Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Trang 1BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
***********
BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ
Môn: Luật dân sự Việt Nam, module 2
Đề bài : Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường.
Trang 2Mục lục:
I Đặt vấn đề………2
II Giải quyết vấn đề……….2
1 Lí luận chung về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường…….2
2 Bồi thường thiệt hại về ô nhiễm môi trường theo pháp luật hiện hành 5
3 Thực trạng việc áp dụng bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môitrường……….…… 16
4 Phương hướng hoàn thiện về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môitrường………18III Kết thúc vấn đề……… 20Danh mục tài liệu tham khảo……… 21
Trang 3I Đặt vấn đề:
Đã từ lâu, ô nhiễm môi trường là cụm từ được người dân quan tâm như mộtvấn đề trọng điểm Càng ngày càng có nhiều vụ việc liên quan đến việc làm ônhiễm môi trường được người dân tố cáo, báo đài phanh phui Song song với việcphát hiện ra thủ phạm gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, vấn đề bồi thườngthiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cũng rất được chú ý Bài viết sau xin trình bàymột số vấn đề về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, qua đó giúpngười đọc hiểu hơn về những quy phạm pháp luật liên quan đến bồi thường thiệthại do làm ô nhiễm môi trường và thực tế áp dụng những quy phạm này ở ViệtNam
II Giải quyết vấn đề:
1 Lí luận chung về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:
Môi trường, theo Luật bảo vệ môi trường 2005 “bao gồm các yếu tố tự nhiên
và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sựtồn tại, phát triển của con người và sinh vật.” Cũng theo khoản 6 điều 3 luật này,
“ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.”
Hiện nay trên thế giới tồn tại hai quan niệm về thiệt hại do làm ô nhiễm môitrường Quan niệm thứ nhất là thiệt hại về môi trường có thể được nhận dạng theonhiều cách phân tầng khác nhau, từ rộng đến hẹp, từ tổng hợp đến hợp phần, từmôi trường chung đến từng thành phần môi trường cụ thể, song cho dù là tiếp cận
ở góc độ và cấp độ nào thì thiệt hại về môi trường đều không bao gồm thiệt hại đốivới con người hoặc tài sản, mặc dù chúng có thể là hậu quả trực tiếp của thiệt hại
về môi trường Quan niệm thứ hai là thiệt hại về môi trường không chỉ bao gồmcác thiệt hại đến chất lượng môi trường mà còn cả thiệt hại về sức khỏe, tài sản của
cá nhân do ô nhiễm môi trường gây nên Tại Việt Nam, tính từ thời điểm Luật bảo
vệ môi trường 2005 được ban hành, thiệt hại do ô nhiễm môi trường được xác
Trang 4định theo quan niệm thứ hai Theo quy định tại Điều 131 Luật bảo vệ môi trường
2005, có 2 loại thiệt hại:
Thứ nhất, thiệt hại đối với môi trường tự nhiên Đó là sự suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường, trong đó chức năng, tính hữu ích của môi trường đượcthể hiện qua ba phương diện chính: môi trường là không gian sinh tồn của conngười; môi trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạngsinh học (kể cả vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạtđộng của con người); môi trường là nơi chứa đựng và tiêu hủy chất thải do conngười thải ra trong các hoạt động của mình Như vậy, có thể hiểu sự suy giảm chứcnăng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi: Một là, chất lượng của các yếu tố môitrường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; hai
là, lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử dụng lớn hơn lượng được khôiphục (đối với tài nguyên tái tạo) hoặc lớn hơn lượng thay thế (đối với tài nguyênkhông tái tạo được); ba là, lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn khả năng tựphân hủy, tự làm sạch của chúng
Thứ hai, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người được
thể hiện qua các chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi các chức năng
bị mất của người bị hại và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bịthiệt hại về tính mạng, sức khỏe có nguyên nhân từ ô nhiễm, suy thoái môi trường.Thiệt hại về tài sản được thể hiện qua những tổn thất về cây trồng, vật nuôi, nhữngkhoản chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản bị thiệthại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên Còn thiệt hại đến lợi ích hợp phápcủa tổ chức, cá nhân được thể hiện qua sự tổn hại về lợi ích vật chất, sự giảm sút
về thu nhập chính đáng mà nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng, tính hữu íchcủa môi trường
Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ hai luôn đượcxem là thiệt hại gián tiếp (còn gọi là thiệt hại phái sinh hay thiệt hại thứ sinh) -
Trang 5thiệt hại chỉ xảy ra khi đã có loại thiệt hại thứ nhất Tuy nhiên, cần lưu ý là giữathiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với tài sản, lợi ích hợp phápcủa tổ chức, cá nhân không phải luôn luôn và hoàn toàn tách biệt Trong một sốtrường hợp thiệt hại về môi trường tự nhiên tại một khu vực nhất định cũng đồngthời là thiệt hại về tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại khu vực đó Ví
dụ, sự suy giảm nguồn lợi thủy sinh tại một vùng biển bị ô nhiễm cũng đồng thời là
sự giảm sút về thu nhập của ngư dân ở khu vực đó Điều này dễ dẫn đến sự trùnglặp khi xác định các loại thiệt hại cụ thể do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên.Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường là vấn đề không đơn giảnngay cả ở những nước phát triển, nơi mà lý thuyết về lượng giá các nguồn tàinguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường đã được định hình và củng cố Theo cácnghiên cứu chung của Chương trình môi trường Liên Hợp quốc năm 2000(UNEP),các cách thức xác định thiệt hại môi trường hiện được chia thành các nhóm sau:Một là, việc xác định giá trị tổn thất với môi trường được thực hiện bởi tòa án hoặccác chuyên gia trong lĩnh vực môi trường Hai là, xác định thiệt hại theo phươngthức quy ra một khoản tiền cố định Ba là, giao cho các viên chức hành chính hoặcchính quyền địa phương xác định thiệt hại Bốn là, các phương thức đánh giá khác,điển hình là phương pháp Koch (được sử dụng rộng rãi tại Cộng hòa liên bang Đứctrong việc xác định những tổn thất được bồi hoàn đối với cây cối bị hủy hoại).Tại Việt Nam, cả từ phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy sự mờ nhạt
về mảng kiến thức này Hiện tại, chúng ta mới chỉ đúc rút được đôi chút kinhnghiệm từ thực tiễn tự phát giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về sứckhỏe, tài sản do ô nhiễm môi trường gây nên Việc xác định thiệt hại đối với môitrường tự nhiên trong một số lần sự cố tràn dầu vẫn phải nhờ đến tư vấn, giúp đỡcủa các chuyên gia quốc tế Để Việt Nam có thể tự chủ trong việc xác định đượcthiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên, đặc biệt là thiệt hại đối với môitrường tự nhiên, những nội dung sau đây cần phải được làm sáng tỏ trong các vănbản pháp luật hướng dẫn việc xác định thiệt hại về môi trường: Một là, thành phần
Trang 6môi trường được xác định thiệt hại Hai là, mức độ thiệt hại được xác định Ba là,các căn cứ để xác định mức độ thiệt hại Bốn là, các căn cứ để tính toán thiệt hại.
2 Bồi thường thiệt hại về ô nhiễm môi trường theo pháp luật hiện hành:
Cho đến nay, có khoảng vài chục văn bản pháp luật qui định về bảo vệ môitrường: Luật Bảo vệ môi trường 2005 và các văn bản hướng dẫn(Nghị định số80/2006/NĐ -CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật Bảo vệ môi trường), Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm2009(chương XVII, từ điều 182 đến điều 191a), Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 624),Luật Tài nguyên nước 1998, chưa kể các đề án bảo vệ môi trường
Trong Bộ luật Dân sự 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm môi trường đã được đề cập Trước hết, đó là điều 624 với quy định: “Cá
nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây
ô nhiễm môi trường không có lỗi” Tại điều 263 cũng có quy định: “Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.”
Ngoài các căn cứ pháp lý nói trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ônhiễm môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Bộluật Hàng hải 2005, Luật Khoáng sản 1996, sửa đổi bổ sung năm 2005, Luật Tàinguyên nước 1998… Đặc biệt, với việc dành riêng 5 điều cho các quy định về bồithường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường (từ điều 131 đến điều 135, mục2), Luật bảo vệ môi trường 2005 đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình
Trang 7thực hiện hóa việc truy cứu trách nhiệm dân sự đối với các chủ thể có hành vi làm
ô nhiễm môi trường
Do quan hệ pháp luật trong lĩnh vực môi trường có thể phát sinh giữa các chủthể mà không cần đến các cơ sở pháp lý làm tiền đề (như quan hệ hợp đồng hayquan hệ công vụ), nên bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo
vệ môi trường là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Đây là loạitrách nhiệm phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật màkhông cần có sự thỏa thuận trước của các chủ thể Sự trùng hợp về một số nội dung
có liên quan đến quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong các thỏa thuận haycam kết không làm ảnh hưởng đến căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về môi trường theo luật định Ta có thể tiếp cận trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng trên các phương diện sau:
Thứ nhất, về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:
Căn cứ vào khoản 5 điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và điều 624 Bộluật Dân sự 2005, ở mức độ chung nhất, chúng ta có thể hiểu chủ thể chịu tráchnhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là tổ chức, cá nhân
Các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực chịu tráchnhiệm bồi thường thiệt hại Các tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luậtmôi trường mà có hành vi làm ô nhiễm môi trường dẫn tới gây thiệt hại thì phảichịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình Các tổ chức có thể làpháp nhân (chẳng hạn, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần, hợp tác xã, các viện nghiên cứu…) hoặc tổ chức khác không phải làpháp nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…)Đối với cá nhân, những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủthì tự mình phải bồi thường thiệt hại Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tàisản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ.Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt
Trang 8hại toàn bộ Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sảnriêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu cho người bị hại.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà
có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người được giám
hộ để bồi thường Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản
để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình Nhưngnếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thìkhông phải lấy tài sản của mình để bồi thường
Trong thực tế đời sống, các chủ thể gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là cácdoanh nghiệp Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình do không có thiết bị
xử lý chất thải, hoặc không tuân thủ các quy định khác về bảo vệ môi trường… các
cơ sở sản xuất, kinh doanh đã làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cốmôi trường gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác Như vậy, chủ thể “tiềm tàng”chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trước hết là các cơ sở kinh doanh, các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
Thứ hai, nhiều người cùng gây thiệt hại cũng là tình trạng khá phổ biến trong lĩnh vực môi trường Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định trong trường hợp có
nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõtrách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môitrường Tuy nhiên, trên thực tế không dễ dàng xác định chính xác mức độ gây hạiđến môi trường của từng đối tượng Bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau làgiải pháp đã được pháp luật dân sự tính đến trong trường hợp này Tuy nhiên, đểđảm bảo sự công bằng trong áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môitrường, có lẽ nếu người gây thiệt hại chứng minh được mức độ mà mình gây thiệthại đối với môi trường là không đáng kể thì họ chỉ phải bồi thường thiệt hại theophần tương ứng với mức độ gây hại đó Nghĩa vụ chứng minh thuộc về đối tượnggây thiệt hại sẽ giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao hơn trách nhiệm bảo vệ môitrường cũng như nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trong lĩnh vực này Ngoài ra,
Trang 9cũng cần tính đến tình huống không áp dụng được trách nhiệm bồi thường thiệt hạicho các đối tượng chỉ vì đơn giản thiệt hại môi trường là kết quả của hiện tượngtích tụ và cộng dồn các ảnh hưởng tới môi trường, trong khi từng đối tượng lại tácđộng không quá mức giới hạn tới môi trường.
Thứ ba là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô mhiễm môi trường
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thuộc loại tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Môi trường có thể bị xâm hại từ 2
nhóm nguyên nhân: Một là, các nguyên nhân khách quan tác động đến môi trường
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, như bão, lũ lụt, động đất,hạn hán Những trường hợp này không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về môi trường đối với bất cứ tổ chức, cá nhân nào Hai là, các yếu tố chủ quan
do hoạt động của con người gây ra từ việc khai thác, sử dụng các yếu tố môitrường hay từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác Đối với nhữngtrường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường phát sinh khi có đủcác dấu hiệu cấu thành trách nhiệm pháp lý dân sự Theo pháp luật dân sự, tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có trách nhiệm bồi thườngthiệt hại do ô nhiễm môi trường phát sinh khi có các điều kiện sau đây:
- Có thiệt hại xảy ra
Đây là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại,bởi mục đích của việc áp dụng trách nhhiệm này là khôi phục tình trạng tài sản,sức khoẻ… cho người bị thiệt hại Thiệt hại thường là tổn thất thực tế được tínhthành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của cá nhân, tổ chức.Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên có thể bao gồm những thiệt hại sauđây: Thiệt hại do tài sản, sức khỏe bị xâm phạm hay do tính mạng bị xâm hại.Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm có thể là: tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng,thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền với việc không
sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng, khai thác công dụngcủa tài sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại Ví dụ: một công ty
Trang 10xả nước thải chưa được xử lý làm cho ruộng lúa, hoa màu của các hộ gia đình bịhại nên năng suất bị giảm đáng kể, hoặc do dầu tràn làm cho các ao hồ bị nhiễmđộc, nguồn tài nguyên thuỷ sản như tôm, cá bị chết rất nhiều, hoặc khi nguồn nước
và không khí bị ô nhiễm, đồng cỏ bị nhiễm độc do các chất thải của các cơ sở côngnghiệp làm cho các gia súc, gia cầm bị ốm, bị chết gây thiệt hại cho nhân dân, cáckhu du lịch do bị ô nhiễm mà phải đóng cửa dẫn đến bị thất thu và nguồn lợi nhuận
bị suy giảm…
Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứuchữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút ; thu nhậpthực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại bị mất , bị giảmsút… Thí dụ: khi môi trường sống bị ô nhiễm ( ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí,
ô nhiễm đất…) sức khoẻ con người bị giảm sút, bị mắc các bệnh về đường hô hấp,đường tiêu hoá… Những người mắc bệnh phải bỏ ra một khoản tiền chi cho việckhám bệnh, chữa bệnh đồng thời thu nhập của họ bị giảm sút do không tham gialao động…
Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng,chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng chonhững người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng Thiệt hại do tính mạng
bị xâm hại có thể xảy ra khi có các sự cố môi trường như tràn dầu, nổ xăng dầu,cháy rừng…
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng phong phú
Có thể liệt kê ra ở đây một số loại hành vi tương đối phổ biến:
+, Những hành vi vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường 2005 Điều
7 Luật Bảo vệ môi trường 2005 nghiêm cấm một số hành vi: Phá hoại, khai tháctrái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; khai thác, đánh bắt cácnguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt,không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật; khai thác, kinhdoanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh
Trang 11mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; chôn lấp chất độc, chấtphóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹthuật về bảo vệ môi trường; thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môitrường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước;thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng
xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép; gây tiếng ồn, độrung vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiệnkhông đạt tiêu chuẩn môi trường; nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hìnhthức; nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoàidanh mục cho phép; sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người,sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu
tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép; xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồnthiên nhiên; xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệmôi trường; hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trườngđối với sức khỏe và tính mạng con người; che giấu hành vi huỷ hoại môi trường,cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quảxấu đối với môi trường; các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trườngtheo quy định của pháp luật
+, Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầughi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
+, Vi phạm các quy định về bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên như các quyđịnh về bảo vệ rừng, khai thác, kinh doanh động vật, thực vật quý hiếm; bảo vệnguồn đất, bảo vệ đất; vi phạm các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiênnhiên…
+, Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển và
xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…