Họ c viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội Việt Nam ngày một tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ với tốc độ nhanh kéo theo thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Người dân Việt Nam không chỉ còn ăn no mặc ấm mà nhiều người cần ăn ngon mặc đẹp. Đặc biệt là nhu cầu ăn ngon, an toàn của người dân ngày một được quan tâm bức thiết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của mỗi gia đình. Vì vậy họ luôn tìm những thực phẩm tốt và an toàn nhất cho cuộc sống của họ. Từ đó hình thành nên nhiều mô hình mới về chuỗi thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm từ khi còn là con giống đến chế biến. Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco Việt Nam là một Tập đoàn hoạt động đa ngành, đa nghề trong đó lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, Dabaco còn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Dabaco tự hào là một trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất trên thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước. Được thành lập năm 1996, trải qua nhiều khó khăn, thách thức, Dabaco đã bứt phá từ vị trí của một doanh nghiệp nhà nước trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, với nguồn lực hùng mạnh cả về tài chính, nhân lực cũng như uy tín, thương hiệu trên thị trường. Trải qua nhiều năm phát triển, với từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty đã thành công trong việc phát huy công nghệ sản xuất tiên tiến, liên hoàn và khép kín đó là chuỗi giá trị từ Thức ăn chăn nuôi – Con giống – Chăn nuôi tập trung – Chế biến thực phẩm – Tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt đối với chuỗi giá trị gà thịt của Công ty đã được hình thành và phát triển. Đây là một mô hình làm tăng cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm cao hơn và chủng loại sản phẩm cũng nhiều hơn, bên cạnh đó vấn đề an toàn thực phẩm và điều kiện sản xuất là vấn đề được nhiều
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
- -
NGUYỄN THỊ THU TRANG
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THEO CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN DABACO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
- -
NGUYỄN THỊ THU TRANG
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THEO CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN DABACO VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60 60 01 15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN HỮU NGOAN
HÀ NỘI, NĂM 2014
Trang 3Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 4Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài Học viện
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp
đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại Học viện
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan, giảng viên Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các cán bộ của các công ty
CP tập đoàn Dabaco Việt Nam và người tiêu dùng sản phẩm đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng11 năm 2014
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 5Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH viii
DANH MỤC VIẾT TẮT x
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng 4
2.1.2 Một số khái niệm 8
2.1.3 Ý nghĩa của phân tích mô hình chuỗi giá trị 14
2.1.4 Mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị 15
2.1.5 Nội dung phân tích mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị 17
2.1.6 Cấu trúc mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị và các tác
nhân tham gia mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị 20
2.1.7 Nghiên cứu chuỗi giá trị gà thịt 23
2.2 Cơ sở thực tiễn 25
Trang 6Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv
2.1.1 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới 25
2.2.2 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị ở Việt Nam 28
PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của địa bàn nghiên cứu 32
3.1.2 Tình hình lao động của Công ty CP tập đoàn Dabaco Việt Nam 41
3.1.3 Tình hình tài sản của Công ty CP tập đoàn Dabaco Việt Nam 43
3.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Tập đoàn
Dabaco Việt Nam 45 3.2 Phương pháp nghiên cứu 49
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 49
3.2.2 Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu 50
3.2.3 Các phương pháp phân tích chủ yếu 50
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 51
4.1 Thực trạng mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị tại Công
ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam 53
4.1.1 Mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị tại Công ty CP Tập
đoàn Dabaco Việt Nam 53 4.1.2 Hoạt động tác nhân tham gia vào mô hình sản xuất kinh doanh theo
chuỗi giá trị tại Công ty CP tập đoàn Dabaco Việt Nam 54
4.1.3 Phân tích mô hình sản xuất và kinh doanh gà thịt theo chuỗi giá trị của
Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam 85
4.1.4 Thuận lợi, khó khăn trong mô hình sản xuất và kinh doanh gà thịt theo
chuỗi giá trị tại Công ty CP tập đoàn Dabaco Việt Nam 92
4.2 Định hướng và giải pháp phát triển mô hình chuỗi giá trị gà thịt tại
Công ty CP tập đoàn Dabaco Việt Nam 96
4.2.1 Định hướng và mục tiêu 96 4.2.2 Giải pháp hoàn thiện và phát triển mô hình chuỗi giá trị gà thịt 98
Trang 7Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v
5.1 Kết luận 108 5.2 Kiến nghị 109
Trang 8Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi
DANH MỤC BẢNG
3.1 Tình hình lao động của Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam
qua 3 năm 42 3.2 Tình hình tài sản của Công ty CP tập đoàn Dabaco Việt Nam qua
3 năm 44 3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Tập đoàn
Dabaco Việt Nam qua 3 năm 47
3.4 Số lượng các tác nhân điều tra 50
4.1 Giá một số nguyên liệu chính dùng chế biến thức ăn chăn nuôi 60
4.2 Tình hình thu mua nguyên liệu sản xuất TACN của công ty qua 3 năm 63
4.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gà giống của Công ty giống 67
4.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giống 68
4.5 Mối quan hệ của Công ty giống với các tác nhân khác 69
4.6 Tình hình trao đổi thông tin của Công ty giống với các tác nhân khác 69
4.7 Tình hình cung cấp sản phẩm của Công ty giống cho các tác
nhân của công ty giống 70
4.8 Tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty chăn nuôi 72
4.9 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty chăn nuôi 73
4.10 Kết quả sản xuất kinh doanh tính cho 100 kg thịt gà hơi của Công
ty chăn nuôi 74 4.11 Mối liên kết của Công ty chăn nuôi với các tác nhân 74
4.12 Tình hình trao đổi thông tin của Công ty chăn nuôi với các tác nhân 75
4.13 Tình hình về cung cấp sản phẩm của Công ty chăn nuôi cho các
tác nhân khác 75
4.14 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chế biến của công ty chế biến 78
4.15 Tình hình tiêu thụ của công ty chế biến 79
Trang 9Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii
4.16 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty chế biến 79
4.17 Kết quả sản xuất kinh doanh tính cho 100 kg thịt gà hơi của Công
ty chế biến 80 4.18 Mối liên kết của Công ty chế biến với các tác nhân khác 81
4.19 Tình hình trao đổi thông tin của Công ty chế biến với các tác
nhân khác 82 4.20 Tình hình cung cấp sản phẩm của Công ty chế biến cho các tác
nhân khác 82 4.21 Kết quả sản xuất kinh doanh của siêu thị, cửa hàng của công ty
về sản phẩm gà 83 4.22 Tình hình sản xuất kinh doanh tính cho 100 kg thịt gà hơi của cửa
4.23 Kết quả và hiệu quả gà thịt của các công ty trong mô hình sản
xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị 86
4.24 Sự hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm gà thịt 90
4.25 Sự hài lòng về tình hình bán hàng của các công ty 92
4.26 Dự kiến doanh thu của các công ty trong những năm tới 97
4.27 Dự kiến kế hoạch phát triển thị trường năm 2015 101
Trang 10Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
2.1 Chuỗi giá trị chung 5 2.2 Chuỗi giá trị mở rộng 6 2.3 Chuỗi giá trị giản đơn 20 2.4 Chuỗi giá trị tổng quát 20 2.5 Mô hình chuỗi giá trị mở rộng 22
2.6 Cấu trúc chuỗi giá trị 23 2.7 Chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra, basa của Bianfishco 30
3.1 Hệ thống bộ máy tổ chức quản lý của Công ty CP tập đoàn
Dabaco Việt Nam 39 4.1 Mô hình sản xuất khép kín của Tập đoàn Dabaco 53
4.2 Sơ đồ quy trình sản xuất TACN dạng hỗn hợp, dạng đậm đặc 55
4.3 Nguyên liệu Công ty sử dụng 59
4.4 Chuỗi giá trị gà thịt của Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam 85
4.1 Tình hình sản xuất của công ty chế biến 77
Trang 11Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix
DANH MỤC HÌNH
4.1 Giống gà của công ty giống Dabaco 66 4.2 Hệ thống chăn nuôi của Công ty chăn nuôi gia công 71
4.3 Cơ sở sản xuất của Công ty chế biến thực phẩm 76
4.4 Một số sản phẩm của Công ty chế biến 78 4.5 Trung tâm thương mại của tập đoàn Dabaco 84
4.6 Hình ảnh xúc tiến thương mại của tập đoàn 90
Trang 12Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page x
Trang 13Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1
PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội Việt Nam ngày một tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ với tốc
độ nhanh kéo theo thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện rõ rệt Người dân Việt Nam không chỉ còn ăn no mặc ấm mà nhiều người cần ăn ngon mặc đẹp Đặc biệt là nhu cầu ăn ngon, an toàn của người dân ngày một được quan tâm bức thiết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của mỗi gia đình Vì vậy họ luôn tìm những thực phẩm tốt và an toàn nhất cho cuộc sống của họ Từ đó hình thành nên nhiều mô hình mới về chuỗi thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm từ khi còn là con giống đến chế biến
Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco Việt Nam là một Tập đoàn hoạt động
đa ngành, đa nghề trong đó lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm Bên cạnh đó, Dabaco còn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản Dabaco tự hào là một trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất trên thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước
Được thành lập năm 1996, trải qua nhiều khó khăn, thách thức, Dabaco
đã bứt phá từ vị trí của một doanh nghiệp nhà nước trở thành Tập đoàn kinh tế
đa ngành nghề, với nguồn lực hùng mạnh cả về tài chính, nhân lực cũng như
uy tín, thương hiệu trên thị trường Trải qua nhiều năm phát triển, với từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty đã thành công trong việc phát huy công nghệ sản xuất tiên tiến, liên hoàn và khép kín đó là chuỗi giá trị từ Thức
ăn chăn nuôi – Con giống – Chăn nuôi tập trung – Chế biến thực phẩm – Tiêu thụ sản phẩm Đặc biệt đối với chuỗi giá trị gà thịt của Công ty đã được hình thành và phát triển Đây là một mô hình làm tăng cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm cao hơn và chủng loại sản phẩm cũng nhiều hơn, bên cạnh đó vấn đề an toàn thực phẩm và điều kiện sản xuất là vấn đề được nhiều
Trang 14Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2
người tiêu dùng quan tâm hiện nay Nhưng hoạt động chuỗi giá trị sản xuất gà thịt của Công ty còn gặp một số khó khăn
Từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mô
hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị cho Công ty
Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình sản xuất
và kinh doanh theo chuỗi giá trị
- Phân tích thực trạng mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam
- Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình sản xuất và kinh doanh theo
chuỗi giá trị nói chung và tại Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam nói riêng
- Các khâu trong mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị tại Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam gồm: Nhà máy sản xuất thức ăn cho
gà, Công ty sản xuất giống gà, công ty chăn nuôi gà thịt, công ty chế biến gà thịt, các cửa hàng, siêu thị tiêu thụ gà thịt cho Công ty
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
Trang 15Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3
+ Phân tích mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị đối với sản phẩm gà thịt tại Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam
+ Phân tích thực trạng của mô hình, thuận lợi và khó khăn, đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị đối với sản phẩm gà thịt tại Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam
- Phạm vi không gian: Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam
- Phạm vi thời gian:
Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2011-2013
Số liệu sơ cấp thu thập năm 2014
Thời gian thực hiện đề tài từ T5/2013-T10/2014
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thế nào là chuỗi giá trị? Nội dung của chuỗi giá trị? Đặc điểm của chuỗi giá trị?
- Nghiên cứu ứng dụng chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp có ý nghĩa gì?
- Những tác nhân, chủ thể tham gia vào mô hình sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị tại Công ty CP tập đoàn Dabaco Việt Nam?
- Cơ chế giao dịch, cơ cấu giá trị gia tăng và phân chia lợi nhuận giữa các khâu?
- Những khó khăn, thuận lợi, yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị tại Công ty CP tập đoàn Dabaco Việt Nam?
- Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình chuỗi tại Công ty CP tập đoàn Dabaco
Việt Nam?
Trang 16Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
Mọi người sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động
và tổ chức Khi con người nhấn mạnh đến họat động sản xuất, họ xem chúng như là các quy trình sản xuất; khi họ nhấn mạnh đến khía cạnh marketing, họ gọi chúng là kênh phân phối; khi họ nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, họ gọi chúng
là chuỗi giá trị, khi họ nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, họ gọi nó là chuỗi nhu cầu Ở đây chúng ta tập trung vào sự dịch chuyển nguyên vật liệu và thuật ngữ chung nhất là chuỗi cung cấp
Một câu hỏi thường đặt ra nhưng chưa có câu trả lời rõ ràng- liên quan đến việc phân biệt và làm rõ sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung cấp Micheal Porter- người đầu tiên phát biểu khái niệm chuỗi giá trị vào thập niên
1980, biện luận rằng chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được cấu hình một cách thích hợp Tuy nhiên khái niệm chuỗi giá trị cũng đã được phát triển như là một công cụ để phân tích cạnh tranh và chiến lược Porter phân biệt các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ Các hoạt động chính là những hoạt động hướng đến việc chuyển đổi về mặt vật lý và quản lý sản phẩm hoàn thành để cung cấp cho khách hàng Hậu cần đến và hậu cần ra ngoài là các thành tố quan trọng và then chốt của chuỗi giá trị, đây chính là yếu tố tạo ra “giá trị” cho khách hàng của doanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho công ty Việc tích hợp một cách sâu rộng các chức năng sản xuất, bán hàng, marketing với hậu cần cũng là một tiêu thức quan trọng của chuỗi giá trị Các hoạt động bổ trợ cho phép hoặc
hỗ trợ các hoạt động chính Chúng có thể hướng đến việc hỗ trợ một hoạt động chính cũng như hỗ trợ các tiến trình chính
Trang 17Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5
Các hoạt động chính Porter phân biệt và nhóm gộp thành năm hoạt động chính:
• Hậu cần đến (inbound logistics) Những hoạt động này liên quan đến
việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp
Sản xuất Các họat động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản
phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất
Sơ đồ 2.1 Chuỗi giá trị chung
Nguồn: Lee & Billington, 1995
• Hậu cần ra ngoài (outbound logistics) Đây là những hoạt động kết
hợp với việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình-
kế hoạch
• Marketing và bán hàng Những hoạt động này liên quan đến việc
quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Thu mua
Quản trị nguồn nhân kực
Dịch vụ khách hàng
Trang 18Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6
• Dịch vụ khách hàng Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch
vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm Các hoạt động bổ trợ được nhóm thành bốn loại:
Sơ đồ 2.2 Chuỗi giá trị mở rộng
Nguồn: Lee & Billington, 1995
Thu mua Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu
vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản chẳng hạn như máy móc, thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ văn phòng và nhà xưởng Những ví
dụ này minh họa rằng các đầu vào được mua có thể liên hệ với các họat động chính cũng như các hoạt động bổ trợ Đây chính là lý do khiến Porter phân loại thu mua như một hoạt động bổ trợ chứ không phải là họat động chin
Các hoạt động
bổ trợ
Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp Quản trị nguồn nhân lực Phát triển công nghệ
Hậu cần đến
Sản xuất
Trang 19Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7
Phát triển công nghệ “Công nghệ” có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh
này, vì theo quan điểm của Porter thì mọi họat động đều gắn liền với công nghệ, có thể là bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệ được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm Đa phần các họat động giá trị sử dụng một công nghệ kết hợp một số lượng lớn các tiểu công nghệ khác nhau liên quan đến các lĩnh vực khoa học khác nhau
Quản trị nguồn nhân lực Đây chính là những hoạt động liên quan
đến việc chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên trong tổ chức, có hiệu lực cho cả các họat động chính và hoạt động bổ trợ
Cơ sở hạ tầng công ty Công ty nhìn nhận ở góc độ tổng quát chính là
khách hàng của những hoạt động này Chúng không hổ trợ chỉ cho một hoặc nhiều các hoạt động chính- mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức Các
ví dụ của những hoạt động này chính là việc quản trị, lập kế hoạch, tài chính,
kế toán, tuân thủ quy định của luật pháp, quản trị chất lượng và quản trị cơ sở vật chất Trong các doanh nghiệp lớn, thường bao gồm nhiều đơn vị hoạt động, chúng ta có thể nhận thấy rằng các hoạt động này được phân chia giữa trụ sở chính và các công ty hoạt động Cơ sở hạ tầng chính là đề tài được bàn cãi nhiều nhất về lý do tại sao nó thay đổi quá thường xuyên đến vậy
Cách thức nhằm xem xét sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng là khái niệm hóa chuỗi cung ứng như là tập hợp con của chuỗi giá trị Tất cả nhân viên bên trong một tổ chức là một phần của chuỗi giá trị Điều này lại không đúng đối với chuỗi cung ứng Các hoạt động chính đại diện cho bộ phận hoạt động của chuỗi giá trị, và đây chính là những điều ám chỉ đến chuỗi cung ứng Ở cấp độ tổ chức, chuỗi giá trị là rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất cả các hoạt động dưới hình thức của các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ Hơn nữa, khái niệm chuỗi giá trị ban đầu tập trung chủ yếu vào các hoạt động nội bộ, trong khi chuỗi cung ứng, theo định
Trang 20Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8
nghĩa, tập trung vào cả nội bộ và bên ngoài Để phản ánh ý kiến hiện tại, chúng ta phải mở rộng mô hình chuỗi giá trị ban đầu, tập trung chủ yếu vào các thành phần nội bộ, bao gồm cả nhà cung cấp và khách hàng nằm ở vị trí ngược dòng và xuôi dòng của chuỗi so với tổ chức trọng tâm Các cấp độ của nhà cung cấp và khách hàng hình thành cơ sở của chuỗi giá trị mở rộng hoặc khái niệm doanh nghiệp mở rộng, với tuyên bố rằng sự thành công chính là chức năng quản lý một cách hiệu quả nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau qua khách hàng và nhà cung cấp ở cấp độ đầu tiên (nghĩa rằng doanh nghiệp chỉ xem xét nhà cung cấp và khách hàng của mình mà thôi) Thực ra, các doanh nghiệp tiến bộ thấu hiểu rằng quản lý chi phí, chất lượng
và phân phối yêu cầu phải quan tâm đến nhà cung cấp ở cấp độ khá xa so với doanh nghiệp (nhà cung cấp cấp hai, ba )
2.1.2 Một số khái niệm
2.1.2.1 Chuỗi giá trị
Khái niệm chuỗi giá trị (value chain) cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên đã được mô tả và phổ cập bởi Michael Porter vào năm 1985 trong cuốn best-seller của ông có tựa đề: Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance (tạm dịch: Lợi thế cạnh tranh: Tạo và duy trì có hiệu suất ở mức cao)
Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại Điều quan trọng không thể pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong suốt các hoạt động Việc cắt kim cương có thể được dùng làm ví
dụ cho sự khác nhau này Việc cắt có thể chỉ tốn một chi phí thấp, nhưng việc
đó thêm vào nhiều giá trị cho sản phẩm cuối cùng, vì một viên kim cương thô thì rẻ hơn rất nhiều so với một viên kim cương đã được cắt
Trang 21Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9
Trong chuỗi giá trị categorizes chung giá trị tăng thêm các hoạt động của một tổ chức “Các hoạt động chính” bao gồm: Inbound hậu, hoạt động (sản xuất), các hậu, tiếp thị và bán hàng (nhu cầu), các dịch vụ bảo trì “Hỗ trợ các hoạt động” bao gồm: quản lý hành chính, cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và mua
Các khái niệm đã được mở rộng ngoài tổ chức, cá nhân Nó có thể áp dụng cho toàn bộ dây chuyền cung cấp và mạng lưới phân phối Việc phân phối, kết hợp của các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng cuối cùng sẽ huy động các yếu tố kinh tế khác nhau, mỗi quản lý chuỗi giá trị riêng của mình Các ngành công nghiệp rộng tương tác đồng bộ của những người địa phương, tạo ra một chuỗi giá trị mở rộng, đôi khi trong phạm vi toàn cầu
Đạt được các giá trị được tạo ra dọc theo chuỗi là cách tiếp cận mới đưa quản lý bởi nhiều nhà chiến lược Ví dụ, một nhà sản xuất có thể yêu cầu các nhà cung cấp phân để được nằm gần các hội đồng cây trồng để giảm thiểu chi phí giao thông vận tải Bởi khai thác các thông tin upstream và downstream chảy dọc theo chuỗi giá trị, các doanh nghiệp có thể thử để bỏ qua sự trung gian mới tạo ra các mô hình kinh doanh, hoặc trong những cách khác cải tiến tạo ra được giá trị của nó trong hệ thống
The Supply-Chain Council, một tổ hợp thương mại toàn cầu hoạt động với hơn 700 công ty thành viên, chính phủ, học tập, tư vấn và các nhóm tham gia trong 10 năm qua, quản lý để tác nhân phổ tham khảo mô hình cho The Supply-Chain Council bao gồm cả kế hoạch, ứng, sản xuất, đơn hàng Quản
lý, nhập khẩu, trả lại, và bán lẻ; Sản phẩm và Dịch vụ Thiết kế Thiết kế bao gồm cả kế hoạch, nghiên cứu, hội nhập, vận động và xem lại, bao gồm cả CRM và Bán hàng, Dịch vụ Hỗ trợ, Bán hàng, hợp đồng và quản lý và đó cũng là congruent Porter vào khuôn khổ
The "SCOR" khuôn khổ đã được áp dụng bởi hàng trăm công ty cũng như các tổ chức quốc gia như là một tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp xuất
Trang 22Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10
sắc, và Hoa Kỳ đã thông qua DOD mới được đưa ra-"DCOR" khuôn khổ cho các sản phẩm thiết kế như là một tiêu chuẩn để sử dụng cho quản lý của họ phát triển quy trình Ngoài ra để xử lý các yếu tố, những khung tham chiếu cũng duy trì một rộng lớn đạt tiêu chuẩn cơ sở dữ liệu của xử lý số liệu sắp tới
mô hình Porter, cũng như một rộng lớn và không ngừng nghiên cứu cơ sở dữ liệu của prescriptive phổ thực hành tốt nhất cho quá trình thực hiện
Hiện nay khung phân tích nghiên cứu chuỗi giá trị mang bản chất liên ngành nên có nhiều định nghĩa khác nhau, một số định nghĩa khác về chuỗi giá trị: Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng
2.1.2.2 Tác nhân
Trong chuỗi giá trị có các “khâu” trong chuỗi Các khâu có thể mô tả
cụ thể bằng các “hoạt động” để thể hiện rõ các công việc của khâu Bên cạnh các khâu của chuỗi giá trị có “tác nhân” Tác nhân là những người thực hiện các chức năng của các khâu trong chuỗi, ví dụ như nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất lúa, thương lái vận chuyển hàng hóa, …Bên cạnh
đó còn có các nhà hỗ trợ chuỗi giá trị Nhiệm vụ của các nhà hỗ trợ chuỗi là giúp phát triển của chuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp chuỗi giá trị
Theo cuốn “Phương pháp phân tích ngành hàng Rome 1994” của Pierre Fabre do Vũ Đình Toàn dịch thì tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế là trung tâm, hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình Tác nhân có thể là những hộ gia đình hoặc những doanh nghiệp…tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ Có thể chia tác nhân làm hai loại: Tác nhân là người thực hiện và tác nhân tinh thần có tính tượng trưng Nếu theo nghĩa rộng, người ta dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có cùng một hoạt động
Trang 23Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11
2.1.2.3 Chủ thể
Người vận hành chuỗi giá trị là các chủ thể, doanh nghiệp thực hiện những chức năng cơ bản của chuỗi giá trị, đối với chuỗi giá trị nông sản những người vận hành điển hình là các hộ sản xuất, các nhà máy, các công ty thành viên, đại lý, các nhà bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng Người vận hành chuỗi giá trị có một điểm chung là tại một khâu nào đó trong chuỗi giá trị, họ
sẽ trở thành người chủ sở hữu của sản phẩm (nguyên liệu thô, thành phẩm hay bán thành phẩm) Do đó, nhà vận hành chuỗi và nhà cung cấp dịch vụ vận hành là hai khái niệm khác nhau Nhà cung cấp dịch vụ vận hành là nhà thầu thu được các nhà vận hành thuê lại
2.1.2.4 Một số khái niệm dùng cho tính toán
- Doanh thu (TR)
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc
sẽ thu được Doanh thu được xác định = giá trị hợplý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
Là doanh thu (hoặc đầu ra) của từng tác nhân, được tính bằng lượng sản phẩm nhân với đơn giá Để đơn giản, người ta chỉ xem xét những sản phẩm chính Trong phân tích ngành hàng, giá trị sản phẩm sẽ được phân tích khác nhau trong phân tích tài chính và phân tích kinh tế
- Chi phí trung gian (IC – Intermediate Cost)
Là chi phí về những yếu tố vật chất tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh Chi phí trung gian trong ngành hàng được tính theo chi phí vật chất của luồng vật chất tạo nên sản phẩm Sản phẩm của các tác nhân đứng trước
Trang 24Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12
thuộc chi phí trung gian của các tác nhân đứng liền kề sau nó Các chi phí trung gian khác là những chi phí ngoài ngành
- Giá trị gia tăng (VA- Value Added)
Là giá trị mới tạo thêm của mỗi tác nhân do hoạt động kinh tế về việc
sử dụng tài sản cố định, vốn và đầu tư lao động dưới ảnh hưởng của chính sách thuế của Nhà nước
Công thức tính: VA = TR – IC Giá trị gia tăng VA có thể bằng 0, dương hoặc âm
Giá trị gia tăng là phần không tính trùng giữa các tác nhân Vì vậy, trong nền kinh tế quốc dân, tập hợp toàn bộ giá trị gia tăng của mọi tác nhân
sẽ tạo nên tổng sản phẩm quốc dân của đất nước (GNP = ∑VA) Như vậy, nếu một tác nhân nào đó có VA > 0 thì nghĩa là tác nhân đó đã góp phần tạo nên GNP cho nền kinh tế
Giá trị gia tăng VA cũng sẽ được tính khác nhau trong phân tích tài chính và phân tích kinh tế
* Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị
Giá trị gia tăng là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế Khái niệm này tương đương với tổng giá trị được tạo ra bởi những người vận hành chuỗi (doanh thu của chuỗi = giá bán cuối cùng * số lượng bán ra) Giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm là hiệu số giữa giá mà người vận hành chuỗi bán được trừ đi giá mà người vận hành chuỗi đó đã bỏ ra để mua những nguyên liệu đầu vào mà những người vận hành chuỗi ở công đoạn trước cung cấp, và giá của những hàng trung gian mua từ những nhà cung cấp hàng hoá
và dịch vụ không được coi là mắt xích trong chuỗi Nói tóm lại, “giá trị mà được cộng thêm vào hàng hoá hay dịch vụ tại mỗi khâu của quá trình sản xuất hay tiêu thụ mặt hàng đó” (Mc Cormick/Schmitz) Một phần của giá trị gia tăng được tạo ra được giữ lại trong chuỗi, còn một phần khác thì được giữ lại bởi những nhà cung cấp nằm ngoài chuỗi
Trang 25Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13
Các bộ phận của giá trị gia tăng thô bao gồm :
- Chi phí về tiền lương và phụ cấp (W-Wage)
- Thuế và các khoản phải nộp (T- Taxes) : Là các khoản thuế và các khoản phải nộp mà các tác nhân phải đóng góp cho Nhà nước
- Chi phí khác về tài chính (FF- Financial Fee) : Là khoản trả lãi tiền vay, nộp bảo hiểm và các chi phí tài chính khác của các tác nhân Nếu tác nhân chỉ sử dụng vốn tự có, không phải trả lãi tiền vay thì sẽ không có chi phí
về tài chính
- Lãi gộp (GPr- Gross Profit) : Là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ
đi tiền thuê lao động, thuế và các chi phí tài chính
GPr = VA - (W + T + FF)
Nếu lãi gộp > 0 có nghĩa là tác nhân đã thu được khoản lãi trong kinh doanh Lãi gộp GPr là yếu tố linh hoạt, nó biến đổi theo sự biến đổi của các đẳng thức trên Cũng như giá trị gia tăng, lãi gộp cũng có thể âm, dương hoặc bằng 0
Lãi gộp GPr bao gồm 2 đại lượng là hao mòn tài sản cố định và lãi ròng + Hao mòn tài sản cố định (A- Amotization) được tính hàng năm nhằm mục đích tái sản xuất tài sản cố định
Có 3 phương pháp tính khấu hao, đó là: khấu hao đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần, khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra
Để đơn giản, trong nghiên cứu này chúng tôi tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng Mức khấu hao trung bình hàng năm của chuồng trại được tính bằng nguyên giá tài sản cố định chia cho số năm khai thác
Để tính nguyên giá TSCĐ là chuồng trại chăn nuôi phải tập hợp tất cả các chi phí xây dựng vào tài khoản 241 sau đó mới hình thành tài sản cố định Thời điểm ghi nhận TSCĐ là thời điểm kết thúc giai đoạn xây mới, đưa
Trang 26Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14
chuồng trại vào khai thác Các chi phí sửa chữa nhỏ trong giai đoạn sử dụng tính vào chi phí hoạt động trong kỳ
+ Lợi nhuận TPr : Là phần lãi sau khi lấy lãi gộp trừ đi phần hao mòn tài sản cố định TPr = GPr - A
Lợi nhuận cũng có thể là số dương, âm hay bằng 0 Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh Đó là phần thu được của các tác nhân sau khi trừ đi toàn bộ mọi chi phí và các khoản phải nộp Thông thường các tác nhân sử dụng lợi nhuận TPr vào việc mở rộng sản xuất hoặc nâng cao đời sống
2.1.3 Ý nghĩa của phân tích mô hình chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị có thể được phân tích từ góc độ của bất kỳ tác nhân nào trong chuỗi Phép phân tích chuỗi thường được sử dụng cho các công ty, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước Bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi giá trị áp dụng trong nông nghiệp mang nhiều ý nghĩa đó là:
- Thứ nhất: Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể
- Thứ hai: phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia chuỗi Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển (nhất là về nông nghiệp) khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa
- Thứ ba: Phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp chuỗi giá trị
- Thứ tư: phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị chuỗi giá trị
Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành các chương trình, dự án hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm đạt được một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động
Trang 27Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 15
thái bắt đầu một quá trình thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định, bền vững
Trên quan điểm toàn diện, phân tích chuỗi giá trị lợn thịt sẽ cho phép chỉ ra những tồn tại, bất cập trong quá trình hoạt động của chuỗi, hạn chế trong quá trình giao dịch, phân phối lợi nhuận, mối liên kết và thông tin giữa các tác nhân để đưa ra giải pháp thúc đẩy chuỗi giá trị làm cho chuỗi hoạt động hiệu quả hơn
2.1.4 Mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị
Trong chuỗi giá trị này, mô hình Porter khoanh thành hai mảng chính cho kinh doanh: hoạt động bổ trợ và hoạt động chính Về cơ bản, tổng thể có chín loại hoạt động tạo ra giá trị trong toàn chuỗi
* Nhóm hoạt động chính bao gồm năm loại hoạt động :
- Hậu cần đến: gồm việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình
xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp
- Sản xuất: Chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành Ví dụ như: gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý
- Dịch vụ khách hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch
vụ nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm
Trong các hoạt động trên thì hậu cần đến và hậu cần ra là các thành tố quan trọng và then chốt của chuỗi giá trị, là yếu tố chính tạo ra “giá trị” cho khách hàng của doanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho công ty
Trang 28Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16
* Nhóm bổ trợ chứa các hoạt động tạo ra giá trị bao gồm:
- Thu mua: đó là việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty
- Phát triển công nghệ: đó là các bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệ được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm
- Quản trị nguồn nhân lực: tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên
- Cơ sở hạ tầng công ty
Theo Cẩm nang ValueLinks, phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị: Một chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào
đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, đến việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng (theo quan điểm chức năng đối với chuỗi giá trị) (GTZ Eschborn, 2007)
Trong một chuỗi giá trị, một kênh trong chuỗi gồm một loạt các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng này, có nghĩa là nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán, và nhà phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó Các doanh nghiệp được kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch kinh doanh trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất sơ chế đến tay người tiêu dùng cuối cùng Theo thứ tự các chức năng và các nhà vận hành, chuỗi giá trị sẽ bao gồm một loạt các đường dẫn trong chuỗi
Theo Đào Thế Anh (2008) chuỗi giá trị có thể hiểu:
Chuỗi giá trị là một chuỗi các hoạt động từ cung cấp các dịch vụ đầu vào cho một sản phẩm cụ thể cho đến sản xuất, thu hoạch, chế biến, phân phối
và tiêu thụ cuối cùng đối với một sản phẩm cụ thể và được hình thành theo nhu cầu của thị trường
Trang 29Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17
Chuỗi giá trị cũng là sự sắp xếp có tổ chức, hợp tác và điều phối giữa người sản xuất, nhà chế biến, các thương gia, và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm
Chuỗi giá trị là mô hình thể chế kinh tế trong đó kết hợp việc chọn lựa sản phẩm và công nghệ thích hợp cùng với cách thức tổ chức các tác nhân liên quan để tối ưu hóa giá trị
Chuỗi giá trị là một dạng đặc biệt của ngành hàng hay chuỗi cung ứng
và chú ý đến sự phân phối lợi nhuận hợp lý giữa các tác nhân tham gia
Chuỗi giá trị có thể được thực hiện trong phạm vi một khu vực địa lý hoặc trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu (Global value chain) Theo cách nhìn này, các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ đóng vai trò như những mắt xích quan trọng và có thể chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị Việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quan điểm chuỗi giá trị chính là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá tốt nhất năng lực cạnh tranh, cũng như vai trò và phạm vi ảnh hưởng của quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu
2.1.5 Nội dung phân tích mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị
Theo định nghĩa về Chuỗi giá trị là một hệ thống kinh tế được tổ chức xoay quanh một hàng hoá thương mại cụ thể Sự phối hợp các hoạt động kinh doanh trong chuỗi giá trị là rất cần thiết để cung cấp đúng chất lượng và số lượng của sản phẩm cho các khách hàng cuối cùng Các doanh nghiệp phải phối hợp với nhau để đi đến thành công Do đó, Chuỗi giá trị: kết nối các hoạt động kinh doanh (sản xuất, chế biến, marketing,vv) cần thiết để phục vụ khách hàng
Liên kết và điều phối các doanh nghiệp (nhà sản xuất sơ cấp, công nghiệp chế biến, các thương gia, vv) thực hiện các hoạt động kinh doanh này Trong quá trình phát triển kinh tế, sự tuỳ thuộc và tương tác lẫn nhau giữa các hoạt động kinh doanh và các doanh nghiệp khác nhau đã ngày càng trở nên
Trang 30Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18
quan trọng Một mặt toàn cầu hoá làm tăng áp lực cạnh tranh và áp lực về giá Mặt khác, khách hàng đang có nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm có chất lượng cao, tươi mới và thời trang Cả hai xu hướng đều làm tăng mức độ hoà nhập và tuỳ thuộc lẫn nhau Một chuỗi phát triển ở trình độ cao thì một sản phẩm lương thực hữu cơ chỉ có thể được mang tới thị trường nếu các trang trại đã được cấp giấy chứng nhận và sản phẩm này phải được tách rời khỏi các kênh marketing
Có nhiều phương pháp phân tích chuỗi giá trị, trong đề tài này chúng tôi nhóm vào các bước cơ bản là:
+ Lập bản đồ chuỗi giá trị
+ Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị
+ Phân tích kinh tế đối với các chuỗi giá trị và so sánh đối chuẩn
* Lập bản đồ chuỗi giá trị
Là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị Các bản đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh, các nhà vận hành chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này Các bản đồ chuỗi là cốt lõi của phân tích chuỗi giá trị, là yếu tố không thể thiếu Nó phục vụ cho mục đích phân tích và mục đích truyền đạt đơn giản hoá các thực tiễn kinh tế
- Thiết kế một bản đồ tổng thể về chuỗi giá trị thể hiện các chức năng
và các nhà vận hành chuỗi
- Lập bản đồ tiểu chuỗi: cụ thể hoá hơn nữa chuỗi giá trị này và bổ sung thêm nhiều chi tiết Bản đồ tổng thể có thể mô tả các “tiểu chuỗi” tương ứng với các sản phẩm cụ thể khác nhau và các kênh phân phối khác nhau Nó sẽ giới thiệu cho người đọc các kênh cung cấp thay thế và các thị trường mà các kênh này hướng tới
- Lập bản đồ các liên kết chuỗi và quản trị điều hành Quản trị chuỗi phản ánh cách thức phối hợp các nhà vận hành chuỗi trong tất cả các giai
Trang 31Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19
đoạn của chuỗi thể hiện bằng các mũi tên giữa các nhà vận hành trên bản đồ chuỗi Mối quan hệ giữa các nhà vận hành có thể là một trao đổi thị trường tự
do hay các hợp đồng liên kết được ký trước Loại hình liên kết tuỳ thuộc vào chất lượng và tính phức tạp của sản phẩm cuối cùng Nhìn chung các giao dịch phi điều phối (“các thị trường chợ đen”) thường tỏ ra rất hiệu quả trên thị trường địa phương hay đối với các sản phẩm có chất lượng kém Nếu người tiêu dùng cuối cùng đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao và ổn định thì việc kiểm soát các nguồn cung trở thành một yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh Như vậy các liên kết giữa những nhà cung cấp và người mua cần phải
ổn định và chắc chắn hơn, đồng thời, có xu hướng được chính thức hoá trong các hợp đồng vì vậy đã có sự phân biệt giữa giao dịch phi điều phối trên thị trường tự do với các mối quan hệ hợp đồng bền vững và ở một thái cực khác
là mối liên kết theo chiều dọc giữa người mua và các nhà cung cấp
- Lượng sản xuất hay thị phần của các phân đoạn cụ thể trong chuỗi
- Thị phần của chuỗi giá trị tích kinh tế
* Phân tích kinh tế
+ Phân tích kinh tế bao gồm đánh giá toàn bộ giá trị gia tăng được tạo
ra bởi chuỗi giá trị và tỷ trọng của các giai đoạn khác nhau; chi phí marketing
và chi phí sản xuất tại mỗi giai đoạn trong chuỗi, cấu trúc của chi phí trong các giai đoạn của chuỗi; năng lực của các nhà vận hành (năng lực sản xuất, sản lượng, lợi nhuận)
Trang 32Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20
+ Tính giá trị gia tăng là cách đo lường mức độ thịnh vượng đã được tạo ra trong nền kinh tế
+ Phân phối giá trị gia tăng trong chuỗi
+ Phân phối giá trị thu nhập trong chuỗi
+ Tính chi phí sản xuất trong các chuỗi giá trị
+ Xác định các yếu tố quyết định chi phí
+ Xác định các chi phí giao dịch
+ So sánh đối chuẩn năng lực cạnh tranh
2.1.6 Cấu trúc mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị và các tác nhân tham gia mô hình sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi giá trị bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi giá trị cơ bản
Sơ đồ 2.3 Chuỗi giá trị giản đơn
Nguồn: Micheal Hugos, 2003
Chuỗi giá trị tổng quát được xem như một hệ thống xuyên suốt dòng sản phẩm/nguyên liệu, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà cung cấp của nhà cung cấp xuyên qua các tổ chức/ công ty trung gian nhằm đến với khách hàng của khách hàng hoặc một hệ thống mạng lưới hậu cần giữa nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng Chúng ta có thể xem chi tiết hơn ở sơ đồ
Sơ đồ 2.4 Chuỗi giá trị tổng quát
Nguồn: Nguyễn Kim Anh, 2006
Trang 33Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy chuỗi cung ứng như là tập hợp con của chuỗi giá trị Các hoạt động chính của chuỗi giá trị chính là những điều
ám chỉ đến chuỗi cung ứng Chuỗi giá trị rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất cả các hoạt động dưới hình thức của các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ
Chuỗi giá trị mở rộng còn có thêm 3 đối tượng tham gia truyền thống đó là: nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng; khách hàng của các khách hàng hay khách hàng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng; tổng thể các công ty cung cấp dịch
vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin
Nhà sản xuất: Là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm
Nhà phân phối: Là những cá nhân, công ty mua lượng lớn sản phẩm từ
nhà sản xuất và bán các sản phẩm đó Họ chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm đến tay khách hàng khi họ muốn và đến nơi họ cần Đây chính là thành viên gần gũi với khách hàng, nắm bắt, theo dõi nhu cầu của khách hàng Không chỉ thực hiện các chiến dịch khuyến mãi, các nhà phân phối còn thực hiện các chức năng như quản lý vận hành các kho hàng, vận chuyển sản phẩm, hỗ trợ khách hàng, dịch vụ khách hàng
Nhà bán lẻ: thực hiện chức năng dự trữ sản phẩm và bán cho khách hàng
với số lượng nhỏ hơn Nhà bán lẻ bán hàng trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm
Trang 34Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22
Sơ đồ 2.5 Mô hình chuỗi giá trị mở rộng
Nguồn: Nguyễn Kim Anh, 2006 Khách hàng: Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức
nào mua và sử dụng sản phẩm Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác , hoặc
sử dụng nó
Nhà cung cấp dịch vụ: Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà
sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Nhà cung cấp dịchvụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp dịch vụ phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho Đây là các xe tải và công ty kho hàng và thường được biết là nhà cung cấp hậu cần
Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích tín dụng và thu các khoản nợ đáo hạn Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng và công ty thu nợ
Ngoài ra một nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết
kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý…
Nhà cung
dịch vụ
cuối cùng
Nhà cung cấp Công ty
Khách hàng
Khách hàng cuối cùng
Nhà cung dịch vụ
Trang 35Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23
Như vậy, ranh giới của chuỗi cung ứng rất linh động Ranh giới đó kéo dài từ “nhà cung cấp cho nhà cung cấp của doanh nghiệp đến khách hàng của khách hàng của họ”
- Công nghệ thông tin
Sơ đồ 2.6 Cấu trúc chuỗi giá trị
Nguồn: Nguyễn Kim Anh, 2006
2.1.7 Nghiên cứu chuỗi giá trị gà thịt
2.1.7.1 Chuỗi giá trị gà thịt
Áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào trong ngành gà thịt, có thể hiểu chuỗi gà thịt là tập các hoạt động từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng gồm các tác nhân sau: (i) Người sản xuất (người chăn nuôi
gà thịt); (ii) Người thu gom (các thương lái); (iii) Người giết mổ; (iv) Người bán lẻ và (v) Người tiêu thụ Đây là những tác nhân trực tiếp tham gia
Nhà sản
xuất
Nhà sản xuất
Nhà phân phối
Nhà bán
lẻ
Khách hàng lẻ
Nhà thiết
kế sản ẩ
Nhà cung
cấp hậu
ầ
Nhà cung cấp tài Khách hàng
Nghiên cứu thị
Trang 36Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
vào chuỗi giá trị Quan hệ của các tác nhân này dựa trên dòng thông tin, dòng hàng hóa (dịch vụ) và dòng tiền trên chuỗi Sự vận động của chuỗi giá trị còn chịu tác động bởi các tác nhân và yếu tố bên ngoài chuỗi như hệ thống cung ứng, hoạt động marketing, hệ thống luật pháp, cung cầu hàng hóa
2.1.7.2 Đặc trưng của chuỗi giá trị gà thịt
Nếu xem chuỗi gà thịt là một chuỗi giá trị nông sản, thì một chuỗi giá trị nông sản gồm các tác nhân cung cấp đầu vào, sản xuất và phân phối nông sản thực phẩm (Bijman, 2002) Chuỗi này chứa đựng đồng thời dòng vật chất và dòng thông tin Chuỗi giá trị gà thịt nói chung khác với chuỗi giá trị của các ngành khác ở các điểm:
- Đối tượng sản xuất là sinh vật, phải tuân theo quy luật sinh học
và quy luật tự nhiên, do vậy làm tăng tính biến động và rủi ro;
- Bản chất của sản phẩm, có những đặc trưng tiêu biểu như sự thay đổi trọng lượng, chất lượng, phẩm cấp sản phẩm khi chuyển dịch trên chuỗi;
- Thái độ của xã hội và người tiêu dùng ngày càng quan tâm về an toàn thực phẩm và vấn đề môi trường
Trong một chuỗi, sự phối hợp có thể dưới nhiều hình thức: hợp nhất dọc, hợp đồng dài hạn hoặc giao dịch trực tiếp trên thị trường Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chuỗi gà thịt nói riêng và nông sản-thực phẩm nói chung, các giao dịch đang có sự thay đổi (Bijman 2002) Hầu hết các lĩnh vực trong ngành nông sản-thực phẩm đang dịch chuyển theo hướng liên kết dọc Theo Zuurbier (2000), phối hợp dọc là một quá trình phối hợp các giao dịch thị trường giữa nhà cung cấp và khách hàng Phối hợp dọc trong kinh doanh nông nghiệp và ngành thực phẩm bao gồm một
số hoặc nhiều giao dịch trao đổi các yếu tố đầu vào từ nhà cung cấp giống hoặc vốn tới người nông dân, hoặc trao đổi nguyên liệu nông sản giữa nông dân và người chế biến hoặc sản phẩm tươi sống giữa nhà bán buôn với người bán lẻ hoặc giữa người bán lẻ và người tiêu dùng
Trang 37Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
2.1.7.3 Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị gà thịt
Trong chuỗi gà thịt, các bên tham gia chính là các tác nhân hoạt động trên mọi cấp độ của chuỗi gà thịt, bao gồm những người chăn nuôi, người thu mua, người giết mổ, bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng Bên cạnh đó còn có đại diện của các đơn vị hỗ trợ, các trường, viện… những người đóng vai trò thúc đẩy chuỗi Các hoạt động kinh tế của các tác nhân chính là chức năng của các tác nhân đó trong chuỗi Tên chức năng thường trùng với tên tác nhân Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ thu gom có chức năng thu gom, Một tác nhân có thể có một vài chức năng Ví dụ như hộ giết mổ có chức năng giết mổ và bán lẻ Các tác nhân đứng sau thường
có chức năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng kề nó hay sản phẩm của các tác nhân trước là chi phí trung gian của các tác nhân kề sau nó Và giá trị hàng hóa của các tác nhân kế tiếp ngày càng tăng
Chỉ có sản phẩm của tác nhân cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng mới là sản phẩm cuối cùng của chuỗi và khi đó chức năng của tác nhân cuối cùng ở từng khâu kết thúc Người tiêu dùng cuối cùng của một chuỗi giá trị sản phẩm gà thịt phải có chức năng hoàn trả toàn bộ chi phí sản xuất và dịch vụ sản phẩm từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của chuỗi
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.1.1 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới
Nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới đã được đề cập đến từ rất sớm Michael Porter (1985) đã phân tích tính cạnh tranh của doanh nghiệp bằng phân tích chuỗi giá trị bao gồm từ thiết kế sản xuất, mua vật tư đầu vào, hậu cần, tiếp thị, bán hàng và dịch vụ hỗ trợ (quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiêp cứu triển khai v.v.) Năm 1988, Durufle và cộng sự đã áp dụng phương pháp filiére (chuỗi, mạch) nghiên cứu đánh giá chuỗi về mặt kinh tế, tài chính Gereffi
và Korzenniewicz (1994), Kaplinsky và Morris (2001) đã đưa ra phương pháp tiếp cận toàn cầu về chuỗi giá trị
Trang 38Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
Arun (2004) đã phân tích chuỗi giá trị xoài ở Philippines Nghiên cứu cho thấy mối quan tâm chung của các bộ vi xử lý là cung cấp không đầy đủ các xoài tươi chất lượng tốt mà họ có thể sử dụng với giá cả phải chăng Xoài được trồng chủ yếu cho thị trường trái cây tươi vì xoài tươi huy giá cao hơn Bộ vi xử lý thích chỉ mua ở một mức giá thấp hơn nhiều Một vấn đề phổ biến trong bộ vi xử lý là không có khả năng phân biệt xoài bị dị tật nội bộ chẳng hạn như thịt tối, hạt màu trắng ("riceness") và hương vị chát Sự xuất hiện của các khuyết tật đã làm giảm sự phục hồi và tăng chi phí giữa các bộ
vi xử lý Ngành chế biến xoài tương tự đối mặt với nhu cầu tiêu chuẩn và nâng cao hiệu quả của công nhân nhà máy của họ Tiêu chuẩn sản phẩm cần phải được thiết lập và giám sát việc tuân thủ Các mẫu thiết kế nhãn hiện tại của sản phẩm xoài sản xuất trong nước nói chung là không thích hợp và không hấp dẫn, trái ngược với tinh vi, bao bì hấp dẫn của các sản phẩm tiêu dùng tại Hoa Kỳ Các nhãn trên sản phẩm xoài chế biến được tạo ra mà không có lợi ích của một chiến lược tiếp thị một cách cẩn thận nghĩ ra tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể Nghiên cứu khuyến cáo rằng các bao bì hiện tại của sản phẩm xoài chế biến, ví dụ, có thể được cải thiện với việc sử dụng các gói bịt kín lại và nhựa và dày hơn mà thiết kế bao bì khác cần được cung cấp để xử lý sản phẩm
sẽ dễ dàng hơn cho cả thương nhân và cuối cùng người dùng cuối cùng
Rahman và Hossain (2005) đã phân tích chuỗi giá trị của cà chua trong tỉnh Nagrahar, khu vực phía Đông của Afghanistan Nghiên cứu liên quan đến khu vực tư nhân trong quá trình giá trị gia tăng của ngành cà chua không chỉ đối với sự bền vững lâu dài của biện pháp can thiệp, nhưng cũng trong phát triển kinh tế cho sự phát triển kinh tế xã hội và tăng tốc Nghiên cứu này tập trung vào việc xem lợi thế cạnh tranh của ngành thông qua giá trị gia tăng Đối với các nhà sản xuất địa phương, hơn 77% giá bán
lẻ của cà chua của họ đến thu hoạch và sau thu hoạch (tức là, đóng gói, vận chuyển và lao động cho thu hoạch) hoạt động Điều này phản ánh sự thiếu
Trang 39Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27
các dịch vụ thích hợp có sẵn cũng như kiến thức và năng lực của nông dân
cà chua trong quá trình tạo ra giá trị trong mối liên kết về phía trước Về cơ
sở vật chất lạc hậu, liên kết, các nông dân đã nhập khẩu hạt giống cà chua từ Pakistan phát sinh một số chi phí sản xuất cao hơn so với những người sử dụng giống địa phương Chi phí đầu vào của những người sử dụng hạt giống nhập khẩu chiếm tới 48% của tổng chi phí của họ Tổng chi phí đầu vào ít khoảng 15-20% khi các nhà sản xuất đã mua hạt giống cà chua từ các nhà bán lẻ hạt giống địa phương hoặc thương nhân Những người nông dân cũng được tiếp cận với công nghệ canh tác cải tiến và dịch vụ từ các thương nhân Pakistan, mà kết quả trong việc tăng lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ cạnh tranh của họ Ngoài ra, nghiên cứu này được tiến hành mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) phân tích để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa trong chuỗi giá trị cà chua
Gudmundsson & cộng sự (2006) đã nghiên cứu “Phân bổ thu nhập trong chuỗi giá trị hải sản” ở bốn nước Iceland, Tanzania, Moroccan, Đan Mạch đại diện bốn loại thủy sản khác nhau cho các nước phát triển và các nước đang phát triển Các tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu dựa trên khái niệm chuỗi giá trị của Kaplinsky, đã mô tả chuỗi giá trị cho các sản phẩm thủy sản được chọn của từng nước (cá tuyết ở Iceland, cá rô ở Tanzania, cá cơm Moroccan, cá trích ở Đan Mạch) và chi phí, giá trị gia tăng mỗi phân đoạn trong chuỗi giá trị được tính toán Tiếp
đó, xem xét trong toàn bộ chuỗi giá trị hải sản xuất khẩu, nước xuất khẩu kiểm soát bao nhiêu phần trăm và sự phân phối thu nhập được phân bổ như thế nào Cuối cùng, so sánh chéo giữa các chuỗi GTTS của các quốc gia
Có thể thấy, việc nghiên cứu về chuỗi giá trị của các sản phẩm đã được các tác giả trên thế giới tiến hành từ rất sớm (1985) và được tiến hành thương xuyên cho tới nay Trên cơ sở các nghiên cứu của mình về chuỗi giá trị, các tác giả đã sơ đồ hóa được các chuỗi giá trị, chỉ ra được những
Trang 40Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28
yếu kém tồn tại trong chuỗi giá trị, qua đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện
và nâng cấp các chuỗi giá trị đã nghiên cứu Bên cạnh đó, các tác giả cũng
đã bổ sung và hoàn thiện lý thuyết về chuỗi giá trị
2.2.2 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị ở Việt Nam
Ở Việt Nam, kể từ năm 2000 các nghiên cứu về phân tích chuỗi giá trị nói chung được tiến hành và thu hút được sự quan tâm của các tổ chức cá nhân Trong đó, đáng chú ý là các nghiên cứu sau:
Các dự án “Phát triển chuỗi giá trị cá da trơn tại An Giang” (2000),
dự án: “Phân tích chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông Cửu Long” (2002), là công trình nghiên cứu nằm trong “dự án phân tích chuỗi giá trị cá vùng Mê Kông” với sự tài trợ của nước ngoài, nhằm đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và chính sách can thiệp để đảm bảo phát triển bền vững Nghiên cứu đã đánh giá lợi nhuận và chuỗi thu nhập phân bổ chưa hợp lý giữa các tác nhân trong chuỗi, chủ yếu tập trung vào công ty chế biến Nghiên cứu
đã chỉ ra tỷ trọng lợi nhuận và thu nhập mất cân đối giữa các tác nhân trong chuỗi như trên cho thấy tính kém bền vững trong chuỗi
Năm 2007, Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Sơn tiến hành phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long Trong nghiên cứu các tác giả đã chỉ ra được những yếu kém của chuỗi lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long như số tác nhân trung gian quá nhiều, sự bất hợp lý trong quá trình phân phối chi phí và giá trị gia tăng trong chuỗi, qua đó đưa ra được các giải pháp hoàn thiện và nâng cấp chuỗi
Chương trình hợp tác phát triển doanh nghiệp nhỏ giữa Bộ kế hoạch đầu tư và Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Đức (GTZ) đã triển khai dự án
“Phát triển chuỗi giá trị trái bơ Đắk Lăk” từ tháng 3/2007 có sự tham gia của Công ty Fresh Studio Innovation Asia Ltd, DOST, CSTA, WASI, AEC Mục đích của dự án là xây dựng chuỗi giá trị trái bơ nhằm khắc phục những điểm yếu trong chuỗi, ví dụ như nguồn cung không đồng đều, sản xuất và