1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở đắklắk hiện nay

33 559 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 295,5 KB

Nội dung

Tính tất yếu của công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn CNH – HĐH là qui luật chung trong quá trình phát triển của các quốc gia dân tộc.Đặc biệt nước ta từ một nước thuộc

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN ĐĂKLĂK TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 3

1.1 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Đắklắk 3

1.1.1 Tính tất yếu của công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 3

1.1.2 Mục tiêu, nội dung và phương hướng của công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 5

1.2 Vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Đắklắk 8

CHƯƠNG 2 11

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở ĐĂKLĂK 11

2.1 Những thành tựu và nguyên nhân trong việc phát huy vai trò của nông dân Đắklắk trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn từ năm 2000 đến nay 11

2.1.1 Những thành tựu 11

2.1.2 Nguyên nhân của những thành tựu 14

2.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong việc phát huy vai trò của nông dân Đắklắk trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn từ năm 2000 đến nay 17

2.2.1 Những hạn chế 17

2.2.2 Nguyên nhân 18

CHƯƠNG 3 23

NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN ĐẮKLẮK TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 23

3.1 Phương hướng 23

3.2 Giải pháp 26

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 2

MỞ ĐẦU

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của nước ta trong thời kìquá độ lên chủ nghĩa xã hội “Đặc điểm lớn nhất của nước ta trong thời kì quá độ là từmột nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh quagiai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Do đó, chúng ta phải thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bởi nông nghiệp nông thôn là khu vực đôngdân cư nhất lại có trình độ phát triển nhìn chung là thấp so với các khu vực khác củanền kinh tế Nông dân chiếm hơn 70% dân số và hơn 76% lực lượng lao động của cảnước, đóng góp 25% - 27% GDP của cả nước

Đảng ta coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và

có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cách mạng nước ta trước đây và trong sự nghiệpđổi mới hiện nay Khu vực nông nghiệp, nông thôn là khu vực có tài nguyên lớn về đấtđai và các tiềm năng thiên nhiên khác, với hơn 7 triệu hecta đất canh tác, 10 triệu hectađất canh tác chưa được sử dụng, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm nông– lâm - hải sản Nông nghiệp, nông thôn giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp cácnguồn nguyên, nhiên vật liệu cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ

Sau 25 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, bộ mặt nông thôn đã có nhữngbước khởi sắc và vai trò của nông nghiệp, nông thôn ngày càng được khẳng định Tuynhiên vẫn còn đó những tồn tại, hạn chế, yếu kém nền nông nghiệp còn lạc hậu, manhmún, nông thôn trong tình trạng kém phát triển, việc làm, thu nhập và đời sống củanông dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp Tình trạng đó dẫn tới sự chênhlệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn

Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế thế giới mặc dù đã đạt được những thành tựu

to lớn nhưng nông nghiệp, nông thôn nước ta đang đứng trước những thách thứckhông nhỏ Đó là sự cạnh tranh quyết liệt của hàng nông sản, các hàng rào phi thuếquan, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, những biến đổi về giá cả… tất cả nhữngđiều đó ảnh hưởng tiêu cực đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Là tỉnh lớn nằm ở khu vực Tây Nguyên, cùng với xu thế chung của cả nước, Đắklắkcũng đã đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn mộtcách toàn diện, và đến nay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn ở Đắklắk càng đi đúng hướng và gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng Tuy

Trang 3

nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp, nông thôn Đắklắk vẫn còn tồn tạimột số hạn chế Đặc biệt nông dân Đắklắk, mặc dù đóng một vai trò to lớn trong quá trìnhCNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn nhưng cho đến nay đời sống của đa số nông dân vẫncòn nghèo, và còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Để quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Đắklắk đi vào chiều sâu,tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa, đòi hỏi Đắklắk phải nỗ lực xâydựng, hoàn thiện một hệ thống những chủ trương, chính sách, phương hướng, giảipháp đồng bộ nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn Với tư cách là chủ thể, làlực lượng nòng cốt và chủ yếu trực tiếp tham gia vào sự nghiệp này, điều quantrọng hơn hết là phải khơi dậy sự cố gắng, lòng nhiệt tình, tính năng động, tích cựcsáng tạo của nông dân Đắklắk Vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH - HĐHnông nghiệp, nông thôn là vô cùng to lớn Nhưng chỉ có một mình lực lượng nôngdân thì chưa đủ mà đòi hỏi sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân Đây là những vấn

đề lớn đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân Vì vậy, sứcmạnh của nông dân chỉ phát huy mạnh mẽ khi có sự quan tâm sâu sát, sự hỗ trợ kịpthời và thường xuyên của các cấp, các ngành địa phương, của cả hệ thống chính trị

Trên cơ sở đó em chọn đề tài “ Phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Đắklắk hiện nay ” làm đề tài

tiểu luận triết học của mình

Trang 4

CHƯƠNG 1 CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN ĐĂKLĂK TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP

HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

1.1 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Đắklắk

1.1.1 Tính tất yếu của công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

CNH – HĐH là qui luật chung trong quá trình phát triển của các quốc gia dân tộc.Đặc biệt nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏqua chế độ tư bản chủ nghĩa tất yếu phải tiến hành CNH – HĐH Nhưng quá trìnhCNH – HĐH ở nước ta được tiến hành trên cơ sở một nền nông nghiệp lạc hậu, phổbiến là sản xuất nhỏ, năng suất thấp Do đó, CNH – HĐH đất nước phải được bắt đầu

từ CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn

Xuất phát từ thực tiễn của đất nước, gắn với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội

và đặt trong bối cảnh của thời đại, Đảng ta xác định khái niệm CNH – HĐH nôngnghiệp, nông thôn:

- CNH – HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệptheo hướng sản xuất lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khíhoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết

là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sảnxuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh củanông sản hàng hoá trên thị trường

- CNH – HĐH nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theohướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động vào các ngành công nghiệp vàdịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổchức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ,công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhândân nông thôn

Khái niệm trên đây là rõ ràng, đầy đủ nhất về CNH – HĐH nông nghiệp, nông thônnước ta hiện nay Khái niệm phản ánh đầy đủ đặc trưng, bản chất của quá trình CNH –

Trang 5

HĐH nông nghiệp, nông thôn, đó là sự gắn kết hữu cơ giữa nông nghiệp, nông dân, nôngthôn trong sự gắn kết giữa CNH – HĐH nông nghiệp với CNH – HĐH nông thôn.

CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn là tất yếu đối với nước ta vì những lý do:

Một là, CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa quyết định trong sự

nghiệp đổi mới và phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược, có ý nghĩa quyết định đốivới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta trước đây và trong sự nghiệpđổi mới hiện nay Nông nghiệp và kinh tế nông thôn đảm bảo vững chắc an ninh lươngthực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và là thị trường rộng lớn tiêu thụsản phẩm của công nghiệp và dịch vụ; xuất khẩu nông nghiệp đem lại nguồn ngoại tệquan trọng cho nền kinh tế; tạo việc làm và thu nhập cho đa số người dân Nông thôn

là môi trường sinh sống chủ yếu của người dân, nơi giữ gìn và phát huy các truyềnthống văn hoá của dân tộc

Nông dân chiếm một lực lượng xã hội đông đảo hơn 70% dân số và hơn 76% lựclượng lao động của xã hội, trực tiếp thực hiện vai trò sản xuất nông nghiệp, là nguồnnhân lực chủ yếu và quyết định đối với các hoạt động kinh tế ở nông thôn và góp phầnquan trọng vào các hoạt động kinh tế xã hội khác của đất nước

Địa bàn của nông thôn rộng lớn, với hơn 70% dân số sinh sống nên có tầm quantrọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo nền tảng xã hội và lực lượngchính trị của chế độ Thực tế cho thấy sự phát triển và ổn định của khu vực nôngnghiệp, nông dân, nông thôn có tác dụng tạo nền tảng, thúc đẩy nhanh, có hiệu quả vàbền vững toàn bộ những tiến trình đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Ngược lại, sự trì trệ, lạc hậu ở khu vực này sẽ kìm hãm, thậm chí gây nên những tácđộng tiêu cực khôn lường cho cả nền kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước

Như vậy, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến mọihoạt động kinh tế - xã hội Do vậy, nó có ảnh hưởng quyết định đối với sự ổn định vàphát triển đất nước

Hai là, CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo tiền đề, điều kiện kinh tế - xã

hội cho CNH – HĐH đất nước

Nông nghiệp, nông thôn không những là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm bảođảm an ninh lương thực quốc gia mà còn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu, lao độngcho CNH – HĐH đất nước Nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn là thị trường rộng

Trang 6

lớn tiêu thụ các sản phẩm của CNH – HĐH Đảng ta khẳng định: “ Sự phát triển nôngnghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH có vai trò cực kỳ quan trọng cảtrước mắt và lâu dài, làm cơ sở ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH –HĐH đất nước theo hướng chủ nghĩa xã hội ”.

Ba là, CNH – HĐH còn là đòi hỏi cấp bách hiện nay

Nước ta tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa mà đặc điểm lớn nhất trong thời kìquá độ là từ một nước nông nghiệp có nền sản xuất nhỏ, thủ công, phân tán Sản xuấtchủ yếu là hộ gia đình với qui mô và hình thức nhỏ, năng suất thấp Việc chuyển dịch

cơ cấu nông nghiệp còn chậm, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi, lâmnghiệp, ngư nghiệp phát triển chậm Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn vẫncòn yếu kém Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân vẫn còn khó khăn, tìnhtrạng thiếu việc làm, thu nhập thấp là phổ biến, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao chiếm trên90% số người nghèo của cả nước

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới thì nông nghiệp, nông thôn nước ta đangphải đối diện với những thách thức không nhỏ Thực hiện cam kết của tổ chức Thươngmại thế giới (WTO) trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là việc mở rộng thị trường nôngsản Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn ngay cả ở thị trường trong nước

Chính những khó khăn thách thức đó đã đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách, đòihỏi phải đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH đất nước, nhất là nông nghiệp, nông thôn

1.1.2 Mục tiêu, nội dung và phương hướng của công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn gồm những nội dung sau:

Một là, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông

thôn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đáp ứng đầy đủ những nhu cầu vật chất

và tinh thần của người dân, phát triển hài hoà giữa các vùng Nông dân được đào tạo

có trình độ sản xuất ngang bằng với nông dân các nước tiên tiến trong khu vực và đủbản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới

Hai là, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, theo hướng hiện đại, bền

vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnhtranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài

Ba là, xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu

kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh

Trang 7

công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắcvăn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thốngchính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

Bốn là, xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân – nông dân –

trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệpCNH – HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Có thể khái quát nội dung CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trênnhững phương diện cơ bản sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hoá lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường

Nội dung cơ bản của quá trình này là chuyển nền nông nghiệp còn lạc hậu, phântán, mang nặng tính chất tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá lớn; từng bướcxây dựng nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từngvùng, gắn sản xuất với chế biến và thị trường Xây dựng hoàn thiện phát triển sản xuấtnông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường và lợi thế của từng vùng, bảo đảm sử dụng đấtnông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả; duy trì diện tích lúa, đảm bảo an ninh lương thựcquốc gia Xây dựng nền nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp chế biến và côngnghiệp phục vụ nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, đưathiết bị, kỹ thuật hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ vào các khâu của quá trình sảnxuất nông nghiệp Từng bước thay thế lao động thủ công và những tập quán canh táclạc hậu bằng công cụ và phương thức canh tác tiên tiến, hiện đại để sử dụng có hiệuquả đất đai, tài nguyên, lao động nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả vàsức cạnh tranh của nông sản trên thị trường

Thứ hai, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh

tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động vào các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần

tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp

Nội dung cơ bản của quá trình này là đẩy mạnh các hoạt động kinh tế phi nôngnghiệp, bao gồm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn, cùngcác dịch vụ kinh tế, kỹ thuật vào nông thôn ngày càng lớn, nhằm chuyển dịch vàchuyển biến nền kinh tế từ thuần nông sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp

và dịch vụ Đẩy mạnh và phát triển nhanh các ngành nghề ở nông thôn, khuyến khích

Trang 8

các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản; phát triển cáclàng nghề truyền thống và sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn Pháttriển nhanh và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đờisống của người nông dân Trên cơ sở đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theohướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động vào các ngành công nghiệp vàdịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp trong cơ cấu kinh tếnông thôn.

Thứ ba, xây dựng nông thôn mới dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn

Đây vừa là nội dung, vừa là mục tiêu mà CNH – HĐH nông nghiệp, nông thônhướng đến Từ một nước nông nghiệp tiến hành CNH – HĐH nông nghiệp, nông thônthì vấn đề không thể thiếu là xây dựng nông thôn mới với kết cấu hạ tầng kinh tế xãhội đồng bộ gắn với phát triển đô thị; bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng đời sốngvật chất và văn hoá tinh thần phong phú, lành mạnh, giàu bản sắc truyền thống Hệthống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường, dân chủ ở nông thôn đượcphát huy, trình độ dân trí được nâng cao, các tệ nạn xã hội được đẩy lùi; xã hội nôngthôn được ổn định, an ninh chính trị và an toàn trật tự xã hội được đảm bảo giữ vững.Như vậy, CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn thực chất là quá trình phát triểnnông thôn theo hướng CNH – HĐH, tạo ra sự chuyển biến về chất trên mọi lĩnh vựccủa đời sống nông thôn; tạo ra nông thôn mới dân chủ, công bằng, văn minh, với cơ sở

hạ tầng kinh tế hiện đại, môi trường trong lành, xã hội ổn định, có cuộc sống vật chất

và tinh thần ngày càng cao cho cư dân nông thôn

Để hiện thực hoá các mục tiêu và nội dung trên cần thực hiện những phươnghướng sau:

- Xây dựng nền nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển

nhanh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với việc phát triển các

Trang 9

- Bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững ở nông thôn trên cơ sở kết hợp hợp lý

giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường phù hợp với điềukiện từng vùng

1.2 Vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Đắklắk

Cùng với những đặc điểm chung của giai cấp nông dân Việt Nam, nông dânĐắklắk còn có những đặc điểm riêng biểu hiện ở những nét cơ bản sau:

Một là, nông dân Đắklắk là lực lượng xã hội đông đảo, chiếm đại bộ phận trong

dân cư và trong lực lượng lao động

Đắklắk là tỉnh có dân số nông thôn lớn nhất trong khu vực Tính đến năm 2012,nông dân Đắklắk là 1.352.343 người chiếm 77,84% trong dân cư (so với mức trungbình của khu vực là 72%), do vậy, nông dân là lực lượng sản xuất cơ bản của kinh tếnông nghiệp và nông thôn

Hai là, nông dân Đắklắk có cơ cấu dân cư đa dạng.

Đắklắk là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống, cộng đồng dân cưĐắkLắk gồm 44 dân tộc anh em, trong đó người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộcthiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng, chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.Ngoài ra, tình hình dân di cư đến Đắklắk cũng diễn ra hết sức phức tạp, phần lớn là ởcác tỉnh phía Bắc, khi đến Đắklắk họ thường co cụm lại theo từng nhóm, phá rừng làmnương rẫy, làm đất sản xuất gây huỷ hoại môi trường sinh thái, phá vỡ quy hoạchchung của địa phương gây khó khăn trong công tác quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng,

ổn định và nâng cao thu nhập của người dân

Ba là, chất lượng nông dân Đắklắk vẫn còn thấp, nhất là trình độ sản xuất.

Hầu hết nông dân Đắklắk đều chưa qua đào tạo nghề, theo báo cáo của Tỉnh uỷĐắklắk năm 2011 chỉ có 33,5% lao động trong tổng số lao động được đào tạo Sản xuấtnông nghiệp của người dân Đắklắk chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và phụ thuộc nhiềuvào tự nhiên, phổ biến là sản xuất nhỏ, hộ gia đình là chủ yếu, nhiều vùng đặc biệt làvùng đồng bào dân tộc thiểu số còn mang nặng dấu ấn tự cung tự cấp, trong sản xuất lấynăng suất làm trọng mà ít quan tâm tới chất lượng, hiệu quả của hàng nông sản

Bốn là, nông dân Đắklắk có tính tự lực cao.

Tính tự lực cao của nông dân Đắklắk được hình thành trong lịch sử, được rènluyện và trở thành truyền thống quý báu của cộng đồng các dân tộc Đắklắk qua công

Trang 10

cuộc kháng chiến kiến quốc của cả dân tộc Tính tự lực đó biểu hiện bằng ý chí, khátvọng xoá bỏ đói nghèo, lạc hậu và vươn lên làm giàu bằng chính lao động của mình Ýchí, khát vọng đó thôi thúc người nông dân Đắklắk huy động mọi tiềm năng về laođộng, tiền vốn, đất đai và kinh nghiệm, trí tuệ vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp,nông thôn và xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, văn minh

Trong tiến trình phát triển của tỉnh Đắklắk, nông dân có vai trò quan trọng Điềunày thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, nông dân Đắklắk là nguồn nhân lực chủ yếu và quyết định trực tiếp

trong xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá

Nông dân Đắklắk đã phá vỡ thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp hàng chụcnăm trước đây Đến nay đã hình thành nền sản xuất toàn diện với sự phát triển củanông, lâm, ngư nghiệp nên đã tạo ra nguồn nông sản đa dạng có giá trị kinh tế cao Kết quả này khẳng định vai trò to lớn của nông dân Đắklắk trong chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp, hình thành nên nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sảnxuất hàng hoá Nguồn nông sản của nông dân không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong tỉnh

mà còn là nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu

Như vậy, trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn nông dân Đắklắkkhông chỉ đóng vai trò là nguồn nhân lực chủ yếu và trực tiếp quyết định trong pháttriển nền kinh tế nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá mà còn cungcấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu

Thứ hai, nông dân Đắklắk là nguồn nhân lực cơ bản trong chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH

Cùng với phát triển nền nông nghiệp toàn diện thì phát triển công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn cũng là nội dung cơ bản của quá trình CNH –HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Đắklắk Đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn theo hướng nâng dần tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, giảmdần tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế lao động ởnông thôn Trong quá trình đó, cùng với các lực lượng xã hội khác, nông dân Đắklắkchiếm vai trò là nguồn nhân lực cơ bản nhất, với đa số trong dân cư và trong lực lượnglao động, nông dân là lực lượng sản xuất cơ bản, tại chỗ, đáp ứng tốt nhất cho pháttriển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn Phát triểncông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không chỉ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao

Trang 11

thu nhập cho người nông dân mà còn góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng CNH – HĐH

Thứ ba, nông dân Đắklắk là lực lượng giữ vai trò trực tiếp, quyết định trong xây

dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là nội dung cơ bản đồng thời cũng là mục tiêu của quátrình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắklắk Trong quá trình

đó, với tư cách là trung tâm trong đời sống xã hội ở nông thôn, nông dân Đắklắk có vaitrò to lớn, là lực lượng trực tiếp quyết định trong xây dựng nông thôn mới Nông dân

đã thể hiện vai trò của mình trong việc đóng góp xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh

tế - xã hội, với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, cùng với sự quan tâm đầu tư của nhà nước chocác công trình điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi và một số công trình trọng điểmkhác Nông dân Đắklắk còn là lực lượng chủ lực, giữ vai trò quyết định trong xâydựng đời sống văn hoá trên địa bàn nông thôn

Đắklắk là nơi hội tụ 44 dân tộc anh em cùng sinh sống với những bản sắc văn hoátruyền thống khác nhau Nông dân Đắklắk không chỉ là lực lượng sáng tạo mà còn lựclượng lưu giữ và truyền bá các giá trị văn hoá truyền thống cho các thế hệ mai sau Vaitrò này biểu hiện qua phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khudân cư”

Thứ tư, nông dân Đắklắk còn là chỗ dựa vững chắc của hệ thống chính trị nông

thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng

Phát huy truyền thống yêu nước của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

và đế quốc Mỹ, trong thời kì CNH – HĐH nông dân Đắklắk vẫn là chỗ dựa vững chắccho hệ thống chính trị nông thôn, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ Tham gia xâydựng hệ thống chính trị, đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhưtham nhũng, mất đoàn kết trong nhân dân, chống diễn biến hoà bình trên địa bàn nôngthôn

Tóm lại, từ những phân tích ở trên, ta thấy rằng sự nghiệp CNH – HĐH nôngnghiệp, nông thôn nói riêng và sự ổn định, phát triển về mọi mặt của tỉnh Đắklắk nóichung lệ thuộc vào việc khai thác, phát huy vai trò, tiềm năng của người nông dân

Trang 12

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở ĐĂKLĂK

2.1 Những thành tựu và nguyên nhân trong việc phát huy vai trò của nông dân Đắklắk trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn từ năm 2000 đến nay

2.1.1 Những thành tựu

Phát triển nông nghiệp toàn diện, đồng thời phát triển công nghiệp, dịch vụ vàxây dựng nông thôn mới là nội dung cơ bản của quá trình CNH – HĐH nông nghiệp,nông thôn ở Đắklắk Trong quá trình đó, với tư cách là lực lượng sản xuất cơ bản, lựclượng chính trị - xã hội đông đảo, nông dân Đắklắk khẳng định vai trò quyết định củamình trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn Đắklắk Vai trò này biểuhiện trong nỗ lực phấn đấu của người dân trong sản xuất nông nghiệp và trong xâydựng nông thôn mới

Thứ nhất, nông dân Đắklắk đã phát huy tính tích cực trong phát triển nền nông

nghiệp có cơ cấu toàn diện, gắn với sản xuất hàng hoá

- Là một tỉnh miền núi với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, đặc biệt làtài nguyên đất nên không chỉ thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực, câycông nghiệp như càfê, cacao, cao su… mà còn thuận lợi cho phát triển chăn nuôi giasúc như lợn, bò, dê… theo hướng sản xuất hàng hoá

Nhờ vậy, nông dân Đắklắk đã tạo ra được nền nông nghiệp toàn diện theo hướngsản xuất hàng hoá lớn, giá trị sản phẩm ngày càng tăng Năm 2010 chiếm 5279 tỷđồng, đến năm 2012 chiếm 8293 tỷ đồng trong tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn Đếnnăm 2012 thì tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp đã chiếm tới 22.658 tỷ đồng, trong đó,nông nghiệp chiếm 21.085 tỷ đồng, lâm nghiệp chiếm 346 tỷ đồng, ngư nghiệp chiếm

227 tỷ đồng Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng tổng sản phẩm trên địa bàn ngàycàng giảm, năm 2010 chiếm 59,63%, năm 2011 chiếm 57,2%, năm 2012 chiếm 53,6%

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn đang chuyển dịch theo hướng tích cực là tăng nhanh sảnxuất công nghiệp và dịch vụ và giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp nhưng sốlượng hàng nông nghiệp sản xuất ra vẫn tăng

Trang 13

Ngoài trồng cây lương thực và cây lâu năm thì nông dân Đắklắk còn phát triểnnền sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, là việc nông dân đã mởnhiều trang trại chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như là lợn, bò, dê, gà… hiện naytỉnh đã có trên 200 trang trại chăn nuôi trâu, bò và hàng trăm trang trại chăn nuôi cácloại gia súc có giá trị kinh tế khác như trang trại nuôi nhím, heo rừng, ba ba, nai, kì đà,rùa, chồn hương… Sản lượng của ngành chăn nuôi không ngừng tăng lên Năm 2010,đàn trâu, bò là 108.200 con, đến năm 2012 là 183.600 con; đàn gà từ 3.090.800 connăm 2010, đến năm 2012 tăng lên 4.481.500 con; năm 2010 đàn lợn là 428.500 con,năm 2012 là 643.600 con, năm 2012 đàn bò tăng 37%, đàn lợn tăng 7%, đàn gia cầmtăng 12,1% so với các năm trước.

- Thực hiện chủ trương CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn nông dân Đắklắk

đã áp dụng nhiều thành tựu của khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp làmtăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp

Đắklắk là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống với tập quán ducanh, du cư, đốt rừng làm nương rẫy, với phương thức sản xuất thô sơ, lạc hậu Được

sự quan tâm của Đảng, nhà nước và các cơ quan ban ngành của tỉnh những năm quaviệc chuyển đổi phương thức sản xuất mới, thực hiện định canh định cư cho các đồngbào dân tộc thiểu số đã được đẩy mạnh Nhờ vậy, một bộ phận nông dân, trong đó có

cả một bộ phận dân tộc thiểu số đã mạnh dạn chuyển đổi tập quán canh tác cũ, năngsuất thấp sang áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệpnhư trồng thâm canh, trồng xen canh các loại cây trồng, áp dụng kỹ thuật nuôi trồng cónăng suất, chất lượng cao làm cho năng suất nông nghiệp tăng Năm 2012 sản lượnglương thực có hạt ước đạt 989.900 tấn, vượt 3.800 tấn so với kế hoạch; diện tích câylâu năm tiếp tục tăng, nhất là cafê và cao su Tổng diện tích cafê niên vụ 2012 – 2013

là 182.434 ha, sản lượng khai thác đạt 380.000 tấn, cây cao su là 24.861 ha, sản lượngkhai thác ước đạt 28.163 tấn mủ quy khô; cây điều 41.535 ha, sản lượng 14.023 tấn;cây cacao 933 ha, sản lượng 1.609 tấn quả tươi; cây hồ tiêu 4.703 ha, sản lượng 12.198tấn Chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục phát triển ổn định; duytrì được đàn trâu, bò, lợn và đàn gia cầm, tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản có hiệuquả, tổng đàn trâu có 31.300 con, đàn bò 213.000 con, đàn lợn 625.000 con, đàn giacầm 6.000.000 con, đàn ong mật 170.000 đàn Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 7.000

ha, sản lượng 8.200 tấn, sản lượng cá bột đạt 720 triệu con…

Trang 14

- Nông dân Đắklắk tạo ra nguồn nông sản, nguyên liệu đáp ứng cho yêu cầu sản

xuất công nghiệp và xuất khẩu

Công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp chiếm 60% cơ cấu công nghiệpcủa tỉnh, đặc biệt là cây cafê không những đáp ứng cho nhu cầu ở trong nước mà cònxuất khẩu ra nước ngoài Vì vậy, để đáp ứng cho nhu cầu trên đòi hỏi phải phát huy tínhtích cực và vai trò của nông dân Đắklắk trong sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp,nông thôn Trong những năm qua, diện tích và sản lượng cafê ở Đắklắk không ngừngtăng lên về chất và lượng Từ khi vào Việt Nam năm 1857 đến sau năm 1930 có khoảng5.900 ha, năm 1957 có 20.000 ha, năm 1975 Đắklắk có trên 37.000 ha, năm 1990 cótrên 76.000 ha, hiện nay là 178.196 ha (2012) Trong đó có 172.047 ha cafê kinh doanh,sản lượng hàng năm đạt 430.000 tấn Niên vụ 2011 – 2012 toàn tỉnh Đắklắk có 5.035 ha

hồ tiêu, sản lượng năm 2010 ước đạt 11.881 tấn (bằng 98% vụ trước); có 25.124 ha cao

su, sản lượng 28.038 tấn (tăng 397 tấn so với năm trước); 36.421 ha điều, sản lượng đạt24.106 tấn; 940 ha cacao, sản lượng đạt 1.609 tấn quả tươi Đây là nguồn nguyên liệu vôcùng quan trọng cho sản xuất công nghiệp và xuất khẩu

Với lợi thế về đồng cỏ tự nhiên, diện tích thảm cỏ dưới tán rừng thưa là nguồnthức ăn dồi dào phục vụ cho phát triển chăn nuôi đại gia súc Mặt khác với diện tíchđất nông nghiệp khá lớn, đất đai phì nhiêu màu mỡ, hàng năm sản xuất các loại nôngsản với khối lượng lớn đáp ứng yêu cầu nguyên liệu phục vụ cho chế biến thức ăn giasúc, gia cầm và chăn nuôi thủy sản Những năm gần đây, chăn nuôi đã có bước pháttriển đáng kể, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp tăng dần và luôn duy trìmức độ tăng trưởng từ 5-7% Việc tổ chức sản xuất đang có sự chuyển biến tích cực từchăn nuôi nhỏ lẻ, kinh tế hộ với quy mô nhỏ sang chăn nuôi với quy mô lớn, chăn nuôitập trung, kinh tế trang trại chăn nuôi phát triển mạnh, đã góp phần tạo ra sự chuyểndịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp Mô hình kinh tế chăn nuôi trang trại đã tỏ

rõ ưu thế về quy mô, vốn đầu tư cũng như hiệu quả kinh tế Cơ cấu giống đàn gia súc,gia cầm có sự chuyển biến từ giống truyền thống năng suất thấp sang giống mới, giốnglai cho năng suất và chất lượng Một số doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp đã đầu

tư vào chăn nuôi bò thịt, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá Kinh tế trang trạicủa tỉnh hiện có 1.719 trang trại, trong đó, trang trại trồng trọt là 1.091, trang trại chănnuôi là 205, trang trại lâm nghiệp là 233, trang trại thuỷ sản 25, và 165 trang trại tổng

Trang 15

hợp Nhiều trang trại đã tổ chức sản xuất có hiệu quả, giải quyết việc làm cho lao độngnông thôn, tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Thứ hai, nông dân Đắklắk nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xây dựng nôngthôn mới

Với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” nông dân Đắklắk đã nêucao tinh thần trách nhiệm trong việc đóng góp kinh phí, lao động của mình trong việcphát triển, hiện đại hoá kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn Theo số liệucủa Hội nông dân tỉnh từ năm 2008 – 2010, Hội nông dân đã vận động hội viên, nôngdân tham gia đóng góp 14,4 tỷ đồng, 43.900 ngày công lao động để nâng cấp, làm mới

520 km đường giao thông nông thôn, mở mới, tu bổ và kiên cố hoá 192 km kênhmương, thuỷ lợi, làm mới và sửa chữa 124 cây cầu và hàng ngàn phòng học… Chính

vì vậy, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được xây dựng tương đối hoàn chỉnhđáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nông thôn

Hưởng ứng cuộc vận động “toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”nông dân Đắklắk đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xây dựng đời sống văn hoá ởkhu vực nông thôn Năm 2012 có 72.4% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 100%buôn, thôn có hội trường, điểm sinh hoạt văn hoá Điều này đã góp phần nâng cao đờisống văn hoá tinh thần cho cư dân nông thôn, đồng thời, tạo động lực cho quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn

Ngoài ra, nông dân Đắklắk còn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xây dựng hệthống chính trị cơ sở trên địa bàn nông thôn Nông dân tự giác và ý thức cao trong việcxây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội cũng như giám sát việcthực hiện Qui chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn nông thôn

Như vậy, với sự chủ động, tích cực và tinh thần trách nhiệm cao nông dân Đắklắk

đã khẳng định được vai trò to lớn vào quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn

ở Đắklắk Thúc đẩy nền nông nghiệp toàn diện, xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng ở nôngthôn, hệ thống chính trị - xã hội được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần củanông dân từng bước được cải thiện

2.1.2 Nguyên nhân của những thành tựu

Một là, Được sự tập trung chỉ đạo và quản lý của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh

cùng sự phối hợp của các cơ quan ban, ngành bằng những cơ chế, chính sách cụ thể đãtạo ra động lực mới đối với nông dân Đắklắk cả về kinh tế và chính trị, kích thích, thúc

Trang 16

đẩy họ, không chỉ trong lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu màcòn củng cố, tăng cường lòng tin của nông dân đối với Đảng, với chế độ xã hội chủnghĩa Chính vì vậy, đã tạo ra động lực mới thúc đẩy nông dân Đắklắk tích cực, chủđộng và phát huy tinh thần, trách nhiệm trong CNH – HĐH.

Nhiều chính sách, cơ chế và kế hoạch đầu tư, hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân,nông thôn trong tỉnh được ban hành và triển khai thực hiện, tiêu biểu như:

- Chương trình thực hiện nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nôngnghiệp, nông dân, nông thôn

- Chỉ đạo thực hiện Chương trình 134: đã hoàn thành các nội dung về giải quyếtđất ở, làm nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ nông dân

- Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnhđến năm 2015

- Hỗ trợ từ ngân sách Tỉnh thông qua các Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ mới, xây dựng mô hình chuyểnđổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn nông dân trong sảnxuất Sử dụng nguồn vốn Trung ương và địa phương tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, đàotạo, xây dựng mô hình, phổ biến, chuyển giao các thành tựu khoa học – công nghệphục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Hai là, sự động viên, hỗ trợ kịp thời của Hội nông dân các cấp ở tỉnh Đắklắk.

Với tư cách là người đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nông dânĐắklắk, Hội nông dân đã tích cực phối hợp với các cấp uỷ Đảng, chính quyền tổ chứcphong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinhdoanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như:

- Cụ thể, Hội nông dân đã vận động được 344.533 lượt hộ gia đình nông dân đăng kísản xuất kinh doanh giỏi và đã có 149.831 lượt hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinhdoanh giỏi ba cấp Phối hợp tập huấn kĩ thuật cho 194.707 lượt hội viên, nông dân tínchấp với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn giúp hàng chục hộ nông dân vayvốn với số tiền trên 250 tỷ đồng

- Hội đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân trongtoàn tỉnh tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ để nâng cao hiệu quả trong

Ngày đăng: 16/09/2015, 23:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w