SO SÁNH tỷ lệ SỐNG TĂNG TRƯỞNG THẾ hệ f1 tổ hợp từ BA QUẦN đàn cá TRA pangasianodon hypophthalmus

12 360 0
SO SÁNH tỷ lệ SỐNG TĂNG TRƯỞNG THẾ hệ f1 tổ hợp từ BA QUẦN đàn cá TRA pangasianodon hypophthalmus

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SO SÁNH TỶ LỆ SỐNG TĂNG TRƯỞNG THẾ HỆ F1 TỔ HỢP TỪ BA QUẦN ĐÀN CÁ TRA Pangasianodon hypophthalmus Vương Học Vinh 1 , Đặng Thế Lực 1 , Trần Thị Kim Tuyến 1 , Bùi Thị Kim Xuyến 1 Trần Thị Mộng Trinh 1 , Nguyễn Thị Thùy Hằng 1 , Nguyễn Văn Ngài 2 Bộ môn Thủy sản, Khoa Nông Nghiệp & TNTN, Đại Học An Giang 2 Trung tâm giống thủy sản An Giang TÓM TẮT Nghiên cứu “So sánh tỷ lệ sống, tăng trưởng thế hệ F1 tổ hợp từ ba quần đàn cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được thực hiện ở 3 quần đàn cá tra bố mẹ gồm: cá của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cá có nguồn gốc tự nhiên nhập từ Campuchia và cá của Trung Tâm giống Thủy Sản. Với mục tiêu so sánh một số chỉ tiêu sinh học sinh sản cá tra bố mẹ của 3 quần đàn và xác định tổ hợp giống cá tra thế hệ F1 tốt nhất. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức 10 lần lập lại ở 2 giai đoạn ương trong bồn composite, ương trong vèo và 3 lần lập lại ở giai đoạn ương trong ao đất. Kết quả nghiên cứu: Hệ số thành thục ở cá có nguồn gốc tự nhiên thấp và thời vụ tham gia sinh sản ngắn hơn hai quần đàn cá còn lại. Th ời gian hiệu ứng thuốc kích dục tố không có sự khác biệt ở ba quần đàn dao động ở mức 8 ± 1giờ. Số lượng trứng trong 1g trứng của 3 quần đàn không có sự khác biệt dao động từ 1.725 đến 1.743 trứng/1g trứng. Con đực có nguồn gốc tự nhiên thể hiện tính trội hơn con đực trong quần đàn của Trung Tâm giống. Cá cái có nguồn gốc tự nhiên có kết quả sinh sản không tốt bằng cá cái hai quần đàn còn lại. Ưu thế lai xa thể hiện rõ ở thế hệ F1 với 2 tổ hợp có tỷ lệ sống và tăng trưởng cao là cái Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II với đực có nguồn gốc tự nhiện và cái Trung Tâm giống thủy sản với đực Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II. Từ khóa: Quần đàn, thế hệ F1, lai xa. 1. GIỚI THIỆU Với qui trình sản xuất giống nhân tạo hoàn thiện, nghề nuôi cá tra Đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động được nguồn giống, các trại sản xuất giống ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp cung cấp cho các cơ sở ương cá hơn 2 tỉ cá bột trong năm. Tuy nhiên đã có những bất cập trong quá trình sản xuất giống nhân tạo ở các trại như: Cá bố mẹ thường có nguồn gốc không rõ ràng, đa số được lựa từ các ao nuôi thương phẩm. Bên cạnh đó do không có kế hoạch đầu tư dài hạn nên kích cở cá bố mẹ thường không đồng đều nhưng đa số có thể trọng nhỏ. Mặt khác khi cá bột tăng giá cá bố mẹ ở các cơ sở thường bị ép sinh sản nhân tạo hoặc khai thác quá mức cho cá đẻ nhiều lần trong năm. Vài năm gần đây ở một số cơ sở ương cá giống đã xuất hiện sự biến dạng về hình thái cá như: cá không có vây lưng. Từ cảnh báo của các cơ quan quản lý về chất lượng con giống suy giảm do đồng huyết một số cơ sở sản xuất giống đã bổ sung đàn cá hậu bị từ tự nhiên nhưng chưa có phương pháp phối giống thích hợp… Để sản xuất con giống chất lượng tỉnh An Giang đã có những giải pháp hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống nguồn cá bố mẹ có biến dị di truyền cao (không cận huyết) thông qua Dự án Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt, nghiên cứu: So sánh tỉ lệ sống, tăng trưởng thế hệ F1 tổ hợp từ ba quần đàn cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những nội dung của dự án trên được thực hiện. 1.1 Mục tiêu nghiên cứu: So sánh một số chỉ tiêu sinh học sinh sản cá tra bố mẹ của 3 quần đàn và xác định tổ hợp giống cá tra thế hệ F1 tốt nhất. 1.2 Nội dung nghiên cứu: (a) Khảo sát các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi (b) So sánh một số chỉ tiêu sinh học sinh sản: hệ số thành thục, hiệu ứng kích dục tố, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở giữa ba quần đàn cá tra. (c) So sánh tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống cá bột, cá hương và cá giống ở 30 60 và 120 ngày tuổi của thế hệ F1 tổ hợp lai tạo từ ba quần đàn cá bố mẹ. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 10/2010. Thí nghiệm được thực hiện ở Trại giống Bình Thạnh - Trung Tâm Giống Thủy sản An Giang 2.2 Vật liệu trong nghiên cứu 2.2.1 Nguồn cá bố mẹ Thí nghiệm được thực hiện ở 180 cặp cá bố mẹ sinh sản ở ba quần đàn cá bố mẹ có nguồn gốc khác nhau: Cá của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cá có nguồn gốc tự nhiên nhập từ Campuchia và cá của Trung Tâm giống Thủy Sản. Hình 1: Cá Viện II Hình 2: Cá Trung Tâm Hình 3: Cá tự nhiên 2.2.2 Các vật liệu trong thí nghiệm Các vật liệu được sử dụng thí nghiệm bao gồm: Bộ chíp điện tử đánh dấu cá. Bộ Test các yếu tố môi trường nước của Zera: pH, NH 4 và DO. Nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ của nước trong ao.Các dụng cụ khác như: cân điện tử, cân bàn nhỏ,thau, rổ, vợt, cân, thước , dao mỗ, kéo được sử dụng cho các đợt kiểm tra mẫu định kỳ. Bồn composite dung tích 4m 3 . Vèo dùng để bố trí thí nghiệm (kích thước 2x 3x 1,5m). Lưới ngăn 21 lô thí nghiệm 60 m 2 trong ao đất. Xuồng nhỏ để cho cá ăn, chăm sóc các vèo, lô bố trí thí nghiệm. Hoá chất: dung dịch Tanin 1,5%o, nước muối sinh lý (Sodium Chloride 0,9%), thuốc gây mê (Ethylenglycol monophenyl ether). - Hormon sinh dục: não thuỳ cá chép (PG), Human Chorionic Gonadotropin (HCG). Sử dụng các loài thức ăn tự nhiên như trứng nước (Moina spp.), trùng chỉ (Turbifex) và thức ăn công nghiệp dạng bột hàm lượng đạm 40% (Aquafeed GB640). 2.3 Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm 2.3.1 Nội dung nghiên cứu 1: So sánh một số chỉ tiêu về sinh học sinh sản giữa ba nhóm cá: Cá Viện II, Cá Trung Tâm và Cá tự nhiên có nguồn gốc từ Campuchia trong sinh sản nhân tạo. Các chỉ tiêu khảo sát trong nghiên cứu 1 như sau: * Hệ số thành thục. * Số lượng trứng /g trứng vừa đẻ. * Hiệu ứng của kích dục tố. * Tỉ lệ thụ tinh * Tỉ lệ nở. 2.3.2 Nội dung nghiên cứu 2 So sánh tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống cá bột ương đến giai đoạn cá hương 30 ngày tuổi của 7 tổ hợp .Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (Randomize Complete Block – RCB). Số lần lập lại r = 10. Số nghiệm thức t = 7 gồm có:NT 1 Cái Campuchia lai với đực Trung Tâm. NT 2 Cái Viện II lai với đực Viện II. NT 3 Cái Campuchia lai với đực Viện II. NT 4 Cái Viện II lai với đực Campuchia. NT 5 Cái Trung Tâm lai với đực Campuchia. NT 6 Cái Trung Tâm lai với đực Viện II. NT 7 Cái Viện II lai với đực Trung Tâm. Bố trí cá bột vừa hết noãn hoàng vào lô thí nghiệm gồm 18 bể Composite dung tích 4m 3 chia làm 4 ô mỗi ô 1m 3 . Mật độ ương 6.400 cá bột/ bể (1.600 cá bột/m 3 nước). Thời gian ương trong 30 ngày. Sử dụng sụt khí trong quá trình ương phân đều cho các nghiệm thức. Thay 10% nước ương trong mỗi bể từ ngày thứ 11 2.3.3 Nội dung nghiên cứu 3 So sánh tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng cá 60 ngày tuổi ương trong vèo ở 7 tổ hợp. Cá hương 30 ngày tuổi thu được từ bồn composite, được tuyển chọn cá trội của 7 nghiệm thức để bố trí nuôi tiếp trong vèo. Cá chọn bố trí có khối lượng tương đồng nhau bố trí vào 70 vèo lưới (2m x 3m x 1,5m). Mật độ cá thí nghiệm ở giai đoạn này là 50con./1m 2 . Vèo lưới được căng trong ao đất đáy giai cách đáy ao 0,5m . Nuôi 1 tháng từ cá 31 ngày tuổi đến 60 ngày. 2.3.4 Nội dung nghiên cứu 4 So sánh tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng cá nuôi trong ao (120 ngày tuổi).Cá giống thu được từ giai đoạn ương trong vèo, được tuyển chọn cá trội của 7 nghiệm thức. Cá chọn bố trí có khối lượng tương đồng nhau bố trí vào 21 ngăn trong ao đất có diện tích 2.000 m 2 . Mỗi ngăn có diện tích 60 m 2 . Mật độ cá thí nghiệm ở giai đoạn này là 5 con./1m 2 Nuôi 2 tháng từ cá 61 ngày tuổi đến 120 ngày. Thức ăn cho cá là công nghiệp viên Afiex AA140. 2.4.Các công thức tính các chỉ tiêu trong thí nghiệm Các thông số trong thí nghiệm được tính toán như sau: * Hiệu ứng của kích dục tố được tính thời gian từ khi liều quyết định đến khi trứng rụng. * Hệ số thành thục tương đối (%) = Khối lượng trứng vuốt được/ Khối lượng thân cá cái * Số lượng trứng: Thu trứng cá mới đẻ từ xoang bụng cá cái và đếm số trứng/1g * Tỉ lệ thụ tinh (%) = Số trứng thụ tinh /Tổng số trứng thu mẫu x 100. Thời điểm thu mẫu 8-10 giờ sau khi trứng thụ tinh. Phương pháp đánh giá: Trứng không thụ tinh có màu trắng đục, trứng thụ tinh có hình phôi thuẫn, trong suốt. * Tỉ lệ nở (%) = Số cá nở / Số trứng thụ tinh x 100 * Tỉ lệ sống (%) (3 giai đoạn cá bột, cá hương, cá giống) = Số cá còn lại/ Số cá thả ban đầu x 100 * Tăng trưởng Lấy mẫu n = 90 cá thể / Tổ hợp lai (nghiệm thức). Cân khối lượng, đo chiều cao và chiều dài thân, dùng trung bình mẫu và phương sai để so sánh tốc độ tăng trưởng của cá trong các nghiệm thức. + Chiều dài và chiều cao thân xác định bằng cách đo trực tiếp từng cá thể. + Ls: Chiều dài chuẩn (mm). + Hb: Chiều cao thân (mm) 2.5 Các chỉ tiêu thủy lý hoá môi trường Theo dõi các chỉ tiêu lý hoá môi trường nuôi: nhiệt độ, pH, DO, NH 3 dùng test kiểm tra nhanh, nhiệt độ dùng nhiệt kế thủy ngân. Nhiệt độ đo 2 lần trong ngày vào 7 giờ sáng và 2 giờ chiều trong suốt thí nghiệm. Ba chỉ tiêu: pH, DO, NH 3 đo 1 ngày/lần 2.6 Phương pháp đánh giá các tổ hợp Sử dụng phương pháp tính điểm ở mỗi thông số kỹ thuật sau khi phân tích thống kê cho từng tổ hợp như sau: + Khi phân tích thông kê nếu có không sự khác biệt giữa các tổ hợp thì tất cả các tổ hợp được tính cùng một điểm số. + Khi phân tích thông kê nếu có sự khác biệt giữa các tổ hợp. 3 điểm cho giá trị cao về số học (a) 2 điểm cho giá trị trung bình về số học (ab) 1 điểm cho giá trị thấp về số học (b) 2.7 Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm MS Excell nhập và xử lý số liệu. Dùng phần mềm Minitab 13 phân tích thống kê. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 So sánh một số chỉ tiêu sinh học sinh sản: hệ số thành thục, hiệu ứng kích dục tố, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở giữa ba quần đàn cá tra 3.1.1 Hệ số thành thục Thí nghiệm được thực hiện qua 3 đợt sinh sản ở 3 quần đàn nhưng nhóm cá có nguồn gốc tự nhiên chỉ tham gia sinh sản lần 1 và 2. Lần thứ 3 thí ngiệm trong tháng 10/2010 hầu hết cá có nguồn gốc tự nhiên buồng trứng đã thoái hóa nên không tham gia sinh sản. Kết qủa phân tích thống kê so sánh hệ số thành thục 3 quần đàn cá cho thấy không có sự khác biệt giửa 2 quần đàn cá tra bố mẹ của Viện II và của Trung Tâm trung bình dao động từ: 9,92 -12,28 % nhưng nhóm cá có nguồn gốc từ tự nhiên có hệ số thành thục thấp: 6,45 ± 2,13 % hơn hai quần đàn cá bố mẹ trên. 3.1.2 Số lượng trứng trong 1 g trứng của 3 nhóm cá Kết quả phân tích thống kê số lượng trứng trong 1g trứng của 3 nhóm cá bố mẹ cho thấy không khác biệt. Số lượng trứng của 3 nhóm cá dao động từ 1.725 – 1.743 trứng trong 1g. Như vậy sự chọn lọc di truyền cá bố mẹ Viện II và cá Trung Tâm, không ảnh hưởng đến số lượng hạt trứng có trong 1g trứng ở buồng trứng của cá tra. Một yếu tố dẫn đến kết quả không khác biệt này do cá bố mẹ được nuôi chung một ao với thành phần thức ăn nuôi vỗ giống nhau. 3.1.3 Thời gian hiệu ứng kích dục tố Kết quả ghi nhận được từ 3 đợt thí nghiệm của đề tài trên 3 nhóm cá bố mẹ được chích cùng loại kích dục tố, cùng liều lượng và thời điểm chích như nhau Thời gian hiệu ứng thuốc không có sự khác biệt; trung bình dao động ở mức 8 ± 1giờ. 3.1.4 Tỉ lệ thụ tinh của 7 tổ hợp trong thí nghiệm Bảng 3.1 So sánh tỉ lệ thụ tinh của 7 tổ hợp trong thí nghiệm (n = 70) Nghiệm thức Tỷ lệ thụ tinh (%) Cái Campuchia - Đực TTâm 91.07 ± 9.59 a Cái VIỆN - Đực VIỆN 96.87 ± 1.64 b Cái Camphu chia - Đực VIỆN 97.27 ± 2.52 b Cái VIỆN - Đực Campuchia 95.67 ± 2.77 b Cái TTâm - Đực Campuchia 96.20 ± 2.73 b Cái TTâm - Đực VIỆN 97.53 ± 1.96 b Cái VIỆN - Đực TTâm 97.93 ± 1.39 b Mức ý nghĩa ** CV (%) 4.38 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ cái theo sau khác nhau sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1 % Kết quả phân tích thống kê cho thấy chỉ có một nghiệm thức cái Campuchia – Đực Trung tâm là có khác biệt có ý nghĩa và thấp hơn so với 6 nghiệm thức còn lại. Nhưng nhìn chung tỉ lệ thụ tinh ở các nghiệm thức khá cao (91-97%). 3.1.5 Tỉ lệ nở cá bột của 7 tổ hợp trong thí nghiệm Bảng 3.2 So sánh tỷ lệ nở của 7 tổ hợp trong thí nghiệm (n = 70) Nghiệm thức Tỷ lệ nở (%) Cái CAM - Đực TTâm 73.60 ± 7.33 b Cái VIỆN - Đực VIỆN 98.80 ± 0.84 c Cái CAM - Đực VIỆN 98.60 ± 0.55 c Cái VIỆN - Đực CAM 98.60 ± 0.89 c Cái TTâm - Đực CAM 61.09 ± 14.79 a Cái TTâm - Đực VIỆN 92.25 ± 12.85 c Cái VIỆN - Đực TTâm 99.00 ± 1.22 c Mức ý nghĩa ** CV (%) 8.11 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ cái theo sau khác nhau sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1 %. Kết quả thí nghiệm và phân tích thống kê ở giai đoạn nở cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở 3 mức cao thấp và trung bình. Hai tổ hợp cái Campuchia - đực Trung Tâm và cái Trung Tâm – đực Campuchia ở mức trung bình và thấp so với các nghiệm thức còn lại. 3.2 So sánh tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống cá bột, cá hương và cá giống ở 30 60 và 120 ngày tuổi của thế hệ F1 tổ hợp lai tạo từ ba quần đàn cá bố mẹ. 3.2.1 Tỉ lệ sống cá ương, nuôi qua các giai đoạn Giai đoạn I: Từ cá bột lên cá hương 30 ngày tuổi Bảng 3.3 Tỉ lệ sống cá hương ương trong bồn composite 7 tổ hợp (n = 70) Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) Cái CAM - Đực TTâm 39.11 ± 11.8 b Cái VIỆN - Đực VIỆN 32.98 ± 14.38 b Cái CAM - Đực VIỆN 21.46 ± 5.78 a Cái VIỆN - Đực CAM 31.65 ± 5.85 b Cái TTâm - Đực CAM 34.73 ± 8.69 b Cái TTâm - Đực VIỆN 27.10 ± 4.90 ab Cái VIỆN - Đực TTâm 32.03 ± 11.22 b Mức ý nghĩa ** CV (%) 29.87 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ cái theo sau khác nhau sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1 %. Kết quả phân tích thống kê tỉ lệ sống của các tổ hợp ở giai đoạn 30 ngày tuổi có sự khác biệt Các tổ hợp có tỉ lệ sống cao trong thí nghiệm là khá cao so với trong sản xuất. Giai đoạn II: Ương cá trong vèo đến 60 ngày tuổi của 7 tổ hợp. Bảng 3.4 So sánh tỉ lệ sống cá ương trong vèo ở 60 ngày của 7 tổ hợp (n = 70) Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) Cái CAM - Đực TTâm 52.63 ± 3.73 ab Cái VIỆN - Đực VIỆN 67.10 ± 2.59 a Cái CAM - Đực VIỆN 46.67 ± 1.88 b Cái VIỆN - Đực CAM 48.10 ± 1.44 b Cái TTâm - Đực CAM 31.14 ± 2.37 c Cái TTâm - Đực VIỆN 63.37 ± 1.25 a Cái VIỆN - Đực TTâm 41.67 ± 1.80 b Mức ý nghĩa ** CV (%) 4.58 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ cái theo sau khác nhau sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1 %. Kết quả ở giai đoạn II cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ sống cùa các nghiêm thức thấp nhất tổ hợp cái Trung Tâm – đực Campuchia. Cao nhất là 2 tổ hợp cái Viện – đực Viện và cái Trung Tâm – đực Viện. Giai đoạn III: Ương cá trong ao đến 120 ngày tuổi của 7 tổ hợp Bảng 3.5 So sánh tỉ sống cá ương trong ao ở 120 ngày của 7 tổ hợp (n = 21) Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) Cái CAM - Đực TTâm 83. 58 ± 7.44 b Cái VIỆN - Đực VIỆN 90. 03 ± 6.53 b Cái CAM - Đực VIỆN 65. 86 ± 4.33 a Cái VIỆN - Đực CAM 89. 44 ± 5.17 b Cái TTâm - Đực CAM 81. 28 ± 9.12 ab Cái TTâm - Đực VIỆN 86. 20 ± 2.75 b Cái VIỆN - Đực TTâm 71. 70 ± 5.89 a Mức ý nghĩa ** CV (%) 8. 54 Kết quả phân tích thống kê ở giai đoạn III cho thấy có sự khác biệt về tỉ lệ sống cùa các nghiêm thức thấp nhất tổ hợp cái Campuchia – đực Viện. Các nghiệm thức còn lại có khác biệt về số học nhưng không có ý nghĩa thống kê. 3.2.2 Tăng trưởng cá trong 7 tổ hợp ở giai đoạn II nuôi trong vèo Bảng 3.6 So sánh tăng trưởng khối lượng cá trong vèo của 7 tổ hợp (n = 630) Nghiệm thức Khối lượng cá (g) Chiều dài (cm) Chiều cao(cm) Cái CAM - Đực TTâm 31.39 ± 8.53 a 15. 30 ± 1. 20 a 3. 29 ± 0.40 a Cái VIỆN - Đực VIỆN 40.68 ± 10.23 b 16. 98 ± 1. 33 b 3. 63 ± 0.36 b Cái CAM - Đực VIỆN 36.07 ± 10.60 a 15. 65 ± 1. 76 a 3. 30 ± 0.50 a Cái VIỆN - Đực CAM 43.58 ± 10.02 b 17. 16 ± 2. 05 b 3. 63 ± 0.39 b Cái TTâm - Đực CAM 44.59 ± 8.48 b 16. 96 ± 1. 03 b 3. 76 ± 0.39 b Cái TTâm - Đực VIỆN 40.01 ± 13.2a b 16.55 ± 1. 17 b 3. 83 ± 0.46 b Cái VIỆN - Đực TTâm 36.82 ± 12.37 a 15. 74 ± 1. 63 a 3. 49 ± 0.51 ab Mức ý nghĩa ** ** ** CV (%) 26.59 9.36 12.26 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ cái theo sau khác nhau sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1 %. Kết quả phân tích thống kê ở giai đoạn II cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về khối lượng, chiều dài thân và chiều cao thân của cá ở các tổ hợp. Trong 7 tổ hợp chia làm 2 nhóm cao và thấp. Nhóm có tăng trưởng cao về khối lượng, chiều dài và chiều cao thân thân gồm có 4 tổ hợp cái Viện - đực Viện, cái Viện - đực Campuchia, cái Trung Tâm - đực Campuchia, cái Trung tâm - đực Viện. Bảng 3.7 So sánh tăng trưởng khối lượng và tỉ lệ sống giai đoạn trong vèo Nghiệm thức Khối lượng cá (g) Tỉ lệ sống (%) Cái CAM - Đực TTâm 31.39 ± 8.53 a 52.63 ± 3.73 ab Cái VIỆN - Đực VIỆN 40.68 ± 10.23 b 67.10 ± 2.59 a Cái CAM - Đực VIỆN 36.07 ± 10.60 a 46.67 ± 1.88 b Cái VIỆN - Đực CAM 43.58 ± 10.02 b 48.10 ± 1.44 b Cái TTâm - Đực CAM 44.59 ± 8.48 b 31.14 ± 2.37 c Cái TTâm - Đực VIỆN 40.01 ± 13.2 ab 63.37 ± 1.25 a Cái VIỆN - Đực TTâm 36.82 ± 12.37 a 41.67 ± 1.80 b Mức ý nghĩa ** ** CV (%) 26.59 4.58 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ cái theo sau khác nhau sự khác biệt có ý nghĩa thống kê** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1 %. Qua kết quả cho thấy trong 4 tổ hợp có tăng trưởng cao là: cái Viện - đực Viện, cái Viện - đực Campuchia, cái Trung Tâm - đực Campuchia, cái Trung tâm - đực Viện. Chỉ có 2 tổ hợp có tỉ lệ sống cao là cái Viện - đực Viện, cái Trung Tâm - đực Viện. Như vậy trong giai đoạn này 2 tổ hợp có ưu thế vượt trội là: cái Viện - đực Viện và cái Trung Tâm - đực Viện. 3.2.3 Tăng trưởng cá trong 7 tổ hợp ở giai đoạn nuôi trong ao Bảng 3.8 So sánh tốc độ tăng trưởng trong ao của 7 tổ hợp (n = 630) Nghiệm thức Khối lượng cá (g) Chiều dài (cm) Chiều cao(cm) Cái CAM - Đực TTâm 129.73 ± 38.61a 24. 03 ± 1.95a 5. 49 ± 0.67b Cái VIỆN - Đực VIỆN 137.73 ± 44.60a 24. 57 ± 2.25a 5. 33 ± 0.63a Cái CAM - Đực VIỆN 161. 99 ± 53.83b 24. 88 ± 2.27a 5. 63 ± 0.80b Cái VIỆN - Đực CAM 161.13 ± 43.27b 25. 91 ± 1.82b 5. 65 ± 0.67b Cái TTâm - Đực CAM 130. 22 ± 31.01a 24. 58 ± 1.69a 5. 10 ± 0.65a Cái TTâm - Đực VIỆN 154. 39 ± 44.51b 25. 90 ± 2.14b 5. 36 ± 0.70a Cái VIỆN - Đực TTâm 125.79 ± 31.17a 23. 39 ± 1.96a 5. 35 ± 0.55a Mức ý nghĩa ** ** ** CV (%) 28. 96 8. 15 12.25 Kết quả phân tích thống kê ở giai đoạn III cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khối lượng, chiều dài và chiều cao thân của cá ở các tổ hợp. hai tổ hợp cái Viện - đực Campuchia và cái Trung tâm - đực Viện thể hiện ưu điểm vượt trội ở cả ba khối lượng, chiều dài và chiều cao thân. 3.2.4 Đánh giá các thông số kỹ thuật ở 7 tổ hợp trong thí nghiệm Bảng 3.9 Tổng hợp đánh giá các tổ hợp qua 11 thông số kỹ thuật qua 3 giai đoạn Qua kết quả tổng hợp đánh giá 7 tổ hợp ở 11 thông số kỹ thuật qua 3 giai đoạn cho thấy: (a) Ưu thế về tính trội của con đực có nguồn gốc tự nhiên thể hiện ở tổ hợp có vị trí thứ nhất: Cái Viện - đực Campuchia. (b) Ưu thế lai xa khi kết hợp giửa 2 quần đàn được chọn giống của hai đơn vị (Viện II và Trung Tâm); thể hiện qua tổ hợp có các chỉ tiêu đánh giá ở vị trí thứ 2 trong 7 tổ hợp là:cái Trung Tâm – đực Viện. (c) Cá cái có nguồn gốc tự nhiên có kết quả so sánh thấp ở nội dung hệ số thành thục và thời giam tham gia sinh sản ngắn. 3.3 Các yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm nằm trong giới hạn cho cá nuôi phát triển.Nhiệt độ dao động từ 27 – 30 o C , pH từ 7 -8 , oxy hoà tan 3- 4 mg/lít, amonia 0,2 – 0,5 mg/l 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1. Kết luận - Các yếu tố môi trường nhiệt độ, pH, oxy hoà tan, hàm lượng ammonia trong thí nghiệm nằm trong giới hạn cho cá nuôi phát triển - Hệ số thành thục; có sự khác biệt giửa 3 quần đàn cá tra bố mẹ trong thí nghiệm quần đàn cá có nguồn gốc hoang dã có hệ số thành thục thấp và thời vụ tham gia sinh sản ngắn hơn hai quần đàn cá đã được gia hóa. - Thời gian hiệu ứng thuốc kích dục tố không có sự khác biệt dao động ở mức 8 ± 1giờ. - Số lượng trứng trong 1g trứng của 3 quần đàn không có sự khác biệt - - Ở tỉ lệ thụ tinh; chỉ có một nghiệm thức cái Campuchia – Đực Trung tâm là khác biệt có ý nghĩa và thấp hơn so với 6 nghiệm thức còn lại; nhưng cũng khá cao (91,07 %) [...]...- Tỉ lệ nở có sự khác biệt giửa các nghiệm thức.Hai tổ hợp cái Campuchia - đực Trung Tâm và cái Trung Tâm – đực Campuchia ở thấp so với các nghiệm thức còn lại -Trong 7 tổ hợp có 3 tổ hợp có điểm đánh giá tổng hợp cao là cái Viện – đực Campuchia, cái Trung Tâm – đực Viện và cái Viện – đực Viện 4.2 Đề xuất -Trong 3 tổ hợp được đánh giá tốt: + Không chọn tổ hợp cái Viện – đực Viện để làm đàn cá hậu... cá cơ sở sản xuất nên theo công thức lai chéo: Nhóm cá 1 gồm: Cái tổ hợp A phối với đực tổ hợp B Nhóm cá 2 gồm: Cái tổ hợp B phối với đực tổ hợp A TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Thủy Sản, 2001 Tiêu chuẩn ngành thủy sản.28 TCN 167:2001 Cá nước ngọt – Cá bố mẹ các loài Tai Tượng, Tra và Basa – Yêu cầu kỹ thuật Bộ Thủy Sản, 2004 Tiêu chuẩn ngành thủy sản.28 TCN 211: 2004 Qui trình kỹ thuật sản xuất giống cá Tra. .. đình ở cá của Viện II thì tính biến dị trong di truyền ở thế hệ F2 sau này sẽ giãm và khả năng đồng huyết ở thế hệ sau sẽ cao + Chỉ chọn 2 tổ hợp cái Viện – đực Campuchia (Tổ hợp A), cái Trung Tâm – đực Viện (Tổ hợp B) làm nền cho sản xuất giống, cung cấp cá bố mẹ hậu bị cho các cơ sở sản xuất giống Hai tổ hợp này được nuôi riêng hoặc nuôi chung nhưng có gắn chíp điện tử ghi dấu Khi cung cấp giống cá bố... số loài cá nuôi (cá trê, cá tra, cá sặc rằn, cá thát lác, cá tai tượng, cá rô phi toàn đực) TP Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp Trung tâm Giống Thủy sản An Giang, 2010 GAP Qui trinh sản xuất cá tra bột theo tiêu chuẩn Global G.A.P, mã số tài liệu; 10/GAP.CB.TTG, ngày ban hành: 01/2010, lần hiệu chỉnh: 1 Trung tâm Giống Thủy sản An Giang, 2010 GAP Qui trinh ương giống cá tra theo tiêu chuẩn Global G.A.P,... 12/GAP.CG.TTG, ngày ban hành: 01/2010, lần hiệu chỉnh: 1 Vương Học Vinh, 2007, Khảo sát một số đặc điểm hình thái sinh sản sinh trưởng cá tra bạch tạng và cá lai giữa cá bạch tạng với cá bình thường (Pansius hypophthalmus) , Luận văn thạc sĩ khoa học ngành nuôi trồng Thủy sản Đại học Cần Thơ Pravdin.I.P., 1963 Hướng dẫn nghiên cứu cá ( người dich Phạm Thị Minh Giang) NXB Khoa học kỹ thật Hà Nội, 1972 ABSTRACT Research... the F1 generation from 3 Tra catfish populations (Pangasianodon hypophthalmus) ” are undertaken on 3 populations of Tra catfish brood, including: one of Research Institute For Aquaculture No.2, one from nature imported of Cambodia and one of An Giang Centre of Aquaculture Breed, with objects: comparing some reproductively biological norms of 3 populations and determining the best combinations of the F1. .. in composite tanks, nets and 3 replications at nursing in pond The result shows that the maturation rate of catfish populations that originated from nature is low and the season when catfish is in reproduction is short in comparison with these of other populations The effective time of gonadotrophic is not different within 3 populations and fluctuates at level of 8 ± 1 hour The egg quantities in 1 gram... of Aquaculture Breed The females from nature reproduce worse than two of other populations The benefits of outcrossing show in the F1 generation as combining catfish of Research Institute For Aquaculture No.2 and one of Centre of Aquaculture Breed Keywords: populations, F1 generation, outcrossing . Giang TÓM TẮT Nghiên cứu So sánh tỷ lệ sống, tăng trưởng thế hệ F1 tổ hợp từ ba quần đàn cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ” được thực hiện ở 3 quần đàn cá tra bố mẹ gồm: cá của Viện nghiên cứu. huyết) thông qua Dự án Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt, nghiên cứu: So sánh tỉ lệ sống, tăng trưởng thế hệ F1 tổ hợp từ ba quần đàn cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những. SO SÁNH TỶ LỆ SỐNG TĂNG TRƯỞNG THẾ HỆ F1 TỔ HỢP TỪ BA QUẦN ĐÀN CÁ TRA Pangasianodon hypophthalmus Vương Học Vinh 1 , Đặng Thế Lực 1 , Trần Thị Kim Tuyến 1 ,

Ngày đăng: 06/09/2015, 17:53

Mục lục

    2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan