Chăn nuôi gia súc gia cầm

Một phần của tài liệu Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã nam sơn – huyện quỳ hợp –tỉnh nghệ an (Trang 93 - 95)

I Trạm biến áp

2. Chăn nuôi gia súc gia cầm

Tiếp tục duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm về số lượng và chất lượng, xây dựng một số mô hình chăn nuôi: chăn nuôi lợn giống, lợn thịt, gia cầm quy mô hộ, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y, an toàn sinh học, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, cụ thể:

- Quy hoạch xây dựng 01 cơ sở giết mổ gia súc tập trung, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y.

- Xây dựng 15 -16 mô hình chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình. - Tiếp tục tăng đàn đặc biệt là đàn lợn và đàn gia cầm

- Phát triển đàn lợn nái, đưa quy mô đàn lợn nái đến năm 2030 lên 243 con. - Đẩy mạnh nuôi lợn hướng nạc để tăng cao lượng thịt hơi xuất chuồng (đến năm 2030 có khoảng 2.600 con lợn hướng nạc và khoảng 1.018,5 tấn thịt hơi xuất chuồng/năm).

- Đẩy mạnh việc sind hoá đàn bò, đưa tổng số đàn bò lai sind lên 800 con đến năm 2030

- Đào tạo tập huấn về kỹ thuật thú y, vệ sinh, đặc biệt là chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, hỗ trợ xây dựng chuồng trại….

- Đào tạo đề có một cán bộ chuyên trách về thú y phụ trách mảng chăn nuôi của xã

Bảng: Dự kiến quy mô đàn gia súc, gia cầm đến năm 2030 của xã

TT Hạng mục ĐVT

Các năm

2012 2020 2030

2 Đàn bò Con 417 600 1.200

- Bò lai sind Con 268 300 800

3 Đàn lợn Con 1300 1.900 2.600

- Lợn nái Con 98 128 243

- Lợn hướng nạc Con 2361 1.492 2.037

- Lợn đực giống Con 3 15 20

4 Đàn gia cầm Con 9.024 12.026 15.623

I.2. Quy hoạch lâm nghiệp

Nam Sơn hiện nay đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trên toàn xã, với tổng diện tích 5.847,3 ha, trong đó diện tích quy hoạch rừng đặc dụng 772,2 ha, diện tích quy hoạch rừng phòng hộ là 1.572,7 ha (rừng tự nhiên 800,0 ha, rừng khoanh nuôi phục hồi 300,7 ha, đất có rừng trồng 349,0 ha) và rừng sản xuất là: 3.502,4ha, (rừng tự nhiên 2.793,4 ha, rừng để khoanh nuôi phục hồi 209,0 ha, đất trống 200,0 ha và đất có rừng trồng 300,0 ha). Thời gian tới kết hợp các dự án nhà nước dự án sẵn có của nhà nước bảo vệ tốt rừng tự nhiên trồng cây lâm nghiệp, như trồng mới năm triệu ha rừng, dự án 147.... và các dự án phi chính phủ, thu hút nguồn vốn doanh nghiệp trong nước, bảo vệ rừng tự nhiên hiện có, trồng rừng mới, phủ xanh đất đồi núi chưa sử dụng (đất trống, đồi núi trọc), tạo công ăn việc làm, sử dụng lao động tại chỗ có sản phẩm thu hoạch, tăng thu nhập cho gia đình vừa chống xói mòn, tăng độ phì của đất, bảo vệ nguồn nước bảo vệ môi trường.

Chú trọng rừng sản xuất, thâm canh bằng các giống mới, trồng cây nguyên liệu, tăng năng suất cây trồng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường và làm giàu từ nghề rừng, đồng thời phối hợp các doanh nghiệp Quốc doanh, Kiểm lâm địa bàn tuyên truyền pháp bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có để phát triển bền vững nghề rừng.

I.3. Quy hoạch sản xuất thủy sản

- Quy hoạch đến năm 2015 diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã đạt 1,96 ha và đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên 2,25

- Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng Nuôi trồng thuỷ sản tập trung:

- Căn cứ cơ bản để chọn các vùng nuôi tập trung để quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc nuôi trồng:

+ Diện tích tập trung, liền vùng .

+ Đảm bảo chủ động cấp nước và thoát nước khi cần thiết.

+ Không bị ngập lũ về mùa mưa (ngoại trừ những trường hợp lụt bão đặc biệt)

I.4. Quy hoạch phát triển trang trại, gia trại nông nghiệp

Toàn xã có diện tích tự nhiên 6.156,23 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 5.932,31 ha, diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản chỉ có 2,25 ha, các sản phẩm đặc sản, đặc trưng về nông nghiệp của xã chưa có, mô hình chăn nuôi chủ yếu phát triển theo hướng hộ gia đình, quy mô nhỏ, số lượng đàn vật nuôi chưa đủ lớn… quỹ đất chưa sử dụng và quỹ đất nông nghiệp có thể để triển khai các mô hình phát triển trang trại, mỗi bản 2 đến 3 mô hình chăn nuôi nhím và lợn rừng, trồng cây đặc sản quy mô trên địa bàn toàn xã. Do đó, hướng sản xuất phù hợp và hiệu quả phát triển kinh tế hộ hộ gia đình.

II.QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

Xã Nam Sơn là xã miền núi, do đó nguồn thu của xã và người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp là chính. Để nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập cho người dân và tăng nguồn thu ngân sách cho xã, nhất thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng tăng tỷ trọng các ngành: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến và dịch vụ đồng thời giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động, mở ra các ngành nghề tạo việc làm để thu hút lao động của địa phương. Sản xuất tại chỗ được các sản phẩm xây dựng, hàng nông sản phục vụ cho nội xã, hình thành được các khu buôn bán, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

- Bố trí sản xuất:

Hiện nay ngoài việc sản xuất thời vụ Nông-lâm nghiệp, người dân còn thời gian nông nhàn, chưa có công ăn việc làm tăng thu nhập gia đình. Vì vậy, cần phát triển khoảng 20 -30 hộ gia đình trong 6 bản sản xuất các mặt hàng diệt thổ cẩm, đan lát.., và hình thành các cơ sở chế biến nông sản (xay xát lúa, gạo, chế biến thức ăn gia súc, chế biến lâm sản, mộc dân dụng, xây dựng...)

- Khuyến khích phát triển cơ giới nhỏ như máy cày đa chức năng, máy tuốt lúa liên hoàn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cơ giới hoá 45% công việc làm đất, 50% công việc thu hoạch và vận chuyển.

Một phần của tài liệu Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã nam sơn – huyện quỳ hợp –tỉnh nghệ an (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w