1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về vụ thống kê công nghiệp tổng cục thống kê

22 569 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 137,5 KB

Nội dung

báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng quan về vụ thống kê công nghiệp tổng cục thống kê

Trang 1

PHẦN 1:

TỔNG QUAN VỀ VỤ THỐNG KÊ CÔNG NGHIỆP

TÔNG CỤC THỐNG KÊ

Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển của

Thống kê Công nghiệp

1 Những nét chung về ngành Thống kê và Tổng cục Thống kê

Ngày 6 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 61/SLquy định bộ máy tổ chức của Bộ quốc dân kinh tế gồm các phòng, ban, nhatrực thuộc trong đó có Nha Thống kê Việt Nam Vì thế, ngành Thống kê ViệtNam đã lấy ngày 6 tháng 5 năm 1946 là ngày thành lập ngành

Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chịu trách nhiệmgiúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện quản lý nhà nước về thốngkê; tổ chức thực hiện hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh

tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.

1.1 Hệ thống tổ chức của Tổng cục Thống kê

Tổng cục Thống kê được tổ chức theo ngành dọc, cụ thể:

 Ở Trung ương có cơ quan Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch

Trang 2

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Tổng cục theo quy định củapháp luật.

1.2 Về cơ cấu tổ chức của cơ quan Tổng cục Thống kê

a) Các tổ chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnquản lý Nhà nước có các đơn vị: Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia; Vụ Phươngpháp chế độ thống kê; Vụ Thống kê Tổng hợp; Vụ Thống kê Công nghiệp vàXây dựng; Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản; Vụ Thống kêThương mại, Dịch vụ và Giá cả; Vụ Thống kê Dân số và Lao động; Vụ Thống

kê Xã hội và Môi trường; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Tổ chức Cán bộ; Vụ Kế hoạch tài chính; Thanh tra; Văn phòng

b) Các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê có các đơn vị sau:Viện Nghiên cứu khoa học thống kê; Trung tâm Tin học thống kê; Trung tâm

Tư liệu thống kê; Tạp chí Con số và Sự kiện; Trường Cao đẳng thống kê;Trường Trung học thống kê II; Trung tâm Tin học thống kê khu vực II; Trungtâm Tin học thống kê khu vực III

c) Các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc Tổng cục Thống kê có các đơn

vị sau: Nhà Xuất bản Thống kê; Công ty Phát hành Biểu mẫu Thống kê; Xínghiệp in Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

2 Lịch sử hình thành và phát triển của Thống kê Công nghiệp

Tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuấtcông nghiệp do đó đồng thời ảnh hưởng đến Thống kê Công nghiệp Lịch sử

60 năm hình thành và phát triển (1947-2009) của Vụ Thống kê Công nghiệp

có thể chia ra thành các thời kỳ sau:

2.1 Thời kỳ 1946-1954:

Trang 3

Đây là thời kỳ kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của dân tộc

ta (từ tháng 2/1946 đến tháng 5/1954) Trong 9 năm kháng chiến đó chínhsách phát triển công nghiệp là phục vụ cho quốc phòng tại căn cứ địa cáchmạng, với một số xí nghiệp quốc doanh nhỏ Vì thế công nghiệp thời kỳ nàykhông phát triển

Số cán bộ Thống kê thời kỳ này chỉ có 3 đến 4 người và Thống kêCông nghiệp không có bộ phận chuyên trách mà chỉ có cán bộ làm Thống kê.Thực chất về nghiệp vụ chỉ là một số công việc ghi chép, tổng hợp mang tínhliệt kê với một số cơ sở công nghiệp ít ỏi Có thể nói nền móng Thống kêchưa hình thành về cả chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức bộ máy

2.2 Thời kỳ 1955 - 1975

Đây là thời kỳ miền Bắc hoàn toàn giải phóng tiến lên chủ nghĩa xã hội,miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước.Ở miềnBắc xác định hai nhiệm vụ rõ ràng là xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi việncho cách mạng giải phóng miền Nam

Giai đoạn 1955-1960: Ngành công nghiệp yêu cầu phải nắm được số

lượng và thực trạng các cơ sở công nghiệp của vùng mới được giải phóngđồng thời phải khôi phục sản xuất và cải tạo công thương nghiệp theo hướngchủ nghĩa xã hội Thống kê Công nghiệp thời kỳ này mang tính chất kiểm kêkhai thác từ tài liệu cũ để lại kết hợp với liệt kê báo cáo của các cơ quan chínhphủ lâm thời Thông tin thu được chỉ mới tính toán cho khu vực quốc doanh

và công tư hợp doanh Khu vực kinh tế chưa có và khu vự cá thể tiểu thủ côngnghiệp có nhưng chưa được thống kê

Giai đoạn 1961-1975: là thời kỳ các mục tiêu và các chính sách phát

triển cụ thể, rõ ràng, yêu cầu các thông tin phải đầy đủ chi tiết.Vì thế hoạtđộng thống kê nói chung và Thống kê Công nghiệp nói riêng có nhiều điềukiện phát triển Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Thống kê Liên Xô vàTrung Quốc, chúng ta đã mở rộng hệ thống chỉ tiêu và mở rộng phạm vi điều

Trang 4

tra thu thập tư liệu đến các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh (hợp tác xã

và tiểu thủ công nghiệp) Một số bảng phân ngành công nghiệp, bảng danhmục các sản phẩm công nhiệp chủ yếu, bảng thành phần kinh tế được banhành và thống nhất trong cả nước… Sau những năm 70, Thống kê Côngnghiệp đã được chọn là nơi nghiên cứu thí điểm các chủ trương đổi mới thốngnhất Thống kê – Kế toán, thống nhất 3 loại hạch toán và đã áp dụng máy tínhvào xử lý số liệu…

2.3 Thời kỳ 1976 - 1986:

Đây là thời kỳ đất nước ta thống nhất, thực hiện các mục tiêu và kếhoạch 5 năm lần thứ IV và V Theo yêu cầu của quản lý ngành công nghiệpThống kê Công nghiệp vừa giữ nguyên theo chế độ, nội dung báo cáo,phương pháp tính toán, bảng danh mục sản phẩm trước đây ….để phổ biếncho miền nam đồng thời phải tiến hành bổ sung thêm các chỉ tiêu, biểu mẫu,

và cả phương pháp tính toán để đáp ứng nhu cầu kiểm tra đánh giá kết quả thíđiểm đổi mới

2.4 Thời kỳ từ 1987 đến nay:

Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là cả nước ta đã thực hiện đường lốiđổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chuyển đổi từ nền kinh tế tậptrung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩadưới sự quản lý của nhà nước

Trong không khí đầy màu sắc đổi mới ấy Thống kê Công nghiệp cũng đạtđược nhiều thành tựu đáng kể Cụ thể:

Trang 5

-Thời kỳ 1987-1990:

Đây là thời kỳ nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi để xác định hướng đổi mới

về hệ thống chỉ tiêu, chế độ báo cáo và kiểm tra Về phương pháp luận cơ bảnvẫn dùng theo những năm trước 1987

-Thời kỳ 1991-2000:

Đây là giai đoạn có sự chuyển đổi cơ bản về hệ thống chỉ tiêu, biểumẫu báo cáo, hình thức tỏ chức thu thập thông tin, phương pháp tính một sốchỉ tiêu theo hệ thống tài khoản quốc gia Những năm cuối đã ứng dụng thôngtin vào thống kê Đây là giai đoạn Thống kê Công nghiệp và Xây dựng phục

vụ một lượng thông tin rất lớn cho tổng kết đánh giá những chủ trương, chínhsách đổi mới quan trọng được thử nghiệm từ ngành công nghiệp

- Thời kỳ từ 2000 đến nay:

Đây là giai đoạn phát triển mới về chất, sau sắc hơn, toàn diện hơn Vềnghiệp vụ đã cơ bản tiếp cận được phương pháp chuẩn của thống kê côngnghiệp thế giới, mở rộng điều tra chọn mẫu một hình thức thu thập thông tinphù hợp nhất với nền kinh tế thị trường Một số lĩnh vực mới của thống kêcông nghiệp bước đầu được nghiên cứu đưa vào ứng dụng như: Điều tra xuhướng kinh doanh, điều tra môi trường kinh doanh, Thống kê bảng cân đốinăng lượng….Giai đoạn này trình độ cán bộ không chỉ được nâng lên vềchuyên môn mà cả về tin học, ngoại ngữ, đang dần dần hình thành đội ngũcán bộ trẻ thay thế cho lớp cán bộ đã có tuổi

Trang 6

Chương II: Chức năng nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Vụ Thống kê Công nghiệp

1 Vị trí, chức năng:

Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng là đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê, có chức năng giúp Tổng cục trưởng quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thống kê công nghiệp và xây dựng

2 Nhiệm vụ.

(1) Tổ chức thực hiện các chế độ báo cáo thống kê định kỳ

(2) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều tra doanhnghiệp và các cuộc điều tra thống kê khác được Tổng cục trưởng giao.(3) Tổng hợp, biên soạn số liệu thống kê, xây dựng nội dung cơ sở dữ liệu,phân tích, dự báo và làm các báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề.(4) Lập các bảng cân đối thống kê năng lượng

(5) Cung cấp số liệu cho Vụ Thống kê tổng hợp, các đơn vị khác trongngành và các đối tượng khác theo quy định của Tổng cục Thống kê vàcủa pháp luật

(6) Hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra các địa phương, các Bộ,ngành về thực hiện kế hoạch thông tin, phương pháp thống kê, chế độbáo cáo và điều tra thống kê

(7) Phối hợp với Vụ phương pháp chế độ thống kê và các đơn vị liên quannghiên cứu xây dựng, hoàn thiện, cải tiến hệ thống chỉ tiêu thống kê,phương pháp thống kê, các bảng phân loại thống kê, chế độ báo cáo,điều tra thống kê và thẩm định chế độ báo cáo, phương án điều trathuộc thẩm quyền ban hành và quyết định của các Bộ, ngành và địaphương

Trang 7

(8) Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chương trình công nghệthông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực đơn vịphụ trách.

(9) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế thực hiện công tác hợp tác quốc tế.(10) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị liên quan và các trườngcủa Tổng cục thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức,viên chức của đơn vị và của ngành

(11) Phối hợp với Thanh tra Tổng cục thực hiện thanh tra nghiệp vụ theochương trình công tác thanh tra hàng năm được lãnh đạo Tổng cục phêduyệt

(12) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kêgiao

3 Lĩnh vực phụ trách :

Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng phụ trách sau:

 Thống kê công nghiệp khai thác mỏ;

 Thống kê công nghiệp chế biến;

 Thống kê sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước;

 Thống kê cân đối năng lượng;

 Thống kê xây dựng

4 Tổ chức bộ máy:

Năm 1994 Chính phủ đã ký nghị định số 23/CP ngày 23/3/1994 quyđịnh cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cụcThống kê, đồng thời quy định thống kê công nghiệp vẫn được tổ chức là một

vụ Thống kê chuyên ngành công nghiệp, có 1 vụ trưởng và 2-3 phó vụ

Trang 8

trưởng Tổ chức bộ máy không còn các Phòng, lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo theocác nhóm công việc cụ thể: nhóm địa phương có khoảng 9 cán bộ, nhóm tổnghợp, phương pháp chế độ và trung ương có khoảng 6 cán bộ

Ngày 3/9/2003 theo chủ trương cải cách hành chính của chính phủ, hộiđồng Chính phủ đã ký quyết định số 101/CP quy định Thống kê Công nghiệpđược ghép với Thống kê xây dựng thành lập Vụ Thống kê Công nghiệp vàxây dựng Lúc này vụ có 1 vụ trưởng, 3 phó vụ trưởng và 22 cán bộ Tổ chứchoạt động và chế độ làm việc vẫn theo mô hình cũ nghĩa là không còn các

Phòng, lãnh đạo Vụ trực tiếp chỉ đạo Chế độ làm việc cụ thể như sau:

(1) Vụ có Vụ trưởng, một số Phó Vụ trưởng và các cán bộ Vụ trưởng, Phó

Vụ trưởng do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê bổ nhiệm và miễnnhiệm

(2) Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

về toàn bộ các hoạt động của Vụ

(3) Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụtrưởng về nhiệm vụ được giao

(4) Công chức thực hiện các nhiệm vụ do Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởnggiao và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ đó

(5) Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng;trong trường hợp lãnh đạo Tổng cục giao nhiệm vụ trực tiếp cho Phó

Vụ trưởng hoặc chuyên viên thì Phó Vụ trưởng, chuyên viên có tráchnhiệm thi hành và báo cáo với Vụ trưởng

Trang 9

5 Địa chỉ:

Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng Tổng cục Thống kê Tổng cụcThống kê số 2 Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội

Trang 10

PHẦN 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ THỐNG KÊ CÔNG

NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG

Chương I: Một số cuộc điều tra của Vụ Công nghiệp và

Xây dựng những năm gần đây

I Phương án điều tra mẫu hàng tháng ngành công nghiệp.

Cuộc điều tra bắt đầu triển khai thu thập số liệu từ ngày 1 tháng sau báocáo Thời kỳ thu thập số liệu là số liệu chính thức tháng báo cáo và số liệu dựtính tháng tiếp theo Ví dụ tháng 6 báo cáo thì triển khai điều tra vào ngày 1tháng 7 Số liệu thực hiện chính thức tháng 6 và số liệu dự tính tháng tiếp theo

là tháng 7

1 Mục đích điều tra

Thu thập một số thông tin cơ bản về tình hình sản xuất kinh doanh kinhdoanh của các doanh nghiệp công nghiệp và các cơ sở sản xuất cá thể, để tínhmột số chỉ tiêu công nghiệp hàng tháng phục vụ cho việc quản lý của các cơquan nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư, của các đốitượng dùng thông tin khác

2 Đối tượng, phạm vi và đơn vị điều tra

2.1 Đối tượng điều tra: Là các doanh nghiệp hoạch toán kinh tế độc

lập, các cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp và các cơ sở công nghiệp cá thể(hay còn gọi là cơ sở kinh tế) có hoạt động sản xuất công nghiệp và trực tiếpsản xuất ra các sản phẩm công nghiệp thuộc danh mục điều tra

2.2 Phạm vi điều tra: Cuộc điều tra được tiến hành trên cả nước với

các cơ sở kinh tế đang hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp khai

Trang 11

thác mỏ, công nghiệp chế biến và ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt vànước

2.3 Đơn vị điều tra: Là các cơ sở kinh tế có đầy đủ các điều kiện sau:

 Có địa điểm sản xuất được xác định

 Có hoạt động sản xuất chính là công nghiệp

 Phải trực tiếp sản xuất ra sản phẩm được quy định trong danhmục sản phẩm điều tra kềm theo phương án điều tra mẫuhàng tháng ngành công nghiệp

3 Nội dung điều tra

a) Đối với cơ sở thuộc doanh nghiệp:

- Tên cơ sở;

- Địa chỉ, điện thoại, Fax, Email;

- Loại hình cơ sở;

- Khối lượng sản phẩm tồn kho đầu tháng

- Khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng

- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong tháng

- Giá trị sản phẩm tiêu thụ trong tháng

- Khối lượng sản phẩm xuất kho để chế biến tiếp ở doanh nghiệp

b) Đối với cơ sở công nghiệp cá thể:

- Tên cơ sở;

- Địa chỉ, điện thoại, Fax, Email;

- Ngành hoạt động chính

- Doanh thu của hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng

- Thuế tiêu thụ phát sinh trong tháng phải nộp

- Khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng

- Tình hình sản xuất trong tháng.(tóm tắt khó khăn thuận lợi nếu có)

Trang 12

4 Phương pháp điều tra:

Điều tra công nghiệp hàng tháng được tiến hành theo phương pháp điềutra chọn mẫu Đối với mỗi khu vực (doanh nghiệp và cá thể) có cách chọnmẫu khác nhau

4.1 Chọn mẫu cho khu vực doanh nghiệp

Mẫu của khu vực doanh nghiệp được chọn theo 3 cấp:

 Cấp 1: Chọn ngành công nghiệp cấp 4

 Cấp 2: Chọn sản phẩm

 Cấp 3: Chọn cơ sở sản xuất ra sản phẩm

4.2 Chọn mẫu cho khu vực công nghiệp cá thể

Mẫu chọn cố định cho nhiều năm, khi có biến động ảnh hưởng đến việctính các chỉ tiêu công nghiệp hàng tháng, sẽ được bổ sung hoặc chọn lại mẫu

II Cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2009

Thực hiện điều tra thu thập số liệu tại các doanh nghiệp bắt đầu từ ngày

10 tháng 02 năm 2009

Số liệu thu thập của các chỉ tiêu thời kỳ (doanh thu, thuế, sản phẩm, thunhập của người lao động, ) là số chính thức cả năm 2008, các chỉ tiêu thờiđiểm (lao động, tài sản, nguồn vốn, ) là số liệu đầu năm tại thời điểm 01tháng 01 năm 2008 và cuối năm tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2008

Trang 13

1 Mục đích điều tra

Cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2009 nhằm các mục đích sau:

- Thu thập một số thông tin cơ bản nhằm đánh giá sự phân bố, điềukiện sản xuất, môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực và kết quả sản xuất -kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành và thànhphần kinh tế trên phạm vi cả nước, phục vụ cho việc quản lý, hoạch địnhchính sách, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển doanh nghiệp củaquốc gia, từng địa phương, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp;

- Thu thập những thông tin cần thiết (số lượng doanh nghiệp, số laođộng, vốn, tài sản, các chỉ tiêu về kết quả SXKD) để tổng hợp các chỉ tiêu báocáo chính thức năm 2008 cho các chuyên ngành: Nông nghiệp, công nghiệp,xây dựng, thương mại, dịch vụ, xã hội, môi trường, tài khoản quốc gia,

- Thu thập các thông tin để xây dựng dàn mẫu cho các cuộc điều trathống kê chọn mẫu hàng năm và điều tra thường xuyên;

- Cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp phục vụ các yêu cầu về thống

kê doanh nghiệp và các yêu cầu thống kê khác

2 Đối tượng, phạm vi và đơn vị điều tra

2.1 Đối tượng điều tra

Là các tập đoàn; tổng công ty; doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập

và cả những doanh nghiệp hoạt động theo thời vụ không sản xuất đủ 12 thángtrong năm 2008, những doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh để đầu

tư đổi mới, sửa chữa, xây dựng, mở rộng sản xuất, những doanh nghiệpngừng hoạt động chờ sáp nhập, giải thể nhưng vẫn còn bộ máy quản lý để cóthể trả lời được các câu hỏi trong phiếu điều tra; các cơ sở sản xuất kinhdoanh trực thuộc doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập

Ngày đăng: 17/04/2013, 14:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w