1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiện thực xã hội liên xô trong tác phẩm “nghệ nhân và margarita” của mikhail afanasievich bulgacov

93 764 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 860,38 KB

Nội dung

Trong công trình nghiên cứu này tác giả nhận định tài năng của nhà văn qua quyển tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita “Nhắc đến M.Bulgacov tôi nhớ lại hai câu nói: Habent sua fata libeli

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV

BỘ MÔN NGỮ VĂN

- -

LÊ THỊ PHÍ MSSV: 6106421

HIỆN THỰC XÃ HỘI LIÊN XÔ

TRONG TÁC PHẨM “NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA”

CỦA MIKHAIL AFANASIEVICH BULGACOV

Luận văn tốt nghiệp Đại học

Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV TRẦN VĂN THỊNH

Cần thơ, 11- 2013

Trang 2

1.2 Khái quát lịch sử Xô Viết những năm 1930 của thế kỷ XX

1.3 Tác giả Mikhail Afanasievich Bulgacov

1.4 Một vài nét về tác phẩm

1.4.1 Tóm tắt tác phẩm

Chương 2 HIỆN THỰC VỀ CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI LIÊN XÔ NHỮNG NĂM 30 TRONG TÁC PHẨM “NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA” CỦA

MIKHAIL AFANASIEVICH BULGACOV

2.1 Hiện thực về con người đại diện cho cái thiện

2.1.1 Con người dám sống vì sự thật

2.1.2 Con người hi sinh vì tình yêu

2.1.3 Con người dám sống vì sự lựa chọn

2.1.4 Con người có lòng vị tha

2.2 Hiện thực về con người đại diện cho cái ác

2.2.1 Con người bị chi phối bởi sức mạnh của đồng tiền

2.2.2 Sự tha hóa quan chức trong xã hội Liên Xô

2.2.3 Con người mưu toan điều khiển người khác

2.2.4 Con người nô lệ của quyền lực

Chương 3 HIỆN THỰC VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIÊU BIỂU TRONG XÃ HỘI

LIÊN XÔ NHỮNG NĂM 30 TRONG TÁC PHẨM “NGHỆ NHÂN VÀ

MARGARITA” CỦA MIKHAIL AFANASIEVICH BULGACOV

3.1 Vấn đề số phận và phần thưởng của nhà văn

3.2 Vấn đề duy lí của con người

Trang 3

3.3 Vấn đề tự do và trách nhiệm

3.4 Vấn đề về “Bản thảo không cháy”

3.5 Vấn đề tự do và trách nhiệm của “Người quản lí nghệ thuật”

C PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Văn học Xô Viết được biết đến như là sự kế thừa và tiếp nối tinh hoa truyền thống văn học Nga với nhiều đại diện ưu tú, đạt đến đỉnh cao của văn học thế gíới Hơn 90 năm sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười, trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, nước Nga đã có nhiều thay đổi Song song với tiến trình của lịch sử, văn học cũng từng bước được quan tâm và phát triển

Mỗi nền văn học trên thế giới mang một dấu ấn đặc sắc và chứa đựng những nét riêng Đến với Nga, đất nước của những thiên tài văn học ta nhận ra nhiều điều mới mẻ, độc đáo Ở xứ sở ấy xuất hiện những cây bút nổi tiếng như A Puskin, L Tolstoi…Trong đó có Mikhail Afanasievich Bulgacov, một hiện tượng kỳ lạ, được sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu Mặc dù gặp nhiều bi kịch trong cuộc sống, nhưng bằng tài năng và bản lĩnh, M.Bulgacov đã chứng minh bản thân mình qua

những kiệt tác vượt thời gian, tiêu biểu là tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita Với

tác phẩm này M.Bulgacov được nhìn nhận như một trong những tác giả bí ẩn nhất của văn học thế giới

Nghệ Nhân và Margarita là một trong những kiệt tác của thế kỷ XX Tác

phẩm này chứa đựng nhiều nội dung mang ý nghĩa thời đại mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị Là một tác phẩm ít nhiều mang tính chất tự sự, nội dung tác phẩm phản ánh bi kịch của chính cuộc đời tác giả đồng thời cũng là bi kịch của người nghệ

sĩ đương đại

Tiếp cận tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgacov, chúng tôi nhận

thấy nhiều vấn đề mới lạ và hấp dẫn Tác phẩm đã khẳng định được tài năng của M.Bulgacov sau nhiều thăng trầm và gian khổ Với những lý do trên, chúng tôi quyết

định chọn đề tài “Hiện thực xã hội Liên Xô trong tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita

của M.Bulgacov” làm vấn đề khảo sát và nghiên cứu

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

M.Bulgacov là một trong những nhà văn lớn nhất và kì bí nhất của nước Nga chính vì thế mối quan tâm đối với sự nghiệp sáng tác của M.Bulgacov mỗi ngày tăng lên Hầu hết tác phẩm của ông được in, tái bản, dịch, dựng phim,…không chỉ bó hẹp trong phạm vi nước Nga mà ngày càng mở rộng trên thế giới

Trang 5

Từ năm 1962 bắt đầu có sự “Lớn tiếng” của M.Bulgacov Trong vòng chừng

dài năm, với một số (chưa phải là tất cả) tác phẩm được công bố, M.Bulgacov đã trở

thành “Hiện tượng” trong độc giả Xô Viết và vượt biên giới ra nước ngoài Tuy

nhiên, giới phê bình chính thống, các giáo sư vẫn chưa đánh giá cao ông Phải đến

thời “Cải tổ” cuối thập kỷ 80 M.Bulgacov mới thực sự hiện diện hết tầm cỡ của

mình Tất cả những gì ông viết ra điều được in đi in lại, nhiều tác phẩm được dịch ra nước ngoài, đưa lên sân khấu [6; tr.11]

Với Pandjikidze, một nhà văn nổi tiếng người Gruzia, nói M.Bulgacov “Đã

là người đương thời của cha ông chúng ta, đang là người đương thời với chúng ta và

sẽ là người đương thời với con cháu chúng ta” Nhà văn Nga Leonid Lens khẳng

định: “Nhà văn đang sống và sẽ sống chừng nào còn tồn tại văn học Nga” Còn những người dự định xây “Điện panteon thế kỷ XX” ở Mĩ thì chọn đưa và tôn vinh ở

đó tác giả “Nghệ Nhân và Maragita” là một trong hai nhà văn Nga đã làm rạng danh

thời đại và đất nước mình [6; tr.26-27]

Trong Từ điển văn học bộ mới (2003), khi đề cập phong cách sáng tác trong tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgacov, tác giả Đỗ Lai Thúy nhận định:

“Nghệ Nhân và Margarita, một cuốn biến niên sử châm biếm cuộc đời Moskva những năm 30 Không lặp lại truyền thống châm biếm cổ điển, tác giả mạnh dạn sử dụng yếu tố quái dị và những tình tiết kỳ vĩ, có tình truyền thống rút ra từ nhiều thế kỷ như những thủ pháp nghệ thuật làm nổi bậc cuộc đấu tranh muôn thuở giữa thiện và

ác Nghệ Nhân và Margarita có nhiều tầng ý nghĩa và có tư tưởng nghệ thuật cao M.Bulgacov qua đời sau khi hoàn thành Nghệ Nhân và Margarita và nhà văn được liệt vào những tác giả cổ điển văn học Xô viết” [7; tr.170] Ở đây, tác giả Đỗ Lai

Thúy đã nhấn mạnh những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm: yếu tố kì quái, tình tiết kì vĩ có tính truyền thống

Cũng trong quyển Từ điển văn học bộ mới (2003) Hà Thị Hà có đi vào nghiên cứu tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita Trong bài nghiên cứu, tác giả tiến hành tóm tắt và tìm hiểu sơ lược về nghệ thuật và nội dung trong tác phẩm “Nghệ

Nhân và Margarita là một sáng tạo độc đáo Tiểu thuyết là sự phối hợp nhiều yếu tố nghệ thuật: hiện thực đan xen kì ảo, truyền thuyết lịch sử, châm biếm trữ tình Cốt truyện phức tạp nhiều nhân vật chồng chéo Qua tác phẩm Bulgacov đã phản ánh chân thực, sinh động hiện thực xã hội Moskva những năm 30 của thế kỷ đồng thời đặt

Trang 6

ra nhiều vấn đề bức xúc: sáng tạo nghệ thuật, tình yêu,…Mặc dù cách lý giải vấn đề, tác giả còn bộc lộ nhiều vấn đề ảo tưởng nhưng ông vẫn để lại cho người đọc lòng tin

và nhân tố sáng tạo và sức mạnh chiến thắng cái thiện trong cuộc đời ngày nay” [7;

tr.1050] Tuy có nhiều nhận định sâu sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, nhưng còn nhiều giá trị nội dung của tác phẩm chưa được bàn tới

Trong “Tuyển tập văn xuôi của Bulgacov” còn có bài viết của G.Lesskis

thông qua sự trích dịch của Nguyễn Văn Thảo nghiên cứu về quyển tiểu thuyết cuối cùng của M.Bulgacov Bài nghiên cứu đã khái quát nội dung tác phẩm và phân tích

sơ lược một số nhân vật trong tác phẩm “Nghệ Nhân và Margarita” G.Lesskis cho rằng “Những nét ý nghĩa chung nhất, ý nghĩa triết học và tôn giáo đạo đức của tiểu

thuyết Nghệ Nhân và Margarita Tác phẩm này sâu sắc và phong phú đến mức không thể nào nói hết trong một bài báo, cũng như trong nhiều cuốn sách, như thường vẫn vậy đối với bất kì tác phẩm nghệ thuật lớn nào” [6; tr.1109] Chúng tôi nhận thấy

những giá trị to lớn và sức ảnh hưởng rộng rãi của tác phẩm thông qua bài nghiên cứu

Ở Việt Nam, việc tiếp nhận M.Bulgacov và những tác phẩm của ông vẫn còn rất mới mẻ Hầu như chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu đầy đủ về M.Bulgacov và những tác phẩm mang tầm tư tưởng lớn của ông Nghệ Nhân và Margarita lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam qua tuyển tập văn xuôi của M.Bulgacov do Đoàn Tử Huyến dịch Trong công trình nghiên cứu này tác giả nhận định tài năng của nhà văn

qua quyển tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita “Nhắc đến M.Bulgacov tôi nhớ lại

hai câu nói: Habent sua fata libeli (Các cuốn sách có số phận riêng của mình) và (Các bản thảo không cháy), một của người xưa, một của chính M.Bulgacov Hai câu điều vận dụng đúng cuộc đời văn chương của ông, mà không chỉ riêng ông- mà tất cả những nhà văn nghệ sĩ và tác phẩm đích thực lớn từ cổ chí kim” [6; tr.5] Chúng ta có

thể hiểu được số phận của nhiều nhà văn được phản qua quyển tiểu thuyết

Tác giả Đoàn Tử Huyến còn đi vào nghiên cứu nội dung tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgacov Trong bài nghiên cứu có đưa ra một số nhận định nhằm khẳng định giá trị và sức ảnh hưởng của tác phẩm Nghệ Nhân và

Margarita “Có một câu được nói ra bởi miệng của Quỷ Satan nhưng đã trở thành

châm ngôn về số phận của Bulgacov cũng như số phận của nghệ thuật Cuốn tiểu thuyết của Nghệ Nhân bị đốt hủy, bản thân anh bị săn đuổi, bị khốn khổ, nhưng nghệ

Trang 7

thuật chân chính một khi đã được sáng tạo ra, sẽ tồn tại bất chấp tất cả, như cuộc sống biến thành chính bản thân cuộc sống Cũng vì vậy các hình tượng hư cấu văn học thế giới đi vào tác phẩm Bulgacov cùng với các hiện tượng của cuộc đời thực”

[6; tr.20] Tác giả Đoàn Tử Huyến nhấn mạnh vào bi kịch của Nghệ Nhân và

Bulgacov, cho chúng ta thấy những điểm tương đồng và khác biệt về họ “Bi kịch của

Nghệ Nhân là ở chổ anh không được người đương thời hiểu và đánh giá đúng Nó cũng là bi kịch đời riêng Bulgacov và nhiều thiên tài khác Nhưng ở đây có điểm khác biệt giữa cuộc đời Nghệ Nhân và đời thực của nhà văn: Bulgacov đã đấu tranh quyết cho số phận của mình, còn Nghệ Nhân thì không Có lẽ điểm khác biệt này thể hiện lập trường của Bulgacov trong nghệ thuật” [6; tr.21]

Bên cạnh đó, trong bài nghiên cứu tác giả còn phát hiện ra những tầng ý

nghĩa, vấn đề vĩnh cửu trong tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita “Thông qua hai hình

tượng nhân vật lịch sử Ponti Pilat và Iesua Ha-Notxri, Bulgacov đưa ra một vấn đề vĩnh cửu nhưng đồng thời luôn luôn thời sự trách nhiệm của cá nhân trước lịch sử, trước cuộc đời” [6; tr.24]

Những nguồn tài liệu trên giúp cho chúng tôi có những định hướng đúng đắn

và gợi mở khi tìm hiểu về “Hiện thực xã hội Liên Xô trong tác phẩm Nghệ Nhân và

Margarita của M.Bulgacov Qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi muốn đóng

góp một phần nhỏ của mình vào quá trình nghiên cứu tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita ở Việt Nam Thấy được vai trò và vị trí của tác phẩm trong văn học Xô Viết nói riêng và văn học thế giới nói chung, cũng như hiểu rõ những vấn đề nỗi bật

về hiện thực xã hội Liên Xô những năm 30

3 Mục đích, yêu cầu

Khi thực hiện đề tài “Hiện thực xã hội Liên Xô trong tác phẩm Nghệ Nhân và

Margarita của M.Bulgacov” chúng tôi tiến hành triển khai các nội dung sau:

Một là tìm hiểu về các vấn đề lí luận liên quan đến tác phẩm

Hai là tìm hiểu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của M.Bulgacov để hiểu được vị trí của nhà văn trong nền văn học Nga nói riêng và văn học nước ngoài nói chung Bên cạnh đó chúng tôi cũng khái quát lịch sử xã hội Liên Xô những năm

1930 của thế kỷ XX để tìm mối liên hệ giữa hiện thực và tác phẩm phản ánh

Thứ ba, chúng tôi phân tích hiện thực xã hội Liên Xô trong tác phẩm Nghệ

Nhân và Margarita như: hiện thực về con người, hiện thực về những vấn đề xã hội

Trang 8

Từ những nội dung đã triển khai ở trên, chúng tôi hướng đến mục đích xác định những giá trị nội dung của tác phẩm trong mối quan hệ với thời đại và vượt thời đại Đó cũng là cơ sở để chúng tôi đánh giá xác đáng về giá trị tác phẩm, cũng như thành tựu của nhà văn M.Bulgacov đối với văn học Nga và thế giới

4 Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện đề tài “Hiện thực xã hội Liên Xô trong tác phẩm Nghệ Nhân và

Margarita của M.Bulgacov”, chúng tôi xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

của đề tài như sau:

Về đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi xác định tác phẩm Nghệ Nhân và

Margarita của M.Bulgacov là tác phẩm chính trong nghiên cứu Văn bản được chúng

tôi sử dụng là tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita trong Bulgacov tuyển tập văn xuôi

do Nhà xuất bản văn học xuất bản năm 1988, Đoàn Tử Huyến dịch và giới thiệu

Về phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tập trung vào vấn đề hiện thực xã hội

Liên Xô trong tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgacov Điều đó có

nghĩa là chúng tôi chỉ tiếp cận một phần thuộc phương diện nội dung tác phẩm, phương diện đó nghiên về giá trị hiện thực của tác phẩm hơn là các giá trị khác

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Hiện thực xã hội Liên Xô trong tác phẩm

Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgacov” Chúng tôi sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu sau:

Phương pháp lịch sử - xã hội: Vận dụng phương pháp này, chúng tôi đặt tác phẩm vào hệ thống lịch sử xã hội nước Nga khi tiếp cận, nhìn nhận và đánh giá Từ hướng tiếp cận đó, chúng tôi khảo sát tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita để thấy rõ được xã hội Liên Xô có những vấn đề gì đặt ra trong tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita Phương pháp phân tích tổng hợp: chúng tôi dựa vào những lí lẽ và dẫn chứng để tiến hành phân tích hiện thực xã hội Liên Xô Sau đó dùng phương pháp tổng hợp để rút ra nội dung về hiện thực về con người, hiện thực về xã hội

Trang 9

B PHẦN NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÍ LUẬN, THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ

VÀ TÁC PHẨM

1.1 Vấn đề lí luận

chất hoặc một vài khía cạnh bản chất của hiện thực Lênin khẳng định không có con người không biết, chỉ có con người chưa biết mà thôi Marx cho rằng tư duy của con người có thể đạt đến chân lí của đối tượng Nói đến giá trị và tác dụng của nhận thức

là nói đến “Đạt đến chân lí của đối tượng”, chứ không phải dừng lại ở thuộc tính

phản ánh nói chung

Hiện thực là một chỉnh thể hoàn toàn, bất khả phân chia Luôn có sự đang xen đến bộn bề phức tạp của nhiều mặt đối lập: niềm vui và nỗi buồn, ánh áng và bóng tối, cao cả và thấp hèn, thiện ác, tích cực và tiêu cực,… trong đời sống xã hội và trong mỗi con người

Vấn đề phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa gây ra nhiều tranh luận khác nhau về tên gọi như chủ nghĩa hiện thực vô sản (Libêđinxki), chủ nghĩa hiện thực cộng sản (Grônxki) Và có lẽ xuất phát từ phong cách và kinh nghiệm sáng

tác của chính mình, Valdimir Maiacovski đề nghị gọi là “Chủ nghĩa hiện thực có tính

khuynh hướng”, Lép Tônxtôi đề nghị gọi là “Chủ nghĩa hiện thực đồ sộ” Nhưng đến

đại hội các nhà văn Liên Xô lần thứ nhất năm 1934, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ

nghĩa chính thức ghi vào điều lệ của hội nhà văn Liên Xô với định nghĩa: “Phương

pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa yêu cầu mô tả cuộc sống một cách chân thực, lịch sử

cụ thể và trong quá trình phát triển cách mạng của nó, và trên cơ sở sự mô tả đó là nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho người lao động”

Có thể nói ngay cơ sở xã hội và cơ sở ý thức của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là thực tiễn của giai cấp công nhân và học thuyết Mác xít Vấn đề tính Đảng cộng sản là linh hồn của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa Hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tác, thì tính đảng của trào lưu văn học và nghệ sĩ chỉ

là tiền đề quan trọng Chỉ có tính đảng trong tác phẩm với tư cách là một phạm trù tư tưởng và thẩm mĩ mới là linh hồn sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa

Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một vũ khí sắc bén của công cuộc

Trang 10

xã hội công bằng và hợp lí, với những con người sống một cách cao đẹp Nhưng bao giờ cũng vậy, xuất phát điểm của bất cứ công cuộc cách mạng, hoặc nói rộng ra của bất cứ sự đổi mới nào cũng là nhằm đánh bại cái cũ, cái xấu, cái ác, cái lỗi thời Về tính cách của chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi nhà văn phải thấm nhuần lí tưởng thẩm mĩ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, để miêu tả người lao động xã hội chủ nghĩa anh hùng cách mạng để miêu tả người lao động xã hội chủ nghĩa với tư thế người anh hùng mới

Hoàn cảnh điển hình của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là “Mô tả

cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng của nó” Có nghĩa là mô tả cuộc

sống trong quá trình tương quan cái mới chiến thắng hoặc khả năng và triển vọng chiến thắng cái cũ Ngoài ra thì chất lãng mạng ở phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa là xu thế tất yếu của hiện thực, nó hướng về cuộc sống chưa đến, nhưng nhất định sẽ đến, hoặc có thể sẽ đến Nó khác hẳn về chất ngay cả với chủ nghĩa lãng mạn tích cực, tuy cũng biểu hiện những ước mơ tốt đẹp nhưng không bao giờ đến Do

nó được mô tả trong quá trình phát triển cách mạng, cho nên tính cách cũng được mô

tả trong quá trình phát triển cách mạng

1.2 Khái quát lịch sử Xô Viết những năm 1930 của thế kỷ XX

Tháng 6 năm 1930, đại hội lần thứ XVI đảng cộng sản Liên Xô họp Đại hội

được ghi vào những vinh quang của những chiếc sĩ Bônsêvich Xô Viết là “Đại hội

mở cuộc tiến công của xã hội chủ nghĩa trên toàn mặt trận, đại hội thủ tiêu bọn culac với tính cách là một giai cấp và thực hiện tập thể hóa toàn bộ” [4; tr.3] (Xtalin ) Sau

những năm đấu tranh và xây dựng dũng cảm vượt qua bao trở ngại, gian khổ, nhân dân Xô Viết anh hùng đã khẳng định chân lý chói sáng của thời đại mới: chủ nghĩa xã hội mới nhất định thắng lợi Thắng lợi trên toàn mặt trận, ở thành thị cũng như ở nông thôn

Kế hoạch năm năm lần thứ I đã vượt trước thời gian, trở thành “Kế hoạch 4

năm” Năm 1934 đại hội lần thứ XVII của đảng họp trong không khí tưng bừng của

thắng lợi, phấn khởi khẳng định: cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa đã được xây dựng Kế hoạch 4 năm lần thứ ba được thông qua đại hội đại biểu của đảng lần thứ XVIII (1939) trên cơ sở thắng lợi đã đề xuất nhiệm vụ lịch sử vĩ đại – từ xã hội chủ nghĩa tiến dần từng bước lên xã hội cộng sản xã hội chủ nghĩa Năm 1936, khi hiến pháp Liên Xô được công bố, xã hội Xô Viết thực sự đã trở thành cộng đồng thống nhất của

Trang 11

những người lao động, công nhân, nông dân và trí thức Xô Viết với tư cách là những người chủ tập thể của đất nước Xô Viết xã hội chủ nghĩa

Những biến đổi trọng đại trong thời kỳ “Những kế hoạch 5 năm đầu tiên” đã

có ảnh hưởng quyết định đối với tiến trình văn học Xô Viết Cao trào lao động dân chủ sáng tạo rộng lớn của hàng chục triệu người tham gia xây dựng công cuộc xã hội

chủ nghĩa, tham gia “Sự sáng tạo lịch sử cơ bản” là một thực tiễn hào hùng, sinh

động, phong phú đã cổ vũ mạnh mẽ của đông đảo các nhà văn Xô Viết Đó là cơ sở vững chắc rộng lớn để nhận thức sâu sắc hơn nguyên lý tính đảng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa mới

Thống nhất những quan điểm văn học nghệ thuật dưới thống nhất của nguyên

lý tính đảng cộng sản, trên cơ sở thực tiễn xã hội mới, xã hội chủ nghĩa: thống nhất những đội ngũ nhà văn Xô Viết, tập trung lực lượng sáng tác Góp phần động viên, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, đó là những yêu cầu cấp bách do bản thân tiến trình văn học đòi hỏi Với thói phê bình gậy tài độc đoán thay thế việc lãnh

đạo tư tưởng các nhà văn bằng lối “Hành chính báo” đưa ra các khẩu hiệu “Đồng

minh hoặc thù địch” để nhận định phẩm chất nhà văn Những người lãnh đạo của tổ

chức RAPP đã phạm những sai lầm rất nghiêm trọng, gây trở ngại lớn cho việc đoàn kết, thống nhất đội ngũ nhà văn Xô Viết Kiêu căng ngạo mạn họ lớn tiếng công kích

cả Măcxim Gorki, Maiacôpxki, còn Alêchxây Tônxtôi thì dưới mắt họ chỉ là một nhà

văn “Tư sản nguy hiểm” Không nắm được đặc trưng sáng tác văn học, với những lập

luận giáo điều, võ đoán, họ quy định phương pháp sáng tác mới là phương pháp duy vật biện chứng Vì thế ngày 23 tháng 4 năm 1932, Ban chấp hành Trung ương Đảng

Cộng Sản Liên Xô ra nghị quyết về việc “Cải tổ văn học nghệ thuật”, quyết định giải thể RAPP tiến tới xây dựng một tổ chức thống nhất bao gồm “Tất cả những cương

lĩnh ảnh hưởng chính quyền Xô Viết, có nguyện vọng tham gia công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”

Trong thời gian này các nhà văn nao nức, phấn khởi, tin tưởng bao trùm trong sinh hoạt văn học nghệ thuật Mọi người khẩn trương náo nức chuẩn bị đại hội các nhà văn Liên Xô lần thứ I Ban tổ chức đại hội được thành lập do nhà văn lão thành Măxim Groki đứng đầu, làm trưởng ban danh dự Nhà văn Xô Viết đã thực sự hiểu biết thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa và bạn đọc của mình đó là điều cơ bản thành công của đại hội Những nhóm, những đội nhà văn náo nức lên đường, tỏa đi

Trang 12

các công trường, nhà máy hầm mỏ, đi về các nông trang xã hội chủ nghĩa Cũng chính điều đó làm cho văn học nghệ thuật thực sự được quan tâm Chăm lo, nhiệt tình của toàn dân Xô Viết

Trong không khí tưng bừng của cả nước hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần nhất trong 4 năm, ngày 17 tháng 8 năm 1934 Đại hội là một sự kiện quan trọng

nổi bật trong sinh hoạt tinh thần của nhân dân Xô Viết trong thời kỳ “Những kế

hoạch 5 năm đầu tiên” Đại hội cũng là sự kiện có ý nghĩa thiết thân đối với những

nhà văn chân chính, tiến bộ trên mọi lục đại Nhà văn Gorki trình bày trước đại hội, là một cống hiến to lớn của các nhà văn lão thành vào việc xây dựng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Qua lập luận sinh động sắc bén của Gorki, văn học Xô Viết hiện thực xã hội chủ nghĩa nổi bậc lên là nền văn học kế thừa và phát triển những gì tốt đẹp nhất mà văn học tiến bộ của nhân loại đã đạt được trong trường kì lịch sử hàng ngàn năm

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của việc xây dựng cương lĩnh tư tưởng và thẫm mỹ chung của toàn đội ngũ các nhà văn Xô Viết, là xác định một cách chính xác, khoa học phương pháp sáng tác của nền văn học mới Những tác phẩm nghệ thuật với những hình tượng sinh động, đáp ứng được yêu cầu tư tưởng - thẫm mỹ đông đảo độc giả Xô Viết, kịp thời giải quyết được những vần đề mới thực tiễn của tiến trình văn học, rõ ràng chính là những tác phẩm như: Trường đại học của tôi, sự nghiệp gia đình Artômônôp của Gorki, chiến bại của Phađêep,… Không phải

là thứ thơ cầu kỳ “Siêu trí tuệ”, “Máu xiếc” bằng ngôn từ của những cây bút “Kiến

thức” vị lai thể hiện được tính cách tân của thơ ca Xô Viết, mà chính thơ ca hiện thực

thấm sâu chất trữ tình cách mạng

Chính chủ nghĩa hiện thực, chứ không phải phương pháp sáng tác nào khác,

đã giành được vị trí hàng đầu trong cuộc thi đua, “Đọ sức” giữa các trường phái, các

nhóm nhà văn trong gần hai chục năm qua Chính phương pháp sáng tác hiện thực mới tỏ ra có đầy đủ khả năng để phản ánh và nhận thức thực tại mới, có hiệu lực

mạnh mẽ trong sự nghiệp “Sáng tác thực tại” giáo dục xây dựng con người mới với ý

thức tâm lý mới Hoàn toàn ngược lại với nỗi hoài nghi, thậm chí dễ hiểu là lỗi thời, tàn kiệt sinh lực của một số nhà lý luận, nghệ sỹ Thực tại xã hội chủ nghĩa hiện thực sức sống mới, tạo điều kiện thuận lợi cho phương pháp sáng tác đó Họ đã có sự kế thừa một cách chủ động, tích cực những truyền thống tốt đẹp của văn học hiện thực

Trang 13

Nga trước cách mạng tháng 10 Được ánh sáng tư tưởng của Lênin soi rọi, thái độ của những nhà văn Xô Viết ưu tú đối với di sản văn học của Puskin, Leptôntôi, Sêkhôp,… là hoàn toàn xa lạ Qua những cuộc tranh luận quyết liệt họ đã thống nhất phương pháp sáng tác của nền văn học Xô Viết là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa

Văn học Xô Viết trong thời kỳ lịch sử “Những kế hoạch 5 năm đầu tiên”

Giành được một số nhiệm vụ thu hoạch rất phong phú, đa dạng về chủ đề, phong cách bút pháp, thể loại Luận điểm được ghi nhận trong đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ I

Về tính đa dạng của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa không phải chỉ là một lời khuyến khích động viên, mà chính là dựa trên văn học Xô Viết trước đó

Trong thời gian này xuất hiện những cây bút ký khẩn trương bám sát ngay những sự kiện mới, những vấn đề xã hội mới, những thắng lợi mới Xuất hiện những tên tuổi như Xtopxki, Galin, tập trung ngòi bút của mình vào việc tái hiện kịp thời những cuộc cải tạo về kinh tế xã hội được tiến hành trong những kế hoạch 5 năm đầu tiên Bên cạnh đó, một trong những năm hào hùng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đội ngũ những nhà viết tiểu thuyết được bổ sung thêm nhiều tài năng mới xuất sắc như: Grôxaman, Ôxtơôpki,…một trong những vấn đề cơ bản của tiểu thuyết Xô Viết những năm này là vấn đề kết hợp nhuần nhuyễn việc tái hiện sinh động hiện thực xã hội rộng lớn, đang vận động nhanh chóng trong cuộc vận động thắng lợi chủ nghĩa xã hội rộng lớn, đang vận động nhanh chóng trong cuộc vận động thắng lợi chủ nghĩa xã hội với việc miêu tả phân tích sâu sắc tâm lý, tích cách con người Xô Viết cũng đang biến đổi nhanh chóng với nhịp độ khẩn trương của thực tại đó

Một trong những tác phẩm lớn ra đời từ ngay đầu những năm 30 thể hiện thành công xung đột công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa Hàng loạt các tác phẩm ra đời trong giai đoạn này như: tiểu thuyết Xôchi (1930) của Lêônôp, ông còn là tác giả

2 cuốn tiểu thuyết khác như Xcutarepxki (1933) và Đường ra đại dương (1936) Tiểu thuyết Bà nghị lực của Fgatcôp, trường ca V I Lênin, tốt lắm của Maiakôpxki, Pie đại nhất và con đường đau khổ của A.Tônxtôi

Tiểu thuyết Xô Viết những năm 1930 là bức tranh nghệ thuật ngôn từ sinh động phản ánh sự biến đổi và trưởng thành nhiều mặt của con người Xô Viết trong những năm chủ nghĩa xã hội đang giành được những thắng lợi quyết định trong toàn

bộ cuộc sống Xô Viết Cơ sở của sự biến đổi và trưởng thành đó là sự tham gia của

Trang 14

con người vào thực tiễn đấu tranh cách mạng, vào công cuộc lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa, vào đội ngũ của tập thể

Hơn mười năm qua, trong thời kỳ “Những kế hoạch 5 năm đầu tiên”, cùng

với sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, vũ khí nghệ thuật của nhà văn Xô Viết trong văn xuôi, thơ, cũng như kịch đã được rèn giũa sắc bén để sẵn sàn bước vào thời kỳ bão lửa thử thách quyết liệt của cả nước Tầm sử thi hoành

tráng bao quát thực tại rộng lớn được nâng cao bao giờ hết Khả năng đi vào “Quá

trình biện chứng tâm hồn” của con người Xô Viết được thể hiện ở những tác phẩm

thuộc thể loại khác nhau

1.3 Tác giả Mikhail Afanasievich Bulgacov

Milkhail Afanasievich Bulgacov sinh ngày 15 tháng 5 năm 1891 tại thành phố Kiew Bố ông là giáo sư tiến sĩ thần học, biết nhiều thứ tiếng Mẹ cũng là người

có học, con mục sư, trước khi đi lấy chồng đã từng dạy học M.Bulgacov là con cả, từ nhỏ thông minh, học hành chu đáo Năm 1916, tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành y khoa trường đại học tổng hợp Kiew, ông xin ra mặt trận của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất với tư cách là người tình nguyện của hội chữ thập đỏ Ít lâu sau ông gọi về Moskva và được cử đi phụ trách một bệnh viện nông thôn hẻo lánh ở Sưtrev Từ đó bắt đầu những năm tháng chìm nổi của nhà văn tương lai qua các vùng Viazma, Vladikavkaz, Tiflis, Batưm, Kiew Đã từng bị bắt buộc theo bọn phỉ Petlura, đã từng tham gia Hồng quân Tháng 9 năm 1921, M.Bulgacov đến Moskva, sống và làm việc tại đó cho đến cuối đời

Trong những năm đói khát và sôi động sau nội chiến, cũng như nhiều nhà văn khác vừa rời khỏi mặt trận đổ xô về Moskva trong đó có cả những tên tuổi về sau

là chủ sói trên văn đàn Xô Viết như A Phadeew và M Solokhov, M.Bulgacov phải trải qua nhiều nghề để sống: thư kí tiểu ban văn học tổng cục giáo dục chính trị, viết

báo, theo đoàn hát rong, làm nhiều năm ở các báo “Tiếng còi”, “Ngày hôm trước”,

v.v…

M Bulgacov có thiên hướng văn học rất sớm, chín tuổi ông đọc “Những linh

hồn chết”, rất thích văn trào phúng của Gogol, Santưkov-Sedrin Ông bắt đầu viết

văn khi còn đang đi học những năm nội chiến đã có một số vở kịch diễn tại mặt trận

Đầu năm 1925, phần thứ nhất tiểu thuyết “Bạch vệ” của ông ra mắt bạn đọc Một nhà văn hồi đó, M.Vôlôsin, đã đánh giá như sau : “Tôi thấy đây là một tác phẩm rất lớn

Trang 15

và độc đáo” với tư cách là tác phẩm trình làng, chỉ có thể so sánh nó với sự ra mắt

của Đostoievski và Tolstoi Ngay lập tức nó được chuyển thành kịch nói dựa trên cơ

sở của cuốn tiểu thuyết “Bạch vệ” Và M.Bulgacov đã viết kịch bản “Những ngày

tháng của anh em Turbin” nó được trình diễn thành công tại nhà hát nghệ thuật

Moskva

Cũng trong năm 1925, M.Bulgacov in các thiên truyện vừa “Ổ quỷ”,

“Những quả trứng định mệnh” và viết “Trái tim chó” Ông lần lượt ra đời các kịch

bản:“Căn hộ của Dôia” (1927), “Chạy trốn” (1928),“Môlier” (1929),…M.Bulgacov

trở thành kịch tác gia Nga lớn nhất kể từ Sekhov Nhưng vào thời đó xung quanh các

Stanislavski… đánh giá cao M.Bulgacov, nhưng những người phủ nhận ông nhiều hơn và quyết liệt hơn

Theo lời nhà văn, trong một thời gian ngắn trên báo chí đã xuất hiện 298 bài phê bình thù địch tác phẩm của ông, buộc tội ông về phía Bạch Vệ bôi nhọ cách

Xô Viết, hầu hết các vở kịch của ông điều bị cấm diễn Sách của ông không được in, người quen lấn dần, tiền hết, không có việc làm, muốn xin làm người gác cổng cũng không ai dám nhận Trong cảnh cùng quẩn đó, ngày 28 tháng 3 năm 1930,

M.Bulgacov gửi cho chính phủ xô viết một lá thư : “… Tôi xin chính phủ Xô Viết lưu

ý rằng tôi không phải là nhà hoạt động chính trị, mà là một nhà văn, toàn bộ sản phẩm của tôi, tôi đã trao cho sân khấu Xô Viết(…), Nếu những gì tôi viết không đủ sức thuyết phục và tôi buộc phải chung thân im lặng ở Liên Xô, tôi đề nghị chính phủ

Xô Viết cho tôi việc làm theo nghề nghiệp ở nhà hát với tư cách đạo diễn(…) Nếu không được làm đạo diễn, tôi xin làm diễn viên đóng vai phụ Nếu làm diễn viên vai phụ không được, tôi xin làm công nhân sân khấu…” [6; tr.8]

Hai mươi ngày sau, ngày 18 tháng 4 năm 1930, tức là bốn ngày sau phát súng thiên tài thơ V Maiakovski bắn vào đầu tự tử để lại bài thơ tuyệt mệnh và bức

chúc thư “Gửi đồng chí chính phủ”, Stalin đích thân gọi điện cho M.Bulgacov Tổng

bí thư trung ương đảng hứa giúp đỡ nhà văn, hẹn sẽ gặp trực tiếp nói chuyện với ông Khẩu súng lục đã chuẩn bị sẵn trong ngăn kéo, M.Bulgacov đem vứt xuống hồ công viên Novodevitri Mấy ngày sau ông nhận vào làm đạo diễn ở nhà hát nghệ thuật Moskva

Trang 16

Quan hệ giữa M.Bulgacov và Stalin, cũng như quan hệ của Stalin với những

Pasternak… là một đề tài đặc biệt sẽ được tiếp tục làm sáng tỏ Stalin rất quan tâm đến sáng tác của M.Bulgacov Theo tài liệu lưu trữ của các nhà văn nghệ thuật

Moskva, Stalin đã xem “Những ngày tháng Turbin” 15 lần, xem duyệt, “Căn hộ của

Dôia” không ít hơn 8 lần Stalin đánh giá “Những ngày tháng của anh em Turbin” đã chứng minh sự phá sản của phong trào bạch vệ, còn về vở “Chạy trốn” thì gợi ý có

thể được diễn nếu tác giả viết thêm một vài cảnh để làm rỏ nguyên nhân thất bại của

phe Bạch Vệ Nhưng nhà văn giữ lập trường nghệ thuật của mình, và “Chạy trốn”

sau ba chục năm mới bắt đầu được dựng, được in thành sách, được quay phim

M.Bulgacov chờ đợi và đặt nhiều hy vọng vào cuộc gặp gỡ với Stalin, nhưng

nó không bao giờ diễn ra Ngày 30 tháng 5 năm 1931, M.Bulgacov viết tiếp một bức

thư để gửi tổng bí thư trung ương đảng Stalin Bức thư viết: “Tôi xin thông báo rằng,

sau năm rưỡi im lặng, trong tôi có những dự định mới lại bùng lên với một sức mạnh không thể kìm nổi, những dự định đó rộng lớn và mảnh liệt, tôi xin chính phủ tạo điều kiện cho tôi thực hiện chúng(…) tôi có những dự định, nhưng không có sức lực, không có những điều kiện cần thiết để làm việc” [6; tr.9]

Nhà văn tự gọi mình là “Con sói văn học duy nhất trên văn đàn Nga” (…)

“Người ta khuyên tôi nên nhuộm lông đi Một lời khuyên vô nghĩa Sói dù có nhuộm, cắt lông đi thì nó vẫn không thể nào giống với cho cảnh nuôi nhà được”.“Người ta đối xử với tôi như đối xử với một con sói Và đã nhiều năm nay người ta săn đuổi tôi như săn đuổi một con thú bị bắt nhốt vào trong khoảng sân rào kín theo các nguyên tắc của một cuộc đầu độc văn học

Tôi không căm giận, nhưng tôi rất mệt, và cuối năm 1929 thì tôi giục Bởi vì con thú cũng có thể mệt lắm chứ

Con thú đã tuyên bố rằng nó không phải là sói nữa, không phải là nhà văn nữa Từ bỏ nghề nghiệp của mình Im lặng Điều đó, xin nói thẳng ra, là hèn nhát

Không có một nhà văn nào lại có thể im lặng được Nếu anh ta im lặng, thì có nghĩa đó không phải là nhà văn chân chính

Còn nếu nhà văn chân chính mà im lặng thì anh ta sẽ chết” [6; tr.9-10]

Những lời trên của M.Bulgacov nói lên cốt lõi quan niệm của ông về thiên chức của nhà văn, điều sau này ông thể hiện đầy đủ và trọn vẹn qua hình tượng Nghệ

Trang 17

Nhân trong cuốn tiểu thuyết lớn nhất của mình Cho đến cuối đời M.Bulgacov làm trọn thiên chức đó: ông không im lặng, ông sáng tác Mặc dù từ cuối những năm 20 cho đến khi ông mất, và thêm cả gần một phần thư thế kỷ tiếp theo, ông không được

in một dòng nào, hàng loạt tác phẩm ông lần lượt ra đời các vở kịch “Ađam và Eva”,

“ Đảo thắm”, “Niềm hoan lạc”, “Những ngày cuối cùng” (Puskin), kịch bản chuyển

thể “Những linh hồn chết”, “Chiến tranh và hòa bình”,v.v… Tổng số ông viết đến mười bốn vở kịch ; văn xuôi có “Môlier” (truyện danh nhân), “Tiểu thuyết sân khấu”

(những ghi chép của người quá cố), và tác phẩm bất hủ Nghệ Nhân và Margarita

Ông không “Im lặng”, mặc dù tiếng nói ông bị bưng bít không đến được với công chúng Nhưng “Các bản thảo không cháy” [6; tr.11], số phận nhà văn được định đoạt

trên hết bởi nghệ thuật, bởi tài năng và trách nhiệm trước nghệ thuật Đặc biệt tác phẩm của ông có sức hút ma quái đối với các nhà làm phim, hầu hết những tiểu thuyết, truyện vừa của ông đã đưa lên màn bạc Xuất hiện vô vàn các công trình nghiên cứu, các sách chuyên luận về sự nghiệp sáng tác của ông Những nhà văn lớn nhất thế kỉ, từ Tr Aitmatov đến Garcia Marquez, đánh giá cao M.Bulgacov và thừa nhận ảnh hưởng lớn lao của ông đối với nhiều nhà văn trên thế giới Ông mất lúc 16 giờ 39 phút ngày 10 tháng ba năm 1940 vì bệnh xơ cúng thận và chưa qua tuổi 49

1.4 Một vài nét về tác phẩm

1.4.1 Tóm tắt tác phẩm

Tiểu thuyết Nghệ Nhân và Maragita gồm 2 phần và phần đầu 32 chương và

kết thúc Tác phẩm phản ánh xã hội Nga những năm 30 thế kỷ XX, một xã hội thăng trầm và nhiều biến động Nhân vật Nghệ Nhân là một nhà sử học sống cô đơn, không còn họ hàng ruột thịt ở Moskva Nghệ Nhân đã viết quyển tiểu thuyết về Iesua-Ha-Notxri là chúa Giesu Christ và Ponti Pilat là kẻ đã hành hình chúa Khi cuốn tiểu thuyết này hoàn thành thì bị vùi dập và vu khống đến nỗi suy sụp tinh thần phải vào bệnh viện tâm thần Margarita một người phụ nữ ba mươi tuổi, không con, nàng là vợ của một chuyên gia rất lớn Vì sự cảm phục mà đem lòng yêu Nghệ Nhân Cả Nghệ Nhân và Margarita đã có một mối tình vụn trộm và hàng ngày nàng đến với ngôi nhà dưới hầm Khi quyển tiểu thuyết hoàn thành vào tháng tám và được gửi đến nhà biên tập nhưng họ không đăng tác phẩm mà còn xuất hiện những bài báo vùi dập của Latunski và N.E với nội dung một tên đồ cựu giáo gây gỗ Chính bài báo này là một cứu sốc lớn và nguyên nhân dẫn đến bi kịch đau lòng cho Nghệ Nhân

Trang 18

Sau sự mất tích của Nghệ Nhân, Margarita đã đau khổ vì không biết gì về tin tức người mình yêu Đang trong lúc tuyệt vọng, chưa tìm được cách giúp Nghệ Nhân, Maragita đã nhận lời mời của quỷ Satan ẩn dưới nhà hắc ảo thuật Voland mời làm nữ hoàng do quỷ tổ chức Nàng đã từ bỏ tất cả để trở thành phù quỷ với một hy vọng là được tìm lại và cứu Nghệ Nhân, vì thế nàng nhận lời chứng kiến một vũ hội kinh

khủng của những linh hồn tội lỗi Margarita đóng vai trò là một nữ hoàng nhân từ và

sẵn lòng tha thứ cho nhiều con người mang đầy tội lỗi

Cũng trong thời gian này Quỷ Satan đã vạch trần những bộ mặt xấu xa của người dân và quan chức tại Moskva, những đám khán giả, phơi bày sự tham lam, hám danh và họ có đời sống trụy lạc trong buổi diễn tại nhà hát Tạp Kĩ, đó là giới văn chương bất tài giả dối, luôn ghen gét độc địa hãm hại lẫn nhau Với những người như Riukhin, ban ngày viết vài câu thơ khẩu hiệu để mang danh nhà thơ vô sản, còn đêm đến quay cuồng cuộc truy hoan trong các bữa tiệc ăn lừng danh thủ đô Đó là ngôi nhà số 302 bis phố Sađôvia với bao nhiêu chuyện kì quái cùng ông chủ tịch hội đồng nhà cửa Nikanor Ivanovich thiển cận, ăn hối lộ Bên cạnh đó còn nhiều người như thế như ban phụ trách nhà hát Tạp Kĩ, cửa hàng dành cho người nước ngoài, ủy ban biểu diễn Sau khi ban thưởng và trừng phạt xong, quỷ cùng đoàn tùy tùng bay đến nơi khác

Cảm động trước tình yêu thánh thiện của Margarita, Quỷ Satan đã giúp nàng gặp lại Nghệ Nhân Chính Voland đã giúp Nghệ Nhân hồi phục lại những bản thảo đốt cháy trước đây và khuyết khích anh viết tiếp Nghệ Nhân sau khi trải qua những tháng ngày đau khổ không còn cảm hứng để viết nữa mà chỉ mong được sống yên ổn

dù nghèo đói trong căn hầm của mình trước đây cùng Maragita Quỷ Satan đã giúp Nghệ Nhân hoàn thành quyển tiểu thuyết, giải thoát cho Ponti Pilat về gặp Iesua Ha-Notxri là chúa Giesu Christ để nói về những hối hận khi đã không nói đúng lương tâm của mình Điều đó đồng nghĩa với việc cuốn tiểu thuyết của Nghệ Nhân hoàn thành Kết thúc tác phẩm cả Nghệ Nhân và Margarita nhận lấy sự yên bình với một nơi tĩnh mịch vô thanh và thoát khỏi cuộc sống đau khổ

Trang 19

Chương 2 HIỆN THỰC VỀ CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI

LIÊN XÔ NHỮNG NĂM 30 TRONG TÁC PHẨM “NGHỆ

NHÂN VÀ MARGARITA” CỦA MIKHAIL AFANASIEVICH

BULGACOV

2.1 Hiện thực về con người đại diện cho cái thiện

2.1.1 Con người dám sống vì sự thật

Xã hội Liên Xô những năm 30 tồn tại nhiều vấn đề khác nhau từ chủ nghĩa

xã hội tiến dần lên chủ nghĩa cộng sản Sự đổi mới về phương pháp sáng tác mang đến nhiều nguồn cảm hứng cho các nhà văn, họ đi vào sáng tác đúng với hiện thực

của xã hội Thông qua tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita, M.Bulgacov nói lên con

người dám dấn thân vào sự thật, dù sự thật đã tồn tại mấy ngàn năm trong lịch sử Đồng thời nhà văn muốn nhấn mạnh vào cái giá mà những con người ấy phải trả, nó

có xứng đáng cho những thành quả đã tạo dựng ra hay không? Từ nhân vật Nghệ Nhân mà M.Bulgacov xây dựng, con người cùng sống và chết vì sự thật lịch sử tồn tại mấy ngàn năm nhưng đã bị hội nhà văn Moskva né tránh và tàn nhẫn phủ nhận quyển tiểu thuyết mà mình sáng tạo ra Tất cả hội nhà văn Moskva đã không dám viết lại lịch sử, họ thờ ơ, vô cảm với lịch sử Nghệ Nhân dám nói lên sự thật lịch sử, tất cả minh chứng của sự thật được phơi bày vì thế kết quả mà mình phải nhận lấy những chuỗi ngày tháng bế tắc và chất chứa sự đau khổ

Nghệ Nhân đã dám đấu tranh cho sự thật và phục hồi chân lý của sự thánh thiện qua quyển tiểu thuyết Một sự sáng tạo, tái hiện lại lịch sử đã đi vào sự lãng quên và giá trị đạo đức được lặp lại thông qua hai hình tượng Ponti Pilat và Iesua Ha-Notxri Nghệ Nhân đã cống hiến quên mình, từ bỏ tất cả mọi thứ để có thể viết cuốn tiểu thuyết về Ponti Pilat và Iesua Ha-Notxri Vì thế ngài phải trả giá cho chính sự thật mà mình tạo nên Iesua, con người luôn theo quan điểm của cái thiện, xem tất cả mọi người là con người nhân từ Ngược lại Ponti Pilat, con người theo quan điểm của

cái ác, luôn cho rằng bản chất con người là ác, cái thiện sẽ không bao giờ chiến thắng

Chính cuộc gặp gỡ trớ triêu, định mệnh này giữa hai nhân vật, đã tạo nên cho đời những giá trị nhận thức vô cùng ý nghĩa

Sự thật mà Nghệ Nhân muốn nói đến trong quyển tiểu thuyết thông qua hình tượng Iesua là người luôn tâm niệm trên cuộc đời này không tồn tại cái ác mà chỉ có

Trang 20

những con người nhân từ Iesua đi hành hương nhiều nơi với mục đích truyền bá về chân lý của điều thiện, chăn dắt những con người nhân từ Kenturion Mark, người đã đánh đập Iesua theo lệnh của Ponti Pilat nhưng bằng chân lý của sự thánh thiện Iesua vẫn xem hắn là con người nhân từ Bản chất con người có thể thay đổi, được Iesua chứng minh thông qua câu chuyện về người thu thuế Levi Matvei Bằng sự thuyết giáo của mình, Iesua đã làm thay đổi con người mê tiền, từ bỏ tất cả để theo chân lý

thánh thiện “Anh ta ném hết tiền xuống đường và sẽ theo tôi đi hành hương” [6;

tr.373] Thông qua câu chuyện, Iesua muốn đánh thức Ponti Pilat, một con người khô cằn về tình cảm khó có thể nhận thấy giá trị của cuộc sống từ chân lý của sự thánh thiện Iesua hy vọng rằng câu chuyện thiết thực đó sẽ làm cho Ponti Pilat thức tỉnh về chính bản thân, cần sống đúng với sự thật của thời đại Bản thân Iesua tin rằng con người sẽ sống tốt hơn nếu biết vứt bỏ những dục vọng, ích kỉ của lương tâm, luôn nghĩ về tương lai tươi sáng

Nội dung quyển tiểu thuyết là phơi bày sự thật về con người không dám nhìn thẳng vào cái thiện Ponti Pilat hiểu rõ điều thiện trong Ieusa, vì chính Iesua đã nhấn

mạnh chân lý đối với mình “Ngôi đền của lòng tin cũ sẽ sụp đổ, và ngôi đền mới của

chân lý sẽ được dựng lên” [6; tr.374], nhưng lại cố tình né tránh sự thật Đứng trước

ngưỡng cửa của cái chết nhưng Iesua vẫn nhìn về cuộc đời với những chân lý sắc bén cùng lời nói thật lòng được thốt lên từ lương tâm của một con người thánh thiện

Iesua đã đánh thẳng vào suy nghĩ của Pilat khi ông cho rằng“Chân lý trước hết ở chỗ

là ngài đang đau đầu; và đầu của ngài đau đến nỗi ngài đang hèn nhát nghĩ đến cái chết” [6; tr.375], bằng những lời lẽ vô cùng sắc bén Ponti Pilat đang đau khổ, giày

vò khi đối diện với sự thật, khi chính Iesua là người đã nhìn thấy sự thật, bản chất bên

trong của mình “Ngài không thể nghĩ về một cái gì khác mà chỉ mơ ước một điều: gọi

con chó ngài đến, nó có lẽ là sinh vật duy nhất mà ngài quyến luyến gắn bó” [6;

tr.375] Pilat phải đối mặt với sự cô đơn khi những người bên cạnh mình chỉ là kẻ phục tùng, xem ông như một con người đầy quyền lực Họ xem Ponti Pilat là con người sống giả tạo, đối xử thiếu tình cảm với ông

Con người sống trong danh vọng sẽ không bao giờ nhìn nhận sự việc theo

chân lý tốt đẹp Từng câu nói thốt ra từ Iesua đã làm cho Pilat hoảng sợ “Ngài là

người quá cô độc và đã hoàn toàn mất lòng tin vào mọi người Mà lẽ ra, chắc ngài cũng đồng ý, là không nên dồn tồn bộ sự quyến luyến vào chú chó” [6; tr.376]

Trang 21

Những lời thuyết giảng về con người lương thiện, thấu hiểu tâm can của Iesua sẽ dẫn ngài đến nhanh với cái chết hơn Dù bị tra trấn và đang đứng trước ngưỡng cửa của tử thần nhưng Iesua vẫn tin vào cái thiện sẽ chiến thắng, ngự trị cái ác Iesua đã có những cách nhìn nhận sâu sắc, rõ nét về con người từ chân lý của cái thiện Đối với Pilat, người luôn bác bỏ sự thật về cái thiện, biện hộ cho chính những hành động của

mình càng làm tăng thêm sự hời hợt và giả dối về sự thật “Từ khi anh ta bị những con

người nhân từ làm cho tàn tật, anh ta trở nên dữ tợn và tàn nhẫn” [6; tr.380] Cách

nghĩ và đối xử của Iesua với Ponti Pilat cho thấy ngài là con người nhân từ, bao dung gần với quan niệm của phật giáo Con người dễ dàng thay đổi dưới tác động của hoàn cảnh, dễ đánh mất đi bản chất tốt đẹp của nhân loại Nhà văn M.Bulgacov mượn hai hình tượng Iesua Ha-Notxri và Ponti Pilat nhằm nói lên sự bất công và áp đặt của chế

độ xã hội đối với mọi người

Con người càng nói sự thật thì càng nhận lấy nhiều tai họa cho mình Iesua

đã phản ánh đúng sự thật những lý thuyết rút ra từ cuộc sống và đồng thời, ngài phải

nhận lấy những bất hạnh về mình Iesua khẳng định với Ponti Pilat rằng “Bất kể thứ

quyền lực nào cũng là bạo lực đối với con người Và sẽ đến một lúc không còn quyền lực của các hoàng đế lẫn bất cứ quyền lực nào khác Con người sẽ đến được vương quốc của sự thật và công lý, nơi đó nói chung sẽ không cần một quyền lực nào cả”

[6; tr.385] Nhà văn M.Bulgacov với ước mơ về một xã hội công bằng, một xã hội mà nơi ấy không tồn tại áp bức và bóc lột con người Mơ ước ấy được M.Bulgacov thể hiện thông qua khao khát của Nghệ Nhân về hình tượng Iesua cùng với mong muốn cho chỗ đứng vững chắc của người nghệ sĩ trong xã hội

Cho dù xã hội có thiếu đi sự công bằng, bóng tối tội ác bao trùm nhưng nhân vật Iesua vẫn không bị đánh gục Giữa Nghệ Nhân và Iesua có sự tượng đồng khi dám đấu tranh cho sự thật Trong quyển tiểu thuyết của Nghệ Nhân, Ponti Pilat tức

giận khi Iesua xem tất cả mọi người là “Con người nhân từ” và kể cả tên Giuđea quê

ở Kiriaph đã phản bội bẩn thỉu, Mark Crưsoboi tên đao phủ đã đánh đập Họ đã đối

xử tàn bạo nhưng trong lòng Iesua vẫn xem là con người nhân từ, không có cái ác tồn tại trên đời Sự thật sẽ được phơi bày dù những đòn roi có đau đớn đến mấy Đối với Nghệ Nhân, tất cả những người trong hội nhà văn Moskva đã không dám nhìn nhận

về quyển tiểu thuyết dù mình viết đúng sự thật Bất chấp sự phản đối của nhà phê bình, Nghệ Nhân vẫn kiên tâm hoàn thành tác phẩm của mình dù có nhận lấy sự đau

Trang 22

khổ Chân lý của cái thiện vẫn mãi mãi tồn tại dù hình tượng Iesua trong quyển tiểu thuyết của Nghệ Nhân đã chết, sẽ còn đó những bài học giá trị cho những con người dám đấu tranh vì sự thật

Chúng tôi thấy rằng cũng chính Nghệ Nhân là người đã tìm về sự thật lịch sử

đã qua từ hình tượng Iesua Iesua đã dũng cảm đón nhận cái chết trước quan tổng trấn toàn quyền La Mã Mỗi quyết định của Ponti Pilat là minh chứng cho sự thật, bản thân ngài là người thấu hiểu tất cả nhưng vì sự hèn nhát trước quyền lực đã vô tâm từ

bỏ cơ hội cứu lấy mạng sống của Iesua, con người được xem “Từ bi bát ái” Iesua

nhìn về cuộc đời bằng niềm hy vọng và tràn đầy sự lạc quan, không chịu sự cám dỗ, lối kéo cái ác Cái thiện sẽ chiến thắng và mang lại nhiều điều tốt lành đến với con

người, Ieusa tin điều đó Mọi lời thuyết giảng của Iesua trong hoàn cảnh “Treo trên

sợi tóc” không ngoài mục đích đánh thức con người trong Pilat Qua lời thẩm phán

xét xử đối với Iesua ta thấy có nhiều uẩn khúc “Các tội lỗi của Var-Ravvan và

Ha-Notxri không thể so sánh nhau về mức độ nặng nhẹ Nếu như tên thứ hai, rõ ràng là một kẻ điên, có tội đã nói những lời nói vô nghĩa làm rối loạn dân chúng ở Iersalaim

và một vài chỗ khác, thì tên thứ nhất phạm tội nặng hơn nhiều Hắn không chỉ tung

ra những lời trực tiếp xúi giục nổi loạn, mà còn giết chết binh sĩ khi hắn bị vây bắt Tên Var-Ravvan nguy hiểm hơn Iesua Ha-Notxri” [6; tr.393], sự thật cần được phơi

bày ra một cách tuyệt đối khi cả quan tổng trấn toàn quyền La Mã Ponti Pilat và hội đồng thượng thẩm đại tư tế xứ Giuđea Jozeph kaipha hai người cùng thương lượng, định đoạt

Chúng tôi nhận thấy, xã hội đang né tránh sự thật và sợ mọi điều tồn tại trong chân lý thánh thiện của Iesua Dù mức độ không bằng tên Va-Ravvan nhưng Iesua vẫn phải lãnh bản án tử hình Trong Iesua luôn tồn tại những học thuyết của cái thiện, ngài muốn cải tạo lại nhiều điều tốt đẹp nhưng phải đón nhận cái chết Var-Ravvan là một tên nguy hiểm, mức độ có thể giết người nhưng hội đồng thượng thẩm lại quyết định tha tội cho hắn Pilat là người biết rõ điều đó nhưng ông lại tỏ ra lãnh đạm, thờ ơ Dường như sự giả tạo đang nhởn nhơ hiện rõ, hội đồng thượng thẩm đã

lặp lại ba lần câu trả lời “Chúng tôi sẽ thả tên Var-Ravvan” [6; tr.394], cho quan tổng

trấn toàn quyền La Mã Trong con người luôn diễn ra sự đấu tranh giữa hai phần thiện và phần ác Chúng song song tồn tại, chi phối lẫn nhau, điều quan trọng là mỗi

Trang 23

chúng ta cần biết cách chiến thắng cái ác, để mảnh đất lòng người là nơi ươn mầm cho cái thiện

Cái chết của Ieusa được định đoạt bởi Ponti Pilat, chính Pilat là con người hèn nhát không dám nhìn thẳng vào cái thiện, trốn tránh và chối bỏ Quan tổng trấn toàn quyền La Mã có thể cứu lấy mạng sống, cơ hội mang đến nhiều điều tốt lành cho Iesua nhưng rồi lại bất lực trước cái chết đó Sự giả dối của Pilat và hội đồng thượng thẩm, mang đầy quyền lực nhưng đằng sau hai con người đó có nhiều điều xấu, tồi tệ

Ponti Pilat nhận định rằng “Dân chúng Giuđea biết rằng ngài căm thù họ bằng một

lòng căm thù tàn bạo và ngài sẽ mang lại cho họ nhiều tai họa đau khổ” [6; tr.397]

Bên cạnh đó hội đồng thượng thẩm cũng là người chẳng tốt sau khi có quyền lực

“Bây giờ ta sẽ gửi tín thư đi, mà không phải cho quan thổng đốc ở Antiokhia và cũng không phải về La Mã, mà thẳng tới Kapreia cho chính hoàng đế trình báo rằng nhà người đã che giấu những tên phiến loạn hiển nhiên ở Iersalaim khỏi cái chết như thế nào” [6; tr.397] Cả hai là nô lệ quyền lực, hèn nhát về lương tâm không dám đấu

tranh cho cái thiện Ponti Pilat và hội đồng thưởng thẩm điều là những người ác Dù Iesua là người lương thiện nhưng ngài vẫn không thoát con người đầy mưu mô và tham vọng Cái chết của Iesua là sự hối hận mãi tồn tại trong lòng Ponti Pilat khi ông không đấu tranh, đánh đổi quyền lực vì con người nhân từ Sự thật phủ phàng đối với

Iesua khi đã quá tin tưởng vào con người nhân từ trong Ponti Pilat

Iesua chết nhưng lời thuyết giảng của ngài đã in sâu vào tim tên thu thuế

Levi Matvei Chỉ có anh mới hiểu rõ chân lý của cái thiện “Anh ta chỉ có ước một

điều làm sao để Iesua, người không hề làm cho ai một điều ác nhỏ nào, tránh khỏi những cực hình đau đớn” [6; tr.659], là người học trò, người bảo vệ và đi theo chân

lý của Iesua Chúng tôi nhận thấy, cho đến phút chót Iesua vẫn là con người nhân từ

và trung thành với nguyên tắc đạo đức tối cao Đứng trước ngưỡng cửa của cái chết, Iesua vẫn thể hiện chân lí đạo đức bằng cách đáp lại lời trách của tên cướp về sự bất công Iesua xin tên đao phủ hãy đưa nước ông uống, nhưng ngài lại nhường cho tên Đismas trước khi bị tử hình, từ giã cuộc sống Chân lý sự thánh thiện của Iesua càng làm cho sự giày vò, đau khổ của Pilat lên cao Cơn giông diễn ra ở ngọn núi trọc sau cái chết bất tử của Iesua, phần nào cũng nói lên sự đau khổ của quan tổng trấn toàn quyền La Mã Sự dằn vặt cả về thể xác lẫn tâm hồn đối với Ponti Pilat khi ông phải

Trang 24

thức suốt mười hai ngàn đêm trăng Chờ đợi cơ hội để có thể gặp lại Iesua, nói những

lời tận đáy lòng “Ngày mười bốn tháng Nisan mùa xuân” [6; tr.365]

Chúng tôi thấy rằng, con người không dám nói lên sự thật vì thế Pilat càng đau khổ, nhưng nói sự thật thì lại nhận lấy đau khổ như Nghệ Nhân vì vậy xã hội đã mất đi cán cân đạo đức để ràng buộc con người Mọi thứ điều có mặt xấu và mặt tốt, như hình tượng Iesua đã đánh đổi mạng sống để nói lên sự thật cho thấy ngài là người

có lương tâm Còn về hình tượng Pilat, hắn phải chịu những chuỗi ngày tháng giày

vò, khi phải bất lực trả giá cho sự hèn nhát Hình tượng Iesua mà Nghệ Nhân sáng tạo

ra đến khi chết đi thì cái thiện sẽ được chiến thắng cái quan niệm không có người ác

ở trên đời nó mãi tồn tại

Cũng chính Nghệ Nhân là người đã tìm ra chân lý của lịch sử Dù chân lý đó trong quyển tiểu thuyết không được chấp nhận nhưng Nghệ Nhân vẫn không hối hận cho cuộc tìm kiếm quên mình và phục hồi chân lý của cái thiện Đó là tất cả thành quả mà Nghệ Nhân muốn cống hiến cho người dân Moskva khi nói lên sự thật về con người tồn tại trước đó Xã hội Nghệ Nhân đang sống đã vô tâm không chấp nhận những sự thật dù chúng đang tồn tại mà cùng nhau vùi dập quyển tiểu thuyết một cách hờ hững và lãnh đạm Con người không thể sống yên ổn nếu làm điều gì trái với lương tâm, sống giả dối với mình và người khác

là lòng tin mù quán về con người Hình tượng Iesua tin vào tên Giuđea và Nghệ Nhân tin vào Aloyzi Mogarưt đã dụ dỗ Nghệ Nhân đọc cho y nghe quyển tiểu thuyết Nghệ Nhân có lòng tin mù quán vào con người, đấu tranh cho sự thật khi viết lại lịch sử

trong quyển tiểu thuyết nhưng thành quả đón nhận là tất cả sự đau khổ “Một tín đồ

cựu giáo gây gổ” [6; tr.596] Sự sụp đổ hoàn toàn cả về thể xác lẫn tinh thần của

Nghệ Nhân từ những lời của giới phê bình đã thẳng tay phê phán

Chúng tôi nhận thấy, xã hội Liên Xô những năm 30 tồn tại nhiều con người trong giới văn học, họ có thái độ phê bình gậy tầy, thô bạo, độc đoán Mà điển hình là những lãnh đạo trong tổ chức RAPP đã phạm những sai lầm rất nghiêm trọng Không nắm rõ được những phương pháp sáng tác văn học Họ không chấp nhận sự thật lịch

sử khi nó phơi bày theo đúng chiều hướng của xã hội đã từng tồn tại Vì thế tác giả M.Bulgacov thông qua nhân vật Nghệ Nhân muốn nói lên số phận bị vùi dập và nhận lấy những bi kịch không thể tránh khỏi của các nhà văn khi nói đúng sự thật

Trang 25

Tác phẩm của M.Bulgacov sáng tạo ra dù chảy qua số phận nghiệt ngã, thăng trầm nhưng nhân vật Nghệ Nhân mà M.Bulgacov xây dựng là người dám nói và sống

vì sự thật Thực tiễn chứng tỏ rằng đối với nhà văn có tài năng, trung thực, sống giữa cuộc đời và nhân dân, thì việc nhìn thấy sự thật của đời sống không phải là điều khó khăn Vấn đề là nhà văn có dám nhìn thẳng vào sự thật ấy không, có dám nói lên sự thật ấy không, coi việc nói sự thật đó là lương tâm, là thiên chức của người cầm bút hay không Cho nên muốn nói lên được sự thật khi chỉ nhìn thấy sự thật thì chưa đủ,

mà phải có dũng khí đi sâu vào khám phá sự thật, có đủ bản lĩnh để nói sự thật đó, phải có con mắt biện chứng để nhìn ra bản chất và xu thế phát triển không gì đảo ngược được cuộc sống và cả những vấn đề tồn tại quanh ta

Trong văn học hiện thực cũng như trong cuộc sống, nói sự thật là hoàn toàn không đơn giản Phần vì tìm thấy cách nói thích hợp, có sức thuyết phục Phần vì nhiều người không thích nghe sự thật Do trình độ nhận thức, do tính chất cá nhân, do

lo sợ đủ mọi điều, nhiều người không dám nhìn thẳng vào sự thật, lẫn tránh và thậm chí xuyên tạc sự thật Trong xã hội Moskva cũng không ngoại lệ Con người là tổng biên tập nhà văn nhưng lại hèn nhát khi nhìn thấy sự thật tồn tại một ngàn chín trăm năm Mà hơn thế nhân vật Nghệ Nhân tạo ra là Giesu Christ, sự thật của lịch sử vẫn tồn tại đến ngày nay nhưng hội nhà văn Moskva không cho nhắc đến

Dù trải qua con đường đau khổ như một con đường thập giá của mình nhưng Nghệ Nhân không hối tiếc và tuyệt vọng Là nhà văn chân chính thì sự thật vẫn là điều có thể chiến thắng được độc giả và những ai chưa tin vào giá trị của nó Dù cái giá là những tháng ngày trong nhà thương tâm thần và tăm tối trong đau khổ nhưng lịch sử được tạo ra thì sự cống hiến của Nghệ Nhân hoàn toàn xứng đáng Sự đền bù cho ngày tháng đau khổ bằng sự tĩnh mịch vô thanh, chốn yên bình cho tâm hồn đang tàn lụi vì sự thật của mình Như chính nhà văn là người đang chắc lọc những tư tưởng tốt nhất cho thời đại và đưa giá trị nhân loại mãi được phát huy

Theo các nhà nghiên cứu, làm công tác tư tưởng nói chung và làm văn học hiện thực nói riêng mà lẫn tránh sự thật hay không dám nói lên được sự thật, thì không thể biết mình đang là ai, đang đứng đâu, phải làm gì và tiến lên như thế nào Giả dối làm tê liệt thần kinh và cằn cỗi tâm hồn, xúc phạm lương tri và nhất định sẽ dẫn đến hỏng việc, nhưng nó thường lại ngọt ngào, trau chuốt Sự thật thì mộc mạc, trần trụi, với những mặc tích cực, cao đẹp và có khi với những cay đắng, đau lòng

Trang 26

Chỉ có sự thật mới phát huy được ưu điểm, mới sửa chữa những khuyết điểm và sai lầm, đưa công việc đến kết quả, định hướng đúng cho suy nghĩ và hành động, bảo đảm sức sống và tiến bộ không ngừng cho sự nghiệp cách mạng

Cũng chính vì không dám nói ra sự thật mà hình tượng Ponti Pilat mà Nghệ Nhân sáng tạo ra, phải ngồi suốt mười hai ngàn đêm trăng chờ cơ hội tìm lại Iesua để nói lời thật lòng của chính mình Được sống nhưng bản thân chẳng sung sướng chỉ mang nặng tội lỗi cho sự hèn nhát dẫn đến ngu muội quyền lực Mọi thứ cũng có cái giá, con người sống hạnh phúc thì do bản thân tự chọn và tạo nên Con đường đầy chông gai khi Nghệ Nhân chọn cũng là con đường độc đạo lớn rộng dẫn đến sự vinh quang chân thật trong văn hóa văn nghệ, là hòn đá thử vàng đối với mọi tài năng muốn phục vụ nhân dân và có ích cho đời

Sự tìm tòi và khám phá để đem lại nhiều điều mới mẻ cho người đọc quả là không đơn giản Nghệ Nhân có thể chôn vùi một ước mơ và mất đi cảm hứng sáng tác của một nhà văn Bây giờ bao điều tốt lành, hoàn hảo và ước mơ đã khép lại Những người trong giới văn chương thờ ơ và phủ nhận quyển tiểu thuyết về hai hình tượng Iesua và Ponti Pilat Sự gặp gỡ giữa hai con người dám sống vì sự thật khi Nghệ Nhân và Iesua có điểm chung cùng đấu tranh cho sự thật, cùng nhận lấy những đau khổ Bởi họ dám nói lên những điều mình nghĩ và đấu tranh cho sự thật Nghệ Nhân đã đấu tranh cho sự thật của lịch sử điều mà hội nhà văn ở Moskva, né tránh cho sự thật Dù Nghệ Nhân có như thế nào thì hình tượng Iesua vẫn mãi tồn tại về chân lý của sự thánh thiện Mà hơn thế, tác giả M.Bulgacov cũng đã chiến thắng chính mình khi dám đấu tranh cho sự thật về đạo đức, khơi lại giá trị của lịch sử Vượt qua mọi giá trị của xã hội Liên Xô những năm 30, miêu tả đúng như sự thật của lịch sử đã từng tồn tại

2.1.2 Con người hi sinh vì tình yêu

Thông qua tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita tác giả M.Bulgacov muốn

đem đến nhiều lí lẽ và nguyên nhân dẫn đến cái đích tốt đẹp trong tình yêu Ai cũng

hy vọng niềm hạnh phúc đến bên mình nhưng mọi điều phải có sự hi sinh mới nhận lấy hạnh phúc Mọi thứ đều có cái giá và hạnh phúc là do bản thân nắm lấy mà không phải ai tạo dựng nên cho chính mình Hình tượng Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgacov sáng tạo ra mang một ý nghĩa mạnh mẽ trong tình yêu và điều quan trọng cần ở mọi thời đại đó là sự hi sinh trong tình yêu nhưng cần bao nhiêu mới biết

Trang 27

sự hi sinh đó là đủ? Từ nhân vật Margarita ta sẽ cảm nhận từng hành động và sự hi sinh của nàng dành cho Nghệ Nhân Cũng thông qua hình tượng Margarita, nhà văn muốn nói lên số phận của những người phụ nữ trong xã hội Liên Xô những năm 30 Nhiều phụ nữ phải cam chịu đời sống không hạnh phúc và chôn vùi cuộc đời không

có lối thoát Nhưng chính hình tượng Margarita lại là người dám đứng lên để giải thoát bản thân và mong tìm được hạnh phúc

Chúng tôi thấy rằng, trong mọi thời đại, tình yêu luôn là thứ tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ Tình yêu mang nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau Hai chữ tình yêu nghe có vẻ như đơn giản nhưng biết bao nhiêu thi sĩ, nhà văn phải tốn nhiều giấy mực

để có thể gọi lên hai tiếng tình yêu Vì tình yêu con người có thể hi sinh tất cả, đánh đổi bản thân chỉ với mong muốn chiếm hữu được một tình yêu đích thực

Để có thể định nghĩa về tình yêu là chuyện không đơn giản Không ít người yêu say đắm, lao mình vào cuộc tìm kiếm về ý nghĩa đích thực của tình yêu nhưng vẫn bơ vơ, lạc lõng trong thế giới ấy Như thi sĩ Xuân Diệu, người được mệnh danh là

“Ông hoàng thơ tình” cũng đã từng thốt lên:

“Làm sao định nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”

Tình yêu chỉ đẹp và mang đến giá trị đích thực cho cuộc đời nếu con người

có đủ tỉnh táo, chịu trách nhiệm cho những sự lựa chọn và quyết định của mình mà hơn hết là sự hi sinh Trong tình yêu, ai cũng muốn dành tất cả những tình cảm chân thành nhất cho người mình yêu Chính vì thế mọi sự lựa chọn và quyết định điều phải xuất phát từ con tim yêu thương Nhân vật nàng Margarita cũng vậy, nàng là một trong những hình tượng phụ nữ tuyệt vời nhất của văn học Nga Margrita vốn được lấy nguyên mẫu từ người vợ yêu quý Elena Sergheevna của nhà văn M.Bulgacov với tình yêu trong trắng và cao thượng Tình yêu đã đi vào bất tử

Margarita đã chạy theo tiếng gọi của con tim, bất chấp hạnh phúc gia đình được xem là hoàn hảo Thế nhưng đâu ai biết được rằng đằng sau hạnh phúc mang danh nghĩa hoàn hảo ấy là sự bế tắc và mong chờ được giải thoát Hơn thế nữa, nàng

có mọi thứ mà nhiều phụ nữ trong xã hội bấy giờ đều mong ước “Cộng vào đó còn

cần phải thêm một điều có thể nói hết sức chắc chắn rằng, rất nhiều phụ nữ sẽ sẵn

Trang 28

sàng cho đi bất cứ thứ gì để đổi cuộc sống của mình lấy cuộc sống của Margarita Nikolaevna Ba mươi tuổi, không con, nàng Margarita là vợ của một chuyên gia rất lớn, người đã từng có được phát minh tầm cỡ quốc gia cực kỳ quan trọng” [6;

tr.732] Tất cả chỉ mang đến cho Margarita sự buồn tủi, đau khổ trong chuỗi ngày tháng trong gia đình mục rỗng Dẫu biết rằng vật chất là điều kiện cần thiết để tình yêu tồn tại, nhưng đối với nàng tiếng nói con tim, khát khao hạnh phúc đích thực là trên tất cả dù Margarita có một người chồng thương yêu và đáp ứng mọi thứ của nàng

“Chồng của nàng trẻ, đẹp, trung thực, hiền lành và rất yêu quý vợ” [6 tr.732] Sự

chiếm hữu cần cho hạnh phúc nhưng hai chữ hạnh phúc đối với nàng không ở đó Hạnh phúc đối với Margaraita chính là tìm được Nghệ Nhân, người nàng yêu mến Margarita đã theo tiếng gọi của con tim, bất chấp dư luận, chấp nhận mang tiếng là con người phản bội để có thể đến với tình yêu đích thực bên Nghệ Nhân

sự tẻ nhạt trong hôn nhân là liều thuốc độc giết chết tình yêu Nhưng có một ngọn lửa tình yêu bắt đầu nhen nhóm trở lại, đánh thức trái tim đang thổn thức của Margarita,

không một ai khác đó chính là Nghệ Nhân “Tình yêu vụt hiện ra trước mắt chúng tôi,

như một tên giết người vụt hiện từ dưới đất lên trong ngỏ hẻm, và lập tức quật gục cả hai chúng tôi! Như một tia chớp chói lòa, như một con dao bén ngọt” [6; tr.588] Con

đường phía trước cho cuộc tình mới nở ấy chỉ có thiên đường hạnh phúc Sự gặp gỡ giữa Nghệ Nhân và Margarita như sự sắp đặt của thượng đế, mà không ai có thể chia lìa họ Cánh cửa của niềm hạnh phúc đang mở rộng chào đón Nghệ Nhân và Margarita, để họ tìm lại cuộc sống đích thực sau nhiều đau khổ Margarita yêu Nghệ Nhân đó là tình yêu chân chính, của con người có thể hi sinh tất cả vì người mình yêu

Chúng tôi thấy rằng, Margarita có thể hi sinh, đánh đổi hạnh phúc gia đình, theo đuổi tình yêu vĩnh cửu Chính Nghệ Nhân là người đã mang lại cho nàng niềm hạnh phúc như bao người phụ nữ khác, không phải là những chuỗi ngày đau khổ giày

vò trong ngôi biệt thự Nụ cười nàng nở trên môi, không như cành hoa héo tàn bấy

lâu “Hàng ngày, người tự xưng là Nghệ Nhân làm việc bên bàn, còn nàng luồn

những ngón tay thon nhỏ chuốt nhọn vào mái tóc, ngồi đọc đi đọc lại những trang viết vừa viết xong …có những khi nàng ngồi xổm trên ghế gót chân cạnh các chân dưới thấp hoặc đứng trên ghế với tay lên những ngăn trên dùng giẻ lau sạch hàng

Trang 29

trăm gáy sách phủ đầy bụi” [6; tr.592] Cả Nghệ Nhân và Margarita có được sự đồng

cảm chân thành, khi mỗi ngày nàng dành tất cả thời gian, niềm hạnh phúc của mình

để sưởi ấm con tim Nghệ Nhân Nàng luôn bên cạnh, ủng hộ Nghệ Nhân khi viết tác phẩm và vui mừng đón nhận từng trang viết như một báo vật Nàng muốn làm tất cả mọi điều chỉ với mục đích mang đến hạnh phúc cho Nghệ Nhân

Chúng tôi nhận thấy con người ai cũng mơ ước tìm được hạnh phúc trong tình yêu, nhưng nếu không trải qua bế tắc, đau khổ mà quan trọng là sự hi sinh để vượt qua thử thách thì liệu rằng họ có được một tình yêu đích thực hay không Trong khi yêu cần phải chia sẽ khó khăn cho người mình yêu thì tình yêu đó mới cao thượng Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm muốn cống hiến cho người đọc, Nghệ Nhân cũng không ngoại lệ Nhưng giới phê bình thờ ơ vùi dập quyển tiểu thuyết, không ai

có thể thờ ơ khi nhìn thấy người yêu nhận lấy bi kịch Margarita đã an ủi và động viên Nghệ Nhân, khi nhìn thấy sự tuyệt vọng, đau đớn vì đứa con tình thần của mình Nàng dành tất cả tình yêu cho Nghệ Nhân và chăm sóc, giúp anh thoát khỏi cơn khủng hoảng nặng nề đầy chua xót Margarita đã cùng Nghệ Nhân đối mặt với số phận, vượt qua sự giày vò bế tắc Một sự đau khổ và đầy chua xót khi Nghệ Nhân từ

bỏ và trốn chạy sự truy đuổi của giới phê bình Nàng cứ trối chặt nỗi đau khổ theo

năm tháng “Nhưng khi lớp tuyết bẩn vừa biến khỏi hè phố và mặt đường nhựa, khi

làn gió xao động mùa xuân đượm mùi ẩm mục luồng qua cửa sổ vào phòng, Margarita Nikolaevna lại càng sầu não hơn lúc còn là mùa đông Nàng thường âm thầm khóc rất lâu và cay đắng.” [6; tr.733] Sự đau khổ cứ quấn quanh trong tim

nàng, Margarita vẫn nhớ đến Nghệ Nhân kèm theo sự trách móc chính bản thân “Tại

sao đêm hôm đó mình bỏ anh ấy đi?” [6; tr.734]

Chúng tôi nhận ra rằng để có được hạnh phúc thì con người phải hi sinh mới

có thể chứng minh tình yêu của mình dành cho đối phương Nàng Margarita cũng không ngoại lệ, chính nàng đã nhận lời làm phù thủy cho vũ hội của những linh hồn tội lỗi và đi cùng quỷ sứ Chính Margarita là thần hộ mệnh, để giúp Nghệ Nhân vượt lên tất cả Sự chống trội đầy nguy hiểm phải đánh đổi bằng tính mạng khi được cơ hội

hé mở, cũng là niềm hi vọng tìm lại Nghệ Nhân Dù chỉ là cơ hội mong manh nhưng con người dám hi sinh vì tình yêu đó mới là điều đáng trân trọng

“Ôi, anh ,anh – Margarita lắc mái đầu rối và thì thầm,- ôi, anh là người bất hạnh thiếu lòng tin Vì anh em đã suốt đêm khỏa thân run rẩy, em đã đánh mất bản

Trang 30

tính của mình và thay bằng một bản tính mới, đã mấy tháng nay em ngồi trong phòng con tối tăm và chỉ nghĩ về một điều – về cơn giông trên thành Iersalaim, em đã khóc hết cả nước mắt, con bây giờ, khi hạnh phúc đã đến thì anh lại đuổi em đi? Thôi được, em sẽ đi, em sẽ đi, nhưng anh hãy biết rằng, anh là một con người tàn nhẫn! họ

đã làm cho tâm hồn anh trở nên trống rỗng…vâng, những sợi tóc bạc, những sợi tóc bạc … trước mắt em, đầu anh dần dần điểm tuyết, ôi mái đầu chịu nhiều đau khổ của

em Và xem kìa đôi mắt của anh! Trong đó là cả một sa mạc… Còn đôi vai trĩu nặng… Người ta đã tàn hại anh, biến anh thành tàn tật, - những lời của Margarita trở nên rời rạc, người nàng run lên ngẹn ngào” [6; tr.1007] Đó là tất cả sự hi sinh vô

bờ bến cho người mình yêu và minh chứng cho tình yêu của nàng Margarita

Margarita là biến thể của M.Bulgacov về đề tài Gretkhen của Geothe,

“Người vợ bí mật của Nghệ Nhân” [6; tr.1104] hay “Người tình của ông” [6;

tr.1104] ,“Nàng phù thủy hay hé lộ một mắt” [6; tr.1104], “Hoàng hậu Margo [6; tr.1104]”, “Nữ hoàng pháp [6; tr.1104]” Tất cả các định nghĩa trên điều đúng, mỗi định nghĩa biểu thị nét cơ bản của nhân vật này: “Tình yêu là thiên bẩm” [6; tr.1104],

không thể nào ra lệnh nổi (theo định nghĩa của Kant) Tình yêu nảy sinh từ cái nhìn

đầu tiên Vụt hiện ra, vụt hiện ra như một tên giết người, vụt hiện từ dưới đất lên ngỏ hẻm và quật gục cả hai, như một tia chớp chói lòa, như một con dao bén ngọt nỗi đam

mê yêu đương chân chính kì diệu và duy nhất này trong toàn bộ tác phẩm được miêu

tả trong những cách diễn đạt đầy biểu cảm sâu sắc, và trong mặt này Margarita đối

lập với tất cả nhân vật nữ khác, mà như “Cô cháu gái đền từ Saratov” [6; tr.1104],

như Militsa Andreevna Pokobatko, như nữ thư kí và người đẹp Anna Ritrardovna, sống chung với các thủ trưởng của mình theo tính toán vụ lợi Ở tình yêu như thế chỉ

có một nguyên tắc, như Voland diễn đạt : “Ai yêu thì phải cùng chia sẽ số phận của

người mình yêu” [6; tr.1104], khi ông ta nói với Margarita về con chó của Pilat Và

chắc hẳn Iesua cũng nhìn nhận như thế khi yêu cầu Voland để “Người đàn bà đã yêu

và chịu nhiều đau khổ vì Nghệ Nhân” [6; tr.1104], được đến thế giới bình yên Sự

tương đồng giữa con chó Banga và Margarita nhấn mạnh bản chất phi xã hội của tình cảm yêu đương này, cái tình cảm không gắn với qui luật đạo đức Nhưng là con người, Margarita vốn có lòng nhân từ, thậm chí tạo thành động cơ hàng đầu trong hành vi của nàng thành những con người có thiện chí

Trang 31

Mối tình đi vào bất tử ấy khiến ta liên tưởng đến một giai thoại về tình yêu của nhà văn Dostoyevsky Giống như Margarita, cô gái viết tốc kí 20 tuổi Anna Grigorievna Snitkina đến với Dostoyevsky vào thời điểm đặc biệt bi đát viết văn của ông, trở thành trợ thủ đắc lực không thay thế trong công việc, là thiên thần hộ mệnh cho ông đến hơi thở cuối cuộc đời Nhờ có Snitkina cuộc sống vật chất của Dostoyevsky đã được cải thiện đáng kể, bà chăm lo xuất bản những tác phẩm đã viết trước đây của nhà văn và mang lại thu nhập cho gia đình mỗi năm từ hai ngàn đến ba ngàn rúp Nhà văn có thể thoát khỏi nợ nần và sự phụ thuộc vật chất đã hành hạ trong nhiều năm liền Đến cuối đời, ông mới nhận được sự vinh quang, sự đầy đủ vật chất

và yên tĩnh tâm hồn Ông không còn phải viết vì tiền nữa Sau 30 năm Dostoyevsky lao động văn học, cuối cùng sự hoài nghi về bản thân, vào khả năng của mình đã biến mất Đối với phần lớn những người Nga đương thời, Dostoyevsky trở thành một hiện tượng nổi tiếng của văn học Nga

Anna Grigorievna Snitkina mất sau chồng 37 năm Cuối đời bà viết “Tôi đã

hiến dâng cho Dostoyevsky từ năm 20 tuổi Bây giờ tôi đã ngoài 70 và vẫn còn thuộc

về ông, mỗi ý nghĩ, mỗi hành động, tôi thuộc về trí nhớ của ông, công việc của ông, con cái và cháu chắc của ông” [16] Để có được hạnh phúc họ phải trải qua bao gian

nan và thử thách mới có thể tìm được hạnh phúc Anna luôn ở bên chồng, nàng luôn

là chỗ dựa vững chắc cho chồng Cuối cùng Dostoyevsky hiểu rõ được tình cảm và sự chân thành hi sinh của Anna

Bên cạnh đó M.Bulgacov cũng thế, người vợ thứ ba Elena Sergeevna của nhà văn cũng là nguyên mẫu của nữ nhân vật Margarita nói trên Ở đó có những câu

nói thốt ra từ Nghệ Nhân cũng như M.Bulgacov gửi vào tác phẩm “Tình yêu bỗng

hiện ra đối với tôi như một tên sát nhân đột ngột từ dưới mặt đất nhô lên trong con hẻm và ngay lập tức sát thương cả hai chúng tôi” [17] Và chính bà là người đã sửa

lại bản thảo giúp nhà văn khôi phục lại vị trí đã mất của mình “Những chỗ chỉnh lý

cuối cùng cho bản thảo “Nghệ Nhân và Margarita” được nàng gia công đúng là trước khi M Bulgacov mất có mấy ngày Sau khi chồng chết, Elena sữa chữa lại bản thảo đánh máy bằng chữ và những bản dịch bằng tiếng pháp Đồng thời bà tìm mọi cách để những tác phẩm của M.Bulgacov được in Bà đã nhiều lần viết thư gửi lên cấp cao nhất, kể cả gửi Stalin Chẳng hạn ngày 7-7-1946 bà viết : “Tháng 3 năm

1930 M.Bulgacov đã viết thư gửi cho chính phủ Liên Xô nói về hoàn cảnh cơ cực của

Trang 32

mình Đồng chí đã trả lời bức thư đó bằng một cứu điện thoại và bằng cách đó đồng chí đã kéo dài cuộc sống của M.Bulgacov được thêm 10 năm”.[17]

Khi hấp hối M.Bulgacov có bảo tôi viết thư cho đồng chí và anh ấy tin chắc rằng đồng chí cũng mong muốn và sẽ giải quyết vấn đề về việc toàn tập các tác phẩm của M.Bulgacov có quyền lực tồn tại trên giá sách [17]

Tình yêu của nhà văn M.Bulgacov và vợ là mối tình được nhân dân ca ngợi, tình cảm đó gắn liền với sự hi sinh và chia sẻ số phận Khi những người khác ngoảnh mặt đi thì chỉ có người vợ ông động viên và luôn sát cánh cùng nhà văn Hình tượng Nghệ Nhân do M.Bulgacov tạo ra cũng gần giống như bản sao của nhà văn Cũng chính sự hi sinh của Margarita dành cho Nghệ Nhân nói lên tình yêu cao đẹp của họ

tròn trách nhiệm, đối diện với số phận cùng Nghệ Nhân mà quan trọng hơn là sự hi sinh bản thân để đánh đổi cơ hội trở thành phù thủy một sự hi sinh mãnh liệt Dù biến thành phù thủy nhưng nàng vẫn giữ được tình cảm đạo đức Theo quan niệm của nhiều người, phù thủy là để làm trẻ con sợ hãi Con người có tình cảm bao dung

chính nàng đã dỗ dành và an ủi cho đứa bé “Ôi cháu bé bỏng, cháu đừng sợ, đừng sợ

Margarita nói, cố gắng làm bớt dịu cái giọng nói tội lỗi và khan khan vì gió của mình, đó là bọn trẻ con đập vỡ kính đấy” [6; tr.774] Margarita như là một người mẹ

đến với đứa con dỗ dành, để đứa bé đó không phải hoảng sợ vì những tiếng đập phá

mà nàng đã hành động Điều đó xuất phát từ tấm lòng, sự thành thật và đó cũng là bản chất của Margarita chứ không phải là sự hung hăng và tàn bạo như đối với hành động đập phá nhà Latunski, Margarita chỉ là sự chút giận và cảnh báo đối với người lúc đã làm hại đến danh dự và vùi dập như nhà phê bình đó

Chúng tôi nhận thấy tình yêu đã cho Margarita có sức mạnh kỳ diệu giúp nàng vượt lên khổ đau và bế tắc Cũng chính nàng đã cho Nghệ Nhân được sống trở

lại nhìn thấy được những “Bản thảo đã bị cháy”, khôi phục được những nỗi đau tận

sâu trong đáy lòng Tình yêu mang lại sự thần bí nhất cho con người và khi yêu người

ta nhận ít nhưng cho đi rất nhiều Margarita đã trải qua đau khổ và hi sinh cho Nghệ Nhân mới có thể đánh đổi hạnh phúc Cả Nghệ Nhân và Margarita phải trải qua nhiều sóng gió và bất chấp mới tìm lại nhau Khi yêu phải yêu nhau thật lòng và đặt niềm

tin cho người mình yêu cũng như Xuân Diệu đã từng khẳng định “Yêu là chết trong

lòng một ít” Chuốc lấy bao khổ đau và phiền muộn để cùng vượt qua với nhà văn

Trang 33

Số phận của Nghệ Nhân cũng giống như M.Bulgacov đó là sự khơi gợi tất cả tâm trạng mà nhà văn muốn gửi lại cho nhân loại qua nhân vật Nghệ Nhân và Margarita

Margarita không đứng yên để chấp nhận số phận mà phải vụt dậy để tự mình nắm lấy tình yêu Cũng chính nàng đã thay đổi số phận, định mệnh đó Cả Nghệ Nhân và Margarita tìm lại hạnh phúc thuộc về mình Sự đón nhận một nơi yên bình

qua sự giúp đỡ của Voland nhưng cũng xứng đáng cho họ “Anh hãy lắng nghe sự

tĩnh mịch vô thanh, Margarita nói với Nghệ Nhân, và con đường rải cát lạo xạo khe khẽ dưới đôi chân trần của nàng Hãy lắng nghe và tận hưởng cái mà người ta không trao cho anh khi còn sống- sự yên tĩnh Anh hãy nhìn xem kia, phía trước là ngôi nhà vĩnh viễn anh được ban tặng Em trông thấy ô cửa sổ kiểu Venezia và cây nho dây, nó leo lên tặng mái nhà Đây là nhà của anh nơi vĩnh viễn của anh Em biết rằng chiều

về, mọi người sẽ đến với anh, những người mà anh yêu mến, những người mà anh quan tâm và những người không quấy phiền anh Họ sẽ chơi đàn, sẽ hát cho anh nghe, anh sẽ thấy căn phòng sáng lên khi những ngọn nến được thắp đỏ Anh sẽ ngủ thiếp đi với chiếc mũ không vành muôn thuở lấm dầu của anh, anh sẽ thiếp đi với nụ cười trên môi Giấc ngủ sẽ làm cho anh sảng khoái hơn Và anh sẽ không còn xua đuổi em đi Em sẽ là người giữ gìn giấc ngủ cho anh” [6; tr.1040] Đó là con đường

hạnh phúc khi Margarita hi sinh tất cả cho Nghệ Nhân Nàng đã cho Nghệ Nhân tìm lại chính mình và bù đắp tất cả sự đau khổ bấy lâu nay

Đó là tất cả tấm lòng, tình yêu cao thượng dành cho Nghệ Nhân một con người vốn dĩ thiếu về tình cảm và gặp sóng gió trước số phận Yêu là làm tất cả có thể mang lại niềm hạnh phúc và xóa đi những số phận được sắp đặt Nàng đã đánh đổi mọi thứ có thể mang lại sự bình yên cho Nghệ Nhân Con người tự nắm bắt số phận đó có thể là hạnh phúc hay đau khổ không ai mang lại Mọi thứ sẽ trở nên đẹp nhất, khi yêu phải biết quan tâm và đối xử bằng tất cả tấm lòng Nhân vật Margarita mang một thông điệp cho những ai đang yêu và sẽ yêu hãy biết nắm lấy tình yêu và biết trân trọng

Khi nhìn vào thực tế ngày nay, nhiều người lớn thường thầm ghen tị và so sánh những điều mà trước đây mà họ không bao giờ có Bọn trẻ họ có thể quyết định

tình yêu của chính mình không theo quan niệm cổ xưa “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”

và đó là bi kịch và nguyên nhân dẫn đến bi kịch trong tình yêu và hôn nhân Tuy nhiên trong cái diễm phúc đó không phải bạn trẻ nào cũng có cái nhìn đúng đắn về

Trang 34

tình yêu Họ thường hay nhầm lẫn tình cảm nhất thời và tình yêu Khi yêu người ta trở nên mù quáng và điên cuồng, sống vội trở thành trào lưu của giới trẻ và đón nhận nhiều sự việc đáng tiếc

Trong tình yêu phải biết tôn trọng và vun đắp trong tình yêu Chúng tôi nhận

ra tình yêu là sự rạo rực và cháy bỗng của con tim Khi yêu nên có một giới hạn đừng quá điên cuồng mà phải tỉnh táo trong tình yêu Vì thế tình yêu cần có một điểm dừng, bởi lẽ con người điều có khả năng và giới hạn riêng Bên cạnh sự hi sinh tình yêu cần sự chung thủy, cái giá cho kẻ phụ bạc thường là rất đắc Với nhịp sống xã hội càng phát triển con người dễ thay đổi trong tình yêu Họ có thể rung động với đối phương giúp cho họ phát triển vì sự nghiệp hay vì mục đích cá nhân, đó là một kiểu tình yêu vụ lợi Đó là điều khó tránh khỏi, con người ai cũng có tình cảm nhưng nếu chúng ta biết chừng mực và lập trường cho chắc thì sẽ đi đến đích của sự hạnh phúc

Chúng tôi nhận thấy trong tình yêu mọi người xem đối phương của mình đều hoàn hảo và tình yêu chỉ là màu hồng Thật khó mà có thể như ta mong đợi tình yêu phải trải qua sự thử thách và có vị đắng Có đau khổ thì hạnh phúc mới có ý nghĩa dâng trào trong lòng và tình yêu mới có sự bền vững theo thời gian Mọi người ai cũng biết rằng trong tình yêu thường tất yếu sẽ có sự lí tưởng hóa và chỉ xem người mình yêu là ánh sáng hoàn toàn khác người ngoài không bao giờ tìm thấy Vì thế khi yêu cần có sự nhìn nhận sáng suốt, nhìn nhận tình yêu của mình và đối phương

Qua tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita, nhà văn M.Bulgacov muốn nhắn

nhũ với mọi người khi yêu phải biết hi sinh trong tình yêu thì mới nhận được hạnh phúc Nếu biết chia sẻ và chấp nhận tất cả vì tình yêu thì ta sẽ tìm thấy cái đích của hạnh phúc Tình yêu là món quà kì diệu mà thượng đế đã ban tặng cho nhân loại Nếu chúng ta biết trân trọng tình yêu và hi sinh cho đối phương thì nhất định nhận có được tình yêu đích thực Thường những mối tình đổ vỡ là do thói ích kỷ và không chịu hi sinh Chính Margarita và Nghệ Nhân là hình tượng mang đến thông điệp cho một mối tình vĩnh cữu đến với nhân loại

Cũng qua đây M.Bulgacov muốn nói lên hiện thực xã hội Liên Xô những năm 30, nơi tồn tại nhiều phụ nữ bế tắc trước hạnh phúc gia đình nhưng bản thân họ vẫn phải chấp nhận Một xã hội còn lỗi thời và lạc hậu, nơi ấy con người chưa quyết định được tình yêu mà phải qua sự sắp đặt và ràng buộc, bởi họ không có tình yêu đích thực Hình tượng Margarita mà nhà văn M.Bulgacov xây dựng với mục đích

Trang 35

chứng minh cho con người dám đứng lên để đấu tranh hạnh phúc của chính mình Hi vọng tìm thấy được tình yêu và không phải sống trong thời gian bế tắc và tuyệt vọng Margarita đã chiến thắng được số phận sắp đặt khi Margarita hi sinh cho tình yêu nên nhận lấy phần thưởng cũng xứng đáng cho thành quả tạo nên

2.1.3 Con người dám sống vì sự lựa chọn

Mỗi quyết định có thể hạnh phúc hay đau khổ là do bản thân nắm lấy mà không phải qua bất cứ sự ép buộc nào Chúng ta không thể trách móc bất cứ ai vì

những điều do chính mình tạo nên Qua tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita,

M.Bulgacov nói lên con người dám sống vì sự lựa chọn dù có hạnh phúc hay đau khổ Qua đây nhà văn M.Bulgacov cũng nhằm nói lên xã hội Liên Xô những năm 30 nơi tồn tại nhiều con người dám đứng lên sống vì lựa chọn đó Hoàn cảnh xã hội đã bắt con người phải lựa chọn, họ không thể chôn vùi cuộc sống của bản thân vào mọi sắp đặt của số phận

Nhân vật đầu tiên tác phẩm đề cập đến là Nghệ Nhân, người sẵn sàng theo

đuổi tư tưởng để viết quyển tiểu thuyết về “Ponti Pilat và Iesua Ha-Notxri” mà đánh

đổi tất cả Nghệ Nhân đã tìm ra chân lí của sự kiện lịch sử, lao mình vào nhưng cuộc tìm kiếm quên mình và phục hồi chân lí đồng thời thể hiện cái thiện chí của Kant Chính điều đó đưa Nghệ Nhân vào tình thế xung đột giữa quyền lực và hệ tư tưởng thống trị Nghệ Nhân có hai con đường lựa chọn, một là theo đuổi nghề nghiệp làm việc tại viện bảo tàng nhưng chính Nghệ Nhân quyết định từ bỏ tất cả để chọn con đường thứ hai là viết về sự thật lịch sử trong quyển tiểu thuyết

Nghệ Nhân theo đuổi tư tưởng sự thật tồn tại khi viết về Ponti Pilat và Iesua

Cả hai con người có nhiều quan điểm trái ngược nhau Một người theo quan điểm của cái thiện, cho rằng cái ác cuối cùng sẽ chiến thắng Hình tượng Iesua đã bị Ponti Pilat

hiểu sai về tư tưởng của mình, khi ông cho rằng tất cả mọi người là con người nhân từ

kể cả những con người đã đánh đập và đưa mình vào cái chết Đó là tất cả sự thật về hai con người đã từng tồn tại trong lịch sử mà Nghệ Nhân muốn tái hiện lại, viết đúng

sự thật Nghệ Nhân đã nhận lấy bi kịch từ quyển tiểu thuyết, bị hội nhà văn Moskva chối bỏ và phủ nhận một cách tuyệt đối Ngài đã dùng tất cả tâm huyết của mình để tạo ra đứa con tinh thần nhưng chúng lại bị xem thường, thẳng tay đốt bỏ, nó như một mũi tên đâm vào tim của nhà văn Cuốn tiểu thuyết của Nghệ Nhân bị đốt hủy, bản

Trang 36

thân anh bị săn đuổi, khốn khổ Nhưng Nghệ Nhân tin rằng chân lí của sự thật sẽ mãi mãi tồn tại bất chấp bao sóng gió, sự phản đối của dư luận

Chúng tôi thấy rằng sự lựa chọn của Nghệ Nhân là rất đúng khi viết về sự tồn tại của Iesua, bởi Iesua như là hình tượng về chúa Giesu Christ Tất cả những con người chắt lọc tinh thần cho nhân loại trong giới văn chương nhưng lại thờ ơ lãnh đạm Nhà văn M.Bulgacov nói lên bi kịch của nhiều nhà văn trong xã hội Liên Xô những năm 30 thông qua hình tượng Nghệ Nhân Nghệ Nhân càng nói sự thật lịch sử thì càng càng chịu sự phủ nhận của giới phê bình Dù đó là sự lựa chọn đau khổ nhưng Nghệ Nhân vẫn không hối hận vì bản thân mình đã làm đúng lương tâm của một nhà văn chân chính

Iesua và kị sĩ ngọn giáo vàng Ponti Pilat Quan tổng trấn tàn bạo xứ Giuađea, một chiến tướng không hề biết sợ trong trận mạc nhưng lại tỏ ra hèn nhát Ponti Pilat hiểu thế nào là lẽ công bằng, biết phân biệt cái thiện và cái ác, trong lòng thiện cảm với nhà triết học lang thang, muốn cứu anh ta, nhưng rốt cuộc, dưới tác động của hoàn cảnh, ông đã không có can đảm đánh đổi quyền lực để cứu mạng sống Iesua

Nghệ Nhân đã dám nói lên tất cả sự thật sự lịch sử cho dù chân lý của cái thiện luôn bị chối từ một cách phủ phàng nhưng với nhà văn tất cả điều không ngoài

sự thật được sáng tỏ Quyển tiểu thuyết bị vùi dập và khước từ nhưng Nghệ Nhân đã chiến thắng chính mình khi dám lên tiếng nói nhằm phê phán, khơi lại giá trị lịch sử

Bị hành hạ, Nghệ Nhân từ bỏ thiên chức nghệ sĩ của mình: “Tôi chẳng còn mơ ước

nào nữa…cả cảm hứng cũng không…bây giờ tôi không còn quan tâm cái gì xung quanh, ngoài nàng…người ta đã đánh gục tôi, tôi buồn và tôi muốn về lại căn hầm…bây giờ tôi căm ghét cuốn tiểu thuyết của tôi, vì nó tôi chịu đựng quá nhiều”

[6; tr.871] Chẳng một ai dám phê phán sự đầu hàng, Nghệ Nhân đã quá mệt mỏi

nhưng dẫu sao thì đó vẫn là sự đầu hàng chính vì thế“Anh ta chưa xứng đáng hưởng

ánh sáng, anh ta chỉ xứng hưởng sự yên tĩnh”

Khi nhìn thấy con đường chông gai phía trước mọi người điều muốn từ bỏ nhưng Nghệ Nhân đã vượt qua con đường đau khổ và đón nhận hạnh phúc Nhân vật thứ hai là nàng Margarita, nàng đã dám sống vì tình yêu đích thực Nàng đã từ bỏ tất

cả để theo tiếng gọi con tim và tìm đến bên Nghệ Nhân Margarita có tất cả khi sống

hạnh phúc bên người chồng với tài sản đồ sộ “Margarita Nikolaevna cùng chồng

Trang 37

chiếm toàn bộ tầng trên của ngôi biệt thự tuyệt vời trong khu vườn ở một ngỏ nhỏ gần Arbát Một chổ mê hồn….Margarita không thiếu tiền, Margarita có thể mua tất

cả những thứ nàng thích” [6; tr.732] Tóm lại Margarita là một người phụ nữ hạnh

phúc chăng? Từ khi mười chín tuổi, nàng đi lấy chồng và đến ngôi biệt thự này tới giờ, nàng không hề biết đến hạnh phúc Dù có trong tay tất cả nhưng đối với Margarita đó chỉ mang đến sự tẻ nhạt, chôn vùi tuổi thanh xuân, cuộc sống rơi vào bế tắc Đó là bi kịch của cuộc đời nàng khi sống với một người mà không có tình yêu Chính nhà văn M.Bulgacov cũng phản ánh lên số phận chung của nhiều phụ nữ trong

xã hội Liên Xô những năm 30, thông qua hình ảnh nhân vật Margarita

Nghệ Nhân đã đánh thức con tim Margarita, thúc đẩy nàng chạy theo tình yêu đích thực, một tình yêu đúng nghĩa Margarita có thể đánh đổi hạnh phúc gia đình bằng sự lựa chọn con đường hạnh phúc khi được sống cùng người mình yêu Con người phải sống với chính mình thì mới có thể tìm ra ý nghĩa của cuộc sống và có thêm động lực để tiếp tục sống Nàng đã an ủi và giúp Nghệ Nhân có lại tinh thần sáng tác, nhất là khi quyển tiểu thuyết của Nghệ nhân bị sự vùi dập của hội nhà văn Moskva thì Margarita là người luôn bên cạnh và chia sẻ số phận Nàng đã chấp nhận làm hoàng hậu của những linh hồn tội lỗi để mong Nghệ Nhân có thể quay về và sưởi

ấm lại sự cô đơn buồn tủi cho bao ngày đã qua

Chúng tôi nhận thấy, con người dám đánh đổi tính mạng để cứu lấy người mình yêu đó là điều đáng được trân trọng Từng hành động của Margarita ta cảm nhận được tình yêu mà nàng dành cho Nghệ Nhân, hi sinh mang những trang sức nặng nề và khỏa thân để làm tròn trách nhiệm của một hoàng hậu trong buổi vũ hội Margarita đã đánh đổi tính mạng cho tình yêu để tìm lại hạnh phúc Con người thành thật, chịu hi sinh vì người khác chắc chắn sẽ nhận lấy nhiều món quà tốt đẹp mà thượng đế ban tặng Chính Voland đã cho nàng thực hiện ước nguyện tìm kiếm Nghệ Nhân và khôi phục lại bản thảo đã bị cháy Margarita dám sống và lựa chọn hạnh phúc riêng mình mà không qua sự xếp đặt hạnh phúc bên gia đình, một nơi chỉ mang lại sự đau khổ

Chúng tôi thấy rằng con người trong xã hội Liên Xô những năm 30 được nhà văn M.Bulgacov xây dựng thông qua Nghệ Nhân và Margarita, hai nhân vật chịu nhiều sóng gió trước cuộc đời Họ sẵn sàng đứng lên để tìm cơ hội cứu lấy mình và người mình thương Chính xã hội đã che khuất sự công bằng và họ đối xử với nhau

Trang 38

không vì tình thương mà là lợi ích Cả Nghệ Nhân và Margarita phải đau khổ đối mặt với số phận của mình Trong xã hội bất công ấy chính M Bulgacov cũng là nạn nhân Tác giả cũng muốn cho nhân vật mình sống vì sự lựa chọn, không ngoài mục đích thể hiện khao khát chảy bổng về tương lai tươi sáng và hạnh phúc Tình yêu là do chính bản thân nắm giữ, nếu muốn sống hạnh phúc thì bản thân phải can đảm đấu tranh Con người dám chống chội với số phận thì mới tìm ra con đường hạnh phúc và xứng đáng với cuộc sống tươi đẹp

2.1.4 Con người có lòng vị tha

Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo cả đôi khi mắc phải những sai lầm nhưng điều quan trọng nhất là ta có biết sửa chữa kịp thời hay không Khi ai mắc phải những lỗi lầm ta thì nên rộng lòng tha thứ Đó chính là lòng vị tha trong mỗi con người và lòng vị tha thể hiện sự khoan dung, tha thứ, rộng lượng không chấp nhất những sai lầm Cũng chính lòng vị tha giúp con người sống tốt đẹp và không phải day dứt vì người khác

Từ xưa đến nay, lòng vị tha luôn là phẩm chất cao đẹp của con người Lòng

vị tha đã trở thành truyền thống trong mỗi quốc gia, dân tộc Người có lòng vị tha là luôn sống vì mọi người, đặt hạnh phúc của mọi người làm nền tảng cho hạnh phúc của bản thân Chẳng hạn như, Bác Hồ người cha già dân tộc kính yêu, là người đã dành chọn cuộc đời mình, dâng bảy mươi chín mùa xuân của mình vì nước, vì dân Điều quan trọng nhất là không ai trong cuộc sống này là toàn diện, đôi lúc cũng phạm lỗi lầm Và chẳng lẽ chúng ta cứ căm ghét họ, có nghĩa là ta đang tạo áp cho cuộc sống, và hãy luôn để sự tha thứ mở rộng chào đón mọi người Người có lòng vị tha là người luôn tạo dựng cho mình tâm hồn trong sáng và thanh cao, nhẹ nhõm, tấm lòng nhân hậu, luôn sống vì hạnh phúc của mọi người

Trong mỗi con người lòng vị tha luôn tồn tại nhưng cách thể hiện lòng vị tha của từng người lại khác nhau Trong cuộc sống chúng ta không nên căm ghét và thù địch nhau, đó là điều cần tránh, bởi lẽ quá khứ không đánh đổi hoặc quyết định cả cuộc sống mà chỉ là bài học kinh nghiệm, còn chúng ta sống là vì hiện tại, tương lai Tha thứ là một món quà tinh thần vô giá giúp cuộc sống chúng ta tràn đầy niềm vui, hạnh phúc Lòng vị tha là liều thuốc bỗ giúp tâm hồn luôn thanh thãn, thanh cao

Thông qua tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgacov hiện lên

những con người nhận lấy nhiều khổ đau và bế tắc trên đường đời, nhưng họ lại là

Trang 39

người biết tha thứ lỗi lầm của người khác Từng nhân vật, nhà văn M.Bulgacov xây dựng điều tha thứ cho những ai phạm phải sai lầm khi biết nhận lỗi Họ sống thật với bản thân và mang nhiều điều tốt đẹp khi khả năng có thể giúp đỡ, khoan dung với người làm hại đến cuộc đời Khi bản thân biết tha thứ người khác cũng đem lại niềm vui cho người khác và cho chính mình Mỗi nhân vật hiện lên trong tác phẩm, dường như nhà văn M.Bulgacov muốn nói lên số phận khi sống trong xã hội Liên Xô những năm 30 bị nhiều người đối xử thiếu công bằng nhưng ông luôn mở lòng tha thứ

Hình tượng thứ nhất là Nghệ Nhân, người chịu nhiều đau khổ khi có sự cống hiến quên mình vì nghệ thuật Quyển tiểu thuyết mà Nghệ nhân sáng tạo ra không được người đương thời hiểu và đánh giá đúng Họ phủ nhận câu chuyện lịch sử cổ đại của Nghệ Nhân, Ponti Pilat và Iesua Ha-Notxri là hai con người bình đẳng nhau nhưng khác nhau về vai trò, vị thế: một người là đại diện cho quyền lực thực tế Lamã

ở Giuđea, con người kia là đại diện cho sự mãnh liệt mơ hồ về Đức tin Tất cả con người trong giới văn chương phủ nhận quyển tiểu thuyết xuất hiện nhiều bài báo phê bình mang ý nghĩa phê phán, vùi dập Chính điều đó, Nghệ Nhân tự tay đốt hủy công sức mình tạo dựng Những con người lãnh đạo nghệ thuật hiểu sai quan điểm biến Nghệ Nhân phải vào nhà thương tâm thần nhận lấy bao đau khổ

Mặc dù căm ghét quyển tiểu thuyết của mình tạo ra nhưng Nghệ Nhân vẫn phải nói lời phán quyết cuối cùng cho Ponti Pilat Ponti Pilat phải ngồi suốt mười hai ngàn đêm trăng ngồi trên mõm đá chờ đợi lời phán quyết cuối cùng của Nghệ Nhân Bao nhiêu tai họa dồn đến nhưng trong lòng Nghệ Nhân vẫn không căm ghét và thù hận quyển tiểu thuyết Điều quan trọng là Nghệ Nhân biết tha thứ và khoan dung phân biệt thị phi và trắng đen Không phải vì tất cả đau khổ mà dẫn đến sự mù quáng

và bế tắc Nghệ Nhân làm mọi chuyện điều xuất phát từ sự đam mê văn chương là một nghệ sĩ chân chính

Chúng tôi nhận ra rằng, con người ai cũng có lòng vị tha nhưng thể hiện lòng

vị tha cũng không phải là điều dễ dàng Chính Nghệ Nhân đã giúp Ponti Pilat tìm lại Iesua để nói lời thật lòng của chính mình Con người đã giải thoát cho đồng loại của

mình không phải thần thánh “Ngài đã được giải phóng! Ngài đã được tự do! Người

ta đang đợi ngài” [6; tr.1037] Nghệ Nhân đã xóa bỏ sự căm ghét quyển tiểu thuyết

và tha thứ tội lỗi người khác để nhận thanh thản Con người sống là cần tự do và hạnh

Trang 40

phúc, làm theo đúng sở thích của mình Nếu sự giúp đỡ của Nghệ Nhân làm nhân vật mình tạo ra hạnh phúc cũng cần nên làm và chính Nghệ Nhân đã làm được

Nhân vật thứ hai là Margarita, người đã cùng chia sẻ số phận và dành trọn tình yêu cho Nghệ Nhân Khi yêu người ta có thể làm mọi thứ để sống hạnh phúc bên người mình yêu Nàng rất căm ghét những con người đã biến Nghệ Nhân trở nên đau khổ và mất đi khả năng sáng tác Chính nàng đã đánh đổi tính mạng để cứu Nghệ Nhân tìm lại niềm tin và ánh sáng Margarita đã trở thành phù thủy khi nhận lời làm

“Hoàng hậu Margo” của những linh hồn tội lỗi, thêm vào đó là sự trả thù Khi có cơ

hội thì suy nghĩ và hành động trở nên thay đổi, nàng đã bay đến nhà Latunski, một con người đã đưa Nghệ Nhân vào bi kịch Trong con người của Margarita vẫn còn chút bản tính một con người và tha thứ tội lỗi của Latunski chính nàng cũng biết ý

thức được sự tức giận “Người đàn bà khỏa thân và tàng hình cố kìm mình lại, hai tay

run lên vì nóng nẩy” [6; tr.769] Mặc dù Margarita căm hận cũng chẳng mang đến sự

thanh thản của bản thân khi đập phá nhà Latunski, chỉ là sự giằng mặt nhà phê bình văn học chỉ biết lợi ích cá nhân mà làm nguy hại đến người khác

Lòng vị tha của nàng Margarita, đã giúp những con người mang đầy tội lỗi

có thể rửa đi những vết nhơ đang đeo bám đến lúc chết Nàng đã chứng kiến một

cảnh tượng thê thảm và đằng sau là những cái xấu đã từng hiện hữu như “Xin giới

thiệu với hoàng hậu, đây là một trong những người đàn ông có duyên nhất! chuyên gia làm bạc giả lừng danh, kẻ phản bội tổ quốc, nhưng là một nhà kim thuật rất không tồi” [6; tr.821] Nhưng hơn thế kể cả những con người như “…những vua chúa, quận cộng, hiệp sĩ những kẻ tự tử, giết người, bị treo cổ và những kẻ ma cô ma cậu, những tên coi ngục và những tên đau phủ, những tên phản bội, gián điệp, những

kẻ điên khùng và hoang dâm Tất cả những tên tuổi họ rối tinh lên trong đầu nàng, những khuôn mặt của họ nhòa kết thành một khối bột nhão khổng lồ; và chỉ có một khuôn mặt và bộ râu đỏ như lửa, khuôn mặt của Maliuta Scuratov là bám chặt một cách đau đớn trong trí nhó nàng” [6; tr.830] Margarita đã giúp con người mang tội

lỗi xóa đi những lỗi lầm, nhận ra cái ác đã từng tồn tại trong bản thân Con người không ai tốt cả có những lúc mắc phải những sai lầm nhưng điều quan trọng ta có thể vượt qua và nhận lỗi lầm đó Margarita đã cho những con người mang tội lỗi có cơ hội rửa đi vết nhơ, cũng chính nàng đã diễn tròn vai của một người được giao nhiệm

vụ tha thứ tội lỗi của người khác

Ngày đăng: 21/09/2015, 08:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2004) - 150 thuật ngữ văn học - Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn họ
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia
2. Bùi Việt Bắc (chủ biên) (2010) - Tuyển tập Nam Cao - Nhà xuất bản Thời Đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nam Cao
Nhà XB: Nhà xuất bản Thời Đại
3. Phạm Văn Đồng (1963) - Bàn về văn hóa văn nghệ - Nhà xuất bản Văn hóa-Nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn hóa văn nghệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa-Nghệ thuật
4. Nguyễn Kim Đính - Hoàng Ngọc Yến - Huy Liên - Lịch sử văn học Xô Viết (1982) - Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Lịch sử văn học Xô Viết
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp
5. Trịnh Tiến Đạt (chịu trách nhiệm xuất bản)(2007) - Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản từ điển bách khoa
6. Đoàn Tử Huyến (dịch và giới thiệu) (1988) - Bulgacov tuyển tập văn xuôi - Nhà xuất bản văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bulgacov tuyển tập văn xuôi
Nhà XB: Nhà xuất bản văn học
7. Đổ Đức Hiểu (2003) - Từ điển văn học (Bộ mới) - Nhà xuất bản Thế Giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế Giới
8. Nguyễn Hải Hà (chủ biên) (1998) - Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX - Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia
9. Nguyễn Văn Hạnh (2007) - Chuyện văn và chuyện đời - Nhà xuất bản Giáo Dục, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện văn và chuyện đời
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
10. Quang Huy (chịu trách nhiệm sản xuất) (1998) -Đôxtôépxki cuộc đời và sự nghiệp – Nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: -Đôxtôépxki cuộc đời và sự nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn Hóa
11. Phương Lựu (chủ biên) (2006) - Lí luận văn học - Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
12. Trường Lưu(1988) - Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội - Nhà xuất bản Văn hóa Thông Tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa Thông Tin
13. Tôn Thảo Miên (biên soạn-giới thiệu) (2004) - Vũ Trọng Phụng toàn tập tập 1 - Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Trọng Phụng toàn tập tập 1
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa
14. Trần Đình Sử (1992) - Lí luận văn học - Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội. Danh mục tài liệu mạng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
15. Trần Đạo - Sống tự do và tự do sáng tác. http://www.diendan.org/tai-lieu/bao-cu/so-029/tu-do-va-sang-tac Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống tự do và tự do sáng tác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w