1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thuyết trình tham khảo một số phương pháp dạy học tiên tiến ở nước ngoài

46 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

2.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Phương pháp dạy học tích cực PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy

Trang 1

Chào mừng các bạn và cô đến với bài thuyết trình của nhóm 5

Trang 3

THAM KHẢO MỘT SỐ

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIÊN TIẾN Ở NƯỚC NGOÀI

Trang 5

B.Nội dung

I.Khái niệm phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực

1 Khái niệm phương pháp dạy hoc

Là cách thức làm việc giữa thầy và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực

Hay nói cách khác, phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh nhằm đạt được mục đích nào đó

Trang 6

2.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động

Theo lí luận dạy học hiện đại, PPDH tích cực được hiểu là phương

pháp trong đó người giáo viên sử dụng kết hợp các phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, đặc biêt phải phát huy được tinh tich cực của học sinh tham gia vào quá trình học tập Có thể lấy ví dụ như tổ chức học tập theo nhóm, dạy học bằng tình huống,sử dụng máy chiếu, các phương tiện kĩ thuật trong quá trình giảng dạy và học tập.

Trang 7

3 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.

a Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh

b Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

c Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

d Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Trang 8

Giáo dục nước ngoài Gíao dục Việt Nam

Mỗi em là một cá thể độc lập và có phương pháp học tập riêng biệt cần được nhà trường tôn trọng

Học không chỉ là ghi nhớ một cách hời hợt mà phải là sự đào sâu tìm hiểu về một vấn đề cụ thể và khả năng ứng dụng những kiến thức đã học vào các tình huống khác nhau

Mỗi cá nhân đều có điểm mạnh-yếu riêng mà mục đích của giáo dục là phân loại và sắp xếp các em dựa vào khả năng phù hợp

Trang 9

Giáo dục nước ngoài Giáo dục Việt Nam

Bao gồm khả năng phát triển tư duy

cá nhân cá nhân từ những điều được học

Nhằm phát huy tư duy cá nhân ,nhà trường khuyến khích học sinh đặt câu hỏi và nêu ra các ý tưởng.

Kết quả học tập được nâng cao khi từng cá nhân chịu khó tìm tòi và khám phá.

Giáo viên đóng vai trò hỗ trợ các em học tập hơn là chia sẻ kiến thức

Tự phát triển tư duy không quan trọng bằng việc hiểu và chấp nhận những kiến thức được học.

Học sinh có thể bị xem là vô phép nếu các

em hỏi hay thắc mắc về bài giảng của giáo viên.

Học tập là một quá trình tương tác xã hội, chỉ được nâng cao khi học sinh biết tôn trọng quá khứ và từ đó rút ra được những bài học.

Giáo viên là người chia sẻ kiến thức và là hình mẫu của sự uyên bác cũng như đức hạnh.

Trang 10

Giáo dục nước ngoài Giáo dục Việt Nam

Nhà trường dạy các em phải biết tự trách nhiệm việc học của chính

mình Nghĩa là các em phải tự ghi chú baì tập về nhà ,hạn chót nộp bài cũng như hỏi lại giao viên nếu có bài nào chưa hiểu.

Chủ yếu là giáo viên giảng –học sinh lắng nghe và ghi chép lại Khi thi , các em chỉ cần viết đúng những gì đã học trong lớp

là đủ Các em không được khuyến khích diễn đạt bằng chính từ ngữ của mình.

Học sinh chưa được rèn luyện ý thức trách nhiệm trong việc tự học Vì thế, các bậc phụ huynh thường trông cậy vào giáo viên vì họ sẽ có biện pháp buộc các

em phải làm bài đầy đủ.

Trang 11

Giáo dục nước ngoài Giáo dục Việt Nam

Cha mẹ đóng vai trò hợp tác với giáo viên trong việc giáo dục con cái

Học sinh được rèn luyện kĩ năng mô phỏng và làm theo những điều được mọi người đánh giá cao.

Trách nhiệm thuộc về giáo viên, họ phải đảm bảo các em học tập và làm bài đầy

đủ

Trang 12

NHỮNG BẤT CẬP ĐỐI VỚI CÁC BẬC HỌC

NHỮNG BẤT CẬP CỦA NỀN GIÁO DỤC HIỆN NAY

Đầu tư cho giáo dục quá tràn lan ,không trọng điểm.

-Hằng năm ngân sách đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng nhưng hiệu quả chưa được cao

-Chủ trương xã hội hóa chưa toàn diện.Các trường ngoài công lập mặc dù chất lượng khá tốt nhưng chưa được các bậc phụ huynh

và học sinh quan tâm.

-Sự mất cân đối mâu thuẫn không hài hòa chưa tương xứng giữa quy mô,chất lượng và điệu kiện đáp ứng của kinh tế.

-Học sinh có xu hướng học lệch ,học tủ chạy theo những môn khoa học tự nhiên,những ngành nghề hot ở bậc cao đẳng ,đại học.

-Nội dung kiến thức quá nặng,thiếu thực hành, ứng dụng.Hình thức thi cử đánh giá kiểm tra còn nặng nề,chạy theo thành tích chưa đánh giá thực tế chất lượng của học sinh.

-Tính gian dối tràn lan trong ngành giáo dục.Có tiến hành rà soát,cải cách chống bệnh thành tích nhưng hiệu quả chưa được cao.

Trang 13

NHỮNG BẤT CẬP Ở BẬC GIÁO DỤC TIỂU HỌC HIỆN NAY

-Cũng như thực trạng chung của nền giáo dục nước ta, bậc tiểu học cũng đang có rấy nhiều bất cập cần khắc phục để đem lại chất lượng,học tập cao hơn đó là:

+Nội dung kiến thức ở bậc tiểu học quá nặng,quá tải.

+Học sinh thiếu thời gian để rèn luyện thể chất,vui chơi giải trí và ứng dụng vào thực tế những điều đã học.

+Các kì kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh còn đật nặng bệnh thành tích +Tình trạng học thêm ở bậc tiểu học còn tràn lan,ngoài giờ học trên lớp học sinh còn phải học thêm nhiều môn học ở nhà thầy cô,học với gia sư.

+Sách giáo khoa tiểu học tuy có cải cách nhưng vẫn còn nhiều nỗi sai

xót,bất cập.

+Hiện trạng quá tải học sinh ở các trường điểm ,trường chọn,do tâm lí của các bậc phụ huynh muốn con học ở các trường tốt,trường chọn

mà không quan tâm đén năng lực của học sinh.

+Sự phân hóa về chất lượng học sinh giữa các trường tiểu học ở thành thị đồng bằng và vùng núi vùng sâu ,vùng xa còn cao.

Trang 14

Nguyên nhân:

- Cải cách giáo dục Việt Nam chưa đồng bộ , chưa toàn diện

- Kinh tế đang trên con đường hội nhập chủ yếu là nông nghiệp

- Chính sách đầu tư cho giáo dục còn hạn chế

- Người học còn nặng về tư tưởng “học chủ yếu để lấy bằng cấp”

- Phương pháp giảng dạy còn theo lề lối cũ “thầy đọc , trò chép”

- Tư tưởng giáo dục còn mang nặng tính bảo thủ gia trưởng

được thể hiện qua các câu nói:”trứng đòi khôn hơn vịt,khôn đâu đến trẻ khỏe đâu đén già” làm hạn chế sự sáng tạo của người học

- Chương trình còn rập khuôn máy móc theo sách giáo khoa,

chưa tập trung rèn luyện các kĩ năng sống cho người học

- Quản lí về giáo dục còn yếu kém và bất cập

- Hệ thống thi cử đánh giá thực lực khả năng của học sinh còn nhiều bất cập

Trang 15

Các tiêu chuẩn và chương trình học quốc gia có tính

hướng dẫn hơn là chỉ thị áp đặt, độc đoán

Nhu cầu thị trường lao động thu hút người học.Người tuyển dụng dựa vào khả năng thực lực của người lao

động chứ không phải dựa vào bằng cấp

Có nhiều mô hình học tiến bộ , một lớp học có thể có 2 giáo viên tổ chức ( phần Lan)

Trang 16

III Tham khảo một số phương pháp dạy học tích cực của một số nước phát triển trên thế giới:

Câu hỏi trắc nghiệm tham khảo

Yêu cầu: Các bạn trả lời theo đáp án A,B,C,D Và giải

thích tại sao chọn phương án đó Mỗi câu giải thích hay và phù hợp với ý kiến của nhóm sẽ được một

phần quà mà nhóm đã đưa ra.Chúc các bạn tham gia vui vẻ

Trang 17

Câu 1:Theo bạn , trẻ cần học cách tự lập từ khi nào:

A Từ 2 đến 3 tuổi

B 4 đến 6 tuổi

C 7 đến 9 tuổi

D Trên 10 tuổi

Trang 18

Theo quan điểm của nhóm là câu A

Theo tham khảo, trẻ em Nhật có tính tự giác rất cao:

Ở Nhật trẻ em xách theo rất nhiều loại túi tới

trường: Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn

uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng

quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày

Những chiếc túi mang theo bên mình khiến trẻ

em luôn ý thức được việc phân loại đồ dùng và thậm trí là phân loại rác Tính kỷ luật của trẻ em Nhật Bản được các em rèn luyện một cách bài bản và chặt chẽ.

Trang 19

Bất cứ ai khi nhìn thấy các bậc phụ huynh Nhật đưa đón con đi học đều ngạc nhiên vì các em nhỏ thường tự tay xách các loại túi đến trường mà không cần bất cứ sự giúp đỡ nào của cha

mẹ hay người lớn đi cùng Trẻ tự ý thức rằng đó là công việc của mình cũng như khi các em chơi đồ chơi xong, thường tự giác cất gọn vào các túi, hộp đựng đồ mà không cần sự nhắc nhở hay quát mắng của cha mẹ Ở trường trẻ thay quần áo liên tục, chính điều đó cũng khiến trẻ không còn cảm thấy

loay hoay với những công việc cá nhân khi không có mẹ giúp

đỡ Những em bé Nhật học cách độc lập từ khi các em mới chỉ 2,3 tuổi

Trang 20

Trẻ em ở Nhật học tính tự lập từ rất sớm

Trang 21

Ở Nhật:Khi chưa đầy 1 tuổi trẻ đã được thi đấu trong

những hoạt động thể thao, các phụ huynh ở Nhật rất

khuyến khích các con tham gia hoạt động ngoại khóa

ngoài trời Với họ, điều đầu tiên cần dạy con cái đó là sự mạnh dạn, bản lĩnh chứ không phải là kiến thức Trẻ

tham gia thi đấu, biểu diễn và tỏ ra rất bản lĩnh khi đứng trước đám đông Thậm chí, các em bé gái 3-4 tuổi còn tham gia vào đội bóng đá nữ…Chính điều đó giúp trẻ em trở nên năng động và hoạt bát hơn.

Trang 22

Trẻ bắt buộc phải tham gia vào các câu lạc bộ từ cấp I để học cách hoạt động nhóm,

thông quá đó rèn cho trẻ tinh thần tập thể.

Trang 23

• Câu 2:Giáo dục nên triển khai dạy học theo :

• A.Theo chương trình quy định sẵn

• B.Theo sở trường

• C.Theo mong muốn của phụ huynh

Trang 24

Theo ý kiến của nhóm là B

Vì: Thứ ba, giáo dục đánh giá cao ưu điểm của bản thân học sinh:

Trong một trường mẫu giáo ở Nhật Bản, trẻ em không hề mang theo những quyển sách hay vở gì Thay vào đó, trẻ được lựa chọn những môn mình thích, và làm những gì bản thân cảm thấy hứng thú Do đó trẻ

không có cảm giác sợ học, hay áp lực về điểm số Trẻ em thường được cha mẹ hỏi về buổi học ở trường, và tự do bày tỏ suy nghĩ của riêng

mình Trẻ em ở đất nước này luôn có những giờ học ngoại khóa rất bổ ích như tham gia làm bánh, tới những ngày hội thể thao, biểu diễn ở

những sự kiện cộng đồng, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm…Thậm trí, trẻ được cha mẹ cho tham gia buổi cắm trại qua đêm ở trường do nhà

trường tổ chức Khiến các em được rèn luyện sự tự tin, lòng dũng cảm ngay từ lúc còn nhỏ Trong những giờ học ngoại khóa như vậy, trẻ tỏ ra rất hứng thú và điều đó đã để lại trong các em những ấn tượng vô cùng sâu sắc.

Trang 26

Câu 3: Bạn nghĩ ai sẽ là người lập thời gian biểu cho học sinh tiểu học:

A.Bố mẹ

B.Giáo viên

C.Chính bản thân học sinh

D.Nhà trường

Trang 27

Câu trả lời của nhóm là C

Vì: theo nước Thụy Điển thì: Học sinh được làm chủ việc học tập của

họ:

Học sinh được hướng dẫn và khuyến khích tự lập và triển khai kế

hoạch học tập của riêng mình.

Bắt đầu từ mẫu giáo với 4 tuổi, mỗi sáng thứ 2, các em ngồi thành

vòng tròn với cô giáo, mỗi em sẽ nói lên những gì mình dự định làm trong tuần, giáo viên sẽ giúp các em điều chỉnh kế hoạch và hàng ngày hỗ trợ làm cho công việc của các em trở nên dễ thực hiện thôi Vào ngày thứ 6, mỗi em lại nói lên những việc mình đã làm trong

tuần, tự đánh giá mức độ hoàn thành, nếu tốt thì mỉm cười, còn

chưa tốt thì nhăn mặt Tiếp theo là người thầy bàn luận về sự tiến

bộ của các em Người Thụy Điển cho rằng đó là cách bắt đầu rèn

luyện nề nếp dân chủ, để khi lên 6 tuổi, các em đã biết dân chủ là quan tâm tới nhau, bàn thảo với nhau để học hỏi lẫn nhau, chứ

không tranh giành nhau, đánh lộn nhau.

Trang 28

Học sinh trong buổi họp nhóm

Trang 29

Câu 4: Việc cho học sinh ý thức việc tự học , tự hoạt động có cần thiết hay không?

A Cần thiết

B.Không cần thiết

Trang 30

Theo ý kiến của nhóm là:A

Ở nước Thụy Điển: Các chiến lược giảng dạy theo chủ thuyết xây dựng kiến thức góp phần trao quyền tự chủ cho học sinh

Trong các trường không có chuông reo báo hiệu giờ học, học sinh tự động vào lớp học, vào làm việc theo nhóm Đôi khi

cũng làm việc cá thể Thầy giáo hiếm khi bắt đầu buổi học

bằng cách đứng trước lớp nói với học sinh, mà thường ngồi trong một nhóm nào đó với học sinh để bắt đầu một đồ án Sau mỗi bài học, học sinh phải viết ra một vài suy nghĩ về

những điều được cho là đúng và những gì chúng sẽ phải thay đổi

Trang 31

* Sự tín nhiệm và giám sát của các thầy đối với học sinh

Tại các trường Tiểu học, trong khi các học sinh chơi ngoài trời trong vùng quanh nhà trường như trên các sườn đồi có tuyết hay trên một sân băng thì có thể có hay không có một thầy giám thị nào ở gần đó Các em đã biết rõ các cách ứng

xử với nhau trong các trò chơi vì chính các em đã cùng với các thầy bàn bạc thảo ra nội quy của mọi cuộc chơi và chính các em đã tuân thủ một cách tự giác và thống nhất với nhau cách ứng xử trên căn bản thân thiện, không đánh đập hay chơi xấu nhau…

Nền giáo dục ở Thụy Điển không buộc học sinh vâng lời một cách mù quáng mệnh lệnh của người lớn mà khơi dậy tính tự giác chấp hành những tiêu chuẩn hành xử dân chủ mà chính học sinh tham gia thiết lập vì lợi ích chung và công bình của mọi người trong cộng đồng

Trang 32

Câu 5: Theo bạn dấu hiệu nào cho thấy học sinh

đã lĩnh hội được kiến thức:

A.Thuộc bài

B.Nhớ -hiểu-vận dụng

C.Làm tốt bài kiểm tra

Trang 33

Câu trả lời của nhóm là:B

Vì: Ở nước Phần Lan :Không có chuyện học thuộc lòng

Đây chính là điểm mấu chốt mà Phần Lan đã làm khác

đi Họ đã định nghĩa giáo dục chất lượng cao là gì và không chỉ là giáo dục ở mức độ trung bình Họ có tiêu chuẩn cho nó Thứ hai, họ định nghĩa những gì cần

thiết phải học Đó không phải là chương trình dựa trên việc học thuộc lòng mà là dựa trên sự suy nghĩ Vì vậy học là để nhớ -hiểu- vận dụng chứ không phải là để

thuộc bài hay là làm tốt bài kiểm tra mà là vận dụng

nó vào trong đời sống.

Trang 34

Không "kiểm tra", "thanh tra", "kiểm định"

Trang 35

Câu 6:Theo bạn phương pháp được áp dụng nhiều nhất để phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo của học sinh là:

A.Thảo luận nhóm

B.Động não

C.Quan sát

D.Ý kiến khác

Trang 36

Theo ý kiến của nhóm là A:

Ở nước Phần Lan họ dành cho giáo viên thời gian trong trường học hằng ngày và hằng tuần để làm việc cùng nhau, để nâng cấp chương trình học và các bài giảng.Sau những buổi học thì sinh viên làm việc nhóm một cách tự giác,chủ động để rèn

cho họ khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể Các bạn sinh viên cũng sẽ có cơ hội được trải nghiệm công việc thực tế thông qua thực tập sinh hoặc làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, tùy theo vào lĩnh vực học

Học ít, chơi nhiều, nhưng so với bạn bè cùng trang lứa trên

khắp thế giới, trẻ em Phần Lan tỏ ra sáng tạo và bản lĩnh hội

Trang 37

Câu 7:Giả sử trong một tiết học mà bạn đang dạy , có 1 học sinh đứng lên phản đối ý kiến

mà bạn đưa ra, bạn sẽ làm như thế nào:

A.Bỏ qua ý kiến của học sinh và tiếp tục bài

giảng của mình

B.Lắng nghe và xây dựng thành một chủ đề để

cả lớp cùng nhau thỏa luận

C.Cho rằng đó là hành động đó là vô lễ và phạt học sinh đó

D.Ý kiến khác

=>Tại sao

Trang 38

Theo ý kiến của nhóm là:B

Vì:Trẻ con thường hay hỏi nhiều, thắc mắc nhiều vì chúng như một tờ giấy trắng, mọi thứ xung quanh đều lạ lẫm với chúng Thế nhưng một khi đem thắc mắc đó hơi người lớn, vì lười trả lời hay vì không biết trả lời, người lớn thường bỏ qua những câu hỏi đó hoặc phản ứng trẻ như: "Trẻ con thì biết gì? Từ từ lớn rồi biết" Trong lớp học, nếu học trò thắc mắc hay phát

hiện ra một sai sót nào đó trong bài giảng của giáo viên, trong hầu hết các trường hợp, giáo viên sẽ nói: "Cô/Cậu dám cãi tôi à? ở đây ai là thầy?" Chuyện học sinh cắm cúi chép những gì thầy giáo đọc trên bục giảng, hay nói ngắn gọn là tình trạng đọc-chép, cũng thể hiện sinh động cái sự thầy-nói-gì-trò-nghe-nấy Tình trạng phổ biến này tồn tại từ lâu song cho đến nay

nó không cải thiện được là bao

Ngày đăng: 21/09/2015, 12:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w