1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện Trường Trung học cơ sở Tân Tiến

89 2,3K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện Trường Trung học cơ sở Tân Tiến

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay Công nghệ khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh và đóng một vaitrò quan trọng trong cuộc sống, Công nghệ thông tin là một trong những ngànhkhoa học đó Sự ra đời và phát triển của tin học là thành quả vĩ đại của con người,cùng với những phần mềm ứng dụng ra đời có tính chất quyết định đối với việc ápdụng ngành khoa học này

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngành Công nghệ thông tin đãtrở thành mũi nhọn, công nghệ thông tin đã khẳng định là ngành không thể thiếutrong mọi việc áp dụng các hoạt động xã hội như Quản lý Bán hàng, Quản lýKhách sạn, Quản lý Thư viện…

Trong lĩnh vực quản lý, việc ứng dụng tin học đã có những thành công đáng

kể như giải quyết các công việc phức tạp, đảm bảo độ chính xác an toàn, rút ngắnthời gian thực hiện

Hệ thống quản lý Thư viện là một bài toán điển hình trong các bài toán quản

lý đó Nó đòi hỏi hệ thống quản lý phải biết sắp xếp một cách hợp lý sao cho khôngmất thời gian hoặc cồng kềnh gây khó khăn trong việc tra cứu sách của bạn đọc vàcông tác quản lý của nhân viên thư viện

Xuất phát từ các yêu cầu thực tế và được sự hướng dẫn của cô giáo

Ths.Nguyễn Thanh Hương tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện Trường Trung học cơ sở Tân Tiến”.

Đề tài Quản lý Thư viện được xây dựng trên ngôn ngữ Visual Basic 6.0Đây là một đề tài mang tính thực tế, nhưng với kinh nghiệm và kiến thức cóhạn nên khó tránh khỏi sai sót Vì vậy em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp,chỉ bảo của các thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn cô ThS.Nguyễn Thanh Hương cùng các thầy cô

trong Bộ môn Công nghệ thông tin trường Đại Học Kinh tế Quốc dân và các thầy

cô trường THCS Tân Tiến đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài thực tập này

Trang 2

Nội dung đề tài:

Yêu cầu đề tài: Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện trường THCS Tân Tiến

Thực hiện đề tài:

Chương 1: Khảo sát thực tế

Khảo sát hệ thống hiện tại và xác định yêu cầu đặt ra đối với hệ thống mới.Nội dung của chương này là kết quả của quá trình tìm hiểu thực trạng của hệthống hiện tại, những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống hiện tại và yêu cầu đặt rađối với hệ thống mới

Chương 2: Tổng quan về đề tài.

Dựa trên kết quả đã khảo sát ở chương 1, chương này sẽ đưa ra những mụcđích và yêu cầu của đề tài

Chương 3: Phân tích hệ thống.

Sau khi đã lựa chọn giải pháp thích hợp, chương này sẽ đi vào phân tích hệthống mới thông qua việc xây dựng các biểu đồ phân rã chức năng, biểu đồ luồng

dữ liệu và sơ đồ thực thể liên kết

Chương 4: Thiết kế hệ thống - Thiết kế chương trình.

Dựa vào những phân tích ở chương 3, chương này sẽ quyết định việc lựachọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu, đi từ thiết kế tổng thể đến thiết kế chi tiết cơ sở dữliệu sử dụng cho hệ thống

Chương 5: Cài đặt, sử dụng - Đánh giá kết luận chương trình và hướng phát

triển

Chương này sẽ hướng dẫn cài đặt dữ liệu, cài đặt chương trình thực hiện hệthống

Trang 3

Chương 1 KHẢO SÁT THỰC TẾKhảo sát hệ thống hiện tại - yêu cầu đặt ra đối với hệ thống mới

I GIỚI THIỆU CHUNG:

Năm 1973, trường THPT Tân Tiến vinh dự được thành lập, tám năm sauđổi tên là trường cấp I, II Tân Tiến Sau đó số lượng học sinh cấp II tăng dần đếnđầu năm học 1991 - 1992, trường được tách hẳn ra khỏi cấp I với tên gọi là trườngTHCS Tân Tiến, trực thuộc sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh Hưng Yên Hiện nay (nămhọc 2007 - 2008), trường có 22 lớp với gần 1000 học sinh Hơn ba mươi năm qua,mặc dù nhà trường đã trải qua những bước thăng trầm đáng kể, đặc biệt có giai đoạnđời sống CB-GV hết sức khó khăn, cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn.Nhưng rồi, nhờ biết vận dụng và phát huy sức mạnh của nội, ngoại lực, tất cả đều đãvượt qua, đến nay nhà trường đã khẳng định được vị trí của mình, đang từng bướcphát triển toàn diện và tiến lên vững chắc

1 Về xây dựng tình hình đội ngũ:

Đội ngũ CB-GV của nhà trường hiện nay đủ về số lượng, vững vàng vềchất lượng, đoàn kết, luôn có ý thức trách nhiệm với mọi công việc được giao.Điểm lại, trong 35 năm, qua 05 đời Hiệu trưởng, đã có hơn 100 CB-GV từng thamgia công tác tại trường, đến nay, có người đã về hưu, có người đã chuyển ngành vàcũng có người đã vĩnh viễn ra đi, nhưng hình ảnh một người thầy mẫu mực, tận tụy.Với tấm lòng “vì học sinh thân yêu” một tinh thần luôn thi đua dạy tốt, mãi mãi cònđọng lại trong ký ức của mỗi học sinh đã từng được học tại ngôi trường này

Mỗi thành viên trong nhà trường đã cùng góp sức xây dựng thành nhữngtập thể chuyên môn tốt, tuy đặc điểm tình hình của mỗi tổ có khác nhau, nhưng giữacác tổ đã có sự hỗ trợ, động viên nhau cùng tiến, nên 100% tổ chuyên môn đều đãnhiều năm đạt danh hiệu tổ LĐXS và hàng trăm SKKN về công tác quản lý, về đổimới phương pháp giảng dạy đã được Sở Giáo dục - Đào tạo công nhận Với tinh

Trang 4

thần phấn đấu không mệt mỏi trên tất cả các lĩnh vực công tác, nhiều thầy cô giáo

đã vinh dự được tặng thưởng những danh hiệu cao quý của Nhà nước

2 Về đào tạo:

Nhà trường được phân công giảng dạy và giáo dục cấp THCS chủ yếu chocon em nhân dân xã Tân Tiến và một số ít con em vùng lân cận trên địa bàn huyệnVăn Giang, Tỉnh Hưng Yên

Từ ngày thành lập đến nay, quy mô phát triển trường lớp khá ổn định, chỉdao động trong khoảng từ 20 - 22 lớp với từ 800 - 1000 học sinh Số lượng học sinhtốt nghiệp THCS hàng năm đạt 97 – 100%

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đào tạo nhân tài cho đất nước được nhàtrường đặc biệt quan tâm và xác định là nhiệm vụ hàng đầu, vì vậy phong trào luônđược đẩy mạnh và liên tục đạt kết quả tốt

Ngoài việc học tập, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng đượcnhà trường quan tâm đúng mức và đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong các hoạtđộng Đoàn đội, văn nghệ, TDTT, giáo dục truyền thống, giáo dục môi trường,phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội bằng nhiều hình thức phong phú, có tácdụng giáo dục tích cực, thiết thực hỗ trợ cùng chuyên môn trong việc hình thành vàphát triển nhân cách toàn diện cho học sinh

3 Về cơ sở vật chất:

Nhà trường không ngừng tu sửa, chỉnh trang, xây mới một số hạng mục.Đến nay, khuôn viên nhà trường đã hoàn chỉnh với 12 phòng học, 6 phòng chứcnăng với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học như phòng vitính, phòng bộ môn, thư viện giúp giáo viên có điều kiện tiếp cận, ứng dụng côngnghệ thông tin vào việc soạn giảng, cải tiến phương pháp giảng dạy, phục vụ tốtviệc thay sách giáo khoa, đổi mới giáo dục phổ thông Đặc biệt nhà trường đangtriển khai xây dựng mô hình thư viện chuẩn để đáp ứng nhu cầu cho học sinh vàgiáo viên Nói chung, cơ sở vật chất nhà trường tương đối đáp ứng được yêu cầudạy và học, cảnh quan sư phạm nhà trường mỗi ngày thêm xanh - sạch - đẹp

Trang 5

Nhìn lại, sau 35 năm, cùng với sự phát triển không ngừng của tỉnh HưngYên và phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong ngành GD-ĐT đang dấy lên sôinổi, trường THCS Tân Tiến đã có những bước trưởng thành vững chắc, lập đượcnhiều thành tích rất đáng tự hào Thành quả ấy không chỉ có sự nỗ lực, phấn đấuliên tục của nhà trường, của từng thầy cô giáo, của mỗi học sinh mà còn có sự quantâm giúp đỡ của lãnh đạo các cấp, sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Sở GD-ĐT, sự hỗtrợ chặt chẽ của Hội Cha mẹ học sinh, Hội khuyến học Nhà trường đã khôngngừng lớn mạnh, hoạt động và phát huy tốt chức năng của mình, góp phần xứngđáng vào thành tích chung của trường trong nhiều năm

II GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN:

Công tác hoạt động của thư viện được coi là công việc tốn nhiều thời gian,công sức với mục đích phục vụ độc giả nhanh nhất và bảo quản tư liệu lâu dài, cácnhân viên phải xử lý thông tin tư liệu từ khi mua đến khi xếp lên giá sách, phục vụđộc giả một cách nhanh nhất Hoạt động của Quản lý Thư viện gồm một số côngviệc sau:

1 Nhập sách:

Khi sách được nhà cung cấp chuyển đến theo đơn đặt hàng của thư viện nhânviên thư viện có nhiệm vụ kiểm tra lại hoá đơn, đối chiếu số lượng, đơn giá với sốlượng, đơn giá ghi trên hoá đơn Khi đó lập lưu biên bản nhập sách

2 Đăng ký sách:

Bước tiếp theo nhập sách là xác minh sách đó thuộc tài liệu của thư việnbằng cách đóng dấu của thư viện vào sách, theo quy định là đánh dấu ở trang đầu vàtrang 17 và ghi vào sổ Đăng ký cá biệt

3 Xử lý sách:

- Đọc nội dung sách xong nhân viên thư viện tiến hành phân loại sách viếtphích sách và mô tả cho sách, để phân loại sách theo chủ đề nhân viên thư viện phảidựa vào quyển Bảng phân loại dùng cho các thư viện khoa học tổng hợp

- Làm tem dán lên đầu sách, phích sách để ở các ô phân loại (Theo thứ tự A,

B, C)

Trang 6

- Nhân viên thư viện làm nhiệm vụ ghi vào quyển thông tin sách Thư viện đểgiới thiệu cho độc giả biết được nội dung sách hàng tháng, hàng quý theo quy định

có những gì mới

4 Phục vụ độc giả:

Trong các thư viện có các nhân viên, khi độc giả muốn mượn một quyểnsách nào đó sẽ ghi thông tin vào phiếu mượn và đưa cho nhân viên thư viện, nhânviên thư viện sẽ căn cứ vào những thông tin ghi trên phiếu mượn để tìm sách trongkho cho độc giả mượn

Như vậy ta thấy máy tính ứng dụng vào công việc quản lý sách thì việc tracứu thông tin về sách sẽ đầy đủ, chính xác và nhanh chóng hơn

III KHẢO SÁT CHI TIẾT VỀ HỆ THỐNG:

Phần này sẽ đưa ra được những ưu, nhược điểm trong những hoạt động của

hệ thống hiện tại, nhận xét phân tích để đưa ra những khâu trong toàn bộ hệ thốngcần có sự giúp đỡ của hệ thống máy tính

1 Khảo sát chi tiết hệ thống cũ:

Quá trình hoạt động của Thư viện Trường THCS Tân Tiến cũng như nhiềuThư viện khác là phục vụ người đọc dưới nhiều hình thức khác như nhau: cho mượnđọc tại chỗ, hướng dẫn độc giả khai thác và tra cứu thông tin sách báo có hiệu qủa.Các tài liệu, sách báo của Thư viện rất phong phú về đầu sách và chủng loại Mộttên đầu sách có thể có nhiều bản để có thể đáp ứng được nhu cầu của độc giả

Để giúp cho độc giả có thể tra cứu chủng loại sách, mỗi tài liệu hoặc loạisách đều được mô tả trong một phiếu có ghi thông tin chi tiết như: Mã sách, tênsách, tác giả, chủng loại…

Các đầu sách cũng có thể được phân loại rõ ràng theo nội dung và chúngđược Thư viện đánh số hiệu lưu trữ theo đặc trưng của từng thể loại và nội dung

Các phiếu này sau khi đã xác định sẽ được phân làm nhiều bản và được xếptheo trình tự sau:

- Tủ phiếu xếp theo vần tên tài liệu, tủ phiếu xếp theo chủ đề

Trang 7

Những cách xếp như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho độc giả nhanh chóngtìm đến đầu sách cần quan tâm Người mượn tuỳ theo việc nhớ tên sách, tên tác giảhoặc tên thể loại mà có thể chọn đúng tủ sách để chọn đúng được nội dung tài liệucần tìm.

Đối với độc giả khi có nhu cầu đọc mượn sách, nhân viên thư viện sẽ làm cácthủ tục để cấp thẻ bạn đọc cho độc giả để họ có quyền tra cứu thông tin trong thưviện Thẻ bạn đọc ở đây được quản lý theo 2 loại là thẻ đọc và thẻ mượn, mỗi thẻ cónhững quy định và nội dung riêng

Trên mỗi thẻ đều có những thông tin chi tiết về độc giả như: Họ tên, Nămsinh…, mỗi thẻ sẽ có một số đăng ký do thư viện cấp

Sau khi cấp thẻ, thư viện sẽ tạo một hồ sơ ghi nhận việc mượn trả của ngườiđọc Trên hồ sơ này có các thông tin tương tự như các thông tin được ghi trên thẻbạn đọc, ngoài ra trên hồ sơ còn có một bảng ghi lại những lần mượn trả sách củađộc giả để dễ theo dõi

Bảng ghi nhận mượn trả của độc giả bao gồm các cột là: ngày mượn, tênsách, số hiệu của cuốn sách, cột ký mượn

Quá trình mượn, trả sách được Thư viện làm như sau:

Khi mượn sách độc giả đưa thẻ của mình và xác nhận số sách mượn, ngườithủ thư sẽ kiểm tra tính hợp lệ của thẻ và sách mượn trong nội quy Nếu hợp lệ sẽghi vào hồ sơ theo dõi mượn trả và xác nhận mượn cho độc giả đó Nếu không hợp

lệ sẽ thông báo và xử lý

Đối với thẻ đọc và thẻ mượn có những nội quy mượn sách khác nhau

Khi trả sách cũng tương tự, số thẻ và số sách được kiểm tra trong hồ sơ theodõi mượn trả Quá trình kiểm tra sẽ xác định được sách nào bị quá hạn và tiến hành

xử lý, sách nào bị hư hại so với tình trạng lúc mượn để quyết định xử phạt đối vớiđộc giả

Sau mỗi tháng hoặc mỗi quý theo quy định, thư viện sẽ tiến hành kiểm kê đểthống kê được danh sách đầu sách của Thư viện, bên cạnh đó theo dõi tình hìnhphục vụ độc giả

Trang 8

Thư viện thường xuyên rà sách để nắm được những sách được yêu cầunhiều, sử dụng với tần số cao đưa ra kho phục vụ thường xuyên Qua quá trình kiểm

kê, bộ phận phục vụ phải báo cáo Ban Giám Hiệu được số người mượn, số lượt sáchphục vụ, tần suất khai thác các loại sách… Qua đó mới lên kế hoạch bổ sung sách

Tuy vậy do các công tác trên còn làm thủ công nên hiện nay phải sau mộtnăm mới có thể báo cáo một lần, sau nửa năm mới có thể lên danh sách đòi sách vàviệc so khớp thông tin để kiểm kê gặp rất nhiều khó khăn

2 Đánh giá hệ thống hiện tại:

- Hầu hết các công việc nghiệp vụ của hệ thống Thư viện đều tiến hành hoàntoàn thủ công

- Trong công tác kiểm kê sẽ vô cùng khó khăn vì số lượng sách báo rất lớn,

số độc giả luôn thay đổi nên công tác quản lý đôi khi còn gặp nhiều nhầm lẫn, sai sót

- Vì thao tác nghiệp vụ hoàn toàn thủ công nên công việc và hiệu qủa trongcông tác phục vụ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kỹ năng của các cán bộ thưviện Nếu trình độ không đồng đều sẽ dẫn đến lúng túng khi làm việc

- Đối với việc tra cứu sách của độc giả còn có nhiều khó khăn, thời gian tìmđúng sách mất nhiều thời gian ngay cả đối với độc giả và cán bộ thư viện

- Việc quản lý thư viện như cập nhật thông tin mới, sửa đổi thông tin, thiếtlập các biểu đồ thống kê… là khó khăn thậm chí còn gây ra nhầm lẫn khó có khảnăng khắc phục ngay được

IV NHỮNG CHỨC NĂNG VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG MỚI:

1 Trình bày những yêu cầu mới:

Trong những năm qua lưu lượng học sinh hàng năm có đủ tiêu chuẩn nhậphọc ngày càng đông Để tạo môi trường học tập thuận lợi, hệ thống thư viện nhàtrường cũng cần đổi mới để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của học sinh cũng nhưgiáo viên trong nhà trường Trong những năm gần đây hệ thống Thư viện trường đãđược quan tâm của cấp trên trang bị cho nhiều đầu sách về mọi lĩnh vực Vì vậyviệc quản lý bằng phương pháp thủ công là rất khó khăn

Trang 9

Từ thực tế nêu trên Thư viện trường THCS Tân Tiến có nhu cầu thực sự cầnxây dựng một hệ thống Quản lý Thư viện cho trường, người xây dựng hệ thốngquản lý phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Rút ngắn thời gian tra cứu đáp ứng yêu cầu của bạn đọc

- Giảm thiểu số lượng thao tác thủ công

- Báo cáo thống kê về thư viện một cách nhanh nhất

- Kiểm soát quản lý thư viện chính xác

- Cung cấp thông tin đưa ra dữ liệu chính xác theo yêu cầu

2 Lý do vì sao phải tin học hoá:

Thứ nhất việc tin học hoá sẽ được áp dụng ngay trong công tác tìm kiếm vàtra cứu, công việc mà từ trước tới nay tốn mất nhiều thời gian và khó khăn khi ýthức của một số độc giả rất kém Từ trước tới nay thông tin sách cần tra cứu thườngđược in ra áp phích và để trong các tủ tìm kiếm, với số lượng sách báo lớn sẽ mấtnhiều thời gian, không khắc phục được nạn huỷ phích của một số người

Đối với các cán bộ Thư viện các thao tác nghiệp vụ làm thủ công từ khâunhập sách từ phía nhà cung cấp, phân loại hay tìm sách để phục vụ độc giả mấtnhiều công sức, dễ sai sót và nhầm lẫn

Việc thống kê sách, độc giả… do các khâu trước đó làm thủ công nên chỉ cóthể thực hiện được sau 5 tháng hoặc một năm mà cũng rất khó khăn do lượng côngviệc lớn mà nhân viên có hạn nên hiệu quả không cao

Chính vì vậy mà công việc quản lý thư viện cần phải tin học hoá phần nàotrong một số khâu để giảm bớt thao tác thủ công nâng cao hiệu quả hệ thống

3 Những thuận lợi và khó khăn của việc đưa tin học vào quản lý Thư viện Trường THCS Tân Tiến:

Trong bối cảnh hiện nay ai cũng biết nếu áp dụng thành công tin học vàoquản lý lĩnh vực nào đó thì hiệu xuất công việc rất cao, giảm bớt sức lao động củacon người, mọi thông tin đầu vào, đầu ra được quản lý chặt chẽ, thống kê, xử lýchính xác, nhanh gọn, rõ ràng đem lại lợi ích cho người sử dụng

Trang 10

Trong khâu quản lý, kiểm kê và lên báo cáo sẽ nhanh chóng, chính xác vàmang tính chuyên nghiệp hơn Trong việc cập nhật thông tin mới sẽ nhanh hơn vànhiều thông tin hơn, giao tiếp với môi trường máy tính bên ngoài dễ dàng và thuậntiện hơn.

b Những khó khăn:

Khó khăn gặp phải của hệ thống thư viện khi bước vào tin học hoá sẽ là:

- Phải trang bị thêm các trang thiết bị mới về máy tính

- Phải có những hướng dẫn hoặc chỉ bảo trong việc quản lý hệ thống bằngmáy tính

- Đối với nghiệp vụ kiểm soát dữ liệu trong máy tính phải cần tính chính xáccao, không cẩu thả bừa bãi trong việc cập nhật thông tin

- Loại bỏ tính bảo thủ của một số cán bộ thư viện lâu năm làm thao tác thủcông

- Những khó khăn nếu được giải quyết sẽ xây dựng được một hệ thống Thưviện tốt trong sự kết hợp hài hoà giữa công nghệ máy tính và thủ công truyền thống

4 Yêu cầu đối với hệ thống mới:

Với những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống hiện tại, ta đưa ra yêu cầu đốivới hệ thống mới là: Phải xây dựng được một chương trình thực hiện hệ thống khắcphục được những yếu điểm của hệ thống cũ, nghĩa là tiết kiệm về mặt bộ nhớ, thuậnlợi cho việc bảo trì, đảm bảo tính trong suốt của hệ thống

Trang 11

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

I GIỚI THIỆU CHUNG:

Thư viện là một nơi quản lý sách, báo, tạp chí… Thư viện có thể giúp bạnđọc có thể tra cứu và sử dụng được nhiều loại sách báo để nâng cao sự hiểu biết vàvốn kiến thức của mình Tuy nhiên để làm được điều này thì hệ thống quản lý Thưviện cần phải được sắp xếp sao cho hợp lý và thuận tiện để đáp ứng tốt một số yêucầu về mặt phục vụ độc giả và đặc biệt là sự cập nhật sách mới phù hợp với nhu cầucủa độc giả

Đặc điểm bài toán quản lý là khối lượng thông tin rất lớn, đa dạng phức tạp.Việc quản lý thủ công sẽ mắc nhiều thiếu sót, không kịp thời mất rất nhiều thờigian, hiệu quả lại không cao không phù hợp với thời đại mới, thời đại của Côngnghệ thông tin Vì vậy việc quản lý cũng như trong các ngành nghề khác của đấtnước

II MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:

Hệ thống “Quản lý Thư viện” từ trước đến nay đã và đang quản lý hoàn toànbằng phương pháp thủ công nhưng các thao tác điều hành quản lý đều có tính khoahọc và tổ chức hệ thống tốt Tuy vậy, hệ thống quản lý và điều hành còn đòi hỏi rấtnhiều thời gian và công sức của các thủ thư mà vẫn không tránh khỏi những nhầmlẫn sai sót Thực tế hiện nay độc giả đến thư viện với những nhu cầu rất cao và phứctạp, lượng sách báo phải cập nhật hàng tháng, hàng quý càng tăng để đảm bảo tínhthời sự của các loại thông tin Do vậy, phương pháp quản lý bằng phương pháp thủcông đã không còn phù hợp với thực tế đòi hỏi hiện nay Bên cạnh đó, nhu cầu củađộc giả về thông tin rất cần nhanh chóng và chính xác nội dung tài liệu cần quantâm

Do đó với mỗi loại tài liệu thì cần phải được mô tả bằng những thông tingiúp độc giả tìm đến nó một cách nhanh nhất Với người đọc cũng cần được thưviện quản lý thông qua thẻ đọc với một số thông tin cần thiết về bản thân, về sách

Trang 12

mà người đó đã mượn của thư viện Ngoài ra, qua việc mượn đọc của độc giả, thưviện có thể biết được những loại sách nào có nhu cầu mượn cao để xúc tiến việc cậpnhật sách đảm bảo được các đầu sách và số lượng, hoặc ngược lại có thể tiến hànhthanh lọc với mục đích phục vụ độc giả tốt nhất.

Chính vì vậy việc đưa tin học vào một số khâu trong hệ thống Quản lý Thưviện sẽ làm tăng hiệu suất công việc và đáp ứng được phần nào nhu cầu tìm hỏi, tracứu của độc giả Bên cạnh đó, tin học hoá còn làm cho hệ thống thư viện có thể hoànhập vào thế giới phát triển công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác quản lý sách vàphục vụ độc giả

Tóm lại: Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện nhằm mục đích sau:

- Quản lý thông tin về sách, báo…

- Quản lý thông tin về bạn đọc

Cho phép độc giả có thể tra cứu sách, báo…

Thông tin được cập nhật đối với file sách và file mượn trả

Mỗi tháng hoặc mỗi thời gian nhất định Thư viện sẽ thống kê tình hình mượntrả sách và gửi thông báo cho độc giả nào mượn sách mà chưa trả đúng hạn

III YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI:

Lưu trữ và truy cập một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, đảm bảo các điều kiện sau:+ Dữ liệu đưa vào đầy đủ

+ Thông tin được đưa vào nhanh gọn chính xác

+ Lưu trữ dữ liệu có tính khoa học an toàn

Việc sử dụng chương trình phải đảm bảo tính đơn giản dễ hiểu

Giao diện giữa người và máy phải rõ ràng, giảm bớt được độ phức tạp

Lưu trữ tìm kiếm thông tin theo yêu cầu phải đảm bảo nhanh gọn chính xác

Trang 13

Chương 3 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

I KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN:

1 Khái niệm về hệ thống thông tin:

Một hệ thống thông tin bao giờ cũng có những chức năng chính sau:

a Hệ thống thông tin đưa ra:

- Dữ liệu gốc thường được ghi lại một sự kiện hay một vấn đề

- Dạng câu hỏi thường là một yêu cầu về thông tin

- Dạng trả lời cho lời nhắc có hoặc không

- Dạng lệnh ở dưới dạng ghi tệp hoặc bản ghi

b Hệ số thông tin xử lý:

- Sắp xếp dữ liệu bản ghi theo một trật tự nào đó

- Thâm nhập, ghi, sửa đổi thông tin dữ liệu trong một hệ thống

- Tìm kiếm, tra cứu thông tin trong hệ thống

- Lựa chọn các thông tin theo tiêu chuẩn

- Thao tác xử lý nhanh và chính xác

c Hệ thống thông tin lưu trữ:

- Cho phép lưu trữ thông tin theo dạng văn bản, hình ảnh, tiếng nói, thông tin

số hoá, hoặc các thông tin đã được mã hoá

- Tính bảo mật của dữ liệu lưu trữ

d Hệ thống tin ra:

- Thông tin được in ra giấy dưới dạng tài liệu, dưới dạng báo cáo, ra file hoặc

ra màn hình…

- Đầu ra của hệ thống này có thể là luồng điều khiển đầu vào của hệ thống khác

2 Mục tiêu của hệ thống thông tin:

- Xây dựng hệ thống Quản lý Thư viện: Giúp cho người Quản lý Thư việntruy xuất thông tin về sách, về độc giả và các thông tin liên quan đến việc Quản lýThư viện một cách nhanh chóng và chính xác

Trang 14

- Hệ thống phải đáp ứng được: Quản lý chi tiết về sách về tác giả, về nhàxuất bản, về độc giả, về mượn trả, về số lượng sách có trong Thư viện và xử lý vềmượn trả quá hạn, đúng hạn.

- Đối với người khai thác hệ thống: Khả năng truy nhập dữ liệu nhanh chóng,thao tác vào ra dữ liệu phi đơn giản, chính xác, dễ thực hiện có khả năng phát hiệnlỗi tốt

II PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG:

* Cập nhật sách:

+ Nhập thông tin sách mới: cũng như nhập thông tin về độc giả mục nhậpthông tin về sách mới cũng cập nhật những đầu sách mà thư viện mới được bổ sung

để kịp thời tăng thêm thông tin cho thư viện

+ Sửa, xoá thông tin sách: Khi sách không còn được sử dụng hoặc sách bịmất, hỏng thì chức năng này sẽ đảm nhận vai trò huỷ thông tin về quyển sách đó

b) Xử lý mượn trả:

* Xử lý mượn: Đây là chức năng xử lý thông tin về mượn sách của độc giả.Khi độc giả đến thư viện việc đầu tiên là đến hộp tủ đựng phích sách sau đó tìm loạisách mình cần mượn và đưa thẻ độc giả cùng với phích sách cho nhân viên thư viện

để nhân viên thư viện kiểm tra và cập nhật những thông tin cần thiết vào hệ thống(Mã độc giả, Mã sách, Số thẻ, Lớp, Tên sách báo, Ngày mượn, ngày hẹn trả, sốlượng mượn) và trả lời cho độc giả về việc mượn trả

Trang 15

* Xử lý trả: Khi độc giả đến trả sách thì chức năng này sẽ tìm độc giả đãmượn và sau đó cập nhật vào ngày trả và số lượng trả để xử lý thông tin trả sách củađộc giả.

* Xoá Thông tin mượn trả: Khi độc giả đã trả sách và những thông tin mượntrả sách của độc giả không còn phù hợp với các yêu cầu về thống kê, báo cáo củathư viện thì sẽ được xoá khỏi hệ thống Quản lý Thư viện

c) Tìm kiếm:

* Tìm thông tin độc giả: tìm kiếm các thông tin liên quan đến độc giả như:

Mã độc giả, Tên độc giả

* Tìm thông tin sách: tìm các thông tin về sách như: Tên sách, Loại sách, Mãsách, Tên tác giả và Tên nhà xuất bản

d) Thống kê:

- Thống kê độc giả: Đây là chương trình dùng để thống kê các thông tin vềđộc giả giúp người Quản lý Thư viện thống kê về số lượng độc giả được nhanh hơn

và chính xác hơn

- Thống kê độc giả đang mượn sách

- Thống kê sách: với hệ thống Thư viện này mục thống kê sách có vai tròquan trọng trong việc kiểm tra lại số lượng sách hiện tại và số lượng sách đang đượcmượn

2 Phân tích nhiệm vụ của từng chức năng:

a) Chức năng cập nhật thông tin:

Có 2 nhiệm vụ là cập nhật độc giả và cập nhật sách

- Chức năng cập nhật độc giả: có nhiệm vụ cập nhật độc giả, cập nhật thôngtin về độc giả như: (Mã độc giả, Họ và tên, Năm sinh, Lớp, Số thẻ) ngoài chức năngcập nhật thông tin mục này còn có nhiệm vụ sửa, xoá thông tin về độc giả

- Chức năng cập nhật sách: có nhiệm vụ nhập thông tin sách và sửa xoáthông tin về sách Chức năng này khi nhập mã độc giả và mã sách vào hệ thống thì

mã này sẽ được kiểm tra, nếu trùng mã do sự bổ sung thì hệ thống sẽ báo và ngườikhai thác hệ thống sẽ chỉnh sửa thông tin đầu vào của từng cho chính xác Khi cập

Trang 16

nhật có thể sai hoặc thiếu thông tin nào đó của danh mục cập nhật thì hệ thống chophép sửa lại tất cả các thông tin của bản tin đó.

b) Chức năng xử lý mượn trả:

Chức năng này có 2 nhiệm vụ xử lý về mượn và trả sách Trong chức năng

có nhiệm vụ đưa ra những thông báo về mượn trả sách đúng hạn, quá hạn của độcgiả để người Quản lý Thư viện biết được quá trình mượn trả sách của một độc giảnào đó và tình hình hoạt động của thư viện để có hình thức xử lý theo quy định củathư viện

III XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ:

1 Mô hình luồng dữ liệu:

Muốn xây dựng thiết kế một hệ thống thông tin quản lý thì vấn đề đầu tiên taphải phân tích hệ thống nhằm tìm và lựa chọn giải pháp thích hợp, các biện pháp cụthể Hiệu quả của công việc tin học hoá công tác quản lý hoàn toàn phụ thuộc vàoquá trình ban đầu

Trong quá trình phân tích để chuyển từ bài toán thực tế sang bài toán quản lýtrên máy tính thì các sơ đồ chức năng và sơ đồ luồng dữ liệu giúp cho ta dễ dàngxác định được những yêu cầu của người dùng giúp ta có thể nhìn tổng quát hơn vềcách quản lý thực tế mà ta sẽ thiết kế

Quản lý các tài liệu trong thư viện, tình trạng các tài liệu, quản lý các độc giảkhi độc giả mượn trả tài liệu trong thư viện, khi độc giả mượn tài liệu thì xem còn

Trang 17

hay hết, làm các yêu cầu như mua và nhập tài liệu mới, thanh lý tài liệu bị hư trongthư viện, báo cáo.

Các bước tiến hành

+ Biểu đồ phân cấp chức năng

+ Biểu đồ luồng dữ liệu

+ Sơ đồ thực thể liên kết

+ Thiết kế giao diện

Các bước xây dựng dữ liệu và mô hình thực thể liên kết sẽ được dùng chochức năng nhỏ hơn Công việc đó làm cho việc xây dựng các mô hình thực thể liênkết được đơn giản hoá một phần, để cho việc kiểm tra và đặc biệt quan trọng là đảmbảo không sai sót những thực thể quan trọng như ảnh hưởng đến việc thiết kế saunày

2 Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng:

Biểu đồ phân cấp chức năng cho ta cái nhìn tổng quát của hệ thống Quản lýThư viện Nó chỉ ra những ràng buộc mà người viết chương trình phải thực hiện,xác định những gì mà hệ thống phải làm

Trang 18

QUẢN LÝ THƯ VIỆN

Cập nhật dữ liệu Xử lý mượn trả Tìm kiếm Thống kê, báo cáo

Tìm TT ĐG Tìm TT Sách

TK ĐG quá hạn

TK ĐG đang mượn sách

Trang 19

3 Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD):

a) Chức năng xử lý:

- Khái niệm: Chức năng xử lý là chức năng biểu đạt các thao tác, nhiệm vụhay tiến trình xử lý nào đó Tính chất quan trọng của chức năng là biến đổi thôngtin, tức là nó phải làm thay đổi thông tin từ đầu vào theo một cách nào đó như tổchức lại thông tin, bổ sung thông tin hoặc tạo ra thông tin mới

- Biểu diễn: đường tròn hay ô van, trong đó có ghi nhãn (tên) của chức năng

- Nhãn (tên) chức năng: Phải là một động từ, có thêm bổ ngữ nếu cần, chophép hiểu một cách vắn tắt chức năng làm gì

b) Luồng Dữ liệu:

- Khái niệm: Luồng dữ liệu là luồng thông tin vào hay ra của một chức năng

xử lý Chú ý: Mọi luồng dữ liệu là phải vào hay ra một chức năng nào đó, vậy trong

2 đầu của một luồng dữ liệu (đầu đi và đầu đến), ít nhất phải có một đầu dính tớimột chức năng

- Biểu diễn: Bằng mũi tên có hướng trên đó có ghi tên nhãn là tên luồngthông tin mang theo Mũi tên để chỉ hướng của luồng thông tin

- Nhãn (tên) luồng dữ liệu: Vì thông tin mang trên luồng, nên tên phải là mộtdanh từ cộng với tính từ nếu cần, cho phép hiểu vắn tắt nội dung của dữ liệu đượcchuyển giao

Trang 20

số hình thức tiếp xúc, trao đổi thông tin với hệ thống.

- Biểu diễn: Tác nhân ngoài được biểu diễn bằng hình chữ nhật có gán nhãn

- Nhãn (tên) tác nhân ngoài: Được xác định bằng danh từ kèm theo tính từnếu cần thiết

3.1 Biểu đồ dữ liệu mức khung cảnh:

Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh được xây dựng ở giai đoạn đầu củaquá trình phân tích thiết kế hệ thống, được dùng để vạch ranh giới hệ thống và buộcquá trình thiết kế hệ thống các bước sau phải tuân thủ Sơ đồ diễn tả tập hợp cácchức năng của hệ thống trong các mối quan hệ trước sau trong tiến trình xử lý

Nhà cung cấp sách

Quản lý Thư viện

Độc giả

TT cá nhân

Mượn

Tìm kiếmThẻ đọc

Trang 21

Hệ thống Quản lý Thư viện có các tác nhân ngoài là:

+ Nhà cung cấp sách

+ Độc giả

+ Ban giám hiệu

* Hệ thống Quản lý Thư viện cần giao dịch với các tác nhân ngoài là độc giả

để quản lý và thoả mãn những thủ tục của thư viện đề ra như yều cầu về mượn trảsách của độc giả và xử lý các thông tin khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụcủa độc giả

* Khi hệ thống Quản lý Thư viện nhận được yêu cầu của độc giả (tác nhânngoài) hai bên có sự giao dịch trao đổi, nếu thành công thì hệ thống Quản lý Thưviện sẽ đáp ứng yêu cầu của độc giả

* Chức năng Quản lý Thư viện có nhiệm vụ báo cáo theo yêu cầu của Bangiám hiệu về tình hình hoạt động của thư viện để Ban giám hiệu có kế hoạch vàđịnh hướng hoạt động cho thư viện

Trang 22

3.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh:

Ban giám hiệu

Trang 23

+ Cập nhật gửi phiếu đặt sách cho tác nhân ngoài là nhà xuất bản, nhà xuấtbản sẽ giao sách và phiếu nhập sách cho người Quản lý Thư viện, người Quản lýThư viện có trách nhiệm cập nhật sách vào hệ thống cụ thể như nhập Mã sách, Tênsách, Tên tác giả….vào hệ thống.

+ Tác nhân ngoài là độc giả yêu cầu đến mượn trả sách, người khai thác hệthống nhận thông tin về độc giả và xử lý thông tin như thẻ độc giả, thẻ học sinh vàquá trình mượn trả sách của độc giả đó, nếu đảm bảo yêu cầu quy định của thư việnthì tiến hành cho mượn trả sách theo yêu cầu của độc giả đó

+ Chức năng Thống kê, báo cáo: chức năng này lấy thông tin từ kho sách,kho độc giả, kho mượn trả gửi sang chức năng thống kê báo cáo

+ Chức năng Tìm kiếm: chức năng này có nhiệm vụ tìm kiếm theo yêu cầucủa cấp trên cụ thể như: Ban giám hiệu, của độc giả chức năng này lấy thông tin từkho độc giả và kho sách

+ Chức năng Xử lý Mượn trả: Chức năng này có nhiệm vụ xử lý mượn trảtheo quy định của thư viện nếu độc giả quá hạn thì hệ thống sẽ đưa ra những thôngbáo để người Quản lý Thư viện kịp thời xử lý các độc giả này theo nội quy hoạtđộng của thư viện

3.3 Biểu đồ luồng mức dưới đỉnh:

Trang 24

- Có 2 chức năng:

+ Chức năng thêm thông tin độc giả mới: cần giao dịch với tác nhân ngoài làđộc giả nếu thành công thì chức năng thêm độc giả mới sẽ gửi thông tin đến độc giả

+ Chức năng sửa, xoá thông tin về độc giả:

* Sửa: có nhiệm vụ sửa những thông tin về độc giả khi người quản lý và độcgiả có sự nhầm lẫn trong khi cập nhật

* Xoá: chức năng này có nhiệm vụ xoá độc giả khi độc giả không có nhu cầu

về mượn trả như: Học sinh ra trường hoặc học sinh vi phạm những quy định của thư viện

b) Cập nhật Sách:

-Trong sơ đồ này có 2 chức năng chính:

+ Chức năng thêm sách mới: Chức năng này có quan hệ với tác nhân ngoài làsách, khi được cấp có thẩm quyền đồng ý về cho nhập sách mới, thì người quản lýyêu cầu nhà xuất bản cung cấp sách mới sau đó tiến hành các quy trình nhập tênsách, loại sách và nhập vào kho sách

+ Chức năng sửa, xóa thông tin về sách:

* Sửa: Chức năng này có nhiệm vụ sửa thông tin về sách khi người Quản lýThư viện phát hiện trong quá trình nhập sách có sự nhầm lẫn cần sửa chữa lại

Thêm thông tin sách mới

Sửa, xoá thông tin sách

Nhà cung

cấp sách

Sách

Trang 25

* Xóa: Chức năng này có nhiệm vụ xoá những thông tin về cuốn sách nào đókhông còn tồn tại trong thư viện hoặc không còn sử dụng được nữa.

2 Phân rã chức năng Tìm kiếm:

a) Tìm kiếm Độc giả.

- Trong sơ đồ này: Có 2 chức năng chính:

+ Chức năng: Tìm theo mã độc giả

.Tìm theo tên độc giả

- Ở hai chức năng trên sẽ thực hiện việc tìm kiếm các thông tin về độc giảnhư tìm theo tên và tìm theo mã độc giả khi có nhu cầu dữ liệu được lấy ra từ khothông tin độc giả, kho thông tin này sẽ cung cấp các thông tin về độc giả đã đượclưu trong hệ thống Quản lý Thư viện

Tìm theo mã độc giả

Ban giám hiệu

Tìm theo tên độc giả

Độc giả Độc giả

Mượn/trả

Trang 26

+ Tìm theo tên tác giả.

- Có 2 tác nhân ngoài: Độc giả, Ban giám hiệu

Độc giả

Tìm theo loại sách

Ban giám hiệu

TT sách

TT sách

TT sách

Trang 27

3 Phân rã chức năng Xử lý Mượn trả:

- Đây là sơ đồ dùng để biểu diễn các thông tin xử lý mượn trả của độc giả sơ

đồ này gồm có hai chức năng chính:

+ Chức năng: Xử lý Mượn trả

+ Chức năng: Xử lý quá hạn

Có 1 tác nhân ngoài là Độc giả

Khi độc giả đến thư viện yêu cầu mượn hoặc trả sách thì cán bộ thư việnkiểm tra độc giả này đã đăng ký với thư viện hay chưa dữ liệu này được lấy ra từkho thông tin liên quan đến mượn hay trả đều được cập nhật hoặc lấy ra từ khoMượn trả

Trong chức năng xử lý quá hạn thì thông tin về các độc giả mượn sách quáhạn chưa trả sẽ hiện ra và cán bộ thư viện sẽ in phiếu đề nghị các độc giả này trảsách

Xử lý mượn trả

Xử lý quá hạn

Trang 28

4 Phân rã chức năng Thống kê, báo cáo:

a) Thống kê Độc giả:

- Trong sơ đồ này có 2 chức năng chính:

+ Chức năng TK Độc giả quá hạn

+ Chức năng TK Độc giả đang mượn

- Khi cần thống kê về số độc giả hay do yêu cầu của Ban giám hiệu thì cán

bộ thống kê sẽ thống kê được về số lượng độc giả đang mượn và số độc giả mượnquá hạn chưa trả để có biện pháp xử lý kịp thời Tất cả dữ liệu được lấy ra từ khothông tin Độc giả và Mượn trả

Độc giả

TK Độc giả quá hạn

Ban giám hiệu

TK Độc giả đang mượn

Trang 29

b) Thống kê Sách:

-Trong sơ đồ này gồm có 5 chức năng chính:

+ Chức năng TK Sách Nhập

+ Chức năng TK Loại sách

+ Chức năng TK Tên tác giả

+ Chức năng TK Sách đang mượn

+ Chức năng TK nhà Cung cấp sách

- Có một tác nhân ngoài: Ban giám hiệu

*Tất cả các thông tin liên quan đến thống kê được lấy ra từ kho thông tin về sách

TK sách nhập

TK Loại sách

TK sách đang mượn

TK tên tác giả

TK nhà cung cấp sách

Sách

Mượn trả

Trang 30

3.4 Xây dựng mô hình thực thể liên kết E-R:

2 Xác định các thực thể.

a) Thực thể DOCGIA:

b) Thực thể MUONTRA:

c) Thực thể SACH:

Trang 31

Tentacgia Tên của tác giả

Mã sáchTên sáchTên tác giảLoại sáchNhà xuất bảnNăm xuất bản

Số trang

Số tậpĐơn giá

Số lượng

Kệ sáchGiá sách

Trang 32

* Giải thích:

- Giữa thuộc tính độc giả và mượn trả là quan hệ 1 - n (một - nhiều) Cónghĩa là một độc giả có thể mượn được nhiều tài liệu

- Giữa thuộc tính mượn trả và thuộc tính tài liệu là quan hệ n - 1 (nhiều một)

Có nghĩa là một tài liệu có thể mượn nhiều lần

Trang 33

Chương 4 THIẾT KẾ HỆ THỐNG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

Với mục tiêu xây dựng một phần mềm đáp ứng được các chức năng trongviệc quản lý giao dịch xuất nhập, đồng thời dễ sử dụng và thân thuộc với người sửdụng, em lựa chọn giải pháp lập trình ứng dụng trên nền Windows được cài đặtbằng ngôn ngữ lập trình Microsoft VisualBasic 6.0 với hệ quản trị cơ sở dữ liệuMicrosoft Access

I GIỚI THIỆU VỀ VISUAL BASIC 6.0:

Microsoft Visual Basic 6.0 tuy không còn là hiện thân mới nhất và độc đáocủa ngôn ngữ BASIC như cách đây vài năm nhưng nó vẫn còn tính năng ưu việtcho bạn hệ thống phát triển ứng dụng của Windows toàn diện và trọn gói MicrosoftVisual Basic 6.0 có nhiều công cụ hổ trợ mà bạn có thể viết thêm và biên dịch cácfile trợ giúp Nó bao gồm:

1 Các công cụ điều khiển ( controls).

Bao gồm các công cụ trên cửa sổ toolbox , những cái mà bạn có thể đặt vàobiểu mẫu để tương tác với người dùng và điều khiển luồng chương trình

2 Chương trình ( Program).

Là tập hợp các câu lệnh để cho máy tính thực hiện các công việc nào đó theo

ý muốn người lập trình Bản thân Microsoft Visual Basic là trình ứng dụng Bạn tải

và thực hiện hệ thống giống như thực hiện các chương trình ứng dụng khác Nó còn

là công cụ rất tuyệt vời, các lập trình viên viết, kiểm tra và chạy các trình ứng dụngcủa Windows Nó cung cấp các Form windows là vùng làm việc, nó duy trì các đốitượng tương tác của chương trình như các nút lệnh, các nhãn, các hộp thoại vănbản, các thanh cuộn và các công cụ điều khiển khác

1 Đề án (Project): là tập hợp các file bạn tạo cho chương trình ứng dụngWindows của mình

2 Wizard : Đây là các hộp thoại hỏi và trả lời tự động làm việc

Trang 34

3 Trình biên dịch (Compiler): là hệ thống chuyển đổi chương trình bạn viếtthành trình ứng dụng khả thi của máy tính.

4 Developer Studio: là môi trường phát triển của Visual Basic Mặc dùMicrosoft Visual Basic là ngôn ngữ lập trình toàn diện, nhưng nó vẫn duy trì ngônngữ BASIC thừa kế nó Các lập trình viên vào cuối thập niên 1950 đã phát triểnngôn ngữ lập trình BASIC cho các lập trình viên sơ cấp BASIC dễ sử dụng hơn cácngôn ngữ lập trình khác nhiều lần, như COBOL và FORTRAN Microsoft khôngbao giờ quên nền tảng của VB khi phát triển nó Nó giúp cho người lập trình cóđược nhiều chương trình Windows chỉ trong thời gian ngắn

Một số tính năng mới trong Visual Basic 6.0 :

Microsoft Visual Basic 6.0 có nhiều tính năng mới, các điều khiển mới chophép ta viết chương trình ứng dụng kết hợp giao diện, các xử lý và tính năng củaoffice 97 và trình duyệt WEB Internet Explorer Microsoft Visual Basic 6.0 chophép ta lập trình để thêm điều khiển vào dự án tự động và có thể tạo ra các ActiveXhiệu chỉnh

3 Làm việc với Microsoft Visual Basic 6.0.

3.1 Khám phá dữ liệu mới.

Visual Basic cung cấp các đối tượng dữ liệu ActiveX ( ActiveX Data Object– ADO ) Trong các phiên bản trước của VB, truy cập dữ liệu được thực hiện thôngqua DAO ( Đối tượng truy cập dữ liệu- Data Access Object ) và RDO ( Đối tượng

dữ liệu từ xa- Remote Data Object) ADO tổng hợp và thay thế các kỹ thuật này.ADO dễ dùng hơn và có tầm hoạt động rộng hơn Ta có thể dùng ADO để kết nốivới cơ sở dữ liệu của một máy để bàn hoặc một máy chủ chứa cơ sở dữ liệu ở xa.Hơn thế nữa ADO còn cho phép truy cập nhiều kiểu dữ liệu, ví dụ thư điện tử

Kỹ thuật ADO hiện nay chứa trong điều khiển mới, điều khiển dữ liệu ADO

Nó trông giống như các điều khiển dữ liệu trong các phiên bản trước, nhưng phầnthuộc tính của điều khiển, ta sẽ thấy có nhiều điểm khác Nó cho phép kết nối với

cơ sở dữ liệu để bàn hay cơ sở dữ liệu máy chủ ODBC trên mạng, hoặc ta có thể tạokết nối đến các cơ sở dữ liệu khác

Trang 35

Ngoài ADO, Visual Basic 6 còn có bộ công cụ kỹ thuật mới giúp truy cập dữliệu dễ dàng hơn Trình thiết kế môi truờng dữ liệu cho phép cho phép xem xét vàthao tác dữ liệu trong CSDL khác nhau, bởi vì bản thân môi trường dữ liệu là cácđối tượng, ta có thể sử dụng chúng như một điều khiển dữ liệu Thậm chí ta có thểgắn nó với các điều khiển khác như hợp văn bản hay nhãn.

Một vài điều khiển dữ liệu khác cho phép ta tận dụng các thế mạnh của điềukhiển dữ liệu ADO Điều khiển DataGrid cho phép xem dữ liệu dưới dạng bảng vàcác dòng và cột DataList và DataCombo tương tự như DBList và Dbcombo trongcác phiên bản trước, ta có thể dùng chúng để lấy một danh sách dữ liệu từ điềukhiển ADO trong cấu hình hợp danh sách (ListBox) hoặc hợp kết hợp (ComboBox)hoặc chúng ta có thể sử dụng FlexGrid để xem những dữ liệu phức tạp

Visual Basic 6.0 mở rộng khả năng báo cáo với các trình báo cáo dữ liệu chophép tạo, xem trước và in các báo cáo trong Visual Basic tương tự như ACCESS

Ta có thể lấy các điều khiển báo cáo từ hộp công cụ báo cáo dữ liệu mới và đưavào biểu mẫu báo cáo dữ liệu Sau đó gọi phương thức PrintReport() của báo cáo

dữ liệu

3.2 Bổ sung mới về lập trình hướng đối tượng.

Visual Basic 6.0 giúp tạo các lớp và điều khiển ActiveX phong phú hơn Giờđây ta có thể lưu dữ liệu qua các lớp tự tạo từ session này sang session khác thôngqua túi thuộc tính ( Property bag ) Ta cũng có thể tạo hai kiểu lớp hiệu chỉnh data-aware là data source và Data consumers Các kiểu lớp dữ liệu này hoạt động tương

tự như các đối tượng dữ liệu ADO, nhưng chúng đáp ứng được yêu cầu của kháchhàng nhiều hơn

Add-in là công cụ Visual Basic mà các lập trình viên có thể lập trình để tạocho các lập trình viên khác Nhưng Add-in được viết trong Visual Basic chỉ có thểthi hành trong IDE của VB Trình tạo ứng dụng Application Wizard, trình biểu mẫu

dữ liệu ( Data Forms Wizard ) là những phần thêm mới

• Một số Wizard / Add-in dùng trong mọi phiên bản như :

Trang 36

- Trình đóng gói và triển khai tự động ( Package and development Wizard )công dụng là chuẩn bị và triển khai ứng dụng cho các máy để bàn hoặc dùng quamạng.

- Trình tạo ứng dụng tự động (Application Wizard ): Khởi tạo khung sườn choứng dụng Nó tự động thêm menu, thanh công cụ, tập tin tài nguyên, các điều khiểnActiveX và điều khiển dữ liệu

- Trình quản lý tự động ( Wizard Manager ): tổ chức các trình tự động khácnhau để có thể truy cập từ trong IDE

• Một số Wizard/Add-in dùng trong phiên bản Enterprise và Proffessionalnhư:

- Trình đối tượng dữ liệu tự động ( Data Object Wizard): Tạo các đối tượng dữliệu liên kết với các điều khiển dữ liệu và các ActiveX hiệu chỉnh

- Tiện ích xây dựng lớp ( Class builder Ultility ): dùng tạo giao diện các lớphiệu chỉnh

- Trình thanh công cụ tự động (toolBar Wizard): Dùng giao diện tạo thanhcông cụ cho biểu mẫu

- Trình biểu mẫu dữ liệu tự động(Data Form Wizard): Tạo biểu mẫu chứa cácđiều khiển tham chiếu đến dữ liệu trong một CSDL

- Trình thiết kế Add-in (Add-in Designer): Tạo các Add-in hiệu chỉnh của VB

- Trình trang thuộc tính tự động( Property page Wizard): Tạo hộp thoại thuộctính cho các điều khiển ActiveX tự tạo

- Trình gỡ rối T-SQL (T- SQL Debugger): Giúp gỡ rối khi viết các CSDL củaSQL Server

- Trình duyệt API Viewer: Giúp tra cứu các khai báo hàm, hằng, kiểu của cácWindow APIs

- Trình giao diện điều khiển ActiveX (ActiveX control interface Wizard) : Tạocác điều khiển ActiveX

Trang 37

3.3 Làm việc trong môi trường lập trình.

• Tìm hiểu các thành phần của IDE

- Định nghĩa IDE : IDE là tên viết tắt của môi trường phát triển tích hợp( Integrated Development Enviroment) IDE là nơi tạo ra các chương trình VisualBasic, là nơi tập trung các menu, thanh công cụ và các cửa sổ để ta thao tác trênchúng Mỗi thành phần của IDE có các tính năng ảnh hưởng đến hoạt động lập trìnhkhác nhau

- Thanh menu cho phép bạn thao tác trên toàn bộ ứng dụng, thanh công cụcho phép thao tác, truy cập các chức năng của thanh menu qua các nút trên thanhcông cụ

- Các biểu mẫu (Form) là khối xây dựng chính của chương trình VisualBasic, chúng xuất hiện trong các cửa sổ Form Chúng ta có thể thêm các công cụđiều khiển vào biểu mẫu của các đề án( Project)

- Project Explorer hiển thị các đề án bạn đang làm cũng như các thành phầnkhác của đề án, bạn có thể duyệt, cài đặt các thuộc tính của điều khiển, biểu mẫu vàmodule trong của sổ Properties

- Cuối cùng bạn xem xét một hoặc nhiều biểu mẫu trên màn hình thông quacủa sổ Form Layout

• Sử dụng một số thanh công cụ trong IDE

Chúng ta có thể thêm và xoá các thanh công cụ trong IDE của VisualBasic: Thanh công cụ là tâp hợp các nút bấm mang biểu tượng chứa trong mộtthanh thường đặt dưới thanh menu Các nút bấm này phải đảm bảo các chức năngthông dụng trong cấu trúc của thanh menu của Visual Basic Thanh công cụ rất hữuích và tiết kiệm thời gian để ta chọn qua các mục ở menu con, ta click vào một nútnào đó trên thanh công cụ để gọi một chức năng nào đó trên thanh menu

- Sử dụng thanh công cụ Debug : Thanh công cụ Debug dùng để kiểm trachương trình và giải quyết một số lỗi có thể xảy ra Khi gỡ rối chương trình ta làmmột số việc như chạy từng dòng chương trình, kiểm tra các giá trị biến, hoặc dừngchương trình tại một điểm nghi ngờ nào đó

Trang 38

- Sử dụng thanh công cụ Edit : Thanh công cụ Edit được dùng để viếtchương trình trong các cửa sổ code Nó bao gồm đầy đủ tính năng có ở menu Edit.Một tính năng lý thú của IDE là thanh công cụ Edit có chức năng complete Word,

tự động hoàn tất các từ khoá, nó giúp cho ta tránh được các lỗi cú pháp do gõ saichính tả

- Thanh công cụ Form Editor dùng để kéo giãn, di chuyển và sắp xếp cácđiều khiển trên biểu mẫu, nó có tính năng tương tự như menu Format Thuộc tínhZOrder của điều khiển cho phép điều khiển nào có thể nằm lên trên điều khiển nào,điều khiển có ZOrder bằng không luôn nằm ở bên trên

- Sử dụng thanh công cụ chuẩn ( Standard )là thanh công cụ chính trongIDE, nó cung cấp nhiều tính năng trong menu File, Project, Debug và Run

• Thêm các điều khiển vào thanh công cụ

Hộp công cụ là bảng chứa các điều khiển và ta thiết kế giao diện bằng cáchchọn các mẫu điều khiển và đưa chúng vào biểu mẫu

Một số điều khiển có sẵn trong VB ta không thể gỡ bỏ khỏi hộp công cụgọi là các điều khiển nội tại (intrinsic) Một số nằm ngoài VB chứa trong các tập tin

có phần mở rộng là OCX Những điều khiển này có thể được thêm vào hoặc gỡ bỏkhỏi hộp công cụ

• Quản lý ứng dụng với Project Explorer

Project Explorer trong VB 6.0 giúp ta định hướng và quản lý nhiều dự án, nócho phép tổ chức nhiều dự án chung trong một nhóm gọi là Project groups Ta cóthể lưu tập hợp các đề án thành một tập tin nhóm đề án với phần mở rộng là vbg

Project Explorer có cấu trúc cây phân cấp, các đề án nằm ở phần trên của cây

và các bộ phận của đề án chứa trong phần dưới cây Khi chúng ta cần thao tác trênthành phần nào của đề án ta chỉ việc chọn phần ấy và xem của sổ Form hoặc của sổCode của nó

Đặc biệt nó vô cùng hữu ích cho chúng ta trong khi xây dựng nhiều dự án lớn

• Cửa sổ Properties:

Trang 39

Mỗi thuộc tính trong cửa sổ có thể có một hoặc nhiều giá trị Nó giúp bạnxem xét sửa đổi và điều khiển các thuộc tính của điều khiển ActiveX trong chươngtrình.

• Hiển thị trong IDE

Ta có thể hiển thị IDE của Visual Basic bằng hai cách : MDI và SDI

- MDI là giao diện đa tài liệu, cho phép ta hiển thị tất cả các cửa sổ thànhphần trong IDE như là cửa sổ được chứa đựng trong cửa sổ mẹ

- Trái lại với giao diện SDI các cửa sổ thành phần hiển thị một cách độc lậpnhau Không có cửa sổ chính để chứa các cửa sổ thành phần

• Trợ giúp

Không chỉ làm chủ ngôn ngữ lập trình VB, bạn cần phải cần sử dụng thuầnthục môi trường VB cũng như hiểu các thông điệp mà VB gửi ra Mircosoft đãcung cấp một trong những hệ thống trợ giúp tốt nhất cho công cụ phát triên ứngdụng

Những trợ giúp nhạy với ngữ cảnh ( Context-sensitive help) : tại vị trí bất kỳtrong VB bạn nhấn F1, hoặc nút trợ giúp Nó sẽ kích hoạt hệ thống trợ giúp củaVisual Basic, nơi có thể giải thích cũng như đưa ra các lời khuyên và các đoạnchương trình mẫu có liên quan

3.4 Giới thiệu về thuộc tính, phương thức, sự kiện.

Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình hỗ trợ hướng đối tượng Oriented Programming) Trong lập trình hướng đối tượng , lập trình viên chia nhỏcác công việc thành các đối tượng Từng đối tượng có đời sống riêng của nó, cónhững đặc điểm gọi là thuộc tính (Properties), có những chức năng riêng biệt gọi làphương thức ( methods)

(Object-• Thuộc tính

Có thể hiểu nôm na là thuộc tính mô tả đối tượng Mỗi đối tượng đều cóthuộc tính mô tả riêng Nhưng nhìn chung các đối tượng đều có những thuộc tínhchung như :

- Left : vị trí canh trái,

Trang 40

- Right : vị trí canh phải,

- Height :chiều cao của đối tượng điều khiển,

- Width: chiều rộng của đối tượng,

- Enable : Có giá trị logic ( True/False) quyết định người sử dụng có thể làmviệc với các đối tượng này không

- Ngoài ra còn rất nhiều thuộc tính khác tuỳ theo từng đối tượng điều khiển

• Phương thức

Phương thức là những đoạn chương trình chứa trong điều khiển, cho điềukhiển biết cách thực hiện công việc nào đó Tương tự như thuộc tính, mỗi đối tượngđiều khiển cũng có các phương thức khác nhau, nhưng cũng có các phương thức rấtthông dụng cho hầu hết các đối tượng Đó là:

- Move : thay đổi vị trí của một đối tượng theo yêu cầu của chương trình

- Drag: thi hành hoạt động kéo thả của đối tượng

- SetFocus: cung cấp tầm ngắm cho đối tượng được chỉ ra trong lệnh gọiphương thức

- ZOder : qui định thứ tự xuất hiện của các đối tượng trên màn hình

• Sự kiện

Nếu như thuộc tính mô tả đối tượng, phương thức chỉ ra cách thức đốitượng hành động thì sự kiện là những phản ứng của đối tượng Tương tự như thuộctính và phương thức, sự kiện cũng có đặc trương ở từng đối tượng điều khiển.Nhưng những sự kiện thường gặp nhất của các đối tượng là:

- Change: Người sử dụng sửa đổi chuỗi ký tự trong hộp kết hợp ( combobox)hoặc hộp văn bản (TextBox)

- Click : Người sử dụng các phím của chuột để click lên các đối tượng

- Dblick : Người sử dụng sử dụng phím của chuột để nhấp đúp lên các đốitượng

- DragDrop : Người sử dụng kéo rê một đối tượng sang đối tượng khác

- DragOver: Người sử dụng kéo rê một đối tượng ngang qua một điều khiển khác

- GotFocus: Đưa một đối tượng vào tầm ngắm của người sử dụng

Ngày đăng: 17/04/2013, 12:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý – ThS.Nguyễn Hữu Trọng, Trường Đại Học Thuỷ Sản Khác
2. Microsoft Visual Basic 6.0 & Lập trình cơ sở dữ liệu – Nguyễn Thị Ngọc Mai (Chủ biên), NXB Lao động - X ã hội 3. Lập trình Visual Basic trong 21 ngày– Nathan Gurewich – On Gurewich, Nhà xuất bản Giáo dục Khác
4. Những bài thực hành CSDL Visual Basic Nâng cao - VN-GUIDE, Nhà xuất bản Thống Kê Khác
5. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Nguyễn Văn Ba, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội Khác
6. Visual Basic cho sinh viên & KTV Khoa CNTT - VN-GUIDE, Nhà xuất bản Thống Kê Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Biểu diễn: Tác nhân ngoài được biểu diễn bằng hình chữ nhật có gán nhãn. - Nhãn (tên) tác nhân ngoài: Được xác định bằng danh từ kèm theo tính từ nếu  cần thiết. - Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện Trường Trung học cơ sở Tân Tiến
i ểu diễn: Tác nhân ngoài được biểu diễn bằng hình chữ nhật có gán nhãn. - Nhãn (tên) tác nhân ngoài: Được xác định bằng danh từ kèm theo tính từ nếu cần thiết (Trang 20)
3. Mối liên kết: - Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện Trường Trung học cơ sở Tân Tiến
3. Mối liên kết: (Trang 31)
4. Mô hình thực thể liên kết: - Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện Trường Trung học cơ sở Tân Tiến
4. Mô hình thực thể liên kết: (Trang 31)
2. Bảng dữ liệu “MUONTRA”: - Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện Trường Trung học cơ sở Tân Tiến
2. Bảng dữ liệu “MUONTRA”: (Trang 48)
VI. THIẾT KẾ DỮ LIỆU: 1. Bảng dữ liệu “DOCGIA”: - Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện Trường Trung học cơ sở Tân Tiến
1. Bảng dữ liệu “DOCGIA”: (Trang 48)
2. Bảng dữ liệu “MUONTRA”: - Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện Trường Trung học cơ sở Tân Tiến
2. Bảng dữ liệu “MUONTRA”: (Trang 48)
1. Bảng dữ liệu “DOCGIA”: - Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện Trường Trung học cơ sở Tân Tiến
1. Bảng dữ liệu “DOCGIA”: (Trang 48)
3. Bảng dữ liệu “SACH”: - Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện Trường Trung học cơ sở Tân Tiến
3. Bảng dữ liệu “SACH”: (Trang 49)
* Sơ đồ quan hệ giữa các bảng (Relationships): - Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện Trường Trung học cơ sở Tân Tiến
Sơ đồ quan hệ giữa các bảng (Relationships): (Trang 49)
3. Bảng dữ liệu “SACH”: - Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện Trường Trung học cơ sở Tân Tiến
3. Bảng dữ liệu “SACH”: (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w