Những biểu hiện của “tăng trưởng kinh tế nóng” “Một nền kinh tế tăng trưởng nóng sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suythoái sau cơn phát nhiệt, đặc biệt là khi cú sốc ngoại lai nếu không
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong tình hình kinh tế đất nước hiện nay, chúng ta không thể phủ nhậnvai trò của tăng trưởng kinh tế Hay nói một cách khác, đó chính là nhân tố đểnước ta tránh tụt hậu xa hơn với các nước khác trên thế giới Một đất nước ởbất cứ thời điểm nào cũng lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế đặt lên háng đầu
Đó cũng chính là mục tiêu cần đạt tới nhất khi nước đó chỉ mới đang pháttriển
Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa người ta phải luôn đặt ra câu hỏi:Tăng trưởng kinh tế trong hoàn cảnh nào là hợp lý ? Tăng trưởng kinh tế rasao cho hiệu quả ? Mục đích tăng trưởng kinh tế ở đây không chỉ đơn thuần làkhẳng định sức mạnh kinh tế của một quốc gia mà phải nâng cao đời sống củanhân dân Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế nếu không có sự kiểm soát kịp sẽgây nên tình trạng “quá nóng” Điều này dẫn đến hậu quả đến nhiều mặt củađời sống Đây là vấn đề cấp thiết, nó đòi hỏi mỗi quốc gia phải làm sao kếthợp hài hoà giữa vấn đề tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống một cáchhợp lý “Tăng trưởng kinh tế nóng” là một đề tài nổi cộm trong giai đoạn pháttriển đất nước hiện nay Vì thế tôi chọn nghiên cứu đề án “ Tăng trưởng kinh
tế nóng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ” Thiết nghĩ đây là một đề tài rấtmới và nhận được sự quan tâm của dư luận khá nhiều Mục đích chính của tôi
là thông qua đề án này, tôi muốn góp thêm một tiếng nói nhằm đề xuất giảipháp giải quyết tình trạng kinh tế của nước ta hiện nay
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Thông qua đề án, tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn cô VũThị Việt Anh -giảng viên khoa Triết-Mác Lê Nin Cùng các bạn bè đã giúp tôihoàn thành tốt đề án này Qua việc thực hiện đề án chắc chắn sẽ không tránhkhỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của giáoviên bộ môn cùng các bạn
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Một số cơ sở lý luận chung nhất về
“tăng trưởng kinh tế nóng” 1
1.1 Khái niệm về “tăng trưởng kinh tế nóng” 1
1.2 Những nguyên nhân của “tăng trưởng kinh tế nóng” 2
1.3 Những biểu hiện của “tăng trưởng kinh tế nóng” 2
1.4 Những hậu quả của “tăng trưởng kinh tế nóng” 4
1.5 Sự liên quan giữa hai vấn đề: Lạm phát và “tăng trưởng kinh tế nóng” 6
Chương 2: Một số vấn đề thực tiễn của “tăng trưởng kinh tế nóng” hiện nay 7
2.1 Tăng trưởng kinh tế nhìn dưới góc độ của Việt Nam hiện nay 7
2.1.1 Những vấn đề trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 7
2.1.2 Kinh tế Việt Nam bộc lộ những dấu hiệu tăng trưởng nóng 12
2.1.3 Nguyên nhân của những biểu hiện “tăng trưởng kinh tế nóng” 14
2.1.4 Hậu quả và biện pháp khắc phục những dấu hiệu “tăng trưởng kinh tế nóng” của Việt Nam hiện nay 15
2.2 Các nước trên thế giới đã và đang làm gì để kiềm chế tốc độ “tăng trưởng kinh tế nóng” 18
Trang 4Chương 1: Một số cơ sở lý luận chung về “tăng trưởng kinh tế nóng”
1.1 Khái niệm về “tăng trưởng kinh tế nóng”
Tăng trưởng kinh tế nóng được hiểu theo nghĩa chung nhất là tốc độ tăngtrưởng kinh tế vượt qua tốc độ cho phép trong điều kiện sản xuất của nước đó.Tăng trưởng kinh tế mang tính chất nhanh Đây là cũng là mục tiêu vàước vọng của mỗi quốc gia Để thoát khỏi đói nghèo và đi liền với nó là sựngu dốt không còn con đường nào khác là phải tăng trưởng kinh tế Nhưngviệc tăng trưởng kinh tế tăng trưởng đó lại dẫn đến tình trạng “quá nóng” củamột nền kinh tế Và tất nhiên điều này sẽ dẫn đến hậu quả khó lường cho nềnkinh tế cả một quốc gia
1.2 Những nguyên nhân của “tăng trưởng kinh tế nóng”
Tăng trưởng thường được thông qua chỉ số GDP và GNP nói theo cáchđơn giản là tổng giá trị hàng hoá giao dịch Nếu tổng giá trị hàng hoá giaodịch mà quá lớn so với thực tế tức là cùng một lượng háng hoá được bán đibán lại qua nhiều người sẽ làm sai lệch so với giá trị thực Như vậy, nếu đểlâu dài nền kinh tế sẽ khủng hoảng là điều không thể tránh khỏi
Tăng trưởng quá cao tức là dồn sức đầu tư quá lớn để phát triển kinh tế
mà trong bất kì nền kinh tế nào thì phải luôn có sự trợ cấp cho thành phầnnông thôn và nông nghiệp Như vậy, khả năng tái sản xuất đã được đề ra vàdẫn tới các nghành nông nghiệp sẽ không được đầu tư một cách hợp lý
Xét sự quản lý trên tầm vĩ mô, nhà nước đã qua mải miết theo đuổi mụctiêu tăng trưởng kinh tế Công tác điều hành chính sách tiền tệ chưa chặt chẽ,chưa phù hợp với sự biến động phức tạp của thế giới
Nói cách khác, theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì phải kêu gọiđầu tư nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu Tuy nhiên phải cảnh báo rằng, hậuquả sẽ rất khó lường cho mỗi quốc gia
Trang 5Hơn nữa, một đất nước cứ duy trì tốc độ cải cách kinh tế nhưng không ổnđịnh kinh tế vĩ mô Điều này sẽ làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương, chậmthích ứng trước những biến động chung của nền kinh tế thế giới.
Việc tăng trưởng kinh tế nóng ngoài việc là kết quả của việc chi tiêungân sách chính phủ quá cao mà còn tính đến tín dụng ngân hàng tăng ở mứccao xuất phát từ việc dự trữ ngoại hối hay nguồn đầu tư nước ngoài Ngoài ra,một nước mà qua trình chu chuyển dòng vốn không rõ ràng Vấn đề thịtrường cầm cố liên quan đến cho vay mua bất động sản gặp phải có thể lây lansang tài sản khác Kết hợp với tỷ giá cố định và chính sách tiền tệ không độclập Tình trạng bong bóng bất động sản, thực hiện cơ chế thị trường nhưng lạikhông thắt chặt cho vay bất động sản hay có chăng việc thắt chặt chỉ mangyếu tố nhu cầu và có tính chất tạm thời Đồng nội tệ vẫn chưa tách rời sự ảnhhưởng với đồng ngoại tệ rõ hơn là tỷ giá vẫn còn bị phụ thuộc
Tóm lại, việc tăng trưởng kinh tế nóng gói gọn lại trong công thức chungnhất đứng dưới góc độ kinh tế đó là: quá trình chu chuyển dòng vốn trong lưuthông, tỷ giá cố định và chính sách tiền tệ độc lập
1.3 Những biểu hiện của “tăng trưởng kinh tế nóng”
“Một nền kinh tế tăng trưởng nóng sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suythoái sau cơn phát nhiệt, đặc biệt là khi cú sốc ngoại lai nếu không có biệnpháp ngăn chặn kịp thời để làm nguội dần nền kinh tế trước khi đưa nó vềtrạng thái cân bằng phát triển và ổn định” ( Dẫn lời các chuyên gia kinh tế )
Có bốn dấu hiệu chính để nhận biết một nền kinh tế tăng trưởng nóng đólà:
+ Lạm phát
+ Giá chứng khoán tăng nhanh
+ Đầu tư trong nước tăng
+ Việc nhập khẩu hàng tiêu dùng gia tăng mạnh
Thứ nhất, nguyên nhân của lạm phát không chỉ là giá cả các mặt hàngxuất khẩu chiến lược (chẳng hạn như dầu mỏ) tăng, mà ngoài ra còn là thâm
Trang 6hụt ngân sách chính phủ Đây còn là sự phản ánh về mặt bằng giá trong nước.Nhưng cũng là do quốc gia đó không kiểm soát được nguồn tín dụng ngânhàng hơn nữa lại để cho tốc độ tăng quá lớn gây ra mối quan ngại về chấtlượng các hạng mục đầu tư của ngân hàng.
Thứ hai, về giá chứng khoán, nguồn vốn tư nhân (bao gồm vốn đầu tưnước ngoài gián tiếp) đổ vào ồ ạt thường sẽ làm tăng mạnh các loại chứngkhoán, trong khi việc thu nhập của các doanh nghiệp thấp hơn nhiều so vớigiá trị thực của các loại cổ phiếu Dẫn đến tình trạng cổ phiếu biến động theotính chất hữu danh vô thực Thông thường giá trị cổ phiếu thể hiện ở mức độkinh doanh, khả năng thích ứng thị trường và là biểu hiện sức mạnh củadoanh nghiệp nhưng ở đây thì không Điều này làm cho thị trường chứngkhoán chao đảo gây mất cân bằng thị trường Điều tệ hại hơn nữa là thịtrường chứng khoán bùng nổ theo kiểu bong bóng và đang đối mặt với rủi robong bóng xì hơi hay nói cách khác thị trường đang phình ra nhưng bên tronghoàn toàn rỗng Do việc phụ thuộc vào các nguồn vốn đầu tư ngoài nước nênviệc đối mặt với hậu quả là nguồn vốn có thể bị rút đi bất cứ lúc nào
Thứ ba, đầu tư trong nước tăng nhưng việc đầu tư lệ thuộc phần lớn vàonước ngoài Tài khoản vãng lai hay cán cân vãng lai không ổn định và liên tục
bị thâm hụt Tăng truởng xuất khẩu không bù đắp được sự tăng mạnh mẽ củanhập khẩu
Thứ tư, nhập khẩu hàng tiêu dùng nói đúng hơn là lệ thuộc vào nhậpkhẩu gây ra sự mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu Điều này sẽ gây ra
sự mất cân bằng trong giá cả hàng tiêu dùng Và việc tăng giá cả hàng tiêudùng trong nước là một điều đương nhiên Không ai khác chính là người dânphải gánh chịu trực tiếp hậu quả này
Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế là phải đảm bảo cuộc sống cho nhândân Sự mâu thuẫn ở đây, tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phát triển đất nướcnhưng không đồng nhất với mục tiêu phát triển đời sống xã hội Nếu xét từtầm vóc kinh tế thì tăng truởng kinh tế chỉ là cái đích đạt được mà thôi Đây là
Trang 7mục tiêu nhưng “hữu danh vô thực” Một khi tăng trưởng dẫn đến tình trạngnóng thì mục tiêu này khó lòng đạt được khi đảm bảo cho cả hai khía cạnhphát triển.
1.4 Những hậu quả của “tăng trưởng kinh tế nóng”
Tăng trưởng kinh tế nếu đến mức quá nóng sẽ luôn đi kèm với mặt tráicủa nó Bất dù một quốc gia nào cũng muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu nên
họ đã chạy đua theo tăng trưởng Nhưng quốc gia đó lại không lường trướcđược hậu quả mà có thể gây ảnh hưởng đến cả nền kinh tế
Ở đây, chúng ta không thể xem xét đồng thời trong phạm vi của mộtquốc gia Vì mỗi nước có một điều kiện và tình hình thực tế nhất định nênkhông thể qui đồng hậu quả của tăng trưởng kinh tế nóng
Sau đây là những hậu quả mang tính chất chung nhất về tăng trưởng kinh
tế nóng:
Trên cơ sở phân tích thì tăng trưởng kinh tế phải đánh đổi với lạm phát.Tức là, để tăng trưởng phải phát triển đầu tư Nhưng nhà nước đó không thểhuy động được nguồn vốn nên phải tăng lượng cung tiền khi đó giá cả cácmặt hàng không thể kiểm soát và người gánh chịu là nhân dân Qua thực tếcho thấy, đại bộ phận dân chúng được hưởng thụ quá ít từ tăng trưởng nhưngchịu đựng gần như toàn bộ hậu quả của nó Gánh nặng kinh phí để trang trảicác điều kiện phúc lợi xã hội cơ bản không phải và không thể là lí do màngười lao động bị gạt ra bên lề Trong khi đó, chính họ là người với vai tròtạo ra sản phẩm vật chất cho sự phát triển của đất nước
Điều nay khiến cho nhà nước dùng quá nhiều vốn để đạt được nhiệm vụtăng trưởng Hậu quả và là nguyên nhân sâu xa gây ra lạm phát
Tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư đặc biệt là đầu tư công rấtnghiêm trọng Do mải mê theo đuổi chỉ tiêu tăng trưởng, nhà nước xây dựng
cơ sở đầu tư thuận lợi để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nhưng lạikhông chú ý đến tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương Điều quantrọng là tăng đầu tư phải tăng năng suất lao động nếu không có khả năng tạo
Trang 8giá trị gia tăng thì không cải thiện tương xứng với tốc độ tăng của cung tiền.Khi ấy, nền kinh tế vấp phải những rào cản về mặt tài chính Điều này cảnhbáo một nguy cơ tiềm tàng về mất cân bằng trong chi tiêu tài chính và tất yếu
sẽ gây khủng hoảng nếu không được sử lý kịp thời
Sự mất mát về tài nguyên thiên nhiên do chi phí sản xuất kinh tế xã hộicao Bao giờ cũng vậy, một nhà nước muốn cải thiện mức độ tăng trưởng kinh
tế của mình họ luôn phải phát huy những nguồn lực sẵn có của quốc gia.Nhưng chính vì vậy, nhà nước phải khai thác nhiều hơn nữa nguồn tài nguyêncũng không phải là ngoại lệ Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng cũng thể lệthuộc hoàn toàn vào tài nguyên sẵn có Chẳng hạn như Nhật Bản, một đấtnước không được điều kiện tự nhiên ưu đãi và luôn gánh chịu hậu quả củathiên tai Nhưng bằng chính trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến mà họ vẫn tựphát triển kinh tế và tăng trưởng rất nhanh Thế giới gọi đó là “Sự thần kỳNhật Bản”
Ngoài ra, hậu quả tăng trưởng nóng còn là sự phân hoá giàu nghèo Cóthể nhìn thấy rất rõ, bộ phận dân cư sống ở các thành phố, đô thị là nhữngngười có “phản ứng” nhanh, nhạy nhất trong việc hưởng thụ thành quả tăngtrưởng Hãy khoan nói về khoảng cách chất lượng sống giữa nông thôn vàthành thị mà nhiều năm nay ta vẫn hô hào “cần phải nhanh chóng rút ngắn”,ngay ở các đô thị, chất lượng sống của một bộ phận người giàu và ngườinghèo cũng ngày càng khác xa nhau Tăng trưởng khiến một bộ phận giàu lênnhưng lại làm cho một bộ phận nghèo đi vì không đáp ứng được yêu cầu tăngtrưởng đòi hỏi Điều này dẫn đến dân chúng chỉ “nghèo tương đối” tức so vớithu nhập cá nhân thì lớn nhưng thấp hơn so với thu nhập trung bình của toàn
xã hội
Tăng trưởng kinh tế nóng là do khả năng thu hút nguồn vốn FDI từ nướcngoài đầu tư vào nội địa Điều này đồng nghĩa với những khoản nợ lạm phátcao làm cho tỷ giá nội tệ trong nước thấp Một khi vấn đề này xảy ra thì tỷ giá
Trang 9hối đoái mất cân bằng, đồng tiền bị mất giá, số tiền phải trả lớn hơn rất nhiều
so với vốn thực tế đã vay
Tăng trưởng kinh tế luôn được hỗ trợ hay nói cách khác luôn được hậuthuẫn bởi sự phát triển tuần hoàn của tiêu dùng và đầu tư Và chính mức tiêudùng cá nhân và đầu tư chủ yếu đóng góp vào mức tăng trưởng GDP Hai yếu
tố này có chiều hướng tiếp tục phát triển khi có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài và chính sách tiền tệ Nhưng sự phát triển quá nóng làm thả nổi thịtrường đầu tư, ách tắc trong tiền tệ và vấn đề lưu thông hàng hoá
1.5 Sự liên quan giữa hai vấn đề: Lạm phát và “tăng trưởng kinh tế nóng”
Thực ra khi phân tích vấn đề này ta đã khẳng định dấu hiệu của một nềnkinh tế đang tăng trưởng nóng là lạm phát Nhưng như vậy, chúng ta khôngthể cho rằng cứ lạm phát là nền kinh tế đang trong tình trạng nóng Chẳng hạnnhư cách đây khoảng một thập kỷ, cả thế giới đánh dấu một dự kiện là khủnghoảng tiền tệ Châu Á Khi đó, Việt Nam chỉ là một nước ở trình độ phát triểnthấp Có ý kiến cho rằng sự phát triển kinh tế ì ạch thì Việt Nam khó lòngphát triển kinh tế đất nước Cũng vào thời điểm đó sự mất cân bằng trongđồng nội tệ đã gây ra việc lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhưngđấy không phải là tăng trưởng nóng
Trong bất cứ quốc gia nào cũng vậy, họ luôn vươn tới mục tiêu tăngtrưởng kinh tế ổn định và bền vững, giá cả cân đối, đời sống cải thiện Nhưngtăng trưởng kinh tế luôn đi kèm với nguy cơ rủi ro cao là lạm phát Vấn đềnày ở đây không chỉ đơn thuần là sự gia tăng đồng loạt giá cả trên thị trường
Nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng làm mất cân bằng thịtrường chứng khoán khiến cho chỉ số chứng khoán không phản ánh đúng sựthực Nhất là trong điều kiện quốc gia cần tăng trưởng và phát triển kinh tế.Nhưng để đạt được mục tiêu việc đánh đổi với lạm phát là điều đương nhiên.Tuy nhiên, theo quan điểm nhìn từ tầm vĩ mô nền kinh tế thì mục tiêu tăng đàphát triển nhất thiết phải kìm hãm bằng được lạm phát ở mức thấp nhất
Trang 10Chương 2: Một số vấn đề thực tiễn trong “tăng trưởng kinh tế nóng”
2.1 Tăng trưởng kinh tế nhìn dưới góc độ Việt Nam hiện nay
2.1.1 Những vấn đề trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Mức độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào yếu tốđầu vào và đầu ra.Mục tiêu tối thượng đối với một quốc gia, nhất là một nướcnghèo như Việt Nam, đó là tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu sự đóng góp cácyếu tố kinh tế có ý nghĩa về nhiều mặt, không những xác định vị trí của từngyếu tố để có kế hoạch khai thác mà còn có ý nghĩa xác định được yếu tố tiềm
ẩn khả năng gia tăng lạm phát
+ Tăng trưởng do yếu tố đầu vào
Tăng trưởng kinh tế xét ở đầu vào, có ba yếu tố đóng góp Đó là sự đóng gópcủa yếu tố số lượng vốn đầu tư, sự đóng góp của số lượng lao động và sựđóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) Theo tính toánban đầu, yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 57%, yếu tố sốlượng lao động đóng góp khoảng 20%, yếu tố TFP đóng góp 23%.Từ sự đónggóp như trên, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý Một là, tăng trưởngkinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố số lượng vốnđầu tư Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt quamốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%,ước năm 2007 đạt 40,4%), kế hoạch năm 2008 còn cao hơn lên đến 42% Đây
là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của TrungQuốc - một tỷ lệ làm cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt cao nhất thếgiới, đã nhiều năm liền tăng hai chữ số, hiện đang giữ kỷ lục thế giới về sốnăm tăng trưởng liên tục (28 năm), nhưng Trung Quốc đưa ra mục tiêu giảm
độ nóng của tăng trưởng và đẩy mạnh chống lạm phát do tốc độ tăng giá tínhtheo năm của tháng 2/2008 đã lên đến 8,3%, cao nhất trong 12 năm qua.Hai
là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện còn dựa một phần quan trọng vàoyếu tố số lượng lao động, sự quan trọng này được xét trên hai mặt Một mặt,
Trang 11do nguồn lao động hàng năm vẫn còn tăng khoảng 2%, tức là trên 1 triệungười mỗi năm Mặt khác, do tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việclàm ở nông thôn còn cao.Ba là, nếu tính cả sự đóng góp của yếu tố số lượngvốn đầu tư và sự đóng góp của yếu tố số lượng lao động, thì hai yếu tố này đãđóng góp trên ba phần tư tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Điều
đó chứng tỏ, sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăng trưởng kinh
tế còn nhỏ, chưa được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba tỷ trọng đónggóp của yếu tố này của các nước trong khu vực hiện nay Điều đó cũng chothấy, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đi theo hướng tăng trưởng về số lượng,chưa chuyển sang tăng trưởng về chất lượng, vẫn chủ yếu phát triển theochiều rộng, chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu
+ Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao
TFP là tổng hợp của các nhân tố hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và năng suất laođộng Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu Gần đây,trên các diễn đàn hội thảo và trên một số phương tiện thông tin đại chúng, khi
đề cập đến hiệu quả đầu tư các chuyên gia thường dùng hệ số ICOR Chỉ tiêu này được tính bằng nhiều cách, song theo cách tính đơn giản mà cácchuyên gia đề cập là lấy tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho tốc độ tăng trưởngGDP Hệ số ICOR càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại
Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và tốc độ tăng GDP thì ICOR qua các thời kỳ như sau: Tính chung ICOR của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2007 là 4,86 lần, cao hơnnhiều so với 2,7 lần của Đài Loan (trong thời kỳ 1961-1980), 3 lần của HànQuốc (trong thời kỳ 1961- 1980), 3,7 lần của Indonesia (trong thời kỳ 1981-1995), 4 lần của Trung Quốc (trong thời kỳ 2001-2006), 4,1 lần của Thái Lan(trong thời kỳ 1981-1995); cũng cao hơn so với 4,6 lần của Malaysia (trong thời kỳ 1981-1995) Điều đó chứng tỏ, hiệu quả đầu tư của Việt Nam cònthấp
Hiệu quả đầu tư còn được tính theo cách lấy GDP chia cho vốn đầu tưhàng năm (đều tính theo giá thực tế) Theo cách này, thì GDP/Vốn đầu tư (có
Trang 12nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP) của Việt Nam
đã bị sút giảm qua các thời kỳ: nếu thời kỳ 1991-1995 đạt 3,55 đồng/đồng, thìnăm 1996-2000 còn 3,0 đồng/đồng, 2001-2005 còn 2,56 đồng/đồng, 2006-
2007 còn 2,46 đồng /đồng Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp Năm
2007 mới đạt 25.886 đồng/người, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp-thuỷ sảncòn đạt thấp hơn chỉ có 9.607 nghìn đồng/người, ngay cả nhóm ngành côngnghiệp-xây dựng cao nhất cũng mới đạt 55.072 đồng/người và của nhómnghành dịch vụ chỉ đạt 38.159 nghìn đồng /người.Nếu quy ra USD theo tỷ giáhối đoái, năng suất lao động của toàn nền kinh tế cũng mới đạt khoảng 1,6nghìn USD, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản chỉ đạt 0,6 nghìnUSD, của nhóm ngành công nghiệp- xây dựng đạt khoảng 3.438 USD, củanhóm nghành dịch vụ đạt khoảng 2.385 USD Các con số trên còn thấp xa sovới năng suất lao động chung của thế giới (khoảng trên 14,6 nghìn USD), cònthấp hơn cả mức bình quân đầu người của thế giới (khoảng 6,5 nghìnUSD/người) Với năng suất còn thấp như trên thì giá trị thặng dư còn đang rấtnhỏ nhoi
Một nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, mà hiệu quả đầu tưthấp, nhất là hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước còn thấp hơn;năng suất lao động thấp, nên nhu cầu đối với tiền tệ, yêu cầu cung tiền luônluôn cao, tạo sức ép làm tăng lạm phát Sức ép này cộng hưởng với lạm pháttrên thế giới trong khi đồng Việt Nam được neo giá chặt với USD mà USD lạimất giá lớn so với các đồng tiền mà Việt Nam có quan hệ buôn bán lớn nhấtlại càng tạo ra sưc ép lạm phát tại Việt Nam lớn hơn các nước
+ Các yếu tố đầu ra
Tăng trưởng kinh tế xét ở yếu tố đầu ra có ba yếu tố đóng góp Đó là sự đónggóp của tiêu dùng cuối cùng, của tích luỹ tài sản, của xuất khẩu ròng (xuấtkhẩu ròng được tính bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) Có một số nhận xétđược rút ra từ đóng góp của các yếu tố đầu ra đối với tăng trưởng kinh tế: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế chủ yếu do tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng
Trang 13Điều đó được lý giải là do quy mô GDP của Việt Nam còn thấp, nên tỷ trọngtiêu dùng cuối cùng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (trên dưới 70%);mức tiêu dùng bình quân đầu người trong nhiều năm còn thấp nên nhu cầu vàtốc độ tăng thường khá cao (mấy năm liên tục tăng trên 7%, gần bằng với tốc
độ tăng của GDP Một nét quan trọng là tiêu dùng cuối cùng thông qua muabán trên thị trường ngày một chiếm tỷ trọng lớn, do tốc độ tăng qua các năm(đã loại trừ yếu tố giá) mấy năm nay liên tục tăng hai chữ số (năm 2002 tăng11,2%, năm 2003 tăng 15,2%, năm 2004 tăng 10,8%, năm 2005 tăng 11,3%,năm 2006 tăng 12,5%, năm 2007 tăng 11,4% Khi tiêu dùng cuối cùng thôngqua mua bán trên thị trường tăng nhanh và trở thành động lực của tăng trưởngkinh tế thì một mặt nó hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mặt khác tạo áp lựctăng cung tiền tệ, tạo áp lực lạm phát Cùng với tăng trưởng tiêu dùng chungthì tiêu dùng của một bộ phận dân cư đã tăng rất cao về quy mô, đa dạng vềchủng loại, mẫu mã, chất lượng Cùng với xu hướng này cũng đã xuất hiệntâm lý ưa chuộng hàng hiệu, hàng ngoại, thậm chí mua bán với bất kỳ giá nào
thậm chí mua bán với Thứ hai, tăng trưởng kinh tế do tăng trưởng tích luỹ tàisản chiếm tỷ trọng khá cao Đây cũng là một tín hiệu tốt thể hiện tâm lý tiếtkiệm để dành cho tích luỹ của khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Namnói riêng Tuy nhiên, bên cạnh việc trực tiếp đầu tư tăng trưởng, có một phầnkhông nhỏ đã được để dành dưới dạng cất trữ hoặc chạy lòng vòng qua cáckênh gây ra những cơn sốt nóng hoặc lạnh ở các kênh này mà không đượcđầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh Hiện có hàng trăm tỷ đồng vốn đầu
tư đang được chôn vào bất động sản, vào vàng Thứ ba, tăng trưởng xuất khẩuròng hiện đang mang dấu âm do nhập siêu gia tăng mạnh cả về quy mô, cả về
tỷ lệ so với xuất khẩu Nhập siêu cả về hàng hoá, cả về dịch vụ Riêng vềhàng hoá, năm 2007 lớn gấp 2,5 lần năm 2006, năm nay mới qua 3 tháng mà
đã gấp 3,8 lần cùng kỳ, khả năng cả năm có thể gấp rưỡi hoặc cao hơn so vớinăm trước Trước những biến động như vậy các nhà kinh doanh khẳng định
Trang 14rằng việc tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế không phải là hiệu quả nhưngphải chăng chúng ta quá chú tâm đến con số tăng trưởng mà không chú ý đếnthực trạng nền kinh tế đang diễn ra.
2.1.2 Kinh tế Việt Nam bộc lộ dấu hiệu “tăng trưởng nóng”
Báo cáo chỉ rõ, kinh tế của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8,5% vào năm
2007, tăng trưởng 3 năm liên tiếp trên mốc 8%/năm Môi trường kinh doanhtiếp tục được cải thiện với tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt trên 40% GDP.Mức tăng trưởng này tăng liên tục nhờ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với59.000 doanh nghiệp mới được đăng ký trong năm qua, tăng 26% so với năm
2006 Cam kết đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) cũng tăng gấp đôi, lên20,3 tỷ USD, tổng giá trị thị trường chứng khoán đạt tới 43% GDP tính đếncuối năm 2007, so với mức 1,5% của năm 2005 Tính đến cuối năm 2007, cácmặt hàng xuất khẩu không tính dầu thô tăng 27% và tổng giá trị xuất khẩuchiếm hơn 68% GDP Dự trữ ngoại tệ tăng hơn 10 tỷ USD, đạt 21,6 tỷ USD.Hàng loạt điều tra về môi trường kinh doanh đều cho thấy xu thế mở rộng cả
về phạm vi và quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2008.Tuy nhiên, báo cáo của WB (Ngân hàng thế giới) cũng khẳng định, nềnkinh tế Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu tăng trưởng quá nóng Theo ôngMartin Rama, chuyên gia kinh tế của WB, những “triệu chứng” của một nềnkinh tế nóng đó là tỷ lệ lạm phát tăng mạnh từ mốc 6,6% (tháng 12/2006) tới15,7% tính đến tháng 2/2008 Năm 2007 cũng là năm ghi nhận cán cân vãnglai đã thâm hụt ở mức đáng ngại (ước tính khoảng 9,3-9,7% GDP) Tổng kimngạch nhập khẩu tăng gần 40% Bên cạnh đó, giá tài sản cũng tăng cao thểhiện ở giá cổ phiếu hồi đầu năm 2007 và giá bất động sản vào cuối năm “Cơnsốt” của thị trường bất động sản có nguy cơ tạo ra tình hình bong bóng rấtnguy hiểm Bong bóng trên thị trường bất động sản xuất hiện tiếp sau bongbóng của thị trường chứng khoán vào đầu năm 2007 Tín dụng tăng hơn 50%trong năm 2007 đã góp phần đẩy giá cả tăng cao, tăng nhập khẩu và tạo bongbóng