1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN CỬA HÀNG KINH DOANH

14 623 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 3,38 MB

Nội dung

Hoạt động sinh hoạt của nhân viên được sử dụng chung với khu vực vệ sinh của cửa hàng cà phê kem Mimosa.. Hoạt động sinh hoạt, vệ sinh của nhân viên được sử dụng chung với cửa hàng cà ph

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CỬA HÀNG 1

1.1 CÁC THÔNG TIN CHUNG 1

1.2 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 2 1.2.1 Quy mô 2

1.2.2 Nhu cầu trang thiết bịG2 1.2.3 Nhu cầu điện, nước 2

1.2.5 Nhu cầu lao động 3

CHƯƠNG 2 THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ NGUỒN THẢI CHÍNH PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CỬA HÀNG 4

2.1 ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI 4

2.2 ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 4

2.2.1 Chất thải rắn 4

2.2.2 Chất thải nguy hại 5

2.3 ĐỐI VỚI KHÍ THẢI, TIẾNG ỒN VÀ ĐỘ RUNG 6

2.3.1 Tiếng ồn, độ rung 6

2.3.2 Khí thải 7

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ, CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 9

3.1 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN 9

3.2 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI 9

3.3 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SẼ BỔ SUNG 9

3.4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 9

3.4.1 Chương trình quản lý môi trường 9

3.4.2 Chương trình giám sát môi trường 10

3.4.3 Chế độ báo cáo 10

3.5 CAM KẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 10

Trang 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Nhu cầu trang thiết bị của cửa hàng 2

Bảng 2.1 Chủng loại chất thải nguy hại của cửa hàng 5

Bảng 2.2 Kết quả đo đạc tiếng ồn tại cửa hàng 6

Bảng 2.3 Kết quả đo đạc chất lượng không khí tại cửa hàng 7

Trang 3

CHƯƠNG 1

SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CỬA HÀNG

1.1 CÁC THÔNG TIN CHUNG

Tên cửa hàng: CỬA HÀNG TIỆN LỢI G7 – SỐ 1

Địa chỉ: 312, đường Lạc Long Quân, phường 5, quận 11, Tp.HCM

Điện thoại: 08.38441405 – 08.38441406

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần TM & DV G7

Người đại diện: Đặng Lê Nguyên Vũ Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị Địa chỉ liên hệ: 82 – 84 Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, Quận 1

Ngành nghề kinh doanh: mua bán rượu, bia, thực phẩm, thực phẩm công nghệ,

cà phê bột - hạt, quần áo, mỹ phẩm, văn phòng phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng kim khí điện máy, sản phẩm điện tử, đồ dùng gia đình, thuốc lá điếu trong nước, nước giải khát (không kinh doanh dịch vụ ăn uống); đại lý ký gửi hàng hóa; quảng cáo thương mại; dịch vụ tiếp thị; mua bán hóa mỹ phẩm, dụng cụ thể thao (trừ kinh doanh súng đạn thể thao, vũ khí thô sơ), sản phẩm dành cho vật nuôi: thức ăn, đồ chơi, mỹ phẩm

Giấy phép kinh doanh: số 4103005018 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM

cấp, đăng ký lần đầu ngày 14/07/2006 và đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 26/03/2009

Vị trí địa lý:

Cửa hàng tiện lợi G7 – số 1 tọa lạc tại lô B, chung cư 312 Lạc Long Quân, phường 5, quận 11

Sơ đồ vị trí của Cửa hàng tiện lợi G7 – số 1 được trình bày trong hình 1.1

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí của cửa hàng tiện lợi G7 – số 1

Trang 4

Vị trí địa lý của cửa hàng được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp đường Lạc Long Quân;

+ Phía Nam giáp cửa hàng thực phẩm;

+ Phía Đông giáp với cửa hàng cà phê kem Mimosa;

+ Phía Tây giáp với đường nội bộ của Khu chung cư 312 Lạc Long Quân

1.2 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 1.2.1 Quy mô

Tổng diện tích của cửa hàng tiện lợi G7 – số 1 là 75 m2 Cửa hàng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/2008 Toàn bộ mặt bằng của cửa hàng là một phần mặt bằng trệt của lô B chung cư 312 Lạc Long Quân, do DNTN Thanh Trúc làm chủ sử dụng, thông qua hợp đồng thuê mặt bằng số NQ/OS06/2008

1.2.2 Nhu cầu trang thiết bị

Máy móc và các thiết bị chính được sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của cửa hàng được trình bày trong bảng 1.1

Bảng 1.1 Nhu cầu trang thiết bị của cửa hàng

Nguồn: Cửa hàng tiện lợi G7 – số 1, tháng 10/2009

1.2.3 Nhu cầu điện, nước

Nguồn điện cấp cho hoạt động của Cửa hàng được lấy từ Công ty Điện lực Phú Thọ Lượng điện tiêu thụ khoảng 3.500 Kwh/tháng

Trang 5

Nhu cầu về nước

Hiện tại, cửa hàng chỉ có 5 nhân viên làm việc trong 2 ca, trung bình 2 người/ca Lượng nước cấp cho nhân viên chủ yếu sử dụng cho nhu cầu vệ sinh (không tắm giặt) Mặt khác, cửa hàng cũng không có nhà vệ sinh, chỉ đơn thuần là các quầy hàng kinh doanh hàng hóa

Hoạt động sinh hoạt của nhân viên được sử dụng chung với khu vực vệ sinh của cửa hàng cà phê kem Mimosa Do đó, thực tế có thể xem cửa hàng tiện lợi G7 số 1 không

có nhu cầu về nước cấp

1.2.5 Nhu cầu lao động

Tổng số lao động của cửa hàng hiện nay là 5 người Tổng số ca làm việc là 02 ca/ngày

Trang 6

CHƯƠNG 2.

THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ NGUỒN THẢI CHÍNH

PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CỬA HÀNG

2.1 ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

Nguồn phát sinh

a Nước thải sinh hoạt

Như đã trình bày, quá trình hoạt động của cửa hàng không sử dụng nước cấp Hoạt động sinh hoạt, vệ sinh của nhân viên được sử dụng chung với cửa hàng cà phê kem Mimosa (là bên cho cửa hàng tiện lợi G7 số 1 thuê mặt bằng)

Do đó, có thể xem như thực tế cửa hàng tiện lợi G7 số 1 không phát sinh nước thải

b Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn được quy ước là nước sạch Tuy nhiên, nước mưa chảy tràn trên mặt đất tại khu vực sẽ cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống đường thoát nước, nếu không có các biện pháp tiêu thoát tốt sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, tạo ảnh hưởng xấu đến môi trường Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn được ước tính như sau:

Tổng Nitơ : 0,5 - 1,5 mg/l

Photpho : 0,004 - 0,03 mg/l

Tổng chất rắn lơ lửng : 10 - 20 mg/l

Nguồn tiếp nhận nước thải

Cửa hàng tiện lợi G7 số 1 không phát sinh nước thải (do cửa hàng sử dụng nhà vệ sinh chung với cửa hàng cà phê kem Mimosa) Nước thải sinh hoạt từ cửa hàng cà phê kem Mimosa sau khi qua bể tự hoại sẽ được dẫn vào hệ thống thoát nước chung của khu chung cư 312 Lạc Long Quân

Nước mưa chảy tràn sau khi được thu gom các ống thoát nước đứng cũng sẽ được dẫn vào hệ thống thoát nước mưa chung của khu chung cư 312 Lạc Long Quân

2.2 ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI

2.2.1 Chất thải rắn

a Chủng loại, khối lượng

Chất thải rắn phát sinh chủ yếu trong quá trình hoạt động của sinh hoạt của nhân viên của cửa hàng Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các sinh hoạt hàng ngày có thành phần bao gồm: rác thực phẩm, giấy, nilon, carton, lon thiếc, nhôm, kim loại

Trang 7

Tổng số nhân viên của cửa hàng là 5 người/ngày Tiêu chuẩn phát thải rác sinh hoạt là

1 kg/người.ngày Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh do hoạt động của nhân viên là khoảng 5 kg/ngày

b Phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý

Rác sinh hoạt được chứa trong thùng nhựa dung tích 20 lít có nắp đậy kín, đặt tại quầy thu ngân của cửa hàng Cuối mỗi ca làm việc, nhân viên cửa hàng sẽ đem rác tập trung tại khu vực chứa rác của cửa hàng cà phê kem Mimosa (là bên cho cửa hàng tiện lợi G7 số 1 thuê mặt bằng) Cuối ngày, đơn vị thu gom rác của khu chung cư 312 Lạc Long Quân sẽ đến cửa hàng cà phê kem Mimosa thu gom và xử lý theo đúng quy định

c Đơn vị thu gom

Đơn vị thu gom rác của cửa hàng cũng như của toàn khu chung cư 312 Lạc Long Quân

là Công ty Công trình Công cộng quận 5

Như đã trình bày, rác sinh hoạt của cửa hàng được tập kết chung với rác sinh hoạt của cửa hàng cà phê kem Mimosa Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt sẽ được lập giữa cửa hàng cà phê kem Mimosa và Ban Quản lý khu chung cư 312 Lạc Long Quân Do

đó, cửa hàng không có hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt

2.2.2 Chất thải nguy hại

a Chủng loại, khối lượng

Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của cửa hàng tiện lợi G7 số 1 rất ít, ước tính chỉ khoảng 0,5-1 kg/tháng Thành phần của các loại chất thải nguy hại này được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 2.1 Chủng loại chất thải nguy hại của cửa hàng

Nguồn: Cửa hàng tiện lợi G7 số 1, tháng 10/2009

b Phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý

Quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH của cửa hàng tiện lợi G7 số 1 sẽ tuân theo quy chế quản lý CTNH ban hành theo nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn

Cửa hàng phân loại và bỏ vào túi nilon chất thải nguy hại riêng với chất thải sinh hoạt, tuyệt đối không để lẫn rác thải nguy hại chung với rác sinh hoạt Sau đó, nhân viên sẽ tập trung tại khu vực chứa tập trung chất thải rắn tại cửa hàng cà phê kem Mimosa để được thu gom chung với chất thải nguy hại của khu chung cư 312 Lạc Long Quân

c Đơn vị thu gom

Công ty Công trình Công cộng quận 5

Trang 8

2.3 ĐỐI VỚI KHÍ THẢI, TIẾNG ỒN VÀ ĐỘ RUNG

2.3.1 Tiếng ồn, độ rung

a Nguồn phát sinh

Tiếng ồn của cửa phát sinh chủ yếu do hoạt động của

hoạt động của nhân viên, khách mua hàng và hoạt động

của các phương tiện vận chuyển khu vực bên ngoài

khu vực cửa hàng

Kết quả đo đạc:

Lúc 9h ngày 23/09/2009, Công ty TNHH PTCN & MT Á Đông đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ & Quản lý Môi trường (ETM) tiến hành đo đạc tiếng ồn tại khu vực cửa hàng tiện lợi G7 số 1 Mẫu được lấy ở điều kiện trời nắng, gió nhẹ Kết quả đo đạc được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2 Kết quả đo đạc tiếng ồn tại cửa hàng

Nguồn: Trung tâm Công nghệ & QLMT (ETM), tháng 09/2009

Ghi chú:

TCVS 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh của bộ Y tế về chất lượng vi khí hậu bên trong khu vực cửa hàng

TCVN 5949:1998: tiêu chuẩn về tiếng ồn khu vực dân cư

Nhận xét:

Theo kết quả đo đạc, độ ồn trong cửa hàng là 60,8 dBA, đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT

Độ ồn khu vực xung quanh cửa hàng là 65,9 dBA, vượt mức cho phép của TCVN 5949:1998 về Giới hạn tối đa mức ồn cho phép đối với khu vực dân cư Tiếng ồn bên ngoài cửa hàng cao là do hoạt động cửa hàng cà phê kem Mimosa (tại thời điểm đo đạc, khu vực cà phê kem Mimosa đang mở nhạc rất lớn) Ngoài ra, tiếng ồn còn do các phương tiện vận chuyển tại khu vực đường nội bộ của khu chung cư Tiếng ồn này sẽ chấm dứt và đạt tiêu chuẩn cho phép khi vào bên trong khu vực cửa hàng

b Biện pháp giảm thiểu

Nhìn chung, các hoạt động của khách và nhân viên tuy có phát sinh tiếng ồn nhưng mức độ gây ồn không cao và gián đoạn, gần như không đáng kể

Trang 9

Đối với nguồn ồn do hoạt động của các phương tiện giao thông bên ngoài khu vực đường nội bộ của khu chung cư và đặc biệt là khu vực quán cà phê kem Mimosa, cửa hàng đã tiến hành lắp đặt các cửa kính nhằm cách âm cửa hàng với khu vực bên ngoài, đảm bảo tiếng ồn bên trong cửa hàng đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế

2.3.2 Khí thải

a Nguồn phát sinh

Nguồn gây ô nhiễm không khí trong khu vực dự án chủ yếu

là do hoạt động của các phương tiện vận chuyển bên trong

khu vực đường nội bộ của khu chung cư và đường Lạc

Long Quân phát sinh các thành phần gây ô nhiễm như bụi,

CO, SOx, NOx, THC

Nguồn gây ô nhiễm này tuy không phải do hoạt động của

cửa hàng gây ra nhưng cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến

chất lượng môi trường không khí xung quanh

Kết quả đo đạc:

Bảng 2.3 Kết quả đo đạc chất lượng không khí tại cửa hàng

KH

mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3

Nguồn: Trung tâm Công nghệ & QLMT (ETM), tháng 10/2009

Ghi chú:

TCVS 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của bộ Y tế

TCVN 5937:2005: tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh

KPH: không phát hiện

Nhận xét:

Chất lượng không khí bên trong cửa hàng nằm trong giới

hạn cho phép Điều này chứng tỏ rằng chất lượng không khí

bên trong cửa hàng vẫn còn khá tốt

Riêng đối với chất lượng không khí khu vực xung quanh

cửa hàng, ngoài chỉ tiêu bụi bằng với ngưỡng cho phép của

TCVN 5937:2005 thì các chỉ tiêu còn lại đều thấp hơn tiêu

chuẩn cho phép Điều này có thể lý giải là do hoạt động của

các phương tiện vận chuyển khu vực đường nội bộ khu

chung cư và đường Lạc Long Quân đã ảnh hưởng đến chất

lượng không khí xung quanh khu vực cửa hàng

Trang 10

b Biện pháp giảm thiểu

Hiện tại, khu vực bên trong cửa hàng đã lắp đặt hệ thống thông và và máy điều hòa nhiệt độ nhằm đảm bảo chất lượng không khí bên trong khu vực cửa hàng đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế

Đối với khu vực xung quanh, do vấn đề ô nhiễm không khí là do các phương tiện vận chuyển (chủ yếu là trên đường Lạc Long Quân và đường nội bộ của khu chung cư) nên cửa hàng chỉ có thể áp dụng biện pháp quản lý nội vi là lắp đặt cửa kính để hạn chế bụi

và tiếng ồn bên trong khu vực cửa hàng

Trang 11

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ, CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

3.1 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN

Trong quá trình hoạt động, cửa hàng đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau:

Lắp đặt hệ thống điều hòa bên trong khu vực cửa hàng để đảm bảo yếu tố vi khí hậu Thường xuyên vệ sinh cửa hàng để hạn chế tối đa bụi phát tán

Đã lắp đặt cửa kính để hạn chế bụi và tiếng ồn khu vực xung quanh ảnh hưởng đến chất lượng môi trường bên trong cửa hàng

Đã phân loại và tập trung chất thải rắn sinh hoạt, chất thải chất thải nguy hại đúng quy định

Đã tuân thủ đúng quy định về PCCC

3.2 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI

Nhìn chung, cửa hàng tiện lợi G7 số 1 đã thực hiện rất tốt các quy định về môi trường Biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại của cửa hàng bao gồm vấn đề sau:

Chưa tiến hành giám sát chất lượng môi trường định kỳ hàng năm theo luật định

3.3 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SẼ BỔ SUNG

Sẽ tiến hành giám sát định kỳ môi trường hàng năm theo luật định trong 06 tháng cuối năm 2009 (thời gian hoàn thành dự kiến là trước ngày 31/12/2009)

3.4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

3.4.1 Chương trình quản lý môi trường

Chương trình quản lý môi trường bao gồm quan điểm về những nghiên cứu môi trường cần thiết và các hoạt động thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của cửa hàng, bao gồm các nội dung chính như sau:

Quản lý thu gom chất thải rắn bao gồm chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại theo quy định

Phối hợp với cơ quan quản lý môi trường địa phương, các đơn vị có chức năng giám sát môi trường định kỳ trong suốt quá trình hoạt động của cửa hàng

Xây dựng chương trình bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường, kế hoạch phòng chống sự cố môi trường Cửa hàng phối hợp với các cơ quan chức năng nhà nước để xây dựng thống nhất phương án phòng chống sự cố cháy nổ

Trang 12

Thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại khu vực cửa hàng.

Trang 13

3.4.2 Chương trình giám sát môi trường

Cửa hàng sẽ phối hợp với các đơn vị có chức năng thực hiện các chương trình giám sát định kỳ môi trường hàng năm, chủ yếu là giám sát môi trường không khí

Vị trí lấy mẫu: 01 điểm trước cổng cửa hàng và 01 điểm bên trong cửa hàng

Thông số đo đạc: độ ồn, bụi, CO, SO2 và NO2

Tần số giám sát: 2 lần/năm

Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5937:2005 (về chất lượng môi trường không khí xung quanh), TCVN 5949:1998 (về tiếng ồn), TCVS 3733/2002/QĐ-BYT (tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế)

3.4.3 Chế độ báo cáo

Kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường và kết quả giám sát môi trường được lưu giữ tại Cửa hàng và định kỳ gửi báo cáo về cơ quan xác nhận đề án bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát Tần suất báo cáo tối thiểu là 02 lần/năm

3.5 CAM KẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Trong quá trình hoạt động, Cửa hàng tiện lợi G7 số 1 cam kết thực hiện nghiêm chỉnh

và đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường như đã nêu trong đề án bảo vệ môi trường:

Đối với khí thải:

Đảm bảo khí thải, tiếng ồn và vi khí hậu trong cửa hàng đạt TCVS 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002;

Đảm bảo chất lượng môi trường không khí xung quanh đạt tiêu chuẩn TCVN 5937:2005

Đảm bảo tiếng ồn trong môi trường không khí xung quanh đạt tiêu chuẩn TCVN 5949:1998

Đối với chất thải:

Chất thải rắn sinh hoạt: đảm bảo phân loại, lưu trữ chất thải rắn theo đúng yêu cầu quy định;

Chất thải nguy hại: Tuân thủ các yêu cầu về thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại theo đúng Qui chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại

Đối với chương trình giám sát môi trường

Cam kết thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường định kỳ hàng năm theo luật định

Ngày đăng: 21/09/2015, 14:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w