Nhu cầu là một trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu thốn không thoả mãn vì một cái gì đó
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Để thắng trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường, các doanh nghiệp luôn tìmcách nâng cao năng suất, hiệu quả lao động Năng suất và hiệu quả công việc là hàm số củanăng lực và động lực lao động của người lao động Theo các chuyên gia TT đào tạoINPRO và những người làm nghề nhân sự thì với nguồn nhân lực tại Việt Nam, động lựcđóng góp trọng số cao hơn năng lực Tuy vậy việc nghiên cứu về động lực và tạo độnglực cho người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam chưa được quan tâm đúng mứchoặc đã được triển khai nhưng thiếu tính chuyên nghiệp Trong thời gian học tập trên lớp
em đã làm một bài tiểu luận nhỏ dưới sự hướng dẫn của TS Nguyến Thị Ngọc Huyền và
em rất tâm đắc với đề tài này Khi về thực tập tại Công ty cổ phần Hoàng Hà, em đượcbiết Công ty rất quan tâm và đã sử dụng nhiều công cụ tạo động lực cho người lao độngnhưng vẫn còn một số tồn tại mà lãnh đạo Công ty đang tìm hướng khắc phục Được sự
giúp đỡ của CBNV trong Công ty em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần Hoàng Hà” với mong muốn lần đầu tiên
mang những kiến thức đã được các thầy cô trang bị để áp dụng vào một vấn đề mà thựctiễn đòi hỏi
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các công cụ tạo động lực tại Công ty cổ phần Hoàng Hà với
số liệu dùng để phân tích chủ yếu là các năm 2005, 2006, 2007
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã sử dụng một số phương pháp : Phươngpháp quan sát, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, quy nạp, thống kê, phỏng vấn cáccán bộ công nhân viên Công ty Hoàng Hà
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục, đề tài này gồm 3 phần:
Chương I: Những lý luận chung về động lực và các công cụ tạo động lực cho ngườilao động
Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ tạo động lực chongười lao động ở Công ty Hoàng Hà
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện các công cụ tạo động lực chongười lao động ở Công ty Hoàng Hà
Do những hạn chế trong phương pháp luận cũng như am hiểu thực tiễn, đề tài của emkhông tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong muốn nhận được sự chỉ bảo của thầygiáo hướng dẫn PGS.TS Phan Kim Chiến và các thầy cô cùng CBNV Công ty cổ phầnHoàng Hà để em hoàn thành tốt hơn nữa
Trang 3CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
VÀ CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGUỜI LAO ĐỘNG
Động lực lao động.
1 Các khái niệm cơ bản.
Động lực lao động xuất phát từ nhu cầu và lợi ích
Nhu cầu tạo ra động cơ thúc đẩy con người làm việc nhưng động lực làm việc của con ngườilại xuất phát từ lợi ích
Để biết được người lao động có động lực làm việc hay không nhà quản lý phải biết: Người lao động có hạnh phúc trong công việc hay không? Họ làm việc nhiệt tình hay miễn cưỡng?
Họ nhìn thời gian để mong chóng xong việc vì mệt mỏi hay đơn giản để mong chóng hoàn thành mục tiêu? Họ sáng tạo hay dập khuôn trong công việc? Đó chính là những biểu hiện của động lực lao động
(1) Giáo trình tâm lý học quản lý kinh tế, Trần Thị Thuý Sửu-Lê Thị Anh Vân - Đỗ Hoàng Toàn, nxb Khoa Học Và Kỹ Thuật- Hà Nội, trang 62.
Trang 42 Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động.
2.1 Bản thân người lao động.
-Tính cách: Ảnh hưởng đến thái độ quan điểm của người lao động về công việc, về tổ chức, cảm nhận về bổn phận cá nhân đối với tổ chức Để tạo được động lực cho người lao động nhà quản lý có thể dự đoán loại hình khen thưởng hay công nhận dựa vào tính cách của
ưa thích
Động cơ thúcđẩy
Người
bảo thủ
Tráchnhiệm, sự ổnđịnh và tính đángtin cậy
Tính xuyênsuốt, sự cống hiến
và lòng trungthành, sự gắn bóvới những quy tắc
và chính sách
Sự cảm
ơn rõ ràng vìcông việc đãlàm một cáchđúng đắn
Con người bảothủ thường được thúcđẩy bởi trách nhiệm,bổn phận và nghĩa vụ
Người
chiến lược
Sự thoả mãn và sáng tạo, năng lực những
nỗ lực không mệtmỏi
Ý tưởng,kiến thức, nănglực
Quyền
tự do học hỏihay khám phámột tháchthức
Nhu cầu luônmuốn hoàn thiện làmcho họ không chịuđược bất cứ điều gìkém cỏi
Người
độc lập
Kỹ năngcao cấp, hoạtđộng mạo hiểm,vui vẻ làm việcdưới sức ép
Sự thôngminh, phản ứngnhanh, sự khéoléo
Khenthưởng khôngbình thường
về nhữngthành công vàmạo hiểm
Phản ứng nhanhvới những khủnghoảng Những tìnhthế khẩn cấp là nơi để
họ thể hiện mình
Người nhiệt
huyết
Cam kết và sựđam mê, suynghĩ độc lập, tínhchân thật và tốtbụng
Ý tưởng sự độcđáo và nhữngđóng góp cá nhân,đấu tranh cho sựthay đổi
Ghi nhận của
xã hội
Con người nhiệt huyếtthường bị chinh phụcbởi những gì mới mẻ
Trang 5Ngoài ra:
-Các cá nhân có thể có động lực khác nhau khi quê quán, điều kiện xuất thân, văn hoá, nếp sống khác nhau
-Các cá nhân có thể trạng tâm sinh lý, trí não khác nhau động lực cũng khác nhau
-Các cá nhân có trình độ, cấp bậc, đẳng cấp, kinh nghiệm chuyên môn, ngành nghề khác nhau có hành vi khác nhau
-Sự khác nhau về vị trí, chức vụ như lãnh đạo, quản lý, nhân viên cũng ảnh hưởng đến động lực lao động
2.2 Những nhân tố thuộc về công việc:
-Độ phức tạp, tính chuyên môn kỹ thuật: Có những công việc phức tạp yêu cầu người lao động phải có kiến thức giáo dục, đào tạo cần thiết: sự khéo léo; khả năng sáng tạo; tính linh hoạt Nó có thể trở thành động lực lớn để người lao động chứng tỏ năng lực bản thân nhưng
nó cũng có thể triệt tiêu động lực nếu những đòi hỏi đó vượt ra ngoài khả năng của họ mà nhà quản lý không biết cách khắc phục và hỗ trợ nhân viên của mình
-Mức độ an toàn trong công việc: Nhìn chung người lao động đều thích làm những việc an toàn, tổ chức tạo được an toàn trong công việc giúp người lao động yên tâm phát huy hết khả năng Còn những cá nhân ưa mạo hiểm thì mạo hiểm trong công việc cộng với những hình thức động viên hợp lý mới là điều cuốn hút họ
-Mức độ hấp dẫn do công việc mang lại…: Một công việc nhàm chán không thể khiến người
ta hăng say làm việc được
2.3 Những nhân tố thuộc về tổ chức:
-Sứ mệnh, chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
-Văn hoá kinh doanh: Bao gồm môi trường vật thể và phi vật thể
-Các chính sách về nhân sự như: Tuyển dụng, khen thưởng đãi ngộ, kỷ luât lao động
họ nghĩ những gì mà mình bỏ ra không được bù đắp xứng đáng
-Tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương: Người lao động làm việc và thường sinh sống gần công ty Đặc điểm của địa phương như mức sống, phong tục văn hoá…sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới thái độ làm việc của họ
-Các chính sách của nhà nước: Các quy định về an toàn lao động, chế độ bảo hiểm bắt buộc, tiền lương tối thiểu và một số chính sách khác
Trang 63 Các mô hình lý thuyết về động cơ động lực.
3.1 Mô hình Lý thuyết X và Y.
3.1.1.Lý thuyết X.
Sigmund Freud cho rằng: Bản chất con người là lười biếng, không tham vọng, làm việc dập khuôn và vô trách nhiệm Vì vậy cho nên muốn con người làm việc có chất lượng, năng suấtthì con người buộc phải bị thưởng, bị ép buộc, bị cảnh cáo và bị phạt
+ Làm cho người lao động cảm thấy sợ hãi và lo lắng
+Người lao động chấp nhận cả những việc nặng nhọc và vất vả miễn là họ được trả công xứng đáng
+ Làm cho người lao động suy kiệt về thể lực và bóp nghẹt tính sáng tạo
+ Càng lâu người lao động trở nên mệt mỏi, căng thẳng, cảm thấy công việc nhàm chán và năng suất giảm dần
3.1.2 Lý thuyết Y.
Khác hẳn với lý thuyết X, lý thuyết Y nhìn nhận con người lao động với bản chất tốt đẹp hơn: Họ tự tìm thấy niềm vui trong công việc, tự nguyện hoàn thành mục tiêu của tổ chức, tựchịu trách nhiệm,có tính sáng tạo cao và đầu óc cầu thị, ham học hỏi Nhưng con người không coi trọng phần thưởng tiền bạc mà muốn tự do hơn trong suy nghĩ, hành động Nếu người quản lý tạo điều kiện để họ phát huy bản chất tốt đẹp của mình thì sẽ làm việc tốt hơn.Trong nhiều trường hợp, ra lệnh cho nhân viên không đem lại hiệu quả thúc đẩy cao so với việc tạo điều kiện để họ tham gia vào công việc với vai trò lớn hơn và quan trọng hơn Phương pháp này làm cho nhân viên:
+ Tự thấy mình có ích, quan trọng, có tầm ảnh hưởng nhất định trong tập thể nên họ làm việc có trách nhiệm
+ Người lao động tự nguyện, tự giác trong công việc, phát huy tiềm năng của mình
Người quản lý tài ba là người quản lý biết tàng hình
- Các công cụ động viên:
+Giao cho họ những công cụ có tính thử thách
+Tạo điều kiện để họ đạt được những nhu cầu cao hơn trong cuộc sống
+Tạo ra môi trường làm việc sáng tạo, khen ngợi những tiến triển trong công việc
+Cho họ tham gia vào các lớp học nâng cao trình độ
Những người theo đuổi lý thuyết X cho rằng lý thuyết Y đồng nghĩa với quản lý lỏng lẻo và chậm chạp
Công cụ đề cao ở đây là tâm lý – giáo dục nó chỉ áp dụng thành công ở những tổ chức mà các cá nhân có ý thức và năng lực sáng tạo cao
Trang 73.2 Mô hình nghiên cứu động cơ động lực thông qua xác định các nhu cầu.
Bao gồm các học thuyết của Maslow, Herzberg, Mc Clelland trong đó căn bản nhất là học thuyết của Maslow
Các nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự từ thấp tới cao Chỉ khi nhu cầu bậc thấp được thoả mãn mới xuất hiện nhu cầu bậc cao hơn
-Nhu cầu sinh lý: Là nhu cầu cơ bản nhất đảm bảo cho con người có thể tồn tại được Nó cũng là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy con người làm việc như câu tục ngữ Việt Nam “
có thực mới vực được đạo”
-Nhu cầu an toàn: Để tồn tại được con người phải chống đỡ với những bất trắc trở ngại trongcuộc sống, những mối nguy hiểm đe doạ rình rập như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, giặc ngoại xâm…Mong muốn được an toàn là một mong muốn tự nhiên
-Nhu cầu xã hội: Mong muốn được liên kết và chấp nhận là thành viên của xã hội
-Nhu cầu được tôn trọng: Muốn được người khác công nhận khả năng, lắng nghe ý kiến, có chỗ đứng trong lòng người khác: Muốn thoả mãn về địa vị, uy tín, quyền lực và lòng tự ty.-Nhu cầu tự thể hiện: Muốn mình được toả sáng, được tự do học hỏi sáng tạo phát huy tài năng và năng lực Người có nhu cầu nay tức là thoả mãn những nhu cầu khác và có động lựclớn để làm việc
3.3 Mô hình động cơ thúc đẩy: Động cơ, kết quả, sự thoả mãn
Mô hình này rất có ích đối với người quản lý bởi động cơ, động lực xuất phát từ nhu cầu khác nhau về mức độ và tại mỗi thời điểm nó lại khác nhau đối với mỗi cá nhân.Khi đã có động cơ động lực con người sẽ đi tới quá trình hành động để đạt được kết quả, nhu cầu đượcthoả mãn tiếp tục xuất hiện nhu cầu mới cao hơn về chất
Sơ đồ 1: động cơ thúc đẩy.
3.4 Mô hình học thuyết mong đợi.
Động cơ làm việc = Sự mong đợi * Kết cục * Giá trị
-Sự mong đợi trả lời cho câu hỏi mình có cơ may thành công trong công việc hay không? ( Mục tiêu có rõ ràng không? Có đủ nguồn lực thực hiện không? Có năng lực? )
-Kết cục là nỗ lực cố gắng của người thực hiện được ghi nhận và đền bù Là mối quan hệ giữa kết quả thực hiện công việc và cái thu nhận được Kết cục còn được hiểu là xác suất giữa kết quả thực hiện công việc cái thu nhận được
-Giá trị: Ý nghĩa của phần thưởng đối với người nhận
Đây là mô hình cho thấy các yếu tố cấu thành nên động cơ Điều đặc biệt trong mô hình này
là chỉ cần ít nhất một nhân tố có giá trị bằng 0 thì động cơ làm việc cũng bằng 0
Trang 83.5 Mô hình xác định động cơ động lực theo tính chất của động cơ động lực.
-Các công cụ kinh tế hoặc tài chính
-Nhóm các công cụ tâm lý giáo dục
-Các công cụ hành chính tổ chức
Nhận thấy đây là một mô hình rất có giá trị, nó cung cấp một cái nhìn toàn diện và sâu sắc, lại tương đối cụ thể và dễ áp dụng trong thực tế nên em vận dụng mô hình 5 để nghiên cứu
về Công ty cổ phần Hoàng Hà
II Các công cụ tạo động lực.
1 Khái niệm về công cụ tạo động lực.
Các công cụ tạo động lực được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc
2 Các công cụ tạo động lực.
2.1 Công cụ kinh tế.
Con người luôn lấy lợi ích cá nhân làm trọng tâm trong mọi suy nghĩ và hành động Với cùng một công sức, một chi phí họ luôn có xu hướng tối đa hóa lợi ích Vì vậy tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là tạo ra động lực thúc đẩy con người tích cực làm việc Mặt khác tiền lương, tiền thưởng nó là điều dễ thấy, dễ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta hơn bất
cứ mọi lời hứa hẹn tốt đẹp về công việc, về điều kiện làm việc, quan hệ đồng nghiệp hay cơ hội thăng tiến trong tương lai Nó là nhân tố đóng góp trọng số lớn vào quyết định có làm việc tại công ty hay không của ứng viên bởi:
+Tiền thoả mãn trước mắt hai nhu cầu cơ bản: Vật chất hiện tại và an toàn trong tương lai +Thoả mãn những nhu cầu cao hơn: Nhu cầu xã hội và nhu cầu tự thể hiện
+Là biểu hiện của quyền lực, sự thành đạt: Những người thành đạt vẫn được hiểu là những người trước tiên phải kiếm ra nhiều tiền Và người ta vẫn thường nói người nào nắm kinh tế người đó sẽ nắm chính trị (biểu hiện của quyền lực)
+Biểu hiện năng lực của bản thân: Trong công việc năng lực, tầm quan trọng của một nhân viên trong tổ chức thể hiện qua tiền lương của họ
-Khi sử dụng các công cụ kinh tế cần rất thận trọng vì nó dễ dẫn đến tình trạng:
+Thâm hụt ngân sách của công ty mà không hiệu quả: Chưa chắc một nhân tài ở công ty khác về công ty mình đã là một nhân tài trong khi đó việc đưa ra một mức lương cao để
Trang 9cạnh tranh có thể không đem lại kết quả như mong muốn mà điều chắc chắn đã mất khoản chi phí lớn.
+Làm tăng khoảng cách thu nhập trong doanh nghiệp: Một mặt nó có thể tạo ra động lực để nhân viên phấn đấu trở thành người giỏi mặt khác nó cũng tạo ra sự làm việc cầm chừng ở tốp dưới vì không được khuyến khích Sự chênh lệch trong thu nhập còn kéo theo khoảng cách về tâm lý giữa các nhân viên làm cho không khí làm việc căng thẳng, bất hoà, giảm năng suất và chất lượng công việc
+Hạn chế động lực phản biện, xây dựng của nhân viên: Được ưu đãi cao nhân viên có xu hướng xích lại gần quan điểm với sếp vì sợ không được tin dùng
Các công cụ kinh tế được chia làm 2 loại: Công cụ kinh tế trực tiếp và công cụ kinh tế gián tiếp
2.1.1 Công cụ kinh tế trực tiếp.
Bao gồm các công cụ như: Lương, thưởng, hoa hồng, trợ cấp, phân phối lợi ích, cổ phần, phân chia lợi nhuận
a Tiền lương
-Khái niệm: Tiền lương là phần thù lao cố định mà người lao động nhận được một cách thường kỳ Tiền lương cơ bản được trả dựa trên cơ sở của loại công việc cụ thể, mức độ thực hiện công việc, trình độ và thâm niên của người lao động
-Vai trò của tiền lương:
+Với người lao động:
Tiền lương là biểu hiện rõ nhất của lợi ích kinh tế nó là công cụ kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích lao động
Tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động giúp họ trang trải cho cuộc sống
Tiền lương ảnh hưởng đến địa vị của người lao động ngoài xã hội và trong gia đình Đạt được tiền công cao hơn sẽ là động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức
+Đối với tổ chức:
Tiền lương là công cụ để duy trì, thu hút người lao động giỏi
Như vậy đối với người sử dụng lao động tiền lương là khoản chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả khoản chi phí này Nó là khoản chi phí nhưng đặc biệt hơn ở chỗ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả chứ không phải tiết kiệm vì đối với người lao động tiền lương dùng để tái sản xuất sức lao động Bởi vậy doanhnghiệp cần chi trả thích hợp để là đòn bẩy tăng năng suất lao động Khi năng suất cao tạo điều kiện để hạ giá thành
-Các hình thức trả lương có thể làm tăng động lực của người lao động:
+Trả lương theo thời gian có thưởng
+Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
+Trả lương theo sản phẩm tập thể
+Trả lương theo sản phẩm có thưởng
+Trả lương theo giờ tiêu chuẩn
+Trả lương khoán
-Để tiền lương có thể trở thành công cụ nâng cao động lực cho người lao động cần phải đảmbảo các nguyên tắc sau:
Trang 10+Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động
+Trả lương trên cơ sở thoả thuận trước giữa doanh nghiệp và người lao động
+Tiền lương phải đảm bảo nguyên tắc công bằng
+Tiền lương phải phụ thuộc vào hiệu quả công việc của người lao động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhưng đừng vì kết quả kinh doanh tạm thời không khả quan mà rút lương của người lao động xuống, mọi chuyện có thể trở nên tồi tệ hơn
+Tiền lương phải có tác dụng kích thích người lao động Phải từ bỏ quan niệm rằng cứ ở chức vụ cao hơn, quan trọng hơn là có thể có mức lương cao hơn Một nhân viên phục vụ xuất sắc luôn có giá trị hơn một người quản lý tầm thường Mức lương cao nhất của một vị trí công việc thấp hơn nên cao hơn mức lương thấp nhất của vị trí công việc cao hơn Như vậy sẽ giúp nhân viên suy nghĩ chín chắn khi bước vào vị trí quản lý, bởi bất cứ vị trí nào họcũng phải là người giỏi
-Các hình thức thưởng:
+ Thưởng theo biểu hiện của công việc như: Năng suất, chất lượng, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian Loại hình này có tác dụng khuyến khích như đối với việc trả lương theo sản phẩm có thưởng
+ Khen thưởng dựa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Chia lãi
Hình thức này kích thích nhân viên làm việc tốt và gắn bó với doanh nghiệp Một khi thu nhập của công nhân viên phụ thuộc một phần vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thì
họ sẽ quan tâm đến thành tích chung dẫn đến nâng cao năng suất của toàn doanh nghiệp Phương thức này còn không tạo ra áp lực tài chính bởi doanh nghiệp chỉ chia lãi cho nhân viên khi kinh doanh có lãi và có khả năng tài chính tốt
Có 4 phương pháp phân chia:
+ Chia đều cho tất cả nhân viên
+ Chia theo cấp bậc
+ Theo thâm niên làm việc
+ Theo tính kỹ thuật của công việc
- Nguyên tắc khi xem xét khen thưởng:
+ Tiền thưởng phải gắn với những mục tiêu cụ thể, rõ ràng gắn liền với sự phát triển kinh doanh của công ty
+ Tiền thưởng phải căn cứ vào thành tích của nhân viên, chi trả công bằng dựa trên sự đánh giá công việc và phải được công khai tới tất cả nhân viên
Trang 11+Khoảng cách giữa các lần thưởng phải hợp lý và các hình thức thưởng cần căn cứ vào đặc điểm của người lao động.
c.Các biện pháp khuyến khích liên quan đến cổ phiếu
Khi nhân viên được sở hữu cổ phần lợi ích kích thích không chỉ ở mức vật chất, họ làm việchăng say hơn và phải quan tâm nhiều hơn tới sự suy thịnh của doanh nghiệp Sẽ không còn tình trạng cha chung không ai khóc bởi người lao động là một phần của tổ chức, là người chủ sở hữu Việc làm này mang lại ích lợi chẳng khác gì việc giao khoán ruộng đất cho người nông dân
Có 2 loại cổ phiếu:
Loại thứ nhất: Chỉ bán hoặc thưởng cho nhân viên quản lý doanh nghiệp Họ có quyền có kếhoạch với giá trị của cổ phiếu, được quyền tăng giá trị cổ phiếu nhưng không có quyền mua bán và bị thu hồi khi rời khỏi doanh nghiệp
Loại thứ hai: Áp dụng cho toàn thể nhân viên áp dụng vào mức thu nhập hàng năm của họ Chỉ khi nhân viên nghỉ hưu hoặc rời doanh nghiệp mới được phát
d.Hoa hồng: Thường áp dụng đối với nhân viên bán hàng được tính bằng tỷ lệ trăm cố định
so với giá bán của mỗi sản phẩm mà họ bán được
2.1.2.Các công cụ kinh tế gián tiếp: Chi trả cho đào tạo và phát triển, bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện, đi nghỉ, đầu tư cải thiện môi trường làm việc, an toàn lao động…
a Đào tạo và phát triển
Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
tổ chức
Đào tạo giúp cho người lao động thực hiện có hiệu quả công việc của mình ở hiện tại.Phát triển: Là các hoạt động học tập vượt ra khỏi công việc trước mắt của người lao động giúp cho họ có thể thực hiện được những công việc mới trong tương lai
-Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Những công ty lớn nổi tiếng thường hấp dẫn các ứng viên do có chính sách đào tạo phong phú bởi không có sinh viên xuất sắc, vừa tốt nghiệp có thể làm được ngay và thích nghi ngay với môi trường làm việc của công ty Điều này càng đúng đối với Việt Nam khi mà chương trình đào tạo đại học vẫn mang nặng tính hàn lâm, lý thuyết Cả với những nhân viên đã làm việc lâu năm trong công ty thì trong bối cảnh toàn cầu hoá, các công nghệ kỹ thuật thay đổi chóng mặt nếu không được đào tạo
và phát triển họ sẽ trở nên lạc hậu
+ Với nhân viên được đào tạo họ sẽ trở nên chuyên nghiệp, có cách nhìn cách tư duy mới trong công việc để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc Từ sự gắn bó với công việc sẽ làm cho họ gắn bó hơn với công ty Đó là nhu cầu tự hoàn thiện của người lao động
+ Với tổ chức: Kết quả mà người lao động đạt được cũng là thành quả của doanh nghiệp Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp Đào tạo và phát triển còn thể hiện nét đẹp văn hoá doanh nghiệp
Việc áp dụng thành công loại hình đào tạo nào còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp Có nhiều hình thức như: Tự đào tạo theo kiểu chỉ dẫn, học nghề, kèm cặp và chỉ bảo hay đào tạo do các tổ chức bên ngoài đảm nhiệm mà doanh nghiệp đứng ra tổ chức chi trả
- Nguyên tắc:
Trang 12+ Trong việc đào tạo con người thì đào tạo con người thực tiễn là quan trọng nhất Bởi theo như Matsushita Konosuke, một tác giả Nhật Bản thì: Ai cũng biết vị mặn của muối, vị ngọt của đường vì đã từng nếm nó Nếu chưa từng thì lý giải bằng mấy cũng khó hiểu Đối với công việc kinh doanh cũng tương tự.
+ Phải nghiên cứu những phương thức đào tạo phù hợp với trình độ nhân viên cũng như tài chính doanh nghiệp mình, không nên làm một cách tràn lan gây lãng phí
+ Đào tạo phải theo kịp thời đại
b Các loại phúc lợi cho người lao động
Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả cho người lao động dưới dạng các hỗ trợ về cuộcsống cho người lao động.(2)
Giáo trình quản trị nhân lực,THS Nguyễn Vân Điềm và PGS Nguyễn Ngọc Quân, Nhàxuất bản Lao Động – Xã Hội, trang 243
-Vai trò: Giúp làm giảm gánh nặng tài chính cho người lao động những khi họ gặp khó khăn như hỗ trợ tiền mua nhà, xe, tiền khám chữa bệnh Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, năng suất làm việc của người lao động
Làm tăng uy tín của doanh nghiệp trước đối thủ cạnh tranh, khi người lao động thấy mình được quan tâm và phấn chấn hơn sẽ giúp cho doanh nghiệp tuyển mộ và giữ chân được nhânviên
Dịch vụ cho người lao động là những khoản có vai trò giống như phúc lợi nhưng người lao động phải chi trả một khoản tiền nhất định
-Có hai hình thức :
+Phúc lợi bắt buộc do nhà nước quy định Nó không giúp nâng cao động lực cho người lao động nhiều bởi nó là chính sách chung nhưng nếu doanh nghiệp nào không chấp hành đầy
đủ thì có thể là nguyên nhân khiến người lao động rời bỏ
Phúc lợi bắt buộc bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả cho các trương hợp ốm đau, tai nạn, tai nạn lao động, thai sản, hưu trí, tử tuất
Với những doanh nghiệp tư nhân, nhiều nhân viên do dự khi rời công ty vì họ đã đóng được nhiều năm BHXH, đây là số tiền đảm bảo cuộc sống của họ khi đã về hưu
+Phúc lợi tự nguyện: Loại phúc lợi này có tác dụng khuyến khích người lao động hơn so vớiloại trên bởi nó thể hiện sự quan tâm của tổ chức đối với nhân viên của mình
Phúc lợi tự nguyện có hình thức vô cùng phong phú, nó tuỳ thuộc vào trình độ của nhà quản
lý cũng như tình hình tài chính của công ty
Những hình thức thường thấy:
Các chương trình sức khoẻ: Trợ cấp độc hại, đầu tư bảo hộ lao động
Phúc lợi bảo đảm thu nhập
Các dịch vụ giúp người lao động về tài chính: Cho vay trả góp để mua nhà, xe ; xây dựng nhà ăn, công tác phí…
-Nguyên tắc:
+Các chương trình phúc lợi phải đảm bảo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi: Với người lao động nó làm phục hồi tinh thần và sức khoẻ, giảm bớt khó khăn về kinh tế Đối với doanh nghiệp nó phải có tác dụng tạo ra hiệu quả làm việc cao, gắn bó được nhân viên với tổ chức
Trang 13và nhất là trong tầm chi trả của người lao động.
+Cũng như mọi công cụ khác nó phải đảm bảo khách quan, công bằng
+Các chương trình phải được sự hưởng ứng của nhân viên: Nếu không nó sẽ không thể nâng cao động lực cho người lao động được gây ra tình trạng “tiền mất tật mang của doanh nghiêp” do tính chất gián tiếp của nó Ví dụ với một người lao động có hoàn cảnh khó khăn thì đôi khi doanh nghiệp trả trực tiếp bằng tiền lại khích lệ được họ hơn
2.2 Nhóm các công cụ tâm lý giáo dục:
Theo bài giảng của TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền: Các công cụ tâm lý giáo dục là tổng thể các biện pháp tác động vào nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tựgiác và nhiệt tình lao động trong công việc trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý
-Vai trò của công cụ tâm lý giáo dục: Trong bài “Giữ chân người tài: Lương cao không phải
là tất cả” trên www.thanhnien.com.vn của Mỹ Quyên - một sinh viên vừa tốt nghiệp thì: “Cómột môi trường làm việc lý tưởng, đồng nghiệp xem nhau như như anh em một nhà, mọi người yêu thương giúp đỡ nhau, cùng tạo điều kiện hết mức cho bạn phát huy hết năng lực của mình Sự thành công của bạn là niềm vui chung của mọi người đó mới là điều quan trọng nhất để lựa chọn công ty làm việc”
Còn với Tô mát nô lin người sáng lập ra IBM thì tinh thần và động lực có sức tác động đến
sự thành bại của công ty, nó mạnh hơn tác động của kỹ thuật, kinh tế, tiền vốn, cơ cấu tổ chức và cả thời cơ Năng suất lao động chịu sự chi phối lớn bởi những động cơ tâm lý đối với hành vi của con người và bầu không khí trong tập thể lao động, quan hệ hợp tác trong quá trình sản xuất Tác phong xử sự và quan tâm của người quản lý đến sức khoẻ, hoàn cảnhriêng tư, những nhu cầu tinh thần của người lao động cũng ảnh hưởng lớn đến thái độ và kết quả lao động
Khi xem xét các công cụ tâm lý - giáo dục có 2 công cụ được các nhà quản lý rất quan tâm
đó là phong cách lãnh đạo và văn hoá tổ chức
-Ưu điểm: Đảm bảo trật tự kỷ cương trong hệ thống Hệ thống có tính thống nhất cao, quá trình ra quyết định nhanh
-Nhược điểm: Phong cách này mang tính hành chính tổ chức, tâm lý người lao động bị đè nén, khả năng sáng tạo không cao Phương pháp này được áp dụng khi tổ chức mới thành lập, có vấn đề lớn và với những cá nhân tạo ra vấn đề lớn Nếu áp dụng không đúng nó có thể làm triệt tiêu động lực của người lao động
Trang 14b Phong cách dân chủ.
Sử dụng rộng rãi sự tham gia đóng góp của các cá nhân đặc biệt là cấp dưới theo chế độ ủy quyền, chỉ tập trung kiểm soát kết quả cuối cùng Các nhà quản lý sẽ sẵn sàng chia sẻ thông tin khi được yêu cầu và rất quan tâm tới việc xây dựng củng cố các mối quan hệ
-Ưu điểm: Phát huy sự sáng tạo cao trong tổ chức, tạo sự phối hợp chặt chẽ, bầu không khí thân thiện Tạo ra cơ hội lớn cho tổ chức
-Nhược điểm: Cùng với sự tham gia ý kiến của nhiều người thì tính thống nhất sẽ giảm và đôi khi còn mất nhiều thời gian Để khắc phục nhược điểm này người ta nâng cao tính tự chịu trách nhiệm trong nhân viên
Nhìn chung để tạo động lực cho người lao động thì phương pháp này được coi là có hiệu quả
c Phong cách tự do
Nhà quản lý sẽ xác định các mục tiêu lớn cho cấp dưới được tự do trong quá trình xác định các mục tiêu nhỏ và công cụ để thực hiện mục tiêu bằng việc trao quyền cho cấp dưới mà chỉ kiểm soát đầu ra Với phong cách tự do , nhà quản lý quan tâm đến việc xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông đối với cấp dưới nhưng không quan tâm tới việc phát triển các mối quan hệ
-Ưu điểm: Có khả năng tạo ra sự sáng tạo cao nhất, làm cho nhân viên nâng cao khả năng tự chịu trách nhiệm
-Nhược điểm: Dễ dẫn đến tình trạng mạnh ai đấy làm, khó khăn trong việc hướng hoạt động của các cá nhân tới mục tiêu chung của tổ chức, phá vỡ tính thông nhất
Với những người yêu thích tự do thì đây là một phong cách tạo được động lực lớn song có nhiều nhân viên sau nhiều năm làm việc với công ty lớn lại thích được làm việc với những công ty nhỏ ở đó con người xích lại gần nhau hơn, chia sẻ cho nhau những niềm vui nỗi buồn Nhu cầu được giao tiếp cũng là một trong những nhu cầu chính của con người
Văn hóa tổ chức được chia ra thành các yếu tố tinh thần và các yếu tố vật chất
a Các yếu tố tinh thần-phi vật thể
Bao gồm:
+Quan điểm, nguyên tắc hoạt động: Một công ty luôn xác định mục tiêu, sứ mạng của mình phù hợp với tâm lý với người lao động có thể sẽ giữ chân được họ Ví dụ một người giám đốc luôn nhắc nhở: “Chúng ta làm công việc này là đang cống hiến cho xã hội Do đó chúng
ta phải làm việc nghiêm túc” Người lao động sẽ thấy được ý nghĩa trong mỗi việc mình làm
và dốc tâm làm việc, tận tụy nhưng vui vẻ vì mình, vì xã hội
+Hệ giá trị mà tổ chức theo đuổi cam kết đạt được cho mình, cho khách hàng, xã hội…: Nó
Trang 15được thể hiện qua triết lý kinh doanh, đạo đức và trách nhiệm của doanh nghiệp Xây dựng tinh thần màu cờ sắc áo cho nhân viên cũng là một cách để nhà quản lý khơi dậy sức mạnh tập thể và tinh thần hăng say làm việc.
+Lối sống của những con người trong tổ chức: Là thái độ, hành vi, cách đối xử với đồng nghiệp, khách hàng, bạn hàng, đối tác, cộng đồng dân cư nơi cư trú, với môi trường tự nhiên
+Khả năng học hỏi, giáo dục đào tạo, phát triển không ngừng
b Các yếu tố vật chất: Các kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, các sản phẩm và dịch vụ
Môi trường làm việc tiện nghi, thoải mái, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng có tác dụng khuyến khích người lao động rất lớn
*Một số biện pháp tâm lý giáo dục nhà quản lý có thể sử dụng để kích thích lao động:
- Làm cho công việc trở nên thú vị: Loại bỏ sự nhàm chán, đơn điệu bằng cách cho nhân viên đề xuất phương pháp làm việc hiệu quả Trang bị phương tiện, thiết bị làm việc, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ để giải phóng sức lao động chân tay làm cho nhân viên thoải mái nhất.-Tạo ra ở tổ chức một nền văn hóa mở cửa: Sử dụng hệ thống thông tin và truyền thông phát triển để tăng cường giao tiếp nội bộ Các nhà quản lý và nhân viên có sự giao lưu dễ dàng, các nhân viên công ty có thể hòa mình với các đồng nghiệp trong các sự kiện được tổ chức Điều này tạo ra sự cố kết, đồng cảm cao giữa các thành viên trong công ty, làm giảm sự khácbiệt giữa họ đồng thời tạo ra uy tín cho người quản lý cấp cao do đó tác động tích cực tới năng suất lao động Thường xuyên cung cấp cho nhân viên về tình hình tài chính, vị thế hiệntại của công ty để họ cảm thấy mình được tôn trọng, là chủ nhân của công ty mà không phải
là người làm thuê như vậy họ sẽ có trách nhiệm
-Thường xuyên nhấn mạnh triết lý kinh doanh, đạo đức, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường tự nhiên và xã hội
- Chú trọng việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên: Tạo cơ hội cho nhân viên có lịch làm việc linh hoạt, dự các cuộc chiêu đãi, các chuyến đi xa, tham gia văn hóa, văn nghệ thể thao, được tham gia tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, sử dụng nhóm để dẫn dắt hành vi của con người
- Xây dựng chương trình giáo dục đào tạo chất lượng: Đó là cách công nhận của người quản
lý đối với kết quả làm việc của nhân viên Nó có tác dụng kích thích tâm lý bởi người lao động tạm thoát khỏi công việc hàng ngày, được giao lưu, được hãnh diện với gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp Đó là động lực thúc đẩy người lao động phấn đấu trong công việc, nó là phần thưởng rất có ý nghĩa, mang tính giáo dục cao
-Các hình thức vận động, giáo dục cá biệt khác trong hệ thống với những cá nhân đem lại cơhội cũng như nguy cơ cho công ty
Trang 16cho con người Mỗi người đều có sở trường sở đoản riêng, nếu họ được sắp xếp làm việc đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn họ sẽ có điều kiện để thể hiện khả năng tiềm ẩn.Khi xây dựng cơ cấu tổ chức cần:
-Kết hợp chuyên môn hóa và tổng hợp hóa trong công việc: Chuyên môn hóa công việc làm cho người lao động dễ nâng cao chuyên môn nghề nghiệp nhưng cần phải nâng cao mức độ tổng hợp hóa tới mức có thể để người lao động có khả năng thích nghi và sáng tạo cao hơn, tinh thần lao động được cải thiện Cần phải xây dựng mô hình tổ chức kết hợp được những
ưu điểm của hai đặc tính này và hạn chế nhược điểm tới mức thấp nhất
-Xây dựng cơ cấu tổ chức có cấp quản lý và tầm quản lý phù hợp tạo điều kiện cho thông tin
đi từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong không bị chậm và các quyết định từ trên xuống dưới không bị méo mó
-Tạo điều kiện để cấp dưới có quyền hạn và trách nhiệm tự chủ một cách tương đối
-Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cá nhân trong tổ chức: Một cá nhân cho dù giỏi đến mấy cũng không thể có sức mạnh bằng cả tập thể Làm việc theo nhóm còn khiến mọi ngườithi đua nhau trong công việc, và bổ sung những thiếu sót cho nhau Công cụ phối hợp có thể
hệ thống thông tin và truyền thông hoặc cũng có thể là những công cụ vô hình như văn hóa doanh nghiệp và quan hệ cá nhân
2.3.2.Các phương pháp hành chính.
Phương pháp hành chính là cách tác động trực tiếp của người lãnh đạo lên tập thể những conngười dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc, đòi hỏi mọi người trong hệ thống phải chấp hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.Phương pháp hành chính xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong tổ chức, khâu nối các phương pháp quản lý khác lại và giải quyết các vấn đề đặt ra trong hệ thống, nhanh chóng làm thay đổi hành vi của người lao động
Kiểm soát với nghĩa hẹp thường được hiểu là sự phát hiện những sai lệch, điều chỉnh nhữngsai lệch đi kèm với nó là các hình thức xử phạt như vậy thì chỉ khiến nhân viên sợ hãi đôi khi không dám đưa ý tưởng đổi mới của mình vào thực nghiệm Nhưng ngoài mục đích như vậy, tiến hành kiểm soát còn nhằm hiểu hơn về nhân viên mà chúng ta quản lý, dự báo đượcnhững biến động nhân sự từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiên hệ thống
Các hình thái của kiểm soát bao gồm:
+Đầu vào – hành động – hiệu quả
+Theo mối quan hệ chủ thể - đối tượng: Chủ thể và đối tượng là hai hệ thống độc lập
Trang 17+Các kế hoạch hướng tới kết quả cuối cùng.
+Các phương pháp lượng
+Các công kỹ thuật để giám sát đo lường theo cơ chế tự động
+Hệ thống thông tin truyền thông đa phương tiện
3 Sự cần thiết của việc sử dụng hợp lý các công cụ tạo động lực cho người lao động.
Động cơ, động lực phải xuất phát từ chính bản thân con người nên các nhà quản trị chủ yếu đóng vai trò tạo ra điều kiện để làm xuất hiện động cơ và nâng cao động lực cho con người thông qua việc sử dụng các công cụ tạo động lực lao động
-Việc sử dụng tốt các công cụ tạo động lực sẽ giúp doanh nghiệp:
+Giữ chân nhân tài, ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám ra bên ngoài
+Sắp xếp bố trí công việc cho người lao động hợp lý để tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng
+Khuyến khích người lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tăng năng suất và hiệu quả công việc
+Giảm được những chi phí không cần thiết: Chi phí do phải tuyển dụng nhiều, do đào tạo từ đầu, tình trạng lãn công, bộ máy quản lý cồng kềnh…
+Nâng cao uy tín và hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường
-Với người lao động tạo động lực giúp họ:
+Có cơ hội được có những khoản thu nhập cao chi trả cho cuộc sống từ đó họ có thể tái sản xuất sức lao động
+Giúp cho người lao động làm việc với tinh thần thoải mái hăng say và sáng tạo
+Tạo điều kiện cho họ được tự chịu trách nhiệm trong công việc và ngày càng hoàn thiện bản thân