LUẬT CÔNG TY 2005 CỦA NHẬT BẢN tt Các quy định về chuẩn bị Điều lệ khi thành lập Công ty - Điều 575 Nội dung Điều lệ - Điều 576 Chủ sở hữu phải hoàn tất góp vốn trước khi đăng ký th
Trang 1NGUYỄN NGỌC THANH XUÂN
VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 5
Trang 3NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
Nhật Bản, Trung Quốc, Đức.
Về “Khối Kinh tế tư nhân”.
Về “Khối Kinh tế nhà nước”.
Về “Các tổ chức tín dụng”.
3
Trang 4PHẦN I PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA
4
Trang 5LUẬT CÔNG TY 2005 CỦA NHẬT BẢN
Thủ tục thành lập Công ty: từ điều 575 đến điều 579
Thành viên góp vốn: từ điều 580 đến điều 584
Vốn chủ sở hữu: từ điều 585 đến điều 587
Trách nhiệm do hoạt động của thành viên: từ điều 588 đến 589
Quản trị điều hành: từ điều 590 đến điều 603
Tăng/giảm thành viên, rút vốn…: từ điều 604 đến điều 613
Chế độ kế toán, báo cáo tài chính…: từ điều 614 đến điều 636
Thay đổi nội dung hoạt động: từ điều 637 đến điều 640
Giải thể, phá sản Công ty: từ điều 641 đến điều 643
Thanh lý Công ty: từ điều 644 đến điều 675
Phát hành trái phiếu: từ điều 676 đến điều 742.
5
Trang 6LUẬT CÔNG TY 2005 CỦA NHẬT BẢN tt
Các quy định về chuẩn bị Điều lệ khi thành lập Công ty - Điều 575
Nội dung Điều lệ - Điều 576
Chủ sở hữu phải hoàn tất góp vốn trước khi đăng ký thành lập - Điều 578
Công ty được đăng ký thành lập tại địa điểm đặt trụ sở chính - Điều 579
Chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nghĩa vụ của
công ty trong phạm vi vốn góp của họ, không bao gồm giá trị của các khoản đóng góp đã được thực hiện khi thành lập Công ty - khoản 2 Điều 580
Chủ sở hữu thực hiện quản trị công ty, trừ trường hợp điều lệ có quy định khác -
Điều 590
Công ty chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà người đại diện là chủ sở hữu
hoặc đại diện khác gây ra cho bên thứ ba trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình
- Điều 600
6
Trang 7LUẬT CÔNG TY 2005 CỦA NHẬT BẢN tt
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý do chủ sở hữu quyết định, trừ trường
hợp điều lệ có quy định khác - khoản 2 Điều 591
Các điều khoản từ 593 đến 603 quy định rất nhiều về trách nhiệm của thành viên
nếu họ tham gia điều hành công ty, tuy nhiên, các nội dung này chỉ có ý nghĩa
đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc loại hình công ty khác Đối
với công ty TNHH một thành viên, các quy định này không có giá trị nhiều
Các trường hợp giải thể Công ty - Điều 641
Các trường hợp thanh lý Công ty - Điều 644
Liên quan đến vấn đề về phát hành trái phiếu - Điều 676
7
Trang 8LUẬT CÔNG TY CỦA TRUNG QUỐC
Khái niệm: là công ty do một cá nhân (mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập
một công ty TNHH một thành viên) hoặc một pháp nhân thành lập
Tổ chức và quản lý công ty: Có cơ cấu tổ chức, quản lý giống công ty TNHH
hai thành viên trở lên Tuy nhiên, có mở rộng hoặc khác biệt:
Có thể thành lập Hội đồng thành viên hoặc không
Có thể không tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên
Khi thành viên Công ty quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết
định của Hội đồng thành viên thì những vấn đề đó phải được thể hiện bằng văn bản, và được lưu giữ tại Công ty sau khi được ký
Tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty Đối với
chủ sở hữu công ty là cá nhân còn phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân
và gia đình với các chi tiêu trên cương vị là chủ tịch công ty và giám đốc
Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp đã góp vào công ty
Vốn của Công ty TNHH một thành viên (Điều 59): số vốn tối thiểu của Công
ty là 100.000 Nhân dân tệ
8
Trang 9LUẬT CÔNG TY CỦA ĐỨC
Công ty có thể được tổ chức theo một trong hai mô hình:
Mô hình hai cấp quản lý: công ty được quản lý bởi chủ sở hữu và
giám đốc (hoặc Ban Giám đốc)
Mô hình ba cấp quản lý: công ty được quản lý bởi chủ sở hữu, giám
đốc (hoặc Ban Giám đốc) và Ban Kiểm soát.
Chủ sở hữu là người quyết định cao nhất của công ty, các quyết định của chủ sở hữu sau khi được đưa ra phải được lập thành văn bản có chữ ký của chủ sở hữu.
9
Trang 10LUẬT CÔNG TY CỦA ĐỨC tt
Giám đốc (hoặc Ban Giám đốc):
Có thể do một hoặc nhiều giám đốc quản lý
Cá nhân đang/đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự không được làm giám đốc trong thời hạn 5 năm từ khi có bản án
Các giám đốc có trách nhiệm phối hợp để cùng điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH trong các giao dịch với bên thứ ba và trong các quan hệ tố tụng
Việc phân chia quyền hạn và nhiệm vụ giúp các giám đốc không phải chịu trách nhiệm liên đới về những hậu quả của hoạt động sai trái của giám đốc khác, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm vì đã không giám sát với đồng nghiệp
Thẩm quyền đại diện theo pháp luật của các giám đốc có thể bị hạn chế theo Điều lệ hoặc Ban Kiểm soát
10
Trang 11LUẬT CÔNG TY CỦA ĐỨC tt
Ban Kiểm soát:
Có thể được thành lập theo ý chí của các thành viên khi thành lập công ty
(1) Công ty > 2.000 lao động phải có Ban Kiểm soát (BKS), trong đó phải có đại diện Công đoàn/đại diện người lao động
(2) 500 < Công ty < 2.000 lao động phải có BKS
Điểm ≠ giữa (1) & (2): BKS (1) có quyền chỉ định, thay đổi giám đốc
Số lượng thành viên BKS:
• Ít nhất là ba thành viên;
• 2.000 < Công ty ≤ 10.000 lao động 12 thành viên;
• 10.000 < Công ty ≤ 20.000 lao động 16 thành viên;
• Công ty > 20.000 lao động 20 thành viên;
BKS có quyền giám sát hoạt động quản lý công ty của giám đốc, kiểm tra các báo cáo tài chính, chỉ định kiểm toán viên, triệu tập và tham gia cuộc họp HĐTV…
11
Trang 12LUẬT CÔNG TY CỦA ĐỨC tt
Ngoài ra, từ năm 2004, mô hình công ty công châu Âu (Europäische Gesellschaft, SE) cũng có thể được thành lập và hoạt động kinh doanh tại CHLB Đức Theo quy định của pháp luật Liên minh Châu Âu, các công ty công châu Âu phải được đăng ký thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nước thành viên nơi công ty đó có trụ sở chính, nhưng tên của công ty đó phải kèm theo cụm từ “SE” Tại CHLB Đức, các công ty công châu Âu được điều chỉnh như một công ty cổ phần bởi Luật Công ty cổ phần
12
Trang 13NHẬN XÉT
Là sự lựa chọn của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và có tính chất gia đình
Cơ chế hoạt động linh hoạt
Thủ tục thành lập, giải thể đơn giản
Bộ máy hoạt động gọn nhẹ
13
Trang 14PHẦN II PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG
TY TNHH MTV
14
Trang 15ĐỐI VỚI “KHỐI KINH TẾ NHÀ NƯỚC”
ĐỐI VỚI “KHỐI KINH
Trang 16ĐỐI VỚI
“KHỐI KINH TẾ TƯ NHÂN”
Trang 18MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Người đại diện theo pháp luật:
Có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật (Khoản 2 Điều
13 LDN)
Do Tòa án chỉ định (trong quá trình tố tụng tại Tòa án - Khoản 7 Điều 13)
Phải tổ chức hoạt động lại theo loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc
công ty Cổ phần khi CSH chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ hoặc kết nạp
thêm thành viên mới
Cho phép Công ty TNHH một thành viên được giảm vốn điều lệ
(Khoản 1 Điều 87 LDN)
Þ Góp phần giải quyết tình trạng vốn ảo như hiện nay
18
Trang 19 NGHĨA VỤ: Điều 76 LDN 2014
19
Trang 21ĐỐI VỚI
“KHỐI KINH TẾ NHÀ NƯỚC”
21
Trang 22Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010 (NĐ 25)
Phạm vi điều chỉnh:
Quy định việc chuyển đổi công ty nhà nước thành Cty TNHH MTV và
tổ chức quản lý Cty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu.
22
Trang 23CSH, PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP THỰC HIỆN QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ
Nhà nước là chủ sở hữu đối với Cty TNHH MTV do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ.
Phân công, phân cấp thực hiện quyền và nghĩa vụ:
Thủ tướng, CP: Cty được chuyển đổi từ công ty do TT CP quyết định
thành lập
Bộ, UBND Tỉnh, TP trực thuộc Trung ương: Cty được chuyển đổi từ
Cty do Bộ, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương quyết định thành
lập.
Cty mẹ: Cty trong mô hình công ty mẹ - công ty con (thuộc vốn của
NN)
Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh vốn NN: Cty chuyển đổi từ công ty
NN độc lập do các Bộ, UBND tỉnh quyết định thành lập, trừ các Cty được quy định trên và các trường hợp khác do TT CP quyết định.
23
Trang 24AI LÀ CSH CÔNG TY ??
Nhà nước là chủ sở hữu đối với Cty TNHH MTV do mình nắm giữ toàn bộ vốn
điều lệ => Chủ sở hữu không được xác định rõ ràng.
Theo NĐ25: “Mỗi Công ty TNHH một thành viên được chuyển đổi từ công ty nhà nước hoặc thành lập mới chỉ do một tổ chức được phân công, phân cấp dưới đây thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu” Và các tổ chức đó là: TT CP hoặc 1 tổ chức được CP phân công; Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ – công ty con, Tổng công ty Đầu tư và
Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) => các cơ quan quản lý hành chính nhà nước
lại là “chủ sở hữu” của các đơn vị kinh doanh
24
Trang 25AI SẼ CHỊU TRÁCH NHIỆM KHI CÔNG TY MẤT VỐN
Þ Như vậy, khi còn là DNNN, doanh nghiệp mất vốn, phá sản đã không có ai chịu trách nhiệm, vậy mà khi chuyển sang công ty TNHH nhà nước một thành viên cũng
sẽ không có ai chịu trách nhiệm chuyện công ty bị mất vốn Chỉ có nhân dân – những người đóng thuế – là bị mất
Khoản mục Cty theo Luật doanh nghiệp
2014
Cty 100%vốn nhà nước
Chịu trách nhiệm
cao nhất
Chủ sở hữu Công ty Chủ sở hữu là nhà nước
Hậu quả kinh tế Mất hết toàn bộ vốn của mình đã
đầu tư
Mất hết vốn của nhà nước – là tiền thuế của nhân dân
Hậu quả pháp lý Phá sản Cty Phá sản Cty hoặc các CSH được yêu
cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm, kỷ luật hành chính
25
Trang 26NHẬN XÉT
Việc chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn sang Cty TNHH MTV thì bản chất nó giống như “bình mới” cho chất “rượu đã cũ” các cty này vẫn chưa có sự thay đổi lớn so với trước khi chuyển đổi về mặc chủ sở hữu và điều hành doanh nghiệp
Khi còn duy trì nguyên tắc “Nhà nước làm chủ sở hữu” của công ty TNHH MTV
sẽ không hoạt động đúng bản chất và không mang lại hiệu quả Mặc khác sẽ dễ có nhiều sai phạm xảy ra như vụ Vinashin, Agribank
Hoạt động của Cty TNHH MTV sau khi chuyển đổi vẫn do cơ quan hành chính nhà nước quản lý, chưa có sự chuyên môn hóa cao
26
Trang 27ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC TÍN DỤNG
27
Trang 28So sánh Quyền của chủ sở hữu là tổ chức của Công ty TNHH
một thành viên theo quy định của LDN và Luật Các TCTD
LUẬT DOANH NGHIỆP LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa
đổi, bổ sung Điều lệ công ty
Quyết định chiến lược phát triển và kế
hoạch kinh doanh hằng năm của công ty
Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty,
bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người
quản lý công ty
Quyết định dự án đầu tư phát triển
Quyết định các giải pháp phát triển thị
trường, tiếp thị và công nghệ
Không có, thuộc quyền của Hội đồng thành viên
Không có, thuộc quyền của Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty Chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng
Không có, thuộc quyền của Hội đồng thành viên
Không có, thuộc quyền của Hội đồng thành viên
28
Trang 29LUẬT DOANH NGHIỆP LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp
đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá
trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản
được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất
của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác
nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty
Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc
lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi
trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty
hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy
định tại Điều lệ công ty
Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty;
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn
điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác
viên
viên
tín dụng; chuyển nhượng một phần hoặc toàn
bộ vốn điều lệ của tổ chức tín dụng và thay đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng
29
Trang 30LUẬT DOANH NGHIỆP LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Quyết định thành lập công ty con, góp vốn
vào công ty khác
Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động
kinh doanh của công ty
Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi
đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa
vụ tài chính khác của công ty
Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu
phá sản công ty
Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty
sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc
Trang 31NHẬN XÉT
Quyền của chủ sở hữu theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bị hạn chế rất nhiều so với Luật Doanh nghiệp, nhất là các quyền cơ bản như ban hành, sửa đổi Điều lệ; thông qua các hợp đồng/giao dịch lớn…Đặc biệt Luật các tổ chức tín dụng đã bỏ một quy định rất thường thấy trong các văn bản quy phạm pháp luật là “Các quyền khác theo quy định của Luật và Điều lệ” Điều này khiến chủ sở hữu của tổ chức tín dụng không thể mở rộng được quyền của mình, khi phát sinh các vấn đề không nằm trong quyền của chủ sở hữu thì chỉ có thể thuộc về quyền của Hội đồng thành viên, dẫn đến chủ sở hữu khó có thể giám sát được hoạt động của tổ chức.
31
Trang 32VÍ DỤ THỰC TẾ
- Ngân hàng V mua Công ty tài chính C từ một tập đoàn nhà nước T
- Sau khi đã hoàn thành thủ tục mua bán, Ngân hàng V trở thành chủ sở hữu của Công ty tài chính C
- Ngân hàng V muốn thay đổi toàn bộ Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của Công ty để
bổ nhiệm người của mình vào các vị trí này
- Tuy nhiên, các thành viên Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát không tự nguyện nộp đơn xin từ chức
- Theo Luật Các TCTD: việc miễn nhiệm, bãi nhiệm phải theo đúng các quy định của Luật
và Điều lệ, mà Luật và Điều lệ thì không có quy định trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo quyết định của chủ sở hữu Đồng thời, chủ sở hữu cũng không có quyền sửa đổi Điều lệ.
=> Do đó, chủ sở hữu chỉ có thể thuyết phục từng thành viên tự nguyện có đơn xin nghỉ.
32
Trang 33KẾT LUẬN
Từ trường hợp này cho thấy quy định của Luật Các TCTD không phù hợp với bản chất của loại hình công ty TNHH một thành viên, không bảo vệ người sở hữu thực sự của công ty và phải chăng là chỉ phù hợp với mô hình chủ sở hữu là Nhà nước
để Nhà nước khó có thể quản lý được hoạt động của công ty.
33