1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận về kế toán trách nhiệm

18 599 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 267 KB

Nội dung

Trong đó, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong hoạt động quản lý của các DN là một yêu cầu cấp thiết khách quan, nhất là các DN quy mô lớn, cơ cấu tổ ch

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, kế toán quản trị đã ra đời từ rất sớm và trở thành một môn khoa học được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động quản lý ở các DN

Ở Việt Nam, kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ Xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng đặt ra cho kế toán trách nhiệm những vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở các

DN Các DN muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN Trong đó, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong hoạt động quản lý của các DN là một yêu cầu cấp thiết khách quan, nhất là các DN quy mô lớn, cơ cấu tổ chức và hoạt động gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân Tuy nhiên, hiện nay kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm ở nhiều công ty chưa được quan tâm, thể hiện như cơ cấu tổ chức quản lý của công ty còn nhiều mặt chưa hợp lý Công ty có thực hiện phân cấp quản lý nhưng chưa hình thành các trung tâm trách nhiệm cụ thể, riêng biệt Hệ thống báo cáo còn sơ sài, không mang tính thường xuyên Nhân viên kế toán ở nhiều công ty chủ yếu thực hiện

kế toán theo truyền thống là kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết Chỉ khi nào có yêu cầu mới thu thập xử lý, phân tích số liệu phục vụ cho mục đích quản trị, do vậy thông tin cung cấp cho công tác quản trị thường không kịp thời Điều này làm cho việc đánh giá thành quả của từng đơn vị đối với mục tiêu chung của Công ty là thiếu tính chính xác Chính những hạn chế này dẫn đến khả năng tự chủ và tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị cấp dưới rất thấp, còn ỷ lại Chính vì vậy, việc tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty thành công sẽ giúp Công ty đó có được một hệ thống cung cấp các thông tin tin cậy, giúp cho việc đánh giá và kiểm soát chặt chẽ các đơn vị, bộ phận trong Công ty

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, hướng đến vận dụng trong điều kiện các DN Việt Nam

- Mô tả các đặc điểm, quy trình kế toán trách nhiệm thông qua các nghiên cứu trước đây

Trang 2

- Sau cùng, tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm tại Công ty trong điều kiện các

DN Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty

Trang 3

PHẦN I :

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM.

1.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một DN Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu, chi phí mà bộ phận đó cóquyền kiểm soát và có trách nhiệm tương ứng

1.1.2 Mục đích của kế toán trách nhiệm

Mục đích của kế toán trách nhiệm là đo lường, qua đó đánh giá trách nhiệm quản

lý và kết quả hoạt động của từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn DN

1.1.3 Kế toán trách nhiệm – một nội dung cơ bản của kế toán quản trị

Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, về cơ bản cũng có đầy đủ nội dung của kế toán quản trị, thể hiện trách nhiệm của nhà quản lý ở các bộ phận đối với mục tiêu cuối cùng của DN Trách nhiệm đó thể hiện qua sơ đồ 1.1

1.2 PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM

1.2.1 Phân cấp quản lý.

Tổ chức phân cấp quản lý là việc người quản lý giao quyền ra quyết định cho cấp quản lý thấp hơn trong quá trình hoạt động của DN Và cấp dưới đó chỉ ra quyết định trong phạm vi quyền hạn được giao

1.2.2 Các trung tâm trách nhiệm.

Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức, nơi mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về việc hoàn thành trách nhiệm của bộ phận mình

a Trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ có quyền ra quyết định đối với chi phí phát sinh trong bộ phận đó Trung tâm chi phí gồm trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí tuỳ ý

Trang 4

Chịu trách nhiệm về chi phí đầu vào của tổ chức Trách nhiệm tài chính của trung tâm này là kiểm soát và báo cáo chỉ riêng về chi phí Một trung tâm chi phí có thể có nhiều đơn vị chi phí tùy thuộc vào việc cân nhắc về lợi ích và chi phí của việc vận hành, kiểm soát Phân tích chênh lệch dựa trên chi phí định mức và các kế hoạch ngân sách được theo dõi và điều chỉnh liên tục chính là phương thức điển hình của việc đo lường hiệu quả hoạt động của trung tâm chi phí

b Trung tâm doanh thu

Trung tâm doanh thu là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra quyết định đối với doanh thu phát sinh trong bộ phận đó

Người quản lý của trung tâm doanh thu chỉ chịu trách nhiệm cho việc tích lũy doanh thu và không phải kiểm soát việc thiết lập giá bán hoặc dự toán ngân sách chi phí Trên thực tế, một trung tâm thuần túy về doanh thu không tồn tại Các cấp quản lý thường vẫn phải làm kế hoạch và kiểm soát một số chi phí thực tế phát sinh trong trung tâm doanh thu

c Trung tâm lợi nhuận

Trung tâm lợi nhuận là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra quyết định đối với lợi nhuận đạt được trong bộ phận đó

Một trung tâm trách nhiệm được gọi là trung tâm lợi nhuận khi người quản lý chịu trách nhiệm cho cả chi phí (đầu ra) và doanh thu (đầu vào) và chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào chính là lợi nhuận Các trung tâm lợi nhuận không chỉ là các công ty chuyên về phân phối trong một tập đoàn hoặc các cửa hàng bán lẻ Ví dụ, một ngân hàng có thể xem mỗi phòng ban là một trung tâm lợi nhuận

d Trung tâm đầu tư:

Trung tâm đầu tư là trung tâm có quyền cao nhất, trung tâm này không chỉ có quyền và trách nhiệm đối với trung tâm lợi nhuận, doanh thu, chi phí mà còn có quyền và trách nhiệm đối với vốn hoạt động và tài sản kinh doanh

Trung tâm đầu tư cũng tương tự như trung tâm lợi nhuận, chịu trách nhiệm trong việc tạo ra doanh thu, lập kế hoạch và kiểm soát chi phí Ngoài ra, người quản lý của trung tâm đầu tư có thẩm quyền điều phối, sử dụng, đầu tư tài sản để tìm kiếm mức lợi nhuận cao nhất Sự thành công của nó được đo lường không chỉ bởi số lợi nhuận tạo ra

Trang 5

mà là lợi nhuận trong mối tương quan với tổng vốn đầu tư, tức khả năng sinh lợi của đồng vốn

1.3 TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN Ở CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM.

1.3.1 Báo cáo dự toán.

Dự toán là tổng thể các dự tính được thể hiện qua một cơ cấu nhất định thông qua việc cụ thể hóa bằng con số của các kế hoạch, dự án Báo cáo dự toán gồm:

a Báo cáo dự toán của trung tâm chi phí.

b Báo cáo dự toán của trung tâm doanh thu.

c Báo cáo dự toán của trung tâm lợi nhuận.

d Báo cáo dự toán của trung tâm đầu tư.

1.3.2 Tổ chức báo cáo thực hiện.

a Đặc điểm hệ thống báo cáo thực hiện

Tổ chức hệ thống báo cáo thực hiện (còn gọi là báo cáo kế toán trách nhiệm) là việc tổ chức hệ thống các báo cáo phản ánh kết quả về các chỉ tiêu tài chính chủ yếu theo thực tế đạt được ở từng trung tâm trách nhiệm trong một khoảng thời gian nhất định

b Nội dung của tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm

- Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm chi phí

- Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm doanh thu

- Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận

- Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm đầu tư

1.4 ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM

1.4.1 Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí

- Đối với trung tâm chi phí tùy ý

* Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán

* Tỷ lệ % chi phí thực tế so với chi phí dự toán = (CP thực tế / CP dự toán)*100%

- Đối với trung tâm chi phí định mức,

* Biến động về lượng = (Lượng thực tế - Lượng định mức) X Giá định mức

* Biến động về giá = (Giá thực tế - giá định mức) X Lượng thực tế

Trang 6

1.4.2 Đánh giá thành quả trung tâm doanh thu

Dựa vào những chỉ tiêu cơ bản sau:

* Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán

* Tỷ lệ % DT thực tế so với DT dự toán = (DT thực tế / DT dự toán)*100%

1.4.3 Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận

Thể hiện tập trung qua 2 chỉ tiêu cơ bản sau:

* Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán

* Tỷ lệ % LN thực tế so với LN dự toán = (LN thực tế / LN dự toán)*100%

1.4.4 Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư

Mục tiêu cuối cùng của DN là tối đa hoá lợi nhuận và sử dụng

vốn đầu tư có hiệu quả

- Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI) = LN / Vốn đầu tư

- Lãi thặng dư - RI (Residual Income)

- Giá trị kinh tế gia tăng EVA = LN sau thuế - CP vốn

= Vốn x (ROI – T.suất chi phí vốn)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, cung cấp cho nhà quản trị các chỉ tiêu để đánh giá kết quả của từng bộ phận trong một tổ chức Nhiệm vụ của kế toán trách nhiệm là xây dựng các trung tâm trách nhiệm cho phù hợp với cơ cấu tổ chức và đặc điểm kinh doanh của đơn vị

Trong chương 1 này, chúng ta đã tập trung khái quát đặc điểm kế toán trách nhiệm, xác định nội dung của kế toán trách nhiệm như: tổ chức phân cấp quản lý;

tổ chức các trung tâm trách nhiệm; xác định các chỉ tiêu đánh giá thành quả quản

lý và hệ thống các báo cáo kế toán trách nhiệm có liên quan Đồng thời đánh giá được vai trò của dự toán trong hệ thống kế toán trách nhiệm.Việc nghiên cứu cơ

sở lý luận của tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ giúp cho việc đánh giá thực trạng và hoàn thiện tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty tại Việt Nam

Trang 7

PHẦN II CÁC BÀI VIẾT, ĐỀ TÀI ĐÃ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Thời gian qua có rất nhiều bài viết, tài liệu nghiên cứu liên quan đến kế toán trách nhiệm Trong đó phải kể đến là tuyển tập báo cáo “Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 6” của Đại học Đà Nẵng năm 2008 Bài viết đã đề cập đến về tình hình phân cấp quản lý, đặc biệt là phân cấp quản lý tài chính, quá trình hạch toán các loại chi phí và việc tổ chức hệ thống báo cáo chi phí tại công ty sợi thuộc Tổng công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ, cụ thể :

1 Khái quát về hệ thống kế toán trách nhiệm

1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm :

Kế toán trách nhiệm là một công cụ để đánh giá và kiểm soát hữu hiệu thông qua việc xác định các trung tâm trách nhiệm Đây là phương pháp kế toán thu thập, ghi nhận, đo lường, báo cáo kết quả của từng bộ phận để đánh giá thành quả của từng

bộ phận nhằm kiểm soát hoạt động và chi phí của các bộ phận trong tổ chức Thực hiện phối hợp giữa các bộ phận để thực hiện mục tiêu chung của đơn vị

1.2 Khái niệm trung tâm trách nhiệm

Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong tổ chức nơi mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về việc hoàn thành của bộ phận mình

1.3 Các trung tâm trách nhiệm

Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức quản lý thể hiện thông qua sơ đồ 2.1:

Trang 8

2.1.Sơ đồ quan hệ giữa cơ cấu tổ chức quản lý và hệ thống kế toán trách nhiệm 1.4 Khái niệm trung tâm trách nhiệm về chi phí

Trung tâm trách nhiệm về chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở trung tâm, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn

2 Thực trạng về tổ chức kế toán trách nhiệm về chi phí tại công ty sợi

2.1 Xác định trung tâm trách nhiệm tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ

2.2 Phân cấp quản lý tài chính về chi phí tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ

Việc quản lý tài chính hầu hết đều tập trung ở Tổng công ty Toàn bộ các khoản mục chi phí phát sinh tại công ty sợi đều do Tổng công ty trực tiếp đứng ra ký hợp đồng mua bán rồi sau đó, cấp xuống cho công ty Trừ khoản chi phí nguyên vật liệu phụ là Tổng công ty tạm ứng cho công ty một khoản tiền, Giám đốc nhà máy đứng ra

ký hợp đồng mua bán nguyên vật liệu phụ khi có nhu cầu

2.3 Hạch toán các khoản mục chi phí tại trung tâm chi phí -công ty sợi

Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính:

Trang 9

Về mặt số lượng: việc xuất dùng nguyên vật liệu dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật

liệu

Về đơn giá: giá vật liệu nhập kho là giá do phòng kinh doanh trên Tổng công ty

chuyển xuống Phương pháp tính giá xuất kho mà công ty áp dụng là phương pháp bình quân thời kỳ

Phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính cho từng mặt hàng:

Trong quá trình vận động, dòng chi phí nguyên vật liệu gắn liền với trách nhiệm của các bộ phận có liên quan như: Phòng kinh doanh, Phòng tài chính kế toán của Tổng công ty và Phòng kế toán của công ty sợi

3 Xây dựng kế toán trách nhiệm về chi phí tại công ty sợi thuộc Tổng công

ty cổ phần dệt may Hoà Thọ

3.1 Xác định các trung tâm chi phí

3.2 Hoàn thiện công tác lập dự toán

Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu chính: Dựa vào kế hoạch sản xuất

trong tháng công ty lập dự toán về chi phí nguyên vật liệu

Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu phụ: Dựa vào dự toán chi phí

nguyên vật liệu chính và định mức côn cho khối lượng sản phẩm hoàn thành mà doanh nghiệp lập dự toán chi phí côn

Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

căn cứ vào dự toán sản phẩm sản xuất, nhu cầu lao động, định mức đơn giá cho đơn vị thời gian để lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Lập dự toán chi phí sản xuất chung:

3.3 Xây dựng kênh thông tin báo cáo cho nhà quản trị

3.4 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá trung tâm chi phí

3.5 Đánh giá thành quả trung tâm trách nhiệm về chi phí

Đánh giá trung tâm chi phí dựa trên cơ sở các báo cáo chi phí kế hoạch

và thực hiện So sánh giữa dự toán và thực hiện để xác định mức độ thực hiện kế hoạch về sản lượng và chi phí của trung tâm

Trang 10

PHẦN III : ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG VÀO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Ở nước ta kế toán quản trị mới chỉ được đề cập và ứng dụng trong thời gian

gần đây Do vậy việc hiểu và vận dụng có hiệu quả kế toán quản trị nói chung

và kế toán trách nhiệm nói riêng là một việc rất cần thiết Trong tương lai kế toán trách nhiệm sẽ là một phần kế toán tất yếu tồn tại và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam Nếu như không thực hiện và đánh giá tốt trách nhiệm của từng bộ phận đối với mục tiêu của

tổ chức thì doanh nghiệp khó có thể có hoạt động hiệu quả và hoàn thành tốt vai trò của mình đối với sự phát triển chung.

Có thể nói, kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận (người) trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi quản lý của mình Họ xác định, đánh giá và báo cáo lên cấp trên trong tổ chức Thông qua đó, các cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức Như vậy, kế toán trách

nhiệm bao gồm 2 mặt: thông tin và trách nhiệm Trong đó, mặt thông tin có nghĩa là

sự tập hợp, báo cáo, đánh giá các thông tin mang tính nội bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ cấp quản lý thấp đến cấp quản lý cao hơn Mặt trách nhiệm nghĩa là việc quy trách nhiệm về những sự kiện tài chính xảy ra Tuỳ thuộc vào việc sử dụng 2 mặt này mà ảnh hưởng đến thái độ của người quản lý và hiệu quả của việc phân cấp trách nhiệm trong đơn vị

Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong tổ chức, nơi mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của bộ phận mình Theo đó, căn cứ vào

cơ cấu tổ chức và mức độ phân cấp quản lý của doanh nghiệp mà có hệ thống các trung tâm trách nhiệm tương ứng Các trung tâm trách nhiệm tạo thành một hệ thống thang bậc trách nhiệm từ cấp lãnh đạo thấp nhất đến cấp lãnh đạo cao nhất

Như vậy, để đưa kế toán trách nhiệm vận dụng vào các DN Việt Nam nói chung và các công ty xây dựng nói riêng, thì DN cần phải đảm bảo các điều kiện thiết yếu sau :

Ngày đăng: 17/09/2015, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w