản sắc của làng quê bị phai nhạt.

Mối quan hệ nông thôn mới và công nghiệp hóa – hiện đại hóa: Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng hạ tầng nông thôn hiện đại, môi trường trong sạch, bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn, phát huy, nâng cao dân trí ,củng cố hệ thống chính trị cơ sở. Tất cả các xã nông thôn mới đều phải có hệ thống thủy lợi cơ bản, đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; Có nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH –TT và Du Lịch; Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông , có internet đến thôn ; Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả và không có nhà tạm, dột nát. Vì vậy quy hoạch xây dựng nông thôn mới là cơ sở thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Nội dung thực hiện:

1 – Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang các sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; Phát triển mạnh chăn nuôi với tốc độ và chất lượng cao hơn; Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn liền với việc chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát.

Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng: Phát huy lợi thế tự nhiên của từng vùng, lợ thế kinh tế của từng loại cây trồng, vật nuôi,tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ; hình thành vùng sản xuất hang hoi\á gắn với thị trường và công nghiệp chế biến, bảo đảm hiệu quả và bền vững và an ninh lương thực quốc gia.

Trên cơ sơ quy hoạch nghành, quy hoạch vùng, cần rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cơ sơ hạ tầng kinh tế - xã hội( giao thong, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, chợ, bưu chính viễn thong, cụm đô thị nông thôn,…) phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất của địa phương để có sự quản lý thống nhất, đồng bộ trên địa bàn. Khẩn trương hình thành trung tâm tư vấn hỗ trợ nông nghiệp( thị trường, giá cả,thành lập doanh nghiệp nông nghiệp, xúc tiến thương mại,…).

2 - Tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, coi trọng và phát triển thị trường trong nước, tổ chức tốt việc tiêu thụ nông, lâm sản, thủy sản cho nông dân.

3 - Đưa nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng giống cây trồng,giống vật nuôi,… Đổi mới cơ chế quản lý khoa học( quản lý tài chính, quản lý nhân lực,… ). Chuyển giao nhanh các loại giống tốt về cây trồng, vật nuôi, tập trung vào các loại cây trồng

, vật nuôi có lợi thế, có thị trường tiêu thụ. Tăng cường công tác khuyến nông khuyến ngư, công tác thú y, bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

4 - Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông ,lâm, thủy sản. Có chính sách đặc biệt để khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo điều kienj thuận lợi để phát triển mạnh và có hiệu quả kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại. Cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản, gắn lợi ích người sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến.

5 - Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước, và đa dạng hóa các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hơn nữa các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Ưu tiên nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thủy lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý để bảo đảm an toàn về nước. Tiếp tục đầu tư phát triển giao thông nông thôn , từng bước kiên cố hóa đường liên thôn liên bản, đường làng ngõ xóm. ; Bảo đảm hơn 90% số dân cư nông thôn có điện sinh hoạt; Hơn 75% số dân cư nông thôn được dung nước sạch.

6 – Bổ sung, điều chỉnh chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, đầu tư… nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc hình thành các khu và cụm công nghiệp, cụm làng nghề ở nông thôn để thu hút các cơ sỏ sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ sử dụng nhiều lao động và nguồn nguyên liệu từ nong, lâm, thủy sản. Sớm có phương án rà soát, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, nhát là ô nhiễm nguồn nước để có kế hoạch khắc phục, đồng thời có biện pháp kiểm soát phòng, chống ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cụm làng nghề và các đô thị mới hình thành ở nông thôn.

7 – Giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho nông dân và cho lao động nông thôn, đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho nông dân có đất bị thu hồi để sử dụng vào mục đích phát triển khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn. Có chính sách trợ giúp thiết thực để đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn, đáp ứng cho yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và tìm việc làm ngoài khu vực nông thôn, kể cả đi lao động ở nước ngoài.

8 – Đầu tư hơn nữa cho chương trình xóa đói giảm nghèo, trợ giúp thiết thực cho các vùng và cộng đồng dân cư còn nhiều khó khăn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển hệ thống khuyến nông, nâng cao dân trí và có chính sách tín dụng cho người nghèo từng bước vượt qua khó khăn, thoát nghèo và nâng cao mức sống một cách bề vững. Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách đặc biệt để trợ

giúp điều kiện sản xuất và nhà ở cho đồng bào các dân tộc thiểu số đời sống còn nhiều khó khăn.

9 – Tập trung đầu tư để hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hóa trường học, thực hiện tốt hơn chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng; thực hiện ngày càng có nề nếp và có chất lượng về quy chế dân chủ ở nông thôn; đẩy mạnh phong trào xây dựng làng xã văn hóa, nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hóa ở cơ sở giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt hàng đầu của toàn đảng, toàn dân ta, cả trước mắt cụng như lâu dài, và quy hoạch xây dựng nông thôn mới là tiền đề, cơ sở thúc đẩy quá trình này.

B. CÁC CĂN CỨ TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH XÂYDỰNG NÔNG THÔN MỚI DỰNG NÔNG THÔN MỚI

I.CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CÁC TÀI LIỆU CƠ SỞ

1. Các căn cứ pháp lý:

- Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 02/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quôc gia về xây dựng nông thôn mới giai đọan 2010- 2020. - Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

- Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ xây dựng quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; - Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/11/2005 của Chính phủ.

- Quyết định 03/2008/QĐ-BXD quy định nội dung thể hiện bản Vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.

- Thông tư 31/2009-BXD ngày 10/9/2009 ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Thông tư 32/2009-BXD ngày 10/9/2009 ban hành quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng nông thôn.

- QCVN 14: 2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng Nông thôn.

- Quyết định số 3875/QĐ.UBND-NN ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2020.

- Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Nam Sơn nhiệm kỳ 2010-2015

2. Các tài liệu cơ sở khác:

Các tài liệu tự nhiên, dân sinh,kinh tế,môi trường của xã,các bản vẽ khảo sát hiện trạng, các quy hoạch ngành đã có, Quy hoạch sử dụng đất xã đến 2015

Một phần của tài liệu Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã nam sơn – huyện quỳ hợp –tỉnh nghệ an (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w