Hige vie Là BỘ TÀI CHÍNH TẾ KRUA Li
+ HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
VIỆN KHOA HỌC TÀI CHÍNH
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU
HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ CỦA VIỆT NAM
'TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai Phương
Trang 2Diez ot a :
Học viện Tài chính CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 'VIỆN KHOA HỌC TÀI CHÍNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ha Noi, ngay thang § nam 2003 QUYẾT ĐỊNH CỦA VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHOA HỌC TÀI CHÍNH
V/v thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá chuyên đề nghiên cứu cấp cơ sở
VIEN TRƯỞNG VIỆN KHOA HỌC TÀI CHÍNH
- Căn cứ Quyết định số 382/QÐ ngày 20/2/1980 của Chủ nhiệm Uỷ ban
Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường) quy định về thể thức đánh giá và nghiệm thu các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Căn cứ kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2002 của Viện Khoa học Tài chính;
- Căn cứ Quy định số 49/2001/QĐ/NCTC ngày 21 tháng 3 năm 2001 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu tài chính (nay là Viện Khoa học Tài chính - Học viện Tài chính) về tổ chức nghiên cứu theo lĩnh vực và nghiên cứu chuyên
đề;
~ Xét dé nghị của Thường trực Hội đồng Khoa học Viện Khoa học Tài chính, Học viện Tài chính
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Hội đồng Khoa học chuyên ngành để đánh giá chuyên để
nghiên cứu cấp cơ sở: “Hoàn thiện và đổi mới hệ thống ưu đãi thuế ở Việt Nam
Trang 3Điều 2: Chỉ định các thành viên sau đây vào Hội đồng đánh giá chuyên đề:
1 Ông Nguyễn Đăng Nam - TS - Phó viện trưởng Viện Khoa học Tài
chính, Học viện Tài chính - Chủ tịch Hội đồng :
2 Bà Đỗ Thị Thìn - TS - Trưởng phòng, Tổng cục Thuế - Nhận xét I
3 Bà Nguyễn Thị Liên - TS - Khoa Tài chính công, Học viện Tài chính
~ Nhận xét 2
4 Ông Vũ Đình Ánh - TS - Phó trưởng phòng Nghiên cứu tổng hợp,
Viện Khoa học Tài chính, Học viện Tài chính - Thành viên
5 Ông Trần Nguyên Nam - Ths - Phó trưởng phòng Nghiên cứu thi
trường tài chính, Viện Khoa học Tài chính, Học viện Tài chính - Thư ký Hội
đồng
Điều 3: Thường trực Hội đồng Khoa học Viện Khoa học Tài chính và các
đồng chí có tên ở Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này /
KT.VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHTC
Nơi nhận:
~ Bộ KH&CN (để b/c);
- Các đồng chí có tên ở Điều 2;
Trang 4NHẬN XÉT CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU
Chuyên đề: Hoàn thiên và đổi mới hệ thống ưu đãi thuế của Việt nam trong điều kiện hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai Phương
Người nhận xét 1
Ts Đỗ Thị Thìn
“Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính
Hệ thống chính sách thuế của Việt nam được cải cách từ năm 1990 Qua 12
năm thực hiện đã có hai lần sưa đổi bổ sung mang tính chất tổng thể là vào
năm 1997 và năm 2003 Một trong những nội dung được nhiều người quan tâm là sử dụng công cụ ưu đãi thuế như thế nào để vừa bảo hộ các ngành sản xuất trong nước vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập Những vấn đề về cơ sở lí luận của ưu đãi thuế, đánh giá tính hiệu quả của các ưu đãi thuế là những nội
dung chưa được đề cập nhiều trong các dé tài nghiên cứu khoa học của Việt
nam Chuyên đề : “Hoàn thiên và đổi mới hệ thống ưu đãi thuế của Việt nam
trong điều kiện hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp” là
chuyên đề mang tính thời sự và sẽ đóng góp vào việc cải cách hệ thống thuế Việt nam
Chuyên đề kết cấu thành 3 chương với 63 trang,
Chương I: Những vấn đề cơ bản về ưu đãi thuế đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập; gồm 27 trang
Chương II: Thực trạng hệ thống ưu đãi thuế của Việt nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế - tài chính quốc tế đối với việc nâng cao sức cạnh tranh; gồm 20
trang
Chương IH: Hoàn thiện hệ thống ưu đãi thuế Việt nam trong điều kiện hội nhập nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp; gồm 13 trang
Kết cấu như vậy hợp lý Có thể khái quát những những đóng góp mới và giá
ồng góp ở những điểm sau:
Trang 5Một là tác giả đã làm rõ sự khác nhau về ưu đãi thuế giưa các nước phát
triển và các nước đang phát triển Trong điều kiện hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa các nước đang phát triển gập phải những khó khăn nhất định như: vốn đầu tư thiếu, trình độ khoa học kí thuật thấp, trình độ quản lí yếu kém, thiếu kinh nghiệm quản lí nên cần sự trợ giúp từ các nước phát triển Vì vậy các nước đang phát triển sử dụng công cụ ưu đãi thuế để khuyến khích các nước phát triển đầu tư vào, đặc biệt vào thời kì đâu của phát triển kinh tế Trong mối quan hệ thương mại tự do và cạnh tranh của doanh nghiệp tác giả da dé cập: thương mại tự do là giải pháp tốt nhất trong một thế giới cạnh tranh hoàn hảo Tuy nhiên, trên cơ sở những bất lợi của các quốc gia đang
phát triển và thực tế tồn tại những rào cản thương mại , thương mại tự do không đủ để tăng cường tính cạnh tranh Các chính phủ cần thiết phải đưa ra
những ngoại lệ trong ngắn hạn và có hạn chế để giúp các doanh nghiệp của họ có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế Những ngoại lệ này phải được thường xuyên rà soát lại; nó phải đảm bảo bất
Cứ sự trợ cấp hay bất cứ hình thức trợ giúp nào được cung cấp, không được kéo dài quá lâu Thủ tục, thời hạn hiệu lực và qui mô của ngoại lệ phải minh
bạch để các ngành được trợ cấp được biết và từ đó đưa ra những quyết định
trong dài hạn và có động lực phát triển nhanh chóng để trở nên cạnh tranh
hơn Nếu không, bảo hộ của chính phủ có thể trở thành động lực làm chậm lại quá trình phát triển của ngành công nghiệp non trẻ
Đề cập về mục tiêu của ưu đãi đã được khái quát vào các mục tiêu chủ yếu
như: ưu đãi nhằm phát triển ngành, phát triển vùng, tạo công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu Đây là những mục tiêu mà những nước đang phát triển sử dụng Tuy nhiên vấn đề sử dụng nó như thế
nào để đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề nhiều quốc gia đang tìm kiếm các giải pháp
Hai là phân tích về ưu đãi thuế tác giả đã phân tích ưu đãi thuế gián thu sẽ tạo khả năng tăng sản phẩm xã hội và giảm giá bán; ưu đãi thuế trực thu sẽ tạo khả năng tích lũy cho doanh nghiệp, xu hướng là quan tâm ưu đãi thuế
trực thu hơn là thuế gián thu Tôi đồng tình với tác giả về đánh giá vị trí của ưu đãi thuế là các nhà đầu tư quan tâm đến các đặc điểm chung vé hé thong
thuế của nước mà họ đầu tư hơn là các ưu đãi đặc biệt và cụ thể Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng đại đa số các ưu đãi đầu tư là không hiệu quả vì
phần lớn các ưu đãi đầu tư được thực hiện cho các nhà đầu tư, nếu không có
các ưu đãi họ vẫn tiến hành đầu tư trong mọi trường hợp và trong thực tế các
ưu đãi đầu tư rất dễ bị lạm dụng Tuy nhiên, một sự ưu đãi đầu tư được đưa ra một cánh thận trọng, có mục tiêu, có thể hạn chế tới mức thấp nhất tính
Trang 6tư nhất định Chẳng hạn ưu đãi đầu tư vào mục tiêu đặc biệt đối với các dự án
định hướng xuất khẩu, đó là con đường ngắn nhất để tăng trưởng kinh tế,
Ba là đánh giá hệ thống ưu đãi thuế của Việt nam trên góc độ nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp tác giả phân tích trên các khía cạnh về phạm vi ưu đãi, thuế suất ưu đãi, mức độ ưu đãi, tính ổn định của hệ thông ưu đãi thuế và tính minh bạch, tính khả thi của các ưu đãi đầu tư
Bốn là các giải pháp hoàn thiện hệ thống ưu đãi thuế của Việt nam tác giả đưa ra 3 nhóm giải pháp: (1) cải thiện mức độ ưu đãi đầu tư ở một số lĩnh vực
ngành nghề như tăng cường mức độ ưu đãi vào ngành công nghiệp mang tính then chốt, những ngành lĩnh vực cộng nghệ cao nhất là công nghệ thông tin,
viễn thông, điện tử, tự động hóa; thu hẹp một số ngành nghề ưu đãi; ưu tiên
đối với dự án có vốn đâu tư lớn và dài hạn;(2) đảm bảo tính thống nhất trong các ưu đãi thuế là thống nhất luật khuyến khích đầu tư trong nước và luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt nam vào một luật khuyến khích đầu tư nói chung; đưa các ưu đãi thuế qui định tại các luật thuế khác như luật thuế GTGT thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp vào luật khuyến khích đâu tư; (3) cách thức ưu đãi tác giả đã mạnh dạn đề xuất thay vì hạn chế ưu đãi thuế bằng hình thức hỗ trợ trực tiếp về tài chính từ nhà nước mà đặc biệt là dự án hỗ trợ doanh nghiệp có dự án đầu tư ra nước ngoài hoặc dự án thực hiện ở những vùng có địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
Một số điểm cần bổ xung, hoàn chỉnh:
Tên đề tài đề cập hoàn thiện hệ thống thuế để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nhưng trong chuyên đề còn thiếu phần đánh giá về khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt nam
Trong các nhóm giải pháp còn chưa bao quát, có chỗ còn đơn giản ví dụ như nhóm giải pháp thứ hai là đấm bảo tính thống nhất trong ưu đãi thuế Việc thống nhất ưu đãi thuế thì không khó, nhưng vấn đề khó là qui định cụ thể ưu đãi từng loại thuế như thế nào, loại thuế nào cần ưu đãi, quản lí theo dõi số thuế được ưu đãi để đánh giá tác dụng của chính sách ưu đãi của chính phủ Nếu phân tích thêm thì chuyên đề sẽ có giá trị cao hơn
Tóm lại chuyên dé đã đạt yêu cầu và nội dung nghiên cứu; đề nghị
Hội đồng nghiệm thu kết quả nghiên cứu
Người nhận xét
Ts Dé Thi Thin
Trang 7NHẬN XÉT CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU
Đề tài: “Hoàn thiện và đổi mới hệ thống ưu đãi thuế của Việt nam
trong điêù kiện hội nhập nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp”
Người thực hiện : Nguyễn Thị Mai Phương
Người hướng dẫn: PGS-TS Lẻ Văn ái
Người nhận xét : 7S Nguyễn Thị Liên
Don vi : Khoa Tài chính công, Học viện Tài chính
Sau khi đọc tồn bộ đề tài tơi có một số nhận xét sau đây: 1 Về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6 Việt nam trong thời gian vừa qua việc sử dụng hệ thống chính sách
thuế với các ưu đãi về thuế, thuế suất, biểu thuế, phạm vi đánh thuế đã góp
phần đáng kể vào việc thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng xuất
khẩu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng Tuy nhiên, mỗi một công cụ được sử dụng có những mặt hạn chế và tích cực nhất định, điều quan
trọng là những người sử dụng phải biết kết hợp hài hòa các công cụ đó và sử
dụng đúng lúc, phát huy các mặt tích cực của công cụ được sử dụng nhằm
mục đích nhất định Việc sử dụng các ưu đãi thuế trong các Luật thuế hiện
hành ở nước ta đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng qua thực tế kiểm
nghiệm cho thấy cũng còn có nhiều hạn chế cần khắc phục Do vậy đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện và đổi mới hệ thống ưu đãi thuế của Việt nam trong
điều kiện hội nhập nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp” của tác
giả Nguyễn Thị mai Phương có ý nghĩa lý luận và mang tính thời sự
2 Bố cục của đề tài và cách trình bày đề tài
Toàn bộ đẻ tài bao gồm 63 trang không kể phần phụ lục và tài liệu tham
khảo được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về ưu đãi thuế đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập (19 trang)
Chương 2: thực trạng hệ thống ưu đãi thuế của Việt nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế-tài chính quốc tế đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp (21 trang)
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống ưu đãi thuế ở Việt nam trong điều kiện hội
nhập nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp (13 trang)
Bố cục của đề tài nghiên cứu thành 3 chương là tương đối hợp lý Tác giả đã đi từ nghiên cứu các vấn đề về lý luận chung về ưu đãi, ưu đãi thuế để phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng các ưu đãi thuế ở Việt nam, những kết
Trang 8quả đã đạt được và những mặt hạn chế cần khắc phục Trên cơ sở các nghiên cứu về lý thuyết, phân tích thực trạng tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống ưu đãi thuế ở Việt nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế Các phần, các mục được nêu ra và phân tích là tương đối hợp lý để làm rõ vấn đẻ nghiên cứu
Cách diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu Các số liệu, tình hình, sơ đồ được sử dụng
là hợp lý để minh họa cho các phân tích được nêu ra
3 Các kết quả đạt được
Các kết quả đạt được có thể coi là những đóng góp mới của đề tài nghiên
cứu được thể hiện ở các nội dung sau đây:
- Khai quát được những vấn đề lý luận cơ bản về ưu đãi thuế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập và các hình thức ưu đãi thuế
đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
~ Tác giả đã khái quát thực trạng hệ thống ưu đãi thuế của Việt nam qua việc
phân tích các ưu đãi về thuế trong các sắc thuế hiện hành ở Việt nam Trên
cơ sở đó tác giả đánh giá hệ thống ưu đãi thuế của Việt nam đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình hội
nhập Những mặt còn hạn chế được nêu ra là thực tế, đồng thời là cơ sở để
hoàn thiện hệ thống các ưu đãi thuế ở Việt nam trong giai đoạn tới
- Kinh nghiệm sử dụng ưu đãi thuế của một số nước trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tác giả khái quát là cơ sở thực tiễn quan trọng để hoàn thiện hệ thống ưu đãi thuế ở Việt nham
- Hệ thống các giải pháp hoàn thiện hệ thống ưu đãi thuế của Việt nam được
tác giả nêu ra khá toàn diện phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt nam hiện
nay, đồng thời có thể tham khảo để hoạch định chính sách thuế và là tài liệu tham khảo, nghiên cứu
4.Những điểm cần bổ sung
Bên cạnh những kết quả đã đạt được như đã nêu trên, chuyên đề
nghiên cứu còn có một số thiếu sót cần bổ sung và sửa chữa như sau:
- Nhìn chung kết cấu của chuyên đề thành 3 chương là hợp lý, nhưng giữa các chương và số trang dành để phân tích ở từng chương và một số mục được sắp xếp là chưa hợp lý ví dụ như: Chương 3 là chương trọng tâm của đề tài
nghiên cứu thì số trang còn ít và không cân đối với chương 1 và chương 2
(chương 3: 13 trang, chương 1:19 trang, chương 2: 21 trang) Mục 3 của phần I, chương 1- trang 10 nên sắp xếp lên trên mục 2 trang 8
- Sự phân tích lý luận về những vấn đề cạnh tranh của DN chưa được tác giả làm rõ, mối quan hệ giữa các ưu đãi thuế và nâng cao khả năng cạnh tranh
của DN cũng chưa được làm rõ
- Trong phần để nghị các giải pháp hoàn thiện hệ thống ưu đãi thuế còn
Trang 9cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam, ví dụ đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, đối với DN ngoài quốc doanh, DN nhà nước cổ phần hóa có
cần phải thiết kế các ưu đãi thuế không? Nên chăng trong điều kiện Việt nam hiện nay cần thiết kế ưu đãi thuế đối với các DN vừa và nhỏ (đây Tà xu hướng mà ngay cả các nước đã phát triển cũng tiến hành) Nhóm giải pháp thứ ba
(trang 60, 61), tác giả nêu: Thay vì hạn chế ưu đãi thuế bằng hình thức hỗ trợ
trực tiếp về tài chính từ Nhà nước Đối với để nghị này tác giả nên có giới hạn về thời gian áp dụng và lĩnh vực áp dụng cho phù hợp với các cam kết
quốc tế về các trợ cấp tài chính từ nhà nước
- Một số nhận xét còn mang tính chủ quan, một số từ dùng chưa chính xác, ví dụ như: ở nước ta hiện nay có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam chứ
không có Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài (trang 59, 60) Nhận xét ở
trang 45: các chính sách kinh tế của Việt nam nói chung chưa thật sự thơng
thống, cởi mở về vấn để này các nhà đầu tư nước ngoài chỉ cho rằng thủ
tục hành chính có liên quan tới đầu tư ở Việt nam còn nhiều phiền phức, còn nhiều quy định ngoài Luật, các quy định của Luật thì thực sự đã cởi mở Đối
với các ưu đãi dành cho các DN trong khu vực tư nhân, DN nông nghiệp và kinh tế nông thôn nên bám sát Nghị quyết Hội nghị làn thứ năm BCH Trung
ương Đảng khóa IX
- Về hình thức trình bày của đề tài nên đánh số lại các mục cho tiện theo dõi, ví dụ các mục nhỏ của chương nên ghi theo chương đó
5 Nhận xét chung và đánh giá
Tuy có một số thiếu sót như đã nêu ở phần trên nhưng nhìn chung đề tài đã đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, các vấn đề được nêu ra có lý giải về
cơ sở lý luận và thực tiễn, các kiến nghị về giải pháp hoàn thiện hệ thống ưu đãi thuế ở Việt nam trong thời gian tới phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế và các mục đích về ưu đãi đầu tư ở Việt nam, là căn cứ để hoạch định
Trang 10$ Tác đi thi - MỤC LỤC MO DAU 4 SỰ CẦN THIẾT 4 CHUONG I 6
NHUNG VANE CO BAN VE UUDAITHUE BOI VOI NANG LUC
CANH TRANH CUA DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP 6
1- NẴNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG DIEU KIEN HOI
NHAP VA NHỮNG VẤN ĐỂ ĐẶT RA TRONG VIỆC ƯU ĐÃI THUẾ ĐỐI VỚI
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỀN 6
1- Khái niệm về năng lực cạnh tranh (competitiveness) 6
1.I- Năng lực cạnh tranh của các mặt hàng và loại hình địch vụ 6 1.2- Nang lực cạnh tranh của doanh nghiệp 6
1.3- Năng lực cạnh tranh quốc gia 8
2 - Sự cần thiết đặt ra vấn để ưu đãi thuế đối với các nước đang
phát triển 8
3- Một số quan điểm của các nhà kinh tế vẻ tự do thương mại và
ưu đãi trong phát triển kinh tế 10
1I-KHÁ I NIỆM, PHAM VI VÀ CÁC HÌNH THỨC ƯU ĐÃI THUẾ ĐỐI VỚI
NANG LUC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 14
1- Khái niệm 14
2- Phạm vi ưu đãi về thuế 14
3 Một số hình thức thức ưu đãi chủ yếu 15
3.1- Miễn giảm thuế có thời han 1S
3.2- Khẩu trừ đâu tự, trợ cấp đầu tư và khẩu hao nhanh 15
3.3: Céc khodn giảm trừ đặc biệt ` Tố
34- Hình thức trợ cấp tái đầu ww 16
3.5- Gidm thuế khẩu trừ tại nguồn: ló
3 6- Giảm thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội 16
3.7- Miễn giảm thuế tài sản 7
3.8- Gidm thuế nhập khẩu và nghĩa vụ hải quan I7
3.9- Các đặc khu kinh t 7
3.10- Các vàng miễn thuế hải quan l8
Trang 111o \ % Táo động của các ưu đãi thuế đối với năng lực cạnh tranh doanh
¡¡£ (Nghiệp: 20
3.1- Tác động của ưu dai thuế trên phạm vi quốc gia 20
3.2- Trong phạm vi doanh nghiệp 2
3.3- Hiệu quả của các ưu đãi về thuế 23
III- KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ƯU ĐÃI THUẾ CỦA CÁC NƯỚC TRONG VIỆC
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 25
CHƯƠNG II 28
THUC TRANG HE THONG ƯU ĐÃI THUẾ CỦA VIỆT NAM
TRÔNG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ- TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH 28
CUA DOANH NGHIỆP 29
1-CƠ SỞ PHÁP LÝ 29
1- Phạm vi áp dụng các ưu đãi về thuế 30
2- Đối tượng áp dụng 31
3- Các hình thức hoạt động của các doanh nghiệp có von DTNN
hoạt động tại Việt Nam 33
4- Các ưu đãi về thuế 3
4.1- Miễn, giảm thuế sử dụng đất 4
4.2-Uu đãi về thuế thụ nhập doanh nghiệp 35 4.3- Thuế thụ nhập doanh nghiệp trong các trường hợp khuyến khích đầu tu: 37
4⁄4- ti đãi về thuế nhập khẩu 4
4.5- Mién thuế thụ nhập cá nhân 42
4.6-Uu dai bổ sung về thuế đối với nhà đâu tư sản xuất, kinh doanh hàng xuất
khẩu 4
4.7- tu đãi về thuế giá trị gia tăng 44
II-ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC
NÂNG CAO KHẢ NÄNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬ P' 44
1- Phạm vi ưu đãi: 46
2- Thuế suất ưu đãi 46
3- Mức độ ưu đãi 47
4- Tính ổn định của hệ thống ưu đãi thuế: 47 5- Tinh minh bach, tinh khả thi của các ưu đãi đầu tư 48
Trang 12HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ VIỆT NAM TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP NHẢM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP 49
I- QUAN DIEM DOI MỚI VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ƯU DAI THUE CUA VIỆT NAM TRONG DIEU KIEN HOI NHAP NHAM NANG CAO SUC CANH
TRANH CUA DOANH NGHIEP 49
1- Quan điểm trong việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống ưu dai
thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập nhằm nâng cao sức cạnh
tranh của doanh ngợi 49
1.1- Quan điểm của Đảng vẻ phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập hiện
nay 49
2.2- Quan diém trong việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống ưu đãi thuế trong
điều kiện hội nhập nhằm nâng cao súc cạnh tranh của doanh nghiệp 55
2- Các giải pháp hoàn thiện hệ thống ưu đãi thuế của Việt Nam 57
3- Điều kiện thực hiện các giải pháp 61
KẾT LUẬN 63
PHỤ LỤC 64
Trang 13MO DAU SU CAN THIET
Ngày nay, hội nhập và tự do hoá thương mại dang trở thành yếu tố
khách quan không thể cưỡng lại trong giao dịch kinh tế giưã các quốc gia
Mặc dù từ lâu, các quốc gia đều sử dụng ưu đãi thuế như một công cụ
quan trọng để bảo vệ, khuyến khích phát triển kinh tế của quốc gia mình,
song trong bối cảnh hội nhập, tự do hoá thương mại, tất cả các quốc gia
đều phải xem xét lại cách thức ưu đãi thuế của mình sao cho vừa bảo vệ
được các ngành sản xuất trong nước, vừa đáp ứng được yêu cầu của hội
nhật
„ Nước ta là một quốc gia đang trong quá trình phát triển, việc sử
dụng công cụ ưu đãi thuế là rất cần thiết Nhà nước đã sử dụng công cụ thuế, đặc biệt là những hình thức ưu đãi thuế như một chính sách kinh tế
vĩ mô quan trọng để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất
kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, thu hút đầu tư, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đối với thị trường trong nước và quốc tế
Các ưu đãi, đặc biệt là những ưu đãi về thuế được đưa ra trong hệ thống luật và các văn bản dưới luật như Luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật đầu tư nước ngoài, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế XNK đã có những tác động nhất định trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập
Tuy nhiên, ưu đãi thuế bao giờ cũng có hai mặt tích cực và tiêu
cực, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, mở của và tự do hoá thương mại,
thực hiện cam kết quốc tế, thì vấn đề ưu đãi thuế vừa phải đạt được hiệu quả mong muốn vừa phải phù hợp với những cam kết mà Việt Nam đã ký kết với cộng đồng Quốc tế Thực hiện ưu đãi thuế vừa đảm bảo được hai
yêu cầu trên là một vấn đề hết sức phức tạp, đang có nhiều ý kiến khác
nhau
Đưa ra hệ thống chính sách ưu đãi thuế phù hợp, hiệu quả có cơ sở
khoa học và thực tiễn, làm đòn bẩy mạnh mẽ trong việc thực hiện mục
tiêu thu hút đầu tư, hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng cường năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập đang là yêu cầu bức xúc
dat ra
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
~_ Đánh giá hệ thống ưu đãi thuế hiện hành của Việt nam
-_ Để xuất quan điểm, giải pháp ưu đãi thuế đối với việc tăng
cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội
nhập kinh tế Quốc tế, tự do hoá thương mại và mở cửa NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
-_ Hệ thống hoá các cơ sở lý luận của vấn đẻ ưu đãi thuế, phân
tích tác động của việc ưu đãi thuế đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và Quốc tế và đối với
thu hút đầu tư
- Đánh giá hệ thống chính sách ưu đãi thuế hiện hành của Việt
nam đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trong quá trình hội nhập
Trang 14
~_ Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trong việc sử dụng công
„eu ưu đãi về thuế trong việc thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển kính tế như Hàn Quốc, Trung quốc , từ đó rút ra
“A những bài học cho Việt Nam Ề
- Dé xuat quan điểm , giải pháp về ưu đãi thuế đối với nền kinh
tế Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế; -
- Xác lập những điều kiện thực hiện ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CÚU:
- Hệ thống ưu đãi thuế của Việt nam đặt trong bối cảnh hội nhập:
bao gồm các ưu đãi trong các luật thuế, ưu đãi trong luật khuyến khích
đầu tư trong nước, luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để tổng hợp, phân tích,
đánh giá đối tượng cần nghiên cứu
- Mô hình hoá để làm rõ nội dung cần nghiên cứu KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: Gỏm 3 phần:
- Chương [: Một số vấn đề cơ bản về ưu đãi thuế
- Chương II: Thực trạng hệ thống ưu đãi thuế hiện hành ở Việt nam
- Chương II: Một số quan điểm, giải pháp ưu đãi về thuế của Việt
nam trong điều kiện hội nhập nhằm nâng cao sức cạnh tranh của
Trang 15ve CHUONG I
+› NHỮNG VẤN ĐỂ CƠ BẢN VỀ ƯU ĐÃI THUẾ ĐỐI VỚI NANG LUC CANH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
I- NANG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC ƯU DAI THUẾ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỀN
1- Khái niệm về nang luc canh tranh (competitiveness)
Ngày nay, hội nhập kinh tế Quốc tế đã va dang là xu thế tất yếu của
mọi quốc gia trên thế giới Hội nhập với nẻn kinh tế thế giới và khu vực
nghĩa là tham gia vào sự phân công lao động Quốc tế, gia nhập các tổ chức
kinh tế đa phương, chấp nhận và tuân thủ những quy định chung được hình thành trong quá trình hợp tác và đấu tranh giữa các nước thành viên của các
tổ chức ấy (hay còn gọi là luật chơi chung) Hội nhập có thành công hay
không tuỳ thuộc vào khả năng cạnh tranh Trong bối cảnh hiện nay, khái
niệm vẻ “Khả năng cạnh tranh” được nhìn nhận từ cả ba góc độ liên quan
mật thiết với nhau: Khả năng cạnh tranh của từng mặt hàng và loại hình dịch
vụ; của từng doanh nghiệp và của cả quốc gia
1.1- Năng lực cạnh tranh của các mặt hàng và loại hình dịch vụ
Thể hiện trên các mặt sau:
- Chất lượng cao (đương nhiên mỗi mặt hàng và loại dịch vụ có chuẩn mực
riêng về chất lượng song nói đến chất lượng của hàng hoá, dịch vụ là nói tới
yêu câu về bên, đẹp, mới, tiện dụng, phù hợp với thói quen tiêu dùng và văn
hoá của mỗi dân tộc, thậm chí của mỗi tôn giáo, bao bì hấp dẫn, thương hiệu tin cay ) - Giá cả hợp lý và đủ sức cạnh tranh với hàng hoá và dịch vụ cùng loại của các nước khác - Dam bảo tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường (đối với hàng hoá); an toàn, nhanh chóng (đối với dịch vụ)
Mat hang và các loại hình dich vụ có khả năng cạnh tranh cao chỉ có thể sản
sinh ra từ doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao
Trang 16Năng lực 'cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phân trên thị trường cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Có nhiều yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, song có
thể phân thành 2 nhóm yếu tố chính sau đây:
~ Nhóm yếu tố ngoài doanh nghiệp
- Nhóm yếu tố trong nội tại doanh nghiệp Nhóm yếu tố ngoài doanh nghiệp bao gồm:
- Su tham gia của các công ty cạnh tranh trên lĩnh vực kinh doanh, sự xuất
hiện những công ty mới
- Khả năng xuất hiện những sản phẩm, dịch vụ thay thế, tính độc đáo của
sản phẩm, dịch vụ
- Vj thế đàm phán của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ (độc quyền, độc quyền nhóm, có vị thế về tài chính )
- Vi thé dam phán của người mua
~ Mức độ cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
Các yếu tố trong nội tại doanh nghiệp bao gồm:
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên việc phân tích vẻ thị
trường, lợi thế so sánh của doanh nghiệp
- Trình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ và đổi mới công nghệ hiện có, chỉ phí cho nghiên cứu và triển khai, số lượng các bản
quyền sáng chế, phát minh là những yếu tố quyết định hàng đầu về chất
lượng và tính năng của sản phẩm
-Bao bì sản phẩm
- Năng suất lao động bao gồm các yếu tố liên quan đến người lao động, các nhân tố tổng thể về năng suất lao động (TFP Total factor Productivity), vai trò của đào tạo, bồi dưỡng nhân viên, người lao động
~ Chỉ phí sản xuất và quản lý, bao gồm những chỉ phí của sản xuất kinh
Trang 171.3- Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia được Diễn đàn kinh tế thế giới (Wold
Economic Forum) sit dung dưới sự chỉ đạo khoa học của Michael Porter và
J.Sachs, cả hai đều là giáo sư của trường đại học Havard Theo giáo sư, nang
lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế có thể tạo ratãng
trưởng bền vững trong một nền kinh tế đây biến động của thị trường thế giới Báo cáo về năng lực cạnh tranh quốc gia của WEF từ năm 2000 đến 2001
(mới được công bố ngày 18.10.2001), còn phân biệt chỉ số năng lực cạnh
tranh hiện tại (curent competitiveness index GCI) để đo lường năng lực tăng
trưởng trong vòng 5 năm tới
Tổng số năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của một nước là năng lực
cạnh tranh của quốc gia Không thể có năng lực cạnh tranh quốc gia cao khi
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đều thấp Mặt khác, năng lực
cạnh tranh quốc gia, thể hiện qua môi trường kinh doanh, các chính sách
kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, của các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó Các sản phẩm và các loại hình dịch vụ cũng như các doanh nghiệp không thể cạnh
tranh cao nếu môi trường cạnh tranh quốc gia không thuận lơi
Trong nền kinh tế toàn câu hoá và hội nhập kinh tế Quốc tế, năng lực cạnh tranh là một yếu tố quan trọng để chỉ khả năng tăng trưởng và phát triển của
nền kinh tế hay doanh nghiệp trên thị trường trong nước và Quốc tế
Một số tác giả như Paul Krugman phê phán khái niệm vẻ năng lực cạnh tranh quốc gia vi theo Krugman, không có quốc gia nào bị phá sản vì nang
lực cạnh tranh kém còn doanh nghiệp có thể bị phá sản khi không cạnh tranh được trên thị trường Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ làm nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
2 - Sự cần thiết đặt ra van dé ưu đãi thuế đối với các
nước đang phát triển
Các nước đang phát triển cần thiết phải được hưởng những ưu đãi nói chung
và đặc biệt là những ưu đãi về thuế hơn so với các nước phát triển bởi vì:
- Thứ nhất: Các nước đang phát triển không có những điều kiện tiên
quyết cho quá trình cạnh tranh diễn ra suôn sẻ và vì thế không có những
điều kiện cho cạnh tranh thực hiện chức năng kinh tế xã hội của mình Xem xét thực tiễn các nước đang phát triển mà cụ thể là những điều kiện không, thuận lợi cho cạnh tranh, những thất bại nghiêm trọng của thị trường, người
ta thấy rõ ràng là các nước đang phát triển có những bất lợi cơ bản khi tham
Trang 18gian ngắn nên những ưu đãi (ngoại lệ) trên phạm vi quốc tế được coi là sự hỗ trợ tạm thời tối ưu nhất
- Vì các nước đang phát triển có điều kiện kinh tế không bằng các
nước phát triển, vì thế các ưu đãi có thể xem như sự đẻn bù cho những bất
lợi về thương mại Các nước đang phát triển có thể được cho phép điều chỉnh
các chính sách vẻ thuế quan hay các chính sách khác vẻ thương mại một cách tạm thời để tạo cho các nước này có khả năng tham gia vào thương mại
thế giới như những đối thủ cạnh tranh ngang bằng nhau
Các học thuyết thương mại cho rằng, các nước tham gia vào quá trình tự do hoá thương mại đều thu lợi (kể cả các nước đang phát triển bị khai
thác) Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nước phát triển sẽ được hưởng lợi
nhiều hơn và tự do thương mại cũng mang đến nhiều lợi thế hơn cho các nước phát triển Những nỗ lực hội nhập khu vực có thể không đam lại nhiều thành công vì các nền kinh tế phát triển hơn đã thu được nhiều lợi trong quá trình hội nhập, còn những nước yếu hơn sẽ bị loại ra ngoài cuộc chơi Vì thế, điểu kiện tiên quyết cho quá trình hội nhập khu vực thương mại tự do là có
sự tổn tại cơ chế ưu đãi cho những nước có khả năng chịu thiệt hại và vì thế
những nên kinh tế yếu hơn cũng có khả năng tham gia vào khu vực hội
nhập
Các nước đang phát triển cần được ưu đãi vì các nước này gặp bất lợi
hơn so với các nước công nghiệp hoá Sự ưu đãi này có thể là sự hỗ trợ ở cấp
độ quốc gia để giúp các ngành công nghiệp của các quốc gia này có khả
năng cạnh tranh Theo quan điểm tân cổ điển, sự ưu đãi này có thể tạo ra những tác động bất lợi, nhưng theo quan điểm động lực và phù hợp với học
thuyết kinh tế chính trị mới, sự ưu đãi là cần thiết để đạt được sự chấp nhận
của các nền kinh tế yếu hơn và cách tốt nhất là thông qua các chính sách can
thiệp nội địa, ưu tiên trợ giúp ở cấp độ quốc gia
Thứ hai là: Trong điều kiện hội nhập khu vực và toàn câu, các nước dang phát triển đang gặp phải những khó khăn nhất định như: Vốn đầu tư thiếu,
trình độ khoa học kỹ thuật thấp, trình độ quản lý yếu kém, chỉ phí quản lý cao cần sự trợ giúp từ các nước phát triển ., vì vậy, các nước này cản thiết sử dụng biện pháp ưu đãi, đặc biệt là những ưu đãi về thuế để đạt được mục
thức rằng, ưu đãi nói chung và ưu đãi thuế nó
nó, tích cực và tiêu cực Wu đãi đúng đối tượng, có thời hạn, phù hợp với
những thông lệ Quốc tế thì không những giúp cơ sở kinh doanh vượt qua những khó khăn ban đầu trong xu hướng cạnh tranh gay gắt mà còn là cơ sở cho sự nỗ lực chủ quan vươn lên trong kinh doanh, thu hút được nguồn lực
từ bên ngoài Ngược lại, nếu ưu đãi tràn lan, thiếu sự chọn lọc, thời gian dài
Trang 193 Một số quan điểm của các nhà kinh tế về tự do thương
mại và ưu đãi trong phát triển kinh tế
Nhìn lại lịch sử của các quốc gia châu Âu thấy rằng nguồn gốc của
sự phát triển nằm ở chủ nghĩa trọng thương Vào thế kỷ VX, tư tưởng-trọng, thương được quảng bá và vận dụng ở châu Âu và phát triển cực thịnh vào thế kỷ XVI-XVII Cơ sở tư tưởng của lý luận này là: Sức mạnh của một nước
chủ yếu là dựa vào số lượng vàng bạc có được vì vàng bạc không chỉ là
phương tiện thanh toán mà còn là nguồn ngân sách dự trữ phục vụ chiến tranh Để có nhiều vàng bạc, ngoài khai thác mỏ, cách duy nhất là thông qua ngoại thương, do đó Nhà nước phải can thiệp vào đời sống kinh tế, khuyến
khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, bán nhiều, mua ít, tốt nhất là chỉ bán mà không mua, thu vào mà không chỉ ra, hưởng lợi qua chênh lệch giữa mua và bán Từ nửa cuối thế kỷ XVII đến đâu thế kỷ XVIH, Anh và Pháp ráo
riết thực hành chủ nghĩa trọng thương Đạo luật hàng hải của Anh năm 1651 và sắc luật Colbert của Pháp năm 1664 đều nhấn mạnh việc phát triển công nghiệp với hệ thống các biện pháp bảo hộ, dành độc quyền cho một số công ty lớn, đồng thời chú trọng phát triển thị trường thuộc địa, gắn kết các thị
trường này vơí chính quốc Sự phát triển của thuyết trọng thương phản ánh
thế lực đang lên của giai cấp tư sản thương nghiệp có lợi ích thúc đẩy thương mại trong điều kiện các đồng tiển quốc gia không chuyển đổi trực
tiếp với nhau được mà phải dựa vào vàng để để tính lợi nhuận và của cải Từ
giữa thế kỷ XVIII, chủ nghĩa trọng thương không còn chiếm vị trí thống trị
trong tư tưởng kinh tế và thực tiễn hoạt động kinh tế trên thế giới, tuy nhiên
học thuyết này không phải đã mất hết giá trị Trên thực tế, ngay cả trong thế kỷ XX, việc theo đuổi và vận dụng thuyết trọng thương vẫn được một số nước thực hiện, nhất là vào giai đoạn đâu của quá trình cơng nghiệp hố
nhằm tích luỹ tư bản, như các trường hợp của Hàn Quốc, Nhật bản, Đài loan Ví dụ bài học của Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan và SinGaPo cho thấy tầm quan trọng của việc xác định đúng thời điểm giảm thuế quan và những biện pháp bảo hộ khác, của việc đóng cửa các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp và của việc tham gia vào thị trường thương mại nói chung Một yếu tố quan trọng là một chính phủ độc lập và có quyền lực có thể vượt qua
được những thất bại để đưa ra những quyết định kinh tế có hiệu quả Bàn tay hữu hình của chính phủ đóng vai trò quan trọng ở tất cả những nước này
Lựa chọn cẩn thận các thức can thiệp sẽ tạo đà cho tăng trưởng kinh tế
nhanh
Một nhánh của thuyết trọng thương là Tân trọng thương được mội số nước áp dụng sau chiến tranh thế giới thứ hai Trường phái này về cơ bản
vẫn dựa trên nguyên tắc khuyến khích tối đa xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhằm thu lợi, lấy xuất siêu là mục dích tối thượng Nhà kinh tế hoc John Maynard Keynes - người sáng lập trường phái tân trọng thương đã
phân tích tác động tiêu cực của chính sách tự do thương mại đối với sự gia
Trang 20pháp gia tăng đầu tư Những người theo trường phái Tân trọng thương chủ
trương đẩy mạnh xuất khẩu bằng mọi cách dù có thể gây bất lợi cho nước
khác, kể cả phá giá đồng tiên quốc gia, trợ cấp xuất khẩu, thay thế nhập
khẩu, bán phá giá, lập các hàng rào thuế quan và phi thuế quan Thuyết
trọng thương đã có ảnh hưởng sâu sắc đến thực tế hoạt động của các nước và quan hệ quốc tế trong nhiều thế kỷ, đặt nên móng tư tưởng cho sự phát triển
của thương mại quốc tế Do thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trong
của tiến trình toàn cầu hoá, thuyết trọng thương đã cung cấp những cơ sở lý
luận cho việc nghiên cứu và hoạch định chính sách để đối phó với toàn cầu hoa Adam Smith và David Ricardo là hai lý thuyết gia đã đặt nền tảng cho
chủ nghĩa tự do thương mại Smith chủ trương để thị trường vận hành theo
cơ chế cạnh tranh tự do, Nhà nước không can thiệp, có như vậy nền kinh tế mới có hiệu quả thực sự Ricardo phát triển thuyết tự do kinh tế trong lĩnh vực quan hệ thương mại quốc tế, cho rằng trong một hệ thống thương mại tự
do không có hàng rào thuế quan, mỗi nước sẽ dành vốn và nguồn lực của
mình vào việc sản xuất những mặt hàng có lợi thế hơn so với nước khác (lợi thế so sánh) Điều này có lợi cho tất cả các nước và sẽ liên kết các nên kinh
tế quốc gia trên cơ sở phân công lao động và chun mơn hố Bất đầu từ Anh, chủ nghĩa tự do thương mại dần lan sang các nước Tây âu như Hà lan,
Pháp, Đức tuy mức độ áp dụng các quan điểm này ở các nước có khác nhau
và đưa lại kết quả cũng khác nhau
Đâu thế kỷ 19, Alexander Hamilton (1755-1804) ở Mỹ và Friedrich
List (1789-1846) ở Đức đã cho rằng, vấn đề là các ngành công nghiệp mới
chưa cạnh tranh List lưu ý rằng khi hàng hoá của Anh trong thời bình có thể
vào lục địa châu Âu, sau giai đoạn chiến tranh, các công ty của Đức đóng cửa vì không cạnh tranh được với những công ty mạnh của Anh Ông vận
động cho sự bảo hộ tạm thời cho những ngành công nghiệp non trẻ Được bảo hộ bằng thuế quan tạm thời, các doanh nghiệp trẻ có thể học hỏi được
kinh nghiệm, đạt đến vị thế tối ưu để có được lợi thế kinh tế nhờ quy mô và
về lâu dài trở nên có khả năng cạnh tranh Quốc tế Người ta lập luận rằng các ngành công nghiệp non trẻ đầu tiên vận hành ở quy mô nhỏ nên chỉ phí
cho các đơn vị sản phẩm rất cao và vì vậy giá cả bao gồm các chỉ phí như vậy sẽ cao hơn so với các ngành công nghiệp của các nước phát triển vận hành với quy-mô lớn nên chỉ phí cho các đơn vị sản phẩm thấp Để đạt được quy mô hoạt động hiệu quả, các ngành công nghiệp này cản được bảo hộ tạm thời Cuộc tranh luận về ngành công nghiệp non trẻ do vậy rõ ràng là một chỉ
tranh luận sôi nổi về bảo hộ thương mại tạm thời, cho thấy ran; phí ban đầu cho sự bảo hộ được đền bù bằng những lợi ích lâu dài vẻ t
cường năng lực cạnh tranh và tham gia vào thương mại Quốc tế Nế °
doanh nghiệp được hỗ trợ bằng việc trang trải những chỉ phí ban dau vẻ nhập khẩu kỹ thuật, huấn luyện lực lượng lao động, cải thiện quản lý họ thực sự
có thể thu được lợi nhuận lớn hơn, mở rộng quy mô của nên kinh tế và do
Trang 21
vậy vẻ lâu dài tăng phúc lợi quốc dân Có một thực tế lịch sử là tất cả các nên kinh tế thị trường thành công bắt đầu cơng nghiệp hố bằng bảo hộ
thương mại, chỉ có một ngoại lệ duy nhất là Hồng công, Trung quốc
Tuy nhiên, cuộc tranh luận về ngành công nghiệp non trẻ vẫn còn
tiếp diễn Nhiều khó khăn nội tại cho thấy, việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ là tối ưu để giảm thiểu những lệch lạc của thị trường, tuy nhiên nó có thể dẫn tới sự lãng phí vẻ nguồn lực Các biện pháp phi quan thuế bao gồm hạn chế vẻ số lượng, trợ cấp, mua sám chính phủ và các rào
cản kỹ thuật đối với thương mại Một số quốc gia thường sử dụng các biện
pháp phi thuế quan như là hình thức chính trong việc bảo hộ với moi đối tác thương mại khác Đó là chính sách phát triển hướng nội và cản trở phạm vi tham gia vào quan hệ kinh tế Quốc tế, với những tác động bất lợi
Các nhà kinh tế cho rằng trợ cấp là hình thức can thiệp của chính
phủ, vì vậy cần phải cân nhắc hình thức trợ cấp sao cho có hiệt quả, cần tiến hành trợ cấp một cách có chọn lọc Cản có đánh giá cụ thể vẻ việc nó tiết kiệm các chỉ phí về hành chính và các chỉ phí vẻ mặt xã hội của các chính sách và điểu chỉnh chúng để thích ứng với các điều kiện kỹ thuật và thị trường ngày càng thay đổi Kinh nghiệm của các quốc gia mới cơng nghiệp hố thành công chỉ ra tầm quan trọng của việc tập trung vào một số lĩnh vực có lợi thế so sánh
Mặt khác, một số quan điểm cho rằng, không có tiêu chuẩn mục tiêu cho
việc quyết định ngành nào đáng được bảo hộ và có ngành nào thì không ở cấp độ của công ty, chủ nghĩa bảo hộ theo ngành có xu hướng sinh ra độ không hiệu quả Nói khác, trong môi trường chính sách thương mại hạn chế,
xu hướng tận hưởng một cuộc sống yên tĩnh và tìm kiếm người thuê sẽ làm chậm lại nỗ lực làm giảm chỉ phí, nỗ lực cải tổ cơ cấu, tiếp thị và phân phối, cũng như nỗ lực để thực hiện đổi mới sản phẩm và quy trình sản xuất và đầu tư vào việc đào tạo lực lượng lao động Các cơ hội trên thị trường không còn và quá trình đuổi kịp về mặt công nghệ sẽ chậm lại Tuy nhiên, có hay không việc trợ cấp được trợ cấp một cách chọn lọc sẽ không phụ thuộc vào
g có hiệu quả hay không Nhiều tác giả chỉ ra sự khác biệt quan
trọng giữa các chính phủ hiệu quả và các chính phủ không hiệu quả là việc
cung cấp nhiều trợ cấp cho các ngành công nghiệp được lựa chọn, vì tất cả các chính phủ đều làm như vậy Tính hiệu quả phụ thuộc vào các nguyên tác
điều chỉnh việc phân bổ trợ cấp
Vì vậy, các nhà kinh tế đã đưa ra những kiến nghị cho việc trợ cấp
của Chính phủ cũng như cho mọi hình thức ưu đãi ngoại lệ khác:
~ Trợ cấp hay các hình thức hỗ trợ khác của chính phủ chỉ cần thiết khi thiếu nó, thành phần kinh tế tư nhân sẽ không thể kinh doanh được
Trang 22- Ở nơi không có kinh doanh, các đơn vị có thể vô tình được hưởng
những ngoại lệ, đó là sự lãng phí
- Trợ cấp chỉ cho một thời hạn nhất định và theo cách thức giảm thuế để các công ty có động lực để phát triển, lớn mạnh
Để tránh việc phân phối khác nhau, các trợ cấp minh bạch tối đa là cần thiết Ví dụ, nếu chính phủ bị buộc phải công bố các trợ cấp, nó sẽ luôn chịu áp lực phải đánh giá và kiểm sốt của cơng chúng
- Cần có sự lựa chọn cho việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ - Các công ty được chọn, hay các ngành công nghiệp phải được rà sốt lại thường xun Thơng tỉn thường xuyên thể giúp cho Chính phủ dự đoán trước những ngành sẽ không đạt được tính cạnh tranh cao trên trường
Quốc tế trong một thời gian hợp lý, chiến lược phát triển ban đảu phải được
sửa đổi Cần duy trì và thể chế hoá cơ chế kiểm soát hay phản hồi từ các
doanh nghiệp Nếu nhận ra các khiếm khuyết, các hành động điều chỉnh
phải được tiến hành nhanh chóng và sự lựa chọn trong tương lai phải được
xem xét trên cơ sở các kinh nghiệm trong quá khứ, tránh có độ trễ lớn trong chính sách
~ Bảo hộ có chọn lọc nên được thực hiện theo cách việc phân biệt đối
xử đối với các ngành khác phải được giảm bớt đến mức tối thiểu
Có thể rút ra kết luận là lịch sử và học thuyết kinh tế dường như là để hỗ trợ cho quan điểm vào thời kỳ đâu của phát triển kinh tế (CNH), các công ty của các quốc gia đang phát triển cản hỗ trợ tạm thời Thương mại tự do là
giải pháp tốt nhất trong một thế giới cạnh tranh hoàn hảo Tuy nhiên, trên cơ sở những bất lợi của các quốc gia đang phát triển và thực tế tồn tại những rào cản thương mại, thương mại tự do là không đủ để tăng cường tăng cường tính cạnh tranh Các chính phủ cần thiết phải đưa ra những ngoại lệ trong ngắn hạn và có hạn chế để giúp các ngành công nghiệp của họ trở nên cạnh
tranh hơn trên thị trường nội địa và thị trường Quốc tế Những ngoại lệ này
phải được thường xuyên rà soát lại Nó phải đảm bảo rằng các trợ cấp hay
bất kỳ hình thức tợ giúp nào được cung cấp, không được kéo dài quá lâu
Thủ tục cũng vậy, thời hạn hiệu lực và quy mô của ngoại lệ phải minh bạch
để các ngành được trợ cấp phải được thông báo và từ đó có thể đưa ra những quyết định trong dài hạn và có động lực phát triển nhanh chóng để trở nên
cạnh tranh hơn Nếu không, bảo hộ của chính phủ có thể trở thành động lực
cho các ngành công nghiệp non trẻ làm cho các ngành này phát triển chậm
lại Mặc dù lợi ích về mặt lý thuyết là thuyết phục, vẫn có những vấn đề vẻ mặt kỹ thuật trong việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ Khả năng vẻ mặt thể chế của rất nhiều nước đang phát triển là quá yếu để theo dudi một
Trang 23nguy cơ của việc tìm kiếm nương nhờ sẽ không nên bị đánh gía quá thấp Do
đó mỗi khi có thể, mỗi quốc gia sẽ gắn vào tự do thương mại
II- KHAI NIEM, PHAM VI VÀ CÁC HÌNH THỨC ƯU ĐÃI THUẾ ĐỐI VỚI NANG LUC CANH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1- Khái niệm
Ngày nay, trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế, thì khái niệm vẻ ưu đãi
được hiểu theo một nghĩa rộng hơn
Ưu đãi là một hình thức mà một quốc gia, một tổ chức Quốc tế, một doanh nghiệp hay một cá nhân nào đó dành những điều kiện, những quyển
lợi đặc biệt hơn so với những đối tượng khác Ví dụ chính sách ưu đãi thuế, chính sách ưu đãi trí thức, hay một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi
(Trích từ điển Tiếng Việt, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện ngôn ngữ Hà Nội, Việt Nam 1992)
Ưu đãi vẻ thuế là việc một quốc gia, một tổ chức Quốc tế, một doanh nghiệp hay một cá nhân nào đó dành những điều kiện, những quyên lợi đặc biệt về thuế hơn so với những quốc gia khác, tổ chức khác hay đối tượng
khác
2- Phạm vi ưu đãi về thuế
Có thể phân chia việc ưu đãi thuế thành 2 cấp độ như sau:
Uu dai trên phạm vi Quốc à tổ chức Quốc tế, một quốc
gia nào đó dành những điều kiện, những quyền lợi đặc biệt hơn vẻ thuế cho một hay một số quốc gia khác trong phạm vi một công ước Quốc tế, một hiệp định song phương, đa phương so với các quốc gia khác khi tham gia vào thương mại Quốc tế
Uu dai trên phạm vi quốc gia: Là việc một quốc gia dành những điều kiện, những quyền lợi đặc biệt hơn về thuế cho một tổ chức, một doanh nghiệp nhằm khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của một lĩnh vực,
một ngành nghề hay một mặt hàng nào đó theo mục tiêu hoặc đường lối
mà chính phủ đã đặt ra Việc ưu đãi trên phạm vi quốc gia được chính phủ các nước sử dụng dưới hình thức luật, các văn bản dưới luật hay đơn giản chỉ
Trang 243- Một số hình thức thức ưu đãi chủ yếu
3.1- Miễn giảm thuế có thời hạn:
Đây là hình thức ưu đãi đâu tư phổ biến tại các nước đang phát triển ở những quốc gia khác nhau, chính sách miễn giảm thuế rất khác nhau cả về thời hạn được giảm và hình thức miễn giảm Thời hạn miễn giảm ngắn
có thể là một năm, dài hơn có thể kéo dài tới 20 năm dưới hình thức cho
miễn toàn bộ thuế lợi tức (thậm chí tất cả các loại thuế phải nộp) hoặc dưới
hình thức giảm mức thuế suất
Thời điểm miễn giảm có thể là: Ngày đăng ký thành lập công ty, ngày bắt
đâu sản xuất kinh doanh, ngày công ty bất đầu có thu nhập, năm đầu tiên
công ty có lãi ở nhiều nước, thời điểm bắt đầu miễn giảm ít nhất là một năm hay lâu hơn trước khi một dự án đầu tư nước ngoài thực sự bắt đầu kinh doanh và thường là khoảng 5 năm hay dài hơn trước khi công ty có lợi tức
Miễn giảm thuế có mối liên quan chặt chẽ với các quy định vẻ khấu hao va
giảm lỗ Trong một số trường hợp, việc miễn giảm có thời hạn có thể không đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư
Phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy, miễn giảm thuế với thời hạn ngắn có ít tác dụng trong việc thu hút đầu tư Thời hạn miễn giảm dài hơn có tác dụng và sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư xong, đối vơí nước nhận
đâu tư nó làm tăng chỉ phí hay giảm số thu thuế do giảm thuế Hơn nữa, miễn giảm thuế tạo ra nhiều khe hở cho việc luồn lách, trốn thuế và lạm
dụng
3.2- Khấu trừ đầu tư, trợ cấp đầu tư và khấu hao
nhanh:
Xét về mặt hiệu quả, các quy định về khấu trừ đầu tư hay trợ cấp đầu tư có thể tốt hơn so với miễn giảm thuế có thời hạn Chỉ phí của các quy định này có thể tính toán được và chỉ | phi đó tương quan với số vốn đầu tư
Sự ưu ó thể áp dụng đối với tất cả các hình thức đầu tư vốn hoặ: thể giới hạn đối với một số loại hình nhất định như máy móc, thiết bị nghệ tiên tiến, hoặc đầu tư nghiên cứu-phát triển Các khoản ưu đãi này có thể dưới các hình thức sau:
Một khoản khấu trừ từ số thuế phải thanh toán
Một khoản trợ cấp được trừ lợi tức chịu thuế Cho phép khấu hao nhanh
Tổng số tiền được khấu trừ có thể bằng một tỷ lệ nhất định so với số vốn đầu tư Nói khác, một khoản khấu trừ đâu tư hay trợ cấp đầu tư là một
Trang 25sự bổ sung vào bất cứ số khấu hao nào mà nó có thể bù đáp (hay hình thức
khấu hao nhanh) Khấu hao nhanh là hình thức chỉ phí mua tài sản được
khấu hao với tốc độ nhanh hơn so với mức khấu hao được cho phép theo lịch trình khấu hao thông thường Đối với việc miễn giảm thuế có thời hạn thì lợi ích dành cho nhà đầu tư một phân phụ thuộc vào mối quan hệ giữa quy định về ưu đãi với các nguyên tắc thông thường về về khấu hao và giảm lỗ Trong trường hợp, khi phân lớn các khoản đầu tư ban đầu có thể không mang lại lợi tức trong những năm đâu, cộng với việc khấu hao nhanh sẽ không mang lại lợi ích cho những nhà đầu tư mà ngược lại có thể làm tăng thêm gánh nặng về thuế Trong những trường hợp đó, việc thực hiện khấu trừ đầu tư
trong những năm đó sẽ thực sự trở nên hấp dẫn đối với các nhà dau tu
3.3- Các khoản giảm trừ đặc biệt:
Có một hình thức ưu đãi phổ biến ở Singapo và Malaysia đó là khấu trừ gấp đôi cho một số loại chỉ phí nhất định Đây được gọi là một khoản giảm trừ đặc biệt Hai quốc gia này cho phép khấu trừ gấp đôi số chỉ phí được phép khấu trừ đối với một loạt các chỉ phí được coi là thúc đẩy xuất
khẩu hay đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài Riêng Malaysia còn cho khấu trừ gấp đôi các chỉ phí liên quan đến du lịch và đào tạo nhân công
3.4- Hình thức trợ cấp tái đầu tư:
Các nước như Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đã sử dụng hình thức ưu đãi tái đầu tư bằng lợi tức để khuýên khích đâù tư nước ngoài Lợi
tức tái đầu tư thực chất là được miễn thuế lợi tức thông qua việc cho phép số
lợi tức dùng để tái đầu tư, hay một phần của nó được trừ khỏi lợi tức chịu
thuế khi tính thuế, hoặc bằng cách cho các cổ đơng được hồn thuế đã thanh toán với một tỷ lệ nhất định của tổng số lợi tức tái đầu tư Vốn đầu tư có thể
được đầu tư vào chính công ty đã tạo nên lợi tức đó hay đầu tư vào một số ngành nhất định nào đó 3.5- Giảm thuế khấu trừ tại nguồ
Có khá nhiều nước đã sử dụng mức thuế ang khong hay cất
giảm mức thuế khấu trừ tại nguồn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài hay khuyến khích một số dự án vẻ chuyển giao công nghệ Ví dụ như một khoản
lợi tức tiền vay được hưởng từ mức thuế suất ưu đãi, miễn thuế lợi tức cho các khoản cổ tức trả cho cổ đơng người nước ngồi
3.6- Giảm thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội: Có khá nhiều nước có quy định cho phép xử lý một cách ưu đãi đặc
biệt cho những người điều hành hay công nhân nước ngoài nhằm đảm bảo sự
công bằng trong điều tiết thuế Việc giảm thuế đối với tiền lương và đóng
Trang 26tốp bảo hiểm xã hội đôi khi được sử dụng như một ưu đãi để thu hút đầu tư
vào những vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao hay để khai thác một số lực lượng
lao dong nhất định
3.7- Miễn giảm thuế tài sản
Miễn giảm thuế tài sản là một hình thức phổ biến và có tác dụng lớn đối với việc ưu đãi đâu tư Việc miễn giảm thuế thường được thực hiện
trong một thời gian nhất định Theo quan điểm của Nhà nước thì việc miễn giảm thuế tài sản có lợi thế là chỉ phí của việc miễn giảm có thể tính toán
được Theo quan điểm của các nhà đầu tư thì lợi thế là tạo ra lợi tức ngay lập tức và có tính khả thi ngay cả khi không có lợi tức để đánh thuế Về mặt hiệu quả, tác động của nó giống việc cấp tiền trong vòng một số năm và nó
đặc biệt thích hợp với việc thúc đẩy các khoản đâu tư mới Các ưu đãi kiểu này thường được áp dụng như một bộ phận của chính sách phát triển vùng nói chung và nó thường do chính quyền địa phương, chính quyền vùng quy định hơn là chính quyền trung ương quy định
3.8- Giảm thuế nhập khẩu và nghĩa vụ hải quan
Giảm thuế nhập khẩu và nghĩa vụ hải quan, được các nhà đầu tư ghi nhận là một trong những hình thức có sự khuyến khích cao nhất trong các hình thức ưu đãi đầu tư, đặc biệt là đối với hàng hoá và tài sản thực hiện quá
trình đầu tư Hình thức ưu đãi này có chung đặc điểm với miễn giảm thuế
tài sản là không phụ thuộc vào khả năng có lợi tức Nó là một khoản tiền lớn có trước và tạo ra sự tiết kiệm ngay từ đầu cho các nhà đầu tư
Miễn thuế quan thường áp dụng đối với thiết bị nhập khẩu, đôi khi
đối với toàn bộ thiết bị vốn, trong một vài trường hợp nó được áp dụng đối
với một số nhất định các loại máy móc, thiết bị công nghệ tiến bộ kỹ thuật
ở một số nước, một nhà đầu tư khi góp vốn điều lệ vào một công ty mới
thành lập, được miễn cả thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng Tuy nhiên,
sự miễn thuế trong những trường hợp như vậy chỉ được thực hiện cho một số nhà đầu tư nhất định, nên có thể gây nên sự bóp méo trong cạnh tranh và trái
với những nguyên tắc thương mại quốc tế Việc miễn giảm thuế như trên không chỉ là thuế nhập khẩu mà còn bao gồm các loại thuế khác thu ở khâu
nhập khẩu như thuế giá trị gia tăng
3.0- Các đặc khu kinh tế
Các đặc khu kinh tế bao gồm nhiều hình thức và quy mơ khác nÌ
phục vụ cho những mục đích nhất định: Khu miễn thuế xuất nhập khẩu, khu kinh tế tự do, khu thương mai tu do, khu thương mại quốc tế và đặc khu kinh tế Hiện nay, có khoảng hơn 800 đặc khu kinh tế đang tổn tại ở trên 100
nước khác nhau trên thế giới, cung cấp việc làm cho hơn 5 triệu lao động và
đóng góp một phần quan trọng trong tổng kim ngạch thương mại thế giới
Trang 27Một đặc điểm nổi bật của các đặc khu kinh tế là các quy định xử lý đặc biệt
về miễn thuế và nghĩa vụ hải quan mà không được áp dụng ở các khu vực
bên ngoài
Đặc điểm cơ bản của đặc khu kinh tế là được hưởng miễn hay giảm
các loại thuế khác mà sự miễn giảm đó nhìn chung không được thực hiện ở các khu vực ngoài vùng Các đặc khu kinh tế rất khác nhau về diện tích và mục đích thành lập Các đặc khu kinh tế của Ba lan có diện tích nhỏ (400-
600 ha) và được rào kín xung quanh, về bản chất đó là các khu công nghiệp
mà các nhà đầu tư được hưởng các đặc lợi; trong đó có đặc lợi rất lớn về
thuế Các đặc khu kinh tế của Trung Quốc, khu kinh tế tự do của Nga có diện tích rất lớn và ở đó các nha dau tư được hưởng những lợi ích kinh tế lớn từ việc giảm thuế
3.10- Các vùng miễn thuế hải quan
Đặc điểm cơ bản của các hình thức khác nhau của vùng miễn thuế
hải quan là chúng được hưởng sự miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Mặc
dù một vùng miễn thuế hải quan được tạo nên từ một phân của lãnh thổ địa
lý và vật chất của một quốc gia nhưng nó lại không tạo nên một phần lãnh
thổ của quốc gia đó với mục đích hải quan Trong thực tế vùng đó được đối
xử như lãnh thổ của một quốc gia khác Hàng hoá được đưa vào vùng từ nước ngồi khơng bị coi là nhập khẩu vào quốc gia của vùng đó và hàng hoá
đưa từ vùng vào quốc gia đó lại được coi như nhập khẩu Trái lại, hàng hoá được coi là xuất khẩu khi đưa từ nước chủ nhà vào vùng và không được xem
là xuất khẩu từ vùng đó vì nó đã nằm ngoài phạm vi hải quan Một số vùng
miễn thuế hải quan bị hạn chế trong hoạt động thương mại, trong khi các
vùng khác được thành lập như một vùng sản xuất hay gia cơng hàng hố
4- Mục tiêu của ưu đãi
Việc xác định mục tiêu ưu đãi thuế có một vị trí quan trọng không kém gì việc lựa chọn các công cụ ưu đãi do tính hiệu quả của các ưu đãi về
thuế Có một số ưu đãi đã dành cho cả những công ty mà thậm chí không có
Trang 28Để khuyến khích chuyển giao công nghệ Để khuyến khích xuất khẩu
Chỉ phí của các ưu đãi sẽ giảm đáng kể nếu các tiêu chuẩn để được hưởng
những ưu đãi được quy định một cách chặt chẽ Một chính sách ưu đãi nói
chung và ưu đãi vẻ thuế nói riêng có thể tính bằng không, hay có thể nói là
có hiệu quả nếu như không ban hành chính sách đó một nhà đầu tư sẽ không
có quyết định đâu tư Tuy nhiên, việc ban hành những chính sách này sẽ không đem lại công bằng cho tất cả các nhà đầu tư Các ưu đãi về thuế được
sử dụng như một công cụ để theo đuổi các mục tiêu khác nhau, vì vậy các
chính sách ưu đãi đưa ra cần tập trung vào các mục đích cụ thể Đứng trên giác độ nhà đầu tư, hoạt động đầu tư nào xứng đáng được hưởng ưu đãi
Các tu đãi phát triển ngành: Việc đưa ra các ưu đãi về thuế đối với một số ngành hay một số lĩnh vực hoạt động nhất định trong nền kinh tế đã
trở thành phổ biến của nhiều nước trên thế giới Rất nhiều nước đã ưu đãi
trong sản xuất nông nghiệp hoặc công nghiệp Trong những năm gần đây,
thực tế cho thấy rằng, việc lựa chọn các ưu đãi thuế thường tập trung vào các
loại hình nhất định của đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các dự án đầu tư công nghệ tiến bộ và một số các hoạt động có tính linh hoạt cao như phát triển
ngành công nghiệp vi xử lý, một số nước thì ưu đãi các hoạt động nghiên
cứu - phát triển, công nghệ sản xuất phần mềm, sản xuất phim và cho thuê
máy bay Một số ưu đãi không dành được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học
như ưu đãi để thu hút việc thành lập các trung tâm hợp tác, các văn phòng điều hành tác nghiệp, các công ty tài chính quốc tế và các tổ chức có chức
năng tương tự của các công ty đa quốc gia (các ưu đãi này được liệt kê tại báo cáo về tác hại của cạnh tranh trong lĩnh vực thuế của OECD)
Cac uu dai phát triển vàng: Một trong các cách sử dụng phổ biến
nhất trong ưu đãi thuế là thu hút đầu tư vào các vùng nhất định của quốc gia, thường là vùng kém phát triển hoặc có tỷ lệ thất nghiệp cao
Các uu dai tao viéc làm: Một trong những mục tiêu cơ bản của chính sách ưu đãi vùng là tạo ra việc làm cho người lao động Các ưu đãi để tạo việc làm thường đưa ra một cách độc lập trong chính sách ưu đãi vùng để thúc đẩy các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động hay sử dụng và khai thác một loại lao động nhất định ví dụ như khai thác lực lượng lao động trẻ, lao
động tàn tật hay những người đã thất nghiệp trong một thời gian dài
Chuyển giao công nghệ: nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển sử dụng nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút việc chuyển giao công nghệ vào nước minh Uu dai có thể tập trung vào các công ty hoạt động dựa trên trình độ kỹ thuật cao, các khoản khấu trừ hay trợ cấp đặc biệt được đưa
Trang 29
ra đối với:việc mua sắm các thiết bị kỹ thuật cao, các khoản giảm trừ bổ
sung có thể được chấp nhận cho các chỉ phí nghiên cứu-phát triển, miễn thuế khấu trừ tại nguồn có thể được áp dụng đối với tiền bản quyền sản xuất hay phí trợ giúp kỹ thuật, các khoản giảm trừ đối với lao động kỹ thuật người
nước ngoài `
Uu dai dé day mạnh xuất khẩu: các ưu đãi nhằm mục tiêu đặc biệt
vào các dự án đầu tư có định hướng xuất khẩu có xu hướng mang lại hiệu quả hơn so với phần lớn các ưu đãi thuế khác
5- Tac động của các ưu đãi thuế đối với nang lực cạnh tranh doanh nghiệp:
Š.1- Tác động của ưu đãi thuế trên phạm vỉ quốc gia
Lịch sử kinh tế, kết quả kinh nghiệm nghiên cứu và học thuyết kinh tế không thể đưa ra câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi là liệu những lợi ích do
bảo hộ đem lại có bù đấp được những phụ trội vẻ chỉ phí do bảo hộ hay
không Vì những biện pháp của những người theo chủ nghĩa bảo hộ có thể
có những tác động tiêu cực đến việc huy động các nguồn lực, đến tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế và đối với sự tiến triển của những cơ hội việc làm bền vững Lua chọ các hình thức ưu đãi thích hợp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Các ưu đãi có thể có hình thức là
thuế quan hay hạn chế về số lượng, các biện pháp phi thuế quan và trợ cấp
Thuế quan và hạn chế về số lượng:
Chính sách vẻ thuế quan va hạn chế vẻ số lượng đối với một số hàng hoá nhập khẩu được Chính phủ nhiều nước áp dụng nhằm bảo hộ cho những
mặt hàng sản xuất trong nước của họ, chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá
bên ngoài Đứng trên phạm vi toàn xã hội, chi phí đối với người tiêu dùng
tăng lên như hàng nhập khẩu và trợ cấp địa phương đối với hàng nhập khẩu làm cho chúng trở nên đất đỏ hơn là chúng tổn tại trong điều kiện của
thương mại tự di ệt là giá cả đối với những hàng hố thơng thường ‡ g cạnh tranh của doanh nghiệp, của một số hàng hoá trong nước được nâng lên Tuy nhiên, về mặt xã hội, nó s gây tổn hại cho những nhóm người có thu nhập thấp trong nền kinh tế được
bảo hộ và thậm chí tới sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng của con người
Thuế quan cũng sẽ đẩy chỉ phí lên ca
tranh của hàng hoá trên trường Quốc tế Các ngành cô
phẩm là những sản phẩm còn được bảo hộ sẽ được phân
Trang 30Trợ cấp
Trợ cấp có thể được định nghĩa như là sự hỗ trợ của chính phủ đối với sự phát triển, sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá cụ thể Trợ cấp có thể có những hình thức hoặc là hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc hỗ trợ gián tiếp thông qua miễn giảm thuế, các khoản vay ưu đãi, khoanh nợ, mua sắm chính phủ và trợ cấp đầu vào sản xuất Chúng có thể cho phép các công ty đạt được tính kinh tế nhờ quy mô mà không làm méo mó tỷ lệ giá liên quan và không thay thế cách thức tiêu dùng Hơn nữa, chỉ phí bảo hộ là hữu hình trong khuôn khổ ngân sách tài chính và do đó gây áp lực thường xuyên lên
chính phủ nhằm dỡ bỏ bảo hộ
Một số nhà kinh tế có những lập luận chống lại trợ cấp Trợ cấp có thể làm bóp méo việc phân bổ nguồn lực vì cơ chế giá bóp méo làm cản trở nhân tố sản xuất trong lĩnh vực này với năng suất lao động cao hơn và cản
trở việc cung cap các sản phẩm với chỉ phí ré hon Si đúng đắn với nó, các
trợ cấp có thể t trong khuôn khổ nhất định và các nhóm mục tiêu có
thể hưởng chỉ với phần trợ cấp của nó Điều này cũng có thể dẫn tới lãng phí
nguồn lực Các ngành công nghiệp không thuộc về các nhóm mục tiêu và phải tăng trưởng và điều chỉnh đối với thị trường trên cơ sở nguồn lực riêng của họ bị phân biệt đối xử Điều này có nghĩa là chính phủ đã tạo ra hành vi dựa dẫm và cản trở ý thức tự vươn lên của các doanh nghiệp được trợ cấp Lý do cuối cùng là chính phủ không thể biết trước các lợi thế so sánh tiềm năng của mình vì vậy việc đưa ra các tiêu chuẩn trợ cấp không chính xác
$.2- Trong phạm vỉ doanh nghiệp
- Các ưu đãi thuế có ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp:
Khi doanh nghiệp được ưu đãi thuế (các loại thuế gián thu, thuế tiêu dùng), giá thành sản phẩm hàng hoá giảm, giá hàng hoá bán ra sẽ giảm
xuống Giá cả hàng hoá giảm là một trong những yếu tố quyết định tới năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 31Sơ đồ tác động của ưu đải thuế
Trang 32
Nhìn vào sơ đồ trên, chúng ta thấy rằng: Khi chưa có sự ưu đãi về
thuế, điểm cân bằng cung cầu thị trường tại điểm EI Tại E1, hàng hoá, dich
vụ đang giữ mức giá PI Khi Chính phủ tiến hành việc ưu đãi vẻ thuế, các
doanh nghiệp được ưu đãi tiến hành sản xuất nhiều hơn, đường cung sản
xuất dịch chuyển sang phải Lúc này điểm cân bằng thị trường hàng hoá tại
E2 Tại E2, giá cả hàng hoá P2, Lúc này giá cả hàng hoá giảm PI>P2 khối lượng hàng hoá cung cấp là Q2 (Q2>Q1) ưu đãi thuế làm giảm giá hàng
hoá, gia tăng sản lượng, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
- ưu đãi thuế trực thu có ảnh hưởng trực tiếp làm tăng khả năng tích
luỹ vốn cho doanh nghiệp Trong điều kiện doanh nghiệp đang khó khăn về
vốn, sự hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giúp cải thiện vốn đầu tư, cải tiến quy trình công nghệ, chất lượng sản phẩm, do đó nâng cao kha nang cạnh tranh doanh nghiệp
5.3- Hiệu quả của các ưu đãi về thuế
Thực tế đã chứng minh, nhìn chung các nhà đầu tư quan tâm đến các đặc điểm chung của hệ thống thuế của nước mà họ đầu tư hơn là các ưu đãi đặc
biệt và cụ thể
Các nước phát triển có xu hướng sử dụng các ưu đãi vẻ tài chính hơn là những ưu đãi vẻ thuế Trong khi đó, các nước chậm phát triển có xu hướng đưa ra những ưu đãi về thuế ở mức độ lớn, vì không giống như các ưu
đãi về tài chính, các ưu đãi thuế dễ thực hiện hơn xong chỉ phí cho các ưu
đãi về thuế khó có thể tính toán được
Các nghiên cứu trước năm 1990 đẻu cho rằng, các nhà đầu tư không
quan tâm nhiều đến các ưu đãi thuế trong các quyết định đầu tư Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây lại chỉ ra, thuế ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng trong các quyết định đâu tư
Các ưu đãi thuế được coi là có hiệu quả, nếu chúng có tác dụng kích thích để tạo rả các quyết định đầu tư với hình thức như mong muốn của các
Chính phủ và nếu không có động lực kích thích đó sẽ không có quyết định
đầu tư
Một sự ưu đãi được coi là có hiệu quả nếu chỉ phí của việc đưa ra các
ưu đãi nhỏ hơn phần giá trị của các lợi ích phát sinh từ việc đưa ra các ưu đãi đó Mọi ưu đãi đầu tư đều có thể coi như một khoản chỉ phí và là khoản thu
Trang 33
nhập về thuế đã bị bỏ qua, trừ khi các ưu đãi được đưa ra hợp lý đối với các
nhà đầu tư mà nếu không có ưu đãi này, họ sẽ không quyết định đầu tư
Khoản chỉ phí đó được nhà nước trang trải hoặc bằng sự cát giảm các dịch
vụ mà nhà nước lẽ ra sẽ cung cấp hoặc bằng việc tăng thu các loại thuế khác
Phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đại đa số các ưu đãi đầu tư là
không có hiệu quả Phân lớn các ưu đãi đầu tư được thực hiện cho các nhà
đầu tư mà nếu không có các ưu đãi đâu tư họ vẫn tiến hành đầu tư trong mọi trường hợp và trong thực tế, các ưu đãi vẻ đầu tư rất dễ bị lạm dụng Tuy
nhiên, một sự ưu đãi đầu tư được đưa ra một cách thận trọng, có mục tiêu, có thể hạn chế tới mức thấp nhất tính không hiệu quả này
Các ưu đãi thuế thường chỉ áp dụng đối với một số loại đầu tư nhất
định Việc xác định mục tiêu ưu đãi có tầm quan trọng như việc lựa chọn các công cụ ưu đãi, vì ưu đãi thuế sẽ không hiệu quả nếu các ưu đãi đó được dành cho cả các công ty mà họ sẵn sàng đầu tư (hoặc thậm chí đã đầu tư)
trong mọi hoàn cảnh Chỉ phí của các ưu đãi thuế có thể được giảm bớt đáng kể nếu các tiêu chuẩn để đạt được ưu đãi được giới hạn một cách chặt chẽ
Các tiêu chuẩn để được ưu đãi đâu tư thường là các vấn đề có liên quan tới
quy mô, mức độ tham gia của phía nước ngoài, hoặc các hình thức mà các
công ty tham gia Khuynh hướng của các nước kinh tế chuyển đổi là đưa ra
các ưu đãi khá hậu hĩnh cho các dự án đâu tư lớn Một số nước khác, thay vì
mục tiêu trên, họ tiến hành đàm phán một gói các ưu đãi được xác định
trước đối với các nhà đầu tư tư nhân Một số ưu đãi khác thường hạn chế cho
một số công ty (hay là các tổ chức pháp nhân khác) được thành lập tại nước chủ nhà Các công ty với sự tham gia của phía nước ngoài là đủ tư cách và thường là những người hưởng lợi chủ yếu mà các ưu đãi nhằm vào, còn các chỉ nhánh của các công ty không cư trú thì không đủ tư cách
Các ưu đãi nhằm mục tiêu đặc biệt vào các dự án đầu tư định hướng
xuất khẩu có xu hướng mang lại nhiều tác dụng và hiệu quả hơn phần lớn các ưu đãi thuế khác vì trong nhiều trường hợp sẽ không có dự án đầu tư nào
được thực hiện nếu không có sự ưu đãi vẻ thuế Phần lớn các công ty có định
hướng xuất khẩu lại là các công ty rất năng động và điều đó cũng có nghĩa là một công ty thụ hưởng miễn giảm thuế ở một quốc gia đến khi hết thời
hạn miễn giảm thuế lại chuyển toàn bộ hoạt động của mình sang các nước
khác mà ở đó họ được hưởng sự miễn giảm thuế khác
Kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển cho thấy, đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút dự án có định hướng xuất khẩu là con đường ngắn nhất để tăng trưởng kinh tế Vì vậy, cạnh tranh để thu hút đầu tư dưới hình thức này là rất khốc liệt Có nhiều hình thức miễn giảm thuế để đẩy mạnh xuất
khẩu được thực hiện ở từng nước khác nhau ở Trung quốc, các công ty xuất
khẩu hơn 70% số sản phẩm của mình thì được kéo dài thời gian miễn giảm
thuế ở Singapo và Srilanca, lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu được miễn
Trang 34
thuế ở Việt Nam, những sản phẩm xuất khẩu được hưởng thuế suất thuế
GTGT 0% và được hoàn thuế GTGT đầu vào, những dự án xuất khẩu trên 80% sản phẩm được ưu đãi vẻ thuế thu nhập doanh nghiệp ở nhiều nước
trên thế giới, trong các khu chế xuất, các sản phẩm sản xuất được hưởng những mức thuế suất ưu đãi đặc biệt Tuy nhiên, những ưu đãi như vậy đã
tạo ra thứ trợ cấp cho hoạt động xuất khẩu, nó trái với nguyên tắc của WTO
TI- KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ƯU ĐÃI THUẾ CỦA CÁC NƯỚC TRONG VIỆC
NÂNG CAO NĂNG LỰC CANH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nước nào có nền kinh tế hội nhập
khu vực và toàn câu càng sâu rộng, càng chứng tỏ hàng hoá nước đó có nhiều khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài Yếu tố cơ bản để hàng hoá có nhiều khả năng cạnh tranh đó là có chất lượng cao và giá thành thấp hơn các mặt hàng cùng loại của các nước khác Nhằm tăng khả năng cạnh tranh doanh nghiệp, của các sản phẩm hàng hoá, cạnh tranh thu hút đầu tư và trên cơ sở mục tiêu phát triển nền kinh tế (vì mục tiêu phát
triển vùng; vì mục tiêu tạo công ăn việc làm; chuyển giao công nghệ; vì mục
tiêu thúc đẩy xuất khẩu ), các nước đã sử dụng nhiều hình thức ưu đãi thuế khác nhau
Thuế thu nhập doanh nghiệp của Thái Lan có 2 ưu đãi đáng chú ý là ưu đãi cho các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán và
ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thu nhập chịu thuế không vượt
quá 3 triệu bạt Những doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp đồng hạng khác Mục đích ưu
đãi của Thái Lan là khuyến khích doanh nghiệp làm ãn bài bản, có lãi (niêm
yết) và bảo đảm bình đảng về thuế (doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, góp phản thúc đầy tăng trưởng và giải quyết việc làm (thuế
suất ưu đãi: 20% hoặc 25%; bình thường 305)
Trung Quốc tập trung ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các
doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, năng lượng, cơ sở hạ tảng (thuế suất bình thường: 33, thuế suất ưu đãi:
15%)
Những năm qua Trung quốc đã rất thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài Ngoài những ưu đãi vẻ tài chính, cải cách thủ tục hành chính Trung quốc đã sử dụng việc ưu đãi vẻ thuế như công cụ hữu ích thu
hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài Cụ thể:
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có chiến lược sản xuất kinh
doanh không dưới 10 năm sẽ được miễn thuế thu nhập cho 2 năm liên tiếp
và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo tính từ năm bắt đầu có lãi Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp
Trang 35
hoặc chãn nuôi gia súc, gia cầm và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài khác được thành lập ở những vùng xa kém phát triển, sau khi được phê
duyệt có thể giảm 15% đến 30% thuế thu nhập trong 10 năm tiếp theo giai giai đoạn được miễn từ khi có lãi nêu trên Những ưu đãi này nhằm khu Khích các doanh nghiệp yên tâm đầu tư và đầu tư với thời gian dài hơn, tránh trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực có lợi nhuận
ngay, thời gian đầu tư ngắn và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những vùng sâu, vùng xa
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sử dụng cơng nghệ cao,
sau giai đoạn được miễn và giảm thuế thu nhập được nêu ở trên, có thể được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo miễn là doanh nghiệp đó vẫn là doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài
được thành lập tại các đặc khu kinh tế và các khu phát triển công nghệ và
kinh tế, các khu kinh tế ven biển, các quận cũ của các thành phố nơi các đặc
khu kinh tế hoặc các khu phát triển công nghệ và kinh tế thuộc các quận
huyện có chủ trương ưu đãi của Nhà nước được ưu đãi miễn giảm thuế
Bất kỳ nhà đầu tư nào tái đầu tư cổ phần từ lợi nhuận thu được từ các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào doanh
nghiệp đó bằng cách tăng von dang ký hoặc đối tượng sử dụng lợi nhuận
như khoản đầu tư cơ bản để thành lập các doanh nghiệp khác có vốn đầu tư
nước ngoài để hoạt động trong giai đoạn từ š năm trở lên, sẽ được hoàn lại
40% thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp cho số vốn dùng để tái đầu tư
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có định hướng xuất
thời hạn được miễn và giảm thuế theo quy định trong luật thuế, sẽ tiếp tục được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trên cơ sở thuế suất nêu trong
luật thuế nếu giá trị sản phẩm xuất khẩu của năm lớn hơn 70% tổng giá trị
sản phẩm của năm đó Đối với các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu ở
các đặc khu kinh tế và các khu phát triển công nghệ và kinh tế và các doanh
nghiệp có định hướng xuất khẩu khác mà thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đã được hưởng 15% thì bây giờ chỉ bị đánh 10% nếu đáp ứng các
tiêu chí trên
iảm thuế thu nhập địa phương cho bất cứ doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào các ngành công nghiệp hay các dự án
được khuyến khích, tuỳ theo tình hình thực tế, chính quyền nhân dân cua
các tỉnh liên quan, các khu hoặc các thị trấn tự trị trực thuộc Hội đồng Nhà
nước xét miễn, giảm thuế Việc miễ
Ở Đức năm 1998, Chính phủ Đức công bố chương trình cải cách thuế cho
phù hợp với những tiến bộ khoa học công nghệ, với trào lưu hội nhập khu vực và toàn cầu, trước mát trong thời gian 2000-2001 sẽ hạ thuế thu nhập
Trang 36cổ ty và thuế thu nhập cá nhân tương đương 27 tỷ USD Ở Mỹ, gần 10 năm qua là thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng liên tục và dài nhất trong vòng 30 năm qua, đến nay GDP bắt đầu có chiều hướng suy giảm Theo tài liệu của tạp chí "Economist", kinh tế mỹ năm 2002 chỉ có thể tăng 1%, chứ khorig phải 2,6% như dự đoán trước đây Trước tình hình đó, Chính phủ mỹ cho rằng cần tiến hành giảm thuế để khoan sức dân, kích cầu tiêu dùng, tăng vốn đầu tư cho doanh nghiệp và tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và hàng hoá Mỹ Mỹ dự kiến, đến năm 2007 sẽ giảm khoảng 60 tý
USD thuế hàng tiêu dùng Canada, để cải thiện dời sông nhân dân, tăng tích
luỹ cho đầu tư, Nhà nước tiến hành hạ thuế suất thuế thu nhập công ty và nâng mức khởi điểm chịu thuế cho thuế thu nhập cá nhân bát đầu từ 1-1- 2001 Nếu mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân trước đây là 29.950
USD với thuế suất 17% thì từ 1-1-2001, mức khởi điểm chịu thuế được nâng lên 30.000 U §D với mức thuế suất 16% Trước đây thuế suất tối đa 29% áp dụng cho thu nhập trên 59.180 U S D, thì từ 1-1-2001 áp dụng cho thu nhập trên 100.000 U § D Theo đánh giá của Bộ Tài Chính Canada, bình quân 4
năm gánh nặng thuế cho nhân dân sẽ được giảm 21%, còn đối với gia đình có con ăn theo sẽ được giảm 27% Thuế thu nhập công ty trong thời gian
2000-2004 sẽ được hạ từ 28% xuống còn 21% Năm 2001, các công ty nhỏ,
thu nhập trong khoảng 200.000-300.000 USD/nam phải chịu mức thuế là 21%, còn những công ty có thu nhập dưới 200.000 USD/năm chỉ chịu mức
thuế 12%
Ireland, Nhà nước cho rằng, trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực
hoá, cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các quốc gia, để tăng khả năng cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và huy động triệt để nguồn vốn từ
nội bộ nền kinh tế, hạ thuế suất thuế thu nhập công ty là biện pháp tốt nhất
So với các nước EC, các công ty ở Ireland hiện nay có mức thuế thu nhập
thấp nhất: 20%, đó là một trong những yếu tố góp phần đưa Ireland đứng
vào hàng thứ 11 trong danh sách những nước có khả năng cạnh tranh mạnh nhất trong năm 2001 theo xếp hạng của "World Economic Forum” Nhìn chung, thời gian qua, các nước phát triển đã đồng loạt hạ thuế suất thu nhập công ty để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, hạ giá
thành, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường nội địa và quốc tế Bình quân, trong thời gian 1996-2001, thuế thu nhập công ty ở các nước
Trang 37Anh 30%
HN
*Nguồn: Biki-127,130,131)
*# Một số bài học rút ra
~ Trong quá trình cạnh tranh để thu hút đầu tư, các nước đã sử dụng
một số hình thức ưu đãi thuế phổ biến như: Hạ thuế suất thuế thu nhập công
ty cho các hoạt động và các loại hình công ty nhất định; miễn giảm thuế có thời hạn; Khấu trừ đầu tư hay trợ cấp đâu tư đối với tài sản vốn; Khấu hao nhanh tài sản vốn; Giảm hay khấu trừ lợi tức tái đầu tư, Giảm thuế suất thuế
khấu trừ tại nguồn đối với lợi nhuận chuyển ra nước ngoài; giảm thuế thu nhập cá nhân và đóng góp bảo hiểm xã hội cho người điều hành và người lao động; giảm thuế tài sản; giảm thuế nhập khẩu; Thành lập các đặc khu kinh
tế
~ Các nước thường sử dụng các ưu đãi thuế thông qua việc hạ mức thuế suất thấp hơn nhiều so với mức thuế suất thông thường (mức thuế suất
ưu đãi của Trung quốc chưa bằng 1/2 mức thuế suất thông thường), kết hợp với các ưu đãi về tài chính và cải cách các thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy đầu tư
~ Một số nước sử dụng ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư có thời gian đầu tư dài (trên 10 năm như ở Trung Quốc), và ưu tiên các nhà đầu tư sử dụng nhiều công nghệ cao Thực hiện khuyến khích xuất khẩu thông qua thuế suất ưu đãi qua việc quy định về tỷ lệ xuất khẩu
~ Xu hướng các nước hiện nay giảm thuế suất thuế thu nhập công ty, Một số nước tiến hành ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm giúp cho các công ty tăng tích tụ vốn, tạo điều kiện cho việc đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong xu thế
toàn cầu hoá Ở các nước phát triển (G7) có tỷ lệ thuế suất thuế thu nhập
Trang 38: CHƯƠNG II
'THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ CỦA VIỆT NAM
'TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ- TÀI CHÍNH
QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO SỨC CẠNH TRAN
CỦA DOANH NGHIỆP :
1-CƠ SỞ PHÁP LÝ
Chính sách ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích sản xuất trong nước và
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thể hiện trong các văn bản chủ yếu
sau:
- Luật khuyến khích đầu tư trong nước ~ Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- Luật thuế xuất nhập khẩu
- Luật thuế giá trị gia tăng ~ Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
- Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao
- Đối với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp hoạt động
theo luật khuyến khích đầu tư trong nước được điều chỉnh bằng nghị định số
31/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 quy định chỉ tiết th hành luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH
~ Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 về việc sửa đổi, bổ sung danh mục A,B,C ban hành tại phụ lục kèm theo Nghị định số 31/1999/NĐ-Cp ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước sủa đổi;
- Nghị định của chính phủ Số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2000 Quy định chỉ tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
~ Nghị định 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 sủa đổi, bổ sung một số
điều của nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chỉ tiết thi
hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Thông tư số 13/2001/TT-BTC ngày 8 tháng 3 năm 2001 Hướng dẫn
thực.hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Trang 39„+ «Thơng tư số 86/2000/TT-BTC ngày 16 tháng 8 năm 2000 của Bộ tài chính Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ vẻ tài chính và ưu đãi thuế để
phát triển các sản phẩm công nghiệp trọng điểm theo quyết định số 3772000/QĐ-TTg, ngày 24/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ
- Thông tư số: 22/2001/TT-BTC ngày 03 tháng 04 năm 2001 Sửa
đổi thông tư số 146/1999/TT-BTC ngày 17/12/1999 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế cho các đối tượng được hưởng ưu
đãi đầu tư theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ
quy định chỉ tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số
03/1998/QH10;
Nội dung chính của những văn bản này như sau:
1- Phạm vi áp dụng các ưu đãi về thuế
Các hoạt động đầu tư sau được ưu đãi về thuế:
Đâu tư thành lập mới cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế,
Đầu tư dây chuyển sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ bao gồm: đầu tư thành lập phân xưởng sản xuất mới; lắp đặt dây chuyển sản xuất mới;
lắp đặt trang, thiết bị mới để bổ sung cho dây chuyển sản xuất hiện có đặt máy móc, thiết bị mới thay thế cho toàn bộ hoặc từng bộ phận hoàn
chỉnh máy móc thiết bị của dây chuyển sản xuất hiện có;
Đâu tư cải thiện môi trường và sinh thái; di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thi; phat triển các dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu triển khai, cơ sở thử nghiệm và các phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học;
Mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, của
các Công ty cổ phản, góp vốn vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;
Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
(BOT); đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
(BTO); đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT)
Các doanh
tư nước ngoài tại ệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo luật đầu Nam bao gồm:
Đâu tư nước ngồi vào khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu cơng
nghệ lầu tư nước ngồi theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (viết tất theo tiếng Anh là BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (viết tắt theo tiếng Anh là BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển
Trang 40
giao (viết tắt theo tiếng Anh là BT); Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học
Các hoạt động tín dụng quốc tế, hoạt động thương mại và các hình thức đầu tư gián tiếp khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
2- Đối tượng áp dụng
Đối tượng được áp dụng Luật khuyến khích đầu tư trong nước bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ; Doanh nghiệp nhà nước; Co si dân lập; cơ
ăn hóa dân tộc được thành lập và hoạt động hợp pháp; o dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân, Duanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, hội nghẻ
nghiệp có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Cá nhân, nhóm kinh doanh được thành lập và hoạt động theo nghỉ
định số 66/HĐBT ngày 02 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);
Công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người
nước ngoài thường trú ở Việt Nam, mua cổ phần, góp vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam
* Đối với đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước bao gồm người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu đài ở nước ngoài
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền lựa chọn áp dụng Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Luật khuyến khích đầu tư trong
nước cho dự án đầu tư của mình tại Việt Nam, nhưng mỗi dự án chỉ được áp
dụng một trong hai Luật đó