1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập kunh tế quốc tế

225 293 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 225
Dung lượng 7 MB

Nội dung

Trang 1

BO TAI CHINH _ HỌC VIÊN TÀI CHÍNH -

ĐÀO THỊ MINH THANH

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang 2

'Trang phụ bìa 'Lời cam đoan :Mục lục - Danh mục các chữ cái viết tắt - Danh mục bảng MỞ ĐẦU Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

.1 Những van dé co ban về kế toán và hệ thống kế toán doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm kế toán và hệ thống kế toán doanh nghiệp

— 1,1⁄2.Các yếu tố cấu thành hệ thống kế toán doanh nghiệp

12, Những nhân tố cơ bản ảnh hướng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống kế toán doanh nghiệp

1.2.1 Các loại hình kế toán cơ bản và tác động của nó đến việc xây dựng hệ thống kế toán doanh nghiệp

1.2.2 Chuẩn mực quốc tế về kế toán và xu hướng hài hòa kế toán trên thế giới

1.2.3 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng quốc gia tác động đến -

việc lựa chọn, xây dựng hệ thống kế toán

1.2.4 Mối quan hệ giữa hệ thống kế toán Việt Nam với chính sách tài | chính và chính sách thuế

1.3 Các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản của kế toán và nguyên tắc xây dựng hệ thống kế toán tài chính doanh nghiệp |

1.3.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản

1.3.2 Yêu cầu cơ bản của kế toán tài chính trong doanh nghiệp

1.3.3 Nguyên tác xây dựng hệ thống kế toán tài chính doanh nghiệp

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP oe +

Trang 3

cee trình phat tidn của hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam

“ha 1 1 Giai đoan trước năm 1988

2.142 Giai đoan từ năm 1988 đến 1994

2.1.3 Giai đọan từ năm 1995 đến nay

.2.2 Thực trạng về hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành

2.2.1 Đặc điểm của hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành

2.2.2 Những thành tựu của hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành 2.2.3 Những tồn tại của hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hanh

_ 2.2.4 Thực trạng vẻ tổ chức và thực hiện hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp

_ 24Kinh nghiệm của các nước về xây dựng và phát triển hệ thống kế toán doanh nghiệp

2.3.1 Kinh nghiệm của các nước có nên kinh tế thị trường phát triển

2.3.2 Kinh nghiệm của các nước chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung

sang cơ chế thị trường

` ˆ Chương3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.4 Quan điểm, Định hướng và nguyên tắc hoàn thiện hệ thống kế toán

doanh nghiệp Việt Nam

3.1.1 Quan điểm hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam

3.1.2 Định hướng hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam

3.1.3 Nguyên tắc hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam

3/2 Nội dung và giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam

3.2.1 Giải pháp tổ chức triển khai, thực hiện Luật kế tốn

3.2.2 Hồn thiện hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam

3.2.3 Hồn thiện hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp

_3,3 Hồn thiện cơng tác kế toán trong doanh nghiệp

KẾT LUẬN

Danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án

Trang 4

DANH MUC CAC CHU VIET TAT 01 - AICPA : 02 - IFAC 03 - IAS 04 - ISA 05 - IASC 06 - BHXH : 07 - LDTL 08-GTGT : 09 - TSCD 10- VAS 11 - BCTC 12 - ASEAN : 13- ASEM : 14- AFTA 15 - APEC

Học viện kế toán viên công chứng Mỹ Liên đồn kế tốn quốc tế

Chuẩn mực kế toán quốc tế

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế Bảo hiểm xã hội

Lao động tiền lương

Giá trị gia tăng

Tài sản cố định

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Báo cáo tài chính

Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á

Diễn đàn kinh tế Á- Âu

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

Trang 5

KY HIEU 2.1 2.2 2.3 DANH MUC CAC BANG TEN BANG

Danh mục các loại tài khoản kế toán

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Kế toán là một trong những công cụ quan trọng của hệ công cụ quản lý

kinh tế, tài chính Nó có vai trò to lớn trong việc theo dõi và kiểm soát sự vận

động của tài sản, nguồn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời

kế toán còn ghi chép, phản ánh và cung cấp các thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho việc đề ra các quyết định trong quản lý kinh tế Vì vậy, kế toán vừa có vai trò to lớn đối với quản lý kinh tế vĩ mô, vừa có vị trí quan trọng đối

với quản lý kinh tế vi mô

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng cơ chế thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, với chính sách kinh tế mở, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và từng bước hội nhập với nên kinh tế thế giới Kế toán ngoài

việc cung cấp các thông tin kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng

trong nước còn cung cấp các thông tin cho các đối tượng sử dụng ngoài nước Để đáp ứng được yêu cầu của quá trình trên, hệ thống kế toán doanh

nghiệp phải cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính trung thực, kịp thời

và đáng tin cậy nhằm giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra được các

đáp ứng được yêu cầu đó Ngày 01/11/1995, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã

ban hành hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 1141/TC/CĐKT Hệ thống kế toán này đã cố gắng đáp ứng được những yêu

cầu và đặc điểm của cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta trên cơ so van dụng có chọn lọc các nguyên tắc, thông lệ phổ biến của thế giới, do đó kế

toán Việt Nam đã bước đầu hoà nhập được với kế toán thế giới Tuy nhiên, do hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành vẫn còn một số điểm chưa phù

hợp với thỡng lệ chung hoặc còn thiếu các qui định quan trọng, đặc biệt là

khi Bộ Tài chính ban hành 22 chuẩn mực kế toán của Việt Nam nên hệ

Trang 7

thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam cân phải được cải cách một cách căn bản, toàn diện và triệt để

Để hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam có thể hoà nhập được với

kế toán quốc tế, đồng thời lại phù hợp với đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội Ở

Việt Nam, góp phân đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta thì việc hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam là một điều

cần thiết hiện nay

Với những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài "Giải pháp hồn

thiện hệ thống kế tốn doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu tập trung vào các mục đích sau:

- Trình bày khái quát những vấn đề cơ bản về kế toán và hệ thống kế

toán doanh nghiệp, các loại hình kế toán cơ bản trên thế giới, chuẩn mực kế toán cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống kế toán

doanh nghiệp, các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận trên thế giới

Những vấn đề đó được dùng làm cơ sở lý luận để phân tích và đưa ra các giải

pháp hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam

- Phân tích quá trình hình thành và phát triển của hệ thống kế toán

doanh nghiệp Việt Nam qua các thời kỳ, từ đó đưa ra những nhận xét về hệ

thống kế toán doanh nghiệp, phân tích, đánh giá, nhất là đối với những bất

cập của hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành, cùng với việc nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng hệ thống kế toán doanh nghiệp của các quốc gia khác

nhau trên thế giới để làm cơ sở xác định phương hướng và giải pháp hoàn

thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn nói trên, tác giả

đề xuất các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp

Trang 8

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là kế toán và hệ thống kế toán doanh nghiệp Có rất nhiều nội dung liên quan đến hệ thống kế toán doanh nghiệp, nhưng luận án tập trung nghiên cứu hệ thống kế toán tài chính áp

dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, không đẻ cập đến kế toán

quản trị cũng như các loại kế toán khác

Do giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như dung lượng của một

luận án và tính phức tạp của hệ thống kế toán tài chính doanh nghiệp, luận

án chỉ tập trung làm rõ những luận chứng khoa học và thực tiễn trong quá

trình xây đựng và vận hành hệ thống kế toán doanh nghiệp qua các thời kỳ

phát triển của nền kinh tế, nhằm chỉ rõ những tồn tại của hệ thống kế toán

doanh nghiệp, cung cấp cơ sở cho việc phát triển và hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Vì

vậy, luận án chỉ nghiên cứu, đánh giá một cách khái quát về khâu tổ chức

thực hiện hệ thống kế toán hiện hành tại các doanh nghiệp, không tổng kết, đánh giá cụ thể theo từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu mang tính định hướng cho việc thiết lập và hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập

kinh tế quốc tế của nước ta trong hiện tại và tương lai

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Là đề tài nghiên cứu về toàn bộ hệ thống kế toán tài chính áp dụng

cho mọi loại hình doảnh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện nên kinh tế thị trường mở cửa, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự tham

gia quản lý của Nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế cửa Việt Nam hiện nay, đề tài nghiên cứu của luận án vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn cao đối với nước ta trong hiện

Trang 9

Về khoa học: Đề tài nhằm củng cố va làm rõ những lý luận cơ bản

về kế toán và hệ thống kế toán tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở đó góp

phần nhận thức đây đủ hơn về nội dung cũng như lý luận của khoa học kế

- toán, đồng thời nhận thức một cách đầy đủ và toàn điện hơn về hệ thống kế

toán tài chính doanh nghiệp

Về thực tiễn: Đề tài đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống

kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo hướng vừa đáp ứng được yêu cầu hội

nhập của kế toán Việt Nam với kế toán quốc tế, vừa phù hợp với đặc điểm

của nên kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự tham gia quản lý của Nhà nước cũng như trình độ kế toán của Việt Nam, thoả mãn được yêu cầu của mọi đối tượng sử dụng thông tin kế toán khác nhau dé dé

ra các quyết định kinh tế hợp lý, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của

nên kinh tế và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế

Trang 10

Chuong 1

' NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ

HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

L1 NHỮNG VẤN ĐỀ CO BAN VỀ KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH

NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm kế toán và hệ thống kế toán doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái :iệm kế toán

Kế toán là nhu câu tất yếu khách quan của mọi hình thái kinh tế xã

hội có nên sản xuất hàng hoá, là một trong những công cụ quan trọng phục

vụ cho quá trình quản lý kinh tế, gắn liên với hoạt động quản lý, xuất hiện

và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của sản xuất hàng hoá

Việc nghiên cứu thực tiễn lịch sử phát triển của kế toán cho thấy, với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, kế toán cũng được

nhận thức và sử dụng cho những mục đích khác nhau

Khi mới hình thành, người ta cho rằng kế toán chỉ là một công cụ nhằm ghi chép, phản ánh lại các nghiệp vụ kinh tế đơn giản phát sinh

trong các đơn vi, tổ chức, cá nhân bằng các ghi chép rất thô sơ Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự tiến bộ của khoa

học kỹ thuật, kế toán cũng có sự thay đổi và phát triển không ngừng về

nội dung, đối tượng, phương pháp, nguyên tác ghi chép, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý ngày càng cao của nên sản xuất xã hội Kế toán

là khoa học thu nhận, xử lý và tổng hợp thông tin nhằm cung cấp các thông tin kinh tế tài chính giúp cho người sử dụng ra các quyết định

kinh tế Các thông tin kinh tế tài chính do kế toán cung cấp là các thông

tin được biểu hiện dưới hình thức giá trị, hiện vật về tình hình và sự vận VN tet

Trang 11

các tài sản đó trong quá trình sản xuất kinh doanh của mọi loại hình

doanh nghiệp

Khái niệm kế toán thường được tiếp cận từ nhiều góc độ, nhà nghiên

cứu lý luận khi định nghĩa về kế toán sẽ không giống như các định nghĩa vê kế toán của các nhà quản lý vĩ mô, quản trị doanh nghiệp, hội nghề

nghiệp kế toán; Vì vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa

về kế toán

Theo Uỷ ban thuật ngữ của Học viện kế tốn viên cơng chứng Mỹ

(AICPA) thì “Kế oán là một nghệ thuật dùng để ghi chép, phân loại và tổng hợp theo một cách thức nhất định dưới hình thức tiên tệ về các nghiệp

vụ, các sự kiện và trình bày kết quả của nó cho người sử dụng ra quyết

định ”[82, tr 4]

Liên đồn Kế tốn Quốc tế (IFAC) lai dinh nghĩa "Kế toán là nghệ

thuật ghỉ chép, phân loại, tổng hợp theo một cách riêng có bằng những

khoản tiên, các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có Ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó” [21, tr 7]

Như vậy, đối với các tổ chức nghề nghiệp thì kế toán được coi là

công việc ghi chép, phản ánh và kiểm tra cung cấp các thông tin kinh tế -

tài chính trong doanh nghiệp

— Nhà nghiên cứu lý luận kinh tế nổi tiếng của Mỹ - giáo sư, tiến sỹ

Robet Anthony cho rằng "kế toán là ngôn ngữ kinh doanh" [S8]

Quan điểm này cho rằng kế toán là một phương tiện để các doanh

nghiệp xây dựng được mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh; thu hút vốn đầu tư và nhân tài trong xã hội

Theo cuốn "Nguyên lý kế toán Mỹ" của Ronald J Thacker thi: "Kế

toán là một phương pháp cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý có hiệu

_— =m.——

Trang 12

Theo gido su, tién sy Grene Allen Gohlke của Viện đại học Wisconsin

thì "Kế toán là một khoa học liên quan đến việc ghỉ nhận, phân loại, tóm tắt và giải thích các nghiệp vụ tài chính của một tổ chức, giúp cho ban giám đốc

có thể căn cứ vào đó để ra các quyết định kinh tế” [21, tr 7]

Đối với các trường đại học nói riêng và các nhà nghiên cứu lý luận nói

chung thì kế toán là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin

kinh tế - tài chính phản ánh toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

nhằm giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán đưa ra được những

quyết định kinh tế đúng đắn

Tại Việt Nam, định nghĩa về kế toán cũng thay đổi theo từng giai đoạn

phát triển kinh tế của đất nước Trong nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mục đích của kế toán là cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính cho Nhà

nước để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị Do đó, trong Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước đã nêu rõ: “Kế tốn là cơng việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động,

chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh và kiểm tra tình hình vận động

của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn và kinh phí của ngân sách Nhà nước cũng như của từng tổ

chức, xí nghiệp `”

Trong nên kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa, ngoài mục tiêu cung cấp các thông tin kinh tế tài chính phục

vụ cho công tác quản lý kinh tế của Nhà nước, kế toán còn cung cấp các thông

tin cho các đối tượng sử dụng khác như cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước, ngân hàng, chủ đầu tư, nhà cung ứng, khách hàng Do đó, định nghĩa về kế toán cũng phải thay đổi theo cho phù hợp Ngày nay, kế toán có thể được

định nghĩa như sau: Kế toán là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông

tin về tình hình | hiện có và sự biến động của tài sản một cách thường xuyên,

Trang 13

gian lao động Nhà nước cũng đã kháng định “Đối với Nhà nước, kế tốn là

cơng cụ quan trọng để tính toán, xây dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách Nhà nước, điêu hành và quản lý nên kinh tế quốc dân Đối với các doanh

nghiệp, kế tốn là cơng cụ quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra

việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư tiên vốn nhầm đảm bảo quyên chủ động

trong sản xuất, kinh doanh và chủ động tài chính của tổ chức, xí nghiệp -

Luật kế toán của Việt Nam lại cho rằng: "Kế foán là việc thu thập, xử

lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức

giá trị, hiện vật và thời gian lao động" [15, tr 8]

Như vậy, đã xuất hiện một nhận thức mới về kế toán trong Luật kế toán

Việt Nam ban hành năm 2003 là coi phân tích là một giai đoạn, một phần

quan trọng trong quy trình kế toán

Qua các khái niệm về kế toán nêu trên, chúng ta thấy rằng mặc dù

những nhận thức, quan điểm về kế toán ở những phạm vi và góc độ khác

nhau nhưng tựu chung lại đều gắn kế toán với việc phục vụ cho cơng tác

quản lý Kế tốn thực hiện chức năng cơ bản là ghi chép, phản ánh, cung

cấp thông tin và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhờ có các thông tin kế toán, các nhà quản trị doanh

nghiệp có thể tính toán, đo lường và đánh giá đưới hình thức tiền tệ tình hình hoạt động của mình, như tình hình và sự biến động của nguồn vốn

kinh doanh thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay đánh giá kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp trong mỗi kỳ kế toán

Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng: Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý

Trang 14

Nhận thức này đã nâng cao được vị trí và vai trò của kế toán lên một bước, ở đâu có hoạt động kinh tế - tài chính thì ở đó có kế toán Kế toán

cần cho mọi tổ chức, cá nhân Kế tốn khơng chỉ cần thiết cho các chủ sở

hữu, các nhà quản lý mà còn cần thiết cho các nhà đầu tư, người góp vốn, người cho vay, người nắm giữ cổ phiếu, người cung cấp, bạn hàng Đối

với Nhà nước, kế toán là công cụ để kiểm kê, kiểm soát tài sản quốc gia,

ngân quỹ công, ngân sách Nhà nước Với các nhà quản lý, các chủ doanh

nghiệp, kế toán là phương tiện phản ánh, tổng kết tình hình tài sản, vốn chủ

sở hữu và nợ phải trả cùng với sự vận động của chúng Với các nhà đầu tư,

người góp vốn, người cho vay, các tài liệu kế toán là một trong những căn

cứ kinh tế quan trọng đảm bảo cho họ đưa ra được các quyết định thiết lập,

duy trì hay từ bỏ các mối quan hệ kinh tế

Nhận thức đúng và nâng cao nhận thức về kế toán trong điều kiện

của nên kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam sé tao ra su quan tam đúng mức trong việc chỉ đạo, quản lý và tổ chức công tác kế toán cũng như trong

quá trình ứng xử với nghiệp vụ và người làm kế toán, trong việc đề cao và

tơn vinh nghề kế tốn

1.1.1.2 Khái niệm hệ thống kế toán doanh nghiệp

Để xem xét khái niệm hệ thống kế toán doanh nghiệp, trước hết cần

nghiên cứu khái niệm "hệ thống” và 'hệ thống kế toán"

Theo Đại từ điển tiếng Việt: "Hệ thống” là ` mội thể thống nhất được

tạo lập bởi các yếu tố cùng loại, cùng chức năng, có liên quan chặt chế với

nhau", hoặc "là một thể thống nhất bao gôm những tư tưởng, những nguyên

tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách chặt chế, có lô - gích" [82, tr.797]

Như vậy, có thể hiểu "hệ thống" bao hàm các yếu tố sau:

Trang 15

10

- Các yếu tố cấu thành của một hệ thống được sắp xếp, được liên kết theo một nguyên tắc, một trật tự nhất định

- Một "hệ thống" sẽ đảm bảo thực hiện được một chức năng nhất định

trên cơ sở chức năng của các yếu tố cấu thành hệ thống đó

Từ khái niệm "hệ thống" đã nêu trên, chúng ta nhận thức khái niệm "hệ

thống kế toán" như thế nào?

Trước đây, ở Việt Nam khái niệm “hệ thống kế toán" hầu như chưa được đề cập đến, hoặc chưa trở thành thông dụng trong khoa học kế toán và nghề nghiệp kế toán Kể từ khi cải cách kế toán năm 1995, khái niệm 'hệ

thống kế toán" và "hệ thống kế toán doanh nghiệp" mới xuất hiện trong các

tài liệu, sách tham khảo kế tốn của nước ngồi và trên các ấn phẩm về chế độ kế toán của các lĩnh vực

Trong "Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Những văn bản pháp quy”, lần đầu tiên các thuật ngữ "hệ thống kế toán của Việt Nam", "hệ thống kế toán

mới", "hệ thống kế toán doanh nghiệp", "hệ thống chế độ kế toán doanh

nghiệp", đã chính thức được sử dụng Theo quan điểm của một số tác giả

của Bộ Tài chính ở tài liệu này, có thể thấy khái niệm "hệ thống kế toán doanh nghiệp " đồng nghĩa với “hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp” và

bao gồm các bộ phận cơ bản sau:

- Hệ thống tài khoản kế toán và nội dung, kết cấu, phương pháp phản ánh các tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp

- Hệ thống báo cáo tài chính và nội dung, phương pháp lập các báo cáo

tài chính doanh nghiệp

- Chế độ chứng từ kế toán - Chế độ số kế toán

Quan điểm này đã chỉ rõ các yếu tố cấu thành trong hệ thống kế toán

Trang 16

11

của kế toán trong doanh nghiệp Tuy nhiên, nhược điểm của quan điểm này

là còn lẫn lộn và thiếu nhất quán giữa khái niệm "hệ thống kế toán” và khái

niệm "chế độ kế toán” Hơn nữa việc sắp xếp các yếu tố cấu thành hệ thống

kế toán doanh nghiệp như đã nói ở trên là chưa phù hợp với quy trình kế

toán và ghi chép kế toán (khởi đầu từ chứng từ kế toán, kết thúc bằng các

báo cáo kế toán) Bên cạnh đó, quan điểm này lại chưa bao quát hết các

yếu tố của kế toán tài chính và kế toán quản trị trong doanh nghiệp vì hệ thống báo cáo tài chính chưa phải là toàn bộ hệ thống báo cáo kế toán

trong một đơn vị

Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế về hệ thống kiểm soát nội bộ thì

hệ thống kế toán doanh nghiệp được coi là một bộ phận, một mắt xích quan

trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ và được định nghĩa: "Hệ thống kế toán là một hệ thống được sử dụng để duy trì các ghỉ chép kế toán và lập báo cáo tài chính" Định nghĩa này không trực tiếp nêu ra các yếu tố cấu thành

của hệ thống kế toán doanh nghiệp nhưng đã nêu rõ chức năng của hệ thống kế toán là được sử dụng để ghi chép kế toán và lập các báo cáo tài chính Tuy nhiên, quan điểm này cũng chưa bao quát đầy đủ các yếu tố kế toán tài chính và kế toán quản trị cấu thành hệ thống kế toán doanh nghiệp

Theo 6ng Jacques RICHARD, gido su trường Đại hoc Paris

Dauphine khi nghiên cứu về sự khác biệt của 06 loại hình kế toán cơ bản (kế toán Quỹ, kế toán Tĩnh, kế toán Động, kế toán phục vụ mục đích thuế,

kế toán Kinh tế vĩ mô và kế toán Hiện tại hóa) đã cho rằng sáu loại hình kế toán cơ bản này được chia thành những "đạng" tương ứng với các cách

thức khác nhau, tương ứng với các hệ thống kinh tế khác nhau và ông cho

rằng các khác biệt này xác định các hệ thống kế toán: " Một hệ thống kế

toán xuất hiện như một hoặc nhiêu kiểu kế toán gắn liên với một hệ thống

kinh tế nhất định" [38, tr.22] Quan điểm này của giáo sư Jacques

he CA

Trang 17

12

hành hệ thống kế toán của từng quốc gia Trên thực tế, không tồn tại một hệ thống kế toán hay hệ thống kế toán doanh nghiệp chung chung Mỗi

hệ thống kế toán gắn liên và tương thích với một hệ thống kinh tế nhất định, phụ thuộc và chịu tác động rất nhiều bởi các yếu tố về luật pháp, về

thể chế kinh tế của từng quốc gia và phục vụ cho yêu cầu quản lý của quốc gia đó

Cũng đồng ý với quan điểm cơi hệ thống kế toán là một bộ phận cấu

thành của hệ thống kiểm toán nội bộ, GS.TS Vương Đình Huệ cho rang: "Mét

hệ thống kế toán là hệ thống dùng để ghỉ nhận, tính toán, phân loại, kết chuyển vào sổ cái, tổng hợp và lập báo cáo các nghiệp vụ phát sinh" {46,

tr.50] và xác định rõ hệ thống kế toán ở một đơn vị bao gồm: - Hệ thống chứng từ ban đầu và cách vận dụng hệ thống chứng từ ban đầu | - Hệ thống tài khoản kế toán - Hệ thống số kế toán - Hệ thống báo cáo kế toán (bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo kế toán nội bộ)

Quan điểm này khắc phục được nhược điểm của một số quan điểm nói trên, đã xác định rõ hệ thống kế toán doanh nghiệp bao gồm bốn

phan hệ (hệ thống con, hệ thống thứ cấp) có mối quan hệ chặt chẽ và

được sắp xếp theo một trật tự, theo quy trình kế toán và bao gồm cả các

yếu tố của kế toán quản trị Đồng thời định nghĩa này đã nhấn mạnh đến chức năng của kế toán là thực hiện xử lý, cung cấp thông tin kế toán để lập các báo cáo kế toán Định nghĩa này không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn giúp nhìn nhận việc tổ chức thực hiện công tác kế toán theo các

phần hành, các bước công việc trong một đơn vị để thực hiện các chức

năng của kế toán

Trang 18

13

Thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quan điểm, các

định nghĩa khác nhau về hệ thống kế toán doanh nghiệp nêu trên, chúng

ta có thể thấy rằng ngoài những điểm giống nhau rất cơ bản về việc xác

định các yếu tố cấu thành của hệ thống kế toán, mỗi quan điểm đều đã đề

cập và nhấn mạnh đến những khía cạnh khác nhau của hệ thống kế toán

doanh nghiệp

Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của các quan điểm trên đây, có

thể nhận thức vẻ hệ thống kế toán doanh nghiệp như sau:

Hệ thống kế toán doanh nghiệp là một hệ thống được sử dụng để phản

ánh, ghỉ chép và lập báo cáo kế toán của doanh nghiệp

Khái niệm hệ thống kế toán doanh nghiệp cân được xem xét, phân tích

ở các giác độ khác nhau

Về hình thức văn bản pháp lý thì hệ thống kế toán doanh nghiệp bao

gồm ba bộ phận cấu thành cơ bản là luật kế toán (kể cả các nghị định

hướng dẫn thi hành luật) hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp (Kể cả thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán) và hệ thống chế độ kế

toán (bao gồm các quy định vẻ: hệ thống chứng từ kế toán; hệ thống tài ` khoản kế toán; hệ thống sổ kế toán; hệ thống báo các tài chính)

Nếu xét vẻ nội dung công tác kế toán thì hệ thống kế toán doanh

nghiệp bao gồm những quy định chung, quy định về chuẩn mực kế toán,

quy định về nội dung cơng tác kế tốn, về tổ chức bộ máy kế toán, quy

định về người làm cơng tác kế tốn và những quy định khác

Trên góc độ quản lý: Hệ thống kế toán doanh nghiệp là một trong

những công cụ quan trọng trong hệ công cụ quản lý của Nhà nước Nó -

cung cấp các thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước cũng như yêu cầu quản trị kinh doanh của các nhà quản lý

Trang 19

14

vé góc độ bản chất chức năng kế toán: hệ thống kế toán doanh

nghiệp là một hệ thống được sử dụng nhằm thu thập, xử lý thông tin, SỐ

liệu kế toán theo đối tượng và nội dung cơng việc kế tốn; kiểm tra, giám

sát các khoản th1, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm

tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và

ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế tốn; phân tích thơng tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu

quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán; cung cấp thông

tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

Hệ thống kế toán doanh nghiệp của mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ đều bị chi phối bởi một hệ thống kinh tế nhất định Vì vậy, một hệ thống kế

toán doanh nghiệp bao giờ cũng gắn liên với một hệ thống kinh tế nào đó Việc thiết kế, vận hành và phát triển hệ thống kế toán doanh nghiệp

phải tính đến cả kế toán tài chính, kế toán quản trị và sự tương thích của

hệ thống luật pháp, chính sách kế toán, xét cả ở tâm vĩ mô cũng như việc tổ chức vận dụng hệ thống kế toán tại mỗi doanh nghiệp Trong phạm vi

của luận án này, tác giả nghiên cứu hệ thống kế toán doanh nghiệp trên

phương diện hệ thống văn bản pháp lý về kế tốn Cơng tác kế toán của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động của luật pháp về kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán Việc để ra các quy định cụ thể về kế

toán ở doanh nghiệp cần và phải dựa trên hệ thống luật pháp về kế toán

(Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, hệ thống chế độ kế toán)

Các quy định cụ thể này có thể gọi là các chính sách kế toán của doanh

nghiệp (ví dụ quy định về phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho, phương pháp tính giá, các ước tính kế toán, của doanh nghiệp ) Như vậy, hệ thống pháp luật kế toán doanh nghiệp và chính sách kế toán

đoanh nghiệp có thể được khái quát như sau (Sơ đồ 1):

Trang 20

18 Luat ké toan Và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật Và các thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán Chuẩn mực kế toán Hệ thống - Chứng từ kế toán an wee - Tài khoản kế toán Chế độ kế toán v - SỐ kế toán doanh nghiệp - Báo cáo kế toán - Luat ké toan |

Chính sách kế toán Thực hiện - Chuẩn mực kế toán , =

của doanh nghiệp và vận dụng - Chế độ kế toán

Sơ đô 1: Hệ thống pháp luật và chính sách về kế toán doanh nghiệp

kế toán trong mối quan hệ tổng thể của hệ thống luật kế toán, chuẩn mực kế

toán, chế độ kế toán và chính sách kế toán của doanh nghiệp Không chỉ cần chú ý đến các vấn đề có tính vĩ mô mà cần phải coi trọng việc xây dựng, hoàn thiện chính sách kế toán của mỗi doanh nghiệp gắn liên với hoàn thiện tổ

Trang 21

16

9

Nội dung luận án này chủ yếu đề cập đến các yếu tố trong hệ thống

pháp luật về kế toán doanh nghiệp

1.1.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống kế toán doanh nghiệp

Theo định nghĩa ở phần trên, xét vẻ phương diện hệ thống văn bản

pháp lý thì hệ thống kế toán doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành cơ bản sau: - Hệ thống chế độ kế toán + Hệ thống chứng từ kế toán + Hệ thống tài khoản kế toán + Hệ thống số kế toán + Hệ thống báo cáo kế toán 1.1.2.1 Luật kế toán

Luật kế toán là một văn bản bao gồm các quy phạm pháp luật mang

tính chất bắt buộc do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát

sinh trong lĩnh vực kế toán

Như vậy, Luật kế toán sẽ quy định về nội dung cơng tác kế tốn, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán Nội dung cơ bản của luật kế toán bao gồm:

- Những quy định chung như: quy định các nguyên tắc kế toán được sử

dụng; chuẩn mực kế toán; nội dung cơ bản của kế toán tổng hợp, kế toán chỉ

tiết; nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán; v.V

- Luật kế toán quy định nội dung công tác kế toán cụ thể theo trình tự

của công việc kế toán, phù hợp với yêu cầu của nên kinh tế như: các vấn đề về

chứng từ kế toán; tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán; việc mở sổ, ghi sổ,

khoá số kế toán cùng với các vấn đề liên quan đến báo cáo kế toán (chủ yếu

Trang 22

17

XS

- Luật kế toán quy định rõ về tổ chức bộ máy kế toán, trách nhiệm của

người lãnh đạo đơn vị kế toán, quy định các vấn đề cụ thể về người làm kế

toán và kế toán trưởng

- Luật kế toán bao gồm những quy định cụ thể cho hoạt động nghề

nghiệp kế toán; các quy định quản lý Nhà nước về kế toán cùng với các quy

định về khen thưởng, xử lý các hành vi vi phạm trong công tác kế toán

Trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, Luật kế toán là văn bản có tính pháp lý cao nhất điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực kế toán

Nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng khi thực thi luật kế toán còn có các nghị định hướng dẫn thi hành luật

1.1.2.2 Chuẩn mực kế toán doanh nghiệp

Theo nghĩa chung nhất, “Chuẩn mực là thuật ngữ diễn tả những qui

định và mực thước có thể định lượng được nhằm hướng công việc chuyên môn

đi vào những nguyên tắc chung” {84, tr.396]

Với tư cách là một công cụ quản lí kinh tế tài chính, kế toán là một lĩnh

vực hoạt động gắn liên với hoạt động kinh tế tài chính, đảm nhận việc tổ chức

nhiều phương pháp trong việc đánh giá, xử lí và trình bày thông tin Vì vậy,

để các thông tin/kế toán có tính so sánh, kế toán phải tuân theo một “nguyên tác” chung được công nhận Tiên cơ sở đó, có thể lựa chọn các phương pháp

kế toán khác nhau, những giải pháp tình huống khác nhau nhưng buộc phải tuân theo những nguyên tắc của kế toán trong một khuôn khổ nhất định gọi là

chuẩn mực kế toán

Chuẩn mực kế toán là những quy định, mực thước những hướng dẫn ie

về nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất,

Trang 23

18

đủ làm cơ sở ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính nhằm đạt được sự

đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được nhiều người thừa nhận Như vậy, chuẩn mực kế toán bao gồm những quy định mang tính nguyên tác về

phương pháp kế toán được áp dụng đối với tất cả các báo cáo tài chính, để đảm bảo tính trung thực, khách quan, hợp lý và tính có thể so sánh được của

các thông tin đo kế toán cung cấp, tạo ra độ tin cậy cao cho những người sử dụng đồng thời chuẩn mực kế toán còn bao gồm những quy định mang tính hướng dẫn, giải thích thống nhất các phương pháp tính toán và thủ tục ghi

chép, phản ánh của kế toán

Chuẩn mực kế toán đẻ cập đến phương pháp hạch toán, đánh giá,

thuyết minh và trình bày trong lĩnh vực kế toán

Tóm lại, chuẩn mực kế toán là những mực thước cho việc thực hiện cơng

việc kế tốn, trong đó có những quy định mang tính nguyên tắc và có những quy

định mang tính hướng dẫn nhưng trong một khuôn khổ nhất định Chuẩn mực kế toán có một số đặc điểm cơ bản như:

- Chuẩn mực kế toán thường là những quy định mang tính pháp lý

_ Tuy nhiên ở nhiều nước trên thế giới thì chuẩn mực kế toán là những quy định mang tính hướng dẫn do các tổ chức nghề nghiệp về kế toán soạn thảo và công bố Đối với Việt Nam thì chuẩn mực kế toán là những quy định

mang tính pháp lý, bất buộc nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc thực

hiện và kiểm tra, kiểm soát kế toán các đơn vị

- Chuẩn mực kế toán là những quy định manh tính mực thước: đó là những nguyên tắc cơ bản của kế toán, những hướng dẫn, giải thích về quy trình nghiệp vụ; phương pháp, nguyên tắc hạch toán cùng với những nguyên

tác chỉ đạo cơng việc kế tốn; Nó là thước đo công việc và con người làm

Trang 24

19

- Chuẩn mực kế toán linh hoạt hơn Luật kế toán và có thể dễ đàng sửa

đổi khi cần thiết, nó thường được trình bày một cách rõ ràng hơn (theo ngôn ngữ chuyên môn) Chuẩn mực kế toán có liên quan chặt chẽ đến chính sách

tài chính và chính sách thuế

- Chuẩn mực kế tốn khơng thể đề cập chỉ tiết hết tất cả các khía cạnh

trong mọi nghiệp vụ kế toán

1.1.2.3 Hệ thống chế độ kế toán

* Hệ thống chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin chứng minh nghiệp

vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành

cũng là cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách,

chế độ, thể lệ kinh tế tài chính, kiểm tra tình hình thực hiện chỉ thị, mệnh

lệnh, kiểm tra và xác định trách nhiệm vật chất của những bộ phận và cá nhân liên quan Chứng từ kế toán còn là căn cứ pháp lý để giải quyết mọi tranh

chấp khiếu tố về kinh tế tài chính Thông qua việc lập chứng từ kế toán để

tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính

phát sinh ở đoanh nghiệp

Để nâng cao tính pháp lý của chứng từ kế toán và đảm bảo cho việc

kiểm tra, kiểm soát được nội dung thông tin vẻ các nghiệp vụ kinh tế, tài

chính phản ánh trong chứng từ, các chứng từ kế toán được lập phải có day

đủ các yếu tố cơ bản sau:

- Tên gọi của chứng từ: Tên gọi của chứng từ kế toán chứa đựng khái

quát nội dung hoạt động kinh tế tài chính ghi trong chứng từ, giúp cho việc

phân loại chứng từ, tổng hợp số liệu một cách thuận lợi

Trang 25

20 tính trung thực, tính hiệu quả về mặt thời gian các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành

- Tên và địa chỉ, chữ ký và dấu (nếu có) của những người có liên quan

đến việc tực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính phản ánh trong chứng từ: Yếu tố này giúp cho việc kiểm tra, thanh tra tính trung thực, tính hiệu quả về mặt

địa điểm các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành;

xác định trách nhiệm của các đơn vị, bộ phận, cá nhân đối với các nghiệp

vụ kinh tế tài chính,

- Nội dung tóm tắt các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phản ánh

trong chứng từ: Yếu tố này sẽ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của hoạt động

kinh tế tài chính phát sinh

- Các đơn vị đo lường cần thiệt: Yếu tố này phản ánh phạm vi, qui mô

của hoạt đồng kinh tế tài chính

Những yếu tố của chứng từ kế toán cần được bố trí, xắp xếp hợp lý,

đảm bảo thuận lợi cho việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính vào chứng từ kế toán, thuận tiện cho việc sử đụng chứng từ kế tốn trong cơng tác

kế tốn, cơng tác quản lý

Chứng từ kế toán có thể được chia thành hai loại cơ bản là chứng từ gốc

(chứng từ ban đâu) và chứng từ tổng hợp Chứng từ gốc là chứng từ kế toán

phán ánh trực tiếp hoạt động kinh tế tài chính xảy ra, sao chép nguyên vẹn

hoạt động kinh tế tài chính đó Chứng từ tổng hợp là chứng từ kế toán được

dùng để tổng hợp tài liệu từ các chứng từ gốc cùng loại, phục vụ cho việc ghi

sổ kế toán được thuận lợi

Với xu thế phát triển tất yếu của thương mại điện tử trên thế giới hiện

nay, kế toán đã xuất hiện chứng từ điện tử Chứng từ điện tử được coi là

chứng từ kế toán khi có đầy đủ các nội dung quy định cho chứng từ kế toán

và được thể hiện dưới dang dit liệu điện tử, được mã hố và khơng bị thay đổi

Trang 26

21

đĩa từ, các loại thẻ thanh toán Chữ ký điện tử là thông tin đưới dạng điện tử

được gắn kèm một cách phù hợp với dữ liệu điện tử nhằm xác lập mối quan

hệ giữa người gửi với nội dung của dữ liệu điện tử đó Chữ ký điện tử xác

nhận người gửi đã chấp nhận và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trong chứng từ điện tử Chứng từ điện tử cần phải được in ra giấy để lưu trữ như tài

liệu kế toán khác Đồng thời khi in ra giấy nó có đây đủ hình thức của một

chứng từ kế toán

* Hệ thống tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán được dùng để phân loại các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

theo từng đối tượng kế toán Vì vậy, tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng biệt, dùng để phản ánh và kiểm tra

một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự biến động của từng đối tượng kế toán trong doanh nghiệp

Đối tượng của hạch toán kế toán được phân loại theo nhiều mức độ

khác nhau nên tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản cũng được phân

chia theo nhiều cấp tương ứng như: tài khoản cấp I, tài khoản cấp lH, tài

- khoản cấp HIH,

Tài khoản cấp I được gọi là các tài khoản kế toán tổng hợp, phản ánh

đối tượng kế toán ở dạng tổng quát - chỉ đùng thước đo giá trị Các tài khoản

cấp II, cấp II, được gọi là tài khoản kế toán chỉ tiết nhằm cụ thể hoá số liệu của các tài khoản tổng hợp, chúng sử dụng tất cả các thước đo tiền tệ, hiện vật

và thời gian lao dong

Hệ thống tài khoản kế toán là danh mục các tài khoản mà các đơn vị

(tổ chức) sử dụng trong hạch toán kế toán để phản ánh được toàn bộ tài sản,

nguồn hình thành tài sản và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động

sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình sử dụng kinh Se ee phí, đủ để

Trang 27

22

kế toán cung cấp Vì vay, mỗi nước do sự phát triển của

sử dụng thông tin do

thường tồn tại nhiều hệ thống tài khoản kế

nên kinh tế và yêu cầu quản lý

toán khác nhau

Hệ thống tài khoản kế toán

u tài khoản và những nội dung ghi chép chủ

bao gồm những qui định về loại tài khoản,

số lượng tài khoản, tên gọi số hiệ yếu trên các tài khoản

Đối với doanh nghiệp, hệ thống tài khoản

đơn vị vận dụng chế độ kế toán một cách thống

xác lập tài khoản cần mở, tổ chức ghi chép, hạch toán đúng theo chế độ quy

định Đối với Nhà nước, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất giúp Nhà nước

tổ chức và chỉ đạo tập trung, thống nhất cơng tác kế tốn ở các doanh nghiệp,

đồng thời là căn cứ để kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán cũng như chế

kế toán thống nhất giúp cho

nhất và thuận tiện trong VIỆC

độ quản lý kinh tế ở các doanh nghiệp

* Hệ thống số kế toán doanh nghiệp

Số kế toán của doanh nghiệp là những tỜ sổ được xây dựng theo mẫu nhất định, có liên hệ chặt chế với nhau được sử dụng để ghi chép, hệ thống

hố các thơng tin về cá

_ chứng từ kế toán theo đú

tác lãnh đạo và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính c hoạt động kinh tế tài chính trên CƠ sở số liệu của các

ng phương pháp kế toán nhằm cung cấp thông tin có

hệ thống phục vụ công

trong doanh nghiệp

Xuất phát từ nhu cầu thu nhận, hệ thống hóa thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, công tác quản lý mà mẫu số kế toán được xây dựng với những kết

%c xây dựng phải tuân theo một

cấu khác nhau Tuy nhiên, mẫu số kế toán đượ

số nguyên tắc cơ bản sau: |

- Số kế toán phải có kết cấu khoa học, hợp lý, dam bảo để ghi day du

các yếu tố cơ bản của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

Trang 28

23

- Đảm bảo các yếu tố quy định: ngày, tháng ghi sổ, số hiệu và ngày của chứng từ sử dụng để ghi số, số tiền được ghi số

- Đảm bảo thuận tiện cho việc ghi chép, hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu

để lập các báo cáo kế toán

- Thuận tiện cho việc nhận biết thông tin phục vụ công tác lãnh đạo và

quản lý mọi hoạt động trong doanh nghiệp

ghi số kế toán phải được tiến hành trên cơ sở các chứng từ kế toán hợp lệ, hợp

pháp, tránh ghi trùng hoặc bỏ sót, không ghi xen kế hoặc chồng lên nhau,

không tẩy xoá Nếu ghi sai phải chữa sổ theo qui tắc chữa số Cuối kỳ hạch

toán phải tiến hành khoá sé

* Hệ thống báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo kế toán bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo quản

trị Theo phạm vi nghiên cứu của dé tài, tác giả chỉ nghiên cứu về báo cáo tài

chính mà không đề cập đến các báo cáo quản trị

Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các số kế toán

theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổng hợp và phản ánh một cách tổng quát

và có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh ughiép,

tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình và kết quả lưu chuyển tiên tệ, tình hình quản lý, sử dụng vốn, của doanh nghiệp trong một thời kỳ

nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất

Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình

sản xuất kinh 'đoanh và những biến động về tài chính của doanh nghiệp, g1úp

các đối tượng sử dụng thông tin có thể tổng hợp, đánh giá về thực trạng của

doanh nghiệp Đảm bảo cho người sử dụng thông tin (các nhà quản lý doanh

nghiệp, các cơ quan quản lý chức nang của Nhà nước như cơ quan thuế và các

ee —_

Trang 29

Đề đạt được những mục đích nêu trên thì báo cáo tài chính cần tuân thủ

các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản sau:

- Báo cáo tài chính phải thiết thực, hữm ích và có chất lượng cao Có

như vậy các thông tin trên báo cáo tài chính mới thật sự đảm bảo cho các

đối tượng sử dụng để tổng hợp, phân tích, đánh giá chính xác tình hình sản

xuất, kinh doanh; tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ cũng

như hiện tại

- Báo cáo tài chính phải đảm bảo độ tin cậy, IrM"§ thực và khách quan

Muốn vậy, toàn bộ quy trình kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung, các chuẩn mực kế toán, sử dụng đúng các phương pháp kế toán để

phản ánh một cách đây đủ, trung thực, khách quan vẽ các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp

- Báo cáo tài chính phải đảm bảo tính thống nhất và so sánh được CÓ

như vậy các đối tượng sử dụng thông tin mới có thể so sánh được tình hình tài

chính của doanh nghiệp qua các thời kỳ, đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch, hoặc so sánh đánh giá tình hình giữa các doanh nghiệp khác nhau

- Bao cáo tài chính phải được phản ánh tổng quát đầy đủ các thông tin

ˆ có liên quan đến tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp một bức tranh toàn diện về doanh nghiệp

- Báo cáo :ài chính phải rõ ràng dễ hiểu nhằm giúp cho người sử dụng

thông tin hiểu và lý giải được những thông tin trên báo cáo tài chính

- Báo cáo tài chính phải được lập và gửi kịp thời Đây là yêu cầu có

tính nguyên tắc bắt buộc các doanh nghiệp phải lập và gửi báo cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin đúng thoi han

Ngoài ra các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính còn phải đảm

Trang 30

25

Báo cáo tài chính là sản phẩm của kế toán tài chính, một mặt nó cố gắng phản ánh khách quan các giao dịch và sự kiện kinh tế đã xảy ra nhưng đồng

thời nó cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường kinh tế xã hội Như vậy, Ở

các nước có nền kinh tế khác nhau và ngay cả trong mỗi nước, ở mỗi thời kỳ phát triển khác nhau thì kế toán nói chung và báo cáo tài chính nói riêng cũng

có những đặc điểm khác nhau Trong nên kinh tế thị trường, hệ thống báo cáo

tài chính quy định trong hệ thống kế toán doanh nghiệp thường bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quá hoạt động kinh doanh -

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

Các báo cáo trên tập trung phản ánh các thông tin về tình hình tài

chính, kết quả kinh doanh, năng lực tạo các nguồn tiền, tương đương tiền của

doanh nghiệp Hệ thống báo cáo tài chính quy định về trách nhiệm, thời gian

lập và gửi báo cáo cho những nơi nhận cụ thể theo từng loại hình doanh

nghiệp Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu

trong từng báo cáo tài chính thường được áp dụng thống nhất cho các doanh

- nghiệp thuộc mọi loại hình, mọi lĩnh vực kinh doanh và mọi thành phần kinh

tế khác nhau

12 NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BAN ANH HUONG ĐẾN VIỆC THIẾT KẾ HỆ

THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

1.2.1 Các loại hình kế toán cơ bản và tác động của nó đến việc Xây

dựng hệ thống kế toán doanh nghiệp

1.2.1.1 Các loại hình kế toán cơ ban

Qua việc nghiên cứu lịch sử phát triển của kế toán ở các nước trên thế

giới cho thấy đến nay đã xuất hiện sáu mô hình (còn gọi là loại hình) kế toán

Trang 31

26

- Mơ hình Kế tốn Quỹ

- Mơ hình Kế tốn Tĩnh (còn gọi là kế toán tài sản)

_ Mô hình Kế toán Động (Kế toán kinh tế vi mô hoặc "Dồn tích )

- Mô hình Kế toán phục vụ mục đích thuế

- Mô hình Kế tốn kinh tế ví mơ

- Mơ hình Kế tốn hiện tại hóa

* Mô hình kế toán Quỹ

Kế toán Quỹ (còn gọi là kế toán tiên mặt) ra đời vào cuối thế kỷ thứ

XVI đầu thế kỷ thứ XVII, trong điều kiện các nhà buôn bán bằng đường

biển muốn hạch toán kết quả của từng chuyến hàng bằng cách lấy tổng số

tiền thực thu từ ngân quỹ trừ đi tổng số tiền thực chi từ ngân quỹ (người ta gỌI là mô hình kế toan "VENISE`)

Mục đích của mô hình kế toán này là: đánh giá tài sản bằng tiên (tiền mặt và khoản tương đương) tương ứng với một khoản đầu tư hoặc một hoạt

động (vụ việc ) nào đó; đánh giá sự biến động của tài sản thông qua SỐ tiên nhập quỹ (Cash in) và xuất quỹ (Cash out), tức là thông qua số tiền thực thu và thực chi; xác định kết quả sau khi đã kết thúc một hoạt động đầu tư

nào đó (kết thúc một chuyến buôn hàng hoặc một vụ việc nào đó)

Nguyên tắc kế toán của mô hình này là đánh giá và hạch toán tài sản,

nguồn vốn, doanh thu, chỉ phí và kết quả hoạt động đưa trên cơ sở luồng tiền

thực tế đã nhập quỹ và xuất quỹ Vì vậy, kế toán chỉ hạch toán tăng giảm tài

sản khi tiền tăng hoặc giảm, tức là khi chủ sở hữu góp vốn bằng tiền mặt thì kế toán ghi tăng tài sản tiên còn nếu góp vốn bằng hiện vật thì khơng hạch

tốn tăng tài sản Cũng như vậy, kế toán chỉ hạch toán tăng, giảm nguồn vốn khi tiền mặt tăng hoặc giảm Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thực tế đã thu

được tiên, chi phi chỉ được ghi nhận khi thực sự xuất tiền khỏi quỹ Kết quả

Trang 32

27

đầu tư nào đó đã hoàn thành và được tính bằng số chênh lệch giữa số tiền

nhập quỹ và xuất quỹ

Ưu điểm: Kế toán Quỹ là mô hình kế toán đơn giản, khách quan và có

tính chắc chắn cao (do đã thu được tiền) nên có lợi trong môi trường có

khủng hoảng kinh tế

Nhược điểm: Không thể xác định được tất cả quy mô của vốn và

nguồn vốn (nếu có vốn góp bằng hiện vật), thiếu thông tin về các khoản vay

nhược điểm của kế toán thu nhập và chi phí (kế toán dồn tích)

* Mộ hình kế toán Tĩnh (Stafisfic Accounting hodc Property Accounting)

Xuất hiện từ thế kỷ thứ XIHI đến thế kỷ thứ XIX dựa trên nguồn gốc

- Chỉ có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mới

à được đánh giá theo được ghi nhận; phản ánh trên các báo cáo tài chính và

giá thị trường

- Về hạch toán nguồn vốn: theo mơ hình kế tốn này

khơng hạch toán theo nguồn

người ta chỉ hạch

Trang 33

28

- Về khấu hao tài sản cố định thì thực hiện theo quan điểm khấu hao tính

tức là việc trích khấu hao tài sản cố định được dựa trên giá thị trường của tài sản cố định, cho nên việc trích khấu hao tài sản cố định thường không có hệ thống

- Đối với tài sản vô hình do không có khả năng bán được một cách riêng rẽ khi doanh nghiệp bị phá sản nên không được coi là tài sản của doanh

nghiệp và không được phản ánh trên bảng cân đối kế toán Tuy nhiên, trong

một số trường hợp đặc biệt, tài sản vô hình vẫn được phản ánh vào bên tài sản

nhưng với điều kiện là phải khấu hao nhanh

- Vẻ kỹ thuật ghi chép: kế toán Tĩnh thường lựa kỹ thuật ghi số kép

đơn giản tức là phương pháp ghi số kép theo phương pháp kiểm kê định ky

Mơ hình kế tốn Tĩnh cho phép phản ánh trung thực giá trị thực của tài

sản, nhưng lại không tính đến bộ phận tài sản vô hình và một phần tài sản thuê

(tuy không thuộc quyên sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu đài), đồng thời không đánh giá đúng kết quả của

hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện doanh nghiệp liên tục hoạt động Ngày nay, nén tang của kế toán Tĩnh vẫn được sử dụng nhưng có kết

hợp với các loại hình kế toán khác (tiêu biểu là mô hình kế tốn Pháp)

+ Mơ hình kế toán Động ( Dynamic Accounting)

Kế toán Động (còn gọi là kế toán kinh tế vi mô) ra đời cùng với sự ra

đời của chủ nghĩa tư bản công nghiệp và sự xuất hiện của hoạt động đầu tư

Nó được xây dựng theo quan điểm của các nhà kinh doanh trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Mục đích của kế toán theo mô hình này là: đánh giá hiệu quả sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp theo từng thời kỳ, dựa trên cơ sở các tài sản

doanh nghiệp đang sử dụng, các khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho doanh

nghiệp, không phân biệt đó là tài sản hữu hình hay vô hình, thuộc quyền sở

hữu hay không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp miễn là doanh nghiệp

Trang 34

29 loi kinh té lién quan, Đánh giá sự biến động của tài sản trách nhiệm và quyền đến quyền

và nguồn vốn thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan

và nghĩa vụ của đơn vị

Ngun tắc kế tốn: Mơ hình kế toán động dựa trên nguyên tác nền tảng là giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động sản

xuất kinh doanh bình thường vô thời hạn trừ khi có sự phủ định rõ ràng Do

đó, nó đòi hỏi:

- Tài sản của doanh nghiệp được ghi nhận theo nguyên tắc giá gỐC

(giá phí khi hình thành) chứ không ghi nhận theo giá thị trường

- Khơng hạch tốn tài sản theo quyền sở hữu mà việc hạch toán thiên

về quan điểm sử dụng tài sản Vì vậy, nó đánh giá tất cả các tài sản tham gia

vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp tạo ra sản phẩm và kết quả hoạt

động; hạch toán tăng (giảm) tài sản khi nhận (chuyển) tài sản hoặc quyền và

trách nhiệm đối với tài sản đó

- Về nguồn vốn: nguồn vốn được hạch toán và ghi nhận theo nguồn

vốn đã thật sự sử dụng (nguồn vốn đã góp), chứ không ghi nhận theo nguồn

vốn đăng ký

- Về khấu hao tài sản cố định: bỏ qua sự khấu hao tĩnh (tức là khấu

hao "mất giá") Theo mơ hình kế tốn động thì khấu hao tài sản cố định là á trình dàn đều giá phí (nguyên giá tài sản cố định) dựa theo mức độ

sử dụng cửa tài sản

- Các báo cáo tài chính được lập thường xuyên theo định kỳ

- Doanh thu và chỉ phí không ghi nhận theo nguyên tắc dòng tiền mà

được ghi nhận theo nguyên tác "đồn tích" theo từng thời kỳ, phù hợp với khả

năng sinh lời thực tế từ việc sử dụng tài sản

Trang 35

30

Ưu điểm: Mô hình kế toán Động đã phản ánh và đánh giá được tất cả

các tài sản, vốn, nguồn vốn tham gia vào quá trình hoạt động và tạo ra kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp Do đó, xác định được đầy đủ quy mô tài san,

vốn, nguồn vốn, các khoản nợ của doanh nghiệp; xác định và đánh giá được

kết quả hoạt động giữa các kỳ hạch toán; khắc phục được một số hạn chế của

hai mơ hình kế tốn trên

Nhược điểm: Hạn chế tính khách quan trong việc phân kỳ các hoạt

động kinh doanh dẫn đến kết quả hoạt động xác định được có thể có độ tin

cậy không cao; có sự phân biệt giữa lợi nhuận tạo ra trong kỳ với lượng tiền

lưu chuyển thuần trong kỳ

Như vậy kế toán Động thiên về mục đích phục vụ các nhà đầu tư vào

doanh nghiệp, thiên về thị trường vốn và thị trường chứng khoán Nguyên tac

nén tang của kế toán Động cho phép đánh giá được chính xác kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp Vì vậy, quan điểm của kế toán Động được áp dụng

khá phổ biến trong kế toán chính thống của nhiều quốc gia trên thế giới (tiêu

biểu là Mỹ và các nước nói tiếng Anh)

* Kế toán phục vụ mục đích thuế

Mục đích của mô hình kế toán này nhằm cung cấp các thông tin kinh tế tài chính nhằm giúp Nhà nước tính thuế hơn là phục vụ các đối tượng sử

dung thong tin của báo cáo tài chính khác (ngân hàng, chủ đầu tư, người cho

vay, các ban hang, )

Thực tế trong quá trình phát triển của lịch sử cho thấy giữa chính sách

thuế và kế toán thường có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau Vào

khoảng những năm 1915 - 1925, các cơ quan thuế đã chủ trương ban hành

các quy định để áp dụng vào kế toán Động trong thời kỳ đó Từ năm 1925

Trang 36

31

toán Động Tuy nhiên, lúc này các quy định của kế tốn Động vẫn ln là

cơ sở để khai báo và tính thuế

Sau chiến tranh thế giới lân thứ hai, dưới ảnh hưởng của học thuyết

Keyne, đã xuất hiện những quy định đánh giá về thuế khác với các quy định mang tính nguyên tắc của kế toán Động Như vậy, trên thế giới đã xuất hiện

hai thái độ khác nhau trong việc giải quyết mối quan hệ giữa kế toán doanh nghiệp với thuế:

- Thái độ nhằm tách hoàn toàn mối liên hệ giữa kế toán và thuế (Thái

độ nhằm phá vỡ liên kết)

- Thái độ nhằm liên kết mối quan hệ giữa kế toán và thuế

Quan điểm "Phá vỡ liên kết" được thực hiện chủ yếu ở các nước mà thị

trường chứng khoán giữ vai trò quan trọng trong việc huy động vốn của

doanh nghiệp và kế toán chính thống là kế toán Động Theo quan điểm này thì kế toán thuế phải tách biệt với kế toán Động (nhằm đảm bảo cho kế tốn

Động khỏi bị "ơ nhiễm `)

Quan điểm "Liên kết" được áp dụng ở những nước mà thị trường chứng

khoán chỉ giữ vai trò khiêm tốn trong việc tài trợ vốn cho đoanh nghiệp Theo

quan điểm này, kế toán chính thống có thể trở thành kế toán thuế (các quy

định của kế toán Động được thay thế bởi các quy định thuế) Lúc này kế toán Động bị gạt bỏ, trở thành kế toán bí mật phi pháp quy và không liên quan tới kế toán chính thống

* Kế tốn kinh tế v mơ

Mục đích của mô hình kế toán này là cung cấp các thông tin phục vụ

cho quản lý kinh tế vĩ mô Vì vậy, loại hình kế toán này chú trọng tới giá trị tổng sản phẩm, giá trị gia tăng (là giá trị tổng sản phẩm sau khi loại trừ

chi phí tiêu dùng trung gian và chi phí dịch vụ mua ngoài) và việc sử dụng

Trang 37

— 32

~ doanh được xác định bằng giá trị gia tăng trừ đi chi phí (bao gồm chi phí

nhân công, khấu hao, dự phòng ) và cộng với thu nhập khác từ hoạt động

kinh doanh

* Kế toán Hiện tại hóa (Actualize)

Cơ sở hình thành mô hình kế toán này là do kế toán Tĩnh và kế tốn Động khơng cho phép xác định toàn bộ giá trị bán lại của doanh nghiệp

Mục đích là nhằm so sánh giá trị hiện tại hóa của một doanh nghiệp Ở

các thời điểm khác nhau

Giá trị hiện tại hóa của doanh nghiệp là tổng số các nguồn thu thuần

đã hiện tại hóa phát sinh từ nguồn vốn đầu tư (đó là giá trị nguồn vốn mà các luồng thu thuần cho phép doanh nghiệp trả thù lao với tỷ suất lãi trung

bình trên thị trường)

1.2.1.2 Ảnh hưởng của loại hình kế toán đến xây dựng hệ thống kế

toán doanh nghiệp

Sáu loại hình kế toán cơ bản trên đây trong quá trình vận dụng cũng

được chia thành những "dạng" tương ứng với từng hệ thống kinh tế xã hội, theo từng quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định Dựa trên những

sự khác biệt này để người ta xác định các hệ thống kế toán Một hệ thống kế

toán xuất hiện như một hoặc nhiều kiểu kế toán kết hợp lại tương ứng với

một hệ thống kinh tế nhất định Song, nhìn chung, kế toán Tĩnh và kế toán

Động thường được coi là cốt lõi để xây đựng mơ hình kế tốn doanh nghiệp

của các quốc gia trong quan hệ kết hợp với các đặc điểm của kế toán thuế và

kế toán vĩ mơ

Kế tốn Hiện tại hóa cho phép xác định giá trị bán lại của một doanh

nghiệp (kể cả trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động bình thường) Định

kỳ doanh nghiệp cần phải xác định được giá trị hiện tại hóa của mình, và

Trang 38

33

tại doanh nghiệp ghi trên báo cáo tài chính và lợi thế thương mại được tạo ra

_ từ nội bộ doanh aghiệp, cho đù phân này không được ghi nhận là tài sản của doanh nghiệp song nó lại có ý nghĩa khi đánh giá uy tín của doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp Việt Nam từ lần cải cách năm 1995 đến nay cơ bản được thiết kế theo mô hình kế toán Động với giả định doanh nghiệp hoạt

động liên tục và tuân theo các nguyên tic kế toán chung được thừa nhận (như

đơn vị kế toán, đơn vị tính toán, kỳ kế toán, nguyên tắc giá phí, nguyên tắc doanh thu thực hiện, nguyên tắc phù hợp, nguyên tác nhất quán, nguyên tắc

thận trọng,) Trên cơ sở các giả thiết cơ bản về kế toán, các nguyên tác kế toán cơ bản để xây dựng nên một hệ thống kế toán phản ánh nguyên tắc kế toán các nghiệp vụ cụ thể có cấp độ rành mạch gắn bó chặt chẽ với nhau Hệ

thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thiên về thái độ nhằm “phá

vỡ liên kết” giữa kế toán và thuế

1.2.2 Chuẩn mực quốc tế về kế toán và xu hướng hài hoà kế toán trên

thế giới

Chuẩn mực kế toán là những mực thước cho việc thực hiện cơng VIỆC

kế tốn, trong đó có những quy định mang tính nguyên tắc và có những quy

định mang tính hướng dẫn nhưng trong một khuôn khổ nhất định

Khi có chuẩn mực, kế toán sẽ đảm bảo tỉnh thống nhất trong việc đánh

giá tài sản và trình bày các thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp Sự

thống nhất trong cách đánh giá, trình bày các khoản mục sẽ cung cấp các

thông tin có thể so sánh được về tình hình tài chính của một doanh nghiệp

giữa các giai đoạn khác nhau, cũng như giữa các doanh nghiệp khác nhau

đông thời tạo thuận lợi cho việc tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế tài chính phục

vụ cho quản lý vĩ mô của Nhà nước |

Chuẩn mực kế toán ra đời sẽ đảm bảo độ tin cậy của các thông tin do

báo cáo tài chính cung cấp cho những người sử dụng thông tin khác nhau Nó

&

Trang 39

và ema ry Arka SS AS le) A _ me Prien —— 34

- khuôn mẫu về phương pháp trình bày báo cáo tài chính hợp lý và có khoa học

Chỉ trên cơ sở đó, các thông tin kế toán đưa ra mới đảm bảo mang tính khách

quan, đầy đủ và đáng tin cậy

Chuẩn mực kế toán ra đời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ kế

toán thực hiện công việc kế toán một cách thuận tiện, có căn cứ, phù hợp với điêu kiện của doanh nghiệp trong môi trường pháp lý chung, mặt khác còn

tạo thuận lợi cho công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ kế toán trong phạm vi

từng quốc gia cũng như khu vực và trên toàn thế giới

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX, với sự phát triển mạnh mẽ của nên kinh tế thị trường ở các quốc gia theo xu hướng mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước

ngoài, hình thành sự liên kết kinh tế giữa các quốc gia và các dạng tổ chức

kinh tế thế giới, hoạt động kế toán không còn là vấn đề mang tính quốc gia

mà cần phải được giải quyết ở tầm cỡ và quy mô quốc tế Nhu câu này đòi hỏi phải xúc tiến quá trình hài hoà, thống nhất hóa các chuẩn mực kế toán quốc gia và hình thànn chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) làm cơ sở cho việc ghi

chép kế toán, trình bày và lập các báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp

trên phạm vi toàn cầu, giúp cho việc tổng hợp báo cáo, so sánh và hiểu được

các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính

Đáp ứng nhu câu nêu trên, Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (LASC)

đã được thành lập và hoạt động từ năm 1973 Sau hơn 30 năm hoạt động đến

nay IASC đã ban hành được 35 chuẩn mực quốc tế vẻ kế toán (phụ lục 1)

Chuẩn mực kế toán quốc tế tạo ra ngơn ngữ kế tốn chung, thể hiện các

quy định mang tính phổ biến, hài hoà giữa các quốc gia trong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính có khả năng so sánh cao và được công nhận lẫn

nhau Do đó, phần lớn các nước trên thế giới đã và đang phát triển đều áp

dụng có sửa đổi hoặc lấy chuẩn mực kế toán quốc tế làm nền tảng để xây

dựng bổ sung cho chuẩn mực kế toán quốc gia của mình Tuy nhiên, phương

Trang 40

35

giống nhau, do có sự khác biệt vẻ thể chế chính trị, cách thức quản lý và trình

độ dân trí Khái quát lại có thể chia các cách tiếp cận với chuẩn mực kế toán

quốc tế của các nước trên thế giới thành 3 nhóm chủ yếu sau:

- Cách tiếp cận thứ nhất: Một số quốc gia đã sử dụng cac IAS coi như

của quốc gia mình, gần như không có sự sửa đổi và bổ sung nào, nhưng

không có một quốc gia nào áp dụng hoàn toàn các chuẩn mực quốc tế về kế

toán Nhóm nước này bao gồm: Anh, Thuy Sĩ, Xinh-Ga-Po Tại các quốc gia

này có thể nói các IAS được áp dụng rất thành công, họ chỉ hiệu đính tối thiểu khi thiết lập hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia

Các quốc gia trên cho rằng việc vận dụng các IAS là con đường ngắn

nhất để hội nhập vào nên kinh tế thế giới Bởi vì: vận dụng phương án này tạo điều kiện cho việc thu hút và khuyến khích đầu tư nước ngoài; dễ dàng được quốc tế công nhận hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia; tiết kiệm được thời

gian, công sức và chi phí cho việc nghiên cứu, soạn thảo và ban hành chuẩn

mực kế toán Tuy nhiên, cách làm này có thể dẫn tới một số khó khăn cho

công tác kế toán của quốc gia Bởi lẽ, mỗi quốc gia có hoàn cảnh kinh tế, chính trị - xã hội và cơ chế kinh tế khơng hồn tồn giống nhau, thậm chí có

thể có sự khác biệt lớn Mặt khác, bản thân các chuẩn mực quốc tế về kế toán

mang tính "toàn cầu" nên khó có thể đúng và phù hợp hết với hoàn cảnh cụ

_ thể của mỗi quốc gia

- Cách tiếp cận thứ hai: Một số quốc gia vừa mới chuyển từ nền kinh tế

kế hoạch hoá sang nên kinh tế thị trường như các nước Đông Âu, Trung Quốc

và một số các quốc gia khác đã lựa chọn một số IAS có thể áp dụng được

ngay ở quốc gia mình mà có sự sửa đổi rất ít, sau đó lựa chọn các chuẩn mực

tiếp theo có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện của đất nước mình Bên cạnh đó còn có một số nước đã ban hành thêm các chuẩn mực mà hệ

thống IAS không có như Malaixia ban hành thêm chuẩn mực số 03 (MAS 3)

Ngày đăng: 15/09/2015, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN