1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÀI tập lớn LUẬT HÌNH SỰ

9 927 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 24,88 KB

Nội dung

Giải thích: Về tội danh của B: Hành vi của B có đầy đủ yếu tố cấu thành nên tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự?. Điều 93 Bộ luật Hình sự quy định tội giết người nhưng không mô t

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

ĐỀ BÀI 2 BÀI LÀM

1 Hãy lập luận định tội danh cho hành vi phạm tội của B? Xác định tình tiết

tăng nặng định khung hình phạt nếu có? 3-5

2 A có bị coi là đồng phạm với B không? Giải thích rõ tại sao? 5-6

3 K có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì về tội gì? 6-7

4 Giả sử B vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản theo

khoản 2 Điều 138 BLHS và chưa được xóa án tích Hãy xác định lần phạm tội này của B là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? 7-8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 2

ĐỀ BÀI.

Bài 1:

Vào khoảng 19h ngày 26/03/2003 4 tên A, B, C và D ngồi quán uống rượu Tại đây, B có rút dao mang theo cho A mượn xem Đây là loại dao có lưỡi xếp vào cán dao, cán dao bằng mủ màu vàng dài khoảng 10cm, rộng khoảng 2-3cm, mũi dao hình dạng hơi bầu, lưỡi dao có một bên sắc bén, một bên bằng Ra khỏi quán,

B đòi A trả lại dao và cất vào túi quần Cả bọn gặp 2 anh T và H đi ngược chiều

Do có quen biết, A và C dừng lại nói chuyện với H, còn B và D đi trước A rủ H đi uống rượu tiếp nhưng H từ chối, A liền nắm tay H kéo đi thì T ngăn cản kéo H trở lại Thấy vậy, A quay sang cãi nhau với T và dùng tay đẩy vào ngực T làm T bị mất thăng bằng ngã ngồi T và A xô xát, ẩu đả với nhau H dùng tay ôm ngăn A, còn C

can T A nhiều lần la lớn chửi T với nội dung “Chúng mày đánh chết nó cho tao”.

Nghe tiếng A la chửi, B đi trước quay trở lại nhìn thấy A và T đang đứng đối diện nhau, B cho rằng A bị T đánh nên đã lấy con dao trong túi quần ra đâm nhiều nhát vào bụng và ngực T Do C đang can T nên cũng bị một vết đâm vào tay trái C bị đâm đau nên chửi Thấy vậy, B ngừng đâm và cầm dao bỏ đi H buông tay giữ A ra thì thấy T đang nằm ngửa, máu ra nhiều H gọi C đưa T đi cấp cứu Trên đường đi

T đã tử vong

B gọi điện thoại cho bạn là K kể về việc B vừa đâm T và nói kế hoạch trốn của B K bảo B về nhà K chờ để K đi cầm điện thoại giùm B lấy tiền cho B đi trốn

B trốn ra Hải Phòng đến ngày 09/4/2003 về đầu thú tại Công an huyện D

Tại Bản kết luận giám định pháp y số 46/GĐPY ngày 04/3/2003 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh kết luận: Nạn nhân T bị tử vong do xuất huyết nội, gây giảm thể tích máu cấp tính sau các vết thương thủng gan và thủng bàng quang

Hỏi:

1 Hãy lập luận định tội danh cho hành vi phạm tội của B? Xác định tình tiết

tăng nặng định khung hình phạt nếu có?

2 A có bị coi là đồng phạm với B không? Giải thích rõ tại sao?

3 K có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì về tội gì?

4 Giả sử B vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản theo

khoản 2 Điều 138 BLHS và chưa được xóa án tích Hãy xác định lần phạm tội này của B là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?

Trang 3

BÀI LÀM.

1 Hãy lập luận định tội danh cho hành vi phạm tội của B? Xác định tình tiết tăng nặng định khung hình phạt nếu có?

Trả lời: Tội danh của B trong vụ án này là tội giết người theo Điều 93 Bộ

luật hình sự Tình tiết tăng nặng định khung là giết người có tính chất côn đồ theo điểm n khoản 1 Điều 93

Giải thích:

Về tội danh của B: Hành vi của B có đầy đủ yếu tố cấu thành nên tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự

Điều 93 Bộ luật Hình sự quy định tội giết người nhưng không mô tả cụ thể những dấu hiệu cụ thể của tội danh này mà chỉ nêu tội danh Tuy nhiên, từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận, ta có thể định nghĩa tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác

Về khách thể của tội phạm: đó là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của người đang sống Trong vụ án này, khách thể là quyền được tôn trọng và bảo

vệ tính mạng của T

Về chủ thể của tội phạm: chủ thể của tội giết người là chủ thể thường ở đây, chủ thể là B (mặc định là đủ tuổi, đủ năng lực trách nhiệm hình sự)

Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội giết người là hành

vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết, chấm dứt sự sống của con người Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người có thể là hành động như hành động đâm, chém, bắn cũng có thể là không hành động, đó là những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác nhưng họ không hành động, không thực hiện những việc đó Chẳng hạn không hành động của Bác sĩ không tiêm thuốc cho bệnh nhân dẫn đến bệnh nhân lên cơn co giật và tử vong

Trong vụ án, B đã thực hiện hành vi dùng dao đâm nhiều nhát vào bụng, vào ngực T Hành vi này có khả năng gây ra cái chết cho T và hành vi này thuộc trường hợp hành động – đâm

Hành vi của B là trái pháp luật, xâm phạm đến tính mạng của con người đang sống - T- được pháp luật bảo vệ

Đối tượng của hành vi tước đoạt tính mạng là con người đang sống – T Hậu quả của tội phạm: tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi

có hậu quả chết người Và trong vụ án này, hậu quả chết nguwoi đã xảy ra: T đã tử vong trên đường đưa đi cấp cứu

Trang 4

Quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người: về nguyên tắc, người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do chính hành vi của mình gây ra Như vậy, người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác chỉ phải chịu TNHS về hậu quả chết người đã xảy ra nếu hành vi của họ đã thực hiện là nguyên nhân của hậu quả chết người đã xảy ra đó Việc xác định này đòi hỏi có sự hỗ trợ của giám định pháp y Trong vụ

án trên, cái chết của T đã được kết luận tại Tại Bản kết luận giám định pháp y số 46/GĐPY ngày 04/3/2003 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh: Nạn nhân T bị tử vong do xuất huyết nội, gây giảm thể tích máu cấp tính sau các vết thương thủng gan và thủng bàng quang Như vậy, hành vi B dùng dao đâm nhiều nhát vào bụng, vào ngực T là nguyên nhân dẫn đến cái chết của T

Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý Lỗi cố ý ở đây có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng vì mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức hành vi của mình có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, nói cách khác, họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó

Trong vụ án , lỗi của B là cố ý trực tiếp B nhận thức được hành vi của mình

sẽ gây thiệt hại tính mạng cho T nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên vẫn

cố tình thực hiện, đâm nhiều nhát vào bụng, vào ngực của T Ở đây, khi B quay lại,

A và T đang đứng đối diện, B chẳng nói năng, hỏi han đúng sai gì mà rút dao ra đâm nhiều nhát vào bụng, ngực T Điều đấy cho thấy, hành vi của B là biết trước sẽ

có hậu quả chết người xảy ra, B cố tình tước đoạt tính mạng của T cho dù chưa biết đầu đuôi sự việc

Như vậy, tất cả những điều phân tích trên đây khẳng định rằng hành vi của B hoàn toàn thỏa mãn với tội danh giết người theo quy định của Bộ luật Hình sự (Điều 93)

Về tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của B:

Trong vụ án này, tội danh giết người của B có tình tiết tăng nặng định khung

là phạm tội có tính chất côn đồ theo điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự

Hành vi phạm tội có tính chất côn đồ tức là họ thực hiện hành vi giết người

mà các tình tiết của vụ án cho thấy người phạm tội có tính hung hãn cao độ, quá coi thường tính mạng của người khác, sẵn sàng giết người vì những nguyên cớ nhỏ nhặt, vô lý Nguyên nhân dẫn đến việc họ phạm tội là do họ mà ra

Trang 5

Trong vụ án, hành vi của B có tính hung hãn cao độ, thái độ xem nhẹ, coi thường tính mạng của T A to tiếng, xô xát, ẩu đả với T, B quay lại sau khi A nhiều lần la lớn “chúng mày đánh chết nó cho tao” Lúc này, A đang đứng đối diện T, B chẳng cần mở lời hỏi han bân nào đúng bên nào sai mà thẳng tay rút dao từ trong túi quần ra đâm nhiều nhát vào bụng và ngực T Rõ ràng, hành vi đâm nhiều nhát của B cho thấy ý muốn tước đoạt tính mạng của T chứ chẳng có ý răn đe hay dọa nạt, ngay cả người bên cạnh T là C đang can ngăn A với T cũng bị đâm vào tay Điều đó cho thấy mức độ hung hãn và tàn bạo của B khi đang thực hiện hành vi đang vô cùng cao độ Và nguyên nhân dẫn đến hành vi đấy chỉ vì B cho rằng A -bạn mình bị T đánh (trong khi đó trước đấy B và T có thể vẫn chưa quen nhau chứ chưa nói đến có xích mích trước đó) Vậy mà chỉ vì lí do nhỏ nhặt như thế, B đã sẵn sàng tước đoạt tính mạng của T Nguyên nhân dẫn đến việc B phạm tội là do B cho rằng A bị T đánh, không cần hỏi han đúng sai Hành vi của B là do ý thức chủ quan của B chứ không phải do tác động của điều kiện khách quan

Như vậy, hành vi phạm tội của B cấu thành nên tội danh giết người có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt là phạm tội có tính chất côn đồ theo điểm n, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự Và theo quy định thì mức án mà B phải nhận là phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2 A có bị coi là đồng phạm với B không? Giải thích rõ tại sao?

Trả lời: trong vụ án trên, A có bị coi là đồng phạm với B trong vai trò người

xúi giục

Giải thích:

Căn cứ vào những dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm: đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu:

- Có từ hai người trở lên và những người này có điều kiện của chủ thể của tội phạm

- Những người này phải cùng thực hiện tội phạm (cố ý)

Về dấu hiệu thứ nhất: đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất hai người và hai người này phải có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm Đó là điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Trong vụ án, A

và B vì dữ liệu đầu bài đã cho không quy định rõ tuổi nên mặc định A và B có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm

Về dấu hiệu thứ hai: những người này cùng cố ý thực hiện tội phạm, ở đây,

A và B cùng cố ý tước đoạt tính mạng của T tức là cùng cố ý thực hiện tội giết người: A là người xúi giục, B là người thực hành

Trang 6

Theo khoản 2 Điều 20 Bộ luật Hình sự: người xúi giục là người kích động,

dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm

Đặc điểm của người xúi giục là tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác khiến người này phạm tội Người xúi giục có thể là người đã nghĩ ra việc phạm tội và đã thúc đẩy cho tội phạm đó được thực hiện Có thể nói, người xúi giục

là tác giả tinh thần của tội phạm Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa phỉnh

Trong vụ án: khi xô xát, ẩu đả với T, ắt hẳn là A đã nảy sinh ra việc phạm tội (đánh chết T) nên khi bị H ôm ngăn, A vẫn nhiều lần la lới chửi với nội dung

“chúng mày đánh chết nó cho tao” Mục đích của A ở đây rõ ràng là muốn đánh chết T, nhưng vì H ôm ngăn không thể ra tay được nên đã phát ngôn nhằm mục đích thúc đẩy “chúng mày” thực hiện tội phạm

Thủ đoạn xúi giục của A là kích động bằng lời nói “chúng mày đánh chết nó cho tao” Lúc đầu A,B,C,D cùng đi uống rượu, B có mang theo một con dao và A

đã xem qua, nên khi la lớn câu chửi với nội dung như vậy, A ý thức được rằng B,

C, D nghe thấy sẽ giúp A đánh T Hành vi của A đã kích động đến B, khi nghe tiếng chửi, B quay lại thấy A đang đứng đối diện T, B cho rằng A bị T đánh nên đã rút dao từ trong túi quần ra đâm nhiều nhát và ngực, vào bụng T Lời la chửi của A

đã tác động mạnh mẽ vào ý chí và tư tưởng của B dẫn đến việc B phạm tội

Hành vi xúi giục phải trực tiếp, nghĩa là kẻ xúi giục phải nhằm vào một hoặc một số người nhất định Ở đây, hành vi xúi giục của A là trực tiếp, vì hành vi đấy hướng “chúng mày” tức là hướng tới B,C,D

Hành vi xúi giục phải cụ thể, nghĩa là phải nhằm gây ra việc phạm tội nhất định Trong vụ án này, hành vi xúi giục của A rất cụ thể “đánh chết nó”, nghĩa là tước đoạt sinh mạng của T

Về mặt chủ quan, người xúi giục có ý định rõ ràng thúc đẩy người khác phạm tội Tức là lỗi của người xúi giục – A ở đây là lỗi cố ý.Và A biết là khi mình kích động như thế, thì tất nhiên sẽ có người bị kích động –trong trường hợp này là

là B sẽ gây ra việc phạm tội nhất định – đánh chết T

Tóm lại, trong vụ án này, A là đồng phạm với B trong vai trò người xúi giục theo khoản 2 điều 20 Bộ luật Hình sự Và đồng phạm ở đây thuộc hình thức đồng phạm không thông mưu trước, A và B trở thành đồng phạm khi khi B thực hiện tội phạm

3 K có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì về tội gì?

Trả lời: K phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm theo quy

định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự

Trang 7

Giải thích:

Điều 21 Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào không hứa hện trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định

Hành vi che giấu tội phạm có đặc điểm là không có sự hứa hẹn trước; hành

vi này được thực hiện khi tội phạm đã kết thúc Hành vi được biểu hiện dưới hình thức hành động với lỗi cố ý trực tiếp

Trong vụ án, B đã thực hiện xong tội phạm và gọi điện kể cho K Việc này hoàn toàn không có sự hứa hẹn trước vì K trước đấy không biết là B đi uống rượu cùng A,C,D, không biết B giết T cho đến khi B gọi điện

Lỗi của K ở đây là lỗi cố ý trực tiếp Rõ ràng, K nhận thức được hành vi giết người của B là vô cùng nguy hiểm nhưng K lại che giấu giúp Bảo B về nhà chờ K,

K còn đi cầm điện thoại để lấy tiền cho B đi trốn Hành động của K – giúp B bỏ trốn đã ảnh hưởng đến việc phát hiện, điều tra và xử lí B của cơ quan điều tra

Không phải hành vi che giấu loại tội nào cũng cấu thành tội mà chỉ cấu thành tội phạm khi che giấu những tội nhất định được Bộ luật hình sự quy định tại Điều

313 Theo khoản1 Điều 313: “Người nào không hứa hện trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giưa đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

- Các điều từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

- Điều 93 (tội giết người); Điều 111 các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm) ” Trong vụ án, tội của B là tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự) Như vậy, hành vi che giấu của K cấu thành nên tội che giấu tội phạm (Điều 21) và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật – phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm

4

Giả sử B vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 138 BLHS và chưa được xóa án tích Hãy xác định lần phạm tội này của B là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?

Trả lời: Giả sử B vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản

theo khoản 2 Điều 138 BLHS và chưa được xóa án tích thì lần phạm tội này của B

là tái phạm

Giải thích:

Điều 49 Bộ luật hình sự quy định:

Trang 8

1.Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa xóa án tích mà lại phạm tội do

cố ý hoặc phạm tội nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2 Những trường hợp sau đây được gọi là tái phạm nguy hiểm:

a Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biêt nghiêm trọng do

cố ý;

b Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.

Theo dữ liệu đầu bài cho thì B vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 138 nhưng chưa được xóa án tích

Ở đây, tội trộm cắp của B được xử theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự,

và mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là bảy năm tù nên tội mà B đã phạm phải là tội nghiêm trọng Như vậy, lần phạm tội này của B không thuộc các trường hợp của tái phạm nguy hiểm (khoản 2 Điều 49) mà thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 49 – tái phạm

Lần phạm tội này của B là tội giết người (tội đặc biệt nghiêm trọng) với dấu hiệu lỗi cố ý trực tiếp

Như vậy, nếu B vừa chấp hành xong bản án 3 năm về tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 138 (tội nghiêm trọng) và chưa được xóa án tích mà lại phạm tội giết người theo Điều 93 do cố ý (tội rất nghiêm trọng) thì trường hợp phạm tội của

B là tái phạm (khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự)

Trang 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nôi – 2007

2 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2012

3 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 10/09/2015, 17:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w